4. Kết cấu của luận văn
4.2.1. Hoàn chỉnh và triền khai thực hiện Quy hoạch du lịch
Đề án quy hoạch phát triển tổng thể du lịch Thái Nguyên đến năm 2020 đã được phê duyệt số 2493/QĐ UBND ngày 07/11/2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt, điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển du lịch Thái Nguyên giai đoạn 2006 - 2010 định hướng 2015 và tầm nhìn chiến lược 2020.
Quy hoạch không gian du lịch Thái Nguyên đã xác định có 4 khu du lịch trọng điểm. Đó là: Khu du lịch trung tâm thành phố Thái Nguyên, khu du lịch sinh thái vùng Hồ Núi Cốc, khu du lịch lích sử ATK - Định Hoá và Khu du lịch khảo cổ học - sinh thái động Đồng hỷ - Võ Nhai.
Vùng Hồ Núi Cốc đã được phê duyệt trong danh mục các khu du lịch quốc gia tại Quyết định số 2473/QĐ-TTg, ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn chiến lược đến năm 2030”.
Khu di tích lích sử ATK Định Hoá được Chính phủ xếp hạng là khu di tích Quốc gia đặc biệt số 548/QĐ-TTg, ngày 10/5/2012 của thủ tướng Chính phủ phê duyệt "về việc xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt".
Đó là cơ sở rất thuận lợi để Thái Nguyên có thể triển khai thực hiện quy hoạch và hoàn chỉnh quy hoạch. Song trong lĩnh vực quy hoạch, theo tác giả, có một số vấn đề cần được quan tâm:
+ Quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh cần đặt trong tổng thể quy hoạch của cả vùng. Cần rà soát lại quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Thái Nguyên, theo Chiến lược phát triển du lịch cả nước.
Theo Chiến lược, Du lịch Việt Nam được quy hoạch phát triển theo 7 vùng. Thái Nguyên nằm trong số 14 tỉnh vùng một - Vùng Trung du miền núi
phía Bắc. Trong vùng, có 12 khu du lịch được quy hoạch là khu du lịch quốc gia. Trong đó, Thái Nguyên có 1 khu là khu du lịch Hồ Núi Cốc.
Hướng khai thác sản phẩm du lịch đặc trưng của cả vùng du lịch Trung du miền núi phía Bắc là Du lịch về nguồn tìm hiểu bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam, nghiên cứu hệ sinh thái vùng núi, hang động, hệ sinh thái trung du, nghỉ dưỡng núi, nghỉ cuối tuần, thể thao khám phá, du lịch biên giới, thương mại, gắn với các cửa khẩu.
Cả vùng có 5 địa bàn được xác định là địa bàn du lịch trọng điểm, 1 trong 5 địa bàn đó có Thái Nguyên - Tuyên Quang - Lạng Sơn. Khởi đầu từ khu du lịch Hồ Núi Cốc, khu di tích ATK Định Hóa, khu di tích ATK Tân Trào đến khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng, khu nghỉ mát Mẫu Sơn.
Theo đó, tỉnh cần bám sát quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của cả vùng để điều chỉnh, chi tiết hóa quy hoạch của tỉnh. Thiết lập một sự liên kết chặt chẽ, hữu cơ, tự nhiên giữa các tỉnh, các khu du lịch trong vùng, để Thái Nguyên trở thành trung tâm, đầu mối du lịch của tiểu vùng, phát huy lợi thế Thủ đô kháng chiến, Thủ đô gió ngàn năm xưa.
Thái Nguyên thực sự có thể trở thành đầu mối phân phối khách, địa bàn trung chuyển khách cho các tỉnh trong vùng còn bởi Thái Nguyên có vị trí thuận lợi về đường tiếp cận điểm đến: Cách sân bay quốc tế Nội Bài có 50 km, cách Hà nội 75km, cách cảng Hải phòng 200km. Thái Nguyên còn là điểm nút giao thông đường sắt đường bộ, đường sông, điểm nút của hình rẻ quạt, kết nối với các tỉnh thành cả khu Việt Bắc, gắn với Cảng Hải Phòng và của khẩu quốc tế Lạng Sơn.
Trong thời gian tới, khi Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch triển khai xây dựng quy hoạch du lịch tổng thể của vùng này, Thái Nguyên cần chủ động và tích cực tham gia, để tiềm năng, lợi thế của tỉnh được phát huy, làm tiền đề cho du lịch tỉnh nhà phát triển với quy mô và tốc độ mới.
+ Cần có quy hoach cụ thể, chi tiết cho các khu du lịch, các tuyến điểm du lịch trong tỉnh và có kế hoạch quản lý quy hoạch chặt chẽ. Phải có quy
hoạch trước khi đầu tư. Kinh nghiệm nhiều nơi cho thấy, không có đầu tư thì còn, có đầu tư mà không có quy hoạch thì mất, mất tài nguyên, mất tiền mà không ra sản phẩm, không thu hút được khách đến.
Các khu, điểm du lịch cần quan tâm rà soát, bổ sung hoàn chỉnh quy hoạch để đầu tư khai thác, sớm mang lại hiệu quả, có thể là: khu du lịch Hồ Núi Cốc, khu di tích ATK Định Hóa, khu Suối Mỏ Gà, Hang Phượng Hoàng - Võ Nhai, ...