Phân loại theo hình thức tổ chức

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch Thái Nguyên trở thành ngành kinh tế quan trọng (Trang 29 - 124)

4. Kết cấu của luận văn

1.3.6. Phân loại theo hình thức tổ chức

- Du lịch theo đoàn

Là loại hình du lịch có sự chuẩn bị chương trình từ trước, thông qua các hãng du lịch. Mỗi thành viên trong đoàn biết trước và chủ động được kế hoạch đi du lịch của mình.

Do du lịch là một trong các hoạt động của cá nhân nhằm hoà mình vào tập thể nên đại đa số các chuyến đi mang tính tập thể. Sinh viên, học sinh đi học theo lớp, cán bộ công nhân viên đi theo cơ quan. Loại hình này thường tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp cung ứng du lịch vì du khách thường có tính tổ chức cao. Mặt khác, khi trình độ du khách đồng đều, việc phục vụ cũng trở nên dễ dàng theo một mẫu chuẩn. Trong toàn bộ quá trình bán sản phẩm, từ khâu tiếp thị đến khâu phục vụ ăn nghỉ, hướng dẫn, thanh lý hợp đồng, nhà cung ứng đều nhận được sự giúp đỡ rất có hiệu quả về tổ chức của đại diện tập thể khách. Do vậy, hầu hết du khách đi theo loại hình này đều được giảm giá.

- Du lịch cá nhân

Loại hình du lịch này, cá nhân tự định ra chuyến đi, kế hoạch lưu trú, địa điểm ăn uống tuỳ nghi. Loại hình này phát triển với tốc độ nhanh và chiếm ưu thế, phải trả cao hơn 15 - 20% giá hợp đồng tập thể. Trong những năm gần đây, một số công ty đã mở ra một phương thức mới để yểm trợ và thu hút loại du khách đi riêng lẻ này. Đó là các chương trình du lịch mở (Open Tours): Du khách tham gia vào chương trình này có thể dừng lại dọc đường theo nhu cầu và tiếp tục hành trình vào một thời điểm khác.

- Du lịch gia đình

Thông thường có hai loại du lịch gia đình: Loại thứ nhất xảy ra thường xuyên ở các khu vực phụ cận đô thị, thời gian chuyến đi không dài. Loại thứ hai là các chuyến đi du lịch dài ngày, họ thường chọn địa điểm ở xa, nổi tiếng và để tiết kiệm thời gian trong chuyến đi, thường có nhiều điểm đến trong một chuyến đi. Hiện nay việc tiếp cận và thu hút du khách để kinh doanh loại hình du lịch này đang là hướng cần quan tâm vì du lịch gia đình cũng là một xu hướng nhiều triển vọng.

Ngoài ra người ta còn có các cách phân chia khác về các loại hình du lịch. Ví dụ như phân theo lứa tuổi (du lịch thiếu nhi/học sinh, du lịch thanh niên, du lịch tuần trăng mật, du lịch người già), theo phương thức hợp đồng (du lịch trọn gói, du lịch từng phần) ...

Thông thường các loại hình du lịch được thực hiện kết hợp với nhau trong một chuyến đi của du khách.

Trên cơ sở làm rõ các giá trị về tài nguyên du lịch cả về tự nhiên và nhân văn, nắm chắc các loại hình du lịch mà thị trường khách yêu cầu như trên, và khả năng của địa phương với vai trò là điểm đến đón nhận khách, ngành du lịch địa phương sẽ xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch.

Sản phẩm du lich theo nghĩa cụ thể, như đã ghi trong Luật Du lịch là : « tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch.’’. Sản phẩm du lịch với chất lượng cao thấp, phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, năng lực, điều kiện tổ chức của từng địa phương, của các cơ quan quản lý, các nhà làm du lịch và sự tham gia của cộng đồng dân cư.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết

- Tình hình phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua như thế nào?

- Môi trường phát triển du lịch của Thái Nguyên có những điểm mạnh, điểm yếu những cơ hội và thách thức nào trong quá trình phát triển du lịch của tỉnh Thái Nguyên.

