văn hóa giao tiếp trong công sở hành chính

26 1.3K 5
văn hóa giao tiếp trong công sở hành chính

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LÊ THỊ TRÚC ANH VĂN HÓA GIAO TIẾP TRONG CÔNG SỞ HÀNH CHÍNH (TRƯỜNG HỢP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỪ 1986 ĐẾN NAY) Chuyên ngành: Văn hóa học Mã số: 62.31.70.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012 1 DẪN NHẬP 1. Lý do chọn đề tài (1) Trong quá trình cải cách nền hành chính công nhằm đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của công dân và các tổ chức, văn hóa giao tiếp (VHGT) nơi công sở hành chính (CSHC) của những người thực thi công vụ góp phần xây dựng uy tín cho các cơ quan công quyền. Giữa VHGT và cải cách hành chính (CCHC) có mối quan hệ hữu cơ song vấn đề này lâu nay ít được các nhà nghiên cứu quan tâm đặt dưới góc nhìn tổng quan liên ngành. (2) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), với đặc thù là một đô thị lớn nhất trong cả nước, một trung tâm về kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ, là đầu mối giao lưu quốc tế…, luôn được đánh giá là một trong những địa phương tiên phong về CCHC, hoàn toàn hội đủ điều kiện và xứng đáng trở thành trường hợp nghiên cứu điển hình (case study) về VHGT nơi CSHC. Đây là lý do của việc lựa chọn đề tài luận án: “Văn hóa giao tiếp trong công sở hành chính (trường hợp TP.HCM từ năm 1986 đến nay)”. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong lịch sử nghiên cứu đề tài này và những vấn đề có liên quan, chúng tôi nhận thấy nổi lên một số hướng tiếp cận sau: a) về giao tiếp và VHGT nói chung; b) về VHGT, ứng xử của người Việt; c) về giao tiếp trong hành chính, giao tiếp trong hoạt động tiếp công dân. Hầu hết các công trình, giới hạn trong phạm vi tư liệu chúng tôi bao quát được mới dừng lại ở việc tìm hiểu giao tiếp từ các khía cạnh khác nhau của vấn đề như tâm lý, giáo dục, đạo đức, ngôn ngữ, xã hội học… một cách cụ thể, biệt lập, thiếu sự tiếp cận mang tính liên ngành hoặc chưa nhìn nhận, xem xét VHGT như một hệ thống. Trân trọng thành quả nghiên cứu của các tác giả Việt Nam và phương Tây, chúng tôi kế thừa và phát triển theo hướng nghiên cứu VHGT CSHC như một hệ thống (sub-culture). Trong quá trình triển khai, chúng tôi tiến hành khảo sát thực tế một cách nghiêm túc để đánh giá khách quan thực trạng hoạt động giao tiếp nơi CSHC tại TP.HCM, từ đó đưa ra những kết luận mang tính khái quát cả về lý luận và thực tiễn. Do vậy, có thể ghi nhận tính độc lập và mới mẻ của công trình này. 3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu (1) Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích VHGT CSHC như một hệ thống, nhận diện thực trạng, làm rõ những nguyên nhân chiều sâu tác động đến hiệu quả hoạt động tiếp dân nơi CSHC nói riêng, quá trình CCHC nói chung; 2 qua đó đề xuất phương hướng cải thiện và nâng cao chất lượng hoạt động giao tiếp nơi CSHC hiện nay. (2) Đối tượng nghiên cứu: VHGT CSHC như một chỉnh thể, gồm: văn hóa nhận thức về giao tiếp hành chính (GTHC), văn hóa tổ chức GTHC và văn hóa ứng xử nơi CSHC. (3) Phạm vi nghiên cứu: Về chủ thể: quan hệ giao tiếp giữa cán bộ công chức (CBCC) và người dân trong hoạt động tiếp dân nơi CSHC; Về không gian: tập trung nghiên cứu không gian công sở (nội và ngoại thành) TP.HCM, trong sự so sánh với các nơi khác; Về thời gian: trọng tâm là quá trình CCHC từ 1986 đến nay, có so sánh với