1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn

41 589 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 193,5 KB

Nội dung

Ngày nay đời sống của con người ngày càng cao, họ không những có nhu cầu đầy đủ về vật chất mà còn có nhu cầu được thoả mãn về tinh thần như vui chơi, giải trí và du lịch. Do đó, du lịch là một trong những ngành có triển vọng. Ngành du lịch Việt Nam ra đời muộn hơn so với các nước khác trên thế giới nhưng vai trò của nó thì không thể phủ nhận. Du lịch là một ngành “công nghiệp không có ống khói”, mang lại thu nhập GDP lớn cho nền kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho hàng vạn lao động, góp phần truyền bá hình ảnh Việt Nam ra toàn thế giới. Nhận thức được điều này, Đảng và nhà nước đã đưa ra mục tiêu xây dựng ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Việc nghiên cứu về du lịch trở nên cấp thiết, nó giúp chúng ta có một cái nhìn đầy đủ, chính xác về du lịch. Điều này có ý nghĩa cả về phương diện lí luận và thực tiễn. Nó giúp du lịch Việt Nam đạt được những thành tựu mới, khắc phục được những hạn chế, nhanh chóng đưa du lịch phát triển đúng với tiềm năng của đất nước, nhanh chóng hội nhập với du lịch khu vực và thế giới. Tiểu luận của em đề cập đến những nhận thức cơ bản về du lịch, thực trạng và giải pháp phát triển du lịch nước ta. Do sự hạn chế về kiến thức và thời gian nên không tránh khỏi những thiếu sót, em mong nhận được sự đóng góp chỉ bảo của các thầy cô giáo.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay đời sống của con người ngày càng cao, họ không những cónhu cầu đầy đủ về vật chất mà còn có nhu cầu được thoả mãn về tinh thần nhưvui chơi, giải trí và du lịch Do đó, du lịch là một trong những ngành có triểnvọng

Ngành du lịch Việt Nam ra đời muộn hơn so với các nước khác trênthế giới nhưng vai trò của nó thì không thể phủ nhận Du lịch là một ngành

“công nghiệp không có ống khói”, mang lại thu nhập GDP lớn cho nền kinh

tế, giải quyết công ăn việc làm cho hàng vạn lao động, góp phần truyền báhình ảnh Việt Nam ra toàn thế giới Nhận thức được điều này, Đảng và nhànước đã đưa ra mục tiêu xây dựng ngành du lịch thành ngành kinh tế mũinhọn

Việc nghiên cứu về du lịch trở nên cấp thiết, nó giúp chúng ta có mộtcái nhìn đầy đủ, chính xác về du lịch Điều này có ý nghĩa cả về phương diện

lí luận và thực tiễn Nó giúp du lịch Việt Nam đạt được những thành tựu mới,khắc phục được những hạn chế, nhanh chóng đưa du lịch phát triển đúng vớitiềm năng của đất nước, nhanh chóng hội nhập với du lịch khu vực và thếgiới

Tiểu luận của em đề cập đến những nhận thức cơ bản về du lịch, thựctrạng và giải pháp phát triển du lịch nước ta Do sự hạn chế về kiến thức vàthời gian nên không tránh khỏi những thiếu sót, em mong nhận được sự đónggóp chỉ bảo của các thầy cô giáo

Trang 2

CHƯƠNG I TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH LÀ TẤT YẾU

KHÁCH QUAN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRUỜNG

1) Khái niệm về tăng trưởng và phát triển kinh tế

1.1) Tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về lượng kết quả đầu ra hoạt độngcủa nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định (thường là năm, quý)

Giả sử kết quả đầu ra của nền kinh tế của một quốc gia được ký hiệu

là Y: Yo là kết quả đầu ra của năm 0, Yn là kết quả đầu ra của năm n Khi đótăng trưởng của nền kinh tế của năm n so với năm 0 được biểu thị bằng mứctăng trưởng tuyệt đối hoặc tốc độ tăng trưởng như sau:

Mức tăng trưởng tuyệt đối:

1.2.2) Nội dung chủ yếu của phát triển kinh tế

Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế dài hạn, Đây là điều kiện tiên quyết đểtạo ra những tiến bộ về kinh tế- xã hội, nhất là ở các nước đang phát triển thunhập thấp

Thứ hai, cơ cấu kinh tế- xã hội thay đổi theo hướng tiến bộ Xuhướng tiến bộ của quá trình thay đổi này ở những nước đang phát triển, đanghoặc chưa trải qua quá trình công nghiệp hoá thể hiện ở quá trình chuyển dịch

cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá và đô thị hoá; đó không đơn thuần

Trang 3

là sự giă tăng về quy mô, mà còn bao hàm việc mở rộng chủng loại và nângcao chất lượng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ được sản xuất ra; hoạt động củanền kinh tế ngày càng gia tăng hiệu quả và năng lực cạnh tranh, tạo cơ sở choviệc đạt được những tiến bộ xã hội một cách sâu rộng.

