1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu sinh thái cảnh quan để phục vụ phát triển du lịch sinh thái trên địa bản khu kinh tế cửa khẩu quốc tế cầu treo hà tĩnh

75 638 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 1,42 MB

Nội dung

Với những nét độc đáo và khó khăn đang trong công tác phát triển du lịch sinh thái và bảo vệ tài nguyên sinh thái mà tôi thực hiện ra đề tài “Nghiên cứu sinh thái cảnh quan để phục vụ ph

Trang 1

PHẦN 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Sự phát triển của công nghệ trên thế giới đã làm cho con người ngày càng xa rờivới tự nhiên Trong cuộc sống con người luôn muốn gần gũi với tự nhiên và khámphá điều kỳ diệu của nó Du lịch sinh thái giúp con người hòa quyện với tự nhiên, lànơi làm cho con người cảm nhận cuộc sống thiên nhiên, làm cho con người gần gũivới thế giới động thực vật hơn Du lịch sinh thái cũng làm cho con người có ý thứcbảo vệ thiên nhiên, bảo vệ tài nguyên sinh thái Vì vậy du lịch sinh thái là một hìnhthức du lịch tự nhiên, có trách nhiệm, hỗ trợ cho các các mục tiêu bảo tồn tự nhiên,các giá trị văn hóa bản địa, phát triển công đồng đem lại những nguồn lợi kinh tế tolớn, góp phần tích cực vào phát triển du lịch và bảo vệ môi trường bền vững

Việt Nam là một đất nước có tiền năng rất lớn về du lịch sinh thái, bên cạnh đóNhà nước ta luôn có chính sách, thúc đẩy phát triển du lịch thái và bảo tồn thiênnhiên Theo hiệp hội Vườn Quốc Gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Viêt Nam(VNPPA), công bố trên webside http://www.vnppa.org.vn/ Đến nay Việt Nam đã

có 30 Vườn Quốc Gia, hơn 70 Khu bảo tồn thiên nhiên, hàng trăm điểm du lịchsinh thái và nhiều bãi biển đẹp được nhiều du khách trong nước cũng như nướcngoài biết đến Tuy nhiên du lịch sinh thái Việt Nam chưa phát huy hết tiềm năngvốn có của nó Một trong những nguyên nhân đó là chưa có vốn đầu tư phát triển,quy hoạch chưa thật tốt hay là chưa có sự đầu tư, quảng bá xứng tầm và sự nghiêncứu thích đáng

Hà Tĩnh một tỉnh thuộc miền Trung của đất nước với tiềm năng du lịch sinhthái mạnh mẽ Là tỉnh có nhiều điểm du lịch sinh thái nổi tiếng, đã đi vào thơ cacũng như gắn liền với nhiều danh nhân thế giới cũng như các thi hào dân tộc, gắnliền với nhiều chiến công lịch sử Phó Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh, Trần Minh Kỳ phátbiểu với phóng viên báo Nhân Dân là: tài nguyên thiên Hà Tĩnh là một thế mạnhcủa du lịch sinh thái, với đa dạng sinh học cao, trong đó có nhiều loài động thực vậtquý hiếm và đặc hữu, có trong sách đỏ Việt Nam và có giá trị bảo tồn rất lớn Vớimột vị trí chiến lược nối liền hai miền Bắc - Nam, Hà Tĩnh có hai khu kinh tế mở là

Trang 2

những điểm giao lưu văn hóa, kinh tế giữa các miền, các tỉnh và các nước ĐôngNam Á cũng như các nước trên thế giới Đó là các Cảng nước sâu Vũng Áng vớikhu kinh tế Vũng Áng thuộc huyện Kỳ Anh và Cửa khẩu quốc tế khẩu Cầu Treovới khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo thuộc huyện Hương Sơn.

Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo – Hà Tĩnh có vị trí chiến lược quantrọng trong phát triển kinh tế xã hội của Hà Tĩnh nói riêng và các tỉnh Bắc Trung

Bộ nói chung Theo quốc lộ 8A, cửa khẩu quốc tế này là cửa ngõ ngắn nhất để nướcbạn Lào và các nước tiểu vùng sông Mê Công ra biển Đông giao thương với bạn bètrên thế giới Không chỉ là một vị trí chiến lược, mà khu kinh tế cửa khẩu quốc tếCầu Treo còn là một địa bàn với hệ động thực vật đa dạng và phong phú, gồm nhiềuloài động vật quý hiếm và đặc hữu có giá trị lớn về kinh tế, bảo tồn Khu kinh tế mởCầu Treo có biên giới chung với vườn quốc gia Vũ Quang, nơi mà tập trung sự đadạng sinh học rất cao Bên cạnh đó là một mỏ nước khoáng nóng có giá trị quốc tế

là một điểm mạnh cho sự phát triển du lịch sinh thái và sản xuất nước khoáng Vớimột vị trí chiên lược là cầu nối giữa các điểm du lịch giữa các nước Đông Dương

và các điểm du lịch trong nước, đã tạo nên các tour du lịch lâu ngày qua các nướcbạn Tuy nhiên sự phát triển du lịch sinh thái còn là một tiềm ẩn của khu kinh tế,còn gặp nhiều khó khăn

Bên cạnh đó tình hình sinh thái dân cư còn sống phụ thuộc vào rừng là khálớn Tình trạng khai thác tài nguyên rừng và sinh thái còn là vấn đề nan giải củachính quyền và các nhà tổ chức Để du lịch sinh thái ở đây phát huy hết tiền năngvốn có của nó cần phải có những phương án được tổ chức và bàn bạc của các cơquan có chức năng

Với những nét độc đáo và khó khăn đang trong công tác phát triển du lịch sinh

thái và bảo vệ tài nguyên sinh thái mà tôi thực hiện ra đề tài “Nghiên cứu sinh thái cảnh quan để phục vụ phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo – Hà Tĩnh”

Trang 3

1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Phân tích cảnh quan để đề xuất phương án quản lý tài nguyên sinh thái bềnvững phục vụ cho phát triển du lịch sinh thái sinh thái trên địa bàn của khu kinh tếcửa khẩu quốc tế Cầu Treo – Hà Tĩnh

- Phân tích đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu kinh tế cửa khẩu quốc

Trang 4

2 PHẦN 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.1.1 Du lịch sinh thái trên thế giới

Trên toàn cầu, hằng năm có tới 800 triệu người đi du lịch Ước tính con sốnày sẽ hơn 1 tỉ vào năm 2010 và đạt 1,6 tỉ vào năm 2020 Trong đó 60% dòngkhách du lịch hiện nay có mục đích là tìm hiểu nền văn hóa khác lạ, du lịch sinhthái, hòa mình vào thiên nhiên Cho nên sản phẩm quan trọng của du lịch là du lịchvăn hóa, du lịch thiên nhiên

Du lịch sinh thái đã được biết đến từ những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ

XX Những đại biểu được biết đến trong thời kỳ này phải kể đến những lĩnh vực mànghiên cứu của họ Như Ceballos-Lascurain (1987) quan niệm: du lịch sinh thái chủyếu là đi đến các vùng thiên nhiên tương đối chưa ai đụng tới hay chưa bị ô nhiễmvới mục đích cụ thể là nghiên cứu, ngưỡng mộ, và thưởng thức phong cảnh cùngvới các loại thực vật và động vật hoang dã của nó, cũng như bất cứ biểu hiện nào vềvăn hóa nào được tìm thấy… Điểm chính của du lịch sinh thái chủ yếu là người đi

du lịch sinh thái có cơ hội đắm mình vào thiên nhiên theo một cách thưởng thứckhông có sẵn trong môi trường đô thị Lĩnh vực của Elizabeth Boo (1992) trongcuốn “Quy hoạch du lịch sinh thái cho khu bảo tồn thiên nhiên”, Weslern (1994) thì

“Du lịch sinh thái là có trách nhiệm với các khu thiên nhiên là nơi bảo tồn môitrường và cải thiện phúc lợi cho người dân” Còn Wallance và Pierce (1996) là đitới những khu vực hầu như chưa bị tác động đến với nhu cầu học tập, thưởngngoạn, hoặc cho các hoạt động tình nguyện Đây là loại hình du lịch quan tâm tớiđộng, thực vật, địa lý, và hệ sinh thái của các khu vực tham viếng, cũng như nhữngngười dân sống gần đó, nhu cầu của họ, văn hoá và quan hệ của họ với vùng đất Một định nghĩa về du lịch sinh thái tiếp theo là của Larman và Durst (1993) đãchỉ ra sự khác biệt về khái niệm giữa du lịch sinh thái và du lịch tự nhiên Nhận ranhững khó khăn trong việc định nghĩa du lịch tự nhiên họ đã phải xây dựng nênphạm vi rộng và hẹp đối với định nghĩa của nó Về mặt nghĩa hẹp, họ nói rằng nóliên quan tới những người điều hành những chuyến đi thiên nhiên về thiên nhiên;tuy nhiên về nghĩa rộng thì nó áp dụng việc sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiêncủa du lịch, bao gồm những bãi biển và những phong cảnh làng quê

Trang 5

Đến cuối những năm thập kỷ 90 thì du lịch sinh thái được sự ủng hộ và quantâm của nhiều tổ chức, chính phủ và nhân dân Các tổ chức như Ceballos-lascurian,IUCN, UNDP…và nhiều tác giả Huber Ziffer (1989), (1993), Wight (1993), Wood(1998), …quan tâm đặc biệt và xuất bản nhiều tài liệu.