các thời kỳ khác trong lịch sử hình thành, phát triển VHGT nơi CSHC. 4. Khung lý thuyết, giả thuyết khoa học và phương pháp nghiên cứu 4.1. Khung lý thuyết Chúng tôi nghiên cứu VHGT trong CSHC từ góc độ văn hóa học và hướng tiếp cận liên ngành, vận dụng các lý thuyết tiến hóa luận (Evolutionism), chức năng luận (Functionism), lý thuyết kinh tế Tân cổ điển (Neoclassical economics), lý thuyết kiểm soát xã hội (Social control theory), chủ nghĩa vật chất văn hóa (Cultural materialism), cấu trúc luận (Structuralism) và quá trình luận (Processualism/ Transactionalism) để tìm hiểu vấn đề. 4.2. Giả thuyết khoa học Giả thuyết nghiên cứu tập trung vào một số vấn đề chủ yếu sau: a. Lịch sử văn hóa dân tộc, lịch sử hành chính nhà nước tác động đáng kể tới văn hóa nhận thức về giao tiếp CSHC ở những người tham gia giao tiếp. b. Giao tiếp nói chung, giao tiếp CSHC nói riêng, với tư cách một tiểu văn hóa (sub-culture), là một hệ thống bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ chặt chẽ. Muốn nâng cao chất lượng, hiệu quả VHGT nơi CSHC và CCHC cần chú ý đến tính hệ thống này. c. Văn hóa tổ chức, văn hóa ứng xử trong GTCSHC ở Việt Nam có những đặc điểm riêng gắn liền với bản sắc văn hóa dân tộc. d. Những yếu tố kinh tế - xã hội, đặc trưng văn hóa dân tộc kết hợp với những đặc điểm nhân khẩu – xã hội của cá nhân (như tuổi, giới tính, nghề nghiệp, học vấn, thu nhập, vị thế xã hội…) tạo ra những tác động khác nhau đến VHGT nơi CSHC. đ. VHGTCSHC Việt Nam không nhất thành bất biến. Quá trình chuyển đổi từ nền văn hóa nông nghiệp truyền thống sang văn hóa công nghiệp – đô thị đã và đang đem đến những thay đổi và đặt ra những yêu cầu đổi mới đối với hoạt động giao tiếp nơi CSHC. 3 4.3. Phương pháp nghiên cứu (1) Luận án sử dụng hướng tiếp cận liên ngành và hệ thống – cấu trúc để xem xét các thành tố của VHGT nơi CSHC, tìm ra các đặc điểm và mối quan hệ giữa chúng. (2) Vì đề tài thuộc phạm vi văn hóa học ứng dụng nên trong luận án, chúng tôi vận dụng phương pháp điều tra xã hội học. Về kỹ thuật định tính, dựa trên Bảng hỏi bán cấu trúc tiến hành phỏng vấn sâu (in-depth interview) ba đối tượng: cán bộ lãnh đạo, công chức và người dân. 31 cuộc phỏng vấn sâu (PVS) đều được ghi âm và gỡ băng. Trong nghiên cứu định lượng, chúng tôi thực hiện khảo sát bằng Bảng hỏi để đo lường, kiểm chứng các giả thiết đề ra. Chúng tôi xử lý, phân tích các dữ liệu định lượng bằng phần mềm chuyên dụng cho nghiên cứu xã hội học: SPSS 16.0 và trích dẫn kết quả đó theo các chủ đề khác nhau, phù hợp với mục đích nghiên cứu và cấu trúc của đề tài. (3) Phương pháp lịch sử được áp dụng để đánh giá quá trình hình thành và phát triển VHGT hành chính của người Việt Nam qua các giai đoạn, các thời kỳ lịch sử của dân tộc. (4) Phương pháp so sánh trong văn hóa học, cả so sánh lịch đại (từ trước Đổi mới đến nay) và đồng đại (trường hợp TP.HCM trong sự so sánh với các vùng, miền khác), đồng thời sử dụng ở mức độ nhất định là so sánh xuyên văn hóa để thấy được sự khác biệt trong VHGT nơi CSHC giữa Việt Nam với một số quốc gia trên thế giới. (5) Luận án kết hợp thêm các thao tác như quan sát, ghi nhận và phân tích một số tình huống giao tiếp giữa CBCC với nhân dân tại phòng tiếp dân của một số sở, ban, ngành, phòng công chứng… thuộc UBND TP.HCM, có tham khảo kết quả, số liệu nghiên cứu của các tác giả khác về TP.HCM hoặc các vùng miền, quốc gia khác. Nguồn tư liệu phục