Thứ ba, những tiến bộ kinh tế- xã hội chủ yếu phải xuất phát từ độnglực nội tại Đến lượt mình kết quả của những tiến bộ kinh tế đạt được lại làmgia tăng không ngừng năng lực nội sinh của nền kinh tế (thể hiện ở những tiến

bộ về công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và nguồn vốn trongnước…)

Thứ tư, đạt được sự cải thiện sâu rộng chất lượng cuộc sống của mọithành viên trong xã hội như là hàng đầu và là kết quả của sự phát triển.Đương nhiên một kết quả như thế không chỉ là sự ra tăng thu nhập bình quânđầu ngươi, một số bình quân có thể che lấp đằng sau nó sự phân phối bất bìnhđẳng, nạn đói nghèo, thất nghiệp và những thụ hưởng khác về giáo dục, y tế,văn hoá…

1.2.3) Mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển kinh tế

Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần để phát triển kinh tế Ở nhữngnước đang phát triển, đặc biệt là những nước đang phát triển có mức thu nhậpbình quân đầu người thấp, nếu không đạt được mức tăng trưởng tương đối cao

và liên tục trong nhiều năm, thì khó có điều kiện kinh tế để cải thiện mọi mặtcủa đời sống kinh tế- xã hội

Tuy nhiên tăng trưởng kinh tế chỉ là điều kiện cần, không phải là điềukiện đủ để phát triển kinh tế Tăng trưởng kinh tế có thể được thực hiện bởinhững phương thức khác nhau và do đó có thể dẫn đến những kết quả khácnhau Nếu phương thức tăng trưởng kinh tế không gắn với sự thúc đẩy cơ cấukinh tế xã hội theo hướng tiến bộ, không làm gia tăng, mà thậm chí còn làmxói mòn năng lực nội sinh của nền kinh tế, sẽ không thể tạo ra sự phát triểnkinh tế Nếu phương thức tăng trương kinh tế chỉ đem lại lợi ích kinh tế chonhóm dân cư này, cho vùng này, mà không hoặc đem lại lợi ích không đáng

Trang 4

kể cho nhóm dân cư khác, vùng khác thì tăng trưởng kinh tế như vậy sẽ khoétsâu vào bất bình đẳng xã hội Những phương thức tăng trưởng như vậy, rốtcục, cũng chỉ là kết quả ngắn hạn, không những không thúc đẩy được pháttriển, mà bản thân nó cũng khó có thể tồn tại được lâu dài.

2) Các chỉ tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế

2.1) Tổng sản phẩm trong nước (GDP) và tổng sản phẩm quốc dân (GNP)

Các chỉ tiêu GDP và GNP thông qua sử dụng thước đo tiền tệ có thểtổng hợp được kết quả đầu ra hết sức phong phú và đa dạng về chủng loại,mục đích sử dụng về chất lượng của nền kinh tế Nhờ đó cung cấp một công

cụ hữu hiệu cho việc đánh giá sự tăng trưởng, phát triển kinh tế của một quốcgia

2.1.1) Tổng sản phẩm trong nước (GDP)

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) là giá trị thị trường của tất cả cáchàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra bởi các yếu tố sản xuất tronglãnh thổ kinh tế của một nước trong một thời kỳ nhất định

Ba phương pháp đo lường tổng sản phẩm thu nhập trong nước:

Thứ nhất, phương pháp sản xuất còn gọi là phương pháp giá trị giatăng Theo phương pháp này GDP tổng hợp giá trị gia tăng của mọi doanhnghiệp trong nền kinh tế Giá trị gia tăng được tính bằng cách lấy giá trị tổngsản lượng trừ đi giá trị của tất cả các hàng hoá và dịch vụ mua ngoài đã được

sử dụng hết trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp

Thứ hai, phương pháp thu nhập đo lường GDP trên cơ sở thu nhậptạo ra trong quá trình sản xuất hàng hoá chứ không phải là giá trị của bản thânhàng hoá

GDP= w + i + R +Pr +Te

Trong đó: w là thu nhập từ tiền công, tiền lương

i là tiền lãi nhận được từ cho doanh nghiệp vay tiền

R là thuê đất đai, tài sản

Trang 5

Pr là lợi nhuận

Te là thuế gián thu mà chính phủ nhận được

Thứ ba, phương pháp chi tiêu sử dụng các thông tin từ luồng chi tiêu

để mua hàng hoá và dịch vụ cuối cùng Vì tổng giá trị hàng hoá bán ra phảibằng tổng số tiền được chi ra để mua chúng, nên tổng chi tiêu để mua hànghoá và dịch vụ cuối cùng phải bằng GDP

GDP= C +I +G +X - M

Trong đó: C là các khoản chi tiêu của các hộ gia đình về hàng hoá vàdịch vụ

I là tổng đầu tư của khu vực tư nhân

G là chi tiêu của chính phủ về hàng hoá và dịch vụ

X – M là xuất khẩu ròng

2.1.2) Tổng sản phẩm quốc dân (GNP)

Tổng sản phẩm quốc dân đo lường toàn bộ thu nhập hay giá trị sảnxuất mà các công dân của một quốc gia tạo ra trong một thời kỳ nhất định,không kể trong hay ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia

GNP= GDP + thu nhập ròng nhận được từ nước ngoài

Mức tăng trưởng kinh tế tuyệt đối:

∆GDPn = GDPn - GDP0

Tốc độ tăng trưởng kinh tế:

g = = Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm của một giai đoạn:

g =

GDPo

GDPo GDPn

2.3) Các chỉ tiêu phát triển kinh tế

Để phản ánh nội dung khác nhau của khái niệm phát triển kinh tế cầnphải có các nhóm chỉ tiêu khác nhau:

Trang 6

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế: tốc độ tăng trưởngkinh tế hàng năm hay bình quân năm của một giai đoạn nhất định.

