1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa và ngữ dụng của lời khen, lời chê trong tiếng việt (so sánh với tiếng anh)

378 4,6K 41

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 378
Dung lượng 2,86 MB

Nội dung

1.2 Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi muốn tìm hiểu những đặc điểm ngôn ngữ và văn hóa thể hiện qua LK, LC trong tiếng Việt và tiếng Anh Mỹ với mục đích giúp cho việc

Trang 1

ĐỖ THỊ BÌNH

ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC, NGỮ NGHĨA VÀ NGỮ DỤNG CỦA LỜI KHEN, LỜI CHÊ TRONG TIẾNG VIỆT

(SO SÁNH VỚI TIẾNG ANH)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2012

Trang 2

ĐỖ THỊ BÌNH

ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC, NGỮ NGHĨA VÀ NGỮ DỤNG CỦA LỜI KHEN, LỜI CHÊ TRONG TIẾNG VIỆT

(SO SÁNH VỚI TIẾNG ANH)

Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC SO SÁNH – ĐỐI CHIẾU

Phản biện 2: PGS.TS LÊ KHẮC CƯỜNG

Phản biện 3: PGS.TS NGUYỄN VĂN HUỆ

TẬP THỂ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

2 TS HUỲNH THỊ HỒNG HẠNH

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2012

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả luận án

ĐỖ THỊ BÌNH

Trang 4

Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy Cô - Tiến sĩ Nguyễn Hữu Chương và Tiến

sĩ Huỳnh Thị Hồng Hạnh – đã rất tận tâm hướng dẫn giúp tôi hoàn tất luận án này Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Văn học – Ngôn ngữ và anh chị em học viên khóa 2007 -2010 đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài này

Xin trân trọng cảm ơn Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TP.HCM, Trường Cao đẳng Xây dựng số 2 đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu khoa học và thực hiện luận án

Xin tỏ lòng biết ơn gia đình và những người thân đã chia sẻ những khó khăn với tôi trong quá trình học tập, công tác và thực hiện công trình này

ĐỖ THỊ BÌNH

Trang 5

[ , ]: Tên tác phẩm, tài liệu trích dẫn để trong [ ]; trong đó: số đầu là số thứ tự

của tên tác phẩm, tài liệu tham khảo ở cuối luận án; sau dấu phẩy là số trang

+ : Cực dương, nghĩa tích cực

- : Cực âm, nghĩa tiêu cực

2 VIẾT TẮT:

(1) S: Người nói (speaker)

(2) H: Người nghe (hearer)

(3) LK: Lời khen

(4) LC: Lời chê

(5) CLK: Chiến lược khen

(6) CLC: Chiến lược chê

(7) CT: Cấu trúc

(8) CTLK: Cấu trúc lời khen

(9) CTLC: Cấu trúc lời chê

(10) ĐTGT: Đối tượng giao tiếp

(11) SVHS: Sinh viên học sinh

(12) TH: Tình huống

(13) ĐTNVK: Động từ ngữ vi biểu thị hành vi khen

(14) ĐTNVC: Động từ ngữ vi biểu thị hành vi chê

(15) NDMĐK: Nội dung mệnh đề khen

(16) NDMĐC: Nội dung mệnh đề chê

(17) X: Đối tượng được khen / Đối tượng bị chê

(18) K: Nội dung lời khen

(19) C: Nội dung lời chê

Trang 6

M ĐẦU Trang

1 Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu 1

2 Lịch sử vấn đề 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9

4 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu 10

5 Đóng góp của luận án 12

6 Bố cục luận án 13

NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 15

1.1 Một số vấn đề về dụng học giao văn hóa 15

1.1.1 Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa 15

1.1.2 Trực tiếp, gián tiếp và vấn đề lịch sự trong dụng học giao văn hóa 22

1.1.3 Giao tiếp ngôn từ và giao tiếp phi ngôn từ 28

1.2 Đặc điểm hành vi khen và hành vi chê 31

1.2.1 Đặc điểm hành vi khen (complimenting) 31

1.2.2 Đặc điểm hành vi chê (criticizing) 35

1.3 Lập luận trong ngôn ngữ 37

1.4 Tiểu kết 40

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CỦA LỜI KHEN VÀ LỜI CHÊ TRONG TIẾNG VIỆT (SO SÁNH VỚI TIẾNG ANH) 43

2.1 Đặc điểm cấu trúc của lời khen trong tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh) 43

2.1.1 Đặc điểm cấu trúc của lời khen trong tiếng Việt 43

2.1.1.1 Lớp từ ngữ thường được sử dụng khi khen trong văn hóa Việt 43

2.1.1.2 Mô hình cấu trúc lời khen trong tiếng Việt 49

2.1.2 Đặc điểm cấu trúc của lời khen trong tiếng Anh Mỹ 58

2.1.2.1 Lớp từ ngữ thường được sử dụng khi khen trong văn hóa Mỹ 58

2.1.2.2 Mô hình cấu trúc lời khen trong tiếng Anh Mỹ 63

2.1.3 So sánh đặc điểm cấu trúc của lời khen trong hai ngôn ngữ 72

Trang 7

2.2 Đặc điểm cấu trúc của lời chê trong tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh) 78

2.2.1 Đặc điểm cấu trúc của lời chê trong tiếng Việt 78

2.2.1.1 Lớp từ ngữ thường được sử dụng khi chê trong văn hóa Việt 78

2.2.1.2 Mô hình cấu trúc lời chê trong tiếng Việt 87

2.2.2 Đặc điểm cấu trúc của lời chê trong tiếng Anh Mỹ 95

2.2.2.1 Lớp từ ngữ thường được sử dụng khi chê trong văn hóa Mỹ 95

2.2.2.2 Mô hình cấu trúc lời chê trong tiếng Anh Mỹ 100

2.2.3 So sánh đặc điểm cấu trúc của lời chê trong hai ngôn ngữ 109

2.2.3.1 Những điểm tương đồng và dị biệt xét ở góc độ sử dụng từ ngữ 109

2.2.3.2 Những điểm tương đồng và dị biệt xét ở góc độ cấu trúc 112

2.3 Tiểu kết 115

CHƯƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA VÀ NGỮ DỤNG CỦA LỜI KHEN VÀ LỜI CHÊ TRONG TIẾNG VIỆT (SO SÁNH VỚI TIẾNG ANH) 118

3.1 Đặc điểm ngữ nghĩa và ngữ dụng của lời khen trong tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh) 118

3.1.1 Đặc điểm ngữ nghĩa và ngữ dụng của lời khen trong tiếng Việt 118

3.1.1.1 Các chiến lược khen trong văn hóa Việt 118

3.1.1.2 Chức năng của lời khen trong văn hóa Việt 125

3.1.2 Đặc điểm ngữ nghĩa và ngữ dụng của lời khen trong tiếng Anh Mỹ 129

3.1.2.1 Các chiến lược khen trong văn hóa Mỹ 129

3.1.2.2 Chức năng của lời khen trong văn hóa Mỹ 133

3.1.3 So sánh về mặt ngữ nghĩa và ngữ dụng của lời khen trong hai ngôn ngữ 138

3.1.3.1 Những điểm tương đồng và dị biệt về chiến lược sử dụng lời khen trong hai ngôn ngữ 138

3.1.3.2 Những điểm tương đồng và dị biệt về chức năng của lời khen trong hai ngôn ngữ 145

3.2 Đặc điểm ngữ nghĩa và ngữ dụng của lời chê trong tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh) 150

Trang 8

3.2.1.2 Chức năng của lời chê trong văn hóa Việt 158

3.2.2 Đặc điểm ngữ nghĩa và ngữ dụng của lời chê trong tiếng Anh Mỹ 162

3.2.2.1 Các chiến lược chê trong văn hóa Mỹ 162

3.2.2.2 Chức năng của lời chê trong văn hóa Mỹ 167

3.2.3 So sánh về mặt ngữ nghĩa và ngữ dụng của lời chê trong hai ngôn ngữ 170

3.2.3.1 Những điểm tương đồng và dị biệt về chiến lược sử dụng lời chê trong hai ngôn ngữ 170

3.2.3.2 Những điểm tương đồng và dị biệt về chức năng của lời chê trong hai ngôn ngữ 177

3.3 Thang độ trong khen và chê 180

3.4 Tiểu kết 189

KẾT LUẬN 191

TÀI LIỆU THAM KHẢO 196

NGỮ LIỆU TRÍCH DẪN 206

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI CỦA LUẬN ÁN 210

Trang 9

Giao tiếp, ngôn ngữ và văn hóa là những yếu tố không thể tách rời nhau Để giao tiếp tốt, đối tượng giao tiếp (ĐTGT) không chỉ cần thành thạo về ngôn ngữ mà còn cần phải hiểu biết về văn hóa của cộng đồng sử dụng ngôn ngữ đó Sự khác biệt trong văn hóa sẽ gây khó khăn trong giao tiếp Brown & Levinson [76,16] cho rằng mỗi ngôn ngữ có quy tắc giao tiếp riêng và mỗi nền văn hóa có quy định riêng về việc ĐTGT phải giao tiếp với nhau như thế nào Những quy định này đóng vai trò như luật bất thành văn mà mọi người sống trong cùng nền văn hóa đó đều biết và làm theo Vì vậy việc học và sử dụng một ngoại ngữ đòi hỏi người học không chỉ nắm bắt những kiến thức về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, mà còn cần có những kỹ năng giao tiếp, kiến thức văn hóa tức là cách sử dụng các chiến lược giao tiếp trong ngữ cảnh cụ thể để đạt được những mục tiêu cụ thể

Khen, chê là một trong những mục đích của hoạt động giao tiếp ngôn ngữ (hoặc giao tiếp bằng một số phương thức khác) trong bất kỳ xã hội, dân tộc nào cũng có Ở giai đoạn sơ khai sơ khởi, sự khen, chê có lẽ theo thói quen, theo tập quán, tập tục của từng dân tộc Cùng với sự phát triển của lý thuyết ngôn ngữ học

và những nghiên cứu về phép lịch sự trong giao tiếp, dần dần khen, chê được xét đến như là một trong những hoạt động ngôn từ gắn với phép lịch sự trong nghi thức giao tiếp Trong phạm vi rất rộng lớn ấy của ngữ dụng học, chúng tôi chọn hai hoạt động ngôn từ đối ứng nhau này (theo cách hiểu nghĩa trực tiếp, thông thường) làm

đề tài nghiên cứu Lời khen (LK) đóng một vai trò quan trọng trong giao tiếp lời

Trang 10

nói, gắn liền với việc hình thành năng lực sáng tạo, giáo dục thẩm mỹ và thậm chí hình thành nhân cách con người Việc tạo một LK không chỉ đơn thuần là theo những cấu trúc (CT) với các tiêu điểm: khen ai, khen cái gì, khen như thế nào mà còn phải tìm hiểu việc áp dụng hành vi ấy trong những ngữ cảnh khác nhau, ở các môi trường khác nhau Tương tự, trong giao tiếp hằng ngày, lời chê (LC) được thực hiện với nhiều mục đích: không tán đồng, khắc phục những điều chưa chuẩn, chưa đạt yêu cầu, khuyên bảo… Tuy nhiên đây là một hành vi rất cần sự cẩn trọng trong giao tiếp vì nó là một hành vi âm tính, hành vi đe dọa thể diện của cả người nói (S)

và người nghe (H) Vì thế việc lựa chọn các chiến lược chê (CLC) phù hợp: thêm vị đắng để làm cho đối tượng bị chê thấm thía với những khuyết điểm của mình hay ngọt hóa để giảm mức độ đe dọa thể diện người nghe là một nghệ thuật trong giao tiếp

Ngôn ngữ gắn liền với văn hóa và tư duy của người giao tiếp Để hiểu một

LK hoặc một LC trong giao tiếp, ĐTGT cũng cần phải hiểu các yếu tố xung quanh

LK hoặc LC ấy – môi trường giao tiếp (khoảng cách giao tiếp, nơi giao tiếp, thời điểm giao tiếp …), phương tiện giao tiếp phi lời kèm theo: cử chỉ, điệu bộ, vẻ mặt…), trạng thái giao tiếp của đối tượng (buồn, vui, không hợp với đối tác giao tiếp …) Khen và chê rõ ràng là hai hành động trái ngược nhau Tuy nhiên, trong thực tế giao tiếp khi yếu tố văn hóa và ngữ cảnh được xét đến thì hai hành động này đôi khi rất khó để phân biệt Người giao tiếp dùng một từ hoặc một cấu trúc LK nhưng mục đích để chê và ngược lại Ngoài tiêu chí hình thức và ngữ nghĩa, có cần phải xét đến mối liên hệ giữa từ ngữ được sử dụng và tư duy của một cộng đồng nói năng? Câu hỏi được đặt ra là liệu khi khen người giao tiếp luôn dùng các từ tích cực (dương tính) và khi chê thì dùng các từ tiêu cực (âm tính), còn các từ mang ý nghĩa trung hòa trong thang độ ấy sẽ diễn đạt ý khen hay chê?

