Xuất phát từ những lý do chủ yếu nêu trên, là cán bộ quản lýCBQL nhà trường, chúng tôi rất trăn trở trước thực trạng tổ chức HĐGDNGLL hiện nay ở các trường THPT trong tỉnh, đã thúc đẩy t
Trang 1MỤC LỤC
TrangTrang phụ bìa
CHƯƠNG 2: Thực trạng công tác quản lý các HĐGDNGLL của Hiệu
trưởng các trường THPT tỉnh Bình Định 28
2.1. Tổng quan về tình hình phát triển KT - XH và GD - ĐT tỉnh Bình Định 282.2. Thực trạng về giáo dục THPT có liên quan đến HĐGDNGLL tỉnh Bình
2.5 Nhận xét đánh giá chung thực trạng công tác quản lý HĐGDNGLL của
Trang 2CNH - HĐH : Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
HĐGDNGLL : Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Trang 3DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ, BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN VĂN
Bảng 2.9 Nhận thức của CBQL về các loại hình thực hiện HĐGDNGLL 36 Bảng 2.10 Nhận thức của GV đánh giá về các hình thức HĐGDNGLL 36 Bảng 2.11 Nhận thức của CBQL về tác dụng của HĐGDNGLL đến việc hình thành
Hình 1.1 Sơ đồ mối quan hệ giữa 2 hoạt động GD trong quá trình sư phạm 21
Hình 1.3 Sơ đồ phân chia hoạt động theo chủ đề, chủ điểm năm học 25 Hình 3.3 Biểu đồ tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề
xuất
69
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
1.1 Giáo dục (GD) phổ thông giữ một vai trò quan trọng trong việc tạo dựng
mặt bằng dân trí, đáp ứng yêu cầu phát triển chất lượng nguồn nhân lực và kinh tế
-xã hội (KT - XH) của một quốc gia Trong thời đại ngày nay, với tốc độ phát triển
Trang 4như vũ bão của khoa học kỹ thuật và công nghệ, việc nhanh chóng hòa nhập vàocộng đồng khu vực và thế giới, đòi hỏi GD phổ thông phải có những bước tiến mớimạnh mẽ, giúp học sinh(HS) phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm
mỹ và các kỹ năng cơ bản, hình thành nhân cách toàn vẹn con người Việt Nam xãhội chủ nghĩa, chuẩn bị cho các em tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao độngsáng tạo, tham gia xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước
Điều 2 Luật Giáo dục (sửa đổi) được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 đã ghi rõ: “Mục tiêu giáo dục
là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp,…; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (2001- 2010) của nước ta, nêu rõ; “ Bồi
dưỡng thế hệ trẻ tinh thần yêu nước,…, lòng nhân ái, ý thức tôn trọng pháp luật, tinh thần hiếu học, chí tiến thủ lập nghiệp, không cam chịu nghèo hèn Đào tạo lớp người lao động có kiến thức cơ bản, làm chủ kỹ năng nghề nghiệp, quan tâm hiệu quả thiết thực, nhạy cảm với cái mới, ý thức vươn lên về khoa học và công nghệ.”
Đó là những giá trị đạo đức cơ bản và năng lực nghề nghiệp cần có ở conngười lao động của thời kỳ Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá(CNH - HĐH) đất nướcnhững thập niên đầu thế kỷ XXI Những giá trị đạo đức và năng lực nghề nghiệp củangười lao động, rõ ràng được hình thành cơ bản không chỉ bằng giờ học trên lớp màphải được rèn luyện, củng cố và phát triển thông qua các hoạt động GD phong phú,
đa dạng, đặc biệt hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở nhà trường phổ thông
đóng vai trò quan trọng
1.2 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL) là một khâu, một bộ
phận của toàn bộ quá trình GD, nhằm phát triển toàn diện và hài hòa nhân cách HStrường trung học phổ thông (THPT) Hoạt động này sẽ góp phần củng cố, mở rộng trithức, rèn luyện kỹ năng sống, phát triển xúc cảm, tình cảm đạo đức của HS bằng sựgián tiếp trong tập thể, giữa các tập thể và với xã hội Từ đó hình thành ở HS kỹ năng
tự quản và tự tổ chức hoạt động; đặc biệt hình thành ở các em tính năng động sáng
tạo và tích cực Mặt khác, xét về phương diện tâm lý thì: “Trong mọi con người tồn
Trang 5tại hai bản năng rất mạnh và chúng có thể được sử dụng trong lĩnh vực giáo dục Bản năng thứ nhất là con người cần một cuộc sống cộng đồng Bản năng thứ hai là con người thích được vui chơi thoải mái”.[17,tr 36] Chính HĐGDNGLL là một
phương thức GD phù hợp với cả hai bản năng trên, đồng thời đáp ứng được nhu cầuhoạt động lành mạnh của tuổi trẻ
HĐGDNGLL với nội dung, hình thức đa dạng và phong phú sẽ là phương
thức để thực hiện nguyên lý GD của Đảng: “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp
với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội ”, góp phần hướng nghiệp và
phân luồng HS trung học
1.3 Bình Định là một tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, giàu truyền thống văn
hóa cách mạng và hiếu học, nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm miềnTrung - Tây nguyên, nơi có cầu vượt đầm Thị Nại và Khu Kinh tế Nhơn Hội đangkhởi động vươn ra biển lớn Hiện tại, mật độ dân số khá cao, kinh tế, văn hóa, xã hộiphát triển chưa mạnh và đồng bộ, các tệ nạn xã hội có nguy cơ tìm ẩn và bùng phát.Riêng ngành GD từng bước phát triển nhưng cũng gặp nhiều khó khăn Xuất phát từnhiều tác động, nguyên nhân khác nhau về kinh tế, chính trị, về cơ sở vậtchất(CSVC), về phương tiện dạy học, về nhận thức mà phần nhiều trường phổthông, đặc biệt là xem nhẹ công tác GD toàn diện, trong đó có HĐGDNGLL, Mặtkhác, do các điều kiện còn hạn chế nên các trường THPT hiện nay chủ yếu vẫn chỉcung cấp tri thức để hình thành nhận thức, chưa coi trọng đúng mức và chưa có đủđiều kiện rèn luyện kỹ năng, hành vi, trau dồi những xúc cảm, tình cảm, niềm tin,
phẩm chất đạo đức, thẩm mỹ Giáo sư - Viện sĩ Phạm Minh Hạc đánh giá: “Ngành
giáo dục Việt Nam có phần lệch về dạy chữ, ít dạy nghề, không chú trọng dạy người.
Mà dạy người mới thật cơ bản cho tương lai dân tộc’’.[19,tr 3] Chính vì không coi
trọng " dạy người’’ nên một bộ phận không nhỏ HS, thanh thiếu niên hiện nay thờ ơ
với thời cuộc, chạy theo bằng cấp, không ít HS đang giảm sút về ý chí, đạo đức, nhâncách làm người; bị lôi cuốn vào lối sống vật chất thực dụng, ích kỷ và các tệ nạn xãhội, đặc biệt là tệ nạn đua xe, mại dâm, ma túy
Trong thời gian gần đây, nhiều trường THPT tỉnh Bình Định, tiếtHĐGDNGLL đã được đưa vào chương trình chính khóa theo chương trình đổi mới
Trang 6của bậc học phổ thông Cùng với những tri thức từ các bộ môn khoa học khác,HĐGDNGLL không chỉ giúp HS có thêm kỹ năng sống mà còn tạo điều kiện các emhoàn thiện nhân cách con người mới Song, những tiến bộ đó cũng chỉ là bộ phận,thiếu tính hệ thống và chưa khai thác hết tiềm năng của cán bộ quản lý(CBQL), GV,
HS và các lực lượng GD khác, nhất là tiềm năng trong HS Do đó, với vai trò vừa làđối tượng vừa là chủ thể hoạt động của HS nhiều khi bị mờ nhạt ; nội dung hoạt động
ít thay đổi, hình thức hoạt động thiếu đa dạng, dễ gây sự nhàm chán trong hoạt độngcủa HS, không hấp dẫn thu hút được sự tham gia của đông đảo HS, không tạo đượcsân chơi lành mạnh, sinh động, dẫn đến hiệu quả GD thấp
Xuất phát từ những lý do chủ yếu nêu trên, là cán bộ quản lý(CBQL) nhà
trường, chúng tôi rất trăn trở trước thực trạng tổ chức HĐGDNGLL hiện nay ở các
trường THPT trong tỉnh, đã thúc đẩy tôi chọn và nghiên cứu đề tài : « Các biện pháp
quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Hiệu trưởng các trường Trung học Phổ thông tỉnh Bình Định »
2 Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở, phân tích, đánh giá đúng thực trạng quản lý HĐGDNGLL củaHiệu trưởng(HT) các trường THPT tỉnh Bình Định, đối chiếu với lý luận QLGD, kếthợp với đặc điểm kinh tế - xã hội(KT - XH) ở từng khu vực của nhà trường Đềxuất các biện pháp quản lý HĐGDNGLL phù hợp, khả thi, góp phần làm tốt hơn cácHĐGDNGLL ở trường THPT
3 Khách thể, đối tượng nghiên cứu:
3.1 Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý của HT trường THPT tỉnh
Bình Định
3.2 Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý các HĐGDNGLL của HT các
trường THPT tỉnh Bình Định
4 Giả thuyết khoa học:
HĐGDNGLL các trường THPT trên địa bàn tỉnh Bình Định chưa thực sựđược chú trọng và hiệu quả còn thấp; việc quản lý của HT vẫn còn nhiều hạn chế, bất
Trang 7cập do đó, nếu phân tích, đánh giá đúng thực trạng HĐGDNGLL và công tác quản
lý của HT các trường THPT tỉnh Bình Định, thì sẽ xác lập được một hệ thống cácbiện pháp quản lý phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi bền vững, có thể nâng caohiệu quả HĐGDNGLL, góp phần thúc đẩy chất lượng dạy học - GD ở trường THPT
5 Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt mục đích trên, đề tài tập trung thực hiện các
nhiệm vụ sau:
5.1 Nghiên cứu lý luận về quản lý HĐGDNGLL ở trường THPT.
5.2 Khảo sát, phân tích và đánh giá đúng thực trạng quản lý HĐGDNGLL của HT các trường THPT tỉnh Bình Định.
5.3 Đề xuất các biện pháp quản lý HĐGDNGLL của HT các trường THPT tỉnh Bình Định trong giai đoạn hiện nay; khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi hiệu quả của các biện pháp đó.
