bài tiểu luận môn học văn hóa công sở. Đề tài: Tìm hiểu ảnh hưởng văn hóa giao tiếp của người việt đến giao tiếp trong văn hóa công sở. Thuộc thể loại tiểu luận kết thúc học phần. Nghiên cứu về những truyền thống và nét đặc trưng trao giao tiếp của người việt từ đó đánh giá sự ảnh hưởng nhiều mặt tới môi trường giao tiếp ở văn phòng, công sở. Từ đó đưa ra những mặt tích cực và hạn chế để giúp cho cán bộ văn phòng khắc phục hạn chế và phát huy hiệu quả.
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Trong chiều dài lịch sử hơn 4000 năm, đất nước chúng ta đã trải qua biết bao biến động thăng trầm Từ công cuộc dựng nước thuở sơ khai, đến những trang sử hào hùng giữ nước bảo vệ tổ quốc của dân tộc Việt Cho đến ngày hôm nay, chúng ta vẫn đang tiếp tục bảo vệ đất nước, xây dựng đất nước giàu mạnh, hội nhập với thế giới Trong chiều dài lịch sử ấy có biết bao sự thay đổi về kinh
tế, chính trị, các mối quan hệ xã hội Tuy nhiên có một nét bản sắc đã ngấm vào
da thịt của mỗi người dân Việt mà hiện tại vẫn đang ảnh hưởng đậm nét trong đời sống cũng như trong lao động Đó chính là nét đặc trưng trong văn hóa giao tiếp của người Việt
Nhận thấy tầm quan trọng, sự ảnh hưởng của đặc trưng văn hóa giao tiếp truyền thống của người Việt trong cuộc sống và đặc biệt trong môi trường giao tiếp công sở của người cán bộ văn phòng Là sinh viên chuyên ngành Quản trị văn phòng, nên việc tìm hiểu về vấn đề này vô cùng quan trọng, bổ ích cho công việc và cách ứng xử phù hợp với môi trường công sở Đó cũng là lý do tôi chọn
đề tài: “Tìm hiểu đặc trưng trong văn hóa giao tiếp của người Việt Từ đó làm rõ sự ảnh hưởng trong giao tiếp công sở của người cán bộ văn phòng”.
Thông qua đề tài này tôi mong muốn bản thân cũng như mỗi người cán bộ văn phòng nhận thấy những điểm tích cực cũng như những mặt hạn chế của văn hóa giao tiếp truyền thống Từ đó vận dụng phát huy vào thực tiễn môi trường làm việc, nhằm nâng cao trình độ bản thân, xây dựng môi trường văn hóa công
sở thân thiện, tạo động lực cho lao động sáng tạo, hội nhập thế giới
Nội dung của tiểu luận bao gồm:
- Lời mở đầu;
- Chương I: Cơ sở lý luận của văn hóa giao tiếp công sở;
- Chương II: Cùng tìm hiểu những đặc trưng trong văn hóa giao tiếp của người Việt;
Trang 2- Chương III: Những ảnh hưởng của đặc trưng giao tiếp của người Việt đến giao tiếp trong môi trường công sở của người cán bộ văn phòng;
- Chương IV: Kết luận
Trong quá trình xây dựng tiểu luận, với trình độ cũng như thời gian có hạn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế tôi rất mong nhận được
sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn sinh viên đồng nghiệp
Sinh viên thực hiện
Trang 3CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VĂN HÓA GIAO TIẾP CÔNG SỞ.
1 Khái niệm “văn hóa ứng xử, giao tiếp”.
Văn hóa ứng xử, giao tiếp trong công sở là hoạt động công sở mà các thành viên trong công sở cùng tiếp nhận để ứng xử, giao tiếp với nhau trong nội
bộ với sự tác động của hệ thống thứ bậc mang tính quyền lực và tính xã hội
Văn hóa ứng xử giao tiếp thuộc dạng văn hóa tinh thần, khác với văn hóa vật chất Nhìn từ góc độ chủ thể, văn hóa ứng xử trong công sở bao gồm văn hóa
cá nhân và văn hóa cộng đồng, biểu hiện qua bốn hình thức sau:
- Các nếp ứng xử vốn dĩ đã hình thành từ lâu thành truyền thống;
- Các vận dụng truyền thống văn hóa ứng xử vốn có vào hoàn cảnh;
- Xã hội hóa những nếp ứng xử mang giá trị chuẩn mực;
- Chon lọc những chuẩn mực trong các giao tiếp ứng xử trước
Văn hóa ứng xử, giao tiếp phụ thuộc vào các yếu tố như trình độ văn hóa, trình độ nhận thức, của mọi người trong mối quan hệ công sở Biểu hiện cụ thể của văn hóa ứng xử thông qua giao tiếp, hành vì, trang phục, thái độ…
Bản chất của giao tiếp công sở là các mối quan hệ:
- Lãnh đạo và nhân viên
- Nhân viên cùng cấp
- Nhân viên và đối tác, khách hàng, nhân dân…
2 Vai trò của văn hóa giao tiếp với sự phát triển của công sở
Nếu như cơ sở vật chất, trang thiết bị, con người ở công sở là phần cứng
bộ máy tính, thì văn hóa giao tiếp được xem như phần mềm của bộ máy tính đó Văn hóa ứng xử giao tiếp là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc góp phần tạo nên bản sắc văn hóa của tổ chức, chỗ dựa để tổ chức phát triển một cách vững mạnh chuyên nghiệp Văn hóa giao tiếp có những vai trò cụ thể sau:
Trang 4- Bảo vệ giữ gìn và phát huy hệ thống các giá trị và các chuẩn mực của văn hóa công sở;
- Tạo dựng môi trường hành chính mang đậm màu sắc văn hóa chân thiện
mỹ, liên kết sự gắn bó giá trị văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại;
- Xây dựng một nề nếp làm việc khoa học, kỷ cương, dân chủ;
- Hành vi giao tiếp, thái độ giao tiếp có sự tác động đến môi trường làm việc, định hướng công việc đem lại sự tin tưởng, sáng tạo và cống hiến Từ đó mang lại hiệu quả công việc, năng suất lao động cao hơn;
- Phản chiếu trung thực về đời sống tâm hồn, tình cảm của các thành viên trong thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ, để thông qua đó thể hiện toàn bộ trí tuệ, khả năng hiểu biết, lý tưởng thế giới quan của mỗi người trong công sở;
- Tìm thấy sự đồng cảm, cảm thông, chia sẽ giúp đỡ nhau trong công việc của mỗi cá nhân với nhau
3 Nguyên tắc giao tiếp ở công sở.
- Tôn trọng nhau: thể hiện thái độ tôn trọng đối với các bên cùng tham gia giao tiếp là nguyên tắc hàng đầu trong mọi cuộc giao tiếp Phải luôn giữ bình tĩnh, ngôn ngữ giao tiếp phải rõ ràng, mạch lạc, không nói tục, quát nạt
- Cộng tác, hài hòa lợi ích, khi giao tiếp với đồng nghiệp phải có thái độ trung thực, thân thiện và hợp tác Đặt lợi ích tập thể, lợi ích chung lên hàng đầu
- Giao tiếp ứng xử phù hợp với hoàn cảnh, là nguyên tắc phản ánh rõ nhất cách ứng xử đối với những tình huống của giao tiếp cụ thể Tùy theo tình huống
để có cách xử lý theo cách đó Giao tiếp qua điện thoại, email phải có chào hỏi, giao tiếp với khách hàng phải luôn lắng nghe khách hàng nói
- Hành vi đẹp, đòi hỏi các hành vi giao tiếp không chỉ dừng lại ở đúng mà còn phải đẹp Để thực hiện được nguyên tắc này mỗi cán bộ cần có sự hiểu biết
về giao tiếp đa văn hóa là hết sức quan trọng Bên cạnh đó việc rèn luyện để các hành vi đẹp trở thành thói quen cũng cực kì quan trọng
Trang 5CHƯƠNG II TÌM HIỂU NÉT ĐẶC TRƯNG TRONG VĂN HÓA GIAO
TIẾP CỦA NGƯỜI VIỆT.
1 Thái độ giao tiếp: Vừa thích giao tiếp, vừa rụt rè.
Điều đặc biệt trong mỗi người Việt là hai tính cách trái ngược nhau trên lại cùng tồn tại, tuy nhiên tính cách đó không hề mâu thuẫn nhau, điều đó giúp cho khả năng thích ứng ở mỗi môi trường hoàn cảnh giao tiếp tốt hơn, chủ động linh hoạt hơn
Xuất phát từ nền nông nghiệp, tính cộng đồng, làng bản nên người Việt rất coi trọng gìn giữ và mở rộng các mối quan hệ cộng đồng, chính tính cộng động trong mỗi người Việt là nguyên nhân dẫn đến đặc điểm thích giao tiếp Việc thích giao tiếp này thể hiện hằng ngày trong cuộc sống ngay chính bản thân chủ thể và đối tượng mà mỗi chủ thế hướng tới
Mỗi người Việt khi gặp gỡ người khác dù là thân thiết, hằng ngày đều gặp nhau với mọi tần suất Họ vẫn hỏi thăm tới nhau, một vài lời chào, ánh mắt cử chỉ thân thiện dành cho nhau Điều đó không vì một mục đích lợi ích nào cả, mà đơn giản chỉ là cử chỉ biểu hiện tình cảm, tình nghĩa thắt chặt gắn bó thêm quan hệ
Với đối tượng giao tiếp thì người Việt cực kì có tính hiếu khách Có khách đến chơi, dù thân quen hay xa lạ, hay chỉ mới biết sơ qua, người Việt dù hoàn cảnh nghèo khó đến đâu họ cũng sẽ cố gắng tiếp đón chu đáo và tiếp đãi thịnh tình, dành cho khách các tiện nghi tốt nhất, đồ ăn ngon nhất, mặc dù hằng ngày họ phải tiết kiệm không dám sử dụng Dường như hoàn cảnh càng khó khăn thì đức tính này lại càng được người Việt thể hiện rõ
Trái ngược với việc thích giao tiếp, người Việt Nam lại có đặc tính hầu như đi ngược lại là rất rụt rè Sự tồn tại đồng thời của hai tính cách trái ngược nhau (thích giao tiếp và rụt rè) này bắt nguồn từ hai đặc tính cơ bản của làng xã Việt Nam là tính cộng đồng và tính tự trị Khi đang ở trong phạm vy của cộng
Trang 6đồng quen thuộc, nơi tính cộng đồng ngự trị thì người Việt Nam sẽ tỏ ra cởi mở, thích giao tiếp Còn khi đi ra ngoài phạm vy cộng đồng quen thuộc, trước những người lạ, nơi tính tự trị phát huy tác dụng thì người Việt Nam sẽ tỏ ra rụt rè Hai tính cách tưởng như trái ngược nhau ấy ko hề mâu thuẫn với nhau vì chúng bộc
lộ trong những môi trường khác nhau, chúng chính là hai mặt của cùng một bản chất, là biểu hiện cho cách ứng xử linh hoạt của người Việt Nam Tuy nhiên sự rút rè này lại khiến cho người khác đánh giá khả năng tự tin của người Việt trước môi trường lạ, khả năng truyền đạt kém đi, do đó ảnh hưởng rất lớn đến những cơ hội ghi dấu ấn của mỗi người trước công chúng
2 Quan hệ giao tiếp: Lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử.
Từ nguồn gốc lao động cộng đồng, gắn kết với đặc điểm trọng tình nghĩa
đã dẫn người Việt tới chỗ lấy tình cảm, lấy sự yêu ghét làm nguyên tắc ứng xử
Trong cuộc sống cách xử sự của người Việt đều có lý có tình, tuy nhiên khi xét đi xét lại mọi chuyện thì vẫn có thiên hướng về tình hơn Ngay cả trong
hệ thống pháp luật đều thể hiện rõ ở yếu tố khoan hồng, giảm án hoặc xét công lao đóng góp Còn trong đời sống ông cha lại có câu “đánh người chạy đi, ai đánh người chạy lại” như vậy để hiểu rằng khi mỗi cá nhân có sai lầm nhưng đã biết được cái sai của mình thì được cộng đồng mở rộng đón nhận để sửa sai lầm
đó “Một bồ cái lý không bằng một tý cái tình” Người Việt Nam luôn coi trọng tình cảm hơn mọi thứ trên đời Ai nhớ mình một chút đều phải nhớ ơn, ai bảo ban một chút cũng phải tôn làm thầy
Việc coi trọng cái tình nhiều khi bị người khác lợi dụng cái tốt của người Việt Giúp đỡ người khác bằng cả tấm long mà không cần nhận lại, mềm lòng trước hoàn cảnh nên nhiều khi không cứng rắn
3 Với đối tượng giao tiếp, người Việt Nam có thể quen ưa tìm hiểu, quan sát, đánh giá
Khi gặp đối tượng giao tiếp người Việt thích hỏi về tuổi tác, nghề nghiệp, gia đinh…Đây cũng là nét truyền thống từ tính cộng đồng làng xã mà ra Việc
Trang 7tìm hiểu này mặc dù bị đánh giá là sự tò mò nhưng suy cho cùng cũng chỉ thể hiện sự quan tâm của người Việt đến đối tượng giao tiếp Mà muốn quan tâm thì phải biết rõ hoàn cảnh của nhau Người Việt trong giao tiếp đều có cách xưng hô cho từng cặp giao tiếp, không phải lúc nào cũng tôi với bạn Họ muốn có cách xưng hô cho phù hợp thỏa đáng, hay từ đó để lựa chọn cách giao tiếp, nội dung cuộc giao tiếp phù hợp hơn
Ngoài ưa tìm hiểu, việc quan sát đối tượng ở bề ngoài cũng là thói quen khi giao tiếp của người Việt Việc quan sát có thể ảnh hưởng tới cuộc trao đổi, tính hiệu quả của việc giao tiếp Thích quan sát những điều mới lạ hơn, còn những thứ nhìn thấy hằng ngày lại lơ là không hứng thú
4 Tính cộng đồng trong văn hoá giao tiếp của người Việt
Tính cộng đồng còn khiến người Việt Nam, dưới góc độ chủ thể giao tiếp,
có đặc điểm là trọng danh dự: Đói cho sạch, rách cho thơm Chính vì quá coi trọng danh dự nên người Việt mắc bệnh sĩ diện Sĩ diện là một thói xấu, người Việt thường cố gắng che đậy đi cái nghèo, cái khổ, Khá ít người Việt tự thú nhận về những cực khổ gian nan mà mình đã trải qua, đơn giản là họ sợ bị người khác biết sẽ tỏ ra xem thường mình Từ đó nảy sinh tật xấu khác đó là thói kiêu căng
Người Việt khi giao tiếp không chỉ bảo vệ danh dự cho bản thân mình, mà còn sẵn sang phản biện lại nếu có yếu tố ảnh hưởng tới danh dự của mình hoặc người thân Do vậy nhiều khi không kìm nén được cảm xúc giao tiếp, nóng nảy dẫn đến những hệ lụy không đáng có Ngược lại nó lại cho thấy tinh thần mạnh
mẽ không khuất phục của người Việt
5 Về cách thức giao tiếp, người Việt Nam ưa sự tế nhị, ý tứ và trọng
sự hòa thuận
Tính tế nhị khiến cho người Việt Nam có thói quen giao tiếp “vòng vo tam quốc”, không bao giờ mở đầu tực tiếp, đi thẳng vào đề Truyền thống Việt
Nam khi bắt đầu giao tiếp là phải xấn xá cầu điền, hỏi thăm nhà cửa ruộng vườn,
Trang 8công việc Cũng để đưa đẩy tạo không khí là truyền thống miếng trầu là đầu câu chuyện Đơn giản như chỉ khi gửi lời mời đến người khác, người Việt không bao giờ gặp mặt là mời ngay, mà họ phải hỏi nhiều chuyện không liên quan trước rồi mới đi vào vấn đề chính
Lối giao tiếp ưa tế nhị, ý tứ là sản phẩm của lối sống trọng tình và lối tư duy trong các mối quan hệ Nó tạo nên thói quen đắn đo cân nhắc kỹ càng khi nói năng: Ăn có nhai, nói có nghĩ; Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe; Người khôn ăn nói nửa chừng, để cho người dại nửa mừng nửa lo… Chính sự đắn đo cân nhắc này khiến cho người Việt Nam có nhược điểm là thiếu tính quyết đoán, nhưng đồng thời giữ được sự hòa thuận, không làm tổn thương mất lòng ai
Người Việt Nam rất hay cười, nụ cười là một bộ phận quan trọng
trong thói quen giao tiếp của người Việt; người ta có thể gặp nụ cười Việt Nam
vào cả lúc ít chờ đợi nhất Tâm lý ưa hòa thuận khiến người Việt Nam luôn chủ trương nhường nhịn: Một sự nhịn là chín sự lành; Chồng giận thì vợ bớt lời, cơm sôi nhỏ lửa có đời nào khê
6 Người Việt có hệ thống nghi thức lời nói rất phong phú
Trước hết, đó là sự phong phú của hệ thống xưng hô: trong khi các ngôn ngữ phương Tây chỉ sử dụng các đại từ nhân xưng thì tiếng Việt còn sử dụng một số lượng lớn các danh từ chỉ quan hệ họ hàng để xưng hô, và những danh từ thân tộc này có xu hướng lấn át các đại từ nhân xưng Hệ thống xưng hô này có các đặc điểm:
- Thứ nhất, có tính chất thân mật hóa (trọng tình cảm), coi mọi người trong cộng đồng như bà con họ hàng trong một gia đình Gặp gỡ ai dù la lạ hay quen biết đề có thể là: cô, gì, chú, bác… như những người bà con
Trang 9- Thứ hai, có tính chất cộng đồng hóa cao – trong hệ thống này không có những từ xưng hô chung mà phụ thuộc vào tuổi tác, địa vị xã hội, thời gian, không gian giao tiếp cụ thể Cùng là hai người, cách xưng hô có khi thể hiện được hai quan hệ khác nhau: chú-con, ông-con, bác-em, anh-tôi… Lối gọi nhau bằng tên con, tên cháu, tên chồng; bằng thứ tự sinh (Cả, Hai, Ba, Tư…)
- Thứ ba, thể hiện tính tôn ti kỹ kưỡng: người Việt Nam xưng và hô theo nguyên tắc xưng khiêm hô tôn (gọi mình thì khiêm nhường, còn gọi đối tượng giao tiếp thì tôn kính) Cùng một cặp giao tiếp, nhưng có khi cả hai cùng xưng là
em và cùng gọi nhau là chị Việc tôn trọng, đề cao nhau dẫn đến tục kiêng tên riêng: xưa kia chỉ gọi đến tên riêng khi chửi nhau; đặt tên con cần nhất là không được trùng tên của những người bề trên trong gia đình, gia tộc cũng như ngoài
xã hội Vì vậy mà người Việt Nam trước đây có tục nhập gia vấn húy (vào nhà
ai phải hỏi tên chủ nhà để khi nói nếu có động đến từ đó thì phải nói chệch đi)
Nghi thức trong cách nói lịch sự cũng rất phong phú Do truyền thống tình cảm và linh hoạt nên người Việt Nam không có một từ cảm ơn chung, xin lỗi chung cho mọi trường hợp như phương Tây Với mỗi trường hợp có thể có một cách cảm ơn, xin lỗi khác nhau: Con xin chú (cảm ơn khi nhận quà), Chị chu đáo quá(cảm ơn khi được quan tâm), Bác bày vẽ quá (cảm ơn khi được đon tiếp), Quý hóa quá (cảm ơn khi khách đến thăm), Anh quá khen (cảm ơn khi được khen),Cháu được như hôm nay là nhờ cô đấy (cảm ơn khi được giúp đỡ)…
Văn hóa nông nghiệp ưa ổn định, sống chú trọng đến không gian nên người Việt Nam phân biệt kỹ các lời chào theo quan hệ xã hội và theo sắc thái tình cảm Trong khi đó văn hóa phương Tây ưa hoạt động lại phân biệt kỹ các lời chào theo thời gian như chào gặp mặt, chào chia tay, chào buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều, buổi tối…
Trang 10CHƯƠNG III ẢNH HƯỞNG ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA GIAO TIẾP CỦA
NGƯỜI VIỆT ĐẾN VĂN HÓA GIAO TIẾP CÔNG SỞ.
1 Thái độ giao tiếp
Đặc trưng vừa thích giao tiếp, vừa rụt rè của người Việt ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ giao tiếp của người cán bộ văn phòng Điều đó có tác động hai mặt tích cực cũng như những tiêu cực đến hoạt động của công sở
1.1 Thích giao tiếp
Trong phạm vi trụ sở làm việc, mỗi người cán bộ thường rất thích niềm
nở mở rộng giao lưu với tất cả đồng nghiệp trong cơ quan mình Gặp nhau thường ngày, làm việc cùng nhau nhưng bất kể lúc nào cũng có thể trao đổi tất
cả mọi chuyện mà không chỉ riêng về công việc Hỏi thăm nhau về cuộc sống, sẵn sàng chia sẽ cuộc sống của mình, xem đồng nghiệp cũng như bạn bè, người thân trong gia đình Sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp khi khó khăn bằng cả tấm lòng mà không vụ lợi Từ đó tạo ra niềm tin tưởng, quý trọng ở nhau, giúp cho công việc chung được đảm bảo, tập thể đoàn kết vững mạnh hơn
Thích giao tiếp cũng là điều khiến các bạn đồng nghiệp hay đối tác nghĩ
cá nhân đó thích tò mò Hậu quả có thể dẫn đến đánh mất hoặc bại lộ bí mật công việc, là điểm yếu để người khác lợi dụng khai thác Ngoài ra việc quan tâm quá mức còn khiến cho đồng nghiệp dè chừng, thậm chí giữ khoảng cách an toàn, càng xa càng tốt
1.2 Tính rụt rè khi giao tiếp
Trái ngược với thái độ thích giao tiếp là sự rụt rè, khi ở phạm vi môi trường lạ lẫm, nhân viên công sở lại tỏ ra rụt rè, mất can đảm, thiếu tự tin Đặc biệt trong các hội nghị, cuộc họp, mặc dù có nhiều ý kiến đóng góp nhưng sự ngại ngùng e ngại đó khiến cho cán bộ công sở không dám đứng lên nói ra, không có chính kiến riêng Từ đó đánh mất nhiều điểm cộng trước đối tác, cấp trên, công chúng Giảm đi sức sáng tạo đóng góp cho sự phát triển chung Tính nhút nhát rụt rè sẽ làm cho người cán bộ văn phòng ngày càng trở nên thu mình