Mặt khác, trong sự hoạt động ngôn từ phong phú và đa dạng, khen và chê lại cung cấp cho người nghiên cứu những điều rất bổ ích để hiểu sâu hơn về cách ứng

xử trong cộng đồng khi khen và khi chê

Từ những điều lý thú khi tìm hiểu về văn hóa của các cộng đồng cùng với sự lôi cuốn của việc vận dụng ngữ dụng trong phân tích những hành động ngôn ngữ thúc đẩy chúng tôi quyết định chọn đề tài này Chúng tôi chọn tiếng Anh của người

Trang 11

Mỹ để đối chiếu với tiếng Việt vì trong quá trình công tác, chúng tôi được sống và làm việc tại đất nước Mỹ, trong cộng đồng người Mỹ

1.2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi muốn tìm hiểu những đặc điểm ngôn ngữ

và văn hóa thể hiện qua LK, LC trong tiếng Việt và tiếng Anh Mỹ với mục đích giúp cho việc giao tiếp ứng xử hằng ngày đạt hiệu quả tối ưu

Nghiên cứu LK và LC ở cả ba bình diện: cấu trúc, ngữ nghĩa và ngữ dụng, chúng tôi xác định các nhiệm vụ và mục đích cụ thể của LA như sau:

(1) Tập hợp các biểu thức ngữ vi khen và chê ở cả hai ngôn ngữ, xây dựng thành những mô hình CT của hai hành động lời nói này để góp phần phân định đâu

là các hành vi tại lời phổ quát, đâu là các hành vi tại lời đặc ngữ, từ đó nêu lên được các đặc trưng ngôn ngữ-văn hóa trong LK, LC của người Việt và người Mỹ

(2) Mô tả và xác định vai trò ngữ nghĩa của các thành tố tạo nên biểu thức ngữ

vi khen và biểu thức ngữ vi chê

(3) Tổng hợp các chiến lược người Việt và người Mỹ thường sử dụng khi thực hiện hành vi khen, chê và chức năng của chúng trong giao tiếp để chỉ ra những biểu hiện văn hóa của hai dân tộc nói chung và văn hóa ứng xử của người Việt và người

Mỹ thông qua hai hành động ngôn từ đối ứng nhau này nói riêng

(4) Khẳng định tầm quan trọng của việc nắm rõ những chiến lược giao tiếp và những từ định hướng nghĩa để đạt hiệu quả trong giao tiếp Bên cạnh đó, ĐTGT cần hiểu biết đặc điểm văn hóa của một dân tộc, những lý lẽ chung được công nhận trong nền văn hóa đó và hoàn cảnh giao tiếp để hiểu và phân biệt LK và LC trong giao tiếp hằng ngày vì phương tiện hình thức dùng để khen và chê là hoàn toàn trái ngược nhau, tuy nhiên khi đặt vào hoàn cảnh giao tiếp cụ thể trong một nền văn hóa

cụ thể, đặc biệt là khi có sự tham gia của ngôn ngữ phi lời mà cụ thể là những thái

độ, cử chỉ, v.v… thì khen và chê đôi khi lại rất khó phân biệt

(5) Đối sánh LK và LC trong tiếng Việt và tiếng Anh Mỹ để chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt về nội dung, hình thức, chiến lược sử dụng và chức năng của chúng trong hai ngôn ngữ và từ đó khẳng định mỗi dân tộc có cách sử dụng ngôn ngữ riêng và ngôn ngữ gắn liền với tư duy và văn hóa của dân tộc đó

Kết quả nghiên cứu sẽ giúp ích cho công tác dịch thuật, biên soạn giáo trình dạy tiếng, và góp phần nâng cao việc dạy và học tiếng Anh Mỹ cho người Việt và

Trang 12

tiếng Việt cho người nước ngoài, đồng thời giúp cho việc giao tiếp ứng xử trong xã hội hằng ngày đạt hiệu quả cao nhất

2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

Khen và hồi đáp khen đã được nghiên cứu khá nhiều ở những nước nói tiếng Anh trên thế giới từ ba thập niên trước A Pomerantz(1978) [114] là người tiên phong nghiên cứu LK và cách đáp trả LK của người Mỹ phát hiện rằng người Mỹ không phải luôn luôn chấp nhận LK mà lời hồi đáp có thể thuộc vào ba loại: 1 chấp nhận LK (acceptance), 2 từ chối LK (rejections), 3 cách nói tránh tự khen ngợi bản thân (self-praise avoidance mechanisms) Trong nghiên cứu đầu tiên của mình, N Wolfson và J Manes (1980) [131] nêu lên chức năng của hành động khen là xây dựng và thắt chặt tình đoàn kết gắn bó giữa người khen và người được khen Tiếp đến, N Wolfson (1983), R Herbert (1986) và J Holmes (1987) tập trung vào giả thuyết này và cung cấp thêm những kết quả rõ ràng để khẳng định giả thuyết ấy chính là chức năng chính của LK J Manes (1983) [106] khẳng định khen và hồi đáp khen phản ánh giá trị văn hóa của một cộng đồng

R Herbert (1989) [92] nêu lên một câu hỏi rằng liệu những người bản xứ ở các nước nói tiếng Anh khác, cụ thể là người Nam Phi có dùng theo những cấu trúc lời khen (CTLK) và hồi đáp khen như người Mỹ không Tác giả cho thấy sự phân tầng trong xã hội là bản chất trong ý thức hệ của người Nam Phi, do đó người Nam Phi ít dùng những LK trong giao tiếp, trái ngược hẳn với sự thường xuyên dùng LK của người Mỹ Người Mỹ thường xuyên sử dụng LK vì họ cố gắng thiết lập sự gắn

bó với đối tác giao tiếp trong một tình huống mà vị trí xã hội, tầng bậc của họ chưa được xác định Ngược lại người Nam Phi không cần phải tận dụng LK để thiết lập cái mà họ đã sẵn có

Tiếp theo phải kể đến nghiên cứu của J Holmes (1988) [94] về khen và hồi đáp khen của người New Zealand Xã hội New Zealand có nhiều điểm tương đồng với xã hội Mỹ tức là không có sự phân tầng bậc, do đó tần suất sử dụng LK cũng có nhiều tương đồng

Gần đây khi hướng tiếp cận giao thoa văn hóa ngày càng phổ biến thì việc nghiên cứu LK và hồi đáp khen càng thu hút những nhà nghiên cứu, những tác giả viết sách, giáo viên và học viên học tiếng Anh từ những nước sử dụng tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai Các nhà nghiên cứu đã phân tích và tiến hành so sánh

Trang 13

những điểm tương đồng và khác biệt trong các phát ngôn khen và hồi đáp khen ở từng nền văn hóa khác nhau:

- D.C Barnlund và S Araki (1985) [71] đã tiến hành so sánh mật độ sử dụng

LK giữa người Mỹ và người Nhật và đưa ra những kết luận: Người Mỹ thường sử dụng LK hơn người Nhật Những đề tài mà người Mỹ thường khen là: ngoại hình, những nét quyến rũ riêng tư trong khi người Nhật thường xuyên khen công việc, học tập, ngoại hình M Daikuhara (1986) [82] nghiên cứu sự khác nhau giữa hai nền văn hóa Mỹ - Nhật trong việc khen các thành viên trong gia đình nơi công cộng

và kết luận người Mỹ thường xuyên khen các thành viên trong gia đình nơi công cộng trong khi người Nhật hiếm khi làm chuyện này

- Chung-hye Han (1992) [79] nghiên cứu sự khác nhau trong việc đáp trả LK giữa phụ nữ Mỹ và phụ nữ Hàn Quốc và kết luận phụ nữ Hàn thường từ chối LK, chỉ có 20% chấp nhận LK trong khi đó 75% phụ nữ Mỹ chấp nhận LK

- Yi Yuan (1998) [135] nghiên cứu cách khen và đáp trả LK của người Trung Quốc theo độ tuổi, giới tính và trình độ văn hóa R Chen (1993) [78]; W.C.T Loh (1993) [104] và Yi Yuan (1998) phân tích sự ảnh hưởng của văn hóa đối với học viên người Trung Quốc khi đáp trả LK bằng tiếng Anh Đại đa số người Trung Quốc thường từ chối LK hoặc đưa ra những lời giải thích khi nhận được LK từ người giao tiếp, rất hiếm có người nào đáp trả LK bằng cách cảm ơn như người Anh

- So sánh LK giữa văn hóa Thái và văn hóa Mỹ có các tác giả: C Gajaseni (1994) [87], R Cooper và N Cooper (2005) [80] và Payung Cedar (2006) [113] Payyung Cedar nghiên cứu nét tương đồng và khác biệt trong cách đáp trả LK giữa người Thái và người Mỹ Điểm khác biệt rõ nét nhất nằm ở chỗ trong khi người Mỹ thường chấp nhận và đáp trả LK một cách tích cực thì người Thái tiếp nhận LK một cách e dè hơn Rất nhiều người Thái đáp trả LK chỉ bằng một nụ cười và không dùng kèm bất cứ một phát ngôn nào và điều này là không bao giờ xảy ra trong văn hóa Mỹ

- G.L Nelson, W.E Bakary và M.A Batal (1996) [109] tìm hiểu sự giống và khác nhau giữa cách khen của người Ai Cập và người Mỹ và kết luận cấu trúc lời khen (CTLK) của hai cộng đồng này giống nhau (vật được khen + tính từ) nhưng tần suất sử dụng LK của người Mỹ nhiều hơn người Ai Cập

Trang 14

Ở Việt Nam, đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến khen và hồi

đáp khen, như luận văn thạc sĩ của Lê Thị Thu Hoa (1996) [30] “Cấu trúc nghĩa của động từ nói năng “khen”, “tặng”, “chê” Luận văn tập trung vào việc miêu tả

các động từ nói năng, trong đó có hành động khen Luận văn chưa nghiên cứu sâu

về đặc điểm của hành vi này trong các vấn đề liên quan đến văn hóa và giao thoa

văn hóa; “Một vài khảo sát về đặc điểm văn hóa của người châu Âu và người Việt thể hiện qua lời khen” của Bùi Thị Phương Chi và Phạm Thị Thu Hà (2005) [8]: đề

tài nghiên cứu này tìm hiểu đặc điểm tâm lý, văn hóa của người Châu Âu và người Việt thể hiện qua hành động khen, tuy nhiên chỉ giới hạn trong một nhóm nghiệm thể nhỏ (30 người Việt và 30 người châu Âu), hầu hết là sinh viên đại học, nên kết quả khảo sát chỉ thể hiện được một phần nào đặc điểm tâm lý của hai dân tộc Nổi

bật có LA tiến sĩ của Nguyễn Quang (1999) [42] - “Một số khác biệt giao tiếp Việt –

Mỹ trong cách thức khen và tiếp nhận lời khen” Tác giả đã so sánh sự khác biệt

trong các hình thức xưng hô, các dấu hiệu từ vựng tình thái, cái nên khen và cái không nên khen, các chiến lược tiếp nhận LK khác nhau giữa người Việt và người

Mỹ Tuy nhiên trong đề tài này, nhóm nghiệm thể Mỹ là những người sinh sống và làm việc ở Châu Á, nên theo chúng tôi nhóm nghiệm thể này ít nhiều cũng có những ảnh hưởng theo văn hóa của người châu Á Đặc biệt là các yếu tố cận ngôn (paralinguistic factors) như ngữ điệu, trọng âm, các yếu tố thuộc ngôn ngữ phi lời như cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, biểu hiện trên mặt, các yếu tố thuộc môi trường giao tiếp như nơi giao tiếp, thời điểm giao tiếp và trạng thái giao tiếp chưa được đề cập đến Tác giả đã quan tâm đến yếu tố văn hóa và giao thoa văn hóa nhưng chưa lý giải rõ ràng vì sao lại có hiện tượng này Gần đây nhất là LA tiến sĩ của Trần Kim

Hằng (2011) – “Văn hóa ứng xử của người Việt nam bộ và người Mỹ qua lời khen

và lời hồi đáp khen” LA này tìm hiểu những đặc điểm về ngôn ngữ và văn hóa ứng

xử thể hiện qua LK và lời đáp trong tiếng Việt ở riêng vùng Nam bộ và tiếng Anh ở

Mỹ Tác giả LA đã chỉ ra những biểu hiện văn hóa của hai dân tộc Việt, Mỹ qua các

CT khen và hồi đáp khen và xác định được lớp từ ngữ rặt Nam Bộ và cách dùng chúng trong khen và hồi đáp khen Tuy nhiên, các mẫu câu khen tiếng Việt được khảo sát trong LA là của người Việt vùng Nam Bộ vì thế đây chỉ là các mô hình đặc ngữ chứ chưa phải là các mô hình phổ quát LA cũng chưa quan tâm đến các CT sử dụng hư từ như một tác tử định hướng lập luận Và vì thế tuy tác giả đã minh họa

Trang 15

một lượng lớn CT khen và hồi đáp khen nhưng số mô hình này vừa thiếu lại vừa thừa

Những công trình nghiên cứu về hành động chê còn ít cả trong tiếng Anh và tiếng Việt Các công trình tiếng Anh chủ yếu tập trung nghiên cứu những lời khen ngợi mỉa mai (backhanded compliments) - S dùng những CT có chứa những từ mang nghĩa tích cực để khen ĐTGT nhưng lồng vào đó còn ám chỉ một LC Xét

một số lời khen ngợi mỉa mai trong tiếng Anh như: (1) “That dress is lovely; It does wonders for your figure.” (Cái áo đầm ấy rất đẹp Nó che được hết khuyết điểm của bạn); (2) “You’re smarter than you look.” (Anh thông minh hơn vẻ bề ngoài của mình); (3) “You drive very well, for a woman.” (Chị lái xe rất giỏi, đối với một người phụ nữ); (4) “Your son is more handsome than I would have expected.” (Con trai của em đẹp trai hơn tôi tưởng); (5) “You are attractive, for your age” (Trông chị

rất quyến rũ, ở lứa tuổi của chị) Trong mỗi phát ngôn trên, vế đầu là một CTLK: (1) khen cái áo đẹp; (2) sự thông minh của một người; (3) khả năng lái xe của một người phụ nữ; (4) ngoại hình của một người; (5) nét quyến rũ của một người Tuy nhiên vế nói tiếp theo sau đó ngụ ý một LC: (1) H có thân hình mập và cái áo đầm