- Trong quá trình phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng thì các chương trình dự án tác động đến sự phát triển du lịch như thế nào? Sự ảnh hưởng của các doanh nghiệp du lịch? ai là người được hưởng lợi trong sự phát triển du lịch? Sự tương tác giữa phát triển ngành du lịch đến các ngành khác như thế nào?

- Những giải pháp cơ bản nào để phát triển du lịch trong những năm đã qua và định hướng phát triển như thế nào cho ngành du lịch ở giai đoạn 2012 -2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

2.2. Các phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu

- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập thông tin từ các báo cáo của các bộ văn hoá thể thao và du lịch, tổng cục thống kê, các văn bản nghị quyết của tỉnh uỷ, uỷ ban nhân dân tỉnh, ban kinh tế tỉnh uỷ, Sở kế hoạch đầu tư, Sở văn hoá thể thao và du lịch Thái Nguyên. Ngoài ra luận văn còn sử dụng các tài liệu của các tác giả, các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đã được công bố, các trang tin trên truyền thông và báo điện tử, các đề tài đã được công bố thời gian 2005 -2010.

- Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp: Tác giả sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu phi ngẫu nhiên để chọn mẫu điều tra trong khu vực nghiên cứu để thu thập số liệu. Phương pháp điều tra bằng phương pháp phỏng vấn

trực tiếp các nhà quản lý công tác văn hoá thể thao và du lịch ở Sở, ban ngành, các doanh nghiệp du lịch và các cá nhân làm trong ngành du lịch. Thu thập các thông tin sơ cấp tại các phòng ban, doanh nghiệp, các hộ kinh doanh ngành nghề du lịch trong khu vực tỉnh Thái Nguyên.

* Mục tiêu của hoạt động điều tra.

Mục tiêu của hoạt động điều tra thực địa nhằm thu thập chính xác các thông tin về phát triển ngành du lịch, sự ảnh hưởng và tác động của phát triển du lịch đến các hộ gia đình, các doanh nghiệp du lịch, sự quan tâm của cán bộ địa phương, cán bộ quản lý các dự án đầu tư phát triển du lịch như thế nào? Những đề xuất của địa phương, của doanh nghiệp và của chính những người dân được hưởng lợi trong phát triển du lịch ở Thái Nguyên.

Từ đó kết hợp với những quan sát thực tế và phỏng vấn người dân, đề tài sẽ rút ra được thực trạng phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn trước làm cơ sở định hướng phát triển du lịch năm 2010 -2020 và tầm nhìn 2030.

* Chọn hướng điều tra

- Theo mục đích điều tra là phát triển du lịch Thái Nguyên trở thành ngành kinh tế quan trọng

- Đối tượng điều tra các doanh nghiệp, các địa phương được hưởng lợi từ các dự án phát triển du lịch tại Thái Nguyên.

- Đề tài thu thập các thông tin và phát triển du lịch thông qua các dự án như về du lịch có 09 dự án, dự án văn hoá thể thao 02 dự án, các dự án dịch vụ thương mại 09 dự án.

+ Dự án khu du lịch sinh thái Hồ Núi Cốc theo nghị định số 92/2007/NĐ- CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ. Tỉnh đã lập dự án quy hoạch tổng thể phát triển du lịch sinh thái Hồ Núi Cốc và các xã phía tây huyện Đại Từ. Mục đích là phát triển và nâng cao vị thế của khu du lịch Hồ Núi Cốc.

+ Dự án du lịch Lịch sử ATK Định Hoá nhằm đầu tư phát triển, nâng cấp các cơ sở hạ tầng của khu du lịch. Mục đích là tạo điều kiện thu hút khách du lịch đến với các địa danh lịch sử.

+ Dự án phát triển khu du lịch Đồng Hỷ - Võ Nhai là khu du lịch danh lam thắng cảnh.

Như vậy, với 03 khu du lịch trọng điểm trên luận văn tập trung chọn 03 khu du lịch để điều tra nghiên cứu định hướng phát triển du lịch cụ thể là:

Dự án du lịch sinh thái Hồ Núi Cốc, TP Thái nguyên Khu du lịch lịch sử ATK Định Hoá

Khu du lịch Đồng Hỷ - Võ Nhai

2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin

Các thông tin số liệu sau khi thu thập sẽ được tác giả cập nhật và tính toán tuỳ theo mục đích nghiên cứu, phân tích của đề tài trên chương trình Excel 2003 của Microsoft.