- Nhóm các chỉ tiêu phản ánh sự biến đổi về cơ cấu kinh tế xã hội:chỉ số cớ cấu kinh tế theo ngành trong GDP; chỉ số cơ cấu về hoạt động ngoạithương; tỷ lệ dân cư sống trong khu vực thành thị trong tổng số dân; tỷ lệ laođộng làm việc trong các ngành công nghịêp, nông nghiệp và dịch vụ…

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng cuộc sống gồm:

Thu nhập bình quân đầu người và tốc độ tăng trưởng thu nhậpbình quân đầu người

Các chỉ số về dinh dưỡng: số calo bình quân/ người/ năm

Các chỉ số về giáo dục: tỷ lệ người biết chữ, số năm đi học bìnhquân… Các chỉ số này phản ánh trình độ phát triển giáo dục của một quốc gia

và mức độ hưởng thụ dịch vụ giáo dục của dân cư

Các chỉ số về y tế: tỷ lệ trẻ em trong các độ tuổi, số bác sĩ trên mộtnghìn dân… Các chỉ số này phản ánh trình độ phát triển y tế của một quốc gia

và mức độ hưởng thụ các dịch vụ y tế của dân cư

Các chỉ số phản ánh về công bằng xã hội và nghèo đói: tỷ lệ nghèođói và khoảng cách nghèo đói, chỉ tiêu phản ánh mức độ bình đẳng giới, chỉ

số phản ánh công bằng xã hội Ngoài ra, có thể có các chỉ tiêu khác như cácchỉ tiêu phản ánh sử dụng nước sạch hay các điều kiện về kết cấu hạ tầng kinh

tế xã hội khác…

- Chỉ số phát triển con người (HDI), chỉ số này được tổng hợp từ

ba chỉ số: thu nhập bình quân đầu người, mức độ phổ cập giáo dục, tuổi thọtrung bình Như vậy HDI không chỉ phản ánh mức sống vật chất, mà còn đolường cả mức sống tinh thần của dân cư HDI đo lường chính xác hơn chấtlượng cuộc sống của dân cư

3) Khái niệm về du lịch và các loại hình du lịch

3.1) Khái niệm về du lịch

Trang 7

Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biếnkhông chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển, trong đó

có Việt Nam Tuy nhiên, cho đến nay, không chỉ ở nước ta, nhận thức về nộidung du lịch vẫn chưa thống nhất

Do hoàn cảnh khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau,mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau Do vậy có bao nhiêu tácgiả nghiên cứu về du lịch thì có bấy nhiêu định nghĩa

Dưới con mắt của Guer Freuler thì “du lịch với ý nghĩa hiện đại của

từ này là một hiện tượng của thời đại chúng ta, dựa trên sự tăng trưởng về nhucầu khôi phục sức khoẻ và sự thay đổi của môi trường xung quanh, dựa vào

sự phát sinh, phát triển tình cảm đối với vẻ đẹp thiên nhiên”

Kaspar cho rằng du lịch không chỉ là hiện tượng di chuyển của cư dân

mà phải là tất cả những gì có liên quan đến sự di chuyển đó Chúng ta cũngthấy ý tưởng này trong quan điểm của Hienziker và Kraff “du lịch là tổng hợpcác mối quan hệ và hiện tượng bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trútạm thời của các cá nhân tại những nơi không phải là nơi ở và nơi làm việcthường xuyên của họ” (Về sau định nghĩa này được hiệp hội các chuyên giakhoa học về du lịch thừa nhận)

Theo các nhà kinh tế, du lịch không chỉ là một hiện tượng xã hội đơn

thuần mà nó phải gắn chặt với hoạt động kinh tế Nhà kinh tế học

Picara-Edmod đưa ra định nghĩa: “du lịch là việc tổng hoà việc tổ chức và chức năngcủa nó không chỉ về phương diện khách vãng lai mà chính về phương diện giátrị do khách chỉ ra và của những khách vãng lai mang đến với một túi tiềnđầy, tiêu dùng trực tiếp hoặc gián tiếp cho các chi phí của họ nhằm thoả mãnnhu cầu hiểu biết và giải trí.”