ấy rất hợp để che khuyết điểm của mình; (2) H nhìn bề ngoài không thông minh; (3) phụ nữ thì không lái xe giỏi; (4) H (ba mẹ của đứa bé không đẹp); (5) H lớn tuổi rồi

và sự quyến rũ ở đây chỉ là đối với lứa tuổi ấy

LC và đáp trả LC cũng được nghiên cứu nhưng chưa nhiều Có thể điểm qua một vài công trình như: J House và G Kasper (1981) [96]; K Tracy, D Van Dusen

và S Robinson (1987) [126]; K Tracy và E Eisenberg (1990) [125]; R Wajnryb (1993) [127]; M Toplak và A Katz (2000) [124]

Theo J House và G Kasper [96], LC (criticisms), lời kết tội (accusations) và lời trách mắng (reproaches) là các dạng khác nhau của lời phàn nàn (complaints)

Họ giải thích rằng cả ba hành động này đều có chung hai đặc điểm, đó là “sự kiện xảy ra sau” (post-event)- có nghĩa là việc đáng bị phàn nàn đã có trước khi lời nhận xét được bộc lộ và “chống lại người nói” (anti-speaker) – tức là S sẽ phải chịu trách nhiệm, trả giá cho những gì mình nói Tuy nhiên A Wierzbicka [130] lại khẳng định rằng LC không nhất thiết phải luôn luôn xoáy vào một sự việc xảy ra trước theo quan điểm của House and Kasper, LC có thể được sử dụng cho một sự việc tĩnh tại, vĩnh cửu hoặc không theo trật tự thời gian như ngoại hình hoặc tính cách

Trang 16

của một người Tracy, Dusen and Robinsons [126] cũng nhấn mạnh đặc điểm

“chống lại người nói” thích hợp cho lời phàn nàn hơn là LC vì khi thực hiện một

LC, S có thể muốn H cải thiện bản thân mình hoặc có thể S chỉ muốn bộc lộ ý kiến của mình Họ phân tích các đặc điểm của LC tốt (good criticisms) và LC xấu (bad criticisms) bằng cách thu thập các LC từ rất nhiều người với nền tảng văn hóa khác nhau qua các bảng câu hỏi mở và kết luận có năm đặc điểm để phân biệt LC tốt và

LC xấu, trong đó LC tốt trước tiên cần phải dùng ngôn ngữ và thái độ tích cực, thứ hai sự thay đổi được đề nghị trong phát ngôn chê phải cụ thể và người chê có dụng

ý giúp những thay đổi ấy có khả năng xảy ra, thứ ba là lý do đưa ra LC phải có lý,

rõ ràng, tiếp đến LC được bù đắp lại bằng cách đặt trong một thông điệp tích cực hơn và một LC tốt sẽ không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ của ĐTGT

R Wajnryb (1993) [127] tiếp tục nghiên cứu LC trong ngữ cảnh là những nhận xét của giáo viên trên lớp và kết luận LC hiệu quả cần phải đơn giản, rõ ràng, nối kết với các chiến lược cải thiện và lời góp ý được bộc lộ với mong muốn chia sẻ kinh nghiệm

Nguyễn, M Thùy (2003) [110] tiến hành một khảo sát về cách bộc lộ LC và đáp trả LC bằng tiếng Anh trong lớp học giữa các học viên (sinh viên Việt đang học đại học tại Úc và sinh viên người bản xứ) với nhau S đưa ra lời nhận xét về các lỗi sai trong bài viết H đã làm và H đáp trả lại lời nhận xét đó Tác giả tập trung vào bốn cách bộc lộ LC: chê trực tiếp (direct criticism), đề nghị thay đổi (request for change), nói bóng gió (hints), và nói châm chích (sarcasm) và kết luận những người bản ngữ dùng cả bốn chiến lược bộc lộ LC trong giao tiếp trong khi những học viên Việt học tiếng Anh chỉ dùng hai chiến lược: nói trực tiếp và yêu cầu thay đổi; trong một vài tình huống (TH) khi người bản ngữ cho rằng không thích hợp để bộc lộ LC thì nhóm các học viên người Việt vẫn bộc lộ LC

Theo Từ điển tiếng Việt [141], chê là tỏ ra không thích, không vừa ý vì cho là kém, là xấu Cùng trường nghĩa với chê có các hành động như phê bình, cảnh cáo, chửi, dè bỉu, gièm pha, mạt sát, mắng, mỉa, mỉa mai, moi móc, nhiếc, phàn nàn, phê bình… Tuy các vị từ trên cùng nằm trong nghi thức giao tiếp âm tính, nhưng mức

độ đụng chạm thể diện là rất khác nhau Trên cứ liệu tiếng Việt, LA tiến sĩ “Sự kiện lời nói chê trong tiếng Việt (cấu trúc và ngữ nghĩa)” của Nguyễn Thị Hoàng Yến

(2006) [67] là chuyên luận đi sâu nghiên cứu khá kỹ về LC Tác giả tập trung khảo

Trang 17

sát LC trên hai bình diện là cấu trúc và ngữ nghĩa Tuy nhiên, LA không tập trung khảo sát trên bình diện lịch sự Tạ Thị Thanh Tâm (2006) [48] tiếp tục nghiên cứu nghi thức giao tiếp âm tính tiếng Việt, cụ thể là nghi thức chê xét trên bình diện lịch

sự và kết luận cách thức biểu hiện của lịch sự rất khác nhau khi thực hiện hành vi chê Trong các mối quan hệ S=H, S<H, S>H thì tần suất nghi thức chê đối với trường hợp S>H là cao nhất và đặc điểm lịch sự trong trường hợp này không bị chi phối bởi yếu tố tôn ti trong môi trường hành chính cũng như phi hành chính Theo tác giả, trong môi trường hành chính, nghi thức chê bị chi phối bởi quyền lực, nhưng do bị chi phối bởi tính khách quan, phi biểu cảm nên hễ giữ đúng các thể thức hành chính thì chúng đạt được lịch sự nhất định Có một số phương tiện ngôn ngữ thuộc nhiều cấp độ dùng để bù đắp cho bản chất tiêu cực của nghi thức chê nên một nội dung chê cụ thể đều có thể lượng hóa các mức độ lịch sự khác nhau trên thang độ

Qua khảo sát thực tế và tham khảo nhiều nguồn tài liệu, chúng tôi nhận thấy còn rất nhiều điều lý thú khi nghiên cứu LK và LC Trên cơ sở kế thừa và phát triển kết quả của các công trình đi trước, LA trình bày một cách có hệ thống về đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa và ngữ dụng của LK và LC trong tiếng Việt và tiếng Anh Mỹ Qua các chiến lược thể hiện LK và LC của người Việt và người Mỹ, LA phân tích các đặc trưng văn hóa ảnh hưởng đến việc chọn lựa CLK và CLC Ngoài ra, LA còn quan tâm đến thang độ trong khen và chê LK và LC là hai hành động trái ngược nhau nên phương tiện dùng để khen và chê về hình thức là hoàn toàn khác nhau Tuy nhiên đôi khi lại rất khó nhận dạng phương tiện người sử dụng đang dùng là nhằm diễn đạt một LK hay là một LC nếu không đặt chúng vào một ngữ cảnh cụ thể trong một nền văn hóa cụ thể LA cho thấy rằng để hiểu và phân biệt hai hành động này, người giao tiếp cần phải nắm rõ đặc điểm văn hóa, những lý lẽ chung được công nhận trong nền văn hóa đó, hoàn cảnh giao tiếp, yếu tố tâm lý của S và H

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Đối tượng nghiên cứu chính của LA là các phương thức thể hiện LK và LC của người Việt và người Mỹ, đó chính là các CT và chiến lược được sử dụng để đạt mục đích khen và chê Các chiến lược này có thể được diễn đạt trực tiếp hoặc gián tiếp, tường minh hoặc hàm ẩn, đôi khi có cả sự đóng góp của một số phương tiện phi lời được biểu hiện qua ngôn ngữ cơ thể Tuy nhiên, các phương tiện ngôn ngữ

Trang 18

phi lời này không được nghiên cứu sâu LA chỉ nhận dạng một số phương tiện thường được kết hợp với ngôn ngữ lời nói để bộc lộ LK và LC

- Những đặc trưng văn hóa ảnh hưởng đến cách chọn lựa các CLK và CLC của hai dân tộc

- Một câu hỏi được đặt ra là liệu khi khen người giao tiếp luôn dùng các từ tích cực (dương tính) và khi chê thì dùng các từ tiêu cực (âm tính), và các từ mang ý nghĩa trung hòa trong thang độ ấy sẽ diễn đạt ý khen hay chê, hay phải xét đến mối liên hệ giữa các từ và tư duy của người giao tiếp? Để trả lời câu hỏi này, đầu tiên chúng tôi tiến hành phân loại lớp từ ngữ thường được sử dụng khi khen (cực dương)

và khi chê (cực âm) Lớp từ ngữ này được thống kê trong Từ điển tiếng Việt [141] , Oxford Advanced Learner’s Dictionary, 7th Edition [147], Longman online [146] và trong các tác phẩm văn học Việt Nam, văn học Mỹ hiện đại Tiếp đến chúng tôi phân loại ngữ liệu theo trường rồi đặt chúng vào từng thang độ để xét đến ý nghĩa của từ trên thang độ Từ thang độ này chúng tôi tiếp tục làm rõ mối liên hệ giữa từ

và tư duy của người giao tiếp qua các ngữ cảnh bộc lộ rõ sự biến đổi ý nghĩa của cùng một từ, tức là cũng những từ ấy nhưng chúng dịch chuyển trên thang độ âm - dương trong các TH khác nhau hay nói cách khác từ mang nghĩa tích cực có nội dung khen nhưng dùng để chê và ngược lại

- Trong khuôn khổ của LA, mặc dù ngữ liệu được thu thập là các cặp thoại,

LA không phân tích cách hồi đáp LK và hồi đáp LC

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN TƯ LIỆU

4.1 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được kết quả khả quan, chúng tôi vận dụng các thành tựu lý luận và nghiên cứu của các ngành như từ vựng-ngữ nghĩa học, ngữ pháp học và đặc biệt là ngữ dụng học trong đó đối tượng ngôn ngữ luôn được đặt trong hoạt động giao tiếp, trong TH giao tiếp cụ thể Đây cũng là một hướng nghiên cứu đang được áp dụng rộng rãi

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi phối hợp sử dụng các phương pháp nghiên

cứu cơ bản đang được sử dụng phổ biến và có hiệu quả như phương pháp thống kê định lượng, phương pháp so sánh – đối chiếu, phương pháp miêu tả, phương pháp

xã hội – ngôn ngữ học

Trang 19

Các thủ pháp điều tra bằng phiếu, phỏng vấn trực tiếp, ghi âm, lập bảng biểu cũng được áp dụng trong quá trình nghiên cứu

Phương pháp thống kê định lượng là phương pháp nghiên cứu khá quen

thuộc Tuy nhiên trong công trình này, chúng tôi không sử dụng những phép toán phức tạp khi thống kê mà chỉ sử dụng những phép tính đơn giản để tính tỉ lệ phần trăm của các số liệu thống kê thu được, và tiến hành phân loại dữ liệu theo các cấp

độ

Phương pháp so sánh - đối chiếu là phương pháp nghiên cứu chủ yếu của LA

vì tính chất của đề tài là so sánh ngôn ngữ Từ những phương thức người Việt và người Mỹ thường sử dụng khi thực hiện hành vi khen và chê, chúng tôi đối chiếu những điểm tương đồng và khác biệt của hai nền văn hóa khi bộc lộ hai hành động ngôn ngữ này

Chúng tôi thực hiện điều tra xã hội – ngôn ngữ học qua hai cách:

1 Điều tra bằng phiếu khảo sát: Phiếu khảo sát được xây dựng bằng tiếng Việt và tiếng Anh Đối tượng điền phiếu là người Việt đang sinh sống tại Việt Nam

và người Mỹ đang sinh sống tại Mỹ Chúng tôi thiết kế hai loại phiếu Để thu thập các mẫu LK, LC, chúng tôi dùng bảng câu hỏi mở (phụ lục 4) và để đối sánh những điểm tương đồng và khác biệt trong việc sử dụng các CLK và CLC của người Việt

và người Mỹ, chúng tôi dùng bảng câu hỏi chọn lựa các chiến lược (phụ lục 3) cho

ba nhóm đề tài, đó là ngoại hình, những hành động và khả năng cụ thể và vật sở hữu 700 phiếu khảo sát bằng tiếng Anh được phát cho những người bản xứ Mỹ đang sinh sống và làm việc tại Mỹ, thu lại 600 phiếu và chọn lọc 344 phiếu đạt yêu cầu theo các thông số đã được vạch ra Số phiếu điều tra phát ra cho người Việt cũng là 700 phiếu, thu lại đạt yêu cầu nhiều hơn và được chọn ngẫu nhiên cho tương thích với số phiếu được chọn của người Mỹ là 344 phiếu Tất cả được phân loại, mã hóa, nhập dữ liệu, xử lý và kiểm định bằng phần mềm Excel trên máy tính Thông tin về các đối tượng khảo sát (xem phụ lục 17)