2.2.3. Phương pháp chuyên gia

Là phương pháp giải quyết phân tích vấn đề dựa trên các đánh giá nhận xét hay các ý kiến chuyên gia được tác giả tổng hợp từ các phiếu điều tra trình bày trong các bảng biểu thống kê.

2.2.4. Phương pháp thống kê mô tả

Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội vào việc mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển của hiện tượng kinh tế xã hội thông qua số liệu thu thập được. Phương pháp này được dùng tính, đánh giá các kết quả nghiên cứu từ các phiếu điều tra thu thập được ở các nhàn quản lý, các doanh nghiệp du lịch, các khách du lịch được hưởng lợi từ phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên.

2.2.5. Phương pháp phân tích SWOT

Sử dụng mô hình SWOT để đánh giá môi trường phát triển du lịch của tỉnh Thái Nguyên nhằm phân tích điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức, từ đó đề xuất một số giải pháp để đẩy mạnh công tác phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong thời gian tới.

Lý thuyết về mô hình SWOT như sau: Ma trận SWOT Điểm mạnh (Strengths - S) Điểm yếu (Weaknesses - W) Cơ hội (Oppoztunities - O) Thách thức (Theats - T)

- Điểm mạnh. Yếu tố lợi thế bên trong của việc phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên mà tỉnh có thể huy động đầu tư phát triển, những lợi thế từ phát triển du lịch sinh thái, các địa danh lịch sử và các danh lam thắng cảnh.

- Điểm yếu. Những yếu kém trong phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên mà tỉnh có thể khắc phục được

- Cơ hội. Những thuận lợi do môi trường bên ngoài mang lại cho phát triển du lịch của tỉnh Thái Nguyên mà tỉnh có thể tranh thủ vào việc đầu tư phát triển ngành du lịch.

- Thách thức. Những trở ngại do môi trường bên ngoài gây ra mà tỉnh Thái Nguyên không thể xoá bỏ hoàn toàn nhưng có thể giảm thiểu được tác động để trong quá trình phát triển du lịch Thái Nguyên trở thành ngành kinh tế quan trọng.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.

2.3.1. Hệ thống chỉ tiêu về tỉnh hình kinh tế xã hội của tỉnh.

- Tốc độ tăng trưởng bình quân. Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về tổng sản phẩm quốc nội GDP hoặc tổng sản phẩm quốc gia GNP hoặc thu nhập bình quân đầu người trong một thời gian nhất định.

Công thức tính 1 2     n n E t

E: Là tốc độ tăng trưởng bình quân II là ký hiệu của tích số

Hoặc công thức: 1 1   i n y t y

Trong đó: yi: là mức độ của kỳ nghiên cứu y1: là mức độ kỳ chọn làm gốc

- GDP bình quân trên đầu người là giá trị tổng sản phẩm quốc nội bình quân một người làm ra trong năm. Nó được tính bằng cách lấy tổng giá trị sản phẩm quốc nội chia cho dân số có bình quân trong năm.

- Tổng dân số là tổng dân số có bình quân trong năm của tỉnh Thái Nguyên được xác định theo niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên.

- Lao động là số lao động có bình quân tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của tỉnh chỉ tiêu này được xác định theo niên giám thống kê hàng năm của tỉnh Thái Nguyên.

- Tỷ lệ lao động ngành du lịch được xác định theo công thức:

  DL DL L d Li

dDL: là cơ cấu lao động trong lĩnh vực du lịch LDL : là số lao động làm trong khu vực du lịch Li: là tổng số lao động của tỉnh.

- Ngoài ra còn một số chỉ tiêu khác nhằm đánh giá tiềm năng du lịch của tỉnh cũng như đánh giá vị trí của ngành du lịch trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Nguyên.

