Khái quát về Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch Thái Nguyên trở thành ngành kinh tế quan trọng (Trang 44 - 86)

4. Kết cấu của luận văn

3.2.1.Khái quát về Thái Nguyên

3.2.1.1 Vị trí địa lý

Thái Nguyên là tỉnh miền núi thuộc vùng Trung du – Miền núi Bắc bộ, phía Nam giáp Thủ đô Hà Nội,Phía bắc giáp Bắc Kạn, phía đông giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, phía tây giáp các tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 3526,2 km2dân số trung bình năm 2010 (Niên giám thống kê) là 1.131.300 nghìn người. Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, giao dục y tế của Việt Nam nói chung, của vùng trung du miền Đông Bắc nói riêng. Đây là một trong những vùng chè nổi tiếng của cả nước, một trung tâm công nghiệp gang thép của phía bắc, cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa trung du miền núi với đồng bằng Bắc Bộ. Sự giao lưu được thực hiện thông qua hệ thống đường bộ. đường sắt, đường sông hình dẻ quạt mà thành phố Thái Nguyên là đầu nút. Tọa độ địa lý nằm 20020’ đến 22025’ vĩ độ Bắc; 105025’ đến 106016’ kinh độ Đông. Thái Nguyên là nơi tụ hội các nên văn hoá dân tộc, đầu mối của các hoạt động văn hoá, giáo dục của vùng núi phía Bắc rộng lớn. Với 6 trường Đại Học, trên 20 trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật. Thái Nguyên xứng đáng là trung tâm văn hóa, nghiên cứu khoa học và giáo dục - đào tạo của các tỉnh miền núi phía Bắc Vị trí địa lý của tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao lưu kinh tế với các tỉnh, thành phố trong vùng, trong

cả nước cũng như với nước ngoài trong thời kỳ hội nhập và phát triển kinh tếThái Nguyên là tỉnh miền núi có diện tích tự nhiên 3541km2 gồm 9 đơn vị hành chính (1 Thành phố, 1 Thị xã và 7 huyện), Tỉnh lỵ là Thành phố Thái Nguyên. Thái Nguyên có vị trí địa lý thuận lợi: Xung quang được bao bọc bởi các tỉnh, Thành như: (Hà nội - Lạng Sơn - Bắc Kạn - Tuyên Quang).

Thái Nguyên là địa phương có truyền thống cách mạng, có nhiều di tích lịch sử như di tích núi Văn, núi Võ, di tích ATK Định Hóa, di tích đền Đuổm... Tỉnh có nhiều thắng cảnh đẹp như Hồ Núi Cốc, Chùa Hang, hang Phượng Hoàng... rất hấp dẫn khách du lịch.

3.2.1.2 Sự phân chia hành chính

Theo sách Đại Nam nhất thống chí (tập IV, quyển XX) vào năm Minh Mạng thứ 12 (1831), trấn Thái Nguyên chính thức đổi thành tỉnh Thái Nguyên, " Tỉnh thành đất bằng phẳng, rộng rãi, đường thuỷ, đường bộ giao thông thuận lợi". Ngày 21-4-1965, Thái Nguyên cùng với Bắc Kạn hợp nhất thành tỉnh Bắc Thái. Ngày 6-11-1996, Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 10 đã phê chuẩn việc tách tỉnh Bắc Thái thành hai tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên. Thái Nguyên ngày nay có 1 thành phố là Thái Nguyên, 1 thị xã là Sông Công, 7 huyện là: Định Hoá, Phú Lương, Võ Nhai, Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên.

3.2.1.3 Khí hậu, địa hình

+ Khí hậu: Do nằm sát chí tuyến Bắc trong vành đai Bắc bán cầu, nên khí hậu của tỉnh Thái Nguyên mang tính chất của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên vào mùa nóng (mưa nhiều) từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình khoảng 23-280C và lượng mưa trong mùa này chiếm tới 90% lượng mưa cả năm. Mùa đông có khí hậu lạnh (mưa ít) từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Song do có sự khác biệt rõ nét ở độ cao và địa hình, địa thế nên trên địa bàn Thái Nguyên hình thành các cụm tiểu vùng khí hậu khác nhau. Sự đa dạng về khí hậu của Thái Nguyên đã tạo nên sự đa dạng, phong phú về các tập đoàn cây trồng, vật nuôi. Đặc biệt tại Thái

Nguyên, có thể tìm thấy cả cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới. Đây chính là cơ sở cho sự da dạng hóa cơ cấu sản phẩm nông nghiệp, phát huy lợi thế so sánh của các yếu tố sinh thái của tỉnh.