vụ cho luận án khá phong phú, thuộc những lĩnh vực khác nhau liên quan đến đề tài như tâm lý học, ngữ dụng học, hành chính học, đạo đức học, chính trị, kinh tế học, sử học, thông tin học, ký hiệu học… và một cơ sở dữ liệu điều tra XHH đã xử lý. Các tư liệu văn bản, những phát biểu quan điểm về GTCSHC, văn học dân gian (tục ngữ, thành ngữ,…) và văn học viết vv cũng góp phần bổ sung nguồn tư liệu sinh động cho luận án. 5. Kết quả đóng góp của luận án 5.1. Về phương diện khoa học (1) Xác định khung lý thuyết về VHGT nơi CSHC như một hệ thống (sub- culture); (2) Bổ sung hướng tiếp cận khoa học cho việc nghiên cứu GTHC như một tiểu cấu trúc (sub-culture system); (3) Bổ sung tư liệu nghiên cứu trường 4 hợp có ý nghĩa cho hướng kết hợp phương pháp liên ngành với các lý thuyết văn hóa học để lý giải những vấn đề liên quan đến VHGT nơi CSHC. 5.2. Về ý nghĩa thực tiễn (1) Luận án góp phần đánh giá thực trạng về VHGT nơi CSHC (nhấn mạnh hoạt động tiếp dân), tạo thêm nguồn dữ liệu thực tiễn làm cơ sở cho việc hoạch định những chính sách, giải pháp phù hợp nhằm khắc phục những hạn chế trong CCHC của Việt Nam nói chung, TP.HCM nói riêng; (2) Kết quả nghiên cứu có thể trở thành tư liệu tham khảo cho học phần Văn hóa giao tiếp hoặc các nghiên cứu về văn hóa quản lý hành chính công… 6. Kết cấu và quy cách trình bày luận án Ngoài phần Dẫn nhập, Kết luận và Phụ lục, luận án có 3 chương: Chương 1, Cơ sở lý luận và thực tiễn, bao gồm hai nội dung chủ yếu là Cơ sở lý luận với những khái niệm công cụ được áp dụng xuyên suốt luận án, và Cơ sở thực tiễn là những nhận định khái quát về VHGT CSHC từ góc nhìn lịch sử - văn hóa, qua đó phản ánh chiều sâu nhận thức về giao tiếp CSHC qua các thời kỳ lịch sử. Chương 2, Văn hóa tổ chức giao tiếp trong CSHC, đối tượng nghiên cứu chính ở chương 2 là văn hóa tổ chức giao tiếp trong CSHC như một hệ thống, bao gồm: văn hóa tổ chức không gian và thời gian giao tiếp - gọi chung là bối cảnh giao tiếp, văn hóa tổ chức các thành viên tham gia giao tiếp, văn hóa tổ chức nội dung và hình thức giao tiếp. Chương 3, Văn hóa ứng xử trong giao tiếp nơi CSHC chủ yếu đi sâu nghiên cứu quan hệ tương tác giữa CBCC và người dân trong GTHC, đánh giá thực trạng văn hóa ứng xử nơi CSHC, phân tích những nguyên nhân từ góc nhìn truyền thống văn hóa dân tộc có ảnh hưởng đến hoạt động tiếp dân nơi CSHC. CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Khái niệm giao tiếp và văn hóa giao tiếp trong CSHC 1.1.1. Giao tiếp Có thể xem giao tiếp là một hoạt động được cấu thành bởi các yếu tố: tương tác xã hội (gặp gỡ, trao đổi…), thông qua phương tiện ngôn từ và phi ngôn từ (lời nói, cử chỉ, hành vi v.v ) nhằm chuyển tải thông điệp của con người, trong các bối cảnh cụ thể. Kế thừa quan niệm của các học giả đi trước, chúng tôi hiểu: Giao tiếp là một quá trình tương tác xã hội giữa các bên tham gia, thông qua phương tiện ngôn từ và phi ngôn nhằm đạt được mục đích giao tiếp trong những bối cảnh nhất định. 5 1.1.2. Công sở và công sở hành chính Có nhiều tiêu chí khác nhau được áp dụng để định nghĩa và phân loại công sở. Từ góc độ hành chính học, người viết mạnh dạn đưa ra một khái niệm công cụ về CSHC như sau: CSHC là tổ chức, cơ quan do nhà nước lập ra, đặt dưới sự quản lý của nhà nước, có tư cách pháp nhân, có trụ sở làm việc, được điều chỉnh bằng công pháp và được sử dụng công quyền để tổ chức công việc Nhà nước hoặc dịch vụ công