Khác với quan điểm trên, các học giả biên soạn bách khoa toàn thưViệt Nam đã tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt.Theo các chuyên gia này, nghĩa thứ nhất của từ này là “một dạng nghỉ dưỡngsức tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ

Trang 8

ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh…” Theo định nghĩa thứ hai, du lịchđược coi là “một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặtnâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thông lịch sử và văn hoá dân tộc, từ

đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước, đối với người nước ngoài làtình hữu nghị với dân tộc mình, về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doanhmang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch

- Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nảysinh trong quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gianrảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sứckhoẻ, nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh

3.2) Các loại hình du lịch

Hoạt động du lịch có thể phân nhóm theo các nhóm khác nhau tuỳthuộc tiêu chí đưa ra Hiện nay đa số các chuyên gia về du lịch Việt Namphân chia các loại hình du lịch theo các tiêu chí cơ bản dưới đây

3.2.1) Phân chia theo môi trường tài nguyên

Trang 10

- Du lịch người cao tuổi

3.2.8) Phân loại theo độ dài chuyến đi

và cuối cùng vai trò của kinh tế dịch vụ sẽ chiếm vai trò thống soái Hiện nay

ở các nước có thu nhập thấp, các nước Nam Á, châu Phi nông nghiệp vẫn cònchiếm trên 30% GNP, công nghiệp khoảng 35% Trong khi đó các nước cóthu nhập cao như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Italia…trên 70% GNP do nhómngành dịch vụ đem lại, nông nghiệp chỉ đóng khoản 3-5% tổng sản phẩmquốc dân

Vai trò của du lịch trong ngành dịch vụ cũng ngày càng rõ nét Theohội đồng du lịch và lữ hành thế giới, năm 1994 du lịch quốc tế trên toàn thế

Trang 11

giới đã chiếm 6% GNP, tức là có doanh thu gần 4000 tỷ đô la, vượt trên côngnghiệp ô tô, thép, điện tử và nông nghiệp Du lịch thu hút trên 200 triệu laođộng chiếm hơn 12% lao động trên thế giới

Ở Việt Nam xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng đã được thểhiện rõ qua các năm: Năm 2001, nông nghiệp chiếm 23,24% GDP, côngnghiệp chiếm 57,91% GDP, dịch vụ chiếm 38,63% GDP Năm 2004, nôngnghiệp chiếm 21,76% GDP, công nghiệp chiếm 60,41% GDP, dịch vụ chiếm38,15% GDP Với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm thì du lịch đónggóp lớn cho nền kinh tế Du lịch đã nộp hàng ngàn tỷ đồng vào ngân sách nhànước Ngoài ra cùng với sự phát triển của du lịch cũng dễ tạo điều kiện chocác ngành kinh tế khác cùng phát triển Với những thuận lợi, những mặt tíchcực mà phát triển du lịch đem lại thì du lịch thực sự có khả năng làm thay đổi

bộ mặt kinh tế của nước ta

5) Vai trò của ngành du lịch đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước

Trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như là một sở thích,một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người Ngày nay, du lịch đã trởthành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa, xã hội ở cácnước Về mặt kinh tế, du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tếquan trọng của nhiều nước công nghiệp phát triển Mạng lưới du lịch đã đượcthiết lập ở hầu hết các quốc gia trên thế giới Các lợi ích kinh tế mang lại từ

du lịch là điều không thể phủ nhận, thông qua việc tiêu dùng của du khách đốivới các sản phẩm của du lịch Nhu cầu của du khách bên cạnh việc tiêu dùngcác hàng hoá thông thường còn có những nhu cầu tiêu dùng đặc biệt: nhu cầunâng cao kiến thức, học hỏi, vãn cảnh, chữa bệnh, nghỉ ngơi, thư giãn…

Sự khác biệt giữa tiêu dùng dịch vụ du lịch và tiêu dùng các hàng hoákhác là tiêu dùng các sản phẩm du lịch xảy ra cùng lúc, cùng nơi với việc sảnxuất ra chúng Đây cũng là lý do làm cho sản phẩm du lịch mang tính đặc thù

mà không thể so sánh giá cả của sản phẩm du lịch này với giá cả của sản

Trang 12

phẩm du lịch kia một cách tuỳ tiện được Sự tác động qua lại của quá trìnhtiêu dùng và cung ứng sản phẩm du lịch tác động lên lĩnh vực phân phối lưuthông và do vậy ảnh hưởng đến các khâu của quá trình tái sản xuất xã hội.Bên cạnh đó, việc phát triển du lịch sẽ kéo theo sự phát triển của các ngànhkinh tế khác, vì sản phẩm du lịch mang tính liên ngành có quan bệ đến nhiềulĩnh vực khác trong nền kinh tế Khi một khu vực nào đó trở thành điểm dulịch, du khách ở mọi nơi đổ về sẽ làm cho nhu cầu về mọi hàng hoá dịch vụtăng lên đáng kể Xuất phát từ nhu cầu này của du khách mà ngành kinh tế dulịch không ngừng mở rộng hoạt động của mình thông qua mối quan hệ liênngành trong nền kinh tế, đồng thời làm biến đổi cơ cấu ngành trong nền kinh

tế quốc dân Hơn nữa, các hàng hoá, vật tư cho du lịch đòi hỏi phải có chấtlượng cao, phong phú về chủng loại, hình thức đẹp, hấp dẫn Do đó nó đòi hỏicác doanh nghiệp phải không ngừng sáng tạo cải tiến, phát triển các loại hànghoá Để làm được điều này, các doanh nghiệp bắt buộc phải đầu tư trang thiết

bị hiện đại, tuyển chọn và sử dụng công nhân có tay nghề cao đáp ứng đượcnhu cầu của du khách