Gần đây bản tuyên ngôn Quebec (UNEP/WTO 2002) vào cuộc họp chót củanăm du lịch quốc tế về du lịch sinh thái, đề nghị rằng 5 tiêu chí tiêu biểu được sửdụng để định nghĩa du lịch sinh thái như là sản phẩm dựa vào tự nhiên, quản lý ảnhhưởng tối thiểu, giáo dục môi trường, đóng góp bảo tồn và đóng góp vào cộngđồng

Bên cạnh đó nhiều dự án phát triển du lịch và kinh doanh, đầu tư vào du lịchsinh thái ngày càng mở rộng Như khu bảo tồn Annapuma ở Nepal năm 1985, vớiđầu tư hơn 500 ngìn USD, khu nhà ở sinh thái Chalalan tại Bolivia, khu dự trữ rừngmây Monteverde ở Costa Rica, Dự án bảo tồn Selous ở Tanzania, công viên quốcgia Pilanesberg ở Nam Phi và nhiều dự án phát triển du lịch khác, với sự đầu tư rấtlớn đã thu hút hàng triệu lượt khách du lịch mỗi năm

Tình hình du lịch trên thế giới, theo số liệu của tổ chức du lịch thế giới, năm

2002 khách du lịch quốc tế trên toàn thế giới đạt 715 triệu lượt khách Thu nhậpkhoảng 500 tỷ USD, tương đương với 6,7 - 6.8% tổng sản phẩm quốc dân trên thếgiới Du lịch là ngành tạo nhiều việc làm và thu hút khoảng 227 triệu lao động.trựctiếp và 9 triệu lao động gián tiếp Theo tổ chức kinh tế thế giới WTO dự báo, năm

2010 lượng khách du lịch quốc tế trên thế giới ước tính khoảng 1.006 lượt khách.Thu nhập từ từ du lịch lên đến 900 tỷ USD và ngành du lịch sẽ tạo thêm khoảng

150 triệu chỗ làm việc

Khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, du lịch các quốc gia Đông Nam Á có vịtrí quan trọng, chiếm khoảng 34% lượng khách và 38% thu nhập du lịch của toànkhu vực Bốn nước Asean có ngành du lịch phát triển nhất là Malaysia, Thái Lan,Singapore và Indonesia Những nước này đều vượt qua con số 5 triệu lượt kháchquốc một năm và thu nhập hàng tỷ đô la từ du lịch

Ngày nay du lịch sinh thái càng được chú ý và phát triển, mặt khác nhu cầu dulịch sinh thái càng lớn Tổ chức UNESSCO đã tiến hành điều tra, tổ chức bình chọncho các danh lam thắng cảnh trên toàn thế giới Chứng nhận cho các danh lamthắng cảnh đẹp trên thế giới là danh lam thắng cảnh thế giới

Trang 6

2.1.2 Du lịch sinh thái sinh thái Việt Nam

Trước cách mạng tháng 8 du lịch sinh thái Việt Nam đã được khai thác vàđưa vào đầu tư và phát triển Tuy nhiên du lịch sinh thái chỉ phục vụ cho ngườiPháp, nhiều công trình, địa điểm du lịch nổi tiếng đã được biết đến như Đà Lạt,Vịnh Hạ Long…

Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 thì nền độc lập được thành lập trên đất nước

ta Công tác khôi phục kinh tế được tiến hành, nhiều công trình thiết kế thời xưađược tái tạo, khôi phục các địa điểm du lịch được xây dựng lại

Đến những năm của thập kỷ 90 đánh dấu sự khởi sắc của du lịch Việt Namcũng như du lịch sinh thái Việt Nam Ngành du lịch Việt Nam đúng góp không nhỏmột khoản thu lớn cho thu nhập GDP của đất nước Tuy sự ra đời muộn nhưng dulịch sinh thái của Việt Nam phát triển rất mạnh mẽ

Thuật ngữ du lịch sinh thái xuất hiện vào giữa nhưng năm thập kỷ 90 trở lạiđây Sau khi hình thành nó đã thu hút rất nhiều người quan tâm và thăm quan vànghiên cứu về tài nguyên môi trường Đến tháng 5 năm 1997 hội nghị du lịch bềnvững ở Việt Nam được Tổng cục du lịch Việt Nam tổ chức, với sự tài trợ củaHanseidel (Cộng hòa Liên bang Đức) tài trợ, được tổ chức tại Huế, đã đề cập đến

du lịch sinh thái, du lịch với môi trường Đặc biệt có các nhà nghiên cứu trong lĩnhvực du lịch sinh thái, du lịch bền vững, bảo vệ môi trường của Cao Văn Sung,Phạm Trung Lương, Đặng Huy Huỳnh…

Với sự tài trợ của Tổng cục du lịch Việt Nam, IUCN, SiDa vào tháng 9/1999

đã diễn ra hội thảo “Xây dựng chiến lược quốc gia về sự phát triển du lịch sinh tháitại Việt Nam” Tại hội nghị đã có nhiều tham luận đóng góp kinh nghiệm và thựctiễn phát triển du lịch sinh thái nhiều vùng trên lãnh thổ Việt Nam Đây là lý luậncho phát triển du lịch sinh thái Việt Nam

Du lịch sinh thái Việt Nam càng ngày càng khởi sắc Khi mà các danh lamthắng cảnh Việt Nam được UNESSCO cộng nhận là các danh lam thắng cảnh thếgiới Một trong đó là Vịnh Hạ Long (1994), Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng(2003) và một số di sản văn hóa được UNESSCO công nhận là di sản văn hóa thếgiới Mới đây nhiều cảnh quan, thắng cảnh được Việt Nam đề cử với UNESSCOcông nhận là di sản thiên nhiên thế giới Đây là một tiềm năng lợi thế cho du lịchsinh nói chung và du lịch sinh thái nói riêng của Việt Nam phát triển, sánh vai cùng

Trang 7

du lịch sinh thái thế giới Bên cạnh đó Nhà nước ta cũng thành lập nhiều vườnQuốc gia, nhiều khu bảo tồn thiên nhằm bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển dulịch sinh thái Hiện nay du lịch sinh thái Việt Nam phát triển trên toàn lãnh thổ,nhiều nơi hình thành các điểm du lịch nổi tiếng

Nhìn chung càng về sau thì du lịch sinh thái càng được quan tâm và phát triển,

và có nhiều quan điểm, khái niệm để làm rõ chính xác cụm từ du lịch sinh thái đểphát triển du lịch sinh thái một cách đúng nghĩa của nó Trên thế giới cũng như ởViệt Nam thì khách du lịch ngày càng nhiều, đặc biệt là khách đi du lịch sinh thái

Vì vậy sự đầu tư vào lĩnh vực du lịch sinh thái cũng gia tăng, đây chính là một điểmtốt cho sự phát triển du lịch sinh thái Tuy nhiên du lịch sinh thái cần chú ý đến môitrường sinh và phát triển cộng đồng

2.2 KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA DU LỊCH SINH THÁI, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

2.2.1 Khái niêm

Năm 1991, đã xuất hiện khái niệm về Du lịch sinh thái "Du lịch sinh thái làloại hình du lịch diễn ra trong các vùng có hệ sinh thái tự nhiên còn bảo tồn khá tốtnhằm mục tiêu nghiên cứu, chiêm ngưỡng, thưởng thức phong cảnh, động thực vậtcũng như các giá trị văn hoá hiện hữu" (Boo, 1991)

Nhưng gần đây, người ta cho rằng nội dung căn bản của Du lịch sinh thái làtập trung vào mức độ trách nhiệm của con người đối với môi trường Quan điểmthụ động cho rằng Du lịch sinh thái là du lịch hạn chế tối đa các suy thoái môitrường do du lịch tạo ra, là sự ngăn ngừa các tác động tiêu cực lên sinh thái, vănhoá và thẩm mỹ Quan điểm chủ động cho rằng Du lịch sinh thái còn phải đóng gópvào quản lý bền vững môi trường lãnh thổ du lịch và phải quan tâm đến quyền lợicủa nhân dân địa phương Do đó, người ta đã đưa ra một khái niệm mới tương đốiđầy đủ hơn: "Du lịch sinh thái là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên lànơi bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương" Một kháiniêm cũng được quan tâm nhiều là khái niệm của David A.Fennell (2002) đó là

“Du lịch sinh thái là một dạng bền vững của du lịch dựa vào nguồn tài nguyên thiênnhiên, chú trọng chủ yếu vào việc trải nghiệm và học hỏi từ tự nhiên, được quản lýmột cách đúng mực để giảm thiểu tác động, không tiêu thụ sản phẩm từ tự nhiên và

có định hướng vào địa phương (trong việc quản lý, lợi ích, và quy mô) Một cách

Trang 8

điển hình thì loại hình du lịch này diễn ra tại khu vực tự nhiên, và nên đóng góp vàoquá trình bảo vệ và bảo tồn những khu vực đó.”

Một số định nghĩa khác được đề cập đến:

- Du lịch sinh thái là du lịch mà chủ yếu là đi đến những vùng thiên nhiêntương đối chưa ai đụng tới hay chưa bị ô nhiễm với mục đích cụ thể là nghiên cứu,ngưỡng mộ, và thưởng thức phong cảnh cùng với các loại thực vật và động vậthoang dã của nó, cũng như bất cứ biểu hiện về văn hóa nào (cả quá khứ lẫn hiện tại)được tìm thấy trong các vùng này…Điểm chính yếu là người đi du lịch sinh thái có

cơ hội đắm mình vào thiên nhiên theo một cách thức thường không có sẵn trongmôi trường đô thị

- Du lịch sinh thái là một cuộc du lịch có trách nhiệm đến những vùng thiênnhiên mà bảo tồn môi trường và duy trì bền vững phúc lợi của nhân dân địa phương(Hội du lịch Sinh thái)

- Du lịch sinh thái là một trải nghiệm du lịch thiên nhiên mang lại thông tin bổích mà góp phần vào việc bảo tồn hệ thống sinh thái, trong khi đó tôn trọng tìnhtrạng nguyên vẹn của các cộng đồng chủ nhà (Hội đồng Tư vấn Môi trườngCanada)

- Du lịch sinh thái là đi du lịch đến những vùng hoang sơ, dễ bị hư hại vàthường được bảo vệ mà cố gắng gây ra tác động rất thấp và có qui mô nhỏ Nógiúp giáo dục người đi du lịch; cung cấp nguồn quỹ cho việc bảo tồn; trực tiếp làmlợi cho việc phát triển kinh tế và việc trao quyền về chính trị của các cộng đồng địaphương; và thúc đẩy sự tôn trọng đối với các nền văn hóa khác nhau và các quyềncủa con người (Martha Honey – giám đốc chương trình An ninh và Hòa bình tạiViện Nghiên cứu về Chính sách)

Theo luật du lịch Việt Nam thì du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vàothiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồngnhằm phát triển bền vững

Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác cóthể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành cáckhu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch

Trang 9

Tài nguyên du lịch phải được bảo vệ, tôn tạo và khai thác hợp lý để phát huyhiệu quả sử dụng và bảo đảm phát triển du lịch bền vững.

