nghiên cứu sử dụng phương pháp grap dạy học phối hợp với các phương pháp dạy học khác nhằm nâng cao hiệu quả bài lên lớp chương nhóm halogen lớp 10 ở trường trung học phổ thông

65 760 2
nghiên cứu sử dụng phương pháp grap dạy học phối hợp với các phương pháp dạy học khác nhằm nâng cao hiệu quả bài lên lớp chương nhóm halogen lớp 10 ở trường trung học phổ thông

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Văn An SVTH: Ngô Thị Nhơn Lớp: 08SHH 1 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Văn An SVTH: Ngô Thị Nhơn Lớp: 08SHH 2 PHẦN I: MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nƣớc, sự thách thức trƣớc nguy cơ tụt hậu trên chặng đƣờng đua tranh trí tuệ tiến vào thế kỷ XXI đang đòi hỏi sự đổi mới của giáo dục, trong đó có sự đổi mới cơ bản về phƣơng pháp dạy và phƣơng pháp học. Vấn đề này không phải của riêng nƣớc ta mà là vấn đề đang đƣợc quan tâm mọi quốc gia trong chiến lƣợc phát triển nguồn lực con ngƣời phục vụ các mục tiêu xã hội. Luật Giáo dục, điều 28.2 đã ghi: “Phƣơng pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh (HS), phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dƣỡng phƣơng pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS”. Cần nhấn mạnh rằng mục tiêu cao nhất của dạy học là “Dạy tƣ duy”. Nhƣ vậy việc dạy học hiện nay không chỉ giới hạn việc dạy kiến thức mà phải chuyển mạnh sang dạy phƣơng pháp học. HS có phƣơng pháp học, phƣơng pháp tƣ duy thì khi bƣớc vào cuộc sống, sau giai đoạn học tập tại nhà trƣờng một cách vững vàng hơn. Với nhiệm vụ đó đòi hỏi việc nghiên cứu lý luận dạy học đại cƣơng và bộ môn phải đi trƣớc một bƣớc để tìm tòi các giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học theo hƣớng tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS. Từ nhiều năm nay, cùng với việc đổi mới Giáo dục nói chung, việc đổi mới phƣơng pháp giảng dạy là một hoạt động đƣợc đẩy mạnh trong toàn ngành. Bàn về PPDH lúc này không còn là câu chuyện làm hay không, mà là làm thế nào để đạt hiệu quả cao? Hiện nay đổi mới PPDH đƣợc triển khai theo hƣớng tích hợp sƣ phạm mà tƣ tƣởng cốt lõi của nó là phát triển năng lực, nghĩa là biết sử dụng các nội dungcác kỹ năng phản ứng thích nghi trong những tình huống đa dạng có ý nghĩa. Cho nên việc sử dụng các phƣơng pháp tích cực vào giảng dạy hoá học bậc trung học phổ thông hiện nay là rất cấp thiết. Quan trọng hơn hết là ngƣời giáo viên cần phải biết chọn lựa, phối hợp các phƣơng pháp dạy học tích cực, hiện đại sao cho phù hợp và Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Văn An SVTH: Ngô Thị Nhơn Lớp: 08SHH 3 thực hiện đƣợc. Để làm đƣợc việc này đòi hỏi ngƣời giáo viên phải nghiên cứu, nắm rõ ƣu và nhƣợc của từng phƣơng pháp dạy học tích cực, hiện đại. Trong vài chục năm trở lại đây, trên thế giới đã có những tác giả áp dụng tiếp cận chuyển hoá các phƣơng pháp khoa học, các thành tựu của kỹ thuật tiên tiến và công nghệ mới thành PPDH đặc thù. Trong đó, tiếp cận chuyển hoá lý thuyết grap toán học thành PPDH là một trong những hƣớng có triển vọng. Grap là một chuyên ngành toán học hiện đại đã đƣợc sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khoa học nhƣ: kinh tế học (kế hoạch hoá…), sinh học (mạng thần kinh…), tâm lí học (sơ đồ hoá các quá trình hình thành các khái niệm - tri thức), giáo dục