+ Địa hình: Là một tỉnh miền núi, Thái Nguyên có độ cao trung bình so với mặt biển khoảng 200 – 300m, thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Tỉnh Thái Nguyên được bao bọc bởi các dãy núi cao Bắc Sơn, Ngân Sơn và Tam Đảo. Đỉnh cao nhất thuộc dãy Tam Đảo có độ cao 1592m.

Đia hình, địa mạo Thái Nguyên được chia thành 3 vùng rõ rệt:

- Vùng địa hình vùng núi: Bao gồm nhiều dẫy núi cao ở phía Bắc chạy theo hướng Bắc – Nam và Tây Bắc – Đông Nam. Các dãy núi kéo dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Vùng này tập trung ở các huyện Đại Từ, Định Hóa và một phần của huyện Phú Lương. Đây là vùng có địa hình cao chia cắt phức tạp do quá trình castơ phát triển mạnh, có độ cao từ 500 -1000m, độ dốc thường từ 25-35 độ.

- Vùng địa hình đồi cao, núi thấp: là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi cao phía Bắc và vùng đồi gò đồng bằng phía Nam, chạy dọc theo sông Cầu và đường quốc lộ 3 thuộc huyện Đồng Hỷ, Nam Đại Từ và Nam Phú Lương. Địa hình gồm các dãy núi thấp đan chéo với các dải đồi cao tạo thành các bậc thềm lớn và nhiều thung lũng. Độ cao trung bình từ 100-300m, độ dốc thường từ 15-25 độ.

- Vùng địa hình nhiều ruộng ít đồi: Bao gồm vùng đồi thấp và đồng bằng phía Nam tỉnh. Địa hình tương đối bằng, xen giữa các đồi bát úp dốc thoải là các khu đất bằng. Vùng này tập trung ở các huyện Phú Bình, Phổ Yên, thị xã Sông Công và thành phố Thái Nguyên và một phần phía Nam huyện Đồng Hỷ, Phú Lương. Độ cao trung bình từ 30-50m, độ dốc thường <10 độ.

3.2.1.4 Tài nguyên

+ Khoáng sản

Thái Nguyên nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc – Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương. Là một tỉnh có nguồn tài

nguyên khoáng sản rất phong phú về chủng loại và trữ lượng, trong đó có nhiều loại có ý nghĩa đối với cả nước như mỏ sắt, mỏ than (đặc biệt là than mỡ). Dưới đây là một số khoáng sản có lợi thế so sánh của tỉnh và các loại khoáng sản có ý nghĩa trong việc cung cấp nguyên vật liệu cho phát triển ngành nghề nông thôn.

- Than mỡ: Trữ lượng tiềm năng khoảng trên 15 triệu tấn, chất lượng tương đối tốt, trong đó trữ lượng tìm kiếm thăm dò khoảng 8,5 triệu tấn.

- Than đá: trữ lượng tìm kiếm và thăm dò khoảng trên 90 triệu tấn, phân bố tập trung ở mỏ Khánh Hòa, Núi Hồng, Cao Ngạn.

- Sắt: Hiện đã phát hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 47 mỏ và điểm quặng, trữ lượng trên 50 triệu tấn.

- Đất sét: Sét xi măng có trữ lượng khá lớn (khoảng 84,6 triệu tấn) phân bố ở Cúc Đường, Khe Me.

- Đá vôi xây dựng: Trữ lượng khá lớn (khoảng 10 tỷ tấn). Tập trung ở khu núi Voi, La Giàng, La Hiên khoảng 222 triệu tấn.

+ Tài nguyên đất

Kết quả tổng hợp trên bản đồ đất tỷ lệ 1/50.000 của tỉnh cho thấy đất đai của Thái Nguyên chủ yếu là đồi núi (chiếm đến 85,8% tổng diện tích tự nhiên). Do sự chi phối của địa hình và khí hậu đất đồi núi của tỉnh bị phong hóa nhanh, mạnh, triệt để, đồng thời cũng đã bị thoái hóa, rửa trôi, xói mòn mạnh một khi mất cân bằng sinh thái. Do tính đa dạng của nền địa chất và địa hình đã tạo ra nhiều loại đất có các đặc điểm đặc trưng khác nhau. Dưới đây là một số loại đất chính của tỉnh:

- Đất phù sa: Diện tích 19.448 ha, chiếm 5,49% diện tích tự nhiên. Loại đất này phân bố tập trung chủ yếu dọc Sông Cầu, Sông Công và các sông suối trên địa bàn tỉnh, trong đó có 3.961 ha đất phù sa được bồi hằng năm ven sông thuộc huyện Phổ Yên, Đồng Hỷ, thị xã Sông Công và thành phố Thái Nguyên. Đất phù sa của tỉnh thường có thành phần cơ giới trung bình, đất ít

chua, hàm lượng dinh dưỡng khá, rất thích hợp cho phát triển các loại cây trồng nông nghiệp, đặc biệt là cây trồng ngắn ngày (lúa, ngô, đậu đỗ, rau mầu).

