Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 124 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
124
Dung lượng
2,38 MB
Nội dung
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KT&QTKD THÁI NGUYÊN DƯƠNG NGHĨA ÂN PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÁI NGUYÊN TRỞ THÀNH NGÀNH KINH TẾ QUAN TRỌNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế THÁI NGUYÊN, NĂM 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KT&QTKD THÁI NGUYÊN DƯƠNG NGHĨA ÂN PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÁI NGUYÊN TRỞ THÀNH NGÀNH KINH TẾ QUAN TRỌNG Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 603401 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Từ THÁI NGUYÊN, NĂM 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Tác giả Dương nghĩa Ân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, Tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô trường Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh Thái Nguyên. Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô trường Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh Thái Nguyên, đặc biệt là những thầy cô đã tận tình dạy bảo cho tôi suốt thời gian học tập tại trường. Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Tiến Sĩ Phạm Từ, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục du lịch Việt Nam, hiện là Phó Tổng biên tập Thời báo kinh tế Việt Nam, đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn và giúp tôi hoàn thành luận văn này. Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn Quý anh, chị và ban lãnh đạo Sở văn hoá TT và DL tỉnh Thái Nguyên, Cục Thống kê, văn phòng uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, Ban dân vận tỉnh uỷ Thái Nguyên , Sở công thương Thái Nguyên, Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Nguyên, Công đoàn Hồ Núi Cốc đã tạo điều kiện cho tôi điều tra khảo sát để có dữ liệu viết luận văn. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, khuyến khách tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 5 năm 2012 Tác giả Dương nghĩa Ân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iii MỤC LỤC Trang Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt v Danh mục bảng biểu vi MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 3. Những đóng góp của luận văn 3 4. Kết cấu của luận văn 3 Chương 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM – CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH 4 1.1. Khái niệm về du lịch và khách du lịch 5 1.2. Tài nguyên du lịch 7 1.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên 8 1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn 10 1.3. Các loại hình du lịch 11 1.3.1. Phân loại theo mục đích chuyến đi 12 1.3.2. Phân loại theo lãnh thổ hoạt động 16 1.3.3. Phân loại theo địa hình của điểm đến 18 1.3.4. Phân loại theo độ dài cuộc hành trình 18 1.3.5. Phân loại theo phương tiện giao thông 19 1.3.6. Phân loại theo hình thức tổ chức 21 Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23 2.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết 23 2.2. Các phương pháp nghiên cứu 23 2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu 23 2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin 25 2.2.3. Phương pháp chuyên gia 25 2.2.4. Phương pháp thống kê mô tả 25 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iv 2.2.5. Phương pháp phân tích SWOT 25 2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 26 2.3.1. Hệ thống chỉ tiêu về tỉnh hình kinh tế xã hội của tỉnh 26 2.3.2. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh thực trạng ngành du lịch 27 2.3.3. Hệ thống chỉ tiêu dự báo sự phát triển du lịch Thái Nguyên 28 Chương 3. TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH, TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÁI NGUYÊN 29 3.1. Tổng quan về du lịch 29 3.1.1. Vài nét về du lịch thế giới 29 3.1.2. Du lịch Việt Nam 30 3.2. Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch Thái Nguyên 36 3.2.1. Khái quát về Thái Nguyên 36 3.2.2. Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch Thái Nguyên 41 Chương 4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH 78 THÁI NGUYÊN THÀNH NGÀNH KINH TẾ QUAN TRỌNG 78 4.1. Định hướng phát triển du lịch Thái Nguyên 78 4.1.1. Quan điểm phát triển 78 4.1.2. Phát huy lợi thế và thế mạnh của tỉnh 80 4.2. Giải pháp phát triển du lịch Thái Nguyên 82 4.2.1. Hoàn chỉnh và triền khai thực hiện Quy hoạch du lịch 82 4.2.2. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng du lịch 84 4.2.3. Xây dựng các tuyến điểm, sản phẩm du lịch 88 4.2.4. Đào tạo nguồn nhân lực 91 4.2.5. Tăng cường xúc tiến du lịch, quảng bá hình ảnh du lịch 93 4.2.6. Bảo vệ môi trường 94 4.2.7. Tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về du lịch 96 4.3 Kiến nghị 98 KẾT LUẬN 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn v DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT - WTTC : World Travel and Tourism council (Hội đồng lữ hành và du lịch quốc tế) - UBND : Uỷ ban nhân dân - KHDT : Kế hoạch đầu tư - TM : Thương mại - KTXH : Kinh tế xã hội - HĐND : Hội đồng nhân dân - ƯNWTO : Tổ chức liên hợp quốc - VHCDT : Văn hoá các dân tộc - LHQ : Liên hợp quốc - CSVN : Cộng sản Việt Nam Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Biểu đồ 3.1. Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2005-2010 . 31 Biểu đồ 3.2. 10 thị trường khách du lịch quốc tế hàng đầu năm 2010 31 Biểu đồ 3.3. Lượng khách Du lịch nội địa giai đoạn 2005-2010 32 Biểu đồ 3.4. Tổng thu từ khách du lịch giai đoạn 2005- 2010 33 Biểu đồ 3.5. Lượng khách du lịch đến Thái Nguyên giai đoạn 2005-2010 61 Biểu đồ 3.6. Doanh thu du lịch hàng năm giai đoạn 2005-2010 65 Biểu đồ 3.7. Cơ sở lưu trú giai đoạn 2005-2010 66 Biểu đồ 3.8. Số buồng phòng của khách sạn giai đoạn 2005-2010 67 Biểu đồ 3.9. Các đơn vị kinh doanh du lịch giai đoạn 2005-2010 71 Biểu đồ 3.10. Số lượng đơn vị kinh doanh lữ hành giai đoạn 2005-2010 71 Biểu đồ 3.11. Số lượng lao động du lịch trong tỉnh giai đoạn 2005-2010 73 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thái Nguyên là tỉnh miền núi và trung du phía đông bắc Việt Nam, là địa phương giàu tiềm năng kinh tế, giàu truyền thống cách mạng. Trong lịch sử, các dân tộc Thái Nguyên đã đoàn kết gắn bó cùng nhân dân cả nước xây dựng Tổ quốc và bảo vệ giang sơn. Công sức của nhiều người, nhiều thế hệ đã tạo nên một Thái Nguyên với bề dày lịch sử, văn hóa, những địa danh nổi tiếng, như núi Văn, núi Võ, di tích ATK Định Hóa, di tích đền Đuổm…những danh thắng như Hồ Núi Cốc, chùa Hang, hang Phượng Hoàng… Trong những năm qua, Kinh tế Xã hội Thái nguyên đã đạt nhiều thành tựu. Kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm 11,11%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp-xây dựng và dịch vụ. GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 17,4 triệu đồng (tương đương 950 USD), gấp 2,9 lần so với năm 2005 và gấp 6,1 lần so với năm 2000. Đại hội tỉnh đảng bộ lần thứ XVIII đã đề ra phương hướng, chủ trương phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong 5 năm tới và những năm tiếp theo, nhằm đưa Thái Nguyên sớm trở thành tỉnh công nông nghiệp hiện đại, trở thành tỉnh đầu tàu của cả vùng miền núi trung du Đông bắc, như mong mỏi của Bác Hồ từ những năm 60 của thế kỷ trước. Các chủ trương biện pháp phát triển các ngành công nông nghiệp của tỉnh đã và đang được nghiên cứu thảo luận triển khai trên nhiều bình diện. Nhiều nghiên cứu về các lĩnh vực kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh đã được triển khai và áp dụng, nhưng Du lịch với vai trò là ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành liên vùng và xã hội hóa cao, là ngành xuất khẩu tại chỗ, tạo nhiều công ăn việc làm, thì chưa được nghiên cứu nhiều, và trên thực tế Du lịch của tỉnh mới đang trong giai đoạn đầu phát triển. Trong khi đó, trên phạm vi toàn cầu, Du lịch đã được coi là ngành kinh tế chủ lực, là 1 trong 5 ngành có giá trị xuất khẩu lớn nhất trong các ngành Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 kinh tế. Ở Việt Nam, du lịch mới phát triển trong những năm gần đây nhưng đã đạt nhiều thành tựu, đóng góp ngày càng lớn vào thu nhập quốc dân, tạo ra gần triệu việc làm, góp phần tích cực vào giao lưu văn hóa và hội nhập quốc tế. Trong bối cảnh đó, lựa chọn cách tiếp cận từ du lịch, mảnh đất còn ít được khai thác, lắm tiềm năng, và đã có thực tế chứng tỏ là có điều kiện phát triển nhanh, đem lại hiệu quả nhiều mặt, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội trên địa bàn cả tỉnh, tác giả thấy đó là cách tiếp cận phù hợp, đáp ứng được đòi hỏi cấp thiết của cuộc sống, hy vọng góp phần giải đáp được một số vấn đề lý thuyết và thực tiễn đang đặt ra. Từ những lý do trên, với sự hướng dẫn tận tình của một tiến sỹ Quản lý kinh tế, có thâm niên quản lý ngành du lịch quốc gia, được sự chấp thuận và giúp đỡ của Nhà trường, của Hội đồng, của các thày cô, tác giả đã chọn “Phát triển du lịch Thái Nguyên trở thành ngành kinh tế quan trọng” làm đề tài tốt nghiệp chương trình thạc sỹ chuyên ngành Quản trị kinh doanh tại trường và hy vọng khi có điều kiện sẽ được nghiên cứu sâu hơn đề tài này để góp phần nhỏ bé của mình vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu vị trí vai trò, tầm quan trọng của du lịch trong sự phát triển kinh tế xã hội trong thế giới hiện đại, thế giới giao lưu hội nhập với chất lượng sống của con người ngày càng cao. - Nghiên cứu tiềm năng, thế mạnh, tài nguyên du lịch của tỉnh Thái Nguyên, thực trạng khai thác tài nguyên du lịch ở một số di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh. - Nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về du lịch và kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh. - Đóng góp GDP của ngành du lịch đối với GDP của toàn tỉnh. Tuy là một chuyên đề nhưng nội dung về du lịch lại rất rộng, tác giả chỉ tập trung vào những vấn đề dưới giác độ kinh tế, quản lý, không đi sâu vào Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn [...]... trình phát triển du lịch của tỉnh Thái Nguyên - Trong quá trình phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng thì các chương trình dự án tác động đến sự phát triển du lịch như thế nào? Sự ảnh hưởng của các doanh nghiệp du lịch? ai là người được hưởng lợi trong sự phát triển du lịch? Sự tương tác giữa phát triển ngành du lịch đến các ngành khác như thế nào? - Những giải pháp cơ bản nào để phát triển. .. trạng phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn trước làm cơ sở định hướng phát triển du lịch năm 2010 -2020 và tầm nhìn 2030 * Chọn hướng điều tra - Theo mục đích điều tra là phát triển du lịch Thái Nguyên trở thành ngành kinh tế quan trọng - Đối tượng điều tra các doanh nghiệp, các địa phương được hưởng lợi từ các dự án phát triển du lịch tại Thái Nguyên - Đề tài thu thập các thông tin và phát. .. động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch Như vậy, du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, gồm nhiều thành phần tham gia, trở thành một tổng thể phức hợp Hoạt động du lịch vừa có đặc điểm của ngành kinh tế, lại có đặc điểm của ngành văn hóa xã hội Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp mang nội dung văn hóa