2 Phỏng vấn ghi chép lại: Để thu thập những mẫu LK và LC, chúng tôi cũng tiến hành phỏng vấn ghi chép lại

Người viết LA đã trực tiếp thực hiện việc phỏng vấn, phát phiếu điều tra các tham nghiệm viên tại Mỹ trong khoảng thời gian 2 tháng (từ tháng 7/2009 đến tháng

Trang 20

9/2009) Trong từng bước tiến hành, các cứ liệu được xem xét và mô tả tỉ mỉ bằng phương pháp miêu tả

4.2 Nguồn tư liệu

Tài liệu tham khảo của LA là các công trình nghiên cứu khoa học của các nhà ngôn ngữ học, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, các LA, luận văn có liên quan đến đề tài

Tư liệu phục vụ cho việc khảo sát thực tế, phân tích và bình luận trong LA được thu thập từ ba nguồn:

(1) Quan sát, ghi nhận trong thực tế giao tiếp

(2) Các ấn phẩm hiện đại tiếng Việt và tiếng Anh bao gồm các tác phẩm văn học, truyện, sách, giáo trình dạy tiếng, từ điển hiện đại (Xin xem ở phần ngữ liệu trích dẫn trang 207-210 )

(3) Điều tra khảo sát Việc điều tra khảo sát được tiến hành bằng hai cách: điều tra bằng phiếu khảo sát và phỏng vấn trực tiếp

5 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN

- LA giúp chúng ta hiểu sâu hơn, toàn diện hơn và có hệ thống hơn về các phương tiện biểu đạt và nội dung ngữ nghĩa của LK và LC khi chúng được miêu tả một cách có hệ thống ở cả ba đặc điểm: cấu trúc, ngữ nghĩa và ngữ dụng

- Tập hợp được lớp từ ngữ người Việt và người Mỹ thường sử dụng khi thực hiện một LK hoặc một LC

- Mô tả cặn kẽ những đặc trưng, tính chất của hai hành động ngôn từ đối ứng nhau trong cả tiếng Việt và tiếng Anh

- Nêu lên đặc điểm rất riêng của hành vi khen và chê trong tiếng Việt đó là kiểu cấu trúc sử dụng hư từ như một tác tử định hướng lập luận

- Gợi ý các chiến lược thể hiện LK, LC để việc giao tiếp giữa những người trong cùng một nền văn hóa hoặc khác biệt về văn hóa thuận lợi hơn và đạt hiệu quả cao hơn, mà cụ thể là việc giao tiếp giữa người Việt và người Việt, người Việt và người Mỹ, người Mỹ và người Việt, người Mỹ và người Mỹ

- Cung cấp nhiều ví dụ sinh động về ngôn ngữ học xã hội trong việc dạy và học tiếng Việt và tiếng Anh

- Góp phần tích cực trong việc dạy và học ngoại ngữ, đặc biệt là trong văn hóa ứng xử, giao tiếp hằng ngày, cụ thể là việc dạy và học tiếng Việt và tiếng Anh Mỹ

Trang 21

Khi học một hành vi ngôn ngữ và vận dụng trong giao tiếp, người học cần nắm rõ các vấn đề liên quan đến hành vi ấy từ cấu trúc ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng tức là ý nghĩa của hành vi ấy trong những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau, trong những nền văn hóa khác nhau và phải chú trọng đến cả những ngôn ngữ phi lời kèm theo trong giao tiếp

- Có thể vận dụng những hiểu biết về cách nói khen, chê của hai thứ tiếng Việt, Anh vào việc biên soạn các sách dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, tiếng Anh cho người Việt

6 BỐ CỤC LUẬN ÁN

Toàn văn luận án dày 210 trang (kể cả tài liệu tham khảo và nguồn ngữ liệu trích dẫn) Phần phụ lục là một quyển riêng dày 197 trang Phần chính văn là 195 trang bao gồm: phần mở đầu, phần kết luận và ba chương như sau:

Chương 1 Cơ sở lý thuyết Chương này đề cập đến ba vấn đề: vấn đề về

dụng học giao văn hóa, vấn đề đặc điểm hành vi khen, hành vi chê và vấn đề lập luận trong ngôn ngữ Vấn đề thứ nhất giới thiệu nhiều quan điểm minh chứng cho

sự hợp lý khi xem xét các hiện tượng giao tiếp ngôn ngữ dưới góc độ giao văn hóa; mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa; hai hình thức diễn đạt cơ bản là diễn đạt trực tiếp và diễn đạt gián tiếp; vấn đề lịch sự; giao tiếp ngôn từ và giao tiếp phi ngôn từ Vấn đề đặc điểm hành vi khen, hành vi chê và vấn đề lập luận trong ngôn ngữ khái quát các quan điểm, ý kiến của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã tiến hành trước đây về hành vi khen và hành vi chê, các khái niệm trong vấn đề lập luận trong ngôn ngữ Các khái niệm có tính lý thuyết này được gắn kết với LK và

Chương 3 Đặc điểm ngữ nghĩa và ngữ dụng của lời khen và lời chê trong tiếng việt (so sánh với tiếng Anh) Chương này khảo sát về đặc điểm ngữ nghĩa và

Trang 22

ngữ dụng của LK và LC trong tiếng Việt và trong tiếng Anh của người Mỹ Tương

tự như bố cục của chương 2, chương này vừa miêu tả vừa so sánh Các chiến lược giao tiếp trong hoạt động ngôn từ khen và chê được khảo sát, miêu tả gắn liền với bản sắc văn hóa của cộng đồng chủ nhân ngôn ngữ Trong mỗi hoạt động ngôn từ khen hoặc chê, CLK và CLC đều được gới thiệu ở dạng hiển ngôn và hàm ngôn Tiếp đến là việc phân tích chức năng của LK và LC trong hai nền văn hóa Phần cuối cùng là thành lập các thang độ khen và chê trong văn hóa Việt và trong văn hóa Mỹ (73 trang)

Trong LA có 44 biểu đồ Các biểu đồ được đánh số thứ tự nhất quán từ đầu đến cuối theo thứ tự từ biểu đồ 1 đến biểu đồ 44 Các ví dụ trong LA lấy từ nguồn ngữ liệu trong mục tài liệu tham khảo được đánh số theo từng chương với số bắt đầu là số chương và số tiếp theo là số thứ tự của ví dụ trong chương ấy Ví dụ trong chương hai được đánh số bắt đầu từ (2.01) đến (2.263) Ví dụ trong chương ba từ (3.01) đến (3.175)

Trang 23

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1 Một số vấn đề về dụng học giao văn hóa

1.1.1 Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa

Từ lâu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa đã trở thành mối quan tâm đặc biệt của các nhà ngôn ngữ học trên thế giới Ở châu Âu phải kể đến W.Humboldt (1767-1835) với những quan niệm nổi tiếng về ngôn ngữ và linh hồn của dân tộc,

về hình thái bên trong của từ Ở châu Mỹ phải nhắc đến F.Boas (1858-1942), E.Sapir (1884-1939) và B.Whorf (1897-1941) với nguyên lý về tính tương đối của ngôn ngữ Cao Xuân Hạo [28,287] khẳng định rằng giữa tiếng nói của một dân tộc

và nền văn hóa của dân tộc ấy phải có một mối quan hệ nhất định vì ngôn ngữ trực tiếp phản ánh cách tri giác và tư duy thế giới của cộng đồng dân tộc, mà văn hóa dân tộc không thể không liên quan đến cách tri giác và tư duy ấy

Nhiều nhà khoa học thừa nhận rằng giữa ngôn ngữ và văn hóa có mối quan

hệ gắn bó chặt chẽ, chúng phát triển trong sự tác động qua lại lẫn nhau Dường như

ở đâu đâu trong ngôn ngữ người ta cũng thấy có những nhân tố văn hóa”… “nhân

tố văn hóa bao trùm lên ngôn ngữ và các sự kiện ngôn ngữ ở tất cả các bình diện

và cấp độ đơn vị ngôn ngữ [10,53]

Ngôn ngữ được xem như một thành tố quan trọng nhất của văn hóa vì “ngôn ngữ là phương tiện tất yếu, là điều kiện cho sự nảy sinh, phát triển và hoạt động của những thành tố khác trong văn hóa Ngôn ngữ là một trong những thành tố đặc trưng nhất của bất kỳ nền văn hóa dân tộc nào Chính trong ngôn ngữ, đặc điểm của nền văn hóa dân tộc được lưu giữ lại rõ ràng nhất” (Nguyễn Đức Tồn

[58,21]) Mối quan hệ giữa văn hóa và ngôn ngữ có thể được xem như mối quan hệ giữa một chỉnh thể và bộ phận của chỉnh thể đó [11] Ngôn ngữ được xem như một thành tố của văn hóa, một công cụ, phương tiện truyền tải văn hóa Tuy nhiên, ngôn ngữ vẫn “độc lập” với văn hóa hoặc so sánh trong mối quan hệ với văn hóa như một hiện tượng có giá trị bình đẳng, tương đương

Khi đề cập đến khái niệm văn hóa, tác giả Lý Toàn Thắng [52,15] nhấn mạnh rằng, dù hiểu theo nghĩa rộng hay hẹp, thì định nghĩa về văn hóa bao giờ cũng chú trọng đến “nét riêng biệt” về mặt tinh thần giữa các dân tộc, hay nói rõ hơn là “lối nghĩ riêng”, “cách tư duy riêng” của dân tộc đó về các sự vật hiện tượng

Trang 24

của thế giới xung quanh, của xã hội và con người ở khu vực đó Chính vì văn hóa

có tính dân tộc và ảnh hưởng đến cách tư duy của con người nên cùng một ý nghĩa

có thể được biểu đạt bằng nhiều cách khác nhau ở các nền văn hóa khác nhau

Khi đề cập đến mối quan hệ “ngôn ngữ - nhận thức – văn hóa”, chúng ta không thể không nhắc đến “giả thuyết Sapir-Whorf” về tính tương đối của ngôn ngữ (linguistic relativity) Có hai điểm nổi bật trong giả thuyết này, một là ngôn ngữ quyết định cách một dân tộc suy nghĩ, cảm thụ và chia cắt thế giới khách quan

thành những phạm trù Ngôn ngữ khác nhau thì tư duy khác nhau Theo họ, “con người không phải chỉ sống trong thế giới khách quan của các sự vật và không phải chỉ trong thế giới của hoạt động xã hội, như ta thường tưởng thế; mà con người còn bị bó buộc rất nhiều vào ngôn ngữ cụ thể làm phương tiện giao tiếp cho xã hội đó” Hai là ngôn ngữ phản ánh những giới hạn và những ràng buộc về văn hóa đối

với lối tư duy của dân tộc, thể hiện trong cách ngôn ngữ đó chia cắt hiện thực và

phạm trù hóa kinh nghiệm vì “chúng ta nhìn thấy, nghe thấy và cảm nhận một cách này hay cách khác (những hiện tượng nào đó) chủ yếu là nhờ chỗ các tập quán ngôn ngữ của xã hội chúng ta đã định hướng cho chúng ta lựa chọn cách diễn đạt ấy”

Nguyễn Văn Chiến [10,51] đã khái quát ba định đề cơ bản nghiên cứu về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa như sau:

- Thứ nhất: Ta nói ngôn ngữ bình đẳng với văn hóa hay độc lập với văn hóa

là bởi vì cả hai đều là sản phẩm của con người lao động có tư duy Ngôn ngữ là một hiện tượng văn hóa, nằm trong văn hóa Văn hóa có ngoại diên lớn, ngôn ngữ có ngoại diên hẹp hơn nhưng có những đặc tính nội hàm rộng lớn hơn Mối quan hệ giữa văn hóa và ngôn ngữ là mối quan hệ bao nhau Mối quan hệ ấy được minh họa bằng hai vòng tròn như sau:

Vòng tròn A, bên ngoài, biểu thị khái niệm văn hóa và các sự kiện văn hóa

A Văn hóa (Culture)

B Ngôn ngữ (Language)

Trang 25

Vòng tròn B, nhỏ hơn, bên trong, biểu thị khái niệm ngôn ngữ và các sự kiện ngôn ngữ

- Thứ hai: Tất cả những gì là đặc tính, thuộc tính của văn hóa cũng đều tương

tự như đặc tính, thuộc tính của ngôn ngữ và được ẩn chứa trong ngôn ngữ Mọi cấu trúc phân tích các đơn vị, phạm trù của văn hóa cũng đều giống như cấu trúc phân tích các đơn vị, phạm trù của ngôn ngữ Nói một cách khác, các sự kiện ngôn ngữ luôn luôn đẳng cấu (isomorphe) với các sự kiện văn hóa

- Thứ ba: Khác với mọi hiện tượng văn hóa khác, ngôn ngữ là một hiện tượng văn hóa đặc thù, do: (1) ngôn ngữ là một sản phẩm của văn hóa nhưng đồng thời lại

là phương tiện ghi nhận các hiện tượng văn hóa khác; là chỗ bảo lưu lâu dài các sự kiện văn hóa; là công cụ thể hiện các đặc trưng văn hóa cộng đồng; (2) với chức năng là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con người, ngôn ngữ luôn phải chịu

sự chi phối của hàng loạt các quy tắc giao tiếp văn hóa cộng đồng trong hoạt đồng hành chức của mình