- Đất bạc màu: Diện tích chỉ có 4.331 ha, chiếm 1,22% diện tích tự nhiên. Loại đất này phân bố ở các huyện phía nam tỉnh. Đất bằng hiện đã được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp.

- Đất dốc tụ: diện tích 18.411 ha, chiếm 5,20% diện tích tự nhiên. Loại đất này được hình thành và phát triển trên sản phẩm rửa trôi và lắng đọng của tất cả các loại đất ở các chân sườn thoải mái hoặc khe dốc, nên thường có độ phì khác nhau và phân tán trên địa bàn các huyện trong tỉnh. Đây là loại đất rất thích hợp với trồng ngô, đậu đỗ và các loại cây công nghiệp ngắn ngày.

- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa: diện tích 4.380 ha, chiếm 1,24 % diện tích tự nhiên. Loại đất này phân bố phân tán ở hầu khắp các thung lũng trên địa bàn các huyện trong tỉnh, hiện đã được sử dụng trồng lúa và một số cây trồng ngắn ngày khác.

- Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét: diện tích 136.880 ha, chiếm 38,65% diện tích tự nhiên, đây là loại đất có diện tích lớn nhất. Phân bố tập trung thành các vùng lớn thuộc các huyện Phú Lương, Võ Nhai, Đồng Hỷ, Đại Từ, Định Hóa. Đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, cấu trúc dạng cục, ngập nước lâu ngày sẽ có quá trình glây hóa mạnh. Trên loại đất này có khoảng 48,5% diện tích có độ dốc từ 8-250, rất thích hợp với phát triển cây chè, cây ăn quả.

+ Tài nguyên nước mặt

Thái Nguyên là một tỉnh có mạng lưới sông suối khá dầy đặc và phân bố tương đối đều. Gồm các sông lớn là:

- Sông Cầu: Sông Cầu là sông lớn nhất tỉnh có lưu vực 3.480 km2. Sông này bắt nguồn từ Chợ Đồn (Bắc Cạn) chảy theo hướng Bắc Đông Nam qua Phú Lương, Đồng Hỷ, Phú Bình gặp Sông Công tại Phù Lôi huyện Phổ Yên. Chiều dài sông chảy qua địa bàn Thái Nguyên khoảng 110km. Lượng

nước bình quân năm khoảng 2,28 tỷ m3 nước/năm. Trên sông này hiện đã xây dựng hệ thống thủy nông Sông Cầu (trong đó có đập Thác Huống) tưới cho 24.000 ha lúa 2 vụ của huyện Phú Bình (Thái Nguyên) và Hiệp Hòa, Tân Yên (Bắc Gang). Theo số liệu quan trắc tại Thác Bưởi huyện Phú Lương, lưu lượng nước trung bình của sông này là 51,4 m3/s, lưu lượng nhỏ nhất (tháng 2) là 11,3 m3/s và lưu lượng lớn nhất (tháng 8) là 128/m3/s.

- Sông Công: có lưu vực 951km2 bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá huyện Định Hóa chạy dọc chân núi Tam Đảo, nằm trong vùng có lượng mưa lớn nhất trong tỉnh. Dòng sông đã được ngăn lại ở Đại Từ thành hồ Núi Cốc có mặt nước rộng khoảng 25 km2, chứa khoảng 175 triệu m3 nước, điều hòa dòng chảy và có khả năng tưới tiêu cho khoảng 12.000ha lúa 2 vụ, màu, cây công nghiệp cho các xã phía Đông nam huyện Đại Từ, thị xã Sông Công, huyện Phổ Yên và cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công.

- Sông Dong: Sông này chảy trên địa phận huyện Võ Nhai chảy về Bắc Giang. Lưu lượng nước vào mùa mưa 11,1m3/s và lưu lượng mùa kiệt là: 0,8m3/s. Tổng lượng nước đến trong mùa mưa là: 147 triệu m3 và trong mùa khô là 6,2 triệu m3. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn nhiều sông nhỏ khác phân bố đều khắp và một số hồ chứa tương đối lớn tạo ra nguồn nước mặt khá phong phú, phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân trong tỉnh

3.2.2. Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch Thái Nguyên

3.2.2.1. Tiềm năng và tài nguyên du lịch Thái Nguyên

+ Di tích văn hoá lịch sử

Với địa thế “giao lưu và hội tụ”, Thái Nguyên nằm ở trung tâm vùng Việt Bắc, có vị trí thuận lợi gần như là đầu mối trung tâm toả đi các tỉnh Việt Bắc chiến khu xưa. Từng là thủ phủ của Khu Tự trị phía Bắc, nơi ra đời của khu công nghiệp gang thép đầu tiên của Tổ quốc, đồng thời được mệnh danh là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, từ ngàn xưa những chứng tích về nền văn hoá

cổ nhất vùng Đông Nam Á được khẳng định bởi di chỉ khảo cổ học tại Thần Sa, Võ Nhai.