Trên bình diện chung, hoạt động du lịch có tác dụng làm biến đổi cáncân thu chi của đất nước Du khách quốc tế mang ngoại tệ vào đất nước có địađiểm du lịch, làm tăng thêm nguồn thu ngoại tệ của đất nước đó Ngược lại,phần chi ngoại tệ sẽ tăng lên đối với những quốc gia có nhiều người đi du lịch

ở nước ngoài Trong phạm vi một quốc gia, hoạt động du lịch làm xáo trộnhoạt động luân chuyển tiền tệ, hàng hoá, điều hoà nguồn vốn từ vùng kinh tếphát triển sang vùng kinh tế kém phát triển hơn, kích thích sự tăng trưởngkinh tế ở các vùng sâu, vùng xa…

Một lợi ích khác mà ngành du lịch đem lại là góp phần giải quyết vấn

đề việc làm Bởi các ngành dịch vụ liên quan đến du lịch đều cần một lượnglớn lao động Du lịch đã tạo ra nguồn thu nhập cho người lao động, giải quyếtcác vấn đề xã hội

Trang 13

Du lịch Việt Nam trong thời gian qua cũng đã đóng góp rất nhiều cho

sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước Tốc độ tăng trưởng hơn14%/năm gần gấp hai lần tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế

6) Kinh nghiệm phát triển du lịch ở một số nước và của Việt Nam

Du lịch là một ngành có định hướng tài nguyên rõ rệt, điều này cónghĩa là tài nguyên và môi trường là nhân tố cơ bản để tạo ra sản phẩm dulịch Trong các điều kiện đặc trưng đối với sự phát triển du lịch, các chuyêngia nghiên cứu về du lịch đều khẳng định rằng tài nguyên du lịch là yếu tốquyết định và quan trọng nhất Nhận thức rõ điều này nhiều nước đã đưa ranhững chính sách nhằm bảo vệ các tài nguyên du lịch, trong đó bảo vệ môitrường là một yếu tố quan trọng

Trung Quốc là một trong những nước đã đạt được thành tựu lớn trongviệc bảo vệ môi trường để phát triển du lịch Từ năm 1997, chính phủ TrungQuốc đã 7 năm liền tổ chức toạ đàm trong thời gian họp quốc hội để nghe báocáo về môi trường Qua đó chính phủ Trung Quốc có những biện pháp cụ thể

để cải tạo và bảo vệ môi trường Các cơ chế chính sách về bảo vệ môi trườngđược thiết lập, tăng vốn đầu tư bảo vệ môi trường, khuyến khích mọi ngườidân bảo vệ môi trường Với sự cố gắng của chính phủ, của toàn dân TrungQuốc nạn ô nhiễm môi trường đã được kiểm soát toạ thuận lợi cho du lịchphát triển một cách bền vững Chính phủ Trung Quốc không ngừng tăng vốnđầu tư vào bảo vệ môi trường, từ năm 1996 đến năm 2000, Trung Quốc đã chi

360 tỉ nhân dân tệ Nhờ đó Trung Quốc đã xây dựng và bảo vệ hơn 1227 khubảo tồn thiên nhiên, hàng triệu hecta rừng với nhiều chủng loại động thực vậtphong phú rất phù hợ cho phát triển du lịch sinh thái- một loại hình du lịch có

xu thế tăng trong thời gian gần đây Để bảo vệ sự phong phú của sinh vật,Trung Quốc là một trong những nước tham gia ký kết rất sớm “công ước tính

đa dạng sinh vật” Đồng thời chính phủ Trung Quốc tập trung sửa đổi và đưa

ra luật mở để nâng cao hiệu quả trong việc bảo vệ môi trường Tính đến nay,

Trang 14

đã có 6 bộ luật, hơn 30 đạo luật về bảo vệ môi trường đã được ban hành, do

đó môi trường Trung Quốc đã được kiểm soát và cải tạo đáng kể

Môi trường không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch mà nó cònảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của con người, do đó việc bảo

vệ môi trường được nhiều nước quan tâm như Singapo, Nhật Bản… Nhờ đó,

du lịch ở những nước này đã phát triển mạnh, đóng góp lớn vào sự phát triểnkinh tế nói chung

Bởi vị trí, vai trò của du lịch đem lại không chỉ về mặt kinh tế mà còn

về mặt xã hội, văn hoá, môi trường…là rất lớn nên trong những năm qua dulịch đã được Đảng và nhà nước quan tâm phát triển Trải qua hơn 40 nămhình thành và phát triển, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, được sự quan tâmlãnh đạo của Đảng và nhà nước, các cấp, các ngành, sự hưởng ứng của nhândân, sự giúp đỡ, hỗ trợ quốc tế và nỗ lực của toàn ngành, du lịch Việt Nam đã

có những phát triển vượt bậc, nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với du lịchcác nước trong khu vực, trở thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến lượcphát triển kinh tế- xã hội Tuy nhiên du lịch Việt Nam còn có những khókhăn, hạn chế cả về chủ quan lẫn khách quan, nên phát triển chưa ổn định,thiếu bền vững, hiệu quả chưa tương xứng với tiềm năng du lịch to lớn củađất nước

