Xây dựng các tuyến điểm, sản phẩm du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch Thái Nguyên trở thành ngành kinh tế quan trọng (Trang 96 - 99)

4. Kết cấu của luận văn

4.2.3. Xây dựng các tuyến điểm, sản phẩm du lịch

Tài nguyên du lịch của Thái nguyên là vô cùng to lớn, gồm cả tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn. Tiềm năng du lịch của Thái Nguyên chỉ trở nên dồi dào khi nó “nối mạng” được với mối liên kết lịch sử giầu tính truyền thống với vùng Việt Bắc cả về sắc thái văn hoá và lịch sử đấu tranh cách mạng. Chính vì vậy, du lịch Thái Nguyên phải được phát triển trong mối liên kết chặt chẽ với các địa phương lân cận như: Tuyên Quang, Bắc Kạn, Cao Bằng, LạngSơn, Hà Giang trong tiểu vùng du lịch Đông Bắc. Quan điểm này cần phải được thống nhất trong mọi sự chỉ đạo, định hướng và cần được thể hiện rõ trong những công việc cụ thể. Đó là vấn đề kết hợp trong

khai thác tuyến du lịch sinh thái Thái Nguyên - Bắc Kạn, trong việc làm hấp dẫn và phong phú hơn hành trình về cội nguồn của cách mạng: Thái Nguyên - Tuyên Quang - Bắc Kạn - Cao Bằng... Với sự kết hợp như vậy sẽ góp phần thu hút khách du lịch, làm phong phú hơn các loại hình dịch vụ. Tuy nhiên, nếu đặt du lịch Thái Nguyên trong du lịch của vùng thì một điều phải nhận thức được là ta ở khu vực chuyển tiếp do vị trí địa lý cũng như các điểm du lịch của địa phương không mấy hấp dẫn như các vùng lân cận. Vấn đề đặt ra cho du lịch Thái Nguyên là phải làm sao tìm ra được các sản phẩm đặc trưng của địa phương để từ đó khẳng định mình trong vùng.

Vấn đề quan trọng là cần xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương, tạo ra những nét khác biệt so với các sản phẩm du lịch của vùng. Đây là cả một quá trình đòi hỏi phải có sự đầu tư, học hỏi và có trình độ để tìm hiểu, có tầm nhìn chiến lược để đưa ra những định hướng hợp lý cho du lịch Thái Nguyên trong tương lai. Để có được một định hướng phát triển lâu dài cho du lịch địa phương, ngành du lịch Thái Nguyên nên tổ chức một tổ công tác kỹ thuật, gồm các chuyên gia du lịch và chuyên gia lữ hành có hiểu biết và kinh nghiệm để tiến hành khảo sát, thực địa lại một cách chi tiết và tổng thể trên phạm vi toàn tỉnh.

Thêm vào đó, cần tiến hành công tác điều tra xã hội học đối với người dân trong tỉnh cũng như du khách ngoại tỉnh, khách nước ngoài để tìm hiểu nhu cầu, mong muốn của họ, từ đó mới có được những định hướng đúng đắn và có hiệu quả nhất. Đồng thời, trong quá trình tiến hành điều tra, khảo sát, phải kiên quyết nhìn vào những điểm yếu, những hạn chế của du lịch tỉnh nhà trong thời gian qua để có được những sự chỉnh sửa hợp lý.

Về các tuyến, điểm du lịch: Gắn liền du lịch Thái Nguyên với du lịch của vùng để từ đó khắc phục những hạn chế của mình, trên cơ sở đó khẳng định những nét đặc trưng, khác biệt của du lịch Thái Nguyên đối với các tỉnh bạn. Tuyến du lịch chính cần khai thác là Hà Nội - Thái Nguyên - Tuyên Quang; Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng, Thái Nguyên - Lạng

Sơn, Thái Nguyên - Hà Nội và các tỉnh phụ cận, Thái Nguyên với tiểu vùng du lịch Đông bắc (Hải Phòng, Quảng Ninh)…