Khi nghiên cứu, so sánh ngôn ngữ và các hành vi ngôn ngữ giữa hai nền văn

hóa, chúng ta cũng nên đề cập đến vấn đề giao thoa văn hóa (cultural interferences) hay còn được gọi là hiện tượng chuyển di văn hóa Giao thoa văn hóa

là sự áp đặt, ảnh hưởng của hệ thống thói quen, cách hành xử của một mô hình văn hóa này đối với một hệ thống thói quen, cách hành xử của một mô hình văn hóa khác Giao thoa văn hóa luôn xảy ra ở những người giao tiếp phải tiếp cận với một nền văn hóa mới do cùng sống và làm việc trong nền văn hóa ấy hoặc do việc học ngoại ngữ

Kiến thức về văn hóa đích luôn là một bộ phận quan trọng của quá trình học ngoại ngữ, đặc biệt là ở bậc cao Điều này có thể do cả hai yếu tố chủ quan

và khách quan đưa lại: một mặt là sự thích thú đơn thuần nội tại trong việc khám phá nhiều hơn nữa một nền văn hóa khác với nền văn hóa của chính người học – và điều này cũng bao gồm cả yếu tố thoát ly Mặt khác đó là cái

mà Gillian Brown gọi là “sự diễn giải diễn ngôn” (discourse interpretation), một ngữ năng mang tính bản năng, dựa trên kiến thức văn hóa, mà người bản ngữ sở hữu nhưng người học phải được đào tạo [43]

Thế giới khách quan luôn bị bóp méo, khúc xạ qua lăng kính chủ quan của người bản ngữ Tùy vào mỗi dân tộc, mỗi nền văn hóa khác nhau mà có cách nghĩ,

Trang 26

cách nói khác nhau về các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan Vì vậy, khi nghiên cứu nghĩa ngôn ngữ, chúng ta cần tìm hiểu nét độc đáo về văn hóa của chủ thể ngôn ngữ ấy và muốn tìm nét đặc thù văn hóa trong ngôn ngữ thì lại cần quan tâm đến các phương diện sau đây:

- Đặc trưng văn hóa – dân tộc trong ý nghĩa của từ, trong nghĩa biểu trưng

và sự chuyển nghĩa: “Chính ý nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ, đặc biệt là từ và từ

tổ, đã thể hiện hình thức tồn tại tinh thần của thế giới sự vật, các thuộc tính và quan hệ của nó đã được thực tiễn chung của xã hội khám phá ra, nhưng đã được cải biên đi và được kết tụ trong vỏ vật chất ngôn ngữ” Do vậy ý nghĩa ngôn ngữ đã lập thành nội dung của ý thức xã hội” [Dẫn theo 58,25] Rất nhiều nhà ngôn ngữ

học đã chứng minh rằng trong các ngôn ngữ khác nhau không có những từ đồng nhất về đặc điểm ngữ nghĩa, do đó chúng ta khó có thể dịch được hoàn toàn đầy đủ nội dung ý nghĩa của từ trong ngôn ngữ này bằng một từ của ngôn ngữ khác Từ đây có thể khẳng định việc nghiên cứu nghĩa ngôn ngữ cho phép tìm hiểu được nét độc đáo về văn hóa – dân tộc của chủ thể ngôn ngữ ấy

Đặc trưng văn hóa – dân tộc được thể hiện đậm nét nhất trong ý nghĩa biểu

trưng của nó Chẳng hạn, người Nhật dùng lá dương xỉ để biểu trưng cho sự mong muốn có nhiều thành đạt trong năm mới, cây tre biểu trưng cho tính cứng cỏi Trong khi người Nga lại cho rằng cây dương xỉ luôn được liên tưởng tới sự chết chóc, nghĩa địa, còn để biểu trưng cho sức mạnh, họ lại chọn cây sồi Các dân tộc

chọn những sự vật, hiện tượng khác nhau để biểu trưng các ý nghĩa khác nhau nên ngôn ngữ cũng sẽ được diễn đạt khác nhau, ví dụ trong các thành ngữ so sánh của tiếng Việt và tiếng Anh, chúng ta sẽ bắt gặp những đối lập này: trắng như bông bưởi

- as white as snow; nhanh như cắt - as quick as lightning; giàu nứt đố đổ vách - as rich as

a Jew; nghèo rớt mồng tơi - as poor as a church mouse; khỏe như trâu - as strong as a horse; yếu như sên - as weak as a baby; tươi như hoa - as fresh as a rose; câm như hến -

as dumb as a statue; mịn như nhung - as smooth as butter; nhẹ như bong - as light as a feather

Sự cải biến ngữ nghĩa chính là sự chuyển từ tên gọi có CT ngữ nghĩa này sang tên gọi có CT ngữ nghĩa khác Ví dụ, trong tiếng Việt và tiếng Anh đều có sử dụng

phép chuyển nghĩa cải dung, nhưng từ “chân’ trong tiếng Việt khác với từ “foot’

trong tiếng Anh ở chỗ nó có ý nghĩa “cương vị với tư cách là thành viên của một tổ

Trang 27

chức” ví dụ: “có chân trong hội đồng nhân dân” mà từ “foot” không hề có ý nghĩa

này

Đối với Nguyễn Đức Dân [19], thì sự chuyển nghĩa của từ thể hiện sự phát triển của nhận thức Ban đầu một từ chỉ có một vài nghĩa gốc Trong quá trình phát triển ngôn ngữ, có sự phát triển về số lượng từ ngữ cũng như về nghĩa của chúng theo những tình huống mới và nhận thức mới của con người về tự nhiên và xã hội

Do vậy, một từ thường được cấp thêm những nghĩa mới, những nghĩa này lại được tiếp tục phát triển nữa khiến cho ở bình điện đồng đại, người ta thấy dường như là

có nhiều từ đồng âm hoặc ít nhất cũng là những từ đa nghĩa Trong bài “Những giới

từ không gian: sự chuyển nghĩa và ẩn dụ”, ông đã đề cập đến sự chuyển nghĩa và những ẩn dụ liên quan tới những từ cơ bản chỉ vị trí trong không gian như trong, ngoài, trên, dưới, trước, sau và những từ chỉ hướng chuyển động trong không gian như ra, vào, lên, xuống, đi, lại

Đặc trưng văn hóa – dân tộc của sự chuyển nghĩa còn biểu hiện ở chỗ một số dạng chuyển nghĩa nào đó chỉ tồn tại trong ngôn ngữ này mà không có trong ngôn ngữ khác Chẳng hạn trong tiếng Việt có dạng chuyển nghĩa hoán dụ dựa trên quan

hệ giữa tư thế, trạng thái nhất định của thân thể và nguyên nhân gây ra trạng thái tư

thế đó Ví dụ: nhắm mắt xuôi tay (= chết); khoanh tay (= bất lực), mà trong một số

ngôn ngữ khác không có Chính những thuộc tính, đặc trưng này là cơ sở của các ý nghĩa chuyển của tên gọi sự vật, hiện tượng Việc chọn đặc trưng của đối tượng làm

cơ sở trong quá trình chuyển nghĩa bị quy định bởi những phẩm chất, thuộc tính của đối tượng được cộng đồng ngôn ngữ tập trung chú ý đến Mỗi cộng đồng ngôn ngữ

sẽ chọn đặc trưng khác nhau theo cách quan niệm riêng của mình về đối tượng

Chẳng hạn, cùng là con gấu, người Anh thấy rằng đây là con vật “thô lỗ, thô tục”

Vì vậy người có đặc trưng tính nết ấy cũng sẽ được gọi là bear Theo quan niệm

của người Nga thì đây là con vật “vụng về, rù rờ, chậm chạp”, trên cơ sở những đặc trưng này đã xuất hiện tên gọi hình ảnh của người nào đó cũng có những đặc điểm

trên Người Việt lại cho rằng gấu là con vật “hung dữ và bất chấp khuôn phép”, đó

là lý do khiến cho tên gọi của nó được dùng để biểu trưng cho tính “hung dữ và hỗn

láo” ở con người, ví dụ: thằng cha rất gấu, bọn đầu gấu

Trang 28

Vì vậy có thể kết luận văn hóa và ngôn ngữ có liên hệ chặt chẽ, không thể tách rời Ngôn ngữ là phương tiện chuyên chở văn hóa và văn hóa chứa đựng trong ngôn ngữ

- Đặc trưng văn hóa – dân tộc trong sự phạm trù hóa hiện thực và “bức tranh ngôn ngữ về thế giới”: Hiện thực là một thể liên tục, không có đường phân

định rõ ràng Con người cần phải CT hóa hiện thực theo một kiểu nhất định bằng phương tiện ngôn ngữ Thể liên tục thế giới khách quan trong các ngôn ngữ được phân cắt theo kiểu khác nhau và được biểu hiện một cách khác nhau bằng ngôn ngữ Cùng một sự vật, hiện tượng có thể được biểu hiện trong ngôn ngữ khác nhau

với mức độ phân hóa khác nhau Trong tiếng Anh, ngón tay và ngón chân được thể hiện phân biệt bằng hai từ finger và toe, còn tiếng Việt lại biểu hiện nhất thể hóa hai biểu vật này chỉ bằng một từ: ngón

Vấn đề “bức tranh ngôn ngữ thế giới” gắn bó chặt chẽ với vấn đề “phạm trù hóa hiện thực” Hiện tượng gọi là “bức tranh thế giới” được dùng bằng nhiều thuật ngữ khác nhau như: “bức tranh khái niệm”, “bức tranh ngôn ngữ”, “mô hình thế giới” theo hai biến thể - “mô hình khái niệm” và ‘mô hình ngôn ngữ” Mỗi dân tộc

có “bức tranh” riêng về thế giới Quan niệm của từng dân tộc về thế giới xung quanh được khúc xạ độc đáo trong các bức tranh dân tộc đó Giả thuyết tính tương đối ngôn ngữ học của E.Sapir – B.L.Whorf đã nêu rõ: trong các ngôn ngữ dân tộc

có nhiều trường hợp đã bộc lộ thực sự “cách phân cắt thế giới” khác nhau Một bộ phận nào đó của từ vựng trong ngôn ngữ này không tương đương với bộ phận tương ứng trong ngôn ngữ kia, vì nó biểu thị những đối tượng chỉ có trong lịch sử, đời sống, văn hóa tinh thần của riêng một dân tộc, hoặc là khác biệt căn bản với những cái tương tự trong văn hóa, đời sống của dân tộc kia (Dẫn theo 58,32] Sự chia cắt thế giới khách quan giữa các ngôn ngữ không giống nhau Chẳng hạn đối chiếu nghĩa của các từ thân tộc trong tiếng Việt và tiếng Anh, chúng ta nhận thấy,

từ thân tộc được sử dụng tùy thuộc vào quan hệ huyết thống, tuyến thân tộc, hàng (trước – sau, trên – dưới) và giới tính Sự khác biệt rõ nét nhất đó là, đối với người

Việt, các từ thân tộc nhấn mạnh nét nghĩa “bên nội”, “bên ngoại”, ví dụ ông nội, ông ngoại, bà nội, bà ngoại, trong khi đó trong tiếng Anh, từ thân tộc không mang

nét nghĩa này nên khi cần xác định cụ thể, người ta dùng thêm vị từ “paternal” (bên nội) hoặc “maternal” (bên ngoại) trước danh từ thân tộc để làm rõ nghĩa của từ

Trang 29

Ở một góc độ khác trong sự phản ánh thế giới khách quan của người bản ngữ

là sự tri nhận về mối quan hệ của các sự vật hiện tượng với nhau trong không gian Tùy vào mỗi ngôn ngữ, dân tộc mà sự tri nhận này không giống nhau Khi so sánh tiếng Việt với tiếng Anh và tiếng Nga về cách thức gọi tên các chi tiết của một chiếc cốc, Lý Toàn Thắng [51,3] khẳng định người Việt có cách tri nhận về cấu trúc không gian rất khác và khá đặc biệt so với tiếng Anh và tiếng Nga Cấu trúc không

gian của một cái cốc được người Việt phân thành: miệng cốc, lưng, đáy, đít Chúng

ta không thể tìm một từ tương đương để dịch sang tiếng Anh Ví dụ: (1) Nước đầy đến miệng cốc, thì miệng thường được chuyển thành từ khác với nghĩa là mép hay đỉnh: The glass is full (to the top); (2) Nước đầy đến lưng cốc Trong tiếng Anh phải dịch ý niệm “lưng cốc” thành “quá nửa cốc”: The glass is over half full (of water); (3) Có quả mận ở đáy cốc Trong tiếng Anh sẽ được chuyển dịch bằng từ tương đương có nghĩa đáy: There is a plum at the bottom of the glass; (4) Cốc này

bị sứt ở đít Không thể dịch chính xác sang tiếng Anh, mà phải dịch ý niệm “đít” cốc thành “phía dưới” hay “đáy ngoài”: This glass is chipped at the (outside) bottom Ta thấy rằng, tiếng Việt thường dùng những ẩn dụ phái sinh từ bộ phận cơ thể người: miệng, lưng, đít Một vấn đề nữa cũng hết sức thú vị là cách thức định vị

các sự vật, hiện tượng trong không gian So sánh cách dùng giới từ giữa tiếng Việt

và tiếng Anh: “Hắn đang bơi dưới sông” – “He is swimming in the river”: “Chim bay trên trời” – “Birds are flying in the sky”; Chiếc tàu ngoài biển” – “The ship is

in the sea” Có thể hiểu sự khác nhau này là do cách thức tri nhận về không gian

hoàn toàn khác nhau giữa người Việt và người Anh Người Việt thường lấy vị trí của người nói là điểm quy chiếu cho sự vật, trong khi đó, người Anh thường lấy chính mối quan hệ giữa các sự vật với nhau làm điểm quy chiếu Có sự khác biệt này là do mỗi dân tộc có “cách nhìn” khác về thế giới