học (phát triển hoạt động trong quá trình dạy học)… Ngày nay, trong thiết kế dự án phát triển kinh tế xã hội, trong xây dựng cơ bản thì grap là một trợ thủ tuyệt vời. Phƣơng pháp grap là phƣơng pháp khoa học sử dụng sơ đồ để mô tả sự vật, hoạt động, cho phép hình dung một cách trực quan các mối liên hệ giữa các yếu tố trong cấu trúc của sự vật, cấu trúc logic của quá trình triển khai hoạt động giúp con ngƣời quy hoạch tối ƣu, điều khiển tối ƣu các hoạt động. Trong lý luận dạy học, grap đã trở thành một cách tiếp cận mới thuộc lĩnh vực PPDH, cho phép GV quy hoạch đƣợc quá trình dạy học tổng quát cũng nhƣ từng bƣớc tiến hành thiết kế tối ƣu hoạt động dạy học và điều khiển hợpquá trình này, đáp ứng đƣợc yêu cầu tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS. Xuất phát từ những tƣơng quan trên, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Nghiên cứu sử dụng phương pháp grap dạy học phối hợp với các phương pháp dạy học khác nhằm nâng cao hiệu quả bài lên lớp chương nhóm Halogen lớp 10 trường trung học phổ thông” làm đề tài cho khóa luận của mình. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Sử dụng phƣơng pháp grap dạy học kết hợp với các phƣơng pháp dạy học khác trong giảng dạy chƣơng nhóm Halogen lớp 10 để nâng cao hiệu quả dạy học theo hƣớng phát triển năng lực tƣ duy và tự học cho ngƣời học. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Văn An SVTH: Ngô Thị Nhơn Lớp: 08SHH 4 III. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU Dạy học bằng grap kết hợp với các phƣơng pháp dạy học khác trong xu hƣớng đổi mới PPDH đối với việc giảng dạy chƣơng nhóm Halogen cho học sinh lớp 10 trƣờng THPT. IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1. Tìm hiểu về cơ sở lí luận có liên quan đến việc sử dụng pháp grap dạy học kết hợp với các phƣơng pháp dạy học khác để nâng cao hiệu quả dạy học hóa học trƣờng phổ thông. 2. Xây dựng các giáo án trong chƣơng nhóm Halogen lớp 10 theo phƣơng pháp đang nghiên cứu. 3. Thực nghiệm sƣ phạm bằng các giáo án đã soạn (theo phƣơng pháp đang nghiên cứu) để xác định hiệu quả và tính khả thi của phƣơng pháp mà mình sử dụng. V. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Từ mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu trên chúng tôi sử dụng phối hợp các phƣơng pháp nghiên cứu sau: 1. Nghiên cứu lý thuyết. 2. Nghiên cứu thực tiễn. 3. Trò chuyện, trao đổi, tìm hiểu 4. Thực nghiệm sƣ phạm. 5. Dùng toán học thống kê để xử lí các kết quả thực nghiệm. VI. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 1. Áp dụng có hệ thống phƣơng pháp grap dạy học kết hợp với các phƣơng pháp dạy học khác vào việc giảng dạy chƣơng nhóm Halogen lớp 10. 2. Đề xuất nguyên tắc xây dựng grap và qui trình dạy học grap dạy học kết hợp với các phƣơng pháp dạy học khác một cách có hiệu quả. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Văn An SVTH: Ngô Thị Nhơn Lớp: 08SHH 5 PHẦN II: NỘI DUNG CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. CƠ SỞ PHƢƠNG PHÁP LUẬN CỦA QUÁ TRÌNH DẠY HỌC 1.1.1. Bản chất quá trình học tập của học sinh [1] - Các nhà lí luận dạy học Mac - Lênin coi quá trình học của học sinh giống nhƣ quá trình nhận thức của nhà khoa học. Chỉ khác chỗ: nhà khoa học nhận thức chân lí mới đối với loài ngƣời, còn học sinh nhận thức chân lí mới cho bản thân và phần nào bƣớc đầu học tập, nghiên cứu cái mới dƣới sự hƣớng dẫn của thầy cô. - Nhận thức là quá trình con ngƣời phản ánh thế giới vật chất. Cái đầu tiên của quá trình nhận thức, mà nhờ nó con ngƣời có đƣợc thông tin sơ đẳng về thế giới vật chất bên ngoài và môi trƣờng bên trong chỉ có thể là cảm giác. Cảm giác: là sự phản ánh các thuộc tính riêng lẻ của các sự vật và hiện tƣợng của thế giới vật chất (màu sắc, âm thanh, mùi vị, ) tác động trực tiếp đến các giác quan của chúng ta nhƣ nhƣ nhìn, nghe, ngửi, nếm, sờ mó, hoặc sự cảm nhận của các cơ quan phân tích trạng thái bên trong cơ thể nhƣ đói, khát, dễ chịu, buồn nôn, Nhiều cảm giác phong phú hình thành nên tri giác. Tri giác: là sự phản ánh các sự vật và hiện tƣợng cùng toàn bộ các thuộc tính của chúng trong lúc chúng tác động đến các giác quan của chúng ta. Khi chúng ta nhớ lại những sự vật và hiện tƣợng nào đó, trong trí nhớ của chúng ta sẽ xuất hiện những hình ảnh của sự vật và hiện tƣợng đã tri giác trƣớc đây. Những hình ảnh này đƣợc gọi là những biểu tƣợng. Biểu tƣợng: là những hình ảnh của các sự vật và hiện tƣợng mà đã tri giác trƣớc đây, nay hiện lên trong trí nhớ của chúng ta khi nhớ lại. Những cảm giác, tri giác, biểu tƣợng tạo thành giai đoạn nhận thức cảm tính. giai đoạn này, ngƣời ta không thể khám phá những mối liên hệ có tính qui luật, tất yếu giữa các sự vật và hiện tƣợng. Trong quá trình nhận thức, ngƣời ta chuyển từ những hình thức phản ánh hiện thực bằng tƣ duy. Tƣ duy: là quá trình phản ánh hiện thực một cách gián tiếp và khái quát. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Văn An SVTH: Ngô Thị Nhơn Lớp: 08SHH 6 Sự phản ánh thế giới xung quanh bằng tƣ duy là giai đoạn nhận thức lí tính. Đặc điểm của giai đoạn này là sự hình thành các khái niệm và các phán đoán về các sự vật, hiện tƣợng của thế giới bên ngoài là vận dụng các suy luận trong quá trình nhận thức. Khái niệm: là một tƣ tƣởng phản ánh những dấu hiệu bản chất, khác biệt của các sự vật và hiện tƣợng của hiện thực. Khác với biểu tƣợng, khái niệm có tính trừu tƣợng và khái quát hơn. Nếu biểu tƣợng là hình ảnh trực quan thì khái niệm là tƣ tƣởng về sự vật qua những dấu hiệu khác biệt và bản chất của nó. Trong khi tƣớc bỏ cái ngẫu nhiên cái không bản chất, trong khi tách ra cái chung, cái bản chất ngƣời ta đã nhận thức thế giới xung quanh sâu sắc hơn, ngƣời ta đã khám phá ra những mối liên hệ có tính chất qui luật giữa các sự vật và hiện tƣợng của hiện thực. Trong khái niệm có phản ánh cả những thuộc tính và những mối quan hệ mà ngƣời ta không thể hình dung dƣới dạng hình ảnh trực quan đƣợc. Khái niệm đƣợc thể hiện bằng một từ hay một cụm từ xác định. Trong quá trình tƣ duy ngƣời ta nhận thức đƣợc cả những mối liên hệ có tính qui luật chung giữa các sự vật và hiện tƣợng. Kết quả của việc nhận thức các mối liên hệ trên đƣợc thể hiện dƣới hình thức các phán đoán. Phán đoán: là tƣ tƣởng trong đó khẳng định cái gì đó về các đối tƣợng của hiện thực mà về khách quan hoặc là đúng hoặc là sai và nhất thiết chỉ xảy ra một trong hai trƣờng hợp. Phán đoán đƣợc thể hiện bằng một câu ngữ pháp. Phán đoán khác với khái niệm nhƣ sau: trong các phán đoán bao giờ cũng nêu rõ và qui điịnh chính xác các đối tƣợng của tƣ tƣởng cùng với các thuộc tính vốn có của chúng hoặc các mối quan hệ tự nhiên của chúng. Còn trong khái niệm thì các thuộc tính và quan hệ của đối tƣợng tƣ tƣởng không đƣợc qui định dƣới dạng tƣờng minh. Chứng minh: để khẳng định một phán đoán là đúng, ngƣời ta cần chứng minh. Có hai cách chứng minh. Chứng minh trực tiếp bằng cách so sánh nhận định của phán đoán với những cảm nhận do các giác quan của ta mang lại trong thực tiễn. Chứng minh gián tiếp bằng cách thông qua các phán đoán khác đã đƣợc chứng minh là đúng đắn. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Văn An SVTH: Ngô Thị Nhơn Lớp: 08SHH 7 Trong quá trình tƣ duy, ngƣời ta cũng có thể hiểu đƣợc những điều mà ngƣời ta muốn tìm hiểu nhƣng không thể tri giác trực tiếp đƣợc, bằng cách suy ra những hiểu biết mới từ những tri thức đúng đắn đã biết từ trƣớc. Quá trình này đƣợc gọi là suy luận. Suy luận: là quá trình tƣ tƣởng trong đó từ một, hai hay nhiều phán đoán đã đƣợc chứng minh, ngƣời ta đƣợc phán đoán mới. Khi cố gắng giải thích một hay nhiều hiện tƣợng thì các nhà bác học đã nêu các giả thuyết, còn các em học sinh thì trong quá trình học tập đặt giả thuyết dƣới sự hƣớng dẫn của thầy cô. Giả thuyết: là quá trình tƣ tƣởng phức tạp gồm việc xây dựng các giả định về các nguyên nhân của các hiện tƣợng cần quan sát và việc chứng minh giả định đó. Tƣ duy và ngôn ngữ: tƣ duy diễn ra dƣới hình thức khái niệm, phán đoán, suy luận, chứng minh, giả thuyết. Những quá trình tƣ tƣởng trên đƣợc hình thành trên cơ sở ngôn ngữ. Nếu một tƣ tƣởng nào đó về các sự vật đƣợc tri giác một cách cảm tính, trực tiếp có thể tồn tại trên cơ sở những biểu tƣợng tƣơng ứng về các sự vật này thì những tƣ tƣởng về những thuộc tính và những quan hệ của các sự vật không tri giác một cách cảm tính đƣợc bao giờ cũng tồn tại trên các “từ, cụm từ” tƣơng ứng. Thế giới xung quanh ta thật phức tạp. Mỗi ngƣời chúng ta thật nhỏ bé trƣớc thiên nhiên bao la. Do vậy, mỗi cá nhân khi làm thực nghiệm để mong muốn rút ra qui luật của một vấn đề nào đó thì chƣa hẳn qui luật đó đã đúng đắn vì phạm vi nghiên cứu của một cá nhân thƣờng có giới hạn. Nhƣng nếu công trình nghiên cứu đƣợc công bố, đƣợc kiểm chứng bởi nhiều ngƣời thì độ tin cậy của qui luật rút ra chắc chắn cao hơn nhiều. Nói cách khác ngƣời ta sẽ không nhận thức đƣợc thế giới xung quanh một cách đầy đủ, đúng đắn nếu không có sự trao đổi tƣ tƣởng với nhau. Trong khi đó ngôn ngữ là phƣơng tiện để con ngƣời trao đổi thông tin với nhau, vì vậy ngôn ngữ không những là phƣơng tiện giao tiếp giữa ngƣời với ngƣời mà còn là phƣơng tiện để nhận thức thế giới khách quan. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Văn An SVTH: Ngô Thị Nhơn Lớp: 08SHH 8 1.1.2. Quá trình dạy học theo quan điểm hiện đại [2, 3] 1/ Tiếp cận hệ thống Là bộ phận triết học của duy vật biện chứng. Nó xem xét bản chất triết học của khái niệm “hệ thống” là đối tƣợng nghiên cứu của các khoa học trong đó có khoa học giáo dục. Tiếp cận hệ thống là cách thức xem xét đối tƣợng nhƣ một hệ thống toàn vẹn và phát triển trong quá trình tự sinh thành và lớn lên của nó thông qua việc giải quyết những mâu thuẫn bên trong, những mối liên hệ và tác động phức tạp qua lại bên trong giữa các thành tố tạo nên hệ; qua đó mà phát hiện ra đƣợc bản chất tích hợp, tính toàn vẹn và logic phát triển nội tại của đối tƣợng coi nhƣ một hệ toàn vẹn. Ví dụ: dùng tiếp cận hệ thống để nghiên cứu một hệ toàn vẹn đó là “bài lên lớp”. 2/ Tiếp cận phức hợp Tiếp cận phức hợp là hệ phƣơng pháp áp dụng vào việc nghiên cứu một đối tƣợng khi ta dựa trên nhiều học thuyết khác nhau, do đó phát hiện đƣợc những nét khác nhau về bản chất cơ bản của đối tƣợng. Ví dụ: khi nghiên cứu cấu tạo phân tử Cl 2 bằng thuyết hóa trị VB và thuyết obitan phân tử MO, ngƣời ta hiểu rõ hơn về đối tƣợng này. 3/ Hệ toàn vẹn Hệ toàn vẹn là hệ mà các thành tố của nó tác động qua lại với nhau theo một cách nhất định, theo một qui luật riêng, nhờ đó mà sinh thành ra một phẩm chất mới, một chất lƣợng mới của hệ trƣớc đó chƣa hề có và cũng không phải là tổng số các tính chất của các thành tố riêng rẽ. 1.2. Xu thế đổi mới và phát triển PPDH hiện nay [2] 1.2.1. Những nét đặc trƣng cơ bản của xu hƣớng đổi mới và phát triển PPDH trên thế giới Trong thời gian gần đây, các tài liệu giáo dục và dạy học của nhiều nƣớc trên thế giới đều chú ý đến mối quan hệ giữa dạy học và phát triển. Dạy học không những trang bị cho HS kiến thức khoa học mà còn nhằm phát triển năng lực trí tuệ, năng lực sáng tạo. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Văn An SVTH: Ngô Thị Nhơn Lớp: 08SHH 9 Đã xuất hiện những tổ hợp PPDH phức hợp nhƣ algorit dạy học, grap dạy học, môđun dạy học,… Những phƣơng pháp phức hợp này rất thích hợp với những hệ dạy học mới của nhà trƣờng trong cơ chế thị trƣờng hiện đại. 1.2.2. Xu hƣớng phát triển của PPDH – sử dụng phối hợp các PPDH Trong bối cảnh sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng toàn cầu thì việc đổi mới và phát triển PPDH nƣớc ta hiện nay là vấn đề cần thiết và cấp bách. Tuy nhiên, sự đổi mới PPDH đây mang tính chất kế thừa và phát triển, nghĩa là phải dựa trên điều kiện thực tế của đất nƣớc mà lựa chọn những PPDH truyền thống có tác dụng tích cực vào việc nâng cao chất lƣợng giáo dục trong thời đại mới. Dạy học bằng grap là một phƣơng pháp dạy học tích cực cần phải phối hợp các phƣơng pháp dạy học tích cực khác và phƣơng tiện kĩ thuật dạy học để nâng cao chất lƣợng dạy học hóa học trƣờng phổ thông. Việc đổi mới và phát triển các PPDH các nhà khoa học đã đề cập đến nhƣ: GS.TSKH. Nguyễn Ngọc Quang đã viết “Sử dụng các phƣơng pháp dạy học tích cực và phƣơng tiện kĩ thuật để nâng cao chất lƣợng dạy học hóa học các trƣờng phổ thông”, “Chiến lƣợc phát triển giáo dục đào tạo Việt Nam đến năm 2010”, “Đổi mới phƣơng pháp dạy học theo hƣớng dạy học hƣớng vào ngƣời học, hoạt động hóa ngƣời học, phƣơng pháp grap trong dạy học, dùng phƣơng pháp trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá”. TS. Lê Trọng Tín và GS.TSKH. Nguyễn Cƣơng đƣa ra bốn xu hƣớng phát triển của phƣơng pháp dạy học hóa học bậc trung học Việt Nam “Hoàn thiện chất lƣợng các phƣơng pháp hiện có trong bài lên lớp, ứng dụng công nghệ thông tin vào việc đổi mới phƣơng pháp dạy học bài lên lớp, sử dụng phƣơng pháp grap và algorit trong dạy học bài lên lớp, cải tiến phƣơng pháp dạy học từ xa”. Dạy học bằng grap góp phần phát triển tƣ duy logic, phƣơng pháp tự học trong học sinh và nâng cao hiệu quả bài lên lớp mà đã đƣợc nhiều tác giả giới thiệu trong các buổi tập huấn về đổi mới phƣơng pháp dạy học do Bộ Giáo dục tổ chức, đồng thời trên các thông tin đại chúng nhƣ tạp chí Hóa học và ứng dụng của Hội