- Nhà nước thống nhất quản lý tài nguyên du lịch trong phạm vi cả nước, cóchính sách và biện pháp để bảo vệ, tôn tạo và khai thác hợp lý tài nguyên du lịch.Tóm lại, nhiều công trình nghiên cứu, nhiều công trình khảo nghiệm chỉ rõrằng du lịch sinh thái là sự thăm quan, chiễm ngưỡng, thưởng thức phong cảnh, hệđộng thực vật do thiên nhiên đưa lại Bên cạnh đó du lịch sinh thái cần phải quantâm tới sự tồn tại và phát triển của môi trường sinh thái, tài nguyên thiên nhiên,phát triển cộng đồng Du lịch sinh thái là sự kết hợp giữa các yếu tố tự nhiên và xãhội, không những phục vụ riêng cho người thăm quan du lịch mà còn phải phục vụlợi ích của cộng đồng và bảo tồn thiên nhiên Như vậy du lịch sinh thái được quantâm của nhất nhiều tổ chức và các nhà nghiên cứu Nhiều khái niệm, định nghĩa đãđược đưa ra nhằm làm tốt hơn công tác phát triển du lịch sinh thái, và phát triển dulịch sinh thái đúng với ý nghĩa của nó Đây chính là những căn cứ đầu tiên cho sựphát triển du lịch sinh, cũng như phát triển du lịch một cách bền vững Khái niệm

du lịch sinh thái là rất nhiều và có nhiều ý nghĩa khac nhau Mỗi vùng có một quanniệm du lịch sinh thái khác nhau, cũng như tài nguyên thiên nhiên phục vụ trong dulịch sinh thái khác nhau Vì vậy mỗi người tham gia vào du lịch sinh thái cần có sựhiểu biết chung về du lịch sinh thái, đặc biệt cần có hiểu biết sâu về tài nguyên, môitrường, cũng như dân sinh mà nơi mình tham gia du lịch sinh thái

2.2.2 Cơ sở của du lịch sinh thái và bảo vệ môi trường

2.2.2.1 Cơ sở lý luận

Từ khi du lịch sinh thái xuất hiện như một khái niệm vào cuối thập niên 1960,nhiều nhóm khác biết nhau đã ca ngợi du lịch sinh thái là một phương cách thúcđẩy phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường Những người cỗ vũ du lịch sinh tháibao gồm các nhà bảo vệ môi trường, chính phủ các quốc gia đang phát triển, cácnhà điều hành tuor du lịch, những người ủng hộ các dân tộc bản địa và những tổchức phi chính phủ (NGO) Thoạt nhìn sự hấp dẫn của phát triển và tính bền vững

có vẻ hiển nhiên Nhưng sự hấp dẫn “hiển nhiên” này che dấu sự bất đồng ý kiến vềvấn đề du lịch sinh thái là gì và những gì không phải là du lịch sinh thái, và về lợiích và chi phí tương đối của các chương trình khác nhau Vì thế bất kỳ cuộc thảoluận nào về du lịch sinh tháicũng phải bắt đầu bằng việc mô tả và phân tích Trên

Trang 10

cơ sở này nhiều công trình, kế hoạch tổ du lịch sinh thía đều phải đưa ra thảo luận

và thông qua pháp luận Để có được một cơ sở cho du lịch sinh thái cần phải tìmhiểu dân sinh kinh tế, điều kiện tự nhiên và các vấn đề liên quan tới cảnh quan, môitrường sinh thái

Trên cơ sở tổ chức du lịch sinh thái bền vững, bảo vệ được môi trừơng và anhninh quốc phòng nước ta đã ban hành nhiều văn bản luật dành riêng cho du lịch vàbảo vệ môi trường Một số văn bản pháp luật về du lịch và cơ sở lý luận cho sự pháttriển du lịch trong giai đoạn này là:

- Nghị quyết 63/HĐBT năm 1987 về việc đẩy mạnh việc đẩy mạnh hoạt động

du lịch và chấn chỉnh tổ chức quản lý công tác du lịch làm cho Việt Nam có mộtcách nhìn mới về du lịch

- Nghị định số 119/HĐBT năm 1990 về việc thành lập tổng công ty du lịchViệt Nam, đưa du lịch Việt Nam lên một tầm mới, trong đó du lịch sinh thái là mộtlĩnh được quan tâm nhiều

- Nghị quyết số 45/CP của Chính Phủ năm 1993 về việc đổi mới quản lý vàphát triển du lịch

- Nghị định số 39/2000/NĐ-CP về cơ sở lưu trú du lịch liên quan tới cá nhântrong nước và ngoài nước có các hình thức đi du lịch, kinh doanh đầu tư du lịch.Nghị định này là cơ sở pháp lý lưu trú cho khách du lịch cũng như các nhà đầu tưvào du lịch tại Việt Nam

- Luật số 44/2005/QH11 giải ngữ rõ về các thuật ngữ như: du lịch, tàinguyên du lịch, khách du lịch, dịch vụ du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch…Vàquy định rõ quyền hạn của người tham gia kinh doanh, đầu tư vào du lịch cũngnhư người quyền và nghĩa vụ của khách du lịch Luật còn quy định nguyên tắc,quy hoạch phát triển du lịch…

- Nghị định 149/2007/ NĐ-CP năm 2007 của chính phủ về xử phạt hành chínhtrong lĩnh vực du lịch

Tỉnh uỷ Hà tĩnh ban hành nghị quyết 02 về phát triển Dịch vụ Thương mại

-Du lịch, ngày 13 - 9 - 1999 về định hướng phát triển -Du lịch Hà tĩnh trong những nămtới Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành một số chính sách về phát triển du lịch

Trang 11

- Quyết định số 40/2005/QĐ/UB-TM1 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh vềviệc điều chỉnh quy hoạch tổnh thể phát triển du lịch.

- Một số quyết định về phát triển du lịch sinh thái ở một số vùng trọng điểmnhư khu bảo tồn thiên Hồ Kẻ Gỗ, vườn quốc gia Vũ Quang, quyết định xây dựngkhu du lịch biển Thiên Cầm, Thạch Hải, Vũng Áng…

- Đặc biệt là quyết định 177/1998/QĐ/TTg của Chính Phủ về việc áp dụng thíđiểm một số chính sách khu vực cửa khẩu quốc tế Cầu Treo,tỉnh Hà Tĩnh Nay banhành quyết định 162/2007/QĐ-TTg của thủ tướng Chính Phủ về quy chế hoạt độngkhu kinh tế quốc tế Cầu Treo, tỉnh Hà Tĩnh Quyết định 162 đã quy định một sốchính sách và ưu đãi áp dụng cho kinh tế, đây là cơ sở cho sự phát triển kinh tế nóichung và phát triển du lịch tại đây nói riêng

Ngoài ra còn nhiều nghị quyết và nghị định quy định và nghị quyết của có liênquan đến phát triển du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng Là cơ sở để chongành du lịch phát triển, có định hướng và bền vững lâu dài Mặt khác còn văn bảnpháp luật quy định về bảo vệ môi trường là cơ sở pháp lý để phát triển du lịch sinhthái kèm theo bảo vệ môi trường sinh thái bền vững, không gây ô nhiễm môitrường Như luật bảo vệ môi trường năm 2005 và cùng nhiều pháp lệnh, nghị quyết,nghị định đã được thông qua nhằm bảo vệ môi trường trong sạch và tài nguyên bềnvững Sự kết hợp giữa luật bảo vệ môi trường và luật du lịch là cơ sở lý luận chongành du lịch phát triển một cách bền vững, lâu dài, đặc biệt là du lịch sinh thái

Du lịch sinh thái là loại hình du lịch có liên quan rất lớn đến tài nguyên sinh thái

và môi trường Vì vậy các nhà kinh doanh du lịch cũng như khách du lịch cần phảitôn trọng nhưngc gì mà thiên nhiên ban tặng và biết cách bảo vệ và phát triển nó

2.2.2.2 Cơ sở thực tiễn

Trong quá trình phát triển của đất nước thì du lịch là một ngành cần phải chútrọng Phát triển du lịch sinh thái có nhiều lợi ích, người dân được hưởng rất nhiềuphúc lợi Không những du lịch sinh thái không chỉ dựa vào cảnh quan để kinhdoanh mà phát triển du lịch có thể kéo theo nhiều ngành khác phát triển

Hiện nay Việt Nam có nhiều điểm du lịch nổi tiếng, nó không chỉ biết đến bởicác du khách trong nước mà ngày càng thu hút du khách đến từ nước ngoài Khu kinh

tế là một điểm đến rất có nhiều tiềm năng với nhiều chính sách ưu đãi của nhà nước

Trang 12

Du lịch sinh thái thường được hình thành và phát triển tại những khu vực có

hệ sinh thái điển hình Vì thế các tổ chức du lịch sinh thái rất phức tạp bởi tính nhảycảm về môi trường sinh thái, về vấn đề bảo tồn và phát triển bền vững của khu vực

đó Vì vậy phát triển du lịch sinh thái phải nghiên cứu và chuẩn bị về các mặt: tàinguyên du lịch, ngành du lịch, khách du lịch, điều kiện kinh tế xã hôi, đặc điểm dân

cư, hạ tầng kỹ thuật, cơ chế chính sách, các nguyên tác và yêu cầu cơ bản của dulịch sinh thái, mối liên hệ vùng, nguyên tắc phân vùng hoạt động du lịch và sứcchứa của điểm du lịch Đây là những cơ sở thực tiễn mà các điểm du lịch cần có đểphát triển du lịch sinh thái tốt nhất

2.2.2.3 Một số yếu tố cần chú ý khi phát triển du lịch sinh thái

Du lịch sinh thái là ngành kinh tế tổng hợp mang lại hiệu quả về nhiều mặt,phát triển du lịch sinh thái có lợi ích phục vụ văn hóa, kinh tế lẫn bảo vệ tài nguyênsinh thái Vì vậy để phát triển du lịch sinh thái bền vững, cần phải nắm được cácnguyên tắc cơ bản của nó Các nhà nghiên cứu về du lịch sinh thái đã đưa ra một sốnguyên tắc cơ và yêu cầu cơ bản của nó Theo nghiên cứu của tiến sĩ Trần Thị Maitrong nghiên cứu về du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng năm 2005 thì tiến sĩ đãđưa ra một số nguyên tắc cơ bản và yêu cầu của du lịch sinh thái như sau:

- Những nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái:

- Có các hoạt động giáo dục và diễn giãi nhằm nâng cao hiểu biết về môitrường và ý thứctham gia vào các nỗ lực bảo tồn

- Bảo tồn môi trường và duy trì hệ sinh thái

- Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc văn hóa cộng đồng

- Hỗ trợ kinh tế địa phương, tọa thêm những lợi ích kinh tế lâu dài cho cộngđồng địa phương, những người có quyền làm chủ trong phát triển và trong cáchoạch định dự

Những yêu cầu cơ bản để phát triển du lịch sinh thái để phát triển bền vững dulịch sinh thái cần phải đảm bảo một số yêu cầu sau;

- Tồn tại hệ sinh thái điển hình với tính đa dạng sinh học

Trang 13

- Đảm bảo khả năng, giáo dục, nâng hiểu biết cho khách du lịch sinh thái vàngười điều hành du lịch sinh thái phải tuân thủ các nguyên tắc có sự tác động chặtchẽ với các khu tự nhiên và cộng đồng địa phương

- Đảm bảo tính công bằng trong chia sẻ lợi ích du lịch sinh thái với cộngđồng địa phương

- Có sự tuân thủ chặt chẽ các quy định về sức chứa theo mặt vật lý, sinhhọc, tâm lý học

Cơ sở thực lý luận, cơ sở thực tiễn cũng như các nguyên tắc và yêu cầu cơ bản

để phát triển du lịch sinh thái có ảnh hưởng trực tiếp đến việc duy trì và phát triển

du lịch sinh thái Theo các cơ sở này các chủ thể tham gia vào du lịch sinh thái điềuchế được hành vi của mình khi tham qua du lịch sinh thái, cũng như định hướngcho mình một hướng đi một hình thức kinh doang du lịch sinh thái có hiệu quả vàbền vững Trên cơ sở đó các nhà đầu tư kinh doanh vào du lịch sinh xây dựng địnhhướng phát triển du lịch sinh thái phục một cách hợp lý

Tuy nhiên mỗi vùng có mỗi điều kiện khác nhau, có một hình có các phongtục tập quán khác nhau cũng như những khó khăn và thuận lợ riêng Nên du lịchsinh thái không thể dựa trên những cơ sở những nguyên tắc chung, những lý luậnchung để xây dựng, phát triển du lịch sinh thái Cũng như Khu kinh tế cửa khẩuCầu Treo có một hệ thống du lịch sinh thái không giống với các vùng du lịch sinhthái khác với mọi vùng, điều kiện sinh thái nhân văn cũng khác Vì vậy các nhà quyhoạch đầu tư cần hiểu sau về điều kiện tự nhiên cũng như dân sinh kinh tế để pháttriển du lịch sinh thái một cách bền vững

Trang 14

3 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu sinh thái cảnh quan để phát triễn du lịch sinh thái trên địa bàn khukinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, bao gồm địa bàn thị trấn Tây Sơn, xã Sơn Tây,

xã Sơn Kim I và xã Sơn Kim II thuộc huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh Ngoài racòn nghiên cứu các vấn đề liên đến phát triển du lịch sinh thái trên khu kinh tế, trênđịa bàn tỉnh Hà Tĩnh

3.2.1 Phạm vi thời gian

Đề tài nghiên cứu sinh thái cảnh quan quan phục vụ cho phát triển du lịch sinhthái và bảo vệ môi trường trên địa bàn khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo Thờigian thực hiện từ ngày 4 tháng 1 năm 2009 đến ngày 10 tháng 6 năm 2009

- Điều kiện tự nhiên của khu kinh tế ảnh hưởng tới sự phát triển du lịch sinhthái trên địa bàn

- Tình hình kinh tế xã hội, dân sinh và tác động của nó tới sự phát triển du lịchsinh thái của khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo

- Tìm hiểu tình hình du lịch sinh thái của Hà Tĩnh

- Các điểm du lịch đáng chú ý tại Hà Tĩnh

- Các tuor du lịch từ du lịch khu kinh tế cửa khẩu quốc tế cầu treo đến cácđiểm du lịch khác

Trang 15

- Tiềm năng du lịch của khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo

- Các chính sách ưu đãi có ảnh hưởng đến kinh doanh phát triển du lịch sinhthái trên địa bàn

- Nguồn lợi mà người dân được khi phát triển du lịch sinh thái

- Tình hình bảo vệ tài nguyên sinh thái tại khu kinh tế cửa khẩu quốc tế cửakhẩu cầu treo

- Kiến nghị và đề xuất phương pháp bảo vệ tài nguyên rừng nói riêng và tàinguyên sinh thái nói chung trên địa bàn khu kinh tế

3.4.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu

Các tài liệu, số liệu cần điều tra, thu thập trong đề tài là:

- Các tài liệu, số về điều kiện tự nhiên khu kinh tế

- Các tài liệu, số liệu về điều kiện kinh tế xã hội của địa bàn

- Các loại bản đồ về sử dụng đất, các điểm du lịch sinh thái

- Các số liệu, tài liệu về tiềm năng phát triển du lịch sinh thái của tỉnh Hà Tĩnhnói chung và của khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo nói riêng

- Các tài liệu số liệu về nhu cầu phát triển du lịch sinh thái của người dân địa bàn

- Các văn bản pháp luật liên quan đến phát triển du lịch sinh thái cũng như cácvăn bản về bảo vệ môi trường

3.4.2 Phương pháp phỏng vấn trực tiếp, gián tiếp

Trong quá trình thu thập số liệu, tài liệu thì phương pháp này được áp dụngchủ yếu nhằm bổ sung cho các thông tin có liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế

xã hội, các thông tin liên quan đến tiềm năng, nhu cầu phát triển du lịch sinh tháicũng như các thông tin liên quán đến bảo vệ môi trường Những thông tin nàykhông theo bảng biểu hay phiếu điều tra mà tuỳ thuộc vào từng chuyên đề, đốitượng, điều kiện, thông tin cụ thể nhằm chỉnh lý bổ sung cho số liệu, tài liệu, thôngtin thu thập được thông qua điều tra, thu thập số liệu, tài liệu

Trang 16

3.4.3 Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu số liệu

Trên cơ sở những thông tin, tài liệu, số liệu thu thập được để tiến hành tổnghợp phân tích, lựa chọn thông tin phù hợp với nội dung đề tài

Thông tin được tổnh hợp theo hướng sau:

- Phân loại tài liệu, số liệu theo nội dung cụ thể của thông tin

- Chọn lọc thông tin qua các thời kỳ

- Sắp xếp, lựa chọn thông theo từng chuyên đề cụ thể

- Sử dụng các phần mềm xử lý hệ thống thông tin địa lý Acrview và Mapinfor

Trang 17

4 PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1.1 Điều kiện tự nhiên

Ranh giới của khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo được xác định bởi:

- Phía Bắc giáp xã Sơn Hồng, xã Sơn Lĩnh, huyên Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh

- Phía Nam giáp huyện Vũ Quuang, tỉnh Hà Tĩnh

- Phía Đông giáp xã Sơn Diệm, xã Sơn Hàm, huyện Hương Sơn, Tỉnh HàTĩnh

- Phía Tây giáp Nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào

Như vậy vị trí địa lý của Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo nằm ở phíaTây Bắc tỉnh Hà Tĩnh, thuộc vùng núi Bắc Trường Sơn Là một địa bàn có biên giớichung với nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Trang 18

Bản đồ 1 Bản đồ vị trí địa lý khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo – Hà

Tĩnh

Trang 19

4.1.1.2 Điạ hình thổ nhưỡng

Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo là một địa bàn nằm ở đầu nguồn sôngNgàn Phố thuộc vùng núi thấp và trung bình, độ cao trung bình 500m, có nhiềuđỉnh núi cao trên 1000m thuộc dãy núi Trường Sơn Địa hình lòng chảo thấp dần từhướng Tây Bắc xuống Đông Nam, địa hình được phân thành nhiều vùng rõ rệt.Nhìn chung địa hình rất phức tạp, chia cắt mạnh, hệ thống sông suối lớn lại dốc dovậy ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông lâm nghiệp và giao thông đi lại lhó khăn

- Đất ven sông suối loại đất này tầng đất dày nhiều đá lẫn ở độ cao 50-100m, độdốc dưới 10o thích hợp với cho sản xuất nông nghiệp, cây công nghiệp và cây ănquả

- Đất Feralit đỏ vàng chiếm khoảng 50% diện tích, tầng đất dày nhiều mùn, độ

ẩm cao, cây rừng sinh trưởng và phát triển tốt, rừng giàu trữ lượng

- Đất Feralit nâu vàng phân bố ở độ cao trên 700 m tầng đất mỏng, nhiều đánổi, tầng mùn thô, tầng thảm khô dày

Tóm lại địa hình của chủ yếu là địa hình cao, nhiều đối núi, thổ những chủ yếu

là đát Feralit là chủ yếu Với địa hình, thổ nhưỡng này thì chủ yếu phù hợp với sảnxuất lâm nghiệp và trồng cây ăn quả lâu năm Vì vậy đây là một vấn đề mà các cơquan, chính quyền và các nhà đầu tư lâm nghiệp cần chú trọng

Trang 20

- Nhiệt độ cao nhất nằm trong nằm từ tháng 5 đến tháng 9 trong năm.