2.3.2. Hệ thống chỉ tiêu phản ánh thực trạng ngành du lịch

- Chỉ tiêu tổng lượng khách du lịch đến Thái Nguyên là tổng lượng khách du lịch trong và ngoài nước do các doanh nghiệp du lịch phục vụ thống kê.

- Tổng số cơ sở lưu trú bao gồm khách sạn và nhà nghỉ đăng ký kinh doanh (nhà nghỉ bao gồm nhà nghỉ, nhà khách, nhà trọ)

- Tổng số phòng nghỉ bao gồm tổng số phòng của khách sạn, nhà nghỉ có đăng ký kinh doanh.

- Tổng số giường nghỉ được đăng ký theo các cơ sở kinh doanh và được thống kê hàng năm.

- Tổng doanh thu từ du lịch hàng năm được thống kê từ doanh thu của các cơ sở kinh doanh du lịch trong đó bao gồm cả doanh thu của khách sạn nhà hàng và du lịch.

- Công suất sử dụng phòng được xác định bằng công thức. Tổng số phòng đã được thuê Công suất sử dụng phòng =

Tổng số phòng có khả năng huy động (Số phòng được xác định theo ngày phòng đăng ký)

- Ngoài ra luận văn còn sử dụng một số chỉ tiêu khác như thời gian khách lưu trú, các cơ sở kinh doanh lữ hành, các phương tiện vật chất khác để phục vụ du lịch, số lao động của du lịch, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn của lao động du lịch...

2.3.3. Hệ thống chỉ tiêu dự báo sự phát triển du lịch Thái Nguyên

- Dự báo theo lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân Yd = Yn +  x h

Trong đó: Yd là mức độ cần dự báo

Yn là mức độ của kỳ nghiên cứu

là lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân h là tầm xa của dự báo

- Dự báo theo tốc độ phát triển bình quân Yd = Yn x (t)h

Chương 3

TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH, TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÁI NGUYÊN

3.1. Tổng quan về du lịch

3.1.1. Vài nét về du lịch thế giới

Ngày nay, du lịch đã trở thành ngành năng động phát triển nhanh nhất trên phạm vi toàn cầu. Theo thống kê của Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO), đến năm 2010 trên thế giới đã co 940 triệu người đi du lịch, tổng thu nhập từ du lịch trên toàn cầu là 919 tỷ USD.

Để đi du lịch, để phát triển du lịch con người phải được sống trong thế giới hòa bình và hữu nghị, an ninh an toàn được đảm bảo. Nhiều khi để tiến tới hòa bình, tránh xung đột, để thiết lập quan hệ ngoại giao, hữu nghị, du lịch còn được chọn làm giải pháp mở đường. “Du lịch là con đẻ của hòa bình, là phương tiện củng cố hòa bình, là phương tiện cân bằng cán cân thanh toán quốc tế” - Tuyên bố OSAKA của Hội nghị bộ trưởng du lịch thế giới.

80% dòng khách du lịch quốc tế hiện nay là khách du lịch văn hóa. Mục đích chuyến đi của họ là đi để thưởng thức, trải nghiệm, tìm hiểu phong tục lối sống của cộng đồng dân cư khác. Thông qua du lịch mà văn hóa được giao lưu, con người, dân tộc, quốc gia được hòa đồng, thân thiện hơn. Vì lợi ích quốc gia, vì đáp ứng nhu cầu tự nhiên của mọi công dân - nhu cầu đi du lịch, mà văn hóa dân tộc được bảo tồn, được giao lưu, thúc đẩy hội nhập sâu rộng hơn.

Du lịch là ngành kinh tế quan trọng. Du lịch được đánh giá là ngành mang lại nguồn thu ngoại tệ số 1 trên thế giới, trên cả ngành sản xuất ô tô, hóa chất, dầu khí, thiết bị văn phòng, vải vóc. Du lịch hiện là nguồn thu ngoại tệ chính của 38% quốc gia trên toàn cầu. 83% số nước trên thế giới có ngành du lịch là 1 trong 5 ngành hàng đầu thu ngoại tệ. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp. Du lịch phát triển sẽ kéo theo các ngành kinh tế khác: Xây dựng, vật

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch Thái Nguyên trở thành ngành kinh tế quan trọng (Trang 29 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)