Hơn 40 năm phát triển và đổi mới ngành du lịch đã cho những kinhnghiệm quý báu:

Một là: từ định hướng đúng đắn của Đảng việc quán triệt đầy đủ vaitrò và tác dụng nhiều mặt của du lịch, cũng như những mặt trái, những hiệntượng tiêu cực có thể phát sinh và đi liền với hoạt động du lịch ở mọi cấp, mọingành hiện nay là rất cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn Trong tình hìnhthế giới hiện nay với xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá và xã hội hoá du lịch,quan hệ về mọi mặt giữa các nước vừa hợp tác, vừa đấu tranh và cạnh tranhtrì phát triển du lịch là hướng chiến lược, yếu tố góp phần trực tiếp vào sự

Trang 15

phát triển kinh tế- xã hội, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thực hiện công nghiệphoá và hiện đại hoá đất nước.

Hai là: du lịch chỉ phát triển nhanh, bền vững khi có một chiến lượcquốc gia về phát triển du lịch và được cụ thể hoá bằng chương trình hànhđộng quốc gia Cần có một sự chỉ đạo tập trung thống nhất, đúng hướng vànhanh chóng từ cấp cao trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và nhà nước đến cáccấp thừa hành ở các bộ, ngành trung ương và địa phương, tạo môi trường cho

du lịch phát triển đúng hướng và hiệu quả

Ba là: quản lý nhà nước về du lịch cần tăng cường trên tất cả các lĩnhvực: cơ chế chính sách ưu tiên phát triển, phù hợp với điều kiện đất nước vàhợp với thông lệ quốc tế và xu thế phát triển du lịch thế giới; phải đâu tư banđầu bằng ngân sách nhà nước và huy động nhiều nguồn vốn khác; có bộ máy

tổ chức tương ứng nhiệm vụ chính trị, đảm bảo ổn định, quan tâm đào tạophát triển nguồn nhân lực du lịch và giáo dục du lịch toàn dân; phối hợp đồng

bộ, thường xuyên liên ngành, địa phương ở tất cả hoạt động liên quan đến dulịch trong va ngoài nước

Bốn là: ngành du lịch phải đi đầu làm nòng cốt trong nghiên cứu, triểnkhai chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển du lịch vàthể chế hoá thành các luật lệ, biện pháp và chương trình cụ thể Thường xuyênnghiên cứu thông tin, kinh nghiệm phát triển du lịch thế giới, tổng kết thựctiễn kịp thời để phát huy thế mạnh và tiềm năng to lớn về du lịch của cácngành, các địa phương

Trang 16

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH Ở NƯỚC TA

TRONG THỜI GIAN QUA

1) Sự cần thiết phát triển du lịch ở nước ta

Trải qua hai cuộc chiến tranh đất nước ta đã bị tàn phá nặng nề, nềnkinh tế suy sụp, dân ta nghèo khổ, các nước còn e dè trong quan hệ với ta.Trước tình hình đó nước ta cần phát triển kinh tế, khẳng định vị thế trêntrường quốc tế Đảng và nhà nước đã nhận thức được tầm quan trọng của mỗingành trong đó có ngành du lịch

Đảng và nhà nước đã xác định “du lịch là một ngành kinh tế tổng hợpquan trọng mang nội dung văn hoá sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xãhội hoá cao; phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉdưỡng của nhân dân và khách du lịch quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạoviệc làm và phát triển kinh tế xã hội của đất nước” (Trích pháp lệnh du lịch2/1999) và coi “phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trongđường lối phát triển kinh tế xã hội nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước” (Trích chỉ thị 46/CTTW ban bí thư trung ương đảngkhoá VII, 10/1994) và “phát triển du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tếmũi nhọn” (Trích văn kiện đại hội đảng khoá IX)

Ảnh hưởng của du lịch đến kinh tế: Du lịch đã đóng góp rất lớn vào sựphát triển kinh tế của đất nước Tình đến thời điểm này, hoạt động du lịch đãmang lại doanh thu hàng tỉ USD và nộp vào ngân sách nhà nước hàng ngàn tỉđồng Hàng năm các ngành cố gắng xuất khẩu hàng hoá để thu ngoại tệ vềcho đất nước và du lịch là hoạt động xuất khẩu có hiệu quả nhất Bởi du lịch

là một ngành “xuất khẩu tại chỗ” những hàng hoá công nghiệp, tiêu dùng…được trao đổi qua con đường du lịch, các hàng hoá được xuất khẩu mà khôngphải chịu hàng rào thuế quan mậu dịch quốc tế Mặt khác, du lịch còn là

Trang 17

ngành “xuất khẩu vô hình” hàng hoá du lịch Đó là cảnh quan thiên nhiên, khíhậu, giá trị của di tích lịch sử, văn hoá…

Quy luật có tính phổ biến của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tếtrên thế giới hiện nay cũng như ở Việt Nam là giá trị ngành dịch vụ ngày càngchiếm tỷ trọng cao trong tổng sản phẩm xã hội và trong số người có việc làm

Để đi tìm hiệu quả của đồng vốn thì du lịch là một lĩnh vực kinh doanh hấpdẫn so với nhiều ngành kinh tế khác Du lịch đem lại tỷ xuất lợi nhuận cao, vìvốn đầu tư vào du lịch tương đối ít so với ngành công nghiệp nặng, giaothông vận tải mà khả năng thu hồi vốn lại nhanh, kỹ thuật không phức tạp.Chính đặc điểm này rất phù hợp với tình hình nước ta- một nước còn nghèonàn, lạc hậu, thiếu vốn đầu tư, sự cần thiết hiện đại hoá nền kinh tế Việt Namđiều đó có ý nghĩa to lớn Du lịch là cầu nói giao lưu kinh tế có quan hệ chặtchẽ với chính sách mở cửu của đảng và nhà nước do đó phát triển du lịch làviệc cần thiết đối với nước ta

Ngoài những lợi ích về mặt kinh tế mà du lịch đem lại, du lịch còn có

ý nghĩa về mặt xã hội Du lịch có vai trò giữ gìn, phục hồi sức khoẻ và tăngcường sức sống cho người dân Trong một chừng mực nào đó du lịch có tácdụng hạn chế bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và khả năng lao động của con người.Mặt khác qua những chuyến du lịch mọi người có điều kiện tiếp xúc với nhau,gần gũi nhau hơn nhờ đó mọi người hiểu nhau hơn và làm tăng thêm tìnhđoàn kết trong cộng đồng

Bên cạnh đó do tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật thìhàng loạt máy móc đã được tạo ra thay thế con người trong quá trình lao độngsản xuất do đó dẫn đến một lượng người bị thất nghiệp và gây sức ép lên nềnkinh tế của đất nước Nhưng nhờ có sự phát triển của du lịch và dịch vụ màmột lượng lớn những người này đã có công ăn việc làm, có thu nhập ổn định.Chính du lịch đã góp phần làm giảm gánh nặng cho nền kinh tế của dất nước,góp phần đưa nền kinh tế của nước nhà phát triển ổn định và nhanh chóng

Trang 18

Ảnh hưởng của du lịch đến văn hoá: một trong những chức năng của

du lịch là giao lưu văn hoá giữa các cộng đồng Khi đi du lịch, du khách luônmuốn được xâm nhập vào các hoạt động văn hoá của địa phương qua đó dukhách có thêm những hiểu biết mới Du lịch còn góp phần cho việc phục hồi

và phát triển văn hóa dân tộc Nhu cầu về nâng cao nhận thức văn hoá trongchuyến đi của du khách thúc đẩy các nhà cung ứng chú ý, yểm trợ cho việckhôi phục, duy trì, các di tích, lễ hội, sản phẩm làng nghề… Du lịch đã gópphần đưa hình ảnh đất nước ta đến với bạn bè quốc tế đồng thời giúp chúng ta

có cái nhìn rộng hơn bên ngoài mà qua đó ta làm cho cuộc sống tinh thần trởnên phong phú và đầy đủ hơn

Ảnh hưởng của du lịch đến môi trường: mục đích chủ yếu của dukhách khi đi du lịch là được tiếp xúc, đắm mình trong thiên nhiên, được cảmnhận một cách trực giác sự hùng vĩ, trong lành, tươi mát và nên thơ của cáccảnh quan thiên nhiên Nó tạo điều kiện cho họ hiểu biết sâu sắc hơn về tựnhiên, thấy được giá trị của thiên nhiên đối với đời sống con người Điều này

có nghĩa là bằng thực tiễn phong phú, du lịch sẽ góp phần rất tích cực vào sựnghiệp giáo dục môi trường, một vấn đề toàn thế giới đang hết sức quan tâm

Nhu cầu du lịch nghỉ ngơi tại những khu vực có nhiều cảnh quan thiênnhiên đã kích thích việc tôn tạo, bảo vệ môi trường Để đáp ứng nhu cầu dulịch phải dành những khoảng đất đai có môi trường ít bị xâm phạm, xây dựngcác công viên bao quanh thành phố, thi hành các biện pháp bảo vệ môitrường, bảo vệ nguồn nước, không khí nhằm tạo nên môi trường sống phùhợp với nhu cầu của du khách Để gia tăng thu nhập từ du khách phải cóchính sách maketing, chính sách tu bổ bảo vệ tự nhiên để điểm du lịch ngàycàng hấp dẫn

Ảnh hưởng của du lịch đến an ninh, chính trị: trước hết cần khẳngđịnh du lịch là chiếc cầu nối hoà bình giữa các dân tộc trên thế giới Hoạtđộng du lịch giúp cho các dân tộc xích lại gần nhau hơn, hiểu hơn về giá trịvăn hoá của đất nước bạn

