Giao tiếp nơi công cộng : Để tránh xung đột và làm cho hoạt động nơi công cộng dễ chịu hết sức có thể, người Bỉ có một số nguyên tắc... - Người ta không bình luận trong khi vở kịch đang
Trang 1HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
Bộ môn: KĨ NĂNG GIAO TIẾP VÀ THUYẾT TRÌNH Giảng viên:
Lớp C8 (ca 1 thứ 4)
Đề tài: Tìm hiểu văn hóa giao tiếp của nước Bỉ
Nhóm: Giao mùa
Thành viên:
1. Nguyễn Đức Anh
2. Trần Thị Ngọc Anh
3. Nguyễn Thị Tình
4. Võ Thị Thanh Thủy
5. Nguyễn Thị Ánh Lâm
6. Lăng Thị Tình
7. Trần Thị Thanh Loan
8. Hoàng Dương Liễu
9. Bùi Thị Thắm
10. Lê Thị Như Hoa
Trang 2MỤC LỤC
NGƯỜI BỈ 3
II. VĂN HÓA GIAO TIẾP Ở BỈ 4
A. Giao tiếp ở các địa điểm khác nhau 4
1. Giao tiếp nơi công cộng 4
2. Giao tiếp nơi làm việc 5
B. Giao tiếp trong các ngữ cảnh khác nhau 6
1. Khi gặp gỡ 6
2. Khi ăn uống 7
3. Khi nói chuyện 7
4. Trong công việc 7
5. Khi tặng quà 8
C. Những điều cấm kị trong giao tiếp ở Bỉ 8
1. Ngôn ngữ cơ thể 8
2. Văn hóa kinh doanh 9
III. KẾT LUẬN 12
I. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ ĐẤT NƯỚC VÀ
CON NGƯỜI BỈ
Bỉ, quốc danh hiện tại là Vương Quốc Bỉ, là một quốc gia tại Tây Âu
Trang 3Bỉ nằm giữa các khu vực châu Âu Đại Tây Dương và Trung Âu, có
chung biên giới với Pháp (620 km), Đức (167 km), Luxembourg (148 km) và Hà Lan (450 km)
2. Diện tích : 30.528 km2.
3. Dân số : 10.379.067 người (tính đến tháng 7/2006).
4. Đơn vị tiền tệ : đồng EURO
5. Tôn giáo : 90% theo Thiên chúa giáo.
6. Văn hóa :
Bỉ bao gồm ba cộng đồng riêng biệt
Ngôn ngữ ảnh hưởng tới cách giao tiếp của từng vùng miền của người Bỉ
• Về phía bắc, khu vực Flanders( chiếm 60% dân số ) : Hà Lan
là ngôn ngữ chính thức
• Vùng Walloon phía Nam (chiếm 40 % dân số ) :Sử dụng
tiếng Pháp làm ngôn ngữ chính thức
• Ngoài ra, khu vực xung quanh thủ đô Brussels (nằm bên
trong khu vực Flanders) Các dân tộc thiểu số nói tiếng Đức
• Có khoảng 1% dân số, sống trong một khu vực phía đông nhỏ , giáp biên giới Hà Lan, Đức và Luxembourg : chính thức song ngữ, ngôn ngữ Hà Lan và Pháp
• Brussels : thủ đô của Bỉ, có hai ngôn ngữ chính thức: tiếng Pháp và Hà Lan
• Ở Bỉ, nhiều người cũng nói tiếng Anh, đặc biệt là ở các thị trấn lớn hơn và thành phố, các khu du lịch