sâu... bên trong của việc phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên mà tỉnh có thể huy động đầu tư phát triển, những lợi thế từ phát triển du lịch sinh thái, các địa danh lịch sử và các danh lam thắng cảnh - Điểm yếu Những yếu kém trong phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên mà tỉnh có thể khắc phục được - Cơ hội Những thuận lợi do môi trường bên ngoài mang lại cho phát triển du lịch của tỉnh Thái Nguyên mà tỉnh có... đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến Hội đồng Lữ hành và du lịch quốc tế (World Travel and Tourism council- WTTC) đã công nhận du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất thế giới, vượt trên cả ngành sản xuất ô tô, thép, điện tử Đối với không ít quốc gia, du lịch là một nguồn thu ngoại tệ quan trọng nhất, du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, ngành trụ cột Nhiều nước đã lấy chỉ tiêu đi du lịch. .. tư phát triển ngành du lịch - Thách thức Những trở ngại do môi trường bên ngoài gây ra mà tỉnh Thái Nguyên không thể xoá bỏ hoàn toàn nhưng có thể giảm thiểu được tác động để trong quá trình phát triển du lịch Thái Nguyên trở thành ngành kinh tế quan trọng 2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 2.3.1 Hệ thống chỉ tiêu về tỉnh hình kinh tế xã hội của tỉnh - Tốc độ tăng trưởng bình quân Tăng trưởng kinh tế. .. trong vùng, đến du lịch trong nước, du lịch Thái Nguyên, đặt trong tổng thể bức tranh kinh tế xã hội, để luận giải du lịch như một ngành kinh tế quan trọng, cần được quan tâm đầu tư phát triển để góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội của tỉnh; Đã bước đầu nghiên cứu tiềm năng, thế mạnh, tài nguyên du lịch, cả tài nguyên du lịch nhân văn, tài nguyên du lịch tự nhiên trên địa bàn tỉnh, tổng kết, đánh... ngành du lịch, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, giới hạn trong những năm gần đây, từ năm 2005 đến năm 2010 3 Những đóng góp của luận văn Luận văn có cái nhìn khái quát, tổng thể về vị trí vai trò của du lịch trên nhiều bình diện, từ du lịch văn hóa- lịch sử, du lich sinh thái, du lịch tham quan nghỉ dưỡng và trên nhiều cấp độ, từ du lịch thế giới, du lịch trong vùng, đến du lịch trong nước, du lịch Thái. .. tin về phát triển ngành du lịch, sự ảnh hưởng và tác động của phát triển du lịch đến các hộ gia đình, các doanh nghiệp du lịch, sự quan tâm của cán bộ địa phương, cán bộ quản lý các dự án đầu tư phát triển du lịch như thế nào? Những đề xuất của địa phương, của doanh nghiệp và của chính những người dân được hưởng lợi trong phát triển du lịch ở Thái Nguyên Từ đó kết hợp với những quan sát thực tế và phỏng... đi du lịch theo các loại hình du lịch theo lãnh thổ, du lịch quốc tế và du lịch nội địa như trên, cần có các tổ chức du lịch khác nhau : công ty lữ hành quốc tế và công ty lữ hành nội địa.Theo Luật Du lịch Việt Nam hiện hành, các hãng lữ hành nội địa chỉ được kinh doanh phục vụ khách du lịch nội địa Hãng lữ hành có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, được kinh doanh phục vụ cả khách du lịch quốc tế . trạng phát triển du lịch Thái Nguyên 41 Chương 4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH 78 THÁI NGUYÊN THÀNH NGÀNH KINH TẾ QUAN TRỌNG 78 4.1. Định hướng phát triển du lịch Thái Nguyên. KT&QTKD THÁI NGUYÊN DƯƠNG NGHĨA ÂN PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÁI NGUYÊN TRỞ THÀNH NGÀNH KINH TẾ QUAN TRỌNG Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 603401 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH. HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KT&QTKD THÁI NGUYÊN DƯƠNG NGHĨA ÂN PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÁI NGUYÊN TRỞ THÀNH NGÀNH KINH TẾ QUAN TRỌNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