hóa học, tạp chí giáo dục của Bộ Giáo dục, báo Giáo dục và thời đại,… và nhấn mạnh dạy học bằng grap là một phƣơng pháp dạy học mới chuyên biệt chẳng những Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phan Văn An SVTH: Ngô Thị Nhơn Lớp: 08SHH 10 làm tốt bài ôn tập mà ngay khi dạy kiến thức mới và thực hành hóa học cũng rất có hiệu quả. 1.2.3. Tình hình dạy học bằng grap các trƣờng THPT hiện nay [5] Nhiều công trình nghiên cứu thực trạng về phƣơng pháp dạy học các trƣờng trung học phổ thông qua nhiều tác giả cho thấy: trong các giờ hóa học, học sinh ít hoạt động; các phƣơng pháp sử dụng chƣa thể hiện đƣợc phƣơng pháp nhận thức khoa học bộ môn; giáo viên hóa học chƣa chú ý sử dụng phƣơng pháp dạy học tích cực có tác động bồi dƣỡng phƣơng pháp suy nghĩ và tự học cho ngƣời học. TS. Lê Trọng Tín – Khoa Hóa trƣờng Đại học Sƣ phạm thành phố Hồ Chí Minh qua khảo sát thực trạng sử dụng các phƣơng pháp và hình thức tổ chức dạy học một số trƣờng phổ thông trung học phía Nam cho thấy: Tên các phƣơng pháp và hình thức tổ chức dạy học Phần trăm số ngƣời sử dụng Số ngƣời không sử dụng (%) Rất thƣờng xuyên (%) Thƣờng xuyên (%) Không thƣờng xuyên (%) 1. Thuyết trình 26 50 23 1 2. Đàm thoại 24 61 14 1 3. B/diễn TN khi dạy học bài mới 4 36 57 3 4. HS làm TN khi học bài mới 1 3 38 58 5. HS làm TN thực hành 2 25 38 35 6. Dùng tranh ảnh, sơ đồ 15 47 35 3 7. Dạy học nêu vấn đề 16 48 35 1 8. Phƣơng pháp grap dạy học 4 12 18 66 1.2.4. Nhu cầu dổi mới PPDH hóa học [9] 1/ Về phía học sinh Học sinh chƣa thành chủ thể của nhận thức. Phần lớn các em tiếp thu kiến thức trên lớp một cách thụ động do đó nắm kiến thức không chắc nên kĩ năng vận [...]... PHÁP DẠY HỌC KHÁC TRONG DẠY HỌC CHƢƠNG NHÓM HALOGEN LỚP 10 NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ BÀI LÊN LỚP 2.1 Những vấn đề cơ bản của chƣơng nhóm Halogen lớp 10 trƣờng THPT (Hóa học 10 cơ bản) 2.1.1 Vị trí của chƣơng nhóm Halogen trong chƣơng trình hóa học THPT [7] Các bài giảng về chất đƣợc sắp xếp xen kẽ với các bài giảng về thuyết, định luật hóa học, thƣờng xuyên bố trí sau một số bài lí thuyết cơ sở Chƣơng nhóm. .. lời grap nội dung dƣới dạng câu hỏi (phiếu học tập) Grap này dùng để ghi bài sau khi có đáp án cuối cùng của GV và chính là vở ghi bài học nhà (thay cho vở) Tuy nhiên, chúng tôi chỉ sử dụng 3 hình thức grap, dùng để thực hiện trong quá trình lên lớp khi nghiên cứu tài liệu mới (1, 7, 8) 2.3 Sử dụng phƣơng pháp grap dạy học khi nghiên cứu các bài truyền thụ kiến thức mới chƣơng nhóm Halogen lớp 10. .. PPDH phức hợp. Nó yêu cầu GV không những phải nắm vững kiến thức mà còn phải có vốn kiến thức về các phƣơng pháp dạy học Do đó việc dạy học theo phƣơng pháp grap đòi hỏi GV phải vận dụng linh hoạt các mặt tích cực của các PPDH khác để giúp đem lại hiệu quả dạy học nhƣ ý muốn 3/ Thực hiện bài lên lớp về chất bằng phƣơng pháp grap Muốn thực hiện bài lên lớp về chất theo phƣơng pháp grap dạy học thì phải... hóa học, phƣơng pháp grap dạy học đã đƣợc nghiên cứu kĩ và kết quả đƣợc công bố trong những mặt sau đây: - Xây dựng grap nội dung dạy học: cho mỗi khái niệm hóa học, cho một bài học hóa học - Dùng phƣơng pháp grap và tiếp cận môđun vào lí luận về bài toán hóa học - Dùng phƣơng pháp grap để thiết kế qui trình công nghệ của một bài học hóa học nghiên cứu tài