Lượng mưa:

- Lượng mưa bình quân năm 1650 mm

- Lượng mưa ngày lớn nhất 320 mm

- Số ngày mưa trong năm 152 ngày

- Mưa tập trung vào tháng 6 đến tháng 10 trong năm

Khu vực có 3 loại gió chính đó là:

- Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời tiết lạnh, có mưaphùn

- Gió mùa Tây Nam (gió Lào) từ tháng 6 đến tháng 8, đây là loại gió nóngxuất hiện trong mùa hè làm làm bốc hơi nước nhanh, khí hậu khô, do vậy làm ảnhhưởng đến sản xuất nông lâm nghiệp và sức khoẻ con người

- Gió mùa Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 10 trong năm Loại gió này thổi từbiển vào mang theo mưa lớn, vì vậy thường gây lũ lụt

Ngoài ra khu vực còn chịu ảnh hưởng của gió bão xuất hiện vào tháng 8 đếntháng 10 trong năm

Trang 21

Nhìn chung khí hậu ở đây khá khắc nhiệt bởi sự có mặt của gió phơn TâyNam, là loại gió có ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân trên địa bàn.Mặt khác vào mua hè trời lại rất nóng với nhiệt độ cao, mùa đông trời lạnh, nhiệt độxuống thấp vì vậy nó ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của người dân

km, sông Giao Bùn thuộc Sơn Kim II có chiều dài 5 km, sông Tre thuộc Sơn Kim II

và một phần hạ nguồn thuộc Sơn Tây có chiều dài 16 km

Ngoài ra còn một hệ thống suối khá dày đặc, có khoảng trên 25 con suối lơnnhỏ

- Suối Rào Qua có chiều dài 15km, chảy từ Ngã Đôi đến sông Ngàn Phố, với2/3 hạ lưu có nước lớn vì vậy có khả năng vận chuyển bằng giao thông đường thuỷ

- Suối Rào Mắc chiều dài khoảng 17 km quanh năm có nước

- Suối Rào Àn chiều dài 10 km, quanh năm có nước, khoảng 2/3 hạ lưu có thểvận chuyển và giao thông đường thuỷ

- Suối nước Sốt chiều dài 10 km, quanh năm có nước nhưng có nhiều đá lớn,lởm chởm nên không thể vận chuyển bằng đường thuỷ

- Suối Giao An chiều dài 12 km thường chỉ có nước vào các tháng có nhiềumưa, vào mùa hè thường ít nước

- Suối Khe Tre chiều dài 14 km thường xuyên có nước, tuy nhiên quanh conhiêu gấp khúc

Ngoài ra còn nhiều suối khác như Giao Bún, Khú Mắc, Xì Lồi, suối NànNằng, suối Đá Liếp, suối Nước Lạnh, suối Bò Rạt, suối Con Khỉ, suối Trưng, hồCây Du… và nhiều suối và khe đá khác

Tóm lại khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo là một địa bàn có hệ thốngthủy hệ khá dày đặc Tuy nhiên chỉ có một con sông có lưu lượng nước khá lớn đó

là sông ngàn phố, còn hầu hết là các suối có lưu lượng nước không đều Với sự xuấthiện của một phơn Tây Nam, và lượng mưa trong năm không đồng đều nên tạo nên

hệ thống sông suối có có lưu lượng nước không đều Vào mùa mưa do địa hình dốc,

Trang 22

lượng nước trên các sông suối là rất lớn, lại chảy xiết Tuy nhiên vào mùa hè do cógió phơn Tây Nam nên lượng nước bốc hơi rất lớn nhiều suối không có nước Vàomùa này một số người dân thiếu nước để sinh hoạt, đặc biệt là khu vực vùng núi

cao, không gần hệ thống sông suối

Bản đồ 2 Bản đồ hệ thống sông suôi khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo –

Hà Tĩnh

Trang 23

4.1.2 Tình hình kinh tế xã hội

4.1.2.1 Tình hình đất đai

Theo thống kê của phòng tài nguyên và môi trường thuộc Ban quản lý khukinh tế quốc tế Cầu Treo thì tổng diện tích tự nhiên của khu kinh tê quốc tế CầuTreo là 56641,68 ha Và đã thống kê ra các hạnh mục sử dụng đất theo bảng 1 tuynhiên số liệu này còn nhiều biến động Do khu kinh tế cửa khửa khẩu quốc tế CầuTreo là một khu kinh tế mới, hiện tại đang có nhiều công công trình đang xây dựng,nhiều công ty mới thành lập và tình dân cư vẫn chưa ổn định vì vậy tình hình sửdụng đất còn nhiều biên động Đặc biệt là đất Lâm nghiệp hiện nay còn chuyển đổimạnh do sự chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, đất đồi núi trọc sang trồng rừng,một số rừng tự nhiên được quy hoạch vảo bảo tồn và du lịch sinh thái

Qua số liệu điều tra tại bảng 1 tổng diện tích đất nông nghiệp 53114,83 hachiếm 93,77 % Đây là một con số cực lớn, tuy nhiên diện tích đất sản xuất nôngnghiệp khá nhỏ, đất sản xuất nông nghiệp 1974,64 ha chỉ chiếm 3,488 % mà chủyêu là đất sản xuất lâm nghiệp 5 1140,19 ha chiếm 90,283 %

Như vậy trên địa bàn chủ yếu là sản xuất lâm nghiệp, rừng chủ yếu là rừngphòng hộ và rừng sản xuất, rừng đặc dụng chỉ có một phần nhưng thuộc quản lý củakhu bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang Sản xuất lúa nước tập trung vào các phần đấtven sông suối chiếm một tỷ lệ rất ít Ngoài ra sản xuất nông nghiệp còn tập vàotrồng cây lâu năm, trong khi đó nông nghiệp sản xuất lúa nước và rau màu rất ít,một số diên tích chỉ trồng được một mùa Đây là một yếu tố làm ảnh hưởng rất lớnđiều kiện sống của người dân, nhiều hộ không có đất làm nông nghiệp, đặc biệt lànhững cư dân ở sống trên sông ngàn phố mới định cư sau này Bảng 1 thể hiện cơcấu sử đất và tình hình sử đất của khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo

Trang 24

Bảng 1 Tình hình sử đất của khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo – Hà Tĩnh

năm 2008

(ha)

Cơ cấu (%)

Trang 25

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 927,22 1.636

(Nguồn: Ban quan lý khu kinh tế cửa khẩu cầu treo)

4.1.2.2 Tình hình dân số và lao động

Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo gồm 3 xã và một thị trấn Đây là địabàn thuộc miền núi, người dân sống không tập trung và một số bộ phận dân cư làdân di cư miền xuôi lên lập nghiệp, một số thanh niên đến tuổi lao động không cónghề nghiệp ổn định nên cũng đi vào miền Nam làm ăn Vì vậy công tác điều tra sốliệu còn gặp khó khăn và phức tạp Theo số điều tra dân số của các xã và thị trấntrong năm 2008 là:

Bảng 2 Dân số và lao động trên địa bàn khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo – Hà Tĩnh năm 2008

STT Tri trấn/xã Tổng

số hộ Số khẩu Số Nam Số Nữ

Số lao động

1 Trị trấn Tây Sơn 1078 4123 2086 2037 2132

Tổng Khu kinh tế cửa

(Nguồn: Các ủy ban nhân dân xã thuộc khu kinh tế)

Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo cơ cấu địa giới hành chính phân bốthành 4 địa bàn gồm 3 xã và một thị trấn Dân cư chủ yếu tập trung hai bên đườngquốc lộ 8A và một số đường chính trong khu vực Trên địa bàn có tổng số hộ 5241gồm 20949 nhân khẩu Ngoài ra ở khu kinh tế còn một số du khách hoặc công nhân

cư trú tạm thời ở đây đê làm việc và du lịch

Trên địa bàn khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo có tổng số lao động là

9654 chiếm 46,08% trên tổng dân số Tập trung chủ yếu trong ngành nông lâmnghiệp chiếm 31,03 % Còn lại là hoạt động kinh doanh, du lịch vận tải và nghề phụ

Trang 26

khác Lực lượng lao động đông nhưng tay nghề không cao, vì vậy trong những nămqua tình trạng thất nghiệp ở trên địa bàn diễn ra nhiều Tình trạng người dân vàomiền Nam làm ăn rất nhiều, đặc biệt là tầng lớp lao động thanh niên Theo thống kê

từ năm 2002 đến nay tình trạng thiếu việc làm diễn ra nhiều do một số nguyênnhân do: Đất nông nghiệp bị thu hep do phát triển giao thông, xây dựng và do lũquét làm xói lỡ, bồi lấp, một số hộ gia đình làm nghề đánh cá ở sông Ngàn Phốhiện cũng phải bỏ nghề do trận lũ quét năm 2002 đã bồi đắp sông cạn hẳn đi Laođộng được tuyển sang các nghành khác là rất ít Thời gian lao động nông nghiệp chỉchiếm 5tháng/năm, còn lại là không có việc làm hoặc là làm nghề phụ Trên địa bàn

3 xã thì thu nhập chủ yếu dựa vào nông nghiệp, trong đó nghề rừng là yếu, còn trênđịa bàn thị trấn thì thu nhập dựa vào sản xuất kinh doanh Thu nhập trung bình củangười dân trên địa bàn khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo được thể hiện quabảng 3

Bảng 3 Thu nhập chung khu kinh tế cửa khẩu trong năm 2008

STT Tên xã/thị trấn Thu nhập(VN đồng/năm)

Trung bình Khu KTCKQT Cầu Treo 7.072.500

(Nguồn: Các ủy ban nhân dân xã thuộc khu kinh tế)

Nhìn chung thì khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo có lực lượng lao động

là khá lớn chiếm gần 50% dân số Đây là một lực lượng lao động lớn, phù hợp vớinghề nghiệp sản xuất lâm nghiệp và nông nghiệp Tuy nhiên cũng dễ gây ra hiệntượng thiếu việc làm do đặc trưng của lâm nghiệp và nông nghiệp là sản xuất theothời vụ Mặt khác ở đây số nữ cũng khá lớn, tương đương với số nam nên việc làmcòn nhiều nữ không có việc làm, do sản xuất lâm nghiệp không phù hợp cần nhiềusức khỏe

Trong khi đó thu nhập của thị trấn Tây Sơn là khá cao do hoạt động kinhdoanh và dịch vụ là phần lơn còn ở các xã thì do hoạt động chủ yếu là nông nghiệpnên có thu nhập không cao Tuy nhiên nhiên sự thu nhập này có sự chênh lệch khá

Trang 27

lớn, có một số bộ phận có thu nhập rất cao, trong khí đó cũng có một số bộ phậnđang thuộc hộ nghèo và khó khăn Vì vậy trong công tác phát triển xã hội các chínhquyền và các cơ quan chức năng cần có các chính sách phù hợp, hỗ trợ cho ngườidân vùng núi, đặc biệt là các hộ đang gặp nhiều khó khăn.