Trang 19

Ngoài những mặt tích cực mà du lịch đem lại thì còn có những tácđộng tiêu cực từ du lịch Do đó chúng ta cần phải nhận thức rõ để có hướngphát triển đúng đắn Với những gì du lịch đem lại cho kinh tế, xã hôi, văn hoá,môi trường… thì việc phát triển du lịch ở nước ta là điều rất cần thiết để phục

vụ cho sự xây dựng và phát triển đất nước trở thành một nước “dân giàu,nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”

2) Tiềm năng phát triển du lịch ở nước ta

Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam

Á, vừa có biên giới lục địa, vừa có hải giới rộng lớn, là cửa ngõ đi ra TháiBình Dương của một số nước và của vùng Đông Nam Á Nước ta nằm ở vànhđai nhiệt đới bắc bán cầu, đúng vào khu vực gió mùa Đông Nam Á, do đó,mang lại đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa Châu Á Nhờ đó mà Việt Nam

có hệ thống động thực vật phong phú, đa dạng Việt Nam còn có những danhthắng đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới như vịnh HạLong, phố cổ Hội An, cố đô Huế, thánh địa Mỹ Sơn, vườn quốc gia PhongNha- Kẻ Bảng ngoài ra còn có di sản văn hoá thế giới phi vật thể là nhã nhạcHuế Chúng ta còn thu hút du khách nước ngoài bằng hàng loạt các điểm dulịch sinh thái kéo dài khắp ba miền tổ quốc: Bản Gốc, Mẫu Sơn, Sa Pa, Thác

Mơ, hồ Ba Bể, vườn quốc gia Ba Vì, Mai Châu, Tam Cốc- Bích Động, CátTiên, khu ngập nước Văn Long, Bà Nà, Đồng Tháp Mười, địa đạo Củ Chi, UMinh… Hiện nay, du lịch sinh thái đang được nhiều du khách quan tâm nênđây là điều kiện tốt để du lịch Việt Nam khai thác tiềm năng sẵn có Mặt kháclãnh thổ nước ta kéo dài từ Bắc vào Nam tiếp giáp với biển cũng tạo chochúng ta những bãi biển cát mịn và đẹp như Trà Cổ, Bãi Cháy, Đồ Sơn, SầmSơn, Nha Trang, Vũng Tàu…

Ngoài những thắnh cảnh tươi đẹp, Việt Nam còn có rất nhiều các làngnghề, lễ hội truyên thống Tiềm năng phát triển du lịch làng nghề truyền thốngcủa nước ta rất lớn, mỗi làng nghề gắn với một vùng văn hoá, hệ thống di tích

và truyền thống riêng, với cung cách sáng tạo sản phẩm riêng của mình Du

Trang 20

khảo hết các làng nghề truyền thống, du khách có thể thấy rõ bản sắc cũngnhư đặc trưng của bộ mặt nông thôn Việt Nam Hiện nay, cả nước đã có hơn

2000 làng nghề thủ công thuộc 11 nhóm nghề chính như: cói, sơn mài, mâytre đan, gốm sứ, thêu ren, dệt, gỗ, đá, giấy, tranh dân gian Đi dọc Việt Nam

du khách có thể thấy nhiều vùng quê mà mật độ làng nghề truyền thống dàyđặc rải từ bắc vào nam Những cái nôi của làng nghề là Hà Nôi, Hà Tây, HảiDương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Thừa Thiên Huế… Thực tế, hiện nay du kháchmuốn đến tận làng nghề nhìn cảnh cây đa, bến nước, sân đình, thăm các ditích của một làng nghề truyền thống Việt Nam, tìm hiểu các vị tổ làng nghềhoặc các danh nhân văn hoá Làng nghề truyền thống Việt Nam chứa đựngtiềm năng dồi dào về du lịch còn bởi vì du khách muốn đến tận nơi xem cáccông đoạn nghệ nhân làm ra sản phẩm và cũng muốn tận tay tham gia làm sảnphẩm theo trí tưởng tượng của riêng mình Tìm hiểu về văn hoá và truyềnthống làng nghề là điều mà du khách trong và ngoài nước quan tâm

Việt Nam còn có các tài nguyên có giá trị lịch sử, các tài nguyên cógiá trị văn hoá thu hút khách du lịch với mục đích tham quan, nghiên cứu Vớilịch sử hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, Việt Nam đã tạo dựng đượcmột nền văn hoá phong phú và độc đáo Không những vậy 54 dân tộc anh emcùng chung sống trên một mảnh đất, lại có bao phong tục, tập quán, lễ hộikhác nhau tạo nên sự đa dạng cho sản phẩm du lịch Việt Nam

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã và đang xây dựng cơ sở vậtchất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ Đặcbiệt con người Việt Nam thân thiện, hiếu khách đã tạo sự thoải mái cho dukhách

Chính tất cả những tiềm năng trên là một nền tảng để du lịch ViệtNam phát triển, hội nhập với các nước trên thế giới Nhưng vấn đề là chúng tatận dụng những tiềm năng đó như thế nào nó phụ thuộc vào cách làm củachúng ta

Ngày đăng: 22/07/2013, 20:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w