vì lợi ích chung của xã hội, của cộng đồng. 1.1.3. Văn hóa giao tiếp và văn hóa giao tiếp trong công sở hành chính (1) Về văn hóa giao tiếp Tiếp cận từ phương pháp hệ thống – cấu trúc, chúng tôi đề xuất một khái niệm công cụ về VHGT như sau: văn hóa giao tiếp là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động giao tiếp, trong sự tương tác với môi trường xã hội của mình. (2) Về VHGT trong CSHC Giao tiếp CSHC thuộc kiểu thức giao tiếp chức năng. Trong GTHC, quan hệ tương tác giữa các chủ thể chủ yếu bị chi phối, điều chỉnh bởi các quy định chung do tổ chức đặt ra một cách chặt chẽ. Chúng tôi xác định, giao tiếp trong CSHC là quá trình tương tác xã hội, thông qua hành vi giao tiếp, nhằm thỏa mãn nhu cầu và các mục tiêu mà con người hướng tới trong bối cảnh thực thi công vụ và quan niệm: VHGT CSHC là hệ thống những giá trị (vật chất và tinh thần) mà con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình giao tiếp trong hoạt động công sở. 1.2. Đặc điểm cấu trúc, chức năng và vai trò của văn hóa giao tiếp trong công sở hành chính 1.2.1. Đặc điểm cấu trúc Định vị VHGT nơi CSHC trong hệ tọa độ: Chủ thể - Không gian – Thời gian, dựa trên cấu trúc chung của hoạt động giao tiếp, có thể hình dung về đặc điểm cấu trúc của VHGT hành chính như sau: (1) Xét về chủ thể giao tiếp Giao tiếp là một quá trình tương tác xã hội giữa các bên tham gia, do đó, tùy thuộc vào “vai” và “lượt” giao tiếp cụ thể, các thành viên tham gia đều được xem là chủ thể của hoạt động giao tiếp. Xét chủ thể giao tiếp từ “vai” giao tiếp là cán bộ công chức, hoạt động GTHC có đặc thù: Thứ nhất, là giao tiếp mang tính công vụ, chính thống; Thứ hai, GTHC có tính chức trách, bổn phận; Thứ ba, GTHC mang tính chuyên nghiệp. Những đặc trưng nhân khẩu – xã hội khác biệt của cá nhân người dân (như tuổi, giới tính, trình độ học vấn, 6 nghề nghiệp, thu nhập, vị thế xã hội…) ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng, hiệu quả của quá trình giao tiếp. (2) Bối cảnh giao tiếp trong công sở hành chính Theo nghĩa rộng, bối cảnh giao tiếp có thể bao gồm những cấu trúc xã hội, bối cảnh vật lý (không gian – thời gian), bối cảnh lịch sử – xã hội, bối cảnh kinh tế - chính trị, bối cảnh thể chất - tâm lý Theo nghĩa hẹp, bối cảnh giao tiếp nơi CSHC là không gian – thời gian làm việc chính thức, trong đó, hoạt động giao tiếp bị quy định bởi tôn chỉ, mục đích của từng đơn vị và nội quy, chế định chung của nhà nước. Luận án chủ yếu nghiên cứu cách thức tổ chức không gian-thời gian làm việc chính thống của CBCC nơi CSHC. (3) Nội dung giao tiếp trong công sở hành chính Hoạt động tiếp dân của CBCC trong CSHC là hoạt động giao tiếp chính thức. Do vậy, nội dung của GTHC luôn gắn liền việc giải quyết hoặc thỏa mãn các nhu cầu và những mục tiêu mà các chủ thể hướng tới trong bối cảnh giao tiếp hành chính - công vụ. (4) Hình thức giao tiếp trong công sở hành chính Nếu xét ở góc độ cách thức giao tiếp thì hoạt động giao tiếp có thể được chia thành hai loại: Giao tiếp trực tiếp: là giao tiếp “mặt đối mặt” (face-to- face); và Giao tiếp gián tiếp: là hình thức giao tiếp được sử dụng khi các chủ thể giao tiếp không đối mặt trực diện với nhau (mà qua điện thoại, email, nhắn tin, điện tín…). Nếu căn cứ vào phương tiện giao tiếp, có hai loại công cụ chủ yếu: Giao tiếp ngôn từ (qua lời nói và chữ viết) và Giao tiếp phi ngôn từ được biểu đạt qua các yếu tố cận ngôn từ (Paralanguage) và ngoại ngôn từ (Extralanguege). 1.2.2. Chức năng và vai trò GTHC và VHGT CSHC có chức năng (1) tổ chức xã hội, liên kết hành động; (2) chức năng định hướng các giá trị, điều chỉnh các chuẩn mực GTHC sao cho phù hợp với hoàn cảnh khách quan; (3) chức năng thuyết phục. Từ đó, VHGT CSHC có vai trò là động lực, hệ điều tiết và là nền tảng tinh thần vững chắc cho quá trình CCHC. 1.3. Thực tiễn giao tiếp công sở hành chính qua các thời kỳ lịch sử và ảnh hưởng đối với văn hóa nhận thức về giao tiếp công sở hành chính Eric Worlf (1956) nhấn mạnh: “Hiểu những nền văn hóa với những kiểu thức xã hội, những niềm tin, phong tục của chúng đòi hỏi xem chúng như một phần của những lĩnh vực chính trị và kinh tế rộng lớn hơn ảnh hưởng và tạo 7 hình những xã hội và những nền văn hóa đó” 1 . VHGT hành chính gắn liền với lịch sử dân tộc và lịch sử hành chính – một bộ phận của lịch sử Nhà nước nói riêng và là một thành tố của văn hóa dân tộc nói chung. Đặt trong hệ thống ấy, nghiên cứu VHGT trong CSHC qua các thời kỳ lịch sử không chỉ giúp hình dung được quá trình vận động của GTHC trong diễn trình ấy mà còn thấy được chiều sâu văn hóa nhận thức về GTHC của các chủ thể. 1.3.1. Giao tiếp nơi công sở hành chính trong truyền thống Trong lớp văn hóa bản địa, do bị quy định bởi “phương thức sản xuất châu Á” (Marx) - ruộng đất trở thành tư liệu sản xuất chính và thuộc về sở hữu công cộng nên quan hệ GTHC giữa các chủ thể mang đậm tinh thần dân chủ truyền thống của cư dân gốc nông nghiệp lúa nước phương Nam, vốn ưa lối sống ổn định, trọng cộng đồng, tình cảm… Những giá trị này dường như đã có sẵn và luôn ẩn hằng trong chiều sâu tâm thức văn hóa dân tộc. Trong lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và khu vực, hệ tư tưởng Nho giáo của Trung Hoa, khi thâm nhập vào Việt Nam, trải qua nhiều tiếp biến thăng trầm, cho đến thời điểm nhà Lê tuyên bố lấy Nho giáo làm quốc giáo đã có những ảnh hưởng khá mạnh mẽ và sâu sắc tới nhận thức về GTHC các thời kỳ sau này. Hình ảnh “quan lèn dân” đã trở thành nỗi ám ảnh thường trực, dần tạo ra tâm lý mặc cảm, tự ti ở người dân…, để lại dấu ấn không dễ phai mờ trong văn hóa nhận thức về GTHC ở các thành viên tham gia. 1.3.2. Giao tiếp nơi công sở hành chính thời hiện đại Trong thời kỳ Pháp thuộc và chống Pháp thuộc, nhận thức độc tôn vị trí kẻ thống trị trong GTHC ngày càng được duy trì và đẩy mạnh. Hơn 80 năm dưới ách thực dân - phong kiến, nhân dân - đối tượng quản lý hành chính các cấp bị áp bức, bóc lột nặng nề. Giai cấp cầm quyền thống lĩnh quyền lực, tiếp tục làm doãng xa khoảng cách giữa chính quyền và người dân, tạo thêm nhiều di hại cho nền dân chủ XHCN và là một trong những nguyên nhân sâu xa của một số mặt tiêu cực đang diễn ra trong hoạt động GTHC nơi công sở hiện nay. Trong thời kỳ xây dựng nhà nước pháp quyền kiểu mới (từ 1945 đến nay), xuất phát từ những nguyên lý của chủ nghĩa Marx - Lenine, đúc kết kinh nghiệm của thế giới và thực tiễn đất nước, Hồ Chí Minh và các nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam đã có những quan điểm sáng tạo về Dân và phục vụ Dân. Tựu trung, có hai điểm cốt yếu nhất: Dân là chủ, là gốc của nước và Cán bộ là đày tớ của dân. Phục vụ dân là nhiệm vụ của mọi cán bộ, công chức, là gốc của mọi công việc. 1 Eric Wolf (1956), “Aspects of Group relations in a complex society: Mexico”. American Anthropologist 8 Tuy nhiên, chuyển đổi nhận thức là một quá trình rất lâu dài. Trước Đổi mới (từ 1945-1986), hiện tượng quan liêu, cửa quyền phổ biến nơi CSHC là bằng chứng về một lối “tư duy cũ”, có tính chất bảo thủ, lỗi thời trên nhiều lĩnh vực, nhất là trong hoạt động GTHC. Sau thời kỳ Đổi mới, nhận thức về giao tiếp CSHC đã có những chuyển biến nhất định. Chính phủ yêu cầu: Công tác CCHC phải được các bộ ngành và địa phương xác định là nhiệm vụ trọng tâm. Đó là quyết tâm của Chính phủ và mong muốn chính đáng của nhân dân. Quan niệm “công dân-khách hàng là thượng đế” (the customer is King) được quán triệt như một giá trị định hướng trong nền hành chính “phục vụ”. Song, trên thực tế, người dân - khách hàng (Client/customer) vẫn thường bị xếp xuống vị trí cuối cùng là “người cần được giúp đỡ” (person in need). Kết quả nghiên cứu định lượng chúng tôi sử dụng trong luận án cho thấy quán tính của một nền hành chính “cai trị”, vận hành theo cơ chế Xin – Cho quan liêu thời “bao cấp” để lại trong quan hệ giao tiếp nơi CSHC còn nặng nề. Đây chính là một rào cản lớn cho quá trình CCHC ở TP.HCM nói riêng, cả nước nói chung. 1.3.3. Giao tiếp công sở và cải cách hành chính hiện nay Ở Việt Nam, công cuộc CCHC được tiến hành ngay những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước nhằm hướng tới việc đáp ứng yêu cầu phát triển mới của đất nước - thời kỳ nền kinh tế bắt đầu chuyển động theo cơ chế thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước. Sau gần 20 năm CCHC, Việt Nam đạt được một số thành công nhất định về quản lý; về thể chế; về cải cách thủ tục hành chính; về bộ máy quản lý hành chính. Thực hiện chủ trương CCHC của Đảng và Nhà nước, TP.HCM là địa phương đầu tiên trong cả nước thực hiện thí điểm CCHC, cụ thể trên lĩnh vực cải cách thủ tục hành chính (TTHC), theo mô hình “một cửa, một dấu”. Mục tiêu của cơ chế “một cửa” là đơn giản hóa các TTHC; giảm bớt phiền hà, sách nhiễu của các cơ quan công quyền cũng như các CBCC được ủy quyền; bảo đảm công khai, rõ ràng, thông suốt quy trình giải quyết TTHC; tiết kiệm công sức và chi phí, tăng cường sự giám sát của người dân đối với các cơ quan công quyền. Bên cạnh những chuyển biến đáng ghi nhận, công tác CCHC của TP.HCM nói riêng, cả nước nói chung còn có những mặt hạn chế như: quy trình, TTHC tuy được rà soát, điều chỉnh và có tiến bộ nhưng vẫn còn nhiều vướng mắc trong thực hiện, đặc biệt là đối với lĩnh vực nhà đất, gây không ít phiền hà, bức xúc cho người dân. Không ít yếu kém, khuyết điểm liên quan đến lĩnh vực VHGT, chẳng hạn: thái độ phục vụ dân của CBCC còn lạnh lùng, xa cách, thậm chí vô cảm; hiện tượng nhũng nhiễu, né tránh, thiếu minh bạch trong quan hệ GTHC chưa được khắc phục hiệu quả… Đáng tiếc là, cho đến nay 9 VHGT CSHC chưa được quan tâm thấu đáo đúng với tầm quan trọng vốn có của nó. Trong “Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2001 – 2010” của Chính phủ cũng như trong “Báo cáo tổng kết việc thực hiện giai đoạn I (2001 – 2005) Chương trình tổng thể CCHC và phương hướng, nhiệm vụ CCHC giai đoạn II (2006 – 2010)” của Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ, VHGT nơi CSHC chưa được đề cập như một vấn đề bức bách, một nhiệm vụ không thể trì hoãn. Thậm chí, sự ra đời của Quy chế văn hóa công sở năm 2008 thì cốt lõi và những nội dung trọng tâm của việc xây dựng VHGT nơi CSHC trong tình hình mới cũng chưa được đặt ra rõ ràng và có định hướng cụ thể. Như vậy, sẽ khó có những đổi mới đột phá và thành công nếu không đặt VHGT trong quan hệ với quá trình CCHC như một hệ thống với ý thức sâu sắc, khoa học và hành động quyết liệt, khẩn trương. Tiểu kết Kết quả nghiên cứu đạt được ở Chương 1 như sau: 1. Về cơ sở lý luận, cung cấp phương pháp luận làm cơ sở lý thuyết cho những quan điểm nghiên cứu sẽ trình bày trong luận án (đề xuất và làm rõ nội hàm một số khái niệm công cụ như: giao tiếp, GTHC, văn hóa giao tiếp CSHC…). Xác định giao tiếp CSHC thuộc kiểu thức giao tiếp chức năng, có đặc điểm cấu trúc riêng xét theo từng thành tố; có các chức năng: tạo liên kết hành động và ra quyết định, chức năng điều chỉnh, định hướng các giá trị, chuẩn mực GTHC, chức năng thuyết phục. Gắn với hệ giá trị (vật chất và tinh thần), VHGT CSHC có sức mạnh lan tỏa trong toàn bộ các yếu tố cấu thành của nền hành chính, trở thành chất keo liên kết mọi yếu tố trong hệ thống; 2. Về cơ sở thực tiễn, nghiên cứu đã phần nào làm rõ quá trình vận động và phát triển của VHGT CSHC ở Việt Nam qua dòng chảy thời gian - lịch sử. Mọi khía cạnh thuộc về bối cảnh văn hóa – xã hội (theo nghĩa rộng, bối cảnh có thể bao gồm những cấu trúc xã hội, chính trị, lịch sử… trong đó GT xảy ra) đều được xem xét kỹ lưỡng, bởi VHGT nơi CSHC, xét đến cùng là sản phẩm của phương thức sản xuất và những cơ chế quản lý xã hội nhất định; 3. Thực tế lịch sử qua suốt hành trình dài đã tạo hình nên văn hóa nhận thức về giao tiếp CSHC ở các chủ thể giao tiếp. Tới nay, sau hơn 25 năm đổi mới toàn diện, nhận thức của đội ngũ CBCC về tính tất yếu và sự cần thiết phải CCHC nhà nước, thay đổi quan niệm về người dân trên tinh thần phục vụ, công dân – “khách hàng là Thượng đế”… đã có sự chuyển biến đáng kể. Tuy nhiên, do quán tính của quan hệ GTHC trong lịch sử hành chính giai đoạn phong kiến tập quyền và cơ chế “xin – cho” thời bao cấp để lại còn quá mạnh nên sự chuyển đổi nhận thức ấy vẫn chậm chạp và thiếu triệt để. Do vậy [...]... độ hành xử khi thi hành công vụ bởi VHGT CSHC luôn gắn bó hữu cơ với CCHC, vừa là nguồn lực nội sinh, vừa là kết quả của quá trình đổi mới CHƯƠNG 2 VĂN HÓA TỔ CHỨC GIAO TIẾP TRONG CÔNG SỞ HÀNH CHÍNH Trong chương này văn hóa tổ chức giao tiếp nơi CSHC được tiếp cận như một hệ thống hữu cơ, gồm: văn hóa tổ chức không gian và thời gian giao tiếp gọi chung là bối cảnh giao tiếp, văn hóa tổ chức các thành... giai đoạn chuyển tiếp từ văn hóa truyền thống đến văn hóa hiện đại, từ văn hóa nông nghiệp đến văn hóa công nghiệp, từ văn hóa nông thôn làng xã đến văn hóa đô thị, không thể tránh khỏi những biểu hiện “quá độ” (giao tiếp truyền thống lấn át giao tiếp chức năng), không thể không chấp nhận và đối diện với những mâu thuẫn nảy sinh từ việc lựa chọn các “kiểu mô thức” ứng xử nơi CSHC Văn hóa nông nghiệp... giao tiếp ở vị thế xã hội được xem là cao hơn Văn hóa ứng xử nơi công sở hiện đại đòi hỏi các bên tham thoại phải có những “phản ứng” thích hợp với cảnh huống giao tiếp Vì vậy, tùy tính chất, đối tượng, không gian, thời gian giao tiếp mà chọn cách giao tiếp bằng ngôn từ sao cho phù hợp với truyền thống dân tộc và tính khách quan, chuẩn mực của văn minh công sở hiện đại 3.2.2 Giao tiếp phi ngôn từ Giao. .. được vận dụng chủ yếu trong chương 2 và chương 3 Qua nghiên cứu, chúng tôi đưa ra các kết luận sau: 1 Lịch sử văn hóa dân tộc, trong đó có lịch sử giao tiếp hành chính, qua suốt hành trình dài đã tạo hình nên văn hóa nhận thức về giao tiếp CSHC ở con người Việt Nam Nơi CSHC, gắn với hoạt động tiếp dân, trong quan hệ GTHC, chủ thể GT chính là CBCC và người dân Từ góc độ chủ thể giao tiếp là CBCC, có thể... cách không gian giữa các cá nhân trong giao tiếp Mức độ xa - gần của các loại khoảng cách trong giao tiếp thường bị ảnh hưởng và chi phối bởi đặc trưng văn hóa dân tộc Trong quan hệ GTHC, sự sắp đặt vị trí hay khoảng cách giao tiếp chính là “kênh” phản ánh vị thế (position) và bản chất mối quan hệ giao tiếp của các bên tham thoại Khi tiếp dân, công chức và công dân tiếp xúc với nhau qua một tấm kính... diện, vị thế xã hội… trong các quan hệ xã hội của người Việt Nam Tuy nhiên, văn hóa giao tiếp truyền thống dựa trên tính cộng đồng làng xã đang dần bị phá vỡ, không còn phù hợp với môi trường mới, nhất là môi trường giao tiếp hành chính – công vụ Trong khi đó, những giá trị văn hóa mới đang hình thành, chưa đủ để thay thế hoàn toàn văn hóa nông nghiệp Nơi CSHC, những giá trị văn hóa mới như ý thức thượng... thống văn hóa giao tiếp tốt đẹp của dân tộc KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận Từ góc độ văn hóa học và với phương pháp hệ thống, liên ngành, văn hóa giao tiếp trong CSHC được xem xét như một tiểu văn hóa (sub-culture), trong đó, các thành tố nhận thức - tổ chức - ứng xử luôn có quan hệ hữu cơ, không thể tách rời Định vị đối tượng trong hệ tọa độ Không gian - Chủ thể - Thời gian (KC-T), VHGT nơi CSHC tiếp. .. cho thấy, văn hóa tổ chức giao tiếp trong CSHC đòi hỏi tính chuyên nghiệp không chỉ ở việc tổ chức bối cảnh giao tiếp (không gian và thời gian giao tiếp) , tổ chức thành viên giao tiếp (CBCC và người dân) mà còn cần một quy trình hoạt động chuyên nghiệp, biểu hiện ở việc tổ chức nội dung và hình thức GTCSHC Tuy nhiên, do những hệ lụy để lại từ nền hành chính “cai trị” trong quá khứ, do nền hành chính hiện... quá trình hiện đại hóa chậm và bị gián đoạn bởi chiến tranh…, nên việc tổ chức, quản lý hoạt động GTCSHC còn thiếu chuyên nghiệp Do vậy, muốn cải thiện hoạt động giao tiếp nơi CSHC, đòi hỏi phải bao quát đồng bộ tất cả thành tố của văn hóa tổ chức CSHC như một hệ thống 15 CHƯƠNG 3 VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG GIAO TIẾP NƠI CÔNG SỞ HÀNH CHÍNH Tiếp cận theo phương pháp hệ thống – cấu trúc, trong chương này, chúng... viên giao tiếp, văn hóa tổ chức nội dung và hình thức giao tiếp 2.1 Tổ chức không gian giao tiếp Luận án nghiên cứu hai khía cạnh của không gian GTHC là: Khung cảnh ngoại thất công sở và thiết kế nội thất công sở biểu hiện qua cách tổ chức phòng làm việc, phòng tiếp dân 2.1.1 Khung cảnh môi trường công sở Khung cảnh (context of communication) làm việc nơi CSHC được tạo nên bởi kiến trúc công sở, môi . tiếp và văn hóa giao tiếp trong công sở hành chính (1) Về văn hóa giao tiếp Tiếp cận từ phương pháp hệ thống – cấu trúc, chúng tôi đề xuất một khái niệm công cụ về VHGT như sau: văn hóa giao tiếp. trong bối cảnh giao tiếp hành chính - công vụ. (4) Hình thức giao tiếp trong công sở hành chính Nếu xét ở góc độ cách thức giao tiếp thì hoạt động giao tiếp có thể được chia thành hai loại: Giao. chức giao tiếp trong CSHC như một hệ thống, bao gồm: văn hóa tổ chức không gian và thời gian giao tiếp - gọi chung là bối cảnh giao tiếp, văn hóa tổ chức các thành viên tham gia giao tiếp, văn hóa

Ngày đăng: 07/11/2014, 22:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan