tuổi TB Trình độ học vấn Trình độ ngoại ngữ Tổng số Nam Nữ ĐH, CĐ TC Sơ cấp A B C Kinh doanh & Marketing 19 3 16 29 19 0 0 0 0 5 Kế toán 28 12 16 30.5 26 2 0 0 3 21 Nhân sự 6 1 5 41.2 5 1 0 0 0 5 Buồng 55 14 41 27.2 6 25 24 13 17 25 Giặt là 20 8 12 31.9 3 8 9 10 6 4 Phó chủ tịch tổng giám đốc Tổng giám đốc công ty Giám đốc tài chính Tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Tổng bếp trưởng GĐ kinh doanh và bán hàng GĐ bộ phận lễ tân GĐ bộ phận buồng GĐ nhân sự Trưởng bộ phận an ninh Giám đốc tài chính khách sạn GĐ bộ phận ăn uống
Nhà hàng và tiệc 96 48 48 26.6 15 66 15 18 30 38 Bếp 90 63 27 33.7 6 45 39 18 60 10 Lễ tân 40 24 16 28.4 30 7 3 0 3 22 Kỹ thuật 30 2 28 36.7 10 8 12 6 18 5 An ninh 27 25 2 35 7 9 11 4 15 6 Tổng 411 127 171 113
2.2.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận Hội đồng quản trị:
Là cơ quan quyền lực cao nhất của khách sạn, gồm các đại biểu do điều lệ khách sạn bên chủ đầu tư Việt Nam và chủ đầu tư bên Thái Lan
Chức năng chính của hội đồng quản trị bao gồm:
+ Thực hiện hợp đồng và phụ lục hợp đồng với các đối tác
+ Thi hành và sửa đổi điều lệ của khách trong khung pháp lý cho phép + Thẩm tra kinh doanh, kế hoạch đầu tư, dự toán, quyết toán
+ Thẩm tra báo cáo của tổng giám đốc
+ Quyết định thành lập các bộ phận quản lý của khách sạn
+ Thảo luận và phê chuẩn phương án khi cần cải tổ khách sạn. Phê chuẩn Hội đồng thanh lý
Các hội nghị của Hội đông quản trị phải có trên 2/3 số ủy viên tham dự, các quyết định phải quá bán số ủy viên tham dự
Chủ tịch hội đồng quản trị là người đại diện pháp lý cao nhất của khách sạn , Hội đồng quản trị lập ra văn phòng đại diện và là cơ quan làm việc, thực hiện các quyền hạn do Hội đồng quản trị giao phó. Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước văn phòng đại diện Hội đồng quản trị
Tổng giám đốc
Chịu sự lãnh đạo của hội đồng quản trị , nghiêm túc chấp hành các phương châm chính sách, luật pháp của nhà nước đặt ra, vạch ra và tổ choc thực
hiện chiến lược kinh doanh và thực hiện chiến lược kinh doanh của khách sạn , không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội của khách sạn. Dưới Tổng giám đốc còn có văn phòng Tổng giám đốc; đây là bộ phận chức năng hành chính, dưới sự lãng đạo và chỉ dẫn của Tổng giám đốc để lập kế hoạch công tác, các quy tắc, quy định để đạt được mục tiêu kinh doanh của khách sạn, giải quyết các công việc hành chính hàng ngày để đảm bảo cho công việc kinh doanh của khách sạn diễn ra bình thường, phối hợp quan hệ và công việc giữa các bộ phận trong khách sạn
Phó tổng giám đốc
Thay mặt ban giám đốc chịu tránh nhiệm về thi đua khen thưởng, đôn đốc kiểm tra chỉ đạo các bộ phân hoàn thành công việc được giao, theo dõi mua sắm thay đổi trang thiết bị , tiêu chuẩn định mức sản phẩm
Bộ phận bếp
Bộ phận bếp là cơ sở để hình thành nên bộ phận bàn, là bộ phận duy nhất trong khách sạn thực hiện chức năng sản xuất vật chất, tạo ra các món ăn cụ thể chức năng của bộ phận bếp nắm vững kế hoạch, thực đơn yêu cầu chế biến của khách về thức ăn, dự trù nguyên liệu để kịp khi phục vụ khách.
Đảm báo chế biến đúng kế hoạch thực hiện, thời gian và chất lượng các món ăn, chất lượng các món ăn có nội hàm rất phong phú cả về kỹ thuật, mỹ thuật, vệ sinh..