6 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu:
6.1 Quan điểm nghiên cứu: Đề tài được tổ chức nghiên cứu dựa trên những
quan điểm sau:
6.1.1 Quan điểm tiếp cận hệ thống:
Quản lý nhà trường là quản lý một “Tiểu hệ thống xã hội”, trong đó quản lýHĐGDNGLL về thực chất là quản lý quá trình lao động sư phạm của giáo viên(GV)
Vì vậy, các biện pháp quản lý HĐGDNGLL phải được xem xét trong một hệ thốngnhững tác động quản lý của HT đến các lĩnh vực quản lý khác, nhằm đạt được mụctiêu quản lý đề ra
6.1.2 Quan điểm tiếp cận lịch sử:
Việc nghiên cứu thực trạng quản lý HĐGDNGLL của HT các trường THPTtrong những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, ở những thời điểm cụ thể Mặt khác, việcnghiên cứu phải tính đến những đòi hỏi khách quan của sự phát triển KT - XH, khoahọc công nghệ đối với quản lý HĐGDNGLL, nhằm phát triển hài hòa và toàn diệnnhân cách của người học
6.1.3 Quan điểm tiếp cận toàn diện:
Trang 8Đòi hỏi phải nghiên cứu một cách toàn diện việc quản lý HĐGDNGLL ở cáctrường THPT, bao gồm các vấn đề như: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, xây dựngđội ngũ, xây dựng các điều kiện vật chất, tài chính, phối hợp các lực lượng xã hội,kiểm tra đánh giá đồng thời để đánh giá khách quan và toàn diện thực trạng quản
lý, việc nghiên cứu được thực hiện chủ yếu trên ba đối tượng: CBQL, GV và HS
6.2 Phương pháp nghiên cứu:
6.2.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
Gồm phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, so sánh, phân loại cáctài liệu khoa học và các văn bản pháp qui của nhà nước, của ngành, của địa phương
có liên quan Nhằm tìm hiểu, xây dựng cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễncho vấn đề nghiên cứu
6.2.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Gồm phương pháp đàm thoại, quan sát, phỏng vấn, trưng cầu ý kiến, tổng kếtkinh nghiệm QLGD, khảo nghiệm
6.2.2.1 Phương pháp đàm thoại: Để tìm hiểu thực trạng
quản lý HĐGDNGLL của HT các trường THPT tỉnh Bình Định, chúng tôi tổ chứctrò chuyện, trao đổi trực tiếp với CBQL, GV và HS ở các trường khảo sát, nhằmtìm hiểu về chất lượng quản lý HĐGDNGLL
6.2.2.2 Phương pháp điều tra bằng hệ thống Ankét:
Chúng tôi tìm hiểu thực trạng quản lý HĐGDNGL thông qua hệ thống các câu hỏi,các phiếu khảo sát xin ý kiến các CBQL, GV và HS, nhằm thu thập ý kiến chủ quancủa các thành viên Từ đó có bức tranh về thực trạng quản lý HĐGDNGLL của HTcác trường THPT tỉnh Bình Định
6.2.2.3 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm QLGD: Là sự
kết hợp giữa lý luận quản lý HĐGDNGLL với thực tiễn, là quá trình đem lý luậnquản lý phân tích những kinh nghiệm thực tiễn về quản lý HĐGDNGLL, nhằm từthực tiễn mà rút ra lý luận đúng cho vấn đề nghiên cứu
Trang 96.2.3 Nhóm phương pháp bổ trợ khác:
6.2.3.1 Phương pháp thống kê toán học trong khoa học GD:
Nhằm xử lý kết quả nghiên cứu, xác định các thông số cần thiết như xác xuất, tỷ lệ
%, giá trị trung bình, bài toán ước lượng, kiểm định…
6.2.3.2 Phương pháp khảo nghiệm: Nhằm xem xét tính đúng
đắn, cần thiết và khả thi hiệu quả của những biện pháp đề xuất về quản lýHĐGDNGLL trong thực tiễn
7 Phạm vi nghiên cứu:
- Đề tài nghiên cứu thực trạng chung quản lý HĐGDNGLL của HT 9 trường
THPT đại diện cho mặt bằng địa bàn tỉnh gồm: 5 trường THPT Huyện đồng bằng
Phù Cát ( THPT số 1, số 2, số 3 Phù Cát, THPT Bán công Nguyễn Hữu Quang và
Ngô Mây ); 2 trường THPT Quốc lập và Bán công đại diện cho huyện miền núi; 2 trường trường THPT Quốc lập và Bán công ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Sau đó, tập trung nghiên cứu sâu hơn một số thực trạng quản lý HĐGDNGLL và
khảo nghiệm ở 24 trường THPT đại diện trên địa bàn toàn tỉnh trong những năm gần đây, đặc biệt là năm học 2006 - 2007 và 2007 - 2008 khi có chủ trương thay sách lớp
10, 11 phân ban đại trà
- Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu những HĐGDNGLL trong phạm vi khuôn
khổ của nhà trường.
8 Cấu trúc luận văn:
Đề tài gồm có phần mở đầu, nội dung, kết luận và các phụ lục Nội dung đề tàiđược kết cấu làm 3 chương:
+ Chương 1: Cơ sở lý luận về HĐGDNGLL của HT các trường THPT
Trang 10CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
NGOÀI GIỜ LÊN LỚP.
1.1 Tổng quan
1.1.1 Ở nước ngoài.
Trong quá trình phát triển của khoa học GD, hoạt động dạy- học được nghiêncứu một cách có hệ thống từ thời J.A.Cômenxki(1592-1670) tới nay; nhưngHĐGDNGLL dường như chưa được sự quan tâm của các nhà khoa học Tuy nhiên,trong lịch sử cũng có những nghiên cứu đề cập tới vấn đề này Rabơle (1494-1553 )
là một trong những đại biểu xuất sắc của chủ nghĩa nhân đạo Pháp và tư tưởng GD
thời kỳ văn hóa Phục hưng Ông đòi hỏi việc GD phải bao hàm các nội dung: “Trí
dục, đạo đức, thể chất và thẩm mỹ và đã có sáng kiến tổ chức các hình thức giáo dục như ngoài việc học ở lớp và ở nhà, còn có các buổi tham quan các xưởng thợ, các cữa hàng, tiếp xúc với các nhà văn, các nghệ sĩ, đặc biệt là mỗi tháng một lần thầy
và trò về sống ở nông thôn một ngày”.[26,tr 39-40]
Đến thế kỷ XX, A.S Macarenkô(1888-1939) - nhà sư phạm nổi tiếng của Ngavào thập niên 20, 30 đã nói về tầm quan trọng của công tác giáo dục ngoài giờ lênlớp:
Tôi kiên trì nói rằng các vấn đề giáo dục, phương pháp giáo dục không thểhạn chế trong các vấn đề giảng dạy, lại càng không thể để cho quá trình giáodục chỉ thực hiện trên lớp học, mà đáng ra phải trên mỗi mét vuông của đấtnước chúng ta Nghĩa là trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không được quanniệm rằng công tác giáo dục chỉ được tiến hành trên lớp Công tác giáo dụcchỉ đạo toàn bộ cuộc sống của trẻ [1,tr 63]
Trong thực tiễn công tác của mình, A.S Macarenkô đã tổ chức các hoạt động
ngoại khóa, câu lạc bộ HS ở trại M Gorki và công xã F.E Dzerjinski như : “ Tổ
đồng ca, tổ văn học Nga, tổ khiêu vũ, xưởng tự do, tổ thử nghiệm khoa học tự nhiên,
tổ vật lý - hoá học, thể thao Việc phân phối các em vào các tổ ngoại khóa, câu lạc
bộ được tổ chức trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện, các em có thể xin ra khỏi tổ bất cứ lúc nào, nhưng các tổ phải có kỷ luật trong quá trình hoạt động” [2,tr 173-174]
Trang 11Vào những năm 60 - 70, đất nước Liên Xô (cũ) đang trên con đường xây dựngChủ nghĩa xã hội, việc GD con người phát triển toàn diện được Đảng Cộng sản vàNhà nước Xô viết quan tâm Các nghiên cứu về lý luận GD nói chung vàHĐGDNGLL nói riêng được đẩy mạnh Trong sách “ Giáo dục học” tập 3, tác giảT.A.Ilina đã đề cập tới khái niệm, nội dung và các hình thức cơ bản củaHĐGDNGLL Quyển “Tổ chức và lãnh đạo công tác giáo dục ở trường phổ thông”,tác giả I.X Marienco đã trình bày sự thống nhất của công tác GD trong và ngoài giờhọc, nội dung và các hình thức tổ chức HĐGDNGLL, vị trí của người HT trong việclãnh đạo hoạt động GD và các tổ chức Đội thiếu niên và Đoàn thanh niên
Đặc biệt, trong cuốn sách “Effective Eduacational Management” (Quản lýgiáo dục có hiệu quả), tác giả Van Der Westhtuizen đã nêu một số vấn đề: khái niệm,mục đích, phân loại các hoạt động của HS làm 7 lĩnh vực, các nhiệm vụ quản lý hoạtđộng của HS, vai trò của GV và những người lớn khác trong việc tổ chức hoạt độngcủa HS
1.1.2 Ở Việt Nam
1.1.2.1 Nghiên cứu về HĐGDNGLL đã thu hút sự quan tâm của
các nhà nghiên cứu, của các nhà giáo trong cả nước bắt đầu từ những năm 80 của củathế kỷ XX đến nay Song, từ năm 1979 trở về trước đã có một số tài liệu đề cập đến
Ở giai đoạn này mô tả tên gọi và nội dung khái niệm “hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp” chưa được định hình, nhưng nội hàm cơ bản của khái niệm đã được đề cập
trong “ Thư gửi học sinh” nhân ngày khai trường tháng 9/1945 của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, Người viết : “ Nhưng các em cũng nên, ngoài giờ học ở trường, tham gia
vào các Hội cứu quốc để tập luyện thêm cho quen với đời sống chiến sĩ và để giúp
đỡ một vài việc nhẹ nhàng trong cuộc phòng thủ đất nước” Trong “ Thư gửi Hội
nghị các cán bộ phụ trách nhi đồng toàn quốc” Hồ Chủ tịch nhắc tới một khía cạnh
khác của nội hàm khái niệm khi Người viết: “ Trong lúc học, cũng cần làm cho
chúng vui, trong lúc vui cũng cần làm cho chúng học Ở trong nhà, trong trường, trong xã hội chúng đều vui học” [22, tr 101]
* Vấn đề này được đề cập tại điều 7, Điều lệ nhà trường phổ thông tháng6/1976, bao hàm các nội dung chính như sau:
Trang 12- Việc giảng dạy và giáo dục được tiến hành thông qua các hoạt động giảngdạy trên lớp, lao động sản xuất và hoạt động tập thể….