Sau khi tri giác, phân cắt hiện thực khách quan phục vụ nhu cầu nhận thức, quá trình tiếp theo là biểu hiện kết quả của quá trình đó bằng ngôn ngữ Đây chính

là quá trình định danh hay đặt tên gọi cho các khúc đoạn hiện thực

- Đặc trưng văn hóa – dân tộc qua định danh ngôn ngữ: Đặc trưng văn hóa –

dân tộc của định danh ngôn ngữ được biểu hiện trước hết ở việc lựa chọn đặc trưng của đối tượng để làm cơ sở cho tên gọi của nó Sau khi tiếp xúc với một khách thể mới, con người vạch ra một bộ những đặc trưng nào đó có trong nó Nhưng để định

Trang 30

danh người ta chỉ chọn đặc trưng nào thấy là tiêu biểu, dễ khu biệt với đối tượng khác và đặc trưng ấy đã có tên gọi trong ngôn ngữ Chẳng hạn để gọi tên loài cây cảnh cỡ nhỏ, thân có gai, lá kép có răng, hoa màu hồng, có hương thơm…,dựa vào các đặc trưng đã được tách ra như trên, người Việt quy nó vào khái niệm đã có tên

gọi trong ngôn ngữ là “hoa”, và chọn đặc trưng màu sắc đập vào mắt cũng đã có tên gọi là “hồng”, và loài cây này có tên gọi là “hoa hồng” Nhưng sau đó người ta thấy

màu sắc của hoa loài cây ấy không chỉ là màu hồng mà có thể còn là trắng, đỏ thẫm

như nhung…, và sự hiểu biết ban đầu được bổ sung thêm hoặc bỏ đi cái gì đó, “hoa hồng” đã thành tên gọi chung cho một loài hoa: hoa hồng nhung, hoa hồng bạch…

Như vậy đặc điểm dân tộc của định danh còn được thể hiện cả ở việc quy loại khái niệm của đối tượng được định danh chứ không chỉ ở việc chọn đặc trưng nào để định danh Có bảy cách định danh: (1) sử dụng tổ hợp ngữ âm biểu thị đặc trưng nào đó trong số các đặc trưng của đối tượng này; (2) mô phòng âm thanh; (3) phái sinh; (4) ghép từ; (5) cấu tạo các biểu ngữ đặc ngữ; (6) sao phỏng; (7) vay mượn [Dẫn theo 51,54] Theo Nguyễn Đức Tồn, cần phải bổ sung thêm vào danh sách ấy

một phương thức định danh nữa Đó là sự chuyển nghĩa của từ

1.1.2 Trực tiếp, gián tiếp và vấn đề lịch sự trong dụng học giao văn hóa

Các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng trong mọi ngôn ngữ đều tồn tại hai hình thức diễn đạt cơ bản là diễn đạt trực tiếp (diễn đạt thẳng) và diễn đạt gián tiếp (diễn đạt vòng) Hai cách diễn đạt này không phải chỉ xét ở bình diện ngôn ngữ mà còn ở bình diện văn hóa

M Saville-Troike [120] nhận xét rằng khi các yếu tố “trực tiếp’ và “gián tiếp” là những đề tài thuộc phạm trù văn hóa thì chúng luôn luôn có quan hệ với ngôn ngữ Tất cả các hành động lời nói đều được phân loại thành “hành động lời nói

trực tiếp” và “hành động lời nói gián tiếp” Hành động trực tiếp là hành động mà ở

đó hình thức bề mặt (surface form) đáp ứng được chức năng giao tiếp (interactional function), như: “Hãy im lặng!” (Be quiet!) được sử dụng như một mệnh lệnh, ngược lại với một hành động gián tiếp, kiểu như: “Ở đây ồn quá” (It’s getting noisy here) hay “Mình không thể tập trung suy nghĩ” (I can’t hear myself think)

Nói một cách khác, khi nào có mối liên hệ trực tiếp giữa một CT và một chức năng, thì ta có một hành động nói trực tiếp Khi nào có một mối liên hệ gián tiếp giữa một CT với một chức năng, thì ta có một hành động nói gián tiếp

Trang 31

Các nhà nghiên cứu như Gordon và R Lakoff (1977); J Searle (1975); P Brown và S Levinson (1978); N Wolfson (1986); S Blum-Kulka và E Olshtain (1984); G Leech (1983); M Saville-Troike (1986) cũng cho rằng ở cấp độ diễn ngôn, “gián tiếp” cũng được hiểu như sau: trong một chuỗi câu, (những) câu đầu

mở đầu cho thông tin trong (những) câu sau (lead-in) là gián tiếp Như vậy chuỗi

phát ngôn sau có thể được coi là gián tiếp: “ Dạ, mời anh ngồi và mong anh thông cảm Như anh biết, năm nay việc thanh tra kiểm tra rất gắt gao Trong số 100 em

dự thi chỉ có 10 em được chọn và em rất tiếc phải nói rằng em nhà không nằm trong số 10 em đó”

Theo J Searle [122], P Brown và S Levinsons [76], có hai loại gián tiếp:

“gián tiếp ước lệ” (conventional indirectness) và “gián tiếp phi ước lệ” (nonconventional indirectness):

“Gián tiếp ước lệ” (conventional indirectness): hay “các thủ tục” thực hiện

hành động bằng sự quy chiếu có hệ thống vào các điều kiện cần thiết cho việc thực hiện hành động đó như đã được “ước lệ hóa” (conventionalized) trong một ngôn

ngữ Khi một người Việt nói “bà ấy đã về nơi chín suối” thì mọi người Việt đều

hiểu là bà ấy đã qua đời Nếu không nắm được sự ước lệ hóa này trong giao tiếp, đặc biệt là giao tiếp giao văn hóa thì sự “ngừng trệ giao tiếp” (communication breakdown) chắc chắn sẽ xảy ra

Về “Gián tiếp phi ước lệ” (nonconventional indirectness): S Blum-Kulka

(1987) giải thích [dẫn theo 43,45]:

Theo định nghĩa, “gián tiếp phi ước lệ” là kiểu gián tiếp ngỏ, theo cả nghĩa nội dung định đề và hình thức ngôn ngữ, cũng như lực ngữ dụng (pragmatic force) Do vậy, không có hạn chế nào về mặt hình thức […] đối với các loại

ám chỉ mà ta có thể sử dụng, hoặc các lực ngữ dụng được chuyển tải bởi bất

cứ phát ngôn gián tiếp phi ước lệ nào

Ví dụ: khi muốn nói “căn phòng này nóng quá, cần phải mở cửa ra, hoặc mở quạt lên”, sẽ có nhiều “phát ngôn gián tiếp phi ước lệ” (nonconventionally indirect utterances) như: - Ở đây có vẻ nóng quá ha! / - Ngoài trời chắc là có gió / - Ngồi trong phòng này mà làm việc thì chảy mỡ ra / - Sao mà giống như ngồi trong lò lửa thế này? / - Cho em xin chút gió được không?

Trang 32

Trong “gián tiếp ước lệ” các đặc tính của phát ngôn đóng vai trò quan trọng, còn trong “gián tiếp phi ước lệ” thì “chu cảnh ngữ dụng” (pragmatic context) đóng vai trò nổi trội

Về mối quan hệ giữa trực tiếp, gián tiếp và lịch sự, các nhà nghiên cứu vẫn còn nhiều điểm bất đồng về vấn đề liệu gián tiếp có đồng thuận với lịch sự không

G Leech [101,108] cho rằng:

Nếu có cùng một nội dung định đề thì có thể tăng mức độ lịch sự bằng cách sử dụng một loại ngôn trung (illocution) ngày càng gián tiếp Các ngôn trung gián tiếp có xu hướng lịch sự hơn vì chúng gia tăng mức độ lựa chọn vì một ngôn trung càng gián tiếp bao nhiêu thì lực của nó càng có khuynh hướng giảm nhẹ và ướm thử (tentative) bấy nhiêu

Tuy nhiên Blum-Kulka lại cho rằng “gián tiếp” không nhất thiết phải bao hàm “lịch sự”, và các chiến lược gián tiếp nhất không có nghĩa là các chiến lược lịch sự nhất Ví dụ với hai phát ngôn:

- Con dọn giường đi nhé (1), và

- Giường với chiếu gì mà như cái chuồng chó thế này (2)

Rõ ràng rằng phát ngôn trực tiếp (1) tỏ ra lịch sự hơn phát ngôn gián tiếp (2) Chúng tôi đồng tình với quan điểm của Blum-Kulka [dẫn theo 43,47] khi bàn

về mối quan hệ giữa “gián tiếp” và “lịch sự” rằng: Lịch sự có vẻ như có liên hệ với

“gián tiếp ước lệ” nhưng không nhất thiết phải có liên hệ với “gián tiếp phi ước lệ”… Ta rất có thể nói rằng bản chất của sự liên hệ sẽ thay đổi tùy theo các nền văn hóa

Nói về lịch sự, từ năm 1990 các nhà nghiên cứu đã tiếp cận vấn đề này theo bốn hướng chính: (1) quan điểm chuẩn mực xã hội (social norm view) (có các tác giả: V Vanderbilt và L Baldridge (1978), C.E Snow et al (1990)…); (2) quan điểm phương châm hội thoại (conversational maxim view) (G Leech (1983), W.J Edmonson (1981), R.T Lakoff (1989)…); (3) quan điểm giữ gìn thể diện (face-saving view) (P Brown và S.C Levinson (1978), R Scollon và S.B.K Scollon (1983)) và (4) quan điểm cộng tác hội thoại (conversational contract view), (E Goffman (1971), B Fraser và W Nolen (1981)…)

Lịch sự có thể được chia thành lịch sự dương tính (positive politeness) và lịch

sự âm tính (negative politeness) “Lịch sự dương tính là “một nỗ lực tỏ ra quan tâm

Trang 33

tới lợi ích của người khác và một mong muốn thỏa mãn nhu cầu của họ”, còn “lịch

sự âm tính là chú tâm tới việc làm sao đừng áp đặt lên người khác hoặc hạn chế tự

do của họ, nhưng có giữ khoảng cách” [dẫn theo 49,47] Nói một cách giản đơn theo Nguyễn Quang [43,47], “lịch sự dương tính là tỏ ra quan tâm đến người khác

và lịch sự âm tính là tránh “thọc mũi” vào chuyên riêng tư của người khác”

R Lakoff [100,88] đưa ra ba quy tắc lịch sự: 1 Không áp đặt (Don’t impose);

2 Để ngõ sự lựa chọn (Offer optionality) và 3 Thể hiện tình bằng hữu (Encourage feeling of camaraderie) Theo chúng tôi thì các quy tắc này chỉ bao hàm về lịch sự

âm tính, do đó chúng không thể được coi là các quy tắc của phép lịch sự nói chung

G Leech [101] nghiên cứu phép lịch sự dựa trên khái niệm “thiệt” (cost) và

“lợi” (benefit) giữa S và H do ngôn từ gây nên và đã cụ thể hóa nguyên tắc lịch sự trong sáu phương châm: (1) phương châm khéo léo (tact maxim): giảm đến mức tối thiểu những điều thiệt và tăng tối đa những điều lợi cho H; (2) phương châm hào hiệp (generosity maxim): giảm đến mức tối thiểu những điều lợi và tăng tối đa những điều thiệt cho S; (3) phương châm chấp thuận (approbation maxim): giảm

đến mức tối thiểu sự chê bai (dispraise) và tăng tối đa sự khen ngợi (praise) đối với

H; (4) phương châm khiêm tốn (modesty maxim): giảm đến mức tối thiểu sự khen ngợi (praise) và tăng tối đa sự chê bai (dispraise) dành cho S; (5) phương châm tán đồng (agreement maxim): giảm đến mức tối thiểu sự bất đồng và tăng tối đa sự tán đồng giữa S và H; (6) phương châm cảm thông (sympathy maxim): giảm đến mức

tối thiểu ác cảm, tăng tối đa thiện cảm giữa S và H Theo Nguyễn Quang [43,49] thì nguyên tắc lịch sự này có vẻ thiên về lịch sự dương tính, nên cũng khó có thể bao hàm toàn bộ phép lịch sự trong giao tiếp

Cách tiếp cận của P Brown và S Levinson [76 và 77] đối với khái niệm “lịch sự” là hợp lý nhất Dựa trên khái niệm “thể diện” của Erving Goffman, hai tác giả này xây dựng lý thuyết lịch sự với cách hiểu: “Thể diện là hình ảnh của bản thân trước công chúng” (public self-image) Hai ông đưa ra một cặp lưỡng phân quan

trọng xuyên suốt toàn bộ các kết quả nghiên cứu Đó là sự đối lập và thống nhất

giữa thể diện dương tính (positive face)- hình ảnh cái tôi hay “nhân cách”

(personality) nhất quán và tích cực mà các thành viên tương tác muốn có cho mình,

và thể diện âm tính (negative face) – đòi hỏi cơ bản về lãnh địa (territories), sự riêng

tư cá nhân, quyền không bị quấy phá, tức là quyền tự do hành động và từ chối sự áp

Trang 34

đặt Hai ông quan niệm rằng lịch sự là chiến lược nhằm sửa đổi, giảm thiểu mức độ

“đe dọa thể diện” (face-threatening act - FTA) đã hoặc sẽ xảy ra trong hoạt động

giao tiếp của con người Mô hình về phép lịch sự mà họ đưa ra và phát triển tỏ ra rõ ràng và phù hợp với các nền văn hóa khác nhau với các phong cách lịch sự khác

nhau Nói cách khác, các chiến lược “lịch sự dương tính” thỏa mãn các nhu cầu thể diện của “thể diện dương tính” và các chiến lược của “lịch sự âm tính” đáp ứng nhu cầu thể diện của “thể diện âm tính” Họ gợi ý năm cách giúp ta đương đầu với các

hành động đe dọa thể diện (FTA) Sơ đồ mà họ đưa ra như sau:

Các khả năng phản ứng đối với FTA (P Brown và S Levinson (1978)

Sơ đồ mà họ đưa ra cho thấy nếu sự đe dọa càng lớn thì ta càng nên dùng các cách thức được đánh số lớn hơn để “đương đầu”

Trước bất kỳ một hành động ngôn ngữ nào, S, tùy thuộc vào mức độ đe dọa thể diện, cũng có thể có hai khả năng lựa chọn: (a) Thực hiện FTA (do the FTA) hoặc (b) Không thực hiện FTA (don’t do the FTA)

a.1 Nói thẳng (on record)

a.1.1 Trước hết khi thực hiện FTA bằng cách nói thẳng, không có hành động đền bù (1), nội dung của nghi thức được trình bày một cách rõ ràng, chính xác, không úp mở, nên đây là chiến lược có nguy cơ đe dọa thể diện cao nhất

a.1.2 Kế đến, thực hiện FTA bằng cách nói thẳng nhưng có hành động đền bù (redressive), sự bù đắp này bao gồm hai chiến lược:

a.1.2.1 Chiến lược lịch sự dương tính (2) hướng về thể diện dương tính của

H (chiến lược này thường gồm các biện pháp ngôn từ như: nhấn mạnh và đề cao những đặc điểm chung giữa S và H; nhấn mạnh sự hợp tác giữa S và H; đáp ứng nguyện vọng và ước muốn của H)

5 Không gây ra FTA

Gây ra FTA

Nói thẳng

4 Gián tiếp

Có hành động đền bù 2 Lịch sự dương tính

3 Lịch sự âm tính

1 Không có hành động đền bù

Trang 35

a.1.2.2 Chiến lược lịch sự âm tính (3) hướng vể thể diện âm tính của H (chiến lược này gồm các biện pháp ngôn từ làm nhẹ đi hoặc xin lỗi trước những việc có tính áp đặt)

a.2 Chiến lược gián tiếp (4): S cố ý trình bày không rõ ràng, tạo cho H một

sự suy ý và S không chịu trách nhiệm về hành động ngôn từ của mình, và phát ngôn

sẽ giảm đi khả năng đụng chạm thể diện của H (các biện pháp ngôn từ như; các phép ẩn dụ, nói giảm, nói khuếch đại, câu hỏi tu từ, bỏ lửng…)

b Không thực hiện FTA (5) dù trực tiếp hay gián tiếp Do vậy chiến lược này hoàn toàn không đụng chạm gì đến H và đạt đến mức độ lịch sự cao nhất Một số tác giả khi bàn về vấn đề lịch sự trong các công trình có so sánh giữa văn hóa phương Tây và phương Đông đều nhận xét rằng trật tự quan yếu giữa (2) và (3) cần xem xét lại vì xã hội phương Tây thiên về lịch sự âm tính trong khi phương Đông lại thiên về lịch sự dương tính Chẳng hạn, người Việt dùng CT của một câu hỏi khi thực hiện nghi thức chào, và nhiều người nước ngoài lầm tưởng đó là câu hỏi Xa hơn, đối với người Việt, việc hỏi thăm về công ăn việc làm, về thu nhập, về

chuyện gia đình, về tuổi tác, về chuyện học hành của con cái…là chuyện giao tiếp hết sức bình thường, đôi khi đó chỉ là những lời trao đổi để làm quen (getting to know talk) hoặc thể hiện sự quan tâm đến nhau chứ tuyệt nhiên không có gì là xâm phạm đến chuyện riêng như hiểu lầm của một số người phương Tây [49,55]

Dù xuất phát từ quan điểm tiếp cận nào thì nói đến lịch sự là nói đến quan hệ liên nhân, ở đó ngôn ngữ không chỉ cung cấp những phương tiện mà còn hình thành

nên những định chế có tính chất ràng buộc Lịch sự là cách ứng xử biết người biết

ta, và phù hợp với chuẩn tắc xã hội [49,26]

Một vấn đề rất quan trọng khi phân tích diễn ngôn là mối quan hệ giữa lịch

sự và ngữ vực Ngữ vực (register) là một hiện tượng của ngôn ngữ học xã hội, nó miêu tả những hình thức ngôn ngữ gắn liền với những tình huống giao tiếp đặc biệt [123,91-112] M.K.A Halliday [90] giải thích, đó là cái cách mà chúng ta nói hay viết các biến thể ngôn ngữ tùy thuộc vào các loại tình huống giao tiếp… Ngữ vực

thường gồm ba yếu tố: trường (field), thức (mood) và sắc thái (tenor) Ba yếu tố này tương ứng với ba chức năng diễn ngôn: chức năng ý niệm (ideational function) – ngôn ngữ và kinh nghiệm của con người, chức năng văn bản (textual function) – tạo lập văn bản mạch lạc và chức năng liên nhân (interpersonal fuction – dùng ngôn

Trang 36

ngữ để tạo lập các mối quan hệ Các khái niệm miêu tả của Halliday rất có hiệu quả

khi dùng để phân tích diễn ngôn, đặc biệt là ngữ vực Tuy nhiên, mối quan hệ giữa ngữ vực và việc lựa chọn các hình thức biểu đạt có ảnh hưởng đến lịch sự như thế nào? Dựa vào quan hệ liên nhân, mọi biến thể ngữ vực có thể chia thành ba loại: biểu đạt tích cực, biểu đạt tiêu cực và biểu đạt trung tính Như vậy tương ứng với năm chiến lược lịch sự của P Brown và S Levinson sẽ có đến năm ngữ vực lớn và trong từng ngữ vực như vậy có hàng loạt các biến thể Giao tiếp là biết lựa chọn các biến thể ngôn ngữ để đạt đến mục đích giao tiếp tạo nên sự hài hòa, thân thiện, cởi

mở giữa S và H, đó chính là lịch sự

1.1.3 Giao tiếp ngôn từ và giao tiếp phi ngôn từ

Chúng ta đều biết, trong giao tiếp trực diện thông thường hằng ngày, người ta dùng cả ngôn ngữ ngôn từ và ngôn ngữ phi ngôn từ để giao tiếp với nhau Nếu một người chỉ sử dụng một trong hai yếu tố để giao tiếp thì hiệu quả giao tiếp chắc chắn

sẽ thấp hơn so với việc kết hợp cả hai

Giao tiếp phi ngôn từ là giao tiếp thông qua những tín hiệu của cơ thể như cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, ánh mắt, nụ cười, cách tiếp xúc cơ thể… Các tín hiệu phi ngôn từ đóng một vai trò rất quan trọng trong giao tiếp Giao tiếp ngôn từ chỉ bắt đầu khi lời nói được phát ra và cũng kết thúc khi các âm thanh kết thúc Trong khi

đó, các tín hiệu phi ngôn từ lại có nghĩa ngay từ khi các đối tác giao tiếp xuất hiện

Sự xuất hiện với một vẻ mặt vui vẻ, tươi cười hay một gương mặt cau có, gượng gạo cũng chuyển tải những thông điệp nhất định trong quá trình giao tiếp

Theo các nghiên cứu khoa học, trong quá trình giao tiếp có ba yếu tố thể hiện thông tin là: ngôn từ, phi ngôn từ (hay còn gọi là ngôn ngữ của cơ thể) và giọng điệu Theo D.R Levine và M.B Adelman [102,102], một nghiên cứu được tiến hành ở Mỹ đã cho thấy ngôn từ chỉ góp phần nhỏ nhất (7%) trong việc tác động đến người nghe, giọng điệu chiếm tới 38% và yếu tố phi ngôn từ lại trở nên quan trọng nhất vì sở hữu được 55% Điều này cho thấy rằng ý nghĩa của phát ngôn là do ngôn ngữ biểu đạt nhưng chính các yếu tố phi ngôn ngữ mới giúp người giao tiếp hiểu đúng, hiểu rõ đối tác giao tiếp của mình Chẳng hạn, một phát ngôn có cấu trúc diễn đạt là một LK nhưng được dùng kèm với những tín hiệu phi ngôn từ là một cái cười khẩy hoặc một giọng điệu kéo dài ra sẽ được hiểu là một lời mỉa mai Trong các khóa học về kỹ năng giao tiếp, người ta thường chú ý phát triển các kỹ năng dựa

Trang 37

trên chức năng của các hành vi phi ngôn từ Nguyễn Quang [43,95] nêu lên bốn chức năng chính của hành vi phi ngôn từ:

a Bổ sung, làm rõ ý nghĩa và sắc thái cho ngôn từ:

Người cha nói: “Lại đây” Đứa bé tiến lại gần cha Người cha hỏi: “Hôm nay, mấy?” Đứa bé trả lời: “Sáu” Người cha nói: “Giỏi”

Nếu đọc một câu chuyện trong đó có đoạn thoại trên (Dẫn theo ví dụ của Nguyễn Quang), chắc chắn ta sẽ không hiểu được hết ý nghĩa và sắc thái của đoạn thoại Nhưng khi đưa các yếu tố cận ngôn và ngoại ngôn vào, đoạn thoại sẽ trở nên hoàn toàn rõ ràng

Ví dụ 1:

- Người cha nói: “Lại đây”

+ Yếu tố cận ngôn: Giọng nhỏ nhẹ

+ Ngôn ngữ thân thể: Hai tay giang ra; Ánh mắt trìu mến

- Người cha hỏi: “Hôm nay, mấy?”

+ Yếu tố cận ngôn: Giọng nhỏ nhẹ; Hơi lên giọng ở cuối câu

+ Ngôn ngữ thân thể: Hơi rướn mắt; Ánh mắt khích lệ; Hai tay đặt hai bên cạnh sườn đứa bé như thể sẵn sàng bế thốc nó lên hay ghì chặt nó vào lòng

- Đứa bé trả lời: “Sáu”

+ Yếu tố cận ngôn: Mở âm, giọng hơi dài, nũng nịu

+ Ngôn ngữ thân thể: Môi trẩu ra sau khi nói “Sáu”; Nhìn thẳng vào mặt người cha; Chân hơi nhún lên, sẵn sàng sà vào lòng cha

- Người cha nói: “Giỏi”

+ Yếu tố cận ngôn: Cường độ mạnh; Trường độ trung bình

+ Ngôn ngữ thân thể: Đầu gật gù; Mắt nhìn trìu mến; Hơi mỉm cười; Ôm con vào lòng

Ví dụ 2:

- Người cha nói: “Lại đây”

+ Yếu tố cận ngôn: Giọng căng, đanh; Cường độ mạnh

+ Ngôn ngữ thân thể: Ngón tay trỏ chỉ vào đứa bé rồi chỉ xuống đất trước mặt mình; Mắt nhìn trừng trừng

- Người cha hỏi: “Hôm nay, mấy?”

+ Yếu tố cận ngôn: Giọng căng, đanh; Trọng âm dồn vào từ “mấy”

Trang 38

+ Ngôn ngữ thân thể: Hất hàm; Mắt trợn lên; Mặt đanh khô; Ngón tay trỏ chỉ vào mặt đứa bé

- Đứa bé trả lời: “Sáu”

+ Yếu tố cận ngôn: Giọng lí nhí

+ Ngôn ngữ thân thể: Mặt cúi gầm; Mắt nhìn xuống đất; Hàm răng trên cắn chặt môi dưới; Lưng hơi cong xuống

- Người cha nói: “Giỏi”

+ Yếu tố cận ngôn: Cường độ mạnh; Giọng kéo dài, rít rít

+ Ngôn ngữ thân thể: Răng nghiến chặt; Mắt trừng trừng nhìn thẳng vào đứa bé; Mặt đỏ lựng; Tay phải giơ lên, bàn tay mở rộng chực đét vào mông đứa bé

Hai ví dụ trên cho thấy các biểu hiện phi ngôn từ góp phần tích cực, thậm chí quyết định ý nghĩa và sắc thái của đoạn thoại

b Mâu thuẫn với các hành vi ngôn từ: Các hành vi ngôn từ và phi ngôn từ

của ĐTGT không phải lúc nào cũng bổ sung cho nhau, chúng có thể mâu thuẫn với nhau Sự mâu thuẫn này có thể được tạo ra có chủ ý hoặc vô tình, công khai hoặc

hàm ẩn Ví dụ, một người thanh niên chở bạn gái đạp xe lên dốc, cô gái hỏi: “Anh

có mệt không?”, người thanh niên mồ hôi ướt đẫm áo, vừa thở hổn hển vừa trả lời:

“Không mệt chút nào”

Khi xuất hiện mâu thuẫn giữa ngôn từ và các yếu tố phi ngôn từ, người ta có

xu hướng tin vào các hành vi phi ngôn từ hơn Các thông điệp phi ngôn từ dễ có khả năng được coi trọng hơn so với ngữ nghĩa ngôn từ và người quan sát có xu hướng tin hơn vào cái được biểu thị một cách phi ngôn bởi vì nó ít chịu lệ thuộc hơn vào sự khống chế của ý thức

c Điều tiết chuỗi giao tiếp ngôn từ: Trong giao tiếp, người giao tiếp thường

có những tín hiệu (hoặc ngôn từ hoặc phi ngôn từ) để điều khiển chuỗi giao tiếp của mình, khi nào đến lượt mình nói, khi nào kết lượt và tiếp tục lượt nói của người kia Theo các nhà nghiên cứu, các hành vi phi ngôn từ đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết chuỗi giao tiếp ngôn từ Việc hạ giọng ở cuối một phát ngôn chính là dấu hiệu “kết lượt”, một tiếng tằng hắng có thể là một “khởi lượt”

d Thay thế cho ngôn từ: Các loại hành vi phi ngôn từ thay thế cho ngôn từ

rất đa dạng Có những hành vi mang tính phổ quát cao như các tín hiệu của trọng tài khi điều khiển các môn thể thao quốc tế Tùy thuộc vào các giá trị, đức tin, quan

Trang 39

niệm… của từng cộng đồng văn hóa-ngôn ngữ khác nhau mà các tín hiệu có thể được phát, được hiểu và được chấp nhận khác nhau Chẳng hạn, trong ngôn ngữ -

văn hóa phương Tây, khi bố hỏi con: “Mẹ đâu rồi?”, con chỉ vào phòng ngủ Đây là

một cử chỉ bình thường và được tiếp nhận ở phương Tây Tuy nhiên, trong ngôn ngữ - văn hóa Việt, đây lại là một hành vi phi ngôn từ khó được chấp nhận

Mỗi tín hiệu cơ thể chuyển tải một lượng thông tin nhất định trong giao tiếp Các tín hiệu này cũng mang tính quy ước trong từng dân tộc, ví dụ như gật đầu mang ý nghĩa: đúng, đồng ý; lắc đầu mang ý nghĩa: không đúng, không đồng ý trong đa số các dân tộc nhưng ở Sri Lanka thì gật đầu có nghĩa là không và lắc đầu lại mang nghĩa đồng ý Một tín hiệu rất phổ biến là dấu hiệu chữ V được tạo thành bằng cách giơ cao ngón tay trỏ và ngón tay giữa mang thông điệp chiến thắng hoặc hòa bình trong hầu hết các dân tộc nhưng ở Anh quốc, tín hiệu này nếu được sử dụng khi lòng bàn tay hướng về người ra tín hiệu lại là một lời chửi thề [147] Trong xã hội Mỹ, việc dùng ngón tay giữa để chỉ, trỏ là một điều cấm kỵ Ở Việt Nam, cử chỉ khoanh tay, cúi đầu chào là thể hiện sự tôn kính của S ở vai dưới đối với H ở vai trên; Ở Nhật Bản hoặc Hàn Quốc lời chào được thể hiện bằng hành động cúi gập người, còn ở Malaysia sự tôn kính trong nghi thức chào được thể hiện bằng cách chạm bàn tay phải vào nhau rồi áp sát vào ngực Nhìn chung, các yếu tố phi ngôn từ có một giá trị nhất định trong hoạt động giao tiếp, mà nếu không chú ý rất dễ dẫn đến sốc văn hóa

1.2 Đặc điểm hành vi khen và hành vi chê

1.2.1 Đặc điểm hành vi khen (complimenting)

Khen là một hành vi tồn tại trong mọi nền văn hóa, được thực hiện trong mọi

ngôn ngữ và thực hiện nhiều chức năng khác nhau như chào hỏi, bộc lộ tình cảm, ngưỡng mộ, đề nghị, động viên khích lệ, bộc lộ sự quan tâm… Hoàng Phê [140]

định nghĩa “khen là nói đến sự đánh giá tốt về ai, về cái gì, việc gì với ý vừa lòng” Theo từ điển Oxford Advanced Learner’s Dictionary [147], khen là việc biểu lộ sự

ca ngợi, thán phục, tán đồng… Có thể nói khen là việc nêu lên những nhận xét tích

cực đối với đối tượng được khen và đây là một hành vi mang tính chủ quan cao

J Manes [106] cho rằng chức năng chính của LK là sự hình thành và củng cố mối quan hệ giữa S và H, LK làm dịu bớt sự phức tạp của các mối quan hệ xã hội Rất nhiều nhà nghiên cứu cùng kết luận LK không chỉ bày tỏ sự ngưỡng mộ các đặc

Trang 40

tính tích cực mà chúng còn được sử dụng thay cho lời chào, lời cảm ơn, lời xin lỗi

và làm giảm nhẹ những hành động đe dọa thể diện, ví dụ như lời phê bình, la mắng hay đề nghị (P Brown và S Levinson [76]; J Holmes [94] và N Wolfson [133])

Xét theo góc độ văn hóa, khen mang đậm nét đặc thù văn hóa, chịu ảnh hưởng

bởi các yếu tố: phong tục tập quán, quan niệm, điều cấm kỵ, phong cách…, một đề tài để khen có thể rất thông dụng đối với nền văn hóa này nhưng lại là một đề tài cấm kỵ trong nền văn hóa khác, hoặc một CTLK rất phổ biến trong nền văn hóa này nhưng lại không bao giờ xuất hiện trong nền văn hóa kia Việc một cặp sinh viên nam nữ thuê nhà sống chung với nhau có thể được khen là “trưởng thành, có tính tự lập” trong nền văn hóa Mỹ nhưng lại là một đề tài bị chê bai trong cộng đồng văn hóa Việt Trong văn hóa Mỹ, LK còn là một chiến lược để mở đầu hội thoại Người

Mỹ sử dụng LK rất thường xuyên và việc phớt lờ không khen cũng có thể được ngầm hiểu là một dấu hiệu của sự bất đồng, không tán thành [106], và việc đưa ra

LK không thích hợp có thể gây sự phật ý và bực bội nơi người nghe

Xét theo góc độ dụng học, khen là một hành động ngôn trung được xếp vào

nhóm hành động ngôn trung biểu ân (acknowledgements) theo bảng phân loại các hành động ngôn trung giao tiếp của K Bach và R Harnish [70] mà theo đó các

hành động ngôn trung được xếp vào bốn loại: 1 Tín định (constatives): diễn tả

niềm tin và ý định của S hoặc ý muốn của S rằng H sẽ có hoặc hình thành một niềm

tin như thế, 2 Phán nghị (directives): thể hiện thái độ của S đối với một hành động

nào đó sắp xảy ra do H và ý muốn của S rằng phát ngôn hoặc thái độ của mình được

coi là lý do để H thực hiện hành động, 3 Ước kết (commissives): biểu lộ ý định và lòng tin của S rằng phát ngôn của S sẽ buộc mình phải làm một điều gí đó, 4 Biểu

ân (acknowledgements): biểu lộ tình cảm đối với H hoặc diễn tả ý muốn của S

rằng phát ngôn của S đã thỏa mãn được một nhu cầu xã hội trong việc diễn tả một tình cảm nhất định và niềm tin của S rằng nó đã hoàn thành được nhiệm vụ đó

Ngày đăng: 13/11/2014, 06:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Diệp Quang Ban (2001), Ứng dụng cách nhìn dụng học vào việc giải thích một số yếu tố có mặt trong câu – phát ngôn, Tạp chí Ngôn ngữ, số 7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng cách nhìn dụng học vào việc giải thích một số yếu tố có mặt trong câu – phát ngôn
Tác giả: Diệp Quang Ban
Năm: 2001
2. Thái Duy Bảo (1988), Đối chiếu nghi thức lời nói đối thoại Anh Việt, luận án phó tiến sĩ, Đại học Tổng hợp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đối chiếu nghi thức lời nói đối thoại Anh Việt
Tác giả: Thái Duy Bảo
Năm: 1988
3. La Thường Bồi (1989), Ngôn ngữ và văn hóa, Ngữ văn xuất bản xã Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ và văn hóa
Tác giả: La Thường Bồi
Năm: 1989
4. Đỗ Hữu Châu – Bùi Minh Toán (1993), Đại cương ngôn ngữ học, tập 2, Nxb. Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương ngôn ngữ học
Tác giả: Đỗ Hữu Châu – Bùi Minh Toán
Nhà XB: Nxb. Giáo dục
Năm: 1993
5. Đỗ Hữu Châu (1995), Giản yếu về ngữ dụng học, Tái bản lần thứ ba, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giản yếu về ngữ dụng học
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1995
6. Đỗ Hữu Châu (2000), Tìm hiểu văn hóa qua ngôn ngữ, Tạp chí Ngôn ngữ, số 10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu văn hóa qua ngôn ngữ
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Năm: 2000
7. Đỗ Hữu Châu (2006), Đại cương ngôn ngữ học tập 2, Ngữ dụng học, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương ngôn ngữ học tập 2, Ngữ dụng học
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
9. Nguyễn Văn Chiến (1992), Ngôn ngữ học đối chiếu và đối chiếu các ngôn ngữ Đông Nam Á, Trường ĐH SP Ngoại ngữ Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ học đối chiếu và đối chiếu các ngôn ngữ Đông Nam Á
Tác giả: Nguyễn Văn Chiến
Năm: 1992
10. Nguyễn văn Chiến (2004), Tiến tới xác lập vốn từ vựng văn hóa Việt, Nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa, Nxb Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiến tới xác lập vốn từ vựng văn hóa Việt, Nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa
Tác giả: Nguyễn văn Chiến
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2004
11. Nguyễn Hữu Chinh (2003), Văn hóa với dạy – học ngoại ngữ, Tạp chí Ngôn ngữ, số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa với dạy – học ngoại ngữ
Tác giả: Nguyễn Hữu Chinh
Năm: 2003
12. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu và Hoàng Trọng Phiến (1997), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt
Tác giả: Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu và Hoàng Trọng Phiến
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1997
13. Mai Ngọc Chừ (2007), Nhập môn ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn ngôn ngữ học
Tác giả: Mai Ngọc Chừ
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
14. Nguyễn Đức Dân (1984), Ngữ nghĩa các từ hư: Định hướng nghĩa của từ, Tạp chí Ngôn ngữ, số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ nghĩa các từ hư: Định hướng nghĩa của từ
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Năm: 1984
15. Nguyễn Đức Dân (1998a), Bài giảng về lý thuyết lập luận, (chuyên đề dành cho NCS) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng về lý thuyết lập luận
16. Nguyễn Đức Dân (1998b), Logich và tiếng Việt, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Logich và tiếng Việt
Nhà XB: Nxb Giáo dục
17. Nguyễn Đức Dân (1998c), Ngữ dụng học, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ dụng học
Nhà XB: Nxb Giáo dục
18. Nguyễn Đức Dân (2000), Cử chỉ: thứ ngôn ngữ không lời, Kiến thức ngày nay, số 353 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cử chỉ: thứ ngôn ngữ không lời
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Năm: 2000
19. Nguyễn Đức Dân (2005), Những giới từ không gian: sự chuyển nghĩa và ẩn dụ, Tạp chí Ngôn ngữ, số 9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những giới từ không gian: sự chuyển nghĩa và ẩn dụ
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Năm: 2005
20. Hữu Đạt (2000), Văn hoá và ngôn ngữ giao tiếp của người Việt, Nxb Văn hoá – Thông tin, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hoá và ngôn ngữ giao tiếp của người Việt
Tác giả: Hữu Đạt
Nhà XB: Nxb Văn hoá – Thông tin
Năm: 2000
21. Nguyễn Văn Độ (2004), Tìm hiểu mối quan hệ ngôn ngữ-văn hóa, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu mối quan hệ ngôn ngữ-văn hóa
Tác giả: Nguyễn Văn Độ
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2004

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ mà họ đưa ra cho thấy nếu sự đe dọa càng lớn thì ta càng nên dùng các  cách thức được đánh số lớn hơn để “đương đầu” - đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa và ngữ dụng của lời khen, lời chê trong tiếng việt (so sánh với tiếng anh)
Sơ đồ m à họ đưa ra cho thấy nếu sự đe dọa càng lớn thì ta càng nên dùng các cách thức được đánh số lớn hơn để “đương đầu” (Trang 34)
PHỤ LỤC 15.2. BẢNG ĐỐI CHIẾU TỈ LỆ TẦN SỐ XUẤT HIỆN CÁC CHỨC  NĂNG CỦA LC GIỮA NGƯỜI VIỆT VÀ NGƯỜI MỸ - đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa và ngữ dụng của lời khen, lời chê trong tiếng việt (so sánh với tiếng anh)
15.2. BẢNG ĐỐI CHIẾU TỈ LỆ TẦN SỐ XUẤT HIỆN CÁC CHỨC NĂNG CỦA LC GIỮA NGƯỜI VIỆT VÀ NGƯỜI MỸ (Trang 360)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w