Thực hiện tốt độ ghi chép ban đầu và hạch toán từng món ăn, suất ăn, đây là nhiệm vụ đăc trưng của bộ phận bếp do tính cá biệt giữa các món ăn rất lớn
Quản lý và sử dụng tốt cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm kho tàng các phương tiện được phân cấp quản lý cho nhà bếp. Bảo quản tốt nguyên vật liệu để chế biến món ăn
Quản lý và sử dụng tốt đội ngũ lao động của nhà bếp . Bếp trưởng
Có nhiệm vụ
Bộ phận ăn uống:
Chức năng chính của bộ phận này là kinh doanh thức ăn, đồ uống và phục vụ nhu cầu ăn uống tại nhà hàng cho khách. Bộ phận này ở Melia có nhà hàng El Patio đây là nhà hàng phục vụ cả ngày, El Oriental đây là nhà hàng Việt Nam, khu vực sảnh, quầy bánh Deli, phục vụ ăn tại phòng, Latino Bar, do có nhiều nhà hàng , nhiều quầy ăn uống nên hình thức phục vụ khác nhau.
Đây là một trong những bộ phận lớn và cũng là bộ phận quan trọng trong khách sạn, chức năng của bộ phân này là phục vụ khách các món ăn, đồ uống một cách tốt nhất theo đúng mong muốn của khách.
Giám đốc bộ phận ăn uống
Chịu sự lãnh đạo của Tổng giám đốc, nghiêm túc chấp hành các phương châm chính sách luật pháp của Nhà nước, đề ra và tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh và thực hiện kế hoạch kinh doanh ăn uống của khách sạn, không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội cảu khách sạn.
Bộ phận kinh doanh và bán hàng:
Chức năng chính của bộ phận này chiếc cầu nối giữa người tiêu dùng với các nguồn lực bên trong của khách sạn. Bao gồm các chức năng như làm cho sản phẩm luôn luôn thích ứng với thị trường, xác định mức giá bán và điều chỉnh giá cho phù hợp với diễn biến trên thị trường , với kế hoạch kinh doanh của khách sạn, với thời vụ; tổ chức và thực hiện việc đăng ký (bán) trước về buồng ngủ, tổ chức các cuộc gặp gỡ ( hội nghị, hội thảo, các loại tiệc) tổ chức và thực hiện các hoạt động xúc tiến(tuyên truyền, quảng cáo, kích thích người tiêu dùng và kích thích người tiêu thụ). Bộ phận này có vai trò quan trọng trong việc khai thác các nguồn thu mới nhằm tăng doanh thu cho toàn Khách sạn. Mỗi
nhân viên phải thực hiện vai trò bán hàng trong công việc của cá nhân mình. Trong quan hệ điêù hành nội bộ, bộ phận này ít phức tạp hơn.
Sol Meliá có các văn phòng Kinh doanh ở khắp nơi trên thế giới và có hệ thống đặt phòng riêng của mình gọi là “SolRes” . Văn phòng Marketing và Bán hàng cử khu vực Châu á/ TháI bình Dương đặt trụ sở tại Indonesia. Meliá được nối với UTELL và tất cả các hệ thống phân phối lớn trên toàn cầu.
Thẻ MaS là một chương trình giành cho những khách hàng trung thành của Meliá với những đặc quyền đặc lợi giành cho những khách thường xuyên đến khách sạn. Mẫu đơn đăng ký cấp thẻ MaS có ở quầy lễ tân hoặc ở phòng Marketing và bán hàng.
Giám đốc bộ phận kinh doanh và bán hàng:
Chịu sự lãnh đạo của tổng giám đốc, nghiêm túc chấp hành các phương châm chính sách, luật pháp của Nhà nước, đề ra và tổ chức thực hiện việc bán hàng và chiến lược marketing và thực hiện kế hoạch marketing của khách sạn, không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội của khách sạn.
Bộ phận lễ tân
Chức năng của bộ phận này là bán dịch vụ buồng ngủ của khách sạn cho khách, đưa ra các dự báo về buồng của khách sạn trong những giai đoạn nhất định, bộ phận lễ tân phải thực hiện chức năng liên hệ và phối hợp trong khách sạn. Thông qua sự tiếp xúc trực tiếp với khách, bộ phận mày có nhiệm vụ trông tin cho các bộ phận trong khách sạn mọi vấn đề về yêu cầu, đòi hỏi, phản hồi của khách, giúp các bộ phận khác có thể thực hiện việc phục vụ, thỏa mãn nhu cầu của khách một cách tốt nhất.
Giám đốc bộ phận lễ tân
Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về mọi hoạt động của bộ phận lễ tân, hoạch định kế hoạch hoạt động cho bộ phận lễ tân. Điều phối mọi hoạt động của bộ phận lễ tân, đôn đốc kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả hoạt động của các nhân viên trong bộ phận, tham gia tuyển chọn nhân sự cho bộ phận lễ tân. Đào
tạo và bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ lễ tân cho nhân viên. chịu trách nhiệm về việc thực hiện đúng các quy định của khách sạn và các văn bản pháp luật hiện hành
Bộ phận buồng
Công việc chính của bộ phận này là làm vệ sinh bảo dưỡng toàn bộ buồng, phòng hội họp, đảm bảo cung ứng các dịch vụ giặt là, cây trồng trong nhà, vườn ở bên ngoài khu vự xung quanh khách sạn.
+ Tất cả những đồ mất mát hoặc tìm thấy sẽ do bộ phận buồng giữ, trừ trường hợp tiền mặt và các loại thẻ tín dụng sẽ do giám đốc tài chính quản lý. Bất cứ đồ vật nào mất hoặc tìm thấy đều được ghi lại trong sổ riêng biệt của bộ phân Buồng.
+ Các yêu cầu đặc biệt về phòng phải được thông báo cho nhân viên trực của bộ phân Buồng số máy #2
+ Hàng ngày Khách sạn có dịch vụ giặt là. Khách sẽ gọi điện để bộ phận Buồng lên nhận đồ. Đồ mang đi giặt trước 10h sáng sẽ trả lại cho khách ngay trong ngày hôm đó, sau 17h. Đồ mang đi giặt sau 10h sẽ được giửu trả khách vào buổi tối hôm sau. Dịch vụ Giặt là gấp ( 3 tiếng) sẽ phải tính thêm 50% so với dịch vụ giặt bình thường
Giám đốc bộ phận buồng:
Chịu sự lãnh đạo của tổng giám đốc, nghiêm túc chấp hành các phương châm chín sách pháp luật của Nhà nước, đề ra và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh buồng của khách sạn, không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội của khách sạn
Bộ phận nhân sự:
Không trực tiếp phục vụ khách hàng nhưng lại đóng một vai trò cực kỳ quan trọng để khách sạn kinh doanh có hiệu quả
Chịu sự lãnh đạo của Tổng giám đốc lập quy hoạch tổng hợp, tổ chức phối hợp và thực hiện các công tác có liên quan đến chế độ nhân sự ; quan hệ nhân sự, phân phối nhân sự, đào tạo và quản lý hành chính.
+ Giám đốc nhân sự nắm vững phương châm chính sách lao động của Đảng và Nhà nước, tổ chức lập quy hoạch lâu dài và kế hoạch hàng năm về phát triển nguồn nhân lực của khách sạn
+ Căn cứ vào nhu cầu kinh doanh của khách sạn để định biên, cân đối lao động của các bộ phận và quản lý lực lượng lao động của khách sạn.
+ Thu thập và tìm hiểu thông tin về thị trường lao động; giám sát việc tổ chức thực hiện.
Bộ phận tài chính kế toán:
Bộ phận này vừa thực hiện chức năng tham mưu vừa thực hiện chức năng điều hành
Trưởng bộ phận tài chính kế toán:
Chịu sự lãnh đạo của Tổng giám đốc, nghiêm túc chấp hành phương châm chính sách, luật pháp của Nhà nước, vạch ra và tổ chức thực hiện chiến lược tài chính và thực hiện kế hoạch tài chính của khách sạn, không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội của khách sạn.
Bộ phận kế toán được phân công cho từng nhân viên chuẩn bị bảng lương, kế toán thu, kế toán chi, kế toán giá thành, kiểm soát các chi phí của toàn bộ hoạt động khách sạn,thu ngân( thủ quỹ) theo dõi chặt chẽ tất cả các việc thu tiền và tính tiền vào tài khoản của khách. Mỗi ngày nhân viên kiểm toán ca đêm phảI kiểm tra, vào sổ tất cả các hóa đơn chi tiêu và mua hàng của khách ở các bộ phận khác nhau của khách sạn.
