Trong cuộc sống hàng ngày cũng như là trong các mối quan hệ kinh doanh hay các mối quan hệ nơi công sở, để có sự thành công không chỉ cần sự siêng năng cần cù sáng tạo làm việc mà còn cầ
Trang 3BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
Giáo viên hướng dẫn: TSKH Nguyễn Thị Đông
Chức danh, học hàm, học vị: Nghiên cứu viên chính, TSKH
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu lần này, trước hết xin chân thành cảm ơn cô TSKH Nguyễn Thị Đông đã tận tình truyền đạt kiến thức, hướng dẫn làm đề tài trong thời gian qua Xin gửi tới khoa Quản trị văn phòng trường đại học Nội Vụ Hà Nội lời cảm ơn sâu sắc vì đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp em thu thập số liệu khảo sát để thực hiện nghiên cứu đề tài Với vốn kiến thức hạn hẹp
và khả năng có hạn em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp phê bình từ các thầy cô
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 5LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, cùng với xu thế phát triển của xã hội và quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế, cạnh tranh là khó tránh khỏi và vô cùng khốc liệt Trong bối cảnh đó, văn hoá giao tiếp trong kinh doanh được nói đến như một tiêu chí vô cùng quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp Giao tiếp vốn là một hoạt độngthiết yếu của con người Đặc biệt, trong công sở, giao tiếp đóng vai trò quan trọng, có thể quyết định sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp, một cơ quan Trong cuộc sống hàng ngày cũng như là trong các mối quan hệ kinh doanh hay các mối quan
hệ nơi công sở, để có sự thành công không chỉ cần sự siêng năng cần cù sáng tạo làm việc mà còn cần có kỹ năng giao tiếp
Nhận biết được ý nghĩa thực tiễn trên nên nhóm quyết định chọn đề tài “Xây dựng văn hoá giao tiếp nơi công sở” Việc tìm hiểu và nghiên cứu sâu vấn đề này giúp nhóm có cơ hội để hiểu rõ hơn về ý nghĩa và tầm quan trọng cũng như những chuẩn mực trong giao tiếp của người Việt Nam từ đó có thể nắm bắt được những kỹ năng cần thiết nhằm trang bị thêm cho mình một trong những yếu tố không thể thiếu để thành công, bên cạnh những kiến thức và kỹ năng được đào tạo thông qua trường lớp.Tuy nhiên, với thới gian và nguồn lực có hạn, hơn nữa văn hoá là một trong những vấn đề hết sức rộng lớn, đa dạng về khía cạnh, phong phú về quan điểm, cách nhìn nhận nên trong khuôn khổ đề tài này, nhóm chỉ xin đề cập đến văn hoá giao tiếp nơi công sở ở một số khía cạnh cơ bản Nội dung đề tài được tham khảo qua nhiều quan điểm tài liệu và dựa trên ý chí chủ quan của nhóm nên sẽ không tránh khỏi nhiều thiếusót và hạn chế Chính vì vậy, nhóm rất mong được thầy cô các bạn thông cảm và góp
ý
Trang 6Đề tài: Xây dựng văn hoá giao tiếp nơi công sở.