Bên cạnh đó cần xây dựng các tuyến du lịch mạnh của địa phương như: Tuyến du lịch trung tâm thành phố Thái Nguyên với các điểm tham quan chính là Bảo tàng văn hoá các dân tộc Việt Nam, đền thờ Đội Cấn, chùa Phủ Liễn. Tuyến du lịch trung tâm thành phố Thái Nguyên đi Hồ Núi Cốc với các điểm du lịch: Làng nghề chè truyền thống Tân Cương, thắng cảnh Hồ núi Cốc, khu di tích Núi Văn, núi Võ, địa điểm thành lập Cơ quan chỉ huy chiến khu Nguyễn Huệ, nơi thành lập cơ sở Đảng đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên. Tuyến du lịch trung tâm thành phố Thái Nguyên đi ATK Định Hoá với điểm du lịch chính là: Đền Đuổm, khu ATK Định Hoá. Tuyến du lịch thành phố Thái Nguyên đi Đồng Hỷ - Võ Nhai, với: Chùa Hang, động Linh Sơn, khu di tích khảo cổ học Thần Sa, khu Suối Mỏ Gà - hang Phượng Hoàng, di tích rừng Khuôn Mánh. Tuyến du lịch Thành phố Thái Nguyên đi các điểm du lịch phía nam tỉnh với: Đình Hộ Lệnh, đình Phương Độ, đình Xuân La, đền Lục Giáp, chùa Hang… Đồng thời, có sự đầu tư thích hợp đối với các điểm du lịch nhỏ, lẻ.

Sản phẩm du lịch là yếu tố có ý nghĩa sống còn cho sự tồn tại và phát triển của ngành du lịch. Để du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, ngoài yếu tố phải phát triển cơ sở vật chất đồng bộ, tạo nguồn nhân lực tốt thì việc lựa chọn sản phẩm du lịch đặc thù sẽ là yếu tố quan trọng làm cho thị trường du lịch ngày càng phát triển mạnh. Thực trạng sản phẩm du lịch ở các khu du lịch hiện nay của Thái Nguyên chưa được phong phú nên chưa thu hút được du khách. Vì vậy, việc xây dựng sản phẩm cho du lịch Thái Nguyên phải đặc biệt chú ý đầu tư về nội dung, phải biết khéo léo khai thác bối cảnh lịch sử của di tích, biết thổi hơi thở của thời đại lịch sử vào di tích để du khách cảm nhận được những hoàn cảnh lịch sử vây quanh di tích lúc bấy giờ. Mặt khác, những người làm du lịch phải biết kết hợp các loại hình sản phẩm khác nhau

để tăng tính sinh động hấp dẫn của sản phẩm chính. Nhiều di tích, hang động của tỉnh vừa là danh thắng, vừa là nơi chứa các dấu vết văn hoá nguyên thủy như khu di tích khảo cổ học Thần Sa, chùa Hang, động Linh Sơn… hiện còn hoang sơ cần được đầu tư, chỉnh trang thích hợp. Tuy nhiên cần đề phòng xu hướng “nghệ thuật hoá các di tích”, hoặc “bê tông hoá di tích” làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên vốn có của di tích.

Trong những năm tới, Thái Nguyên cần lựa chọn, tạo sản phẩm và hoàn thiện sản phẩm du lịch của mình gắn với vùng, điểm du lịch phù hợp. Căn cứ vào tiềm năng du lịch và thị hiếu của du khách khi đến với Thái Nguyên để hình thành các thể loại du lịch thích hợp, mà cơ bản là hai thể loại: Du lịch sinh thái và du lịch văn hoá, lịch sử. Từ đó có thể xác định sản phẩm du lịch có giá trị để bán cho du khách.

Trong thời gian tới, sản phẩm du lịch đặc thù của Thái Nguyên sẽ là: Du lịch sinh thái kết hợp với tham quan - nghỉ dưỡng cuối tuần, chủ yếu tập trung ở khu vực: Hồ Núi Cốc, thành phố Thái Nguyên.

Du lịch tham quan văn hóa - lịch sử: Cụm di tích hang Phượng Hoàng, khu di tích khảo cổ học Thần Sa (huyện Võ Nhai), cụm di tích ATK (Định Hóa), bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam (trung tâm thành phố Thái Nguyên).

Du lịch văn hóa, lễ hội: Khu di tích Đền Đuổm (Phú Lương), cụm đền, chùa ở thành phố (chùa Phủ Liễn đền Xương Rồng, chùa Đán, chùa Phố Hương…), đền chùa ở các huyện phía Nam tỉnh như Phú Bình, Phổ Yên… Du lịch tham quan quá cảnh đường bộ: Chủ yếu phân bố dọc Quốc lộ 3. Trên chặng đường quá cảnh này, ta có thể xen kẽ đưa các chương trình tham quan nông trường, các nhà máy sản xuất chè, nhà vườn của địa phương. Qua đó góp phần quảng bá cho đặc sản địa phương đến với du khách trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch Thái Nguyên trở thành ngành kinh tế quan trọng (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)