liệu mới, hoàn thiện kiến thức,… - Dùng grap. .. grap dạy học 1/ Hoàn cảnh ra đời [14] Từ năm 1970 vận dụng qui luật sáng tạo phƣơng pháp dạy học mới là biến phƣơng pháp khoa học thành phƣơng pháp dạy học, GS.TSKH Nguyễn Ngọc Quang đã chọn phƣơng pháp grap của toán học chuyển hóa nó thành phƣơng pháp dạy học hóa học thông qua xử lí sƣ phạm theo công thức: P grap toán học  ψ  P grap dạy học Đến nay, qua việc thử nghiệm trong nhiều năm nhiều môn học, ... với các phƣơng pháp dạy học tích cự khác trên lớp [6] 2.2.1 Algorit áp dụng phƣơng pháp grap vào bài lên lớp SVTH: Ngô Thị Nhơn Lớp: 08SHH Khóa luận tốt nghiệp 28 GVHD: ThS Phan Văn An 1/ Về thầy có 4 bƣớc: + Thầy lập grap nội dung của bài lên lớp + Từ grap nội dung thầy soạn grap bài lên lớp + trên lớp, thầy triển khai grap nội dung (tức là thực hiện grap bài lên lớp) + Thầy kiểm tra và đánh giá... tổng kết, đặt vấn đề cho bài tiếp theo hoặc vấn đề tiếp theo trong bài trƣờng phổ thông, do hạn chế về mặt thời gian nên việc dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ đƣợc áp dụng trong các tiết thực hành tiết dạy học bài mới chỉ nên có từ 1 - 3 hoạt động theo nhóm, mỗi hoạt động khoảng 5 phút 1.4.3 Các phƣơng pháp dạy học khác [11] 1/ Dạy học nêu vấn đề - Ơrixtic (hay còn gọi là dạy học đặt và giải quyết vấn... hợp với phƣơng pháp grap dạy học nhƣ: - Sử dụng thí nghiệm hóa học và phƣơng tiện trực quan theo phƣơng pháp nghiên cứu SVTH: Ngô Thị Nhơn Lớp: 08SHH 23 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Phan Văn An Học sinh đƣợc trực tiếp tác động vào đối tƣợng (quan sát mẫu vật các chất, lắp dụng cụ thí nghiệm, làm thí nghiệm,…) tự lực khám phá ra tri thức mới CHƢƠNG 2: SỬ DỤNG DẠY HỌC GRAP PHỐI HỢP VỚI CÁC PHƢƠNG PHÁP... grap nội dung để dạy học trên lớp về hóa học - Dùng phƣơng pháp grap để xây dựng phƣơng án tối ƣu cho chƣơng trình môn học b/ Cách xây dựng grap nội dung dạy học  Định nghĩa: Grap nội dung dạy học là sơ đồ phản ánh trực quan tập hợp những kiến thức chốt (cơ bản, cần và đủ) của một nội dung dạy học và cả logic phát triển bên trong của nó Trong các dạng grap nội dung dạy học, grap của bài học là dạng quan... khoa học 1.4.2 Phƣơng pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ [8] 1/ Khái niệm Dạy học hợp tác, từ trƣớc đến nay có nhiều định nghĩa khác nhau nhƣng đều đƣợc hiểu là phƣơng pháp dạy học trong đó học sinh dƣới sự hƣớng dẫn của giáo viên làm việc phối hợp với nhau theo những nhóm nhỏ trong một khoảng thời gian giới hạn để hoàn thành mục đích chung của nhóm đã đƣợc đặt ra Trong dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ, lớp . Nghiên cứu sử dụng phương pháp grap dạy học phối hợp với các phương pháp dạy học khác nhằm nâng cao hiệu quả bài lên lớp chương nhóm Halogen lớp 10 ở trường trung học phổ thông làm đề tài cho. mình. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Sử dụng phƣơng pháp grap dạy học kết hợp với các phƣơng pháp dạy học khác trong giảng dạy chƣơng nhóm Halogen lớp 10 để nâng cao hiệu quả dạy học theo hƣớng phát. kết hợp với các phƣơng pháp dạy học khác để nâng cao hiệu quả dạy học hóa học ở trƣờng phổ thông. 2. Xây dựng các giáo án trong chƣơng nhóm Halogen lớp 10 theo phƣơng pháp đang nghiên cứu.

Ngày đăng: 14/06/2014, 17:54

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan