Quan điểm phát triển

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch Thái Nguyên trở thành ngành kinh tế quan trọng (Trang 86 - 88)

4. Kết cấu của luận văn

4.1.1.Quan điểm phát triển

Quán triệt, vận dụng và triển khai hiệu quả trên thức tế “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, phù hợp với điều kiện, tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch của tỉnh là những nội dung cơ bản bảo đảm phát triển du lịch Thái Nguyên đúng hướng, và mạnh mẽ trong thời gian tới.

+ Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Du lịch gia tăng nhanh trong xu hướng chung của kinh tế dịch vụ cả nước để khẳng định vị trí động lực trong nền kinh tế. Phát triển du lịch, lấy thu nhập du lịch là chỉ tiêu đánh giá tổng quát hiệu quả kinh tế của ngành, phát huy tốt lợi thế của ngành kinh tế dịch vụ đặc thù, tạo giá trị gia tăng cao với chức năng xuất khẩu tại chỗ, tạo nhiều việc làm cho xã hội.

+ Phát huy tối đa các thế mạnh của ngành du lịch, hệ thống kinh doanh dịch vụ để khẳng định vai trò động lực của ngành du lịch, kích thích, mở rộng thị trường đầu ra của nhiều ngành kinh tế xã hội. Phát triển du lịch tạo động lực phát triển các ngành liên quan như nông nghiệp, giao thông, công nghiệp, thương mại, bảo hiểm, bưu chính viễn thông… chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ hiện đại đồng thời đảm bảo công bằng và tiến bộ xã hội.

.+ Chất lượng hoạt động du lịch phải được coi trọng hàng đầu, tập trung đầu tư khai thác phát triển các sản phẩm, dịch vụ đặc trưng, có chất lượng và giá trị gia tăng cao, có thương hiệu nổi bật.

+ Tập trung đầu tư phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch có thế mạnh về tài nguyên du lịch của đất nước và của từng địa phương, Nhấn mạnh yếu tố văn hoá và sinh thái đặc sắc trong sản phẩm du lịch.

+ Phát tiển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế, chú trọng du lịch quốc tế đến, tăng cường quản lý du lịch ra nước ngoài. Khai thác tốt thị trường du lịch nội địa đáp ứng nhu cầu du lịch của nhân dân vừa đạt mục tiêu kinh tế vừa góp phần nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần, thể chất và ý thức tự tôn dân tộc, tăng cường hiều biết, hữu nghị, đoàn kết, hợp tác giữa các địa phương, các dân tộc anh em.

+ Phát triển du lịch bền vững, gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc, giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội.

+ Phát triển du lịch trong sự cân đối các mục tiêu kinh tế, xã hội, góp phần tích cực trong việc bảo tồn, bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội, bản sắc văn hoá dân tộc. Phát triển du lịch có trách nhiệm, tôn trọng lợi ích các bên, các vùng miên, tôn trọng văn hoá truyền thống, tôn trọng du khách trong mối quan hệ với các cộng đồng điểm đến. Phát triển du lịch luôn gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị tự nhiên và văn hoá dân tộc, đảm bảo du lịch tạo động lực và nguồn lực cho bảo tồn văn hoá, bảo vệ môi trường và ngược lại công tác bảo tồn và tôn vinh những giá trị tự nhiên và văn hoá góp phần tích cực đẩy mạnh hoạt động du lịch, giảm tác động tiêu cực của hoạt động du lịch tới môi trường và văn hoá bản địa.

+ Phát triển du lịch gắn liền với giảm nghèo, từng bước nâng cao đời sống toàn dân, cải thiện hạ tầng, thay đổi diện mạo đất nước, địa phương, và là cầu nối hoà bình, hữu nghị với các quốc gia trên thế giới.

+ Phát triển du lịch gắn liền với nhiệm vụ an ninh, quốc phòng, bảo vệ chủ quyền của quốc gia, đảm bảo trật tự, an ninh toàn xã hội, giữ gìn truyền thống, đạo đức, thuần phong mỹ tục và nhân phẩm con người Việt Nam.

+ Đẩy mạnh xã hội hoá, huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước đầu tư phát triển du lịch, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, yếu tố tự nhiên và văn hoá dân tộc, thế mạnh đặc trưng của các vùng, miền trong cả nước, tăng cường liên kết phát triển du lịch.

+ Phát huy hiệu quả tính liên vùng, liên kết vùng và khu vực trong tổ chức không gian du lịch và xây dựng sản phẩm du lịch. Phát triển mạng du lịch để tạo thu nhập và việc làm cho xã hội, mở rộng giao lưu giữa các vùng.

+ Mọi phương án phát triển du lịch cần có sự phối kết hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp và đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trước mắt và lâu dài.

+ Phát triển du lịch trên cơ sở huy động các nguồn lực trong và ngoài nước khai thác tối ưu lợi thế quốc gia, đề cao vai trò, trách nhiệm của mọi thành phần, đặc biệt là mối quan hệ giữa Nhà nước và khu vực tư nhân, phát huy tính năng động, tự chủ của doanh nghiệp và vai trò kết nối của hiệp hội nghề nghiệp.

Quán triệt quan điểm phát triển du lịch theo tinh thần Chiến lược phát triển du lịch quốc gia đó, Thái nguyên cần thiết và có thể hoạch định một kế hoạch phát triển du lịch trước mắt và lâu dài với quy mô, tốc độ, hiệu quả lớn hơn, đưa du lịch Thái Nguyên trơ thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch Thái Nguyên trở thành ngành kinh tế quan trọng (Trang 86 - 88)