- Hoạt động tập thể của học sinh do nhà trường phối hợp với Đoàn thanh niênLao động Hồ Chí Minh và Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh tổ chức, bao gồmcác hoạt động văn hóa, chính trị, xã hội của Đoàn và Đội và các hoạt động ngoạikhóa về khoa học, kỹ thuật, văn nghệ, thể dục thể thao của nhà trường và của địaphương
Hoạt động tập thể góp phần GD ý thức chính trị, khả năng công tác độc lậpcủa HS, góp phần củng cố, mở rộng kiến thức và phát triển mọi năng khiếu của họtheo chương trình và kế hoạch thống nhất
Như vậy, hoạt động tập thể được xác định là một trong những hoạt động GD
cơ bản thực hiện trong trường phổ thông, nhằm hình thành và phát triển toàn diệnnhân cách thế hệ trẻ
* Điều lệ trường phổ thông tháng 4/1979, nội dung điều 10 được khái quát:
- Công tác giáo dục ở trường……, được thực hiện thông qua các hoạt độnggiáo dục: học tập văn hóa, lao động sản xuất, thực nghiệm khoa học và các hoạt động
xã hội;
- Các hoạt động xã hội do nhà trường tổ chức cho học sinh tham gia với mức
độ thích hợp, là nhằm củng cố những tri thức đã học được, bồi dưỡng tình cảm đốivới nhân dân lao động, xây dựng thái độ tích cực tham gia công tác xã hội,… Ngoàicác hoạt động giáo dục trên đây, cần tổ chức thêm những hoạt động ngoại khóa khácnhư thể dục thể thao, văn nghệ để công tác giáo dục được thêm phong phú
Như vậy so với điều lệ năm 1976, thì điều lệ năm 1979 có nội dung thiên về
GD tình cảm, tư tưởng chính trị đạo đức cách mạng và ý thức tinh thần làm chủ tậpthể, có phần xem nhẹ các hoạt động ngoại khóa
1.1.2.2 Từ cuộc cải cách GD lần thứ 3 tới nay, vấn đề
HĐGDNGLL được đề cập, nghiên cứu cụ thể hơn:
Nghị quyết số 14 - NQ/TW ngày 11/ 01/ 1979 của Bộ Chính trị Ban chấp
hành TW Đảng(Khóa IV) về cải cách GD đã khẳng định: “Nội dung giáo dục ở
trường phổ thông trung học mang tính chất toàn diện…, nhưng có chú ý hơn đến
Trang 13việc phát huy sở trường và năng khiếu cá nhân , cần coi trọng giáo dục thẩm mỹ, giáo dục và rèn luyện thể chất, hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao và rèn luyện quân sự” [11, tr 4-5]
Điều 26, trong Điều lệ trường Trung học Cơ sở(THCS), trường THPT vàtrường phổ thông có nhiều cấp học, ban hành theo Quyết định số 07/2007/QĐ-
BGDĐT, ra ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, xác định: “ Nhà
trường phối hợp với các tổ chức, cá nhân tham gia giáo dục ngoài nhà trường thực hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp …., phù hợp với đặc điểm sinh lý lứa tuổi học sinh” [8, tr 15].
Để đáp ứng yêu cầu cải cách GD, đã có nhiều công trình nghiên cứu làm rõ
khái niệm “hoạt động ngoài giờ lên lớp” và xác định các hình thức tổ chức có chất
lượng HĐGDNGLL trong nhà trường Cụ thể chia theo hai hướng chính sau:
* Hướng thứ nhất: Các nghiên cứu cơ bản, mang tính lý luận nhằm xác định
nội hàm của khái niệm “hoạt động GDNGLL”, xác định mục tiêu, vị trí, vai trò,nhiệm vụ, nội dung, hình thức của HĐGDNGLL Đã có các công trình nghiên cứusau:
- Từ năm 1979, Viện khoa học GD thực hiện đề tài dài hạn nghiên cứu về
“Các hoạt động ngoài giờ học lên lớp và sự hình thành nhân cách của học sinh” doTrung tâm nghiên cứu GD đạo đức chủ trì Đề tài đã được triển khai thực nghiệm từnăm học 1979 - 1980 tại một số trường cấp 1, cấp 2, cấp 3 ở Hà Nội, sau đó kết quảthực nghiệm được thể hiện ở một loạt bài trên tạp chí Nghiên cứu GD và tạp chíThông tin khoa học GD của một số nhà nghiên cứu như: Đặng Thúy Anh, PhạmHoàng Gia, Lê Trung Tấn, Phạm Lăng
- Một số nghiên cứu thực nghiệm cải tiến nội dung, đổi mới phương pháp tổchức nhằm nâng cao chất lượng HĐGDNGLL do nhóm cán bộ nghiên cứu của ViệnKhoa học GD thực hiện như: Đặng Thúy Anh, Nguyễn Dục Quang, Nguyễn Thị Kỷ,Nguyễn Thanh Bình
- Một số nghiên cứu lý luận nhằm xây dựng cơ sở lý luận về HĐGDNGLL,của một số tác giả như: Nguyễn Lê Đắc, Hoàng Mạnh Phú, Lê Trung Tấn, NguyễnDục quang, Hà Nhật Thăng
Trang 14- Một số sách, tài liệu viết về HĐGDNGLL trong thời gian gần đây của một
số tác giả như: Đặng Vũ Hoạt, Hà Nhật Thăng, Nguyễn Hữu Hợp, Nguyễn DụcQuang, Nguyễn Đăng Thìn, Lê Thanh Sử, Nguyễn Thị Kỷ, Phùng Đình Mẫn, DươngBạch Dương
* Hướng thứ hai: Một số bài viết về kinh nghiệm thực tiễn của các trường
phổ thông trong tổ chức sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoại khóa, HĐGDNGLL màtác giả là GV, CBQL trường phổ thông như: Trần Thị Minh Hiền, GV THPT ChuVăn An - Hà Nội; Trần Văn Thế, Phó HT trường THPT Giao Thủy - Nam Định;Nguyễn Hoài Nam, trường Phổ thông vùng cao Việt Bắc
Qua hệ thống nghiên cứu nói trên, cho thấy các tác giả đi sâu vào nghiên
cứu cơ bản về HĐGDNGLL ở trường phổ thông, nghiên cứu thực nghiệm, tổng kếtkinh nghiệm thực tiễn nhằm xây dựng qui trình tổ chức và đổi mới nội dung phương
pháp HĐGDNGLL Còn các nghiên cứu về quản lý HĐGDNGLL nói chung ở
trường phổ thông và quản lý HĐGDNGLL ở trường THPT nói riêng hầu như ít đượcthực hiện nghiên cứu Qua tìm hiểu chưa có công trình, đề tài nào nghiên cứu chuyênsâu về quản lý và các biện pháp quản lý HĐGDNGLL của HT các trường THPT.Chính vì vậy, trong điều kiện công tác của bản thân, tôi thấy cần có sự nghiên cứu cơbản về thực trạng quản lý HĐGDNGLL ở các trường THPT tỉnh Bình Định Từ đó
đề xuất một số biện pháp quản lý HĐGDNGLL của người HT trường THPT, đápứng yêu cầu đổi mới chương trình GD phổ thông trong giai đoạn hiện nay
1.2 Cơ sở lý luận về quản lý, QLGD và quản lý nhà trường.
1.2.1 Khái niệm về quản lý:
Quản lý là một chức năng lao động xã hội bắt nguồn từ tính chất xã hội củalao động
Sự cần thiết của quản lý được C Mac viết: “Tất cả mọi lao động trực tiếp hay
lao động chung nào tiến hành trên qui mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hoà những hoạt động cá nhân… Một người độc tấu vĩ cầm riêng lẻ tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng.”(C Mac và Anghen, Toàn tập, tập 23 trang 34, NXB Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.)
Trang 15Như vậy, C Mac đã chỉ ra bản chất quản lý là một hoạt động lao động để điềukhiển lao động, một hoạt động tất yếu quan trọng trong quá trình phát triển của xãhội loài người Quản lý trở thành một hoạt động phổ biến, mọi nơi, mọi lúc, mọi lĩnhvực, mọi cấp độ và có liên quan đến mọi người.
Đó là một loại hoạt động bắt nguồn từ tính chất cộng đồng, dựa trên sự phâncông và hợp tác để làm một công việc nhằm đạt một mục tiêu chung
Trong quá trình phát triển của lý luận quản lý, có nhiều cách định nghĩa khácnhau về khái niệm quản lý, do các nhà nghiên cứu lý luận cũng như thực hành quản
lý đưa ra
- Frederick Winslow Taylor (1856-1915), người sáng lập thuyết quản lý theo
khoa học đã định nghĩa “Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác
làm, và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất” [12,tr 89] Đó cũng là tư tưởng cơ bản của ông về quản lý.
- Henry Fayol (1841-1925), cha đẻ của thuyết quản lý hành chính, cho rằng:
“Quản lý hành chính là dự đoán và lập kế hoạch, tổ chức điều khiển, phối hợp và
kiểm tra”[12,tr 103] Trong định nghĩa này, ông đã nêu ra 5 chức năng cơ bản của
nhà quản lý
- Harold Koontz, người được coi là cha đẻ của quản lý hiện đại, đã viết:
“Quản lý là một hoạt động thiết yếu; nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực các nhân
nhằm đạt được các mục đích của nhóm Mục tiêu của mọi chủ thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất”[18,tr
29]
Theo các thuyết quản lý hiện đại thì: “Quản lý là quá trình làm việc và thôngqua những người khác để thực hiệc các mục tiêu của tổ chức trong một môi trườngbiến động”[28,tr 8]
- Theo tác giả Đặng Quốc Bảo, “Hoạt động quản lý là hoạt động bao gồm hai
quá trình “quản” và “lý” tích hợp vào nhau; trong đó, “quản” có nghĩa là duy trì và
ổn định hệ, “lý” có nghĩa là đổi mới hệ” [3,tr 2]
Tuy có nhiều cách định nghĩa khác nhau, song có thể hiểu một cách khái quát:Quản lý là một quá trình tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý tới
Trang 16khách thể quản lý trong một tổ chức, nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt đượcmục đích đã đề ra.