II. VĂN HÓA GIAO TIẾP Ở BỈ
A. Giao tiếp ở các địa điểm khác nhau.
1. Giao tiếp nơi công cộng :
Để tránh xung đột và làm cho hoạt động nơi công cộng dễ chịu hết sức
có thể, người Bỉ có một số nguyên tắc
Trang 4Nói chung, ở nơi công cộng người ta tránh tóp tép nhai kẹo cao su, cắt móng tay, móng chân, chải đầu, ngoáy mũi, ngoáy tai, ngáp, vươn vai, duỗi chân, duỗi tay, nói to …
• Trên thang bộ:
Người Bỉ để phụ nữ và người cao tuổi đi bên có tay vịn Đàn ông luôn phải để cho phụ nữ lên trước và mình xuống thang trước để có thể hỗ trợ trong trường hợp trượt ngã
• Trong thang máy:
- Người ta phải biết chờ đến lượt mình và để cho người già, phụ nữ và trẻ nhỏ lên trước
- Trước khi bấm vào nút nào đó, người lịch sự thường hỏi mọi người xem họ đến tầng nào
• Trên đường phố:
- Phải bước đều chân đi theo dòng người qua lại
- Vượt lên trước ở bên trái
- Thông thường, người ta đi bộ trên vỉa hè bên phải sao cho không vướng vào những người đi theo chiều ngược lại
- Khi một người đàn ông đi cùng một người già, một phụ nữ hay một đứa trẻ, anh ta đi ở phía sát lòng đường
- Theo nguyên tắc phải qua đường trên lối đi dành cho người đi bộ
- Ra đường mà trên đầu còn quấn lô, đi dép trong nhà, mặc đồ trong nhà hay xô đẩy người khác, đột ngột quay phắt lại, vung vảy ô, gậy chống, nói chuyện ầm ĩ là những hành vi bị chê trách
• Trên phương tiện giao thông công cộng
- Người ta để những người ở trên xe buýt hoặc trên tàu xuống trước rồi mới lên
- Khi trên tầu, người ta không đứng ở cửa mà vào phía trong để có lối qua lại
- Thường thường, ghế trên đầu ngay phía sau người lái xe là chỗ dành cho những người đi lại khó khăn
- Cần dẹp túi quá to để khỏi vướng cho người khác và nhường chỗ cho người có tuổi, người tàn tật và các bà mẹ có con nhỏ
- Ở Bỉ , không được giăng tờ báo của mình trước mặt người ngồi cạnh cũng như không đọc nhật báo và thư qua vai người ngồi cạnh
Trang 5• Ở rạp chiếu phim, nhà hát, phòng hòa nhạc hay nơi tổ chức các sự kiện văn hóa khác
- Phép lịch sự đầu tiên đối với các khán giả cũng như các nghệ sĩ là sự đúng giờ
- Những cái mũ dềnh dàng, những câu chuyện không dứt với người ngồi cạnh, bập bênh ghế là những cử chỉ thiếu tôn trọng
- Người ta không bình luận trong khi vở kịch đang được trình diễn vì điều đó làm ảnh hưởng đến các khán giả khác Người ta vỗ tay hoan hô các nghệ sĩ khi vở diễn kết thúc
- Khi đi đông người, hai nam giới ngồi mỗi người một đầu
2. Giao tiếp nơi làm việc :
Phép tắc nơi công sở hầu như cũng giống với phép lịch sự xã giao trong cuộc sống hàng ngày:
- Cách xưng hô với cấp trên hoặc cấp dưới rất được coi trọng
- Người Bỉ thường chú tâm kết hợp năng lực làm việc hiệu quả với phong cách ứng xử tốt ( Nghĩa là cách ứng xử sẽ giúp cho công việc hiệu quả hơn)
- Người ta đứng dậy mỗi khi có người vào phòng làm việc
- Giới thiệu khi giao tiếp, đúng giờ, giữ 1 cách cư xử dễ chịu, ăn mặc nghiêm túc, cảm ơn và xin lỗi đúng lúc, bởi đó là quy tắc sơ đẳng trong ứng xử trong các văn phòng của người Bỉ
Quan niệm của người Bỉ về 1 người lãnh đạo lý tưởng:
- Là người biết tạo bầu không khí cho doanh nghiệp Nghĩa là người lãnh đạo giỏi không chỉ có tài năng mà phải có các tố chất trong quan hệ ứng xử
- Năng động, niềm nở nhiệt tình
- Biết truyền đạt ý tưởng của mình, ra lệnh mà không độc tài
- Tươi cười, quan tâm đến hoạt động chuyên môn, đời sống cá nhân của nhân viên mà không được quá thân mật với họ, cảm ơn họ khi họ hoàn thành công việc
- Gặp bất cứ vấn đề gì cũng phải bình tĩnh, không quát nạt và cần có lời giải thích rõ ràng
- Nên đưa ra quyết định các cuộc họp ngay trước ngày nghỉ cuối tuần, không đưa ra liên miên các cuộc họp kết thúc quá muộn
Trang 6Về 1 nhân viên tốt, theo người Bỉ:
- Làm việc hiệu quả nhưng cũng cần có cách cư xử đúng mực
- Tuân thủ chức bậc trong văn phòng, tôn trọng những người làm những công việc có vị thế thấp
- Tham gia vào sinh hoạt tâp thể của phòng vào các dịp hội thảo, sinh nhật, liên hoan chia tay một đồng nghiệp…
- Tránh xa những người kể chuyện phiếm mang tính nước đôi đó là những cách xử sự được giới văn phòng ở Bỉ trân trọng
- Không gây ồn: khi làm việc chung cần chỉnh chuông điện thoại nhỏ đi, không nói chuyện điện thoại to hay gập máy mạnh
- Không sử dụng điện thoại, mạng văn phòng…vào mục đích cá nhân
- Để điện thoại đổ chuông trong cuộc họp, cắt ngang lời người đang nói
mà không một lời xin lỗi là những cách ứng xử bị đánh giá là không hay
B. Giao tiếp trong các ngữ cảnh khác nhau
1. Khi gặp gỡ
• Với người nói tiếng Pháp, sử dụng các tiêu đề lịch sự như
"Monsieur", "Quý Bà", hoặc "Mademoiselle"
• Khi bạn nằm trong số người Bỉ nói tiếng Pháp, bạn có thể quan sát những người quen biết gần chào hỏi nhau bằng xen kẽ những nụ hôn trên má
• Khi được mời vào một ngôi nhà Bỉ, bắt tay luôn là một cử chỉ chào hỏi phù hợp với tất cả các thành viên trong nhà, kể cả với những đứa nhỏ Những người đã quen nhau cũng thường chào nhau bằng những nụ hôn lên má: má trái, má phải rồi má trái
• Thông thường, người Bỉ luôn bắt tay tất cả mọi người trước khi bắt đầu một cuộc họp
• Người Bỉ nói tiếng Đức và khu vực Flemish chỉ sử dụng những từ thông thường trong giao tiếp như "Ông", "Bà" Việc nhầm lẫn cách xưng hô giữa người Bỉ nói tiếng Pháp và tiếng Đức hay Hà Lan sẽ khiến họ khó chịu
Trang 72. Khi ăn uống:
• Người Bỉ luôn để cả 2 bàn tay trên bàn khi ăn
• Trong bữa ăn, chủ nhà luôn mời bánh mì trước khi dùng đồ uống Khi được mời đồ uống, chấp nhận thức uống đó là một hành động lịch sự, tuy nhiên, khách không nên yêu cầu đồ uống trong bữa ăn
• Khi kết thúc bữa ăn, người Bỉ thường đặt dao và nĩa phía dưới về bên phải đĩa của mình
3. Khi nói chuyện
• Chủ đề ưa thích của người Bỉ là thời sự, bong đá… Người Bỉ không thích nói đến những vấn đề chính trị
• Khi gặp người quen thì có thể hỏi han về gia đình của người đó
• Người Bỉ không thích nói về những vấn đề riêng tư hoặc mang tính chất cá nhân
• Người Bỉ không dùng tên thân mật của đối phương trừ khi là bạn bè
• Khi cần chỉ vao một ai đó hoặc vật gì đó, người Bỉ dùng cả bàn tay vì ở Bỉ, chỉ tay bằng ngón tay trỏ được cho là thô lỗ
4. Trong công việc
• Người Bỉ luôn luôn đúng giờ trong các cuộc hẹn
• Họ rất trang trọng trong các cuộc đàm phán kinh doanh và mong chờ điều đó từ phía đối tác của họ
• Nên xưng hô chức danh của đối tác cả trong thư tín và khi gặp mặt trực tiếp
• Không nên gọi tên của đối tác trong các cuộc đàm phán kinh doanh thông thường
• Khi tới văn phòng, công ty, người Bỉ luôn ăn mặc lịch sự, đối với nam là cà vạt và comlê, đối với nữ là comlê hoặc các trang phục kín đáo
• Khi có phụ nữ bước vào phòng, nam giới sẽ đứng dậy
Trang 85. Khi tặng quà
• Một bó hoa với số bông hoa là số lẻ là một món quà thường thấy ở
Bỉ Tuy nhiên, người Bỉ không tặng một bó hoa có 13 bông vì họ cho rằng số 13 là con số không may mắn
• Người Bỉ không bao giờ tặng quà là hoa cúc vì ở Bỉ, hoa cúc tượng trưng cho cái chết
C. Những điều cấm kị trong giao tiếp tại Bỉ
1. Về giao tiếp
• Khi đi xỏ tay vào túi hoặc nắm tay nhau.
• Bàn về vấn đề chính trị, tôn giáo khi giao tiếp với người Bỉ.
• Phô trương sự giàu có hoặc gây âm ĩ tại nơi đông người, công cộng.
• Đặt ra các câu hỏi mang tính chất cá nhân riêng tư.
• Sử dụng tên thân mật khi không phải là bạn bè thân thiết.
• Sử dụng quá nhiều cử chỉ trong giao tiếp.
• Gãi nhẹ cằm khi nói chuyện Nó sẽ làm cho người Bỉ cảm thấy bị xúc phạm họ nghĩ rằng bạn đang khoe mẽ hay xúc phạm họ.
• Hắt xì hoặc sổ mũi tại nơi đông người.
• Khách mời đề nghị chủ nhà được đi thăm một vòng quanh nhà Việc
đó được xem là rất thiếu lịch sự
• Vỗ vào người khác từ phía sau Nó được coi là không thể chấp nhận được.
• Gác chân nên bàn hay ghế.
• Tặng hoa cúc hoặc bó hoa có 13 bông Nó biểu tượng cho sự chết tróc
và không may mắn ở Bỉ, nếu tặng bạn nên chọn số lượng hoa là số lẻ.
• Sử dụng ngón trỏ khi muốn chỉ vào một thứ gì đó Đó được xem là một sự thô lỗ, bạn nên sử dụng cả bàn tay với trường hợp này.
2. Về Trang Phục
• Ăn mặc thiếu kín đáo, không gọn gàng nhất là lúc gặp mặt hoặc hội họp.
• Mặc áo thun ngắn tay khi vào nhà hàng Ở Bỉ có thể bạn sẽ không thể bước qua cửa nếu ăn mặc như vậy.
3. Về ăn uống
• Đặt khuỷu tay lên bàn trong khi ăn uống.
Trang 9• Trả tiền boa quá nhiều khi ở nhà hàng, có thể trả nếu hài lòng nhưng không quá 10%
• Không nên để thừa thức ăn trong đĩa, bạn nên để dao và dĩa cạnh nhau
ở phía bên phải khi đã ăn xong.
III. KẾT LUẬN
• Trước khi đến một quốc gia nào đó bạn cần trang bị cho mình đầy
đủ kiến thức về đất nước, con người cũng như nền văn hóa, ngôn ngữ giao tiếp của quốc gia ấy
• Ngôn ngữ của con người là vô cùng phong phú và đa dạng Trong một thế giới đầy sắc màu và phong túc văn hóa, việc hiểu rõ những
cử chỉ, hành động trong giao tiếp là không thể thiếu vì nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình hòa nhập với thế giới
Làm vội nên mới đc thế này, mọi người vào góp ý bổ sung nha
Trang 10D. Những điều cấm kị trong giao tiếp tại Bỉ
1. Về giao tiếp
• Khi đi xỏ tay vào túi hoặc nắm tay nhau.
• Bàn về vấn đề chính trị, tôn giáo khi giao tiếp với người Bỉ.
• Phô trương sự giàu có hoặc gây âm ĩ tại nơi đông người, công cộng.
• Đặt ra các câu hỏi mang tính chất cá nhân riêng tư.
• Sử dụng tên thân mật khi không phải là bạn bè thân thiết.
• Sử dụng quá nhiều cử chỉ trong giao tiếp.
• Gãi nhẹ cằm khi nói chuyện Nó sẽ làm cho người Bỉ cảm thấy bị xúc phạm họ nghĩ rằng bạn đang khoe mẽ hay xúc phạm họ.
• Hắt xì hoặc sổ mũi tại nơi đông người.
• Khách mời đề nghị chủ nhà được đi thăm một vòng quanh nhà Việc
đó được xem là rất thiếu lịch sự
• Vỗ vào người khác từ phía sau Nó được coi là không thể chấp nhận được.
• Gác chân nên bàn hay ghế.
• Tặng hoa cúc hoặc bó hoa có 13 bông Nó biểu tượng cho sự chết tróc
và không may mắn ở Bỉ, nếu tặng bạn nên chọn số lượng hoa là số lẻ.
• Sử dụng ngón trỏ khi muốn chỉ vào một thứ gì đó Đó được xem là một sự thô lỗ, bạn nên sử dụng cả bàn tay với trường hợp này.
2. Về Trang Phục
• Ăn mặc thiếu kín đáo, không gọn gàng nhất là lúc gặp mặt hoặc hội họp.
• Mặc áo thun ngắn tay khi vào nhà hàng Ở Bỉ có thể bạn sẽ không thể bước qua cửa nếu ăn mặc như vậy.
3. Về ăn uống
• Đặt khuỷu tay lên bàn trong khi ăn uống.
• Yêu cầu thức uống khi chưa được mời.
• Trả tiền boa quá nhiều khi ở nhà hàng, có thể trả nếu hài lòng nhưng không quá 10%
• Không nên để thừa thức ăn trong đĩa, bạn nên để dao và dĩa cạnh nhau
ở phía bên phải khi đã ăn xong.