Phần 1.MỞ ĐẦU
1 Lý do nghiên cứu:
Ngày nay nhiều nhân viên văn phòng không thành công trong công việc do khả năng giao tiếp kém nên nhóm quyết định chọn đề tài “Xây dựng văn hoá giao tiếp nơi công sở”
2 Lịch sử nghiên cứu:
Trong lịch sử nghiên cứu đề tài này và những vấn đề có liên quan có một số hướng tiếp cận sau:
a) Về giao tiếp và văn hoá giao tiếp nói chung;
b) Về thực trạng văn hoá giao tiếp của người Việt;
c) Về xây dựng văn hoá giao tiếp nơi công sở;
Hầu hết các công trình mới dừng lại ở việc tìm hiểu giao tiếp từ các khía cạnh khác nhau của vấn đề như tâm lý, giáo dục, đạo đức, ngôn ngữ, xã hội học… một cách cụ thể, biệt lập, thiếu sự tiếp cận mang tính liên ngành hoặc chưa nhìn nhận, xem xét văn hoá giao tiếp như một hệ thống Đề tài đã có nhiều tiểu luận, luận văn, luận án nghiên cứu về văn hoá, kỹ năng giao tiếp nơi công sở, có thể kể tới như:
-Tài liệu Để giao tiếp nơi công sở thành công hơnĐể giao tiếp nơi công sở thành công hơn_tailieu.vn _tailieu.vn đưa ra một số bí quyết giúp xây dựng văn hoá giao tiếp nơi công sở tốt hơn
-Tài liệu Giao tiếp trong công sở _Để không là “kẻ ngốc” nơi công sở_Dân trí nêu
ra các bí quyết để giữ mối quan hệ tốt với đồng nghiệp
-Tài liệu tập huấn văn hoá giao tiếp ứng xử nơi công sở_ nhóm PTD cũng có nói vềcác cách ứng xử để xây dựng văn hoá giao tiếp nơi công sở nhưng chưa nêu được rõ
về thực trạng văn hoá giao tiếp nơi công sở hiện nay
-Nghiên cứu của sinh viên Nguyễn Văn Vĩnh về đề tài Giao tiếp nơi công sở chưa nêu rõ được cơ sở lý luận, thực trạng về văn hoá giao tiếp nơi công sở
-Ngoài ra còn có một số nghiên cứu khác nhưng đa phần là chỉ nếu rõ một phần, một khía cạnh về văn hoá hoá giao tiếp nơi công sở như cách giao tiếp qua điện thoại, cách ứng xử khéo léo trong công việc hay các bí quyết giao tiếp hiệu quả trong công việc,… mà không tóm gọm được toàn bộ các nội dung cũng như chưa nghiên cứu đầy
đủ về văn hoá giao tiếp nơi công sở
Trang 73 Đối tượng nghiên cứu:
Văn hóa giao tiếp nơi công sở
Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Hùng Phát
4 Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Hùng Phát
Chỉ xem xét các vấn đề nhằm xây dựng văn hoá giao tiếp nơi công sở
5 Mục đích nghiên cứu:
Xây dựng văn hóa giao tiếp nơi công sở
6 Các nhiệm vụ nghiên cứu:
Nghiên cứu về văn hoá giao tiếp nơi công sở
Nghiên cứu biện pháp nâng cao văn hoá giao tiếp nơi công sở
7 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu tài liệu
Điều tra bằng bảng hỏi
8 Giả thuyết khoa học:
Nếu có biện pháp nâng cao văn hoá giao tiếp nơi công sở thì nhân viên văn phòng
có thành công hơn trong công việc
9 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài:
-Ý nghĩa lý luận:
Đưa ra được khái niệm, bản chât, chức năng, vai trò, mục tiêu của giao tiêp
Nêu ra những kỹ năng cần thiết giao tiếp( nghe, nói, đọc, viết, thuyết trình )
-Ý nghĩa thực tế:
Thực trạng về văn hoá giao tiếp nơi công sở hiện nay
Biện pháp xây dựng văn hoá giao tiếp nơi công sở
10 Bố cục nội dung:
Chương 1: Cơ sở lý luận về văn hoá giao tiếp nơi công sở.
1.1 Tổng quan về giao tiếp
1.2 Kỹ năng giao tiếp
Trang 81.3 Tổng quan về văn hoá giao tiếp
1.4 Một số thông tin về Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Hùng Phát
Chương 2: Thực trạng về văn hoá giao tiếp nơi công sở
2.1 Những thói quen xấu
2.2 Những thói quen tốt
Chương 3: Xây dựng văn hoá giao tiếp nơi công sở
3.1 Lời chào tạo thiện cảm
3.2 Lời nói nơi công sở
3.3 Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
Phần 2 NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận về văn hoá giao tiếp nơi công sở
1.1. Tổng quan về giao tiếp
1.1.1. Khái niệm giao tiếp:
Giao tiếp là quá trình xác lập và vận hành các quan hệ người- người, hiện thực hoá các quan hệ xã hội giữa chủ thể này với chủ thể khác
Mối quan hệ giao tiếp giữa con người với con người có thể xảy ra với các hình thức khác nhau
+Giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân
+Giao tiếp giữa cá nhân với nhóm
+Giao tiếp giữa nhóm với nhóm, giữa nhóm với cộng đồng,…
1.1.2. Chức năng của giao tiếp:
-Chức năng thông tin:
Qua giao tiếp, con người trao đổi, truyền đạt tri thức, kinh nghiệm với nhau Mỗi
cá nhân vừa là nguồn phát thông tin vừa là nơi tiếp nhận thông tin Thu nhận và xử lý thông tin là một con đường quan trọng để phát triển nhân cách
-Chức năng cảm xúc:
Trang 9Giao tiếp không chỉ bộc lộ cảm xúc mà còn tạo ra những ấn tượng, những cảm xúc mới giữa các chủ thể Vì vậy giao tiếp la một trong những con đường hình thành tình cảm của con người.
-Chức năng nhận thức lẫn nhau và đánh giá lẫn nhau:
Trong giao tiếp, mỗi chủ thể tự bộc lộ quan điểm, tư tưởng, thái độ, thói quen… của mình, do đó các chủ thể có thể nhận thức được về nhau làm cơ sở đánh giá lẫn nhau Điều quan trọng hơn là trên cơ sở so sánh với người khác và ý kiến đánh giá củangười khác, mỗi chủ thể có thể tự đánh giá được về bản thân mình
-Chức năng điều chỉnh hành vi
Trên cơ sở nhận thức lần nhau, đánh giá lẫn nhau và tự đánh giá được bản thân, trong giao tiếp, mỗi chủ thể có khả năng tự điều chỉnh hành vi của mình cũng như có thể tác động đến động cơ, mục đích, quá trình ra quyết định hành động của chủ thể khác
-Chức năng phối hợp hành động:
Nhờ có quá trình giao tiếp, con người có thể phối hợp hành động để cùng nhau giải quyết nhiệm vụ nào đó nhằm đạt được mục tiêu chung Đây là một chức năng giao tiếp phục vự các nhau cầu chung của xã hội hay của một nhóm người
Tóm lại, giao tiếp là quá trình quan hệ, tác động qua lại giữa con người với con người, trong đó con người trao đổi thông tin, cảm xúc, nhận thức, đánh giả và điều chỉnh hành vi lần nhau, đồng thời tự điều chỉnh hành vi của mình
Trang 101.1.3. Mục tiêu của giao tiếp:
-Truyền tải được thông điệp, giúp người nghe hiểu được những gì chúng ta muốntruyệt đạt
-Có được sự phản hồi của người nghe
-Duy trì mối quan hệ tốt với người nghe
1.2 Kỹ năng giao tiếp
a, Lợi ích của việc lắng nghe:
-Thể hiện sự tôn trọng với đối tượng: biết lắng nghe sẽ chứng tỏ bạn tôn trọng lời nói của đối tượng cũng như tôn trọng đối tượng
-Thu thập được nhiều thông tin hơn
-Tạo được các mối quan hệ tốt: biết lắng nghe thể hiện được sự tôn trọng của bạn dành cho đối tượng, tạo nên sự thiện cảm, ấn tượng tốt dành cho bạn giúp thắt chặt các mối quan hệ và hợp tác dễ dàng hơn
-Giúp nắm bắt cảm xúc của đối tượng: lắng nghe tốt bạn có thể hiểu và nắm bắt được cảm xúc của đối tượng hiện tại, từ đó có cách ứng xử giao tiếp phù hợp hơn
-Giải quyết các mâu thuẫn, các vấn đề trong công việc dễ hơn: chúng ta nên khuyến khích đối tượng nói chia sẻ các vấn đề khúc mắc trong lòng, giải quyết được các chúng thì làm việc sẽ tập trung hiệu quả hơn,sự hợp tác sẽ tốt hơn và tất nhiên tiếntriển công việc cũng sẽ tốt hơn
b, Một số yêu cầu khi lắng nghe:
-Biết lắng nghe người khác: lắng nghe các góp ý, thông tin, phản hồi hay nguyện vọng của người khác sẽ giúp bạn hoàn thành công việc một cách chính xác
Trang 11hơn đồng thời cũng đó cũng là tác động tốt, tạo động lực để người khác làm việc tốt hơn.
-Tiếp thu đầy đủ và chính xác thông tin
- Lắng nghe người khác đế biết được các ý kiến, quyết định của mình có chínhxác, hợp lý hay không
c, Phân loại kỹ năng nghe:
-Không lắng nghe: hoàn toàn không nghe những gì xảy ra bên ngoài, đối tượng hoàn toàn không muốn nghe hay tiếp nhận bất kỳ thông tin gì
-Giả vờ nghe: người nghe chỉ tỏ vẻ lắng nghe để thể hiện sự lịch sự và tôn trọng chứ không muốn tiếp nhận thông tin hay đang suy nghĩ một vấn đề khác
-Nghe chọn lọc: người nghe chỉ tiếp thu nhưng thông tin mình cần, bỏ qua phần thông tin đã biết hoặc không quan tâm tới
-Nghe chăm chú: lắng nghe một cách nghiêm túc, tập trung tiếp nhận phân tích thông tin
-Nghe thấu cảm: người nghe vừa lắng nghe vừa quan tâm đến cảm xúc cử chỉ,tính cách của người đối thoại, cố gắng hiểu được suy nghĩ vấn để của họ để từ đó có cách ứng xử giao tiếp phù hợp, chủ động hơn
1.2.2 Kỹ năng nói:
a, Vai trò của lời nói:
-Lời nói thể hiện được trình độ văn hoá, trình độ giao tiếp, khả năng, sự hiểu biết của người nói
-Lời nói là phương tiện tạo mối quan hệ tốt giữa mọi người, người có kỹ năng nói tốt sẽ tạo được mối quan hệ tốt cũng như năng cao hiệu quả công việc, khẳng địnhđược bản thân
b, Nói trực tiếp và nói qua điện thoại:
-Khi nói chúng ta cần nói sao cho mọi người hiểu một cách đầy đủ và chính xác những gì mình muốn truyền đạt Vì vậy, bạn cần phải đặt ra kết quả mà mình muốn trước khi nói và muốn có được kết quả mong muốn thì cần đạt được một số yêu câu sau khi nói:
+Suy nghĩ kỹ và chuẩn bị những gì muốn nói, việc này giúp cho bạn đưa ra lượng thông tin đầy đủ, rõ ràng như ý bạn muốn
+Tạo sự tập trung khi muốn nói hay truyền đạt thông tin, trước khi nói bất cứ điều gì hay cố gắng tạo sự chú ý với mọi người có thể là một câu hỏi, đặt ra môt vấn
Trang 12đề bất hợp lý chưa thể giải quyết se làm người khác chú ý đến lời nói của bạn vì họ nghĩ bạn sẽ có giải pháp hay chí ít cũng sẽ giúp được họ ít nhiều.
+Nói một cách rõ ràng không quá chậm cũng không quá nhanh, không quá to cũng không quá nhỏ, vừa đủ để người nghe tiếp nhận thông tin mà không cần phải nhắc lại
+Có giọng điệu phù hợp, ngữ điệu hợp lý để trành sự mất tập trung cũng như giúp lời nói hay và có điểm nhấn mạnh, làm mọi người chú ý hơn đến lời nói của bạn +Sử dụng câu hỏi để biết được lượng thông tin mà mọi người tiếp nhận từ lời nói của mình, họ có hiểu sai hay tiếp nhận không hết lượng thông tin mà mình đã truyền đạt
+Không nói chen vào khi người khác đang nói, nó vừa tạo sự hỗn loạn trong cuộc đối thoại vừa làm những người khác không tập trung khi nghe đang nghe một người mà lại có người cắt ngang như vậy lời nói của mình lẫn người đang nói đều không được tiếp nhận tốt, quan trọng hơn khi nói chen ngang khi người khác đang nói
sẽ thể hiện sự thiếu lịch sự không tôn trọng người đang nói
-Khi nói qua điện thoại nếu không để ý rất có thể bạn sẽ trờ thành người làm phiền quấy rầy người khác khi gọi vào những lúc không phù hợp hay cách giao tiếp nói chuyện qua điện thoại không tế nhị khéo léo
+Khi gọi cho bất kì ai bạn nên hỏi xem đúng số máy mình cần gọi hay không,
để ý đến ngữ điệu nói chuyện xem họ có muốn nghe tiếp hay mình có gọi vào lúc phù hợp hay không
+Khi nghe máy nhất là ở công ty, bạn nên tỏ ra thân thiện với khách hàng đối tác, ấn tượng đầu khi nói chuyện qua điện thoại có ảnh hưởng lớn đến nhận định và đánh giả của mọi người về công ty của bạn
1.2.3 Kỹ năng đọc:
a, Lợi ích của đọc:
-Giúp tiếp nhận thông tin chính xác, nhanh chóng
-Giúp mở rông kiến thức về tự nhiên, xã hội
-Rèn luyện tư duy, nâng cao khả năng phân tích, tổng hợp, suy nghĩ
b, Đọc một cách hiệu quả:
-Đặt câu hỏi khi đọc: Đọc văn bản này để làm gì? Vấn đề cần tìm hiểu là gì?-Đọc qua các đề mục, tìm ý chính, xác định bố cục văn bản
Trang 13-Tìm những vấn đề cần tập trung tìm hiểu Đánh dầu những thông tin quan trọng.
1.2.4 Kỹ năng thuyết trình:
a, Kỹ năng thuyết trình là gì ?
Thuyết trình là quá trình truyền đạt thông tin nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể:hiểu, tạo dựng quan hệ và thực hiện
Một bài thuyết trình tốt nếu đạt được các mục tiêu cơ bản sau đây:
- Không làm mất thời gian của người nghe
- Hiểu người nghe là ai và tại sao họ tới đây
- Cấu trúc tốt bài thuyết trình
- Thực hiện bài thuyết trình lôi cuốn và hấp dẫn
- Nhấn mạnh những điểm quan trọng trong thông điệp của bạn
- Tạo lập được mối quan hệ thân thiện với người nghe
b, Bốn bước để hoàn thiện bài diễn thuyết của bạn:
Bước 1: Phân tích
- Thứ nhất, bạn cần xác định mục tiêu của việc thuyết trình, ví dụ cái bạn muốn người nghe hiểu là gì, quan hệ bạn muốn tạo dựng là gì, với ai và cái bạn muốn người nghe thực hiện
- Thứ hai, bạn cần phân tích người nghe bằng cách hãy suy nghĩ về chủ đề thuyết trình dưới góc độ của người nghe, tập trung vào kiến thức của họ về vấn đề bạnthuyết trình đến đâu, ngôn ngữ sử dụng như thế nào, mối quan tâm của họ là gì, nhữngđịnh kiến, tâm trạng, quan hệ của người nghe…
- Thứ ba, là lúc bạn thực hiện phân tích các ý tưởng và xây dựng mạch ý tưởng
Trang 14-Hãy đưa ra cho mình những công việc mục đích rã ràng: Chuẩn bị nội dung –thông tin cho bài thuyết trình,Tìm hiểu về khán giả – văn hóa của họ,Tìm kiếm chủ đề,Xây dựng mục tiêu – Xác định mục đích rõ ràng
Bước 2: Chuẩn bị_ Cấu trúc của 1 bài thuyết trình
Nhìn chung, một bài thuyết trình thường được chia làm 3 phần: Mở đầu, nội dung và kết thúc Tại sao vậy? Cấu trúc này mang lại cho người nghe cảm giác có sự phân tích, luận cứ, có cảm giác của sự chuyển động tiến lên phía trước và lý do thứ ba
là dễ nhớ
• Lời mở đầu thu hút chú ý – Dùng một câu hỏi, câu nói gây ngạc nhiên, hoặc
đề cập vấn đề liên quan để gợi lên mối quan tâm của khán giả Phần đầu chỉ chiếm 5- 10 phần trăm bài nói
• Nội dung phải diễn đạt đc ý then chốt – Bài diễn thuyết chỉ cần từ 4- 6 ý mà bạn cần thêm chứng cứ vào, ví dụ như những số liệu thống kê, giấy chứng nhận, minh chứng hay phép so sánh Đảm bảo rằng những ý mấu chốt đều phục vụ cho một thông điệp duy nhất Phần này chiếm 80-85 phần trăm của bài
• Lời kết ấn tượng – Bạn có thể kết bài bằng cách tóm tắt hay nhắc lại thông điệp hoặc để lại một kết mở cho khán giả Phần kết mà có thể liên hệ lại phần
mở đầu cũng rất hiệu quả Dù bạn chọn kiểu nào, hãy chắc rằng bạn đang nói cho khán giả biết điều bạn muốn họ làm Phần này chỉ chiếm 5 hoặc 10 phần trăm bài nói
Bước 3: Thực hành trước
Xem lại nội dung, diễn thử và lắng nghe phản hồi cho bài diễn thuyết, xây dựng lòng nhiệt tình và sự tự tin để diễn thuyết Tập dượt để đảm bảo rằng không vượtquá thời gian cho phép; nếu cần thì hãy dành thêm thời gian cho việc đặt câu hỏi Thâu băng video cho phần diễn thử và lưu ý các biểu hiện gây xao lãng hay hồi hộp Nhớ rằng liệu pháp cho sự hồi hộp là sự tự tin và sự tự tin đi cùng với thực hành
Bước 4: Diễn thuyết
Tạo nên ấn tượng ban đầu tích cực Nếu có thể, hình thành giao tiếp bằng mắt
Trang 15dựng mối quan hệ với khán giả để thu hút chú ý và hình thành giá trị của thông điệp Khi nói, hãy thật tự nhiên với giọng mạnh mẽ, mạch lạc Chậm rãi nhấn mạnh các điểm quan trọng và tách chúng bằng khoảng dừng trước và sau các điểm chính đó.
c, Mẹo thuyết trình nơi công sở
-Giới thiệu và nhắc lại các ý chính
Nên nhớ rằng, không phải ai nghe qua cũng hiểu ngay nội dung bạn định nói Thậm chí có những người mù tịt về những gì mà bạn đang đề cập Bởi vậy, bạn phải hướng họ đi theo những luận điểm trong bài thuyết trình Những luận điểm đó sẽ giúp khán giả hình dung được những gì mà họ đang nghe và hiểu hơn về nội dung bạn muốn chia sẻ
Trong quá trình nói chuyện, thi thoảng, bạn nên nhắc lại các ý chính để khắc sâu hơn trong tâm trí người nghe Với những người quen hùng biện, họ gọi đây là quy tắc "nêu những gì sẽ nói và nhắc lại điều đã nói"
-Nói chuyện bằng mắt
Nói như thế không có nghĩa là bạn cứ nhìn chằm chằm vào người ta, nhưng khi bạn nhìn vào người nghe, họ sẽ cảm thấy bạn đang thực sự nói chuyện với họ chứ không phải là với căn phòng mà họ đang đứng, họ sẽ chú ý hơn vào bài phát biểu của bạn
-Tự nhiên
Để cho cách nói của mình được tự nhiên, không quá gò bò sách vở, bạn hãy linh động, thường xuyên thay đổi âm lượng, âm điệu cũng như cảm xúc như thể bạn đang nói chuyện hằng ngày với bạn bè, đồng nghiệp Một người bình thường có thể đọc 200 đến 300 từ trong một phút và có thể nói 100 đến 150 từ cũng trong khoảng thời gian đó Nếu cứ nói một cách đều đều, không âm điệu, không cảm xúc, khán giả
sẽ cảm thấy bạn không phải đang nói mà là đọc, đọc với tốc độ chậm rãi, từ từ khiến người nghe sốt ruột Đây chính là nguyên nhân gây nên sự mất tập trung Vì thế, giữ cho lời nói, hành động thật tự nhiên là yếu tố quan trọng giúp bạn thành công
-Tìm hiểu về không gian, địa điểm thuyết trình
Bạn nên dành chút thời gian ngó qua phòng thuyết trình, để xem cách bố trí đồ đạc, điểm đặt máy chiếu, vị trí bạn sẽ đứng và mọi người sẽ ngồi đâu
Nếu quá bận rộn không đến xem phòng trước được, bạn cũng nên tìm hiểu qua vài thông tin chủ chốt: diện tích phòng và lượng khán giả Nếu bạn chỉ thuyết trình trước
20 người nhưng căn phòng lại có thể chứa tới 100 người, bạn phải chuẩn bị để nói to,
rõ hơn, vừa nói vừa có sự di chuyển vị trí cho hợp lý Nhiệt độ trong phòng cũng là
Trang 16yếu tố cần tìm hiểu bởi nếu không biết rõ điều này, bạn có thể bị lạnh cóng hay tệ hơn
là đổ mồ hôi khi thuyết trình
Cuối cùng hãy báo trước cho những người liên quan chuẩn bị những gì bạn cần khi thuyết trình như micro, loa, máy chiếu Tất nhiên, đây chỉ là những yếu tố tiểu tiết, tuy nhiên càng chu đáo bao nhiêu thì bài thuyết trình của bạn sẽ thành công bấy nhiêu
-Nhanh chóng bỏ qua lỗi khi thuyết trình
Cho dù bạn có luyện tập kĩ bao nhiêu đi nữa thì vẫn có thể mắc một vài lỗi nhỏ khi thuyết trình Đây là tình huống không ai muốn gặp và bạn nên chuẩn bị tâm lí ứng phó Bạn cần phải nghiêm túc với chính mình nếu muốn người nghe tôn trong bạn Những lỗi về phát âm có thể xảy ra, đôi khi vì nói nhanh, bạn có thể bị vấp nhưng đừng quá bận tâm đến đó Đa số người nghe không để ý đến lỗi nhỏ đó mà chỉ tập trung vào nội dung của bài thuyết trình
1.3 Tổng quan về văn hoá giao tiếp
1.3.1 Khái niệm văn hoá giao tiếp
Văn hoá giao tiếp là một phạm trù văn hoá dùng để biểu hiện cử chỉ, hành động
và lời nói làm cho đối phương có cảm tình với mình, từ đó những công việc mà mình hợp tác mới đạt mục tiêu thành công
Văn hoá giao tiếp không chỉ dừng lại ở ngôn ngữ, cử chỉ, hành động, tác phong,
… mà còn thể hiện ở sự cảm nhận cảm xúc tình cảm con người Một biểu hiện qua ánh mắt hay nự cười thân thiện hoặc thái độ tôn trọng lắng nghe sẽ làm cho đối tượng
có ấn tượng tốt và hài lòng Một khi đã tạo được ấn tượng tốt thì ta đã bước đầu thành công trong giao tiếp
1.3.2 Tổng quan về văn hoá giao tiếp của người Việt Nam
-Vừa cởi mở, vừa rụt rè: người Việt Nam thường gặp khó khăn trong bước bắt
đầu giao tiếp, khá là e dè, giữ ý khi giao tiếp nhưng khi đã quen thì nói chuyện cởi mởphóng thoáng hơn
-Xử sự nặng về tình cảm hơn là lý trí, trọng danh dự đôi khi thái quá trở thành bệnh sĩ diện hão
-Ứng xử đối phó linh hoạt mềm dẻo trong mọi tình thế
-Trọng tuổi tác, kính người già
-Hạch toán kém, không quen lường xa Tác phong nhiều khi tuỳ tiện thiếu kỷ luật
Trang 17-Tư tưởng bảo thủ, đóng cửa, không tiếp thu lắng nghe ý kiến người khác.
1.4 Một số thông tin về Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Hùng Phát
Với đội ngũ cán bộ, công nhân viên trẻ, năng động, được đào tạo bải bản, đượctôi rèn trong môi trường hoạt động chuyên nghiệp Trong thời gian tới, Công ty Cổphần Đầu tư và Xây dựng Hùng Phát sẽ tiếp tục triển khai các công trình dân dụng vàcông nghiệp đồng thời phát triển nhiều lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ khác
1.4.2 Phương hướng, nhiệm vụ
a,Phương hướng:
- Trên cơ sở nhân lực, Công ty Hùng Phát hiện đang có một đội ngũ cán bộ kỹthuật với trình độ chuyên môn nghiệp vụ đủ đáp ứng các nhiệm vụ và lĩnh vực hoạtđộng của công ty, trước mắt Công ty Hùng Phát sẽ tập trung nguồn vốn, nhân lực đểthực hiện các dự án đang thi công đồng thời đầu tư vào việc đào tạo nhân lực và các
dự án đã được Hùng Phát lên kế hoạch triển khai, sau đó mở rộng sang các dự ánkhác
- Mở rộng và từng bước thâm nhập vào thị trường cả nước là cơ sở để chiếmlĩnh thị phần trong lĩnh vực đầu tư xây dựng
- Xây dựng mục tiêu dài hạn nhằm nâng cao năng lực, phát triển Công ty
b, Nhiệm vụ:
Nhiệm vụ chính của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Hùng Phát sau khi
được thành lập là xây dựng Công ty phát triển theo định hướng: Tập trung chuyên
sâu vào các lĩnh vực Xây dựng dân dụng và công nghiệp, Sản xuất công nghiệp.
- Với nhiệm vụ đó, Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư
và xây dựng Hùng Phát, toàn thể CBCNV Công ty thống nhất đề ra và phấn đấu:
+ Xây dựng Công ty trở thành doanh nghiệp phát triển bền vững, có tínhchuyên nghiệp cao trong thi công, sử dụng các thiết bị đạt hiệu quả cao nhất trong