4.1.2.3 Thực trạng cơ sở hạ tầng

Khu kinh tế cửa khẩu cầu treo là một địa bàn vùng núi khó khăn tuy nhiênnhững năm gần đây do có sự quan tâm của Tỉnh và chính phủ nên cơ sở hạ tầngđược xây dựng đáng kể Do có định hướng phát triển thành khu kinh tế trọng điểm

vì vậy khu kinh tế đã được đầu tư rất lớn về mặt cơ sở hạ tầng Trong đó trọng điểm

là đầu tư về giao thông đi lại, đầu tư xây dựng các xây dựng các công ty, đầu tư cơ

sở hạ tầng về giáo dục, y tế cũng được nâng cao

Về mặt giao thông, quốc lộ 8A chạy xuyên qua địa bàn khu kinh tế 80 km, đây

là đường nối với đường quốc lộ Hồ Chí Minh và quốc lộ 1A Đồng thời quốc lộ này

đi chạy qua nước bạn Lào Đây là yếu tố quan trọng trong việc phát triển dân sinh,kinh tế xã hội và nâng cao nhận thừc của người dân trên địa bàn khu kinh tế quốc tếcửa khẩu cầu treo Đây là con đường tạo mọi điều kiện cho người ở đây giao lưubuôn bán với miền xuôi và nước bạn lào

Đặc biệt khu kinh tế quốc tế được Nhà nước đầu tư xây dựng hệ thông gioathông rất thuận tiện để phát triển kinh tế Hiện nay trên địa bàn khu kinh tế có hơn

1600 km đường nhựa và trên 82 km đường bêtông hóa Và đang xây dựng một sốtuyến đường nhựa quan trọng để phát triển kinh tế như: Đường từ quốc lộ 8A lênthủy điện Hương Sơn, ước tính có chiều dài trên 30 km Công tác xây dựng, chămsóc và tu dưỡng đường bộ ở đât được tổ chức chặt chẽ, đảm bảo giao thông thuậnlợi Đặc biệt đã xây dựng được nhiều cây cầu quan trọng bắc qua sông ngàn phố, vàcác khe suối rất thuận tiện cho người dân đi lại Một số đất cũng được người dânlàm với chiều dài khá lớn, để đáp ứng công việc sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn.Tuy nhiên về giao thông đường thủy vẫn chưa được chú trọng Do địa hìnhsông suối ở đây rất phức tạp, các khe suối có nhiều đá lớn Nên người dân ở đây ít

sử dụng các phương tiện đi lại bừng đường thủy

Do đây là một khu kinh tế gần cửa khẩu nên có rất nhiều phương tiện đi lại,một số lượng lớn xe máy và ôtô lưu thông Vì vậy giao thông là một vấn đề đangbất cập ở trên địa bàn

Trang 28

- Y tế

Trên địa bàn khu kinh tế cửa khẩu cầu treo có 4 trạm xá chia đều trên 3 xã và trịtrấn, 1 bệnh viện nằm ở trung tâm thị trấn Tây Sơn Ngoài còn nhiều hiệu thuốc tưnhân Y tế ở đây đã đảm bảo công tác chữa bệnh thông thường và công tác phòngdịch cho cả cộng đồng Về căn bản các căn bệnh xã hội như sốt rét, biếu cổ…đã đượcthanh toán Hàng năm công tác tiêm phòng, tiêm chủng và uống các loại vacxin đãđược cơ quan y tế các cấp đặc biệt quan tâm Cơ sở vật chất trong các trạm xá vàbệnh viện ngày càng được nâng cấp, hiện tại trong mỗi trạm xá có 10 giường bệnh,

có 5 y sĩ và 1 y tá Tại bệnh viện trung tâm trị trấn Tây Sơn có 83 giường bệnh, có 7bác sỹ, 18 y tá và 15 y sĩ Hàng năm đã làm tốt nhiều công tác điều trị bệnh tại chỗ.Ngoài ra hàng năm bệnh viện tỉnh và bệnh viện huyện hương sơn còn trợ giúp trongcông tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng Trong những năm gần đây huyện còn tổ chứcnhiều công tác, khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo

Tuy nhiên với địa hình phức tạp, dân số phân tán, cơ sở vật chất bệnh việnchưa hiện đại Vì vậy cơ quan y tế cần có kế hoạch nâng cao cơ sở vật chất và đàotạo y tế thôn bản nhằm làm tốt công tác phòng bệnh

- Giáo dục

Toàn khu kinh tế có 3 trường mần non lớn với 294 cháu và có 28 lớp mần non

ở các thôn pục vụ cho trên 327 cháu, với giáo viên 52 mần non được phân bố đều.Đảm bảo cho việc phục vụ giáo dục cho mần non

Khu kinh tế co tất cả 9 trường tiểu học với 146 phòng học phục vụ cho 2013học sinh gồm 8 thư viện cơ sở vật chất cho việc dạy và học của nhà trường Một sốtrường đã đạt tiêu chuẩn quốc gia

Trang 29

Trên địa bàn có 4 trường trung học cơ sở gồm 56 phòng học, phục vụ cho

2450 học sinh

Tuy nhiên trên địa bàn chỉ có trường trung học phổ thông hệ bán công, chưa

có hệ chính quy nên ảnh hưởng rất lớn việc học hành của các học sinh sau khi họcxong chương trình trung học cơ sở Nhiều học sinh học xong trung học cơ sở thì

bỏ học, không tiếp tục theo học, do đi học trung học phổ thông quá xa, hoặckhông có điều kiện học

Nhìn chung các ngôi trường mần non, tiểu học, trung học đều được ngói hóa,khang trang sạch sẽ, đội ngũ giáo viên trẻ, năng nổ, nhiệt tình, phần lớn là người địaphương nên họ rất yên trong công việc Hầu người dân ở đây đã được phổ cập giáodục, số người mù chữ hầu như không còn, trình độ học vấn được nâng cao, đay làyếu tố quan trọng cho việc phát triển xã hội và kinh tế nhân dân Nhưng các cơquan chức năng trên địa bàn cần quan tâm hơn nữa trong việc hướng nghiệp và họcnghề của thế hệ trẻ Đặc biệt là tiến hành xây dựng trường trung học phổ thông trênđịa bàn khu kinh tế để đảm học tập nhiều hơn

Tóm lại khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo là một địa bàn miền núi, địahình dốc, giao thông đi lại khó khăn, là vùng mà hầu hết các xã thuộc chế độ 135nên cơ sở vật chung còn yếu kém Tuy nhiên những năm gần đây do sự đầu tư củatỉnh và nhà nước nên cơ sở vật chất ngày càng được nâng cao Tuy nhiên cơ sợ hạtầng vẫn còn nhiều vùng núi sau xa chưa được đầu, cơ sở còn yếu kém Cơ sở vậthiện đại chỉ tập trung tại thị trấn Tây Sơn Trong y tế hay giáo dục còn nhiều bấtcấp nhất là các thôn thuộc vùng sâu xa thuộc xã Sơn Kim I và Sơn Kim II, đang còntình trạng phải đi xa để chữa bệnh, hoặc phải ở nội trú để học bài

4.1.2.4 Tình hình sản xuất kinh doanh

Tình hình sản xuất kinh doanh của khu kinh tế có nhiều đặc điểm khác biệt sovới nhiều địa phương khác Một mặt là do địa hình hầu hết là vùng núi trong đó diệntích đất lâm nghiệp chiếm trên 90% nên là một địa bàn chủ yếu là ản xuất lâmnghiệp Mặt khác do đây là một khu kinh tế cửa khẩu còn được nhiều ưu đãi vì vậynhiều nhà đầu tư, các tổ chức đầu tư xây dựng các công ty đầu tư vào nhiều lĩnh vực

Do được nhà nước đặc biệt quan tâm, khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treođược hưởng nhiều ưu đãi Vì vậy trong những năm gần đây kinh doanh và dịch vụrất phát triển Đặc biệt là công nghiệp và buôn bán là hai ngành phát triển mạnh

Trang 30

nhất Hiện tại khu kinh tế cửa khẩu có 29 công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã Baogồm lắp ráp sản xuất, kinh doanh, chế biến: nông lâm sản, xăng dầu,vật liệu xâydựng, vàng bạc, nhà nghỉ, nước khoáng, thủy điện và lắp ráp xe điện…Những công

ty này đã giải quyết cho một lượng người dân có công ăn việc làm ở khu kinh tế,tạo điều kiện cho người dân có thu nhập ổn định hơn

Hiện nay đang có nhiều công ty ngày càng mở rộng quy mô sản xuất, và conhiều công ty đang đăng ký kinh doanh và sản xuất

Bên cạnh đó có 2 trạm kiểm soát Biên phòng cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo, 1 trạmkiểm dịch động vật, 1 trạm kiểm dịch thực vật và một trạm kiểm dịch y tê Cầu Treo

- Nông nghiệp

Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp trong toàn khu kinh tế là 1974,64 ha.Tổng sản lượng lương thực hàng năm quy ra thóc 2680 tấn, nhìn chung vẫn còn tìnhtrạng thiếu lương thực xẩy ra, tuy nhiên đây là số ít

- Sản xuất cây công nghiệp và cây lâu năm

Với ưu thế về đất đai do vậy sản xuất cây công nghiệp ở đây khá phát triển,sản phẩm chủ yếu là Chè và một số cây ăn quả như Cam, Chanh…vv Tuy nhiênsản xuất này không giải quyết được lao động lớn và lợi nhuận không cao Vì vậykhông được áp dụng nhiều trong khu kinh tế, vẫn chưa xây dựng được mô hìnhtrạng trại có hiệu quả

- Chăn nuôi

Chăn nuôi trên địa bàn khu kinh tế khá phát triển mạnh mẽ, bình quân mỗi hộ

có 1- 2 con trâu, bò Tập quán chăn nuôi vẫn là chăn thả Ngoài ra các hộ rất chútrọng đến việc phát triển chăn nuôi lợn và Hươu và các loại gia cầm khác Theođiều tra thi trên địa bàn khu kinh tế có 1673 con bò, 1421 con trâu, 2033 và hươu.Đặc biệt hiện nay có một số hộ có mô hình nuôi lớn, có đàn lợn lên tới 40 con,chuồng trại rất đảm bảo

- Lâm nghiệp

Phần lớn diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn khu kinh tế là đất có rừng tuynhiên thuộc quyền quản lý của công ty lâm nghiệp dịch vụ Hương Sơn và công ty

Trang 31

hợp tác kinh tế quân khu 4 Đất rừng thuộc sự quản lý của các xã và thị trấn là rất ít,rừng này thường là rừng IIIA1, IIIA2, IIIA3 và rừng trồng.

Do đặc điểm địa hình nên trong những năm gần đây nhân dân đặc biệt quantâm đến việc phát triển kinh tế vườn đồi, vườn rừng như cải cách rừng tạp để trồngcây ăn quả, các loại cây có giá trị kinh tế cao

Mặt mạnh trong sản xuất lâm nghiệp ở đây là người dân và các công ty lâmnghiệp đã tiến hành trồng Keo và một số cây bản địa khác Hiện nay diện tích đấttrồng 1652 ha, và đang được phát triển trên đất trống và các loại rừng không có khảnăng phục hồi Công tác trồng rừng ở đây đã được tài trợ bởi tổ chức ODA, hiệnnay người ta đang phát những rưng tre nứa và rừng nghèo kiệt để trồng keo Tuynhiên diện tích trồng chủ yếu là của công ty Lâm nghiệp dịch vụ và một số chủrừng lớn, người dân sử dụng một diện tích rất nhỏ

Công tác bảo vệ rừng: trong những năm gần đây công tác bảo vệ rừng được sựquan tâm của nhiều cơ quan nhà nước, đặc biệt là hạt kiểm lâm Hương Sơn, công tylâm nghiệp dịch vụ hương sơn, lâm trường Hương Sơn, và các ủy ban nhân dân xã.Tuy nhiên công tác bảo vệ rừng con gặp nhiều khó khăn, nhiều kiểm lâm chưa làmtròn trách nhiệm, lâm tặc vẫn còn nhiều thủ đoạn để khai thác rừng Ngoài ra một

số quy hoạch xây dựng còn ảnh hưởng lớn đến rừng

Công tác phòng chống cháy rưng được quan tâm khá tốt, các cơ quan luôntuyên truyền, nhắc nhỡ người dân trong công tác phòng chống cháy rừng Nhữngnăm gần đây ít thấy có các vụ cháy rừng

4.1.2.5 Công tác an ninh quốc phòng

Do vị trí địa lý khu kinh tế là một địa bàn gần cửa khẩu, nên tình hình an ninhquốc phòng rất phức tạp Hoạt động buôn lậu, các tệ nạn là một vấn đề nan giải củakhu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo Mặt khác đây là đại bàn tập trung nhiềuthành phần dân cư, nhiều thành phần xã hội nên dễ gây nên nhiều hoạt động khônglành mạnh Tuy nhiên các cơ quan an ninh đã có nhiều biện pháp để khắc phục Vìvậy an ninh quốc phòng ở đây vẫn được đảm bảo Công tác kiểm tra, kiểm dịchđược các trạm kiểm soát và biên phòng làm rất chặt chẽ Hiện nay tỉnh Hà Tĩnh đãxây dựng xong trạm kiểm soát Cầu Treo B Công tác an ninh quốc phòng ngày càng

Trang 32

được nâng cao Tuy nhiên anh ninh quốc phòng ở khu kinh tế rất phức tạp cần đượcNhà nước cùng các cơ quan chức năng quan tâm.

* Đánh giá chung về tình hình tự nhiên, kinh tế - xã hội.

- Thuận lợi: khu kinh tế cửa khẩu là một địa bàn có diện tích chủ yếu là núicao Nhiều xã nằm trong chương trình 135 của nhà nước Ngoài ra khu kinh tế cửakhẩu quốc tế còn được Nhà nước đặc biệt quan tâm, Nhà nước có nhiều ưu đãi đựcbiệt để phát triển kinh tế Trong khu vực đã xây dựng được nhiều công ty vì vậy thuhút một lượng công nhân lớn, giải quyết việc làm cho rất nhiều người dân Đã xâydựng được một trung tâm thương mại tại thị trấn Tây Sơn là đầu mối giao lưu buônbán có tầm quan trọng quốc tế

Đường quốc lộ 8A chạy xuyên qua địa bàn, nối liền với lào và quốc lộ Hồ ChíMinh và quốc lộ 1A, đây là điều kiện rất thuận tiện cho sự phát triển kinh tế, giaolưu văn hóa nước bạn và các miền xuôi

Địa bàn chủ yếu là đất rừng, vì vậy là có tiềm năng rất lớn về phát triển sảnxuất lâm nghiệp và trồng cây lâu năm Với nguồn lao động rất dồi dào là một thuậnlợi cho việc phát triển các ngành sản xuất nông lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiêp, đaphương hóa, đa dạng hóa các thành phần sản xuất

Tình giáo dục, y tế đảm bảo tạo điều kiện cho người dân phát triển trí lực vàthể lực Thêm vào đó là có trung tâm nghiên cứu và phát triển (CIRD) đã hộ trợkinh nghiệm và vật chất cho người dân Được nhà nước đầu tư nên người dân yêntâm sản xuất

- Khó khăn: Là một địa bàn gần cửa khẩu thường xuyên xảy ra các tệ nạn vàhoạt động buôn lậu Thành phần dân cư rất phức tập, tập hợp nhiều tầng lớp vì vậy

an ninh quốc phòng cũng rất phức tạp

Điều kiện giao thông đi lại tuy nhiên đã được đầu tư xây dựng khá tốt, song dođịa hình rất phức tạp nên một số bộ phận dân cư ở vùng núi cao đang gặp khó khăntrong việc đi lại và giao lưu buôn bán

Đất canh tác nông nghiệp rất ít vì vậy lương thực thực phẩm phải nhập từ Làoqua hoặc từ miền xuôi lên nên giá cả rất cao Nhiều hộ gai đình còn gặp khó khăn

Trang 33

nên nhiều tháng vẫn còn thiếu ăn Thu nhập bình quân hàng năm còn thấp, sự chênhlệch thu nhập giữa các hộ gia đình còn lớn.

Hàng năm từ tháng 6-7 là giai đoạn nắng nóng, gió Lào hoạt động mạnh, nhiệt

độ có thể lê đến 40 – 41oC gây hạn hán, cây cối bị khô héo và rừng thường bị cháy

4.2.1 Tiềm năng chung

Nằm ở phía bắc miền Trung với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và truyềnthống lịch sử - văn hóa, Hà Tĩnh được đánh giá là một vùng đất có nhiều tiềm năng,thế mạnh để phát triển du lịch, dịch vụ thành một ngành kinh tế mũi nhọn trong quátrình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh nói riêng và của khu vực miền Trung Tàinguyên du lịch tự nhiên kết hợp với du lịch nhân văn, du lịch tâm linh, du lịch lễhội truyền thống lịch sử là một thế mạnh để phát triển ngành du lịch Hà Tĩnh cócác điểm du lịch đặc sắc về sinh thái, lịch sử - văn hoá nổi tiếng, như: Vườn Quốcgia Vũ Quang, Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ với nhiều hệ động, thực vật đa dạng,quý hiếm; các di tích gắn với nghĩa quân Phan Đình Phùng, với Đại thi hào Nguyễn

Du, Nguyễn Công Trứ, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Khu mộ và Nhà Lưuniệm đồng chí Trần Phú, Hà Huy Tập… Các di tích gắn với chiến công vẻ vang củadân tộc trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước như Ngã Ba Đồng Lộc; Nhiều danhlam, thắng cảnh kỳ vĩ khác, như: Chùa Hương Tích, Chân Tiên, Thiên Tượng, Đền

Lê Khôi, Bích Châu, Chợ Củi, thác Vũ Môn…Và một số điểm đến của du lịch sinhthái đặc biệt như Khu bảo tồn thiên nhiên Hồ Kẻ Gỗ, vườn quốc gia Vũ Quang với

hệ thực vật, động vật đa dạng, có nhiều động vật, thực vật quý hiếm Theo thống kê

sơ bộ, Hà Tĩnh có trên 400 di tích, trong đó 67 di tích đã được nhà nước xếp hạng

Di tích Quốc gia Với 137 km bờ biển, ngoài khai thác, nuôi trồng và chế biến hảisản xuất khẩu…, biển ở Hà Tĩnh còn có khả năng phát triển các bãi tắm, nghỉdưỡng cao cấp Hiện nay, đã hình thành và xây dựng khu nghỉ dưỡng Thiên Cầm,Xuân Thành, Đèo Con… cát trắng mịn màng, làn nước trong xanh, môi trườngtrong lành các bãi tắm đã và sẽ thu hút nhiều du khách đến nghỉ dưỡng, tắm biển

Về cảng biển, ngoài cảng Xuân Hải đã khai thác từ nhiều năm nay Từ năm

2001 đã đưa cảng biển nước sâu Vũng Áng vào hoạt động Hiện nay, cảng đang tiếptục được đầu tư để tàu trên 4 vạn tấn vào ăn hàng; Quốc lộ 1A nối cảng và Khucông nghiệp Vũng Áng với cửa khẩu quốc tế Cha-Lo sang Lào và Thái Lan đang

Trang 34

được xây dựng Cùng với đường 8, cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo, đường quốc lộ 1Achạy suốt chiều dài của tỉnh… đây thực sự là những điều kiện thuận lợi để pháttriển ngành du lịch ở Hà Tĩnh với các nước trong khu vực thuộc hành lang kinh tếĐông Tây

Mặt khác Hà Tĩnh có sự tham gia của khách du lịch là khá lớn Khách du lịchđến với hà tĩnh ngày một đông hơn Theo ông Trần Đình Hồng, Phó Giám đốc SởVăn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh thì số khách du lịch tăng nhanh, năm 1992

số khách đến với Hà Tĩnh là 8.974 lượt, nhưng đến năm 2002 lượt khách du lịchđến với hà tĩnh đã tăng lên tới con số 75.840 lượt Đây là một con số đáng mừngcho ngành du lịch tại Hà Tỉnh Cho đến năm 2007 thì Hà Tỉnh đã đón 245.465 lượtkhách, trong khách quốc tế 7.708 lượt Tông doanh thu từ hoạt động này ước tínhlên đến 95.353 triệu đồng Nghành du lịch đã tạo công ăn việc làm cho hơn 2.050lao động trực tiếp và 3.567 lao động gián tiếp Năm 2008 thì lượng khách đến HàTĩnh cũng tăng so với năm 2007, lượng lên tới 330.000 lượt, trong đó du khách đến

từ các nước khác lên đến 11.257 lượt khách Tổng doanh thu lên 120 tỷ đồng Đây là một lợi thế để cho các nhà đầu tư về du lịch Hà Tĩnh phát triển Tuynhiên đây chưa phải là con số lớn Vì vậy ngành du lịch Hà Tĩnh cần phải có nhiềubiện pháp để phục vụ tốt, thu hút khách du lịch đến nhiều hơn nữa Đặc biệt vớimột tiềm năng lớn về thiên nhiên đa dạng thì Hà Tĩnh cần chú trọng phát triển mạnh

mẽ về du lịch sinh thái, khám phá tự nhiên

4.2.2 Một số điểm du lịch nổi bật ở Hà Tĩnh

4.2.2.1 Khu bảo tồn thiên nhiên hồ Kẻ Gỗ

Khu bảo tồn thiên nhiên hồ kẻ gỗ là một trong những điểm du lịch mới đượcquy hoạch Khu bảo tồn thiên nhiên không chỉ có vẻ đẹp thiên nhiên hung vĩ màcòn những giá trị văn hóa gắn liền với lịch sử của dân tộc

Khu bảo tồn thiên nhiên có diện tích tự nhiên 35,159 ha, nằm trên địa bàn của

3 huyện: Cẩm Xuyên, Kỳ Anh và Hương Khê thuộc Hà Tĩnh Đây là một vùngđược bao phủ bởi rừng, với nhiều loài cây cho gỗ quý có giá trị kinh tế cao, có têntrong sách đỏ Việt Nam như: lim xanh, sến mật, vàng tâm, gụ lau, trầm hương, songmật, lát hoa, côm bạch mã, chùm bao Trung bộ, bời lời vàng…Đến nay khu bảo tồnthiên nhiên hồ Kẻ Gỗ đã phát hiện được 364 loài động vật có xương sống thuộc 9

họ Đây cũng là nơi duy nhất trên thế giới phát hiện gà lôi trắng, một trong 3 loài gà

Trang 35

lôi đặc hữu của Việt Nam Là một vùng có diện tích mặt nước lớn, được bao phủbởi rừng xanh nên đây có khí hậu rất dễ chịu Trong mùa hè nếu nhiệt độ ở trungtâm thành phố hà tĩnh là 37-38oC thì nhiệt độ ở đây chỉ ở mắc 31-32oC

Dự kiến trong tương lai Hà Tĩnh đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái ở đâyvới hệ thống giao thông hiện đại ở đây, nối liền với trung tâm thành phố Hà Tĩnh và

du lich biển Thiên Cầm Xây dựng khu vui chơi gải trí tại đây với nhiều loài hìnhnhư: đua thuyền, lướt ván, leo núi, câu cá cùng với các loại hình thể thao như:tennis, cầu lông Xây dựng các vườn thú, vườn sinh cảnh chim muông

4.2.2.2 Vườn Quốc gia Vũ Quang

Vườn quốc gia Vũ Quang thuộc huyện Vũ Quang và một phần nhỏ thuộchuyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh Có độ cao trung binh trên 800 m so với mực nướcbiển thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa với nhiệt độ trung bình năm là 23oC, lượngmưa 2.304,5 mm

Theo kết quả điều tra thì vườn quốc gia Vũ Quang có tới 76% diện tích rừng

tự nhiên với hai kiểu chính: rừng kín thường xanh á nhiệt đới chiếm 20% voái 2loại thực vật ưu thế là Pơmu và Hoàng Đàn, kín thường xanh nhiệt đới có nhiều loạithực vật bậc cao như cẩm lai, lát hoa, lim, dỗi, trầm hương…và nhiều loài cây dượcliệu quý Động vật ở đây rất phong phú và đa dạng, có tới 60 loài thú, 187 loàichim, 38 loài bò sát, 26 loài lưỡng cư, trong đó có nhiều loài động vật quý hiếm.Đặc biệt có hai loài đặc hữu là sao la và mang lớn Tính đa dạng về sinh học ở đây

đã tạo nên một tiềm năng du lịch rất hấp dẫn Du lịch có thể thực hiện nhữngchuyến du lịch mạo hiểm, khám phá những bí ẩn bất ngờ của rừng; hay tham giatour du lịch thể thao đến thác Vũ Môn theo huyền thoại cá chép hóa rồng…

4.2.2.3 Du lịch biển

Hà tĩnh có trên 137 km bờ biển với nhiều bãi biển nổi tiếng như bãi biểnThiên Cầm(Cẩm Xuyên), bãi biển Thạch Hải(Thạch Hà), bãi biển XuânThành(Nghi Xuân), biển Vũng Áng (Kỳ Anh) Đây là các bãi biển thu hút đượcrất nhiều khách du lịch, nhất là vào mùa hè Hiện tại các bãi biển đã được quantâm của tỉnh vể đầu tư các dịch vụ du lịch Xây dựng các khu vui chơi giải trí,khách sạn, sân chơi thể thao.Du khách đến đây, bên cạnh chiêm ngưỡng sự hùng

vĩ của bãi biển thì du khách còn có thể tham gia hoạt động thể thao, nghỉ ngơi và

ăn những đặc sản biển đem lại

Biển Hà Tĩnh được đánh giá là có bờ biển phẳng, có nhiều bãi biển nước lặng

là những địa điểm để du khách tắm Đây là vùng mà có hải sản ngon của đất nước

Trang 36

Vì vậy khi du lịch qua Hà Tĩnh thì các hải sản là một trong những điểm mà thu hútkhách du lịch nhiều nhất Ngoài ra người du khách còn có thể đi ra thăm các đảo Énbằng tàu

4.2.2.4 Du lịch Chùa Hương Tích

Chùa Hương Tích cũng là một điểm du lịch sinh thái khá nổi tiếng của HàTĩnh Chùa Hương Tích tọa lạc trên đỉnh núi Hồng Lĩnh thuộc xã Thiên Lộc, huyệnCan Lộc, tỉnh Hà Tĩnh là một ngôi chùa có từ thế kỷ XIII Đây là một phiên bảnđầy ý nghĩa của chùa Hương, nằm trên núi hồng lĩnh, gắn liền với nhiều truyềnthuyết và lịch sử Du khách đến thăm chùa Hương không những được biết được sựthiêng liêng của chùa Hương mà còn có được du thuyền tìm hiểu về sông Lam vàleo núi tìm hiểu về Núi Hồng huyền thoại Ngoài ra du khách có thể thăm các độngnằm trên núi Hồng Lĩnh như động Tiên Nữ 36 cửa ra vào, am Phun Mây, khe TiênTắm, bàn cờ Tiên…Hàng năm chùa Hương Tích thu hút 210.000 lượt khách đếnthăm Hiện nay tỉnh cùng công ty đầu tư và phát triển du lịch Hồng Lĩnh đã tiếnhành xây dựng hệ thống đường dây cáp dài 900 mét, bao gồm 25 cabin loại tám chỗnhập từ Thụy Sỹ Công trình sẽ đưa vào sử dụng giữa năm 2010 phục vụ du khách

đi lễ và tham quan Chùa Hương Ước Tính tổng vốn đầu tư lên đến 120 tỷ đồng,đây là một công trình đầy ý nghĩa nhằm phát triển du lịch tại đây

Ngoài ra Hà Tĩnh còn nhiều điểm du lịch mà mỗi người khách du lịch đến HàTĩnh thường đến và quan tâm như: Ngã ba Đồng Lộc, núi Hồng, Sông Lam, ĐèoNgang, Khe Giao, khu lưu niệm Nguyễn Du, đền Chợ Củi, bãi biển Kỳ Ninh… Đây

là những địa điểm thăm quan mà mỗi du khách đến Hà Tĩnh không thể không đếnthăm

4.3 HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN DU LỊCH SINH THÁI KHU KINH TẾ CỬA KHẨU QUỐC TẾ CẦU TREO – HÀ TĨNH

4.3.1 Hiện trạng rừng và phân bố rừng

Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo là một địa bàn có trên 90% là diện tíchđồi núi Trong đó rừng tự nhiên chiếm khá lớn, hầu hết là rừng ở trạng thái IIIA.Đây là tiềm năng rất lớn trong phát triển du lịch sinh quyển và leo núi

Giới đây là trạng thái rừng của khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo Rừng ởđây có rất nhiều trạng thái Theo điều tra thống kê của tỉnh Hà Tĩnh thì rừng ở đâycòn đa dạng sinh học khá cao, tuy nhiên nhưng năm gần đây rừng bị tác động bởi

Trang 37

con người khá lớn Vì vậy rừng đang có nguy cơ suy giảm Đặc biệt là một số loàicây gỗ lớn trong rừng bị khia thác rất nhiều.

Bản đồ 3 Bản đồ trạng thái rừng khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo – Hà

Tĩnh

BẢN ĐỒ TRẠNG THÁI RỪNG KHU KINH TẾ CỬA KHẨU QUỐC TẾ CẦU TREO – HÀ TĨNH

Ngày đăng: 14/01/2016, 18:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w