1.2.2 Khái niệm về quản lý giáo dục:
Các nhà lý luận về QLGD Liên Xô (cũ) đã đưa ra một số khái niệm QLGD,
như M.M.Mechti Zade đã nêu: “Quản lý giáo dục là tập hợp những biện pháp(tổ
chức, phương pháp, cán bộ, giáo dục, kế hoạch hóa, tài chính, ) nhằm bảo đảm sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống GD, bảo đảm sự tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng cũng như về mặt chất lượng”.[28,tr
34]
- Theo Giáo sư Nguyễn Ngọc Quang, khái niệm QLGD là khái niệm đa cấp(bao hàm cả quản lý hệ GD quốc gia, quản lý các phân hệ của nó đặc biệt là quản lýtrường học):
Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợpqui luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối vànguyên lí giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xãhội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học - giáo dụcthế hệ trẻ, đưa giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất.[28,tr 35]
- Theo Giáo sư Phạm Minh Hạc: “Quản lý giáo dục là tổ chức các hoạt động
dạy học Có tổ chức được các hoạt động dạy học, thực hiện được các tính chất của nhà trường phổ thông Việt Nam xã hội chủ nghĩa, mới quản lý được giáo dục, tức là
cụ thể hóa đường lối giáo dục của Đảng và biến đường lối đó thành hiện thực,…”.
[32,tr 9]
QLGD là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý,nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống GD, đạt tới kết quả mong muốn một cáchhiệu quả nhất
QLGD có tính xã hội cao Bởi vậy, cần tập trung giải quyết tốt các vấn đề: xãhội, kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh quốc phòng phục vụ công tác GD
Trang 17Nhà trường là đối tượng cuối cùng và cơ bản nhất của QLGD Dạy học và GDtrong sự thống nhất là hoạt động trung tâm của nhà trường Mọi hoạt động đa dạng
và phức tạp khác của nhà trường đều hướng vào tiêu điểm này Vì vậy, quản lý nhàtrường thực chất là quản lý quá trình lao động sư phạm của thầy, hoạt động học - tự
GD của trò diễn ra trong quá trình dạy học - GD
1.2.3 Các chức năng QLGD:
1.2.3.1 Kế hoạch hoá: Là một chức năng quản lý, kế hoạch hóa
có nghĩa là xác định mục tiêu, mục đích đối với thành tựu tương lai của tổ chức vàcác con đường, biện pháp, cách thức để đạt được mục tiêu, mục đích GD
1.2.3.2 Tổ chức: Là sự phối hợp các tác động bộ phận lại với
nhau làm cho chúng trở nên tác động thích hợp, mà hiệu quả của tác động này lớnhơn tổng hiệu quả các bộ phận Nhờ tổ chức có hiệu quả, người quản lý có thể phốihợp, điều phối tốt hơn các nguồn vật lực và nhân lực
1.2.3.3 Chỉ đạo: Chỉ đạo là thể hiện tính tích cực của người chỉ
huy trong hoạt động của mình Chỉ đạo thực hiện kế hoạch là có sự theo dõi và giámsát công việc để chỉ huy, ra lệnh cho các bộ phận để hoạt động diễn ra đúng hướng,đúng kế hoạch, tập hợp được các lực lượng GD trong một tổ chức và phối hợp tối ưuvới nhau
1.2.3.4 Kiểm tra, đánh giá: Kiểm tra, đánh giá là một chức
năng cơ bản và quan trọng của quản lý Nhờ có kiểm tra, đánh giá mà người quản lý
có được thông tin chính xác về những thành tựu công việc và uốn nắn, điều chỉnhhoạt động một cách đúng hướng nhằm đạt mục tiêu quản lý GD
1.2.4 Khái niệm về nhà trường và quản lý nhà trường:
1.2.4.1 Khái niệm về nhà trường: Nhà trường là một thiết chế
chuyên biệt của xã hội thực hiện chức năng tái tạo và phát triển xã hội, theo nghĩahình thành và phát triển nhân cách mỗi thành viên của xã hội, hướng tới sự duy trì vàphát triển xã hội Thiết chế chuyên biệt này hoạt động trong tính qui định của xã hội
Trang 181.2.4.2 Khái niệm về quản lý nhà trường: Vấn đề cơ bản của
QLGD là quản lý nhà trường, vì nhà trường là cơ sở GD, nơi tổ chức thực hiện mụctiêu GD
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang:
Quản lý nhà trường là tập hợp những tác động tối ưu của chủ thể quản lýđến tập thể giáo viên, học sinh và cán bộ khác, nhằm tận dụng các nguồn dựtrữ do nhà nước đầu tư, lực lượng xã hội đóng góp và do lao động xây dựngvốn tự có Hướng vào việc đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trường màđiểm hội tụ là quá trình đào tạo thế hệ trẻ Thực hiện có chất lượng mục tiêu
và kế hoạch đào tạo, đưa nhà trường tiến lên trạng thái mơí.[28,tr 43]
Theo tác giả Phạm Viết Vượng : “Quản lý trường học là lao động của các cơ
quan quản lý nhằm tập hợp và tổ chức lao động của giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác, cũng như huy động tối đa các nguồn lực giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường”.[44,tr 205]
Bản chất của hoạt động quản lý trong nhà trường là quản lý hoạt động dạy học
- GD, tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dầntiến tới mục tiêu GD, mục tiêu đào tạo
Tóm lại: Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối GD của Đảng trong phạm
vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lí GD để tiếntới mục tiêu GD, mục tiêu đào tạo đối với ngành GD, với thế hệ trẻ và với từng HS
1.3 Cơ sở lý luận về HĐGDNGLL:
1.3.1 Hoạt động:
“Cuộc sống con người là một chuỗi những hoạt động giao lưu kế tiếp nhau,
đan xen vào nhau Con người muốn sống, muốn tồn tại phải hoạt động.”[42,tr35]
Vậy xét về phương diện Triết học và Tâm lý học, hoạt động là gì?
- Theo Từ điển Triết học: “Hoạt động là một phương thức đặc thù của con
người quan hệ với thế giới, một quá trình qua đó con người tái sản xuất và cải tạo một cách sáng tạo thế giới tự nhiên, do đó làm cho bản thân mình trở thành chủ thể hoạt động và làm cho những hiện tượng của tự nhiên mà con người nắm được trở thành khách thể của hoạt động của mình”.[25,tr 256 ]
Trang 19- Khi hoạt động là đối trượng của tâm lý học, A.N Leonchiev đã định nghĩanhư sau:
Hoạt động là một quá trình thực hiện sự chuyển hoá lẫn nhau giữa hai cựcchủ thể - khách thể Theo nghĩa rộng nó là đơn vị phân tử chứ không phải làđơn vị cộng thành của đời sống chủ thể Đời sống của con người là một quan
hệ thống nhất các hoạt động thay thế nhau Hoạt động, theo nghĩa hẹp hơntức là ở cấp độ tâm lý học, là đơn vị của đời sống mà khâu trung gian làphản ánh tâm lý, có chức năng hướng dẫn chủ thể trong thế giới đối tượng.[23,tr 579]
1.3.2 Hoạt động giáo dục:
Hoạt động GD là quá trình tác động đến các đối tượng GD để hình thành cho
họ những phẩm chất nhân cách
Hoạt động GD là quá trình phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS
và tập thể HS khi tham gia vào hoạt động học tập và GD trong và ngoài nhà trường.Quá trình tổ chức này được đặt trong mối quan hệ thuận lợi hài hòa giữa cá nhân vớimôi trường tự nhiên và xã hội, giữa cá nhân và tập thể, giữa GV và HS với các lựclượng xã hội khác trong mối quan hệ biện chứng giữa quá trình tác động có mục đíchcủa nhà GD với sự hoạt động tự GD của HS
“HS THPT ngày nay có những bước nhảy vọt về chất trong quá trình học tập
và rèn luyện Các em mạnh dạn hơn, suy nghĩ táo bạo hơn, có những nhu cầu mới
hơn, đặc biệt là nhu cầu về hoạt động…” [10,tr 63] Mặc dù hoạt động học tập vẫn là
hoạt động chủ đạo, song nội dung và tính chất hoạt động học tập ở lứa tuổi này khácrất nhiều so với các lứa tuổi trước Nó đòi hỏi ở các em tính năng động và độc lậpcao hơn, tư duy lô gíc nhiều hơn Những yêu cầu đó vừa phải được thể hiện tronghoạt động học tâp, vừa phải cụ thể hoá trong các hoạt động GD của tập thể Đây làmột trong những đặc điểm hoạt động rất rõ nét của HS THPT
Nhân cách của mỗi cá nhân được hình thành trong hoạt động, giao lưu vàthông qua hoạt động, giao lưu GD giữ vai trò chủ đạo đối với sự hình thành nhâncách GD thực hiện bằng nhiều con đường, nhiều phương thức, ngoài con đường dạyhọc trên lớp có thể thông qua các hoạt động GD khác ngoài lớp
Trang 201.3.3 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:
1.3.3.1 Khái niệm HĐGDNGLL: Như đã biết, quá trình GD
và quá trình dạy học là những bộ phận của quá trình sư phạm toàn diện, thống nhất
- Trong quá trình dạy học, ngoài việc truyền thụ cho học sinh những tri thứckhoa học một cách có hệ thống, còn phải luôn mang lại hiệu quả GD, tức là GD nhâncách cho HS thông qua nội dung các môn học và tạo điều kiện cho toàn bộ quá trình
GD đạt được hiệu quả cao
- Trong quá trình GD, ngoài việc hình thành cho HS thái độ đúng đắn, cáchành vi và các thói quen tốt, các kỹ năng hoạt động và ứng xử trong các mối quan hệ
về xã hội, chính trị, đạo đức, pháp luật , còn phải tạo cơ sở để các em có thể bổ sung
và hoàn thiện kiến thức đã học trong quá trình dạy học Vậy HĐGDNGLL là gì?