Bộ phận an ninh:
Bộ phận an ninh có trách nhiệm bảo vệ khách, nhân viên và tài sản của Khách sạn. Có các nhân viên An ninh ở khu vực trước và sau tòa nhà, ở cửa ra
vào cửa nhân viên và việc tuần tra sẽ được thực hiện 24 tiếng. Nếu phát hiện thấy những người khả nghi, tai nạn hoặc mất mát thì phải báo về phòng An ninh ngay lập tức.
Bộ phận kỹ thuật
Thực hiện chức năng quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn, cung cấp các điều kiện kỹ thuật cần thiết để khách sạn hoạt dộng bình thường và đảm bảo chất lượng dịch vụ của khách sạn. Bộ phận này thực hiện các công việc chính sau đây: lập kế hoạch quản lý vận hành, bảo dưỡng sửa chữa, đổi mới trang thiết bị điện dân dụng, điện tử, cấp thoát nước, cơ khí, các phương tiện và đồ dùng, dụng cụ gia dụng của toàn bộ khách sạ. Để thực hiện chức năng này bộ phận kỹ thuật được chia thành các tổ điện, nước, xây dựng. Công việc của các tổ này phụ thuộc lẫn nhau vì thế cần có sự điều phối chặt chẽ các hoạt dộng giữa các tổ
Giám đốc bộ phận kỹ thuật
Chịu sự lãnh đạo của tổng giám đốc, chịu trách nhiệm quản lý công việc của bộ phận kỹ thuật, tổ chức thực hiện mọi công tác vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng cải tạo, đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn đảm bảo tốt nhất cho việc thực hiện chiến lược kinh doanh và thực hiện kế hoạch kinh doanh của khách sạn, không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội của khách sạn
2.3 Thực trạng công tác chiêu mộ tuyển chọn
Tuyển dụng lao động là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản trị nhân lực chính do vậy mà khách sạn quy định rất chặt chẽ về công tác tuyển dụng.
Trước hết người muốn xin việc vào được giới thiệu từ trung tâm việc làm.. .đều phải điền vào đơn xin việc do phòng nhân sự cấp,qua sàng lọc của
giám đốc nhân sự, qua phỏng vấn và được giám đốc bộ phận chấp nhận, tổng giám đốc phê chuẩn trước khi bố trí công việc.
Người được tuyển cũng phải nộp các loại giấy tờ đầy đủ do phòng nhân sự quy định sau đó họ đều phải qua bác sĩ khám chứng nhận đủ tiêu chuẩn sức khoẻ trước khi bắt đầu làm việc.
Người lao động trong thời gian thử việc được hưởng ít nhất 70% mức lương cơ bản tuỳ theo bậc và tính chất công việc mà họ được thuê mướn. Bên cạnh đó khách sạn còn quy định độ tuổi tuyển chọn và quy định không tuyển dụng những người thân trong gia đình.
Trên cơ sở những quy định trên khách sạn đã tiến hành công tác tuyển dụng.
Nhìn chung cũng như phần lớn các khách sạn, lao động trong biên chế nhà nước là rất ít phần lớn lao động dưới hình thức hợp đồng ngắn hạn và dài hạn. Điều này là phù hợp với cơ chế thị trường hiện nay. Nó nâng cao tinh thần trách nhiệm cũng như khả năng nghiệp vụ của bản thân người lao động. Song nó cũng có những hạn chế nhất định, hình thức hợp đồng này không thể rằng buộc giữ chân những cán bộ nhân viên ưu tú nếu không có chế độ ưu đãi hợp lý.
Phương pháp tuyển dụng mà khách sạn áp dụng hiện nay là tuyển dụng thông qua phỏng vấn trực tiếp. Ngôn ngữ dùng trong quá trình phỏng vấn là tiếngAnh. Đây là phương pháp hiện đại và có hiệu quả cao. Người được phỏng vấn không chỉ có kiến thức chuyên môn về nghiệp vụ mà còn có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh tốt. Tuy nhiên phương pháp tuyển này khá công phu đòi hỏi nhiều thời gian và tốn kém về chi phí, người được phỏng vấn phải trải qua phỏng vấn của giám đốc đào tạo sau đó đến giám đốc bộ phận, phó tổng giám đốc và cuối cùng đính thân tổng giám đốc trực tiếp phỏng vấn.
*Một số hình thức tuyển dụng lao động được áp dụng là khách sạn
-Tuyển dụng lao động học nghề : Sau thời gian học nghề tất cả nhân viên phải trải qua giai đoạn thử việc (quy định tại điều 5 nghị định 198 /cp). Tuy
nhiên khách sạn có thể giảm hoặc miễn thời gian thử việc đối với người thuê