- Đền Đuổm

Đền được xây dưới chân núi Điểm Sơn, thuộc xã Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Đền sát với quốc lộ 3, cách thành phố Thái Nguyên 24km về phía tây bắc. Đền được xây dựng từ thời nhà Lý, thờ phò mã Dương Tự Minh và hai người vợ là Diên Bình Công chúa và Thiều Dung Công chúa. Di tích này gồm đền Thượng, đền Trung và đền Hạ đến nay đã được sửa chữa nhiều lần. Các công trình trong cụm di tích đền Đuổm được xây dựng trên một vùng thiên nhiên đẹp. Đây là nơi thác của phò mã Dương Tự Minh khi về già. Ba chỏm núi ở giữa cánh đồng trông như những cánh nhạn bay. Phía trước đền là cánh đồng rộng, có sông Phú Lương chảy qua và xa xa là những dãy núi trùng điệp. Ba dãy núi đột khỏi giữa cánh đồng trông như những cánh nhạn bay. Đền được xây ở phần lõm của ngọn núi phía trước và được ngọn núi che chở vĩnh hằng. Trước cửa đền là cánh đồng rộng, có dòng sông Cầu uốn khúc chảy qua, xa xa là những đồi cọ, đồi chè mênh mông bát ngát ẩn hiện những bản trú phú của người Tày

Đền Đuổm là di tích lịch sử, là thắng cảnh của Thái Nguyên.

Dương Tự Minh là vị tướng tài ba của vương triều Lý, người có công lớn trong việc giành lại phần đất đai rộng lớn từ tay giặc Tống và bảo vệ vững chắc vùng biên cương phía Bắc Đại Việt. Ngoài ra, ông còn có công khai khẩn điền địa, phát triển kinh tế, giữ vững mối đoàn kết của dân tộc nên ông được triều Lý phong sắc: "Uy viễn đôn Cao Sơn quảng độ chi thần" và được triều Lý gả hai công chúa. Các triều đại về sau đều có sắc, truy phong ông là "Cao Sơn quý minh thượng đẳng thần".

Đền đã được tu sửa nhiều lần, nhưng vẫn giữ được phong cách kiến trúc cổ theo kiểu tam cấp gồm: đền Thượng, đền Trung và đền Hạ. Dương Tự Minh được nhân dân tôn là thần.

Để tưởng nhớ công đức của ông, hàng năm đền Đuổm mở hội vào ngày 6 tháng Giêng với các nghi lễ: rước kiệu, dâng hương, các trò thi võ, vật, ném lao, tung còn, leo núi ngoạn cảnh, thu hút hàng vạn du khách thập phương. Di tích lịch sử và thắng cảnh đền Đuổm đã được xếp hạng quốc gia.

- Đền Cầu Muối (Phú Bình)

Nằm ở trung tâm làng Cầu Muối, thuộc xã Tân Thành, Phú Bình. Cầu Muối được gọi theo địa danh của làng. 02 ngôi đền có tên: Đền Thượng và đền Công Đồng. Chùa có tên chữ là Linh Sơn Tự. Gọi tắt là Cụm di tích lịch sử văn hoá đình - đền - chùa Cầu Muối. Đình Cầu Muối thờ Thành Hoàng làng là Cao Sơn Quý Minh Đại Vương (tức Dương Tự Minh) một tướng tài dưới thời nhà Lý, ông có công lớn đối với vùng đất Thái Nguyên. Đền Công Đồng thờ Mẫu Liễu Hạnh, đền Thượng thờ Mẫu Thượng Ngàn. Chùa thờ Phật. Đình - Đền - Chùa Cầu Muối được khởi dựng từ thời Hậu Lê.

Nơi đây không chỉ là nơi sinh hoạt tín ngưỡng văn hoá của nhân dân trong làng mà còn là nơi ghi dấu nhìêu sự kiện lịch sử qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.Đến nay, Cụm di tích này còn lưu giữ được nhiều hiện vật gốc có giá trị nghệ thuật và niên đại cổ xưa như: Chiêng núm đồng, chuông nhí đồng, giá văn tế, nhang án, ngai thờ, cối đá, 5 bát hương gốm cổ, 23 pho tượng và cây hương đá được thành lập năm 1719...Trước đây, Cụm di tích này chỉ mở cửa đón nhân dân địa phuơng đến làm lễ vào ngày Sóc, ngày Vọng, tức ngày mùng một, ngày rằm theo lịch trăng hàng tháng. Nhưng những năm gần đây, theo nguyện vọng của người dân trong vùng và du khách

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch Thái Nguyên trở thành ngành kinh tế quan trọng (Trang 44 - 86)