Có nhiều tác giả đưa ra khái niệm về HĐGDNGLL và nhìn chung các khái
niệm có nhiều điểm tương đồng nhau:
- Theo T.A.Ilina:
Công tác giáo dục học sinh ngoài giờ học thường được coi là công tác giáo
dục ngoại khóa Công tác này, bổ sung và làm sâu thêm công tác giáo dụcnội khóa, trước tiên là phương tiện để phát hiện đầy đủ tài năng và nănglực của trẻ em, làm thức tỉnh hứng thú và thiên hướng của học sinh đối vớimột hoạt động nào đó; đó là một hình thức tổ chức giải trí của học sinh và
là cơ sở để tổ chức việc thực tập về hành vi đạo đức, để xây dựng kinhnghiệm của hành vi này.[33,tr 61-62]
- Tác giả Đặng Vũ Hoạt quan niệm: “Hoạt động GDNGLL là việc tổ chức
giáo dục thông qua hoạt động thực tiễn của học sinh về khoa học-kỹ thuật, lao động công ích, hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo, văn hóa văn nghệ, thẩm mỹ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí , để giúp các em hình thành và phát triển nhân cách.”[20,tr 7]
Từ các định nghĩa trên, có thể thấy rằng: HĐGDNGLL là hoạt động GD
được tổ chức ngoài thời gian học trên lớp Đây là một trong hai hoạt động cơ bản,được thực hiện một cách có tổ chức, có mục đích theo kế hoạch của nhà trường; hoạtđộng tiếp nối và thống nhất hữu cơ với hoạt động học tập trên lớp, nhằm góp phần
Trang 21hình thành và phát triển nhân cách HS theo mục tiêu đào tạo, đáp ứng những yêu cầu
đa dạng của xã hội đối với thế hệ trẻ
HĐGDNGLL do nhà trường tổ chức và quản lý với sự tham gia của các lựclượng xã hội Nó được tiến hành tiếp nối hoặc xen kẽ hoạt động dạy - học trongphạm vi nhà trường hoặc trong cộng đồng Hoạt động này diễn ra trong cả năm học
và cả thời gian nghỉ hè để khép kín quá trình sư phạm, làm cho quá trình này đượcthực hiện ở mọi nơi mọi lúc
1.3.3.2 Mục tiêu, vai trò, vị trí, ý nghĩa của HĐGDNGLL:
* Mục tiêu: HĐGDNGLL ở trường THPT nhằm các mục tiêu sau :
+ Nâng cao hiểu biết về các giá trị truyền thống tốt của dân tộc, biết tiếp thunhững giá trị tốt đẹp của nhân loại và thời đại; củng cố mở rộng kiến thức đã học trênlớp, có ý thức trách nhiệm đối với bản thân và xã hội, có ý thức lựa chọn nghề nghiệptương lai cho bản thân
+ Củng cố vững chắc các kỹ năng cơ bản đã được rèn luyện từ THCS để trên
cơ sở đó tiếp tục phát triển các năng lực chủ yếu như: năng lực tự hoàn thiện, nănglực giao tiếp ứng xử, năng lực thích ứng, năng lực hoạt động chính trị xã hội, nănglực tổ chức quản lý, năng lực hợp tác và cạnh tranh lành mạnh , có lối sống phù hợpvới các giá trị xã hội
+ Bồi dưỡng nhân sinh quan, thế giới quan khoa học để từ đó có thái độ đúngđắn trước những vấn đề của cuộc sống; biết chịu trách nhiệm về hành vi của bản thân
và đấu tranh tích cực với những biểu hiện sai trái của người khác; có hứng thú và nhucầu tham gia các hoạt động chung; tích cực chủ động và linh hoạt trong các họatđộng tập thể; biết cảm thụ và đánh giá cái đẹp trong cuộc sống
* Vai trò, vị trí, ý nghĩa của HĐGDNGLL ở trường THPT:
HĐGDNGLL là một bộ phận gắn bó hữu cơ, thống nhất và toàn diện của quátrình sư phạm ở nhà trường phổ thông nói chung và trường THPT nói riêng; là điềukiện thuận lợi để HS phát huy vai trò chủ thể của mình trong hoạt động, nâng caođược tính tích cực hoạt động, qua đó rèn luyện những nét nhân cách của con ngườimới phát triển toàn diện.(xem hình 1.1)
QUÁ TRÌNH SƯ PHẠM
NHÂN CÁCH - SỨC LĐ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN
HĐ GDNGLL
Trang 22Hình: 1.1: Sơ đồ mối quan hệ giữa 2 hoạt động GD trong quá trình sư phạm
HĐGDNGLL là điều kiện tốt nhất để HS phát huy vai trò chủ thể, tính tíchcực, chủ động của các em trong quá trình học tập, rèn luyện toàn diện HĐGDNGLLvừa củng cố, mở rộng kiến thức đã học, vừa phát triển các kỹ năng sống cơ bản của
HS theo mục tiêu GD ở THPT Mặt khác, HĐGDNGLL thu hút và phát huy tiềmnăng của các lực lượng GD, nhằm nâng cao hiệu quả GD toàn diện của nhà trường
“ Hoạt động GDNGLL ở THPT đặt HS (lứa tuổi đầu thanh niên) trước nhữngvấn đề của thời đại, của xã hội mà họ phải đối mặt trong tương lai không xa Vì vậy,
ở THPT các em phải được chuẩn bị hành trang để gánh vác trách nhiệm chủ nhâncủa đất nước trong tương lai” [7,tr 42]
“Với vị trí, vai trò, ý nghĩa quan trọng như vậy, hoạt HĐGDNGLL thực sự làmột bộ phận hữu cơ của hệ thống hoạt động GD ở trường THPT HĐGDNGLL cùngvới hoạt động dạy học trên lớp là một quá trình sư phạm gắn bó, thống nhất nhằmthực hiện mục tiêu đào tạo của cấp học”[9,tr 61] Tổ chức có hiệu quả HĐGDNGLL
ở trường THPT sẽ gắn liền nhà trường với đời sống xã hội, góp phần phát huy vai tròcủa GD trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước
Vì vậy, việc nhà trường tổ chức các HĐGDNGLL với những hình thức đa
dạng do HS tự quản lý và điều khiển có vị trí rất quan trọng đối với HS lứa tuổi này.
Đây là những hoạt động không thể thiếu, có tác dụng thiết thực đối với việc hìnhthành và phát triển nhân cách các em
Dưới góc độ chỉ đạo chung, vị trí của HĐGDNGLL được khẳng định tại điều
26 điều lệ trường THPT, ban hành theo Quyết định số: 07/ 2007/ QĐ - BGD-ĐT,
ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ GD - ĐT: “Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
bao gồm các hoạt động ngoại khoá về khoa học, văn học, nghệ thuật, thể dục thể
HĐ DẠY VÀ HỌC TRÊN LỚP
Trang 23thao, an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội, giáo dục giới tính, giáo dục pháp luật nhằm phát triển toàn diện và bồi dưỡng năng khiếu; ….phù hợp với đặc điểm sinh lý lứa tuổi học sinh” [8, tr 15].
Là một trong hai hoạt động GD trong nhà trường: hoạt động dạy - học trên lớp
và HĐGDNGLL; từ đó có sơ đồ kế hoạch HĐGDNGLL (gồm phần bắt buộc theochủ điểm 12 tháng và phần tự chọn) ở trường THPT như sau, (xem hình 1.2)[36,tr31]
1.3.3.3 Nguyên tắc tổ chức HĐGDNGLL: Để đảm bảo hiệu
quả GD của HĐGDNGLL, cho nên việc tổ chức các hoạt động phải tuân thủ cácnguyên tắc sau đây:
GD mong muốn
* Nguyên tắc tính tự nguyện, tự giác: Đây là nguyên
tắc chung, thể hiện đặc điểm của HĐGDNGLL Nếu hoạt động học tập trên lớp là bắtbuộc thì HĐGDNGLL là tự nguyện, tự giác HS tự chọn tham gia các hoạt động theokhả năng, hứng thú, điều kiện sức khỏe của mình, chỉ có như vậy mới tạo ra đượcđộng cơ hoạt động, phát huy được thiên hướng của từng HS
Kế hoạch trường, đoàn thanh niên
Kế hoạch ngoại khóa
chuyên môn
Kế hoạch HĐGDNGLL bắt buộc (theo chủ điểm)
Kế hoạch HĐGDNGLL tháng, tuần
Kế hoạch HĐGDNGLL không bắt buộc(tự chọn)
HĐXH Chương trình Sân chơi mới
Nguyện vọngHS HS Các yếu
tố khác
Hình 1.2: Sơ đồ kế hoạch HĐGDNGLL ở trường THPT
Trang 24* Nguyên tắc tính đến các đặc điểm lứa tuổi và cá biệt của HS: Nguyên tắc này đòi hỏi nội dung và hình thức HĐGDNGLL phải được thay
đổi, tùy thuộc vào sự chuyển từ giai đoạn lứa tuổi này sang lứa tuổi khác ở HS Nhàtrường, GV phải xác định các loại hình hoạt động và các hình thức công việc sao chochúng phù hợp với khả năng của lứa tuổi và hứng thú cá nhân HS
* Nguyên tắc kết hợp sự lãnh đạo sư phạm với tính độc lập, tự quản của HS: HS THPT có tính tích cực hoạt động xã hội và có tính tự
quản, tuy nhiên các em chưa có đủ kinh nghiệm sống, vì vậy cần có sự lãnh đạo sưphạm của thầy cô trong việc tổ chức các HĐGDNGLL
Nguyên tắc này đòi hỏi phát triển tính tích cực, độc lập, sáng tạo của HS
HĐGDNGLL phải là hoạt động của HS, do HS tự tổ chức và quản lý Vai trò của
người thầy là xác định phương hướng hoạt động, giúp đỡ HS tổ chức công việc, làngười cố vấn cho HS trong các hoạt động của họ
* Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả: Khi tiến hành bất
cứ hoạt động nào cũng phải tính đến hiệu quả, nhưng hiệu quả GD luôn được coi là
vị trí hàng đầu, chủ yếu của HĐGDNGLL Nếu tổ chức HĐGDNGLL có sự kết hợphiệu quả GD với các hiệu quả khác như: kinh tế, chính trị, xã hội, thì phải lấy hiệuquả GD để điều chỉnh hiệu quả khác
1.3.4 Nội dung HĐGDNGLL ở trường THPT hiện nay:
HĐGDNGLL ở trường THPT rất phong phú về nội dung và đa dạng về hìnhthức tổ chức hoạt động Nội dung HĐGDNGLL ở trường THPT hiện nay tập trungvào 6 vấn đề lớn:
* Lẽ sống của thanh niên trong giai đoạn CNH - HĐH đất nước
* Tình bạn, tình yêu, hôn nhân và gia đình
* Nhiêm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
* Truyền thống dân tộc và truyền thống cách mạng, bảo vệ di sản văn hoá
* Thanh niên với vấn đề lập thân, lập nghiệp
* Những vấn đề có tính nhân loại như: bệnh tật, đói nghèo; giáo dục và pháttriển; dân số; môi trường; hoà bình, hợp tác giữa các dân tộc; Công ước Liên hợpquốc về Quyền trẻ em; các tệ nạn xã hội
Trang 251.3.4.1 Nội dung HĐGDNGLL được cụ thể hoá thành 10 chủ đề phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện học tập, rèn luyện của HS THPT trong
12 tháng:
- Tháng 9 : Thanh niên với học tập, rèn luyện vì sự nghiệp CNH-HĐH
- Tháng 10: Thanh niên với tình bạn, tình yêu và gia đình
- Tháng 11: Thanh niên với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo
- Tháng 12: Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
- Tháng 1 : Thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc
- Tháng 2 : Thanh niên với lý tưởng cách mạng
- Tháng 3 : Thanh niên với vấn đề lập nghiệp
- Tháng 4 : Thanh niên với hòa bình, hữu nghị và hợp tác
- Tháng 5 : Thanh niên với Bác Hồ
- Tháng 6, 7, 8 (Hè): Mùa hè tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng (bao gồmtất cả các vấn đề giao thông, xã hội, môi trường, chống tệ nạn xã hội, văn hoá, thểdục thể thao)
1.3.4.2 Nội dung HĐGDNGLL được thực hiện thông qua các loại hình hoạt động sau đây:
‘‘Hoạt động xã hội - chính trị ; Hoạt động văn hoá nghệ thuật ; Hoạt động thểdục- thể thao(TD - TT) ; Hoạt động lao động và hướng nghiệp ; Hoạt động theo hứngthú khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật,’’ [7, tr 43]
1.3.4.3 Phân chia nội dung hoạt động theo tiến độ thời gian:
* Hoạt động hàng ngày * Hoạt động hàng tuần * Hoạt động hàng tháng.(xem hình 1.3) [38,tr 8]
2 chủ điểm 22.12 9.1
Sơ kết KH1
Hướng về Đảng, Đoàn
3 chủ điểm
3 2
8 3 26.3 Giữa KHII
Hướng về Bác Hồ
2 chủ điểm 30.4 19.5
TK năm học
Hoạt động GDNGLL
Trang 26Hình 1.3: Sơ đồ phân chia hoạt động theo chủ đề, chủ điểm năm học.
1.3.5.1 Phương pháp thảo luận: Thảo luận là một dạng tương
tác nhóm đặc biệt mà trong đó các thành viên đều giải quyết một vấn đề cùng quantâm nhằm đạt tới một sự hiểu biết chung Thảo luận tạo ra một cơ hội cho HS kiểmchứng ý kiến của mình, có cơ hội để làm quen với nhau, để hiểu nhau hơn
1.3.5.2 Phương pháp sắm vai: Phương pháp sắm vai được sử
dụng nhiều để đạt mục tiêu thay đổi thái độ của HS đối với một vấn đề hay đối tượngnào đó Phương pháp sắm vai cũng rất có tác dụng trong việc rèn luyện về kỹ nănggiao tiếp ứng xử của HS
1.3.5.3 Phương pháp giải quyết vấn đề: Phương pháp giải
quyết vấn đề là con đường quan trọng để phát huy tính tích cực của HS Vấn đề lànhững câu hỏi hay nhiệm vụ đặt ra mà việc giải quyết chúng chưa có qui luật sẵncũng như những tri thức, kỹ năng sẵn có chưa đủ giải quyết mà còn khó khăn, cản trởcần vượt qua
1.3.5.4 Phương pháp xử lý tình huống: Tình huống là một
hoàn cảnh thực tế, trong đó chứa đựng những mâu thuẫn Người ta phải đưa ra mộtquyết định trên cơ sở cân nhắc các phương án khác nhau
Tình huống trong GD là những tình huống thực hoặc mô phỏng theo tìnhhuống thực, được cấu trúc hoá nhằm mục đích GD
Hoạt động Hè
Trang 271.3.5.5 Phương pháp giao nhiệm vụ: Giao nhiệm vụ là đặt HS
vào vị trí nhất định buộc các em phải thực hiện trách nhiệm cá nhân
Trong việc tổ chức HĐGDNGLL, giao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ lớp sẽtạo nên thế chủ động cho các em khi điều hành hoạt động Điều đó sẽ giúp phát triểntính chủ động, sáng tạo, khả năng đáp ứng trong mọi tình huống của HS
1.3.5.6 Phương pháp trò chơi: Phương pháp trò chơi có thể sử
dụng trong nhiều tình huống khác nhau của HĐGDNGLL như làm quen, cung cấp vàtiếp nhận tri thức, đánh giá kết quả, rèn luyện các kỹ năng và củng cố nhiều tri thức
đã được tiếp nhận
Trên đây là một vài phương pháp tổ chức HĐGDNGLL được vận dụng từ các
phương pháp GD và phương pháp dạy học Tuy nhiên, khi vận dụng những phươngpháp này, GV cần linh hoạt, tránh máy móc áp dụng hoặc rập khuôn Trong một hoạtđộng, có thể đan xen nhiều phương pháp khác nhau thì sẽ có hiệu quả hơn
1.4 Công tác quản lý của HT trường THPT trong HĐGDNGLL.
1.4.1 Trường THPT:
Trường THPT là cơ sở GD của bậc trung học, bậc học nối tiếp bậc THCS của
hệ thống GD quốc dân nhằm hoàn chỉnh học vấn phổ thông Trường THPT có tưcách pháp nhân và có con dấu riêng
Trích nhiệm vụ và quyền hạn của trường THPT:
1 Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động GD khác của chươngtrình GD phổ thông
Trang 281.4.2 Vị trí, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của HT trường THPT:
Người được giao quyền hạn và nhiệm vụ lớn lao đối với hoạt động quản lýnhà trường đó là người HT Khi xác định vai trò vị trí của người HT, Luật Giáo dục
sửa đổi(2005), điều 54 mục 1 qui định: Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm
quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận.
Người HT tổ chức thực hiện những chủ trương chính sách, đường lối GDthông qua nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức GD phù hợp Người HT phảihiểu rõ mục tiêu GD, am hiểu sâu sắc mục tiêu GD, nắm chắc các phương pháp GD,các nguyên tắc tổ chức GD xã hội chủ nghĩa
1.4.3 Nội dung quản lý của HT đối với HĐGDNGLL:
Để đẩy mạnh công tác GD chính trị trư tưởng, đạo đức cho HS trong các
trường THPT, cần tăng cường HĐGDNGLL cân đối song song hài hoà với kế
hoạch dạy và học trên lớp nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ năm học Để thực hiện tốtcác HĐGDNGLL, HT phải quản lý:
- Định hướng mục tiêu hoạt động;
- Xây dựng kế hoạch hoạt động;
- Tổ chức, chỉ đạo và điều hành thực hiện kế hoạch;
- Xây dựng các điều kiện HĐGDNGLL;
- Thi đua, kiểm tra đánh giá kết quả HĐGDNGLL
Trang 29CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP CỦA HT CÁC TRƯỜNG
THPT TỈNH BÌNH ĐỊNH.
2.1 Tổng quan về tình hình phát triển KT - XH và GD - ĐT của tỉnh Bình Định.
Bình Định là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung bộ, có tổng diện tích
tự nhiên là 6.025 km2 với địa hình đa dạng gồm các vùng rừng núi, đồng bằng venbiển, đô thị và hải đảo Toàn tỉnh có 10 huyện, 01 thành phố (xem bản đồ phụ lục I),bao gồm 129 xã và 30 phường, thị trấn, trong đó có 3 huyện miền núi và 58 xã cóđiều kiện KT- XH đặc biệt khó khăn Dân số gồm 1.538.000 người, mật độ dân số là
265 người/km2, gồm có 4 dân tộc người: Bana, Chăm, Hrê, Kinh Người Kinh chiếm98,02% dân số toàn tỉnh Số người trong độ tuổi lao động chiếm 53%, là nguồn laođộng dồi dào cho phát triển KT - XH địa phương
Bình Định vừa được Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ quyết định đưa vàovùng kinh tế trọng điểm miền Trung, với vai trò là hạt nhân tăng trưởng và thúc đẩy
phát triển KT - XH của khu vực và Tây Nguyên trong tương lai
Hiện tại, tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, song Bình Địnhđang phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu quan trọng do Đại hội Đảng bộ tỉnhlần thứ XVII, nhiệm kỳ (2006 - 2010) đề ra Nền kinh tế của tỉnh tiếp tục tăng trưởng
và phát triển; cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch đúng hướng; kết cấu hạ tầng KT
XH được tập trung đầu tư; các hoạt động GD ĐT, khoa học công nghệ, văn hóa thể thao; các vấn đề xã hội hoá được quan tâm giải quyết kịp thời và có kết quả khá.Tổng sản phẩm địa phương (GDP) tăng bình quân xấp xỉ 12%, thu nhập bình quânđầu người tăng từ 401 USD năm 2005 lên đến 592 USD năm 2007.[15,tr 138] Cơcấu kinh tế chuyển biến tích cực theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, xâydựng và dịch vụ, gắn phát triển nông - lâm nghiệp toàn diện với phát triển ngànhcông nghiệp chế biến Năm 2005, tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp - công nghiệp vàxây dựng - dịch vụ trong GDP đạt: 36,9% - 28,2% - 34,9%; Đến năm 2007, tỷ trọngtương ứng là 34,2% - 31,8% - 34%.[4,tr 2] Nhiều khu, cụm công nghiệp của tỉnh vàcác huyện, thành phố được hình thành thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư sản xuất
Trang 30-Đặc biệt, đã qui hoạch và triển khai một bước xây dựng hạ tầng Khu Kinh tế NhơnHội, trong đó có khu công nghiệp 1.000 ha, sẽ trở thành khu kinh tế hạt nhân, làm
động lực thúc đẩy phát triển KT - XH, GD - ĐT của tỉnh và của cả vùng
2.2 Thực trạng về GD THPT có liên quan đến HĐGDNGLL tỉnh Bình Định.
Từ năm 2005 trở lại đây, GD THPT tỉnh Bình Định đã đạt được nhiều thànhtựu lớn, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững KT - XH và GD - ĐT của tỉnh nhà
2.2.1 Về qui mô GD THPT.
Qui mô GD THPT tiếp tục được giữ vững và phát triển, số lượng HS THPT
hàng năm đều tăng Năm học 2004 - 2005 toàn tỉnh có HS THPT là 56.181 em, đến năm học 2007-2008, toàn tỉnh có số HS THPT là: 69.403 em [30,tr 6]
Mạng lưới trường, lớp tiếp tục được củng cố và phát triển, mở rộng đến cáchuyện và các cụm xã, phường Qui mô GD được giữ vững ở hầu hết các cấp học, bậchọc, trong đó qui mô GD bậc THPT tiếp tục tăng nhanh Năm học 2004-2005, toàntỉnh có 47 trường THPT, đến năm học 2007-2008, toàn tỉnh có 49 truờng THPT(có 1trường Tư thục)”.[41,tr5]
Việc đa dạng hóa các loại hình trường, lớp tiếp tục được thực hiện, góp phầnđáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của con em nhân dân lao động và tạo thêm cơ chếhuy động các nguồn lực Đến nay, hầu hết các huyện, thành phố đều có trường THPTNgoài công lập (xem bảng 2.1)
Trang 31Chất lượng và hiệu quả GD HS nói chung, không ngừng được giữ vững và
từng bước nâng cao
Chất lượng học tập và rèn luyện của HS THPT nói riêng có tiến bộ, số HSkhá, giỏi được giữ vững và có chiều hướng tăng Song, gần đây với cuộc vận động
“Hai không” của Bộ GD - ĐT, chất lượng 2 mặt GD được đánh giá thực chất hơn
Nguồn: Báo cáo, sơ, tổng kết từ năm học từ 2004-2005 đến 2007-2008 của Sở GD - ĐT Bình Định
Phong trào thi đua Dạy tốt - học tốt - rèn luyện tốt ở các trường THPT được
đẩy mạnh, tỷ lệ HS tốt nghiệp THPT hàng năm đạt trên 80% Tỷ lệ HS lên lớp ngàycàng tăng, tỷ lệ lưu ban và bỏ học ngày càng giảm (xem bảng 2.3)
Bảng 2.3: Tỷ lệ tốt nghiệp THPT và lưu ban, bỏ học
Chỉ tiêu
Theo từng năm học 2004-2005 2005-2006 2006-2007 ( 2 lần )
ngành, yêu nghề, tâm huyết với sự nghiệp “trồng người” Tỷ lệ GV THPT đạt trình
độ chuẩn và trên chuẩn ngày càng tăng, đã có nhiều GV và CBQL đang theo học Sauđại học về chuyên môn và nghiệp vụ QLGD
Trang 32+ Đội ngũ CBQL giáo dục THPT của tỉnh gần đủ số lượng theo qui định, gần100% đạt chuẩn, số trên chuẩn ngày càng tăng, có phẩm chất chính trị tốt, có tinhthần trách nhiệm, vững vàng trong công tác chuyên môn, có khả năng điều hành và
tổ chức các hoạt động GD trong nhà trường (xem bảng 2.4)
Bảng 2.4: Tình hình đội ngũ GV và CBQL bậc THPT.
2005 - 2006 2006 - 2007 2007 - 2008 1
Nguồn: Báo cáo thống kê năm học Sở GD - ĐT Bình Định, năm 2008
2.2.4 Cơ sở vật chất - Thiết bị dạy học và Ngân sách GD địa phương:
Nhìn chung CSVC - thiết bị dạy học(TBDH) được tăng cường, các trườngTHPT đều tổ chức dạy và học bình thường, không có lớp học ca ba Tuy nhiên, cơ sởvật chất kỹ thuật của Ngành vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu chuẩn hoá và hiện đạihoá Nhiều trường còn thiếu phòng thiết bị, phòng bộ môn, phòng đa chức năng,phòng thí nghiệm thực hành, phòng vi tính, phòng thư viện chuẩn 01, sân chơi, bãitập , mặt bằng chật hẹp, không đủ tiêu chuẩn xây dựng trường chuẩn quốc gia Việcbảo quản, sử dụng để phát huy hiệu quả của các trang thiết bị, đồ dùng dạy học cònhạn chế
Thực hiện Nghị quyết TW 2 và Chương trình hành động của Tỉnh ủy về tăngcường nguồn tài chính, đầu tư cho GD - ĐT, trong các năm qua, dù điều kiện KT -
XH của tỉnh còn nhiều khó khăn, nhưng Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh hàng nămvẫn đảm bảo ngân sách chi cho Ngành GD (xem bảng 2.5 và 2.6)
Bảng 2.5: Cơ sở vật chất - thiết bị dạy học THPT
2005 - 2006 2006 - 2007 2007 - 2008
I Phòng học và diện tích đất
Trang 33TL HS có từ 90-100% SGK theo yêu cầu 100% 100% 100%
Nguồn: Báo cáo thống kê Sở GD - ĐT Bình Định năm 2008
Bảng 2.6: Ngân sách GD địa phương
Chi NSNN phân theo: 266.025 345.070 356.890 467.974
- Chi thường xuyên 221.455 253.470 263.390 370.624
- Chi đầu tư XD cơ bản 44.570 91.600 93.500 97.350
3 Tỷ lệ chi cho GD trong tổng chi NS địa
Nguồn: Sở GD - ĐT Bình Định
Tóm lại: Ngành GD - ĐT Bình Định đã triển khai đồng bộ các hoạt động GD
và đạt những kết quả khả quan GD không ngừng phát triển về qui mô và đa dạnghoá loại hình đào tạo Chất lượng GD toàn diện được quan tâm, chất lượng văn hoáđại trà được giữ vững, chất lượng GD mũi nhọn được chú trọng Các điều kiện phục
vụ cho công tác dạy - học và HĐGDNGLL được duy trì; đội ngũ GV ngày càng đủ
về số lượng, chuẩn về chất lượng; CSVC - TBDH có cố gắng đầu tư; công tác QLGD
có tiến bộ ở một số lĩnh vực, công tác Xã hội hóa GD ở các trường THPT có nhiềuchuyển biến tích cực
Tuy nhiên, GD - ĐT bậc THPT Bình Định còn bộc lộ một số tồn tại cần khắcphục: chất lượng GD toàn diện và hiệu quả đào tạo thiếu bền vững, nhất là ở vùngnúi, vùng sâu, vùng xa; một bộ phận không nhỏ GV chưa đáp ứng được yêu cầu đổimới GD phổ thông; CSVC - TBDH còn nghèo nàn, lạc hậu; kinh phí đầu tư chongành còn hạn hẹp, chưa theo kịp nhu cầu phát triển GD; công tác QLGD thiếu đồng
bộ, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển GD - ĐT THPT trong giai đoạn phát triển mới
2.3 Phân tích thực trạng về nhận thức HĐGDNGLL của các trường THPT tỉnh Bình Định.
Trang 342.3.1 Xây dựng bộ công cụ khảo sát.
2.3.1.1 Sử dụng bộ phiếu hỏi bằng câu hỏi đóng mở và kiểm
tra, dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm, để khảo sát về mức độ nhận thức và thựctrạng HĐGDNGLL của CBQL, cán bộ Đoàn TNCSHCM, cán bộ Hội Cha mẹ HS,
GV và HS ở các trường THPT tỉnh Bình Định, bằng cách chúng tôi xây dựng 3 mẫuphiếu hỏi với những nội dung phù hợp, để tiến hành thực hiện cho 3 đối tượng:
* CBQL bao gồm: HT, Phó HT, Tổ trưởng chuyên môn, Bí thư Đoàn trường
* GV bao gồm: GVBM, GVCN, Chủ tịch Hội Cha Mẹ HS
* Học sinh lớp 10 và 11 THPT
2.3.1.2 Chọn mẫu để nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành khảo sát
thực trạng chung bước 1 gồm 9 trường đại diện, trong đó có 5 trường THPT tại
huyện Phù Cát - một huyện có tốc độ phát triển Kinh tế, Văn hóa và Xã hội ở mức
bình thường, đại diện cho mặt bằng GD chung của cả tỉnh; 4 trường THPT còn lại
đại diện cho các vùng miền (miền núi, thành phố Quy Nhơn) và các loại hình trường(Công lập, Ngoài Công lập) trong 2 năm học 2006 - 2007 và 2007 - 2008
Tổng số: CBQL : 74 người
GVBM, GVCN: 298 người
HS: gồm 1.104 HS của 9 trường THPT trong tỉnh, chúng tôi chọn 1lớp đại diện cho một khối, một trường chọn 2 đến 3 lớp đại diện cho 2 khối 10 và 11.Lớp lấy phiếu hỏi là những lớp hoạt động bình thường để có thể đại diện cho ý kiếncủa số đông HS trong nhà trường về HĐGDNGLL(xem phụ lục II,III, IV)
2.3.1.3 Cách xử lý số liệu: Để xử lý số liệu điều tra, chúng tôi
dùng phương pháp thống kê toán học trong khoa học GD như: tính tỷ lệ %, giá trịtrung bình, ước lượng, kiểm định , trên tổng số các đối tượng được khảo sát
Trong các phiếu hỏi ý kiến, mỗi nội dung hỏi, qui định mức thang điểm đánh
giá như sau: Tốt: 4 điểm ; Khá: 3 điểm
Trung bình: 2 điểm ; Yếu: 1 điểm
Sau đó, chúng tôi tính điểm bình quân cho mỗi nội dung được đánh giá theocông thức sau:
4 1
1
i i
i n x N
Trang 35Với: X : là điểm bình quân của từng nội dung.
xi: là điểm được cho ứng với từng nội dung, xi {1,2,3,4} k = 4
ni: là số người cho điểm xi nội dung tương ứng
N: là tổng số người cho điểm từng nội dung
Từ kết quả tính toán, chúng tôi phân tích, đánh giá đưa ra những kết luận phùhợp
2.3.2 Phân tích thực trạng nhận thức về HĐGDNGLL của CBQL,
GV và HS.
Nhận thức về vai trò, vị trí, nhiệm vụ của HĐGDNGLL là rất quan trọng, đặcbiệt với những người làm công tác QLGD Nếu các nhà QLGD nói riêng, GV và HSnói chung, có nhận thức một cách đầy đủ, đúng đắn về HĐGDNGLL thì chắc chắnhiệu quả GD sẽ thu được rất cao
2.3.2.1 Thực trạng nhận thức về HĐGDNGLL của CBQL
và GV: Kết quả thăm dò, khảo sát 74 CBQL và 298 GV, tại 9 trường THPT đại diện
cho mặt bằng chung của cả tỉnh về thực hiện chương trình HĐGDNGLL, cho thấy:
+ Nhận thức về vị trí và mục tiêu của hoạt động: Kết quả nhận thức được
nêu trong bảng 2.7 và 2.8
Bảng: 2.7: Nhận thức về vị trí HĐGDNGLL của CBQL.
Các vị trí của HĐGDNGLL SL Mức độ thể hiện ý kiến TL
Đứng ngang hàng HĐ dạy - học trên lớp 33 45%
Nhận xét: Có đến 51% CBQL nhận thức HĐGDNGLL đứng ở vị trí ở sau
hoạt động dạy - học Như vậy họ chỉ biết ưu tiên quan tâm đầu tư cho công tácchuyên môn dạy - học thuần túy trên lớp đã duy trì ổn định từ nhiều năm qua, đápứng yêu cầu thi cử trước mắt Điều này chứng tỏ hầu hết CBQL đều có nhận thức
bước đầu chưa đầy đủ về vị trí hoạt động này Đặc biệt với con số 4% CBQL chưa
xác định đúng vị trí của hoạt động Tất cả đó, thể hiện phần nào đó về mặt nhận thức
Trang 36của HT còn mơ hồ về mục tiêu GD toàn diện, chủ trương dạy học phân ban THPT,thực hiện đổi mới chương trình GD phổ thông nói chung và vai trò vị trí của các hoạtđộng GD nói riêng, trong đó có HĐGDNGLL đến việc hình thành nhân cách toànvẹn HS Thực trạng này đặt ra cho ngành GD, cho các nhà trường phổ thông, choCBQL phải tăng cường nâng cao hơn nữa công tác tuyên truyền, GD nhận thức vềhoạt động này, để trả lại đúng vị trí của nó.
Nhận xét: Kết quả khảo sát cho thấy: có 47% GV nhận thức về mục tiêu cần
đạt của hoạt động là trang bị bổ sung kiến thức, rèn luyện kỹ năng và hình thành thái
độ tình cảm cho HS Có gần 40% GV nhận thức còn phiếm diện về mục tiêu, đây làmột quá trình nhận thức lệch lạc đã ăn sâu vào nếp nghĩ và hành động của GV, đặc
biệt có 21% GV chưa xác định được mục tiêu của hoạt động, hậu quả đó là do lâu nay chúng ta chỉ chú ý mặt giáo dưỡng, cung cấp tri thức khoa học bộ môn, xem nhẹ
hoạt động GD trong quá trình sư phạm Thực tế này buộc các CBQL nhà trường cầnphải tăng cường hơn nữa công tác GD nhận thức về mục tiêu của hoạt động cho độingũ GV, vấn đề trở thành bứt thiết hơn trong thực hiện đổi mới chương trình GD phổthông hiện nay
+ Nhận thức của CBQL, GV về các loại hình và hình thức HĐGDNGLL cụ
thể: Đa số CBQL và GV ở các nhà trường THPT tỉnh Bình Định, nhận thức về các
loại hình và hình thức hoạt động cụ thể của HĐGDNGLL thu hút HS khá tốt lànhững hoạt động: văn nghệ, giao lưu, vui chơi giải trí; thể dục - thể thao(TD - TT);cắm trại dã ngoại và hoạt động đố vui để học, hái hoa kiến thức bộ môn….(xem bảng2.9 và bảng 2.10)
Bảng: 2.9: Nhận thức của CBQL về các loại hình thực hiện HĐGDNGLL.
Đánh giá các mức độ thực hiện
Trang 37TT Các loại hình hoạt động SL % SL % SL % SL % X
+ Về nhận thức của CBQL và GV đánh giá các tác dụng của HĐGDNGLL
đối với vịêc hình thành nhân cách HS:
CBQL và GV nhận thức HĐGDNGLL chủ yếu có tác dụng tốt đến việc hìnhthành một số các phẩm chất và năng lực của HS, tập trung vào các mặt về: rèn luyện
kỹ năng giao tiếp ứng xử, hoà nhập cộng đồng; nâng cao nhận thức hiểu biết xã hội,
mở rộng các mối quan hệ xã hội; hình thành các chuẩn mực giá trị đạo đức, thẩm mỹ,thái độ hành vi….(xem bảng 2.11 và bảng 2.12)
Bảng: 2.11: Nhận thức của CBQL về tác dụng của HĐGDNGLL đến việc hình
Trang 38đức, hành vi ứng xử
2 Nâng cao nhận thức hiểu biết xã hội, mở
rộng mối quan hệ hợp tác với cộng đồng 40 54 27 36 7 9 0 0 3.4
3 Rèn luyện kỹ năng giao tiếp, đối thoại
2 Nâng cao nhận thức hiểu biết xã hội,
mở rộng mối quan hệ xã hội 129 43 125 42 29 10 2 1 3.2
3 Rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử,
hoà nhập cộng đồng, góp phần cải tạo 167 56 98 33 21 7 4 1 3.4
Nhận xét: Như vậy, bên cạnh nhận thức tích cực về tác dụng của
HĐGDNGLL lên các mặt nhân cách HS mà CBQL và GV đã khẳng định Song, còncác mặt phẩm chất và năng lực khác cũng khá quan trọng, nhưng chưa nâng lênngang tầm nhận thức, gồm các mặt sau như: hình thành kỹ năng tự tổ chức quản lýcuộc sống; phát huy tính năng động sáng tạo, năng lực tự hoàn thiên; năng lực hợptác và cạnh tranh lành mạnh(xem phụ lục III)… Qua kết quả đánh giá này, một lầnnữa khuyến cáo các nhà trường cần có nhận thức đầy đủ hơn về tác dụng củaHĐGDNGLL đến phát triển nhân cách toàn diện thế hệ trẻ
+ GV đánh giá mức độ yêu thích của HS về các loại hình HĐGDNGLL
Tổng hợp kết quả phiếu hỏi ý kiến cho thấy, đa số GV đánh giá mức độ yêuthích của HS về các loại hình HĐGDNGLL cụ thể, tập trung vào 2 loại hình hoạtđộng sau: hoạt động đố vui để học, hái hoa kiến thức bộ môn; hoạt động giao lưu-tìm hiểu tình bạn, tình yêu, gia đình Thực tế này cũng dễ hiểu, vì lâu nay trong nhàtrường thường duy trì tổ chức các hoạt động mang màu sắc ngoại khóa học tập vàhoạt động tuổi trẻ của Đoàn Thanh niên, do đó có điều kiện thu hút HS yêu thích cáchoạt động cụ thể trên Bên cạnh đó, các loại hình hoạt động cụ thể khác cũng rất quantrọng, dưới sự điều hành tổ chức trực tiếp của GV, nhưng hình thức có thể khô khan,
Trang 39cứng nhắc, kém hấp dẫn, thiếu thường xuyên, HS xem nhẹ, nên GV đánh giá HSkhông yêu thích, đó là: hoạt động nhân đạo tình nguyện; tìm hiểu ứng dụng khoa học
kỹ thuật; hoạt động GD dân số, GD an toàn giao thông, thực hiện Công ước Liên hợpquốc về Quyền trẻ em Kết quả này góp phần đánh giá nhận thức chưa hoàn toàn của
GV chúng ta hiện nay trong hoạt động GD này (xem bảng 2.13)
Bảng: 2.13: Nhận thức của GV đánh giá mức độ yêu thích của HS về các
loại hình HĐGDNGLL cụ thể
TT Các loại hình hoạt động cụ thể Rất thíchĐánh giá các mức độ yêu thích(%)Thích Không thích Phân vân X
+ Đánh giá về những khó khăn gặp phải: Qua bảng thống kê số liệu sự đồng
tình, phần lớn CBQL và GV xác định, khi tổ chức thực hiện chương trìnhHĐGDNGLL thường gặp những bất lợi cơ bản như sau: điều kiện CSVC, tài chính,kinh phí, đặc biệt là phòng học; học sinh thụ động, nhút nhát, phụ huynh HS chưađồng tình, xem nhẹ hoạt động này; quĩ thời gian, không gian cho hoạt động quá hạnhẹp….Điều này cũng hợp qui luật triết học và lôgíc sư phạm: Không có vận độngnào mà không gắn liền với vật chất, ở đây điều kiện CSVC - TBDH, tài chính quáthiếu thốn cho hoạt động; sự thống nhất và đấu tranh các mâu thuẫn nội tại trong cácnhà trường chưa cao, cụ thể HS còn thụ động, nhút nhát, Cha mẹ HS không đồngthuận, năng lực tổ chức hoạt động tập thể của đội ngũ bất cập so với yêu cầu, sự liênkết phối hợp kém hiệu quả Bên cạnh đó, một số nhà trường đặt trong bối cảnh, môitrường GD có phần phức tạp… Với kết quả nhận thức này, là điều đáng để cho cáccấp QLGD xem xét, điều chỉnh lại chính sách, môi trường GD của mình (xem bảng2.14 và bảng 2.15)
Bảng:2.14: Nhận thức về những khó khăn gặp phải khi tổ chức HĐGDNGLL
của CBQL
Trang 40Quĩ thời gian cho hoạt động quá hạn hẹp, vì ưu
tiên cho dạy văn hoá, học thêm và các hoạt động
GD khác
4 Năng lực tổ chức hoạt động tập thể của đội ngũ
bất cập so với yêu cầu, sự phối hợp kém hiệu quả 53 28 19
Bảng: 2.15: Nhận thức về những tác động xấu của yếu tố môi trường ngoài khi tổ
chức HĐGDNGLL trong GV.
TT Các yếu tố bên ngoài nhà trường
Mức độ tác động xấu(%)
Đặc biệt nghiêm trọng
Nghiêm trọng
Bình thường
1 Ảnh hưởng của phim ảnh, Karaoke, mạng
2 Các tụ điểm vui chơi, giải trí thiếu lành mạnh 53 32 10
3 Điều kiện về ANCT, TTATXH phức tạp, các tai
2.3.2.2 Phân tích thực trạng nhận thức của HS về HĐGDNGLL: Qua khảo sát, hỏi ý kiến của 1.104 HS đại diện 9 trường THPT cho
mặt bằng chung toàn tỉnh Kết quả nhận thức của HS như sau:
+ Về xác định các HĐGDNGLL là những hoạt động nào?: Phần lớn HS
nhận thức ban đầu về các HĐGDNGLL chỉ tập trung vào hoạt động GD đạo đức, rènluyện kỹ năng hoạt động (55%); hoạt động vui chơi giải trí (53%) Điều này là hiểnnhiên, vì thời gian qua ở các trường THPT, các hoạt động này thường tổ chức hơn.Còn ý kiến về các hoạt động khác như: hoạt động Đoàn thể (20%); Hoạt động ngoạikhóa học tập (28%); hoạt động ngoại khóa GD (28%); các hoạt động của HS tự tổ