Nhận thức được tầm quan trọng của viêc bảo tồn và gìn giữ tài nguyên thiênnhiên môi trường, từ những kiến thức quý báu đã học tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài : “Khảo sát mô hình du lịch s
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Ngày nay, khi xã hội phát triển, các ngành công nghiệp phát triển với tốc độcao thì ống khói của các nhà máy, các xí nghiệp ngày càng vươn cao trên bầu trời.Dân số không ngừng gia tăng, đô thị hóa và tập trung dân cư, tập trung côngnghiệp thì du lịch trở thành mối quan tâm hàng đầu của mọi người
Giải quyết vấn đề về tinh thần, trong đó có nhu cầu tìm về với thiên nhiênsau một thời gian làm việc trong môi trường ít nhiều bị ô nhiễm Vì vậy, trào lưuDLST đã và đang dấy lên ở nhiều quốc gia dưới góc độ tiếp cận này
Hiện nay, ở Việt Nam việc phát triển DLST còn nhiều khó khăn, bởi nhữnghiểu biết và kinh nghiệm còn hạn hẹp Đa số các mô hình chỉ mới chú trọng đếncác mục tiêu khai thác sở thích về nghỉ ngơi của du khách và các lợi ích mà nhàđầu tư đạt được khi kinh doanh, chứ chưa mang ý nghĩa giáo dục về trách nhiệmbảo tồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường tự nhiên và phát huy những gía trị vănhóa cao đẹp của dân tộc cũng như các lợi ích khác
Nhận thức được tầm quan trọng của viêc bảo tồn và gìn giữ tài nguyên thiênnhiên môi trường, từ những kiến thức quý báu đã học tôi mạnh dạn nghiên cứu đề
tài : “Khảo sát mô hình du lịch sinh thái ở khu DLST Bình Qưới 1 nhằm đề xuất phát triển du lịch bền vững cho khu DLST Lâm Viên – Cần Giờ” góp
phần đưa ngành du lịch hướng tới phát triển bền vững trong tương lai
2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI :
Đánh giá thực trạng và tiềm năng DLST tại khu du lịch Bình Qưới 1 Nghiêncứu xây dựng mô hình DLST phù hợp với địa hình, tài nguyên thiên nhiên và bảnsắc văn hóa đặc trưng cho vùng rừng ngập mặn ven biển Cần Giờ
Đề tài nghiên cứu mang tính thiết thực, khả thi có thể áp dụng trong thực tế.Hoạch định kinh tế trong mô hình của đề tài nghiên cứu, phù hợp với tất cả cácđối tượng Mô hình có những nét đổi mới đặc trưng cho DLST của vùng sinh thái
Trang 2rừng ngập mặn Mô hình DLST được xây dựng không chỉ đem lại thu nhập chongười dân địa phương mà còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng,đồng thời gắn liền với công tác tuyên truyển bảo vệ môi trường sinh thái tạo tiềnđề cho sự phát triển bền vững trong tương lai.
3 NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Đề tài được chia làm 2 phần :
Phần 1 :
- Khảo sát hiện trạng mô hình khu DLST Bình Qưới
1 về địa hình, vị trí địa lí, kinh tế, văn hóa – xã hội và tình hình hoạt
động kinh doanh du lịch
- Đánh giá kết quả áp dụng mô hình của KDL Bình Qưới 1 theo tiêu chí phát triển bền vững.
Phần 2 :
- Đề xuất mô hình DLST bền vững đối với khu DLST Lâm Viên – Cần Giờ chiếu theo mô hình du lịch lại khu DL Bình Qưới 1:
- Đánh giá tiềm năng phát triển DLST bền vững của khu
DLST Lâm Viên – Cần Giờ.
- Xây dựng phương thức quản lý DLST bền vững cho khu
DLST Lâm Viên – Cần Giờ.
- Hoạch định phân khu chức năng của mô hình
- Nhận định về tính khả thi và hiệu quả khi đưa mô hìnhvào hoạt động
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trang 3 Bền vững về tài nguyên
Bền vững về văn hóa
Ngoài ra sự bền vững về tài nguyên môi trường đòi hỏi khai thác sử dụng tàinguyên để đáp ứng cho nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đápứng nhu cầu cho các thế hệ tương lai Điều này được thể hiện qua việc sử dụng tàinguyên một cách hợp lí, đảm bảo đa dạng sinh học và không có những tác độngtiêu cực đối với môi trường
Đối với văn hóa xã hội, sự phát triển bền vững cần đảm bảo đem lại lợi íchlâu dài cho xã hội như tạo công ăn việc làm cho người lao động góp phần nângcao mức sống của người dân và sự ổn định xã hội Đồng thời giữ gìn bản sắc vănhóa dân tộc
Du lịch nói chung và DLST bền vững nói riêng đã và đang phát triển nhanhchóng trên phạm vi toàn thế giới, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế, bảotồn các giá trị văn hóa và có tác động mạnh đến mọi khía cạnh tài nguyên và môitrường
Trong xu thế phát triển như ngày nay, DLST ngày càng được sự quan tâmcủa nhiều người, bởi đó là một loại hình du lịch có trách nhiệm với thiên nhiên vàlà loại hình du lịch duy nhất hỗ trợ đắc lực cho công tác bảo tồn thiên nhiên, giữgìn các giá trị văn hóa bản địa, phát triển cộng đồng góp phần tích cực vào sựphát triển du lịch nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung
4.2 Phương pháp cụ thể
Phương pháp thu thập tài liệu:
Tham khảo tổng hợp các báo cáo về quy hoạch khu du lịch sinh thái và cácdự án cải tạo nâng cấp khu du lịch, tài liệu DLST, du lịch bền vững và cácsách báo tài liệu có liên quan
Phương pháp khảo sát thực địa:
Trang 4Đi thực tế tại khu du lịch Bình Qưới 1 để quan sát, chụp ảnh Trong quá trình
đi tham quan, quan sát KDL Bình Qưới 1, ghi chép lại tất cả những điều thu nhặcđược từ từng chi tiếc nhỏ nhất
Phương pháp mô hình hóa :
Tham khảo các mô hình phát triển du lịch sinh thái bền vững trên thế giới.Kết hợp với việc khảo sát thực trạng Khu DLST nghiên cứu Từ đó tổng hợp đưa
ra một mô hình du lịch phát triển gắng với các mục tiêu bền vững
Phương pháp lập phiếu điều tra, thống kê và phân tích :
Lập phiếu điều tra khảo sát từ du khách đang nghỉ ngơi tại KDL Bình Qưới 1để đánh giá sự hợp lí, hiệu quả và cần thiết của mô hình đang áp dụng tại KhuDLST này Lập tất cả 100 phiếu Tổng phiếu phát ra là 100 phiếu Tổng số phiếuthu lại là 100 phiếu Thống kê phần trăm số phiếu và phân tích cụ thể để đưa rakết luận
1 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Đề tài chỉ nghiên cứu về DLST và một số vấn đề liên quan Để đảm bảo đạtđược trọn vẹn các mục tiêu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu và đưa ra mô hình chỉáp dụng cho Khu DLST Lâm Viên – Cần Giờ, không áp dụng cho khu du lịch sinhthái khác Vì Khu DLST Lâm Viên - Cần Giờ hội tụ đầy đủ các điều kiện cũngnhư có địa hình giống như Khu DLST Bình Qưới 1 để phát triển thành khu DLSTbền vững
Trang 5CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ DLST :
DLST là một khái niệm tương đối mới và đã nhanh chóng thu hút được sựquan tâm của nhiều người hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau Đây là mộtkhái niệm rộng được hiểu theo những cách thức khác nhau từ những góc độ tiếpcận khác nhau Trước đây, DLST chỉ đơn giản là sự kết nối giữa “du lịch” và
“sinh thái” vốn đã quen thuộc từ rất lâu Tuy nhiên, nếu nhìn ở diện rộng thìDLST là loại hình du lịch thiên nhiên và có thể hiểu DLST là:
Loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên để phát huy giá trị tài nguyên
Loại hình du lịch hướng tới giáo dục môi trường, nâng cao nhận thức vềbảo vệ môi trường cho tất cả các đối tượng có liên quan
Trực tiếp mang lại nguồn lợi về kinh tế và cải thiện phúc lợi cho cộngđồng
Luôn coi trọng việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên
Giảm tác hại tối đa của du lịch đến môi trường tự nhiên
Trong công nghiệp du lịch đương đại, cả 5 yếu tố trên đều gắn bó chặt chẽvới nhau, để khẳng định du lịch sinh thái là loại hình du lịch bền vững cùng vớivai trò phát triển cộng đồng và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên
(Nguồn: Lê Huy Bá, Lê Thị Vu Lan – bài giảng DLST– 2003) 1.2 NHỮNG NGUYÊN TẮC CỦA DU LỊCH SINH THÁI
1.2.1 Cơ sở của nguyên tắc du lịch sinh thái
Với mục tiêu đáp ứng nhu cầu của du khách, giảm thiểu các tác đông lên môitrường sinh thái và đem lại phúc lợi về kinh tế, sinh thái và xã hội cho cộng đồng,DLST lấy các cơ sở sau để phát triển:
Tìm hiểu và bảo vệ các giá trị văn hóa
Trang 6 Giáo dục môi trường.
Phải có tổ chức về nghiệp vụ du lịch, hạn chế tới mức thấp nhất tácđộng đối với môi trường
Phải hỗ trợ bảo vệ môi trường
1.2.2 Những nguyên tắc du lịch sinh thái :
Sử dụng tài nguyên một cách bền vững, bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên,văn hóa, xã hội Việc sử dụng bền vững tài nguyên là nền tảng cơ bản nhất củaviệc phát triển du lịch lâu dài
Giảm tiêu thụ quá mức và xả thải, nhằm giảm chi phí khôi phục các suythoái môi trường, đồng thời cũng góp phần nâng cao chất lượng du lịch
Duy trì tính đa dạng: duy trì phát triển tính đa dạng của tự nhiên, xã hộivà văn hóa là rất quan trọng đối với DLST, tạo ra sức bật cho ngành dulịch
Lồng ghép du lịch vào phát triển địa phương, quốc gia
Hỗ trợ nền kinh tế địa phương Du lịch phải hỗ trợ cho hoạt động kinh tếđịa phương, phải tính toán chi phí môi trường vừa để bảo vệ nền kinh tếbản địa cũng như tránh gây hại cho môi trường
Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương Điều này không chỉ đemlại lợi ích cho cộng đồng mà còn tăng cường đáp ứng nhu cầu thị hiếucủa du khách
Đào tạo cán bộ kinh doanh du lịch, nhằm thực thi các sáng kiến và giảipháp DLST nhằm cải thiện chất lượng các sản phẩm du lịch
Sự tư vấn của nhóm quyền lợi và công chúng Tư vấn giữa công nghiệp
du lịch và cộng đồng địa phương, các tổ chức và cơ quan là đảm bảo cho
Trang 7(Nguồn: Lê Huy Bá, Lê Thị Vu Lan – bài giảng DLST– 2003) 1.2.3 Cơ sở của sự phát triển bền vững trong DLST:
Giảm đến mức thấp nhất việc khánh kiệt tài nguyên môi trường: đất, nướcngọt, các thủy lực, khoáng sản … đảm bảo sự dụng lâu dài các dạng tài nguyênkhông tái tạo được bằng cách tái chế, tránh lãng phí, sử dụng ít hơn hoặc thay thế
chúng Như vậy, cần phải sử dụng tài nguyên theo nguyên tắc “nhu cầu sử dụng không vượt quá khả năng tái tạo tài nguyên đó”.
Bảo tồn tính đa dạng sinh học, tính di truyền của các loại động thực vậtnuôi trồng cũng như hoang dã Đảm bảo việc sử dụng lâu bền bằng cáchquản lí phương thức và mức độ sử dụng, làm cho các tài nguyên đó vẫncòn có khả năng phục hồi
Duy trì các hệ sinh thái thiết yếu, đảm bảo cho cuộc sống cộng đồng vànên nhớ rằng sức chịu đựng của các hệ sinh thái trên trái đất điều cógiới hạn
Nếu có điều kiện thì nên duy trì các hệ sinh thái tự nhiên Hoạt độngtrong khả năng chịu đựng của trái đất Phục hồi lại môi trường đã bị suythoái
(Nguồn: Lê Huy Bá, Lê Thị Vu Lan – bài giảng DLST– 2003) 1.3 CÁC HÌNH THỨC DLST BỀN VỮNG HIỆN NAY
1.3.1 DLST trong vườn quốc gia, khu bảo tồn
Đó là hình thức DLST tại các vườn quốc gia, các khu bảo tồn, các rừng sinhthái ngập mặn hay các rừng nguyên sinh có từ nhiều thế kỷ trước Hình thức nàycó thể liên hệ đến du lịch thám hiểm Các khu vực còn có thể dành cho loại hình
du lịch này đó là các con sông trong các rừng rậm, hay các eo biển, các đảo, cácrừng mưa nhiệt đới… Ở việt Nam thì du lịch tại vườn quốc gia Nam Cát Tiên, CátBà, Cúc Phương… Các rừng ngập mặn Cần Giờ, rừng Sác, các rừng nước mặn haynước lợ ở miền Tây Việt Nam hay ở vùng đất Mũi tận cùng của đất nước Một số
Trang 8khu rừng ở vùng cao nguyên, hay các rặng núi, mỏm đá, các dòng thác, con sông,hồ tự nhiên… đều là những địa điểm DLST tuyệt vời.
Du khách đến đây hầu hết phải vận dụng sức khỏe và lòng yêu thích thiênnhiên để khám phá mọi thứ Hình thức du lịch này gần với du lịch phiêu lưu mạohiểm Thường là du lịch dài ngày và tìm hiểu khám phá thiên nhiên
(Nguồn: website hppt://www.dulichvietnam.com.vn).
1.3.2 DLST tại các khu bán tự nhiên, bán bảo tồn :
Đó là những khu vực dựa trên nền tảng của thiên nhiên, người ta xây dựngnhiều khu nhà hoạt động dành riêng cho du lịch Nơi này dành nhiều cho hoạtđộng nghỉ ngơi và tịnh dưỡng của du khách Ngoài ra, du khách có thể học hỏinghiên cứu các hoạt động từ thiên nhiên có trong khu du lịch, ví dụ như khu dulịch suối nước nóng Bình Châu, Hòn Rơm, Phú Quốc, đảo Cát Bà… Du lịch ở đâycó thể kéo dài nhiều ngày, vừa nghỉ ngơi với tiện nghi nhân tạo, vừa tận hưởngthiên nhiên
(Nguồn: website hppt://www.dulichvietnam.com.vn).
1.3.3 DLST tại các khu du lịch nhân tạo :
Là những KDL tiện ích không quá lớn do con người xây dựng, hoàn toànmang tính nhân tạo Tuy nhiên, trong các khu này, các khu vực nhân tạo vẫn đượcxây dựng dựa trên hình ảnh về thiên nhiên, cội nguồn là nhiều nhất Nơi này cóthể làm du lịch trong các dịp lễ tết, lễ hội, các văn hóa truyền thống dân tộc…Hình thức du lịch trong các khu du lịch này thường là ngắn ngày, hoặc kết thúctrong ngày Có thể kể đến như KDL Suối Tiên, Đầm Sen, Suối Mơ, Kì Hòa… tạiTPHCM
(Nguồn: website hppt://www.dulichvietnam.com.vn)
Trang 9dấu bằng các khu di tích lịch sử Một trong những cách tìm về cội nguồn và tìmhiểu bản sắc văn hóa chính là tham quan du lịch tại các khu di tích lịch sử Môhình du lịch của các khu này là bảo tồn lại những di tích, di chứng lịch sử ở mọikhía cạnh, tạo ra những khu cho du khách lui tới tham quan mà không làm ảnhhưởng đến di tích lịch sử văn hóa Có thể kể đến một số di tích lịch sử tham quan
du lịch như Phố cổ Hội An, 36 phố phường ở Hà Nội, Văn Miếu Quốc Tử Giám,Đền Hùng, Chùa Hương, Chùa Thiên Mụ, đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, HoàngThành, Chùa Oâng, hay nhà giam ở Côn Đảo… Hoặc du lịch đến các địa phươngtrong những ngày lễ hội của riêng từng địa phương đó Miền Bắc có lễ hội ĐềnHùng, lễ hội đâm trâu, Hội đền An Dương Vương (Cổ Loa), lễ hội Chùa Thầy.Miền Nam có lễ hội Bà Chúa Xứ, lễ hội Bà Thiên Hậu, lễ hội Khmer, lễ hội LăngOâng, Chùa Bà… Còn rất nhiều các lễ hội khác tùy theo từng phong tục tập quáncủa mỗi địa phương Hình thức DLST kết hợp với du lịch nhân dịp lễ hội ngàycàng phổ biến vì nó mở rộng tầm nhìn và hiểu biết cho du khách cũng như mangđến cho họ cái nhìn mới về văn hóa truyền thống của đất nước và phong tục tậpquán con người tại nơi đó
(Nguồn: website hppt://www.dulichvietnam.com.vn)
1.4 MỘT SỐ MÔ HÌNH DLST BỀN VỮNG
1.4.1 Làng DLST ở Australia :
Làng DLST bền vững dưạ trên tiêu chuẩn chọn lựa đặc trưng:
- Điển hình cho một vùng, có chùa, đền hay nhà thờ
- Độ cao nhà cửa phải thấp hơn 3 tầng
- Kiến trúc nhà cửa phải xây theo kiểu mới hoặc kiểu cổ nhưng phảihài hòa và cân bằng
Dựa trên tiêu chuẩn sinh thái:
- Nông lâm nghiệp cảnh quan tự nhiên được duy trì, hạn chế tối đa sửdụng hóa chất nông nghiệp
Trang 10- Chất lượng không khí và tiếng ồn phải cách xa đường ôtô ít nhất 3
km, đặc biệt là đường cao tốc
- Giao thông đường bộ
- Hàng hóa và chất thải tiến hành tái chế, phân loại rác, tránh bao bìkhông cần thiết và bán các đặc sản địa phương
- Chất lượng và trang bị cơ sở hạ tầng phải xây dựng hòa hợp với môitrường, phù hợp với dân địa phương và trẻ em
Tiêu chuẩn xã hội và du lịch:
- Dân số nhiều nhất của làng là 1.500 người
- Nhà nghỉ nhiều nhất bằng 25% số nhà dân trong địa phương
- Số giường nghỉ cực đại 1.500
- Tránh xây dựng khách sạn lớn
- Cộâng đồng địa phương tham gia tích cực vào các quyết định pháttriển du lịch
- Cơ sở hạ tầng cho khách du lịch: có một văn phòng thông tin du lịch,không có hoặc có rất ít cơ sở phục vụ như làm dầu, nướng bánh, tạpphẩm chỉ dành cho du khách, giúp du khách dễ tiếp cận với các tiệnnghi môi trường như hệ thống đường mòn, đường đi dạo
(Nguồn: Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiến – Du lịch bền vững – NXB ĐHQG Hà
Nội, 2001)
1.4.2 Du lịch bền vững ở Châu Âu ECOMOST :
Đây là mô hình được xây dựng thử nghiệm tại Mallorca, Tây Ban Nha Đâylà một trong những trung tâm du lịch lớn nhất châu Âu và phát triển được nhờ dulịch, trong đó 50% thu nhập là nhờ du lịch cuối tuần Để khắc phục tình trạng suy
Trang 11- Bền vững về mặt sinh thái: Bảo tồn sinh thái và đa dạng sinh học, pháttriển du lịch cần phải tôn trọng khả năng tải của hệ sinh thái.
- Bền vững về văn hóa – xã hội: Bảo tồn được bản sắc xã hội, muốn vậyphải có sự tham gia của cộng đồng trong mọi quyết định
- Bền vững về kinh tế: Đảm bảo hiệu quả kinh tế và quản lý tốt tàinguyên có thể phục vụ cho các thế hệ tương lai
Ba yêu cầu chính nhằm duy trì KDL:
Dân số cần được duy trì hợp lý và giữ được bản sắc văn hóa
Cảnh quan cần được duy trì để hấp dẫn du khách
Không làm gì gây hại cho môi trường sinh thái
o Muốn đạt được 3 yêu cầu trên phải bắt buộc có yêu cầu thứ tư
Có một cơ chế hành chính hiệu quả Cơ chế này phải nhằm thực hiệncác nguyên tắc phát triển bền vững, đảm bảo thực thi một kế hoạch hiệuquả và tổng hợp với sự tham gia của cộng đồng và hoạch định các chínhsách du lịch
ECOMOST đã chia nhỏ các mục tiêu của DLSTBV thành các thành tố và sauđó các thành tố được nhận diện và đánh giá qua các chỉ thị:
Thành tố văn hóa xã hội: Dân số phù hợp, bảo tồn hiệu quả kinh tế xãhội là bảo tồn bản sắc văn hóa
Thành tố du lịch: Thỏa mãn các nhu cầu của du khách và các nhà kinhdoanh tour du lịch, bảo trì và hiện đại hóa điều kiện ăn nghỉ, giải trí
Thành tố sinh thái: bảo đảm khả năng chịu tải, bảo tồn và sự quan tâmđến môi trường
Thành tố chính sách: đánh giá được chất lượng du lịch, chính sách địnhhướng sinh thái, quy hoạch vùng, sự tham gia của cộng đồng và cácnhóm quyền lợi trong quá trình quy hoạch
Trang 12Theo đó ECOMOST xây dựng một kế hoạch cụ thể, trong đó chia thành cáchành động dựa vào mức độ ưu tiên và xác định rõ trách nhiệm của các cá nhân vàtổ chức có liên quan.
(Nguồn: Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiến – Du lịch bền vững – NXB ĐHQG Hà
Nội, 2001)
1.4.3 DLST bền vững ở Hoàng Sơn – Trung Quốc :
Hoàng Sơn là một vùng núi có phong cảnh đẹp ở tỉnh An Huy – Trung Quốc.Đó là một khu danh lam thắng cảnh có cảnh quan thiên nhiên đẹp đồng thời làkhu di tích văn hóa Bao phủ một diện tích 154km2, khu vực này còn có 72 ngọnnúi nhỏ khác nhau, 2 hồ, 3 thác nước, 36 dòng suối nước khoáng, 24 dòng suối tựnhiên và 20 đầm lầy to nhỏ khác nhau
Tài nguyên thiên nhiên ở đây là những rừng lá rụng, vùng đầm lầy phẳnglặng, rừng thông Hoàng Sơn, các loại thực vật quý hiếm và động vật đang đượcbảo vệ Hơn thế nữa, Hoàng Sơn còn có nhiều chùa, những nhà tu kín và nhữngdòng chữ khắc trên đá
Sự tăng trưởng nhanh của DL Hoàng Sơn đầy danh lam thắng cảnh này dẫnđến 5 vấn đề xuống cấp về môi trường như:
Số loài động thực vật giảm xuống Sự xây dựng các công trình, đường xá vàđường cáp treo cùng các dự án thủy lợi đã làm tổn hại đến thảm thực vật rừng,trong đó có nhiều loài thực vật quý hiếm Thảm thực vật này một thời đã tạo nênmôi trường sinh cảnh cho các loại động vật mà ngày nay hiếm khi chúng ta nhìnthấy chúng
Xây dựng và phát triển đã làm giảm đi vẻ đẹp thiên nhiên Xây dựng trànlan ở điểm DL cảnh quan nổi tiếng Ôn Tuyền đã là giảm đi vẻ đẹp của nó
Sự cấp nước cho du khách làm lệch các hệ thống thủy văn Các hồ chứa nước
Trang 13Hiện tượng quá tải khách du lịch Vào những lúc cao điểm, có đến trên 8.000khách du lịch/ngày đến tham quan điểm du lịch.
Chất thải rắn và nước thải gây ô nhiễm trầm trọng Rất nhiều rác thải đadạng thải ra khu vực thắng cảnh Một số rác thải sinh hoạt đang chảy tự do xuốngcác con sông và các ao hồ chứa nước gây tác hại cho chất lượng nguồn nước.Để đối phó và quản lý các tác động môi trường tiêu cực gây ra bởi du lịch tạiHoàng Sơn, chính quyền tỉnh An Huy đã xây dựng một chiến lược bảo vệ khu DLnày bao gồm :
- Tán thành nguyên tắc chỉ dạo phòng ngừa
- Giám sát chất lượng nước cung cấp và quản lý hệ thống nước cấp
- Phân tán khách tham quan du lịch ra một khu rộng lớn, tránh tình trạngtập trung
- Sử dụng hình thức tour tham quan đặt trước để điều tiết khách du lịch
- Dừng hoạt động du lịch tại khu có hệ sinh thái đang bị tổn hại để các hệsinh thái nơi đây tự phục hồi qua các quá trình tiến triển tự nhiên
- Quản lý có lợi cho môi trường và đề cao sự giảm áp lực cho môi trường
- Tạo vườn thực vật và khu dự trữ sinh quyển để có thể bảo tồn nguồngene phục vụ cho dự án khôi phục thảm thực vật
- Lập đài quan sát môi trường để phát hiện ra những biến đổi môi trường
- Quản lý nghiêm ngặt hoạt động xây dựng trong KDL Như vậy cảnhquan sẽ không bị hư hại và ô nhiễm sẽ được giảm tối đa Các công trìnhxây dựng phải thiết kế hài hòa với cảnh quan và các đặc tính địaphương
Chiến lược bảo vệ vùng núi Hoàng Sơn đang ở giai đoạn thực thi Chiến lượcnày là cả một nỗ lực lớn của chính quyền nhằm sửa chữa những sai lầm trong quákhứ và phòng ngừa những sai lầm trong tương lai Mặc dù KDL Hoàng Sơn vẫn
Trang 14còn tồn tại một vài biểu hiện suy thoái, nhưng các biện pháp kế hoạch cần thiếtđể đạt được một sự phát triển DLST bền vững đã được lập ra và được thi hành.
1.5 NGUYÊN TẮC QUY HOẠCH KHU DLST BỀN VỮNG :
1.5.1.Nguyên tắc thứ nhất : Yếu tố sinh thái môi trường đặc thù.
Một khu DLST phải thật sự đại diện cho một loại hình sinh thái nhất định, cóđủ sức thu hút hấp dẫn du khách đến với khu DLST
1.5.2 Nguyên tắc thứ 2 : Yếu tố thẩm mỹ sinh thái
Những câu hỏi về thẩm mỹ trong DLST cần phải được nêu ra và giải quyếttrọn vẹn trước khi quy hoạch và triển khai hành động
Mặt khác cũng nên phân loại du khách theo các hình thức du lịch nghiên cứu,thưởng ngoạn hay vui chơi, thậm chí kể cả xác định lượng khách tối đa cho mỗilần tham quan để không gây xáo trộn mỹ quan sinh thái, số người tham quan dulịch nếu quá đông sẽ làm giảm sự hứng thú nghiên cứu, thưởng thức DLST xétvề bản chất là làm tăng hứng thú và mong đợi Nếu thẩm mỹ sinh thái bị phá hoạithì du khách sẽ chán nản và không muốn quay trở lại du lịch nơi này nữa Nếumuốn tăng sự hấp dẫn thì phương pháp cổ điển nhất là làm phong phú các loạihình DLST, điều này sẽ dễ gây ra việc xâm hại các mỹ quan sinh thái Do đó, cácnhà quy hoạch và thiết kế khu LST phải thật sự cân nhắc kỹ càng yếu tố thẩm mỹsinh thái này
1.5.3 Nguyên tác thứ ba : Yếu tố kinh tế :
Khác với các loại hình hoạt động kinh tế khác, việc xác định lợi ích từ hoạtđộng du lịch phải chịu nguyên tắc chi trả phí tài nguyên và phí sinh thái Mặt khácDLST là hình thức nâng cao đời sống kinh tế của dân cư địa phương, do đó phảicho họ biết về sinh thái và tạo việc làm cho họ
Trang 15phương, truyền thống văn hóa, tập tục sinh hoạt của cư dân địa phương bị dukhách nhất là du khách chưa có ý thức cao làm xáo trộn tổn hại đến khu DLST.Phải gắn những hoạt động của DLST với mục tiêu nâng cao nhận thức xã hội cho
cư dân địa phương và cả với du khách
1.6 SỬ DỤNG SỨC CHỨA TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ :
Một phương pháp tiếp cận thông dụng để quản lý du khách là sức chứa, cóthể xác định lượng khách lớn nhất nếu vượt quá thì không thể giữ được các điềukiện sinh thái và xã hội thích hợp
Một số nguyên tắc về sức chứa của Stankey và MeCool (1992), Sheby vàHeerlein (1986) ta có thể áp dụng sức chứa và giới hạn sử dụng để mô tả nhữngđiều kiện cần thiết cho việc áp dụng sức chứa và giới hạn sử dụng mang tính nhânquả trong các quy định về giải trí Họ đưa ra 9 điều kiện về sức chứa
Điều kiện 1 : Phải đạt sự nhất trí về loại các điều kiện xã hội và nguồn lực thích hợp nhất, bao gồm các loại hình giải trí khác nhau.
Những người có liên quan (nhà quản lí, người sử dụng) phải đạt được sự nhấttrí về các loại cơ hội sẽ được cung cấp Ví Dụ : Nếu một nhóm người cho rằng ởkhu du lịch này cung cấp cơ hội giải trí có động cơ có đường đi mà nhóm khác lạimong muốn loại giải trí không có động cơ và không có đường đi, thì không thể xácđịnh sức chứa vì đã có sự khác biệt căn bản về các mức độ sử dụng được chophép
Điều kiện 2 : Các hoạt động giải trí và các chuyến đi sẽ được tổ chức phải là nhân tố độc lập về cường độ.
Nhiều chuyến đi giải trí đều có tính phụ thuộc vào hay thậm chí còn đượcgắn liền với một cách tích cực với mức sử dụng Ví dụ : như tắm nắng ngoài đảo,mức độ sử dụng có thể không có bất kì ảnh hưởng nào đối với chất lượng chuyếnđi
Trang 16 Điều kiện 3 : Phải đạt được sự nhất trí về mức độ tác động có thể chấp nhận được.
Cùng với bất kỳ loại giải trí nào ở mọi khu vực nào cũng có những tác độngkhác nhau Điều đó có nghĩa chúng ta không thể loại trừ hay tránh khỏi các tácđộng mà những gì chúng ta có thể làm là đặt chúng trong tầm quản lý
Điều kiện 4 : Mối quan hệ rõ ràng giữa mức độ sử dụng và các điều kiện về xã hội, nguồn lực.
Những nhà quản lý phải xây dựng những biện pháp cụ thể để xác định mốiquan hệ giữa lượng sử dụng giải trí và mức độ tác động về sinh thái và xã hội
Điều kiện 5 :Mức độ sử dụng phải được coi là quan trọng hơn cách xử sự của khách du lịch trong việc xác định mức độ tác động.
Để áp dụng tốt khái niệm sức chứa, mối quan hệ giữa quan hệ giữa mức độsử dụng và tác động phải tương đối đơn giản và với điều kiện là các yếu tố khácảnh hưởng đến mức độ tác động phải ở mức độ tối thiểu cho phép
Điều kiện 6 : Cơ quan quản lý khu du lịch sinh thái phải quản lý việc
ra vào của khu vực.
Ngay cả khi tất cả các điều kiện trên thỏa mãn, cơ quan quản lý này vẫn phảiquản lý việc ra vào khu vực được bảo vệ để có thể thực hiện giới hạn sức chứa.Nếu không có sự quản lý này thì cơ quan quản lý không có khả năng gây ảnhhưởng đến việc ra vào khu vực được bảo vệ và con số sức chứa chẳng có ý nghĩa
gì hơn là những con số trên giấy tờ
Điều kiện 7 : Cơ quan quản lý khu vực bảo tồn phải có nguồn lực (nhân viên, nguồn tài chính, thông tin ) để quản lý việc thực hiện giới hạn sức chứa.
Trang 17một cam kết tài chính lâu bền và trong một khoảng thời gian dài mà đây là điềunhiều nhà tổ chức không thể hoặc không muốn làm.
Điều kiện 8 : Phải đạt được sự nhất trí về mục tiêu của hệ thống đo kiểm trong việc thực hiện sức chứa.
Trong trường hợp nhu cầu vượt quá sức chứa, thì mức độ sử dụng phải được
đo kiểm bằng các hoạt động quản lý
Điều kiện 9 : Phải đạt được sự nhất trí về việc giới hạn sức chứa thể hiện số người đến thăm khu vực đó ở mức độ tối ưu.
Mặc dù vấn đề này chưa bao giờ được đề cập một cách rõ ràng Như ở BắcMỹ nơi mà sức chứa đã được thiết lập, thì điều kiện này lại có quan hệ rất khắnkhít với việc quản lý các giới hạn Ví dụ : nếu mức độ sức chứa thể hiện số khách
du lịch tối đa được phép và sức chứa vượt qua nhu cầu thực tế, thì sự thiếu hiệuquả nào trong phương thức hoạt động của hệ thống đo kiểm đều có thể được lượngthứ một cách dễ dàng
Trang 18CHƯƠNG 2 KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG KHU DU LỊCH BÌNH QUỚI 1
2.1 TỔNG QUAN VỀ KHU DU LỊCH BÌNH QUỚI 1
2.1.1 Giới thiệu làng du lịch bình quới.
Làng du lịch Bình Quới thuộc tổng công ty du lịch Sài Gòn (saigontourist)thành lập năm 1994 theo quyết định số 04 ngày 8 tháng 01 năm 1994 của công ty
du lịch Thành Phố Hồ Chí Minh
Tên doanh nghiệp : LÀNG DU LỊCH BÌNH QUỚI 1
Tên tiếng anh : BINH QUOI TOURIS VILLAGE
Trụ sở chính : 1147 đường Bình Quới, phường 28 , Quận Bình
Thạnh Tp HCMĐiện Thoại : (84.8)5566020 – 5566021- 5566057
Website : http://www.binhquoiresort.com.vn
Hoạt động của Làng du lịch Bình Quới (LDLBQ) bao gồm các loại hình dịchvụ ăn uống, lưu trú, giải trí, thể thao đặc biệt là tổ chức các sự kiện ẩm thực mangtính lễ hội truyền thống văn hoá dân gian để phục vụ nhu cầu nhân dân và khách
du lịch quốc tế
Bao gồm các đơn vị cơ sở:
Khu du lịch Bình Quới 1
Khu du lịch Bình Quới 2
Trang 19 Nhà hàng Tre Xanh
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển :
Cuối năm 1981 trên phần đất của Khu du lịch Bình Quới 1 (KDLBQ1) ngàynay, Câu lạc bộ Báo Tin Sáng bàn giao cho khách sạn Rex tiếp nhận và quản lýkhu du lịch Thanh Đa do ông Bùi Duy Tiến làm giám đốc
Tháng 11/1983 , Công ty du lịch Sài Gòn trực tiếp quản lý Ông Trần NghĩaHiệp làm giám đốc
Tháng 8/1984 , ông Trương Đinh Duy nhận làm giám đốc Hoạt động kinhdoanh chỉ có một nhà hàng bình dân bán thức uống giải khát, câu cá, thuê xuồngchèo, cho học sinh, sinh viên cắm trại ngoài trời Khoảng thời gian này công tymua thêm phần đất của Bình Quới 2 ngày nay
Tháng 2/1985 , ông Nguyễn Văn Lộc và Nguyễn Thái An được bổ nhiệmlàm giám đốc và phó giám đốc quản lý cả 2 khu du lịch này với tên gọi chính thức
là Khu Du Lịch Thanh Đa – Bình Quới khai trương ngày 27/4/1985.
Tháng 9/1985 , Khu du lịch Thanh Đa- Bình Quới sát nhập vào nhà hàng
Hương Xuân do ông Đỗ Linh làm giám đốc.
Tháng 3/1987 , sát nhập vào cụm khách sạn Quê Hương do ông Trần Hoàng làm giám đốc, đổi tên thành Khu du lịch Quê Hương Thanh Bình.
Ngày 29/4/1989 chính thức có tên là LÀNG DU LỊCH BÌNH QƯỚI 1 trực
thuộc công ty du lịch TP.HCM do ông Nguyễn Huyên làm giám đốc và ôngChiêm Thành Long làm phó giám đốc
Tháng 6/1992 tàu COSEVINA 2 sát nhập vào Làng Du lịch Bình Quới vàđổi tên thành tàu nhà hàng – Sài Gòn Bà Nguyễn Thị Thanh Yến được bổ nhiệmlàm phó giám đốc Làng Du lich Bình Quới phụ trách tàu Nhà Hàng – Sài Gòn.Tàu được nâng cấp sữa chữa từ 300 lên 700 khách được xem như tàu có số lượngkhách nhiều nhất so với các tàu cùng loại tại Bến Bạch Đằng
Ngày 28/5/1996 khu du lịch Bình Quới 1 tạm đóng cửa chờ nâng cấp
Trang 20Ngày 01/8/1998 ông Cao Lập được bổ nhiệm làm giám đốc Làng du lịchBình Quới bắt đầu xây dựng lại Bình Quới 1 để chào đón sự kiện “ Sài Gòn – 300năm” Đây là thời điểm đánh dấu sự chinh phục của khách hàng và khẳng địnhthương hiệu của Làng du lịch Bình Quới Sau thành công của chương trình “ Ẩmthực khẩn Nam Bộ” hàng loạt các ẩm thực văn hóa ra đời và gây được tiếng vangtốt đối với người dân thành phố như:
Chương trình “ Khám phá văn hoá & ẩm thực dân gian” tại Bình Quới 1
Chương trình “ Món ngon xóm chài & Món ngon miền biển” tại Bình Quới2
Chương trình “Về miền Trung & Về Kinh Bắc” tại khu du lịch Văn Thánh
Chương trình “ Về quê ăn tết” tổ chức tại các đơn vị cơ sở của Làng du lịchBình Quới vào dịp tết nguyên đán
Ngày 01/07/2003 tiếp nhận và quản lý kinh doanh Khu Du lịch Tân Cảng docông ty du lịch Gia Định bàn giao
Tháng 12/2003 tiếp nhận và quản lý kinh doanh Khu du lịch Văn Thánh dokhách sạn Đệ Nhất bàn giao Sau khi cải tạo cảnh quan, sắp xếp bộ máy với sự rađời của nhiều chương trình văn hoá ẩm thực, khu du lịch Văn Thánh ngày càngthu hút đông đảo người thành phố đến vui chơi, ăn uống
Làng du lịch Bình Quới đã đón tiếp và phục vụ các đoàn khách quan trọng:
Công chúa Thái Lan
Thủ Tướng nước Cộng Hoà Dan Chủ Nhân Dân Lào
Thủ tướng Nước Cộng hoà CuBa
Thủ tướng Luxembua
Đoàn nhà báo quốc gia Singapore
Trang 21Thực hiện dạ tiệc “Sài Gòn- ngày tôi 30” nhân kỉ niệm 30 năm ngày giảiphóng thành phố- thống nhất đất nước tại Khu du lịch Văn Thánh.
2.1.3 Sơ đồ tổ chức :
Trang 22PGĐ Làng du lịch Bình Quới PGĐ Làng du lịch Bình Quới
Đại diện lãnh đạo môi trường
Bộ phậnKẾ TOÁN
GIÁM ĐỐCLàng du lịch Bình Quới
Trang 232.1.4 Giới thiệu về khu du lịch Bình Quới 1 :
Điện thoại : 1147 đường Bình Quới, P28, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM
Điện thoại : (84.8) 888 30 18 – 898 6698
Fax: (84.8) 898 89 17
Khu du lịch Bình Quới 1 nằm dọc theo sông Sài Gòn trên bán đảo Thanh
Đa, cách trung tâm thành phố khoảng 8km, toạ lạc trên diện tích 34.635 m2, tiếpgiáp sông Sài Gòn về phía Đông Bắc Diện tích rộng, khung cảnh thiên nhiênthoáng mát với hàng dừa, vườn cây, thảm cỏ, ao cá Khu du lịch Bình Quới 1 đượcngười dân thành phố biết đến như một làng quê yên tĩnh để nghĩ ngơi, sinh hoạtvà thưởng thức món ăn, thức uống theo phong cách Nam Bộ Khu du lịch BìnhQuới 1 thường được thành phố chọn làm nơi tổ chức các lễ hội du lịch lớn Khôngchỉ dừng lại ở khách du lịch của thành phố, Bình Quới 1 được nhiều du kháchtrong và ngoài nước biết đến bởi vẻ đẹp tự nhiên và là điểm du lịch “ xanh” củamột thành phố công nghiệp lớn của cả nước
Khu du lịch Bình Quới 1 bắt đầu xây dựng Hệ Thống quản lý môi trườngtheo ISO 14001:1996 vào tháng 03/2003 và được chứng nhận và 31/5/2005 vàhiện nay đang duy trì áp dụng, cải tiến và chỉnh sửa tài liệu theo phiên bản mớiISO 14001:2004
2.2 KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG
2.2.1 Tài nguyên Khu du lịch Bình Quới 1:
2.2.1.1 Tài nguyên tự nhiên :
Nằm trên bán đảo Thanh Đa, Khu du lịch Bình Quới 1 được xây dựng trênnền tảng của hệ sinh thái vườn, sở hữu một khoảng không gian yên bình bên bờsông Sài Gòn Với một địa hình tương đối thấp, có nhiều kênh mương, đặc biệt làKênh Sở Nhật nằm dọc theo chiều dài khu du lịch, vẫn còn được những nét hoang
sơ mộc mạc của một làng quê sông nước Nam Bộ Nó được chọn làm điểm nhấncủa khu du lịch
Trang 24Hình 1 : Kênh Sở Nhật chảy qua Khu DLST Bình Qưới 1.
Về cây xanh, KDL Bình Quới 1 được bao phủ bởi diện tích cây xanh rộnglớn Đa số là cảnh quan tự nhiên vẫn được gìn giữ với nhiều loại cây đặc trưng chocảnh quan Nam Bộ như: dừa nước, bần, bình bát, mận, mít, đặc biệt với hơn 400cây Dừa và nhiều cây cổ thụ như: cây si, Dương , Gừa… được phân bố hợp lí trongkhu du lịch, vừa tạo được cảnh quan, vừa là hệ thống lọc không khí rất tốt cho khu
du lịch
Hình 2 : Đường nội bộ trong khu DLST Bình Qưới 1.
Trang 25Về cơ sở hạ tầng trong khu du lịch được xây dựng chủ yếu bằng gỗ, tre, lá.Hạn chế bê tông hoá vì vậy mà tài nguyên đất trong khu du lịch vẫn được đảmbảo.
Ngoài ra hệ thống dây điện, loa phát thanh điều được chôn ngầm dưới đấtnhằm tránh sự chiếm không gian cũng như làm mất đi cảnh quan của Khu du lịch.Với hệ thống loa phát thanh được lắm đặt 2 bên đường đia của du khách cùngnhững bản nhạc du dương sẽ tạo cho khách du lịch cảm giác thoải mái dễ chịu
2.2.1.2 Tài nguyên nhân văn:
Hội Quán Hội Ngộ.
“Hội Quán Hội Ngộ” do nhạc sĩ Trịnh Công Sơn chọn đặt tên khi còn sinh thời và chính thức trở thành “ Nhà lưu niệm Trịnh Công Sơn” kể từ sau ngày
mất của nhạc sĩ Ngôi nhà mang tên Hội Ngộ, toạ lạc trong khuôn viên Khu dulịch Bình Quới 1 Đó là nơi lưu giữ những kỷ niệm của bạn bè và người hâm mộnhạc sĩ Trịnh Công Sơn, và là điểm sinh hoạt văn hoá, nghệ thuật của công chúng
Hình 3 : Quán Hội Ngộ lưu giữ những kỷ niệm của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn.
Hội Quán chính thức thành lập ngày 17/8/2000, và đi vào hoạt động cho đếnnay, đã tập hợp được một lượng hội viên khá đông đảo bao gồm những người yêu
Trang 26mến nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tình nguyện tham gia, chấp hành theo điều lệ hội,thực hiện nhiệm vụ chính của Hội là xây dựng Hội Quán vững mạnh về chấtlượng, đúng nghĩa là một tổ chức tập hợp những người có tấm lòng với nhạc sĩTrịnh Công Sơn, thể hiện sự tri ân người nhạc sĩ tài hoa đã để lại cho đời nhữngtác phẩm âm nhạc bất hủ.
TƯỢNG DANH NHÂN :
Hình 4 : Ảnh tượng các Danh Nhân
Gốm Lê Tự Điển:
Hình 5 : Ảnh gốm Lê Tự Điển được trưng bày trong khuôn viên khu DLST
Trang 27
2.2.2 Mục tiêu phát triển bền vững :
Mô hình khu du lịch Bình Quới 1, phát triển du lịch bền vững gắn kết với bamục tiêu chủ yếu là :
- Bền vững về mặt sinh thái- môi trường: bảo tồn hệ sinh thái và đa
dạng sinh học Quản lý tốt tài nguyên- môi trường du lịch (áp dụng hệthống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001) Nhằm tối thiểuhoá những thiệt hại sinh tháido du khách mang lại, nhưng không ngừnglàm tăng tính thẩm mỹ của cảnh quan
- Bền vững về văn hoá- xã hội: bảo tồn được bản sắc văn hoá- xã hội.
Tái hiện nét văn hoá Nam Bộ, tổ chức các Lễ hội mang đậm nét truyền
Trang 28thống dân tộc Tổ chức sự tham gia của cộng đồng vào quản lý và tiếnhành hoạt động du lịch ở những vị trí ngành nghề thích hợp.
- Bền vững về mặt kinh tế: đảm bảo hiệu quả kinh doanh, thực thi một
cơ chế hành chính hiệu quả
Hình vẽ 2 : Mô hình phát triển du lịch sinh thái bền vững Bình Qưới 1
2.2.3 Mô hình DL Bình Quới
2.2.3.1 Mô hình tổ chức không gian :
2.2.3.1.1.Sơ đồ mô hình :
Mục tiêu sinh thái – Môi trường
Mục tiêu kinh tế
Mục tiêu Văn hoá –Xã hộiPhát triển du
lịch bền vững
Trang 29Hình vẽ 3 : Sơ đồ mô hình tổ chức không gian khu DLST Bình Qưới 1
Trang 302.2.3.1.2 Phương thức hoạt động từng phân khu :
Ngoài nhà hàng Hoa Mưa
- Trên 300 chỗ phục vụ các món ăn Á , Âu
- Có khu sân vườn với thảm cỏ rộng 7.000m2 phục vụ sinh hoạt, vui chơi dã ngoại, ăn uống ngoài trời với sức chứa khoảng 3.000 khách
- Các nhà chòi nhỏ từ 10-20 chỗ
Hình 6 : Nhà hàng Hoa Mưa
* Khu ẩm thực buffet “KHẨN HOANG NAM BỘ”
Có diện tích hơn 3000m2 phục vụï các tiệc buffet, liên hoan, sinh nhật vớitrên 70 món ăn đặc sản dân dã của vùng đất phương Nam như : Heo nướng lu, gàgiò nướng, xôi chiên phồng, ốc bưu hấp hèm, bánh nghệ bì, cháo lươn đậu xanh…Đến đây, ngoài việc thưởng thức những món ngon vùng quê, khách còn đượcthưởng ngoạn cảnh trí hữu tình trong một không gian miên quê Nam Bộ với sinhhoạt sông nước và có thể tham gia các trò chơi dân gian như đi cầu thăng bằng,chọi gà, đi cà kheo…
Trang 31Hình 7 : Gian hàng bán rượu Trong khu ẩm thực Nam Bộ
Thời gian hoạt động
Thứ 6, thứ 7 :17h-20h
Chủ nhật và ngày lễ: 11h-14h và 17h-20h
Giá vé :
Người lớn :99.000đồng/người
Trẻ em :69.000đồng / người
Ba ngôi nhà lợp lá dừa, vách đất, bên trong được trang trí những tiện nghi tốithiểu, dành cho gia đình hoặc nhóm bạn bè nghỉ ngơi ăn uống trong ngày
* Hội Quán Hội Ngộ: địa điểm lưu giữ những kỷ niệm bè bạn và công chúng với
cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và dần dần hình thành 1 địa chỉ văn hóa của thành phốvới các hoạt động mang tính nghệ thuật như hội họa, điêu khắc hay giới thiệucác chương trình ca nhạc cho các nghệ sĩ tên tuổi
Một trong những hoạt động văn hóa khác của Hội Quán Hội Ngộ là tổ chứcgiới thiệu các tác phẩm điêu khắc, hội họa cho nhiều nghệ sĩ trong thành phố HộiMỹ Thuật thành phố đã chọn Bình Quới làm trại sáng tác điêu khắc nhiều lầntrong thời gian qua Các hoạt động gắn liền với Hộ Mỹ Thuật thành phố đã gópphần làm phong phú hơn những hoạt động có nội dung văn hóa của Bình Quới
Trang 32Ngoài ra, khu du lịch Bình Quới 1 còn có những dịch vụ khác như:
Vệ sinh (Sanitaire):Bao gồm vệ sinh thực phẩm, vệ sinh ăn uống, ngủ nghỉ,vệ vinh môi trường như không khí, nước thải… Công ty đã xây dựng hệ thống quảnlý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000 đã tạo được không gian vô cùng thoángmát sạch sẽ Còn về ăn uống, các nguồn thức ăn đều được xét nghiệm và chếbiến theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm
Sức khỏe (Santé) để thu hút khách du lịch bằng vì lý do sức khỏe BQ1 đãđưa vào mô hình các loại hình du lịch như: nghỉ dưỡng, thể thao
An ninh, trật tự xã hội (Sécuríté): bao gồm các vấn đề ổn định chính trị, trậttự, bài từ tệ nạn xã hội, bảo hiểm sinh mạng cho du khách Công ty luôn có mộtđội ngũ Bảo vệ chuyên nghiệp luôn được phân bố hợp lý, nhất là vào những ngàytổ chức lễ hội, sự kiện…
Sự thanh thản ( Sereníté) đa số khách đi du lịch vì mục đích hưởng thụ, đi
Trang 33ty Từ đó , đơn vị tham khảo rút ra kết luận cái gì đã làm được, cái gì chưa làmđược cần khắc phục để có những thay đổi tích cực mang lại sự thõa mãn tối ưu chokhách.
2.2.4 Áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 2.2.4.1 Điều khoản 4.2 Chính sách môi trường :
Khu du lịch Bình Quới 1 với diện tích gần 3,5hecta là môït trong 5 cơ sởcủa làng du lịch Bình Quới –Đơn vị trực thuộc tổng công ty du lịch Sài Gòn
Khu Bình Quới 1 đã xây dựng hệ thống quản lý môi trường và đã được mộttổ chức quốc tế cấp chứng chỉ chứng nhận với chính sách môi trường nhu sau:
- Thi hành nội dung các yêu cầu luật định và các yêu cầu khác về
bảo vệ môi trường theo tiêu chí “ phát triển bền vững”.
- Với mảng cây xanh hiện có, cam kết sẽ chăm sóc và bảo dưỡngchúng nhằm duy trì hệ thống lọc không khí tự nhiên và góp phần làmđẹp thêm không gian du lịch
- Ra sức hạn chế chất thải gây ô nhiễm môi trường Sử dụng hợp lýtài nguyên thiên nhiên và thực hành tiết kiệm Cam kết cải tiến liêntục để đảm bảo vệ sinh môi trường
- Tổ chức đào tạo những nội dung cơ bản của hệ thống quản lý môitrường cho tất cả thành viên đang làm việc tại Bình Qưới 1
- Thông tin chính sách môi trường này đến các bên hữu quan
Chính sách môi trường của khu du lịch Bình Qưới 1 được phổ biến đến tất cảcác cán bộ, công nhân viên trong toàn bộ khu du lịch và thông tin đến khách dulịch bằng 2 bảng lớn dọc 2 lối đi
2.2.4.2 Điều khoản 4.3 Lập kế hoạch (hoạch định kế hoạch) :
Khía cạnh môi trường: Bình Quới 1 đã thiết lập, xây dựng thủ tục nhận
dạng, đánh giá và phân loại các khía cạnh môi trường và các tác động của chúng
Trang 34Trong việc nhận dạng các khía cạnh môi trường Ban môi trường phối hợpvới các thành viên có chuyên môn nghiệp vụ phân tích, đồng thời sử dụng cácdanh sách kiểm tra Nhằm đảm bảo các khía cạnh có tác động liên quan đến môitrường đều được xem xét trong khi đề ra các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường.
Yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác: Bình Quới 1 đã thiết lập và xây
dựng thủ tục nhằm quản lý các yêu cầu luật định và các yêu cầu khác có liênquan đến các hoạt động / sản phẩm / dịch vụ của khu di lịch Bình Quới 1
Việc nhận dạng, xác định các yêu cầu này được thực hiện chủ yếu bởiEMR/GĐ Bình Quới 1 và các bộ phận trực thuộc trên cơ sở tham thảo các vănbản YCLĐ, thường xuyên theo dõi thông tin, trao đổi với cá cơ quan chứcnăng… khi mọi thông tin cần thiết được thu thập, các yêu cầu này sẽ được xemxét và phê duyệt bởi Ban môi trường, nhằm áp dụng cho các khía cạnh môi
trường của tổ chức thể hiện bằng văn bản “ các mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình môi trường”.
Trang 35Bảng 1 : Mục tiêu, chỉ tiêu, chương trình môi trườngcủa BQ1 :
Khía cạnh môi
1/ Nước thủy cục Tiết kiệm nước Giảm 1% so năm 2005
Thống kê nước sử dụng/tháng
Hàng ngày kiểm tra rò rỉ
Sử dụng hệ thống xử lý nước thải
3/ Hóa chất Tuân thủ TCVN 5507:2002 Thống kê lượng nước
Theo dõi lượng sử dụng
Thay thế dần phẩm chế hóa học bằng sinh học
4/ Chất thải nguy
hại
- Tuân thủ QĐ 155
- Báo cáo định kỳ về phòng QLCT rắn
- 6tháng/ lần
Theo quy định của sở TN &MT Tp.HCM
5/Tiêu thụ điện - Cải thiện hiệu
năng
Giảm 20%
Kwh/ khách so (2005)
Theo dõi thực hiện tiết kiệm & cải thiện
Tiếp tục đào tạo nhận thức
6/ Bảo dưỡng cây
xanh Chăm sóc và bảo dưỡng cây xanh
Đảm bảo duy trì mảng cây xanh tươi và đẹp
Thay thế cây
bị chết
Cắt tỉa, chăm sóc, bón phân
Phòng trừ dịch hại
Nguồn: Hệ thống quản lý môi trường KDL BQ1
2.2.4.3 Điều khoản 4.4_Thực hiện và điều hành :
yếu cho việc duy trì cải tiến EMR, quyết định thành lập Ban môi trường KDL
Trang 36BQ1 đã được kí kết và có hiệu lực ngày 19/5/2006 nhằm xác định vai trò,
quyền hạn và trách nhiệm của các cá nhân trong tổ chức
hoạt động đào tạo nhằm đảm bảo rằng mọi cá nhân có khả năng gây ra những
tác động đáng kể lên môi trường đều được đào tạo, tiếp thu các ý kiến cũng
như nhận thức được ở mức độ phù hợp
Hoạt động đào tạo được thực hiện bởi các trưởng các bộ phận của các khu
du lịch hoặc bởi các chuyên gia bên ngoài Sau khi đào tạo, kết quả được đánh
PGĐLDL BQ
GĐKDL BQ1
EMR
Trưởng ban môi trường
Phó ban môi trường
Bộ phận
KẾ TOÁN
Bộ phận HC-KT
Bộ phận TỔ BÀN
Bộ phận BẾP
Nhóm
BẢO VỆ CÂY CẢNHNhóm KỸ THUẬTNhóm
Hình vẽ 4: Sơ đồ cơ cấu và trách nhiệm
Trang 37 Xây dựng thủ tục thông tin nội bộ và thông tin bên ngoài: Thủ tục
này áp dụng cho bất kì thông tin nào có liên quan đến các khía cạnh và tác
động môi trường của KDL BQ1 Ban quản lý KDL BQ1 có trách nhiệm cung cấp cho tất cả các bộ phận, các nhân viên về chính sách môi trường, các thông tin chuyên ngành, các số liệu môi trường… qua thảo luận, hội họp, đặt văn bản nơi công cộng…
dạng, thu thập, lập thư mục, truy cập, lập file, lưu trữ, bảo quản hoặc hủy bỏ… Các bộ phận liên quan có trách nhiệm nhận dạng các hồ sơ môi trường có liên quan đến đơn vị mình và tiến hành lưu trữ
hành, nó qui định những quyền hạn, nghĩa vụ cụ thể của các bộ phận, thành
viên trong việc quản lý thực hiện công việc
o Ban giám đốc : có trách nhiệm đảm bảo EMR đang được thực
hiện, xem xét và phê duyệt các thủ tục, chính sách…
o Trưởng các bộ phận: đảm bảo các hoạt động tại đơn vị mình luôn được tuân thủ và thực hiện
o Đại diện lãnh đạo môi trường (EMR): có trách nhiệm điều phối các hoạt động tác nghiệp về môi trường giữa các bộ phận với nhau
2.2.4.4 Điều khỏan 4.5 – Kiểm tra và hành động khắc phục :
Thực hiện qua các bước:
- Giám sát và đo lường
- Đánh giá sự phù hợp
- Sự không phù hợp và hành động khắc phục – phòng ngừa
- Đánh giá nội bộ
- Xem xét của lãnh đạo
Trang 382.2.5 Một số kết quả đạt được :
Tiết kiệm tài nguyên :
Bảng 2 : Tiết Kiệm Tài Nguyên 2005/2006 :
Tổng tiêu thụ điện 175.518 kwh 186.868 kwh
Chỉ số tiêu thụ
điện/khách 0,60 kwh/khách 0,67 kwh/khách
Tiết kiệm 0,07 kwh/khách (298.153 khách) (278.382 khách)
Tỉ lệ tiền điện tiêu
thụ/khách 85,40 lít/khách 96,95 lít/khách 11,55 lít/khách
Tổng tiêu thụ 427.254.890 đồng 242.211.400 đồng
Sản lượng rác
phát sinh trong
ngày
Rác hữu cơ 607 kg Rác hữu cơ 581
kg Rác vô cơ : 17 kg Rác vô cơ 34 kg Rác ve chai :12 kg Rác ve chai 11 kg Tiền thu từ rác tái
sử dụng 9.600.000 đồng 9.600.000 đồng
Nguồn : Hệ Thống Quản Lý Môi Trường khu du lich Bình Qưới 1
Trang 39biện pháp đào tạo và biện pháp hành chánh Ban môi trường hoạt động tương đốiđều tay và nhất là chủ trương xuyên suốt của lãnh đạo về tiết kiệm với khẩu
hiệu : “sử dụng hiệu quả và tiết kiệm”.
Ý nghĩa của việc tiết kiệm hơn 20.000 kwh điện năng tiêu thụ năm 2006,ngoài vấn đề tài chính còn có ý nghĩa rất lớn là : góp phần giãm thiểu ô nhiễmkhông khí của gần 21 tấn khí CO2 ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng dân cư xungquang khu du lịch
Nước giảm nhiều, tính trên số khách vãng lai là do khu du lịch Bình Qưới 1không kinh doanh khách sạn, đồng thời là lượng khách tăng so với 2005 Nếu như
ở những khu vực sử dụng nước mà có ý thức sử dụng : “hiệu quả và tiết kiệm”như khẩu hiệu hành động của ban môi trường đề ra thì số lượng tiêu thụ sẽ còngiảm nhiều hơn nữa
Các loại tài nguyên mà Bình Qưới 1 sử dụng là gỗ, mây, tre, lá dùng đểtrang trí nội thất trong các nhà nghỉ, nhà bếp, nhà hàng, trà quán và văn phòng,phục vụ hoạt động kinh doanh Góp phần tạo thẩm mỹ cảnh quang, tiết kiệm tàinguyên và đóng góp tích cực cho việc bảo vệ môi trường
Hiện trạng nước thải sinh hoạt :
Hiện khu du lịch Bình Qưới 1 có 3 nguồn thải chính bao gồm :
Nước thải ra do hoạt động rửa chén phục vụ Buffet vào các buổichiều ngày thứ 6, thứ 7, chủ nhật hàng tuần Nguồn thải này sau khiqua bẫy mỡ được thải ra ao nội bộ có thả lục bình
Nước thải thải ra do hoạt động rửa chén và nấu ăn khu vực bếp vànhà hàng Hoa Mua Nguồn thải này cũng được đi qua bẫy mỡ và sauđó được thải ra sông Sài Gòn
Nguồn thải cuối cùng là nước thải từ nhà vệ sinh trong khu vực BìnhQưới 1
Trang 40Bảng 3 : Phân tích nước thải sinh hoạt khu DLST Bình Qưới 1 :
Chỉ tiêu Đơn vị
phép NTSH(TCVN6772:2000)
Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 1 Mẫu 2
Mẫu (1) : mẫu nước thải ở hố bẫy mỡ
Mẫu (2) : mẫu nước thải từ nhà bếp
Thời gian lấy mẫu : ngày 24/7/2005_ Chủ nhật : 28/3/2006_ Thứ tư và1/4/2006_Thu
Hiện trạng môi trường không khí :
Tiếng ồn :
Các nguồn gây ô nhiễm được xác định như sau :
Từ hoạt động của khách ở nhà hàng và khu vực sân vườn
Từ các buổi ca nhạc ngoài trời