Chăn nuôi bò thịt ở nước ta không phải là ngành chăn nuôi truyền thống, tuy nhiên trong vài năm gần đây loại hình chăn nuôi này đã phát triển rất nhanh chóng với các bước cải tiến về giống và phương thức chăn nuôi. Vào những năm thập niên 90 thế kỷ trước chăn nuôi bò thịt bắt đầu chuyển đổi chăn nuôi bò thịt sang phương thức chăn nuôi hàng hóa góp phần nâng cao tổng sản phẩm chăn nuôi, nâng cao thu nhập cho người dân, tạo bước đột phá mới trong ngành sản xuất chăn nuôi. Hiện nay đời sống của người dân ngày càng được cải thiện do đó nhu cầu về thịt bò cũng ngày càng tăng. Tuy nhiên do những hạn chế về diện tích chăn thả đang ngày càng bị thu hẹp. Ngành chăn nuôi bò thịt đã và đang phát triển một số phương thức chăn nuôi khác nhau cho phù hợp với điều kiện của từng nông hộ cũng như tận dụng các điều kiện thuận lợi của địa phương, nhiều giống bò thịt có năng suất cao như: Droughtmaster, Brahmand,... đã được nhập vào nước ta và bước đầu được nuôi rộng rãi và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Gia Lâm nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội, có các đường giao thông lớn quan trọng chạy qua, nối với các trung tâm kinh tế, thương mại và văn hoá của miền bắc. Quốc lộ 1A nối Hà Nội Bắc Ninh Lạng Sơn, đường cao tốc Quốc lộ 5 nối Hà Nội Hải Dương Hải Phòng; bên cạnh đó hệ thống sông ngòi dày đặc: sông Hồng, sông Đuống, sông Cầu Bây… với nhiều triền đê và diện tích lớn đất bãi ven sông. Đây là điều kiện thuận lợi để huyện phát triển ngành chăn nuôi gia súc nhai lại nói chung và chăn nuôi bò thịt nói riêng. Đặc biệt từ năm 2005 phong trào chăn nuôi của toàn thành phố đã chuyển dịch mạnh mẽ mở rộng hình thức chăn nuôi tập trung và phát triển trang trại ngoài khu dân cư. Hiện nay toàn huyện Gia Lâm có 96 trang trại chăn nuôi, trong số đó trang trại chăn nuôi bò thịt chiếm khoảng 17%. Mặc dù số bò thịt và sản lượng thịt bò tăng lên rõ rệt, nhưng phần lớn các hộ chăn nuôi bò thịt trong huyện vẫn là chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư. Thực tế cho thấy sự phát triển của ngành chăn nuôi bò thịt ngoài lợi thế của điều kiện tự nhiên còn có đóng góp quan trọng bởi các phương thức chăn nuôi . Để tận dụng được những thuận về điều kiện tự nhiên cũng như khai thác được tiềm năng các giống thì phương thức chăn nuôi có ảnh hưởng lớn đến năng suất và hiệu quả chăn nuôi. Xuất phát từ thực tế sản xuất và yêu cầu về phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện Gia Lâm, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đặc điểm các hệ thống chăn nuôi bò thịt tại huyện Gia Lâm – Hà Nội”
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
- -TRẦN DANH THỦY
ĐẶC ĐIỂM CÁC HỆ THỐNG CHĂN NUÔI BÒ THỊT
TẠI HUYỆN GIA LÂM – HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Trang 2HÀ NỘI - 2013
Trang 3BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
- -TRẦN DANH THỦY
ĐẶC ĐIỂM CÁC HỆ THỐNG CHĂN NUÔI BÒ THỊT
TẠI HUYỆN GIA LÂM – HÀ NỘI
CHUYÊN NGÀNH : CHĂN NUÔI
MÃ SỐ : 60.62.01.05
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS VŨ ĐÌNH TÔN
Trang 4HÀ NỘI - 2013
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc
Tác giả luận văn
Trần Danh Thủy
Trang 6LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các tập thể cá nhân trong và ngoài trường
Nhân dịp hoàn thành luận văn, Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với PGS TS Vũ Đình Tôn, Thầy giáo đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tôi hết sức tận tình trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo trong Bộ môn Chăn nuôi chuyên khoa, Khoa Chăn nuôi & Nuôi trồng Thủy sản và Khoa Sau đại học
đã góp ý, chỉ bảo để luận văn của tôi được hoàn thành
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cán bộ và nhân dân huyện Gia Lâm - Hà Nội đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện đề tài của mình
Để hoàn thành luận văn này tôi còn nhận được sự động viên khích lệ của người thân, bạn bè, đồng nghiệp Tôi xin chân thành cảm ơn những tình cảm cao quý đó
Hà Nội, ngày tháng 9 năm 2013
Tác giả luận văn
Trần Danh Thủy
Trang 7MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN III LỜI CẢM ƠN IV MỤC LỤC V DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VII DANH MỤC CÁC BẢNG VIII DANH MỤC CÁC HÌNH IX
MỞ ĐẦU 1
1 T ÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
2 M ỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 2
3 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 2
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 C Ơ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 3
1.1.1 Lý thuyết về hệ thống 3
1.1.2 Hệ thống nông nghiệp 5
1.1.3 Hệ thống chăn nuôi 8
1.2 T ÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG CHĂN NUÔI TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 12
1.2.1 Tình hình nghiên cứu hệ thống chăn nuôi trên thế giới 12
1.2.2 Tình hình nghiên cứu các hệ thống chăn nuôi trong nước 20
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.1 Đ ỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 24
2.2 Đ ỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU : 24
2.3 T HỜI GIAN NGHIÊN CỨU 25
2.4 N ỘI DUNG NGHIÊN CỨU 25
2.5 P HƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.6 P HƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TIÊU THỤ SẢN PHẨM CHĂN NUÔI BÒ THỊT 27
2.7 P HƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 27
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 29
3.1 V Ị TRÍ ĐỊA LÝ , ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU 29
3.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của huyện Gia Lâm 29
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Gia Lâm 30
3.1.3 Xã Lệ Chi 33
3.2 T ÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI TẠI VÙNG NGHIÊN CỨU 34
3.2.1 Tình hình phát triển chăn nuôi tại huyện Gia Lâm 34
3.2.2 Tình hình chăn nuôi bò thịt tại xã Lệ Chi 40
3.3 C Ơ CẤU CÁC GIỐNG BÒ THỊT ĐƯỢC NUÔI TẠI NÔNG HỘ 46
3.4 N ĂNG SUẤT CHĂN NUÔI BÒ THỊT 48
3.5 T HỨC ĂN SỬ DỤNG TRONG CHĂN NUÔI BÒ THỊT .54
Trang 83.5.1 Nguồn thức ăn tinh trong chăn nuôi bò thịt tại các hộ điều tra 55
3.5.2 Nguồn thức ăn thô xanh sử dụng trong chăn nuôi bò thịt 59
3.6 C ÔNG TÁC PHỐI GIỐNG 61
3.6 H Ệ THỐNG CHUỒNG TRẠI , TÌNH HÌNH PHÒNG TRỪ DỊCH BỆNH VÀ MẠNG LƯỚI THÚ Y TRONG CHĂN NUÔI BÒ THỊT TẠI CÁC HỘ ĐIỀU TRA 62
3.7 S Ự BIẾN ĐỘNG GIÁ THỨC ĂN CHĂN NUÔI VÀ GIÁ BÒ THỊT 66
3.8 H IỆU QUẢ KINH TẾ TRONG CHĂN NUÔI BÒ THỊT TẠI CÁC HỘ ĐIỀU TRA 68
3.9 T IÊU THỤ SẢN PHẨM TRONG CHĂN NUÔI BÒ THỊT .76
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 79
1 K ẾT LUẬN .79
2 K IẾN NGHỊ 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
MỘT SỐ HÌNH CỦA ĐỀ TÀI 83
Trang 9PTCN : Phát triển chăn nuôi
SE : Standard Error - Sai số của số trung bình
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Cơ cấu sử dụng đất huyện Gia Lâm 30
Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động của huyện Gia Lâm 2012 33
Bảng 3.3 Diện tích tự nhiên và cơ cấu sử dụng đất của các xã nghiên cứu 34
Bảng 3.4 Tình hình phát triển ngành chăn nuôi của Gia Lâm (2010 - 2012) 35
Bảng 3.5 Sự phân bổ đàn vật nuôi huyện Gia Lâm 39
Bảng 3.6 Đặc điểm chung của các hộ điều tra 41
Bảng 3.7 Cơ cấu đàn bò thịt tại xã Lệ Chi 42
Bảng 3.8 Quy mô chăn nuôi bò thịt tại các nông hộ nghiên cứu 44
Bảng 3.9 Cơ cấu các loại vật nuôi tại các hộ điều tra 46
Bảng 3.10 Cơ cấu giống bò thịt trong nông hộ (% số bò) 47
Bảng 3.11: Phẩm chất giống đàn bò cái nền tại các hộ nghiên cứu (%) 49
Bảng 3.12 Năng suất sinh sản của đàn bò theo hệ thống chăn nuôi 50
Bảng 3.13 Khả năng sản xuất thịt theo hệ thống chăn nuôi 52
Bảng 3.14 Nguồn thức ăn tinh sử dụng trong chăn nuôi bò thịt (% số lượng sử dụng) 55
Bảng 3.15 Thức ăn tinh cho bò thịt ở các giai đoạn khác nhau (ĐVT: Kg/con) 57
Bảng 3.16 Các nguồn thức ăn thô xanh trong chăn nuôi bò thịt được sử dụng tại các hộ điều tra (% tổng lượng cung cấp) 59
Bảng 3.17 Năng suất cỏ tại các hộ điều tra 60
Bảng 3.18 Phương pháp phối giống cho bò tại các hộ điều tra 62
Bảng 3.19 Chuồng trại và trang thiết bị trong chăn nuôi bò thịt tại các hộ điều tra 63
Bảng 3.20 Phòng bệnh trong chăn nuôi bò thịt tai các nông hộ điều tra 65
Bảng 3.21 Hệ thống thú y, dịch vụ chăn nuôi tại Lệ Chi và các xã lân cận 66
Bảng 3.22 Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sinh sản theo mỗi hệ thống chăn nuôi 69
Bảng 3.23 Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò thịt theo mỗi hệ thống chăn nuôi 71
Trang 11DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Mô hình VAC của nông hộ 4
Sơ đồ 1.2: Các loại hệ thống chăn nuôi trên thế giới 15
Hình 2.1 Địa giới hành chính của xã nghiên cứu 24
37
Hình 3.1 Số lượng bò thịt huyện Gia Lâm giai đoạn 2010 – 2012 37
Hình 3.2 Sự biến động của giá bò thịt và giá thức ăn giai đoạn 2001- 2013 67
Hình 3.3 Kênh tiêu thụ bê giống , bò thịt tại vùng nghiên cứu 78
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Chăn nuôi bò thịt ở nước ta không phải là ngành chăn nuôi truyền thống, tuy nhiên trong vài năm gần đây loại hình chăn nuôi này đã phát triển rất nhanh chóng với các bước cải tiến về giống và phương thức chăn nuôi Vào những năm thập niên 90 thế kỷ trước chăn nuôi bò thịt bắt đầu chuyển đổi chăn nuôi bò thịt sang phương thức chăn nuôi hàng hóa góp phần nâng cao tổng sản phẩm chăn nuôi, nâng cao thu nhập cho người dân, tạo bước đột phá mới trong ngành sản xuất chăn nuôi
Hiện nay đời sống của người dân ngày càng được cải thiện do đó nhu cầu về thịt bò cũng ngày càng tăng Tuy nhiên do những hạn chế về diện tích chăn thả đang ngày càng bị thu hẹp Ngành chăn nuôi bò thịt đã và đang phát triển một số phương thức chăn nuôi khác nhau cho phù hợp với điều kiện của từng nông hộ cũng như tận dụng các điều kiện thuận lợi của địa phương, nhiều giống bò thịt có năng suất cao như: Droughtmaster, Brahmand, đã được nhập vào nước ta và bước đầu được nuôi rộng rãi và mang lại hiệu quả kinh tế cao
Gia Lâm nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội, có các
đường giao thông lớn quan trọng chạy qua, nối với các trung tâm kinh tế,
thương mại và văn hoá của miền bắc Quốc lộ 1A nối Hà Nội - Bắc Ninh - Lạng Sơn, đường cao tốc Quốc lộ 5 nối Hà Nội - Hải Dương - Hải Phòng; bên
cạnh đó hệ thống sông ngòi dày đặc: sông Hồng, sông Đuống, sông Cầu Bây… với nhiều triền đê và diện tích lớn đất bãi ven sông Đây là điều kiện thuận lợi để huyện phát triển ngành chăn nuôi gia súc nhai lại nói chung và chăn nuôi bò thịt nói riêng
Đặc biệt từ năm 2005 phong trào chăn nuôi của toàn thành phố đã chuyển dịch mạnh mẽ mở rộng hình thức chăn nuôi tập trung và phát triển
Trang 13trang trại ngoài khu dân cư Hiện nay toàn huyện Gia Lâm có 96 trang trại chăn nuôi, trong số đó trang trại chăn nuôi bò thịt chiếm khoảng 17% Mặc dù
số bò thịt và sản lượng thịt bò tăng lên rõ rệt, nhưng phần lớn các hộ chăn nuôi bò thịt trong huyện vẫn là chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư
Thực tế cho thấy sự phát triển của ngành chăn nuôi bò thịt ngoài lợi thế của điều kiện tự nhiên còn có đóng góp quan trọng bởi các phương thức chăn nuôi
Để tận dụng được những thuận về điều kiện tự nhiên cũng như khai thác được tiềm năng các giống thì phương thức chăn nuôi có ảnh hưởng lớn đến năng suất và hiệu quả chăn nuôi Xuất phát từ thực tế sản xuất và yêu cầu
về phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện Gia Lâm, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đặc điểm các hệ thống chăn nuôi bò thịt tại huyện Gia Lâm – Hà Nội”
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Nhận dạng và đặc điểm hóa các hệ thống chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện Gia Lâm
- Xác định được năng suất và hiệu quả kinh tế của các hệ thống chăn nuôi bò thịt khác nhau
- Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển các hệ thống này
3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
Trang 14Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Cơ sở khoa học của đề tài.
1.1.1 Lý thuyết về hệ thống
1.1.1.1 Khái niệm về hệ thống
Khái niệm ‘‘Hệ thống” đã xuất hiện từ thời cổ đại và nó là một bộ phận trong tư duy của nhân loại để mô tả về thế giới Aristot (người Hy Lạp
cổ đại) có một khái niệm rất cơ bản về hệ thống mà đến nay vẫn còn giá trị
đó là: "Cái tổng thể lớn hơn tổng các bộ phận của nó"
Ngày nay, chúng ta đã có những khái niệm mới và hoàn chỉnh hơn
về "Hệ thống" "Hệ thống là tập hợp các yếu tố có li ên quan với nhau bởi các mối quan hệ và tạo thành một tổ chức nhất định để thực hiện một
số chức năng nào đó" (L Von Bertalanffy, dẫn theo Vũ Đình Tôn, 2008).Tuy nhiên, bản thân hệ thống không phải là con số cộng của các
bộ phận của nó, mà là các bộ phận cùng hoạt động, những bộ phận có thể cùng hoạt động theo nhiều cách khác nhau Chúng cùng hoạt động theo những cách nhất định để sản sinh ra những kết quả nhất định và những kết quả này chính là sản phẩm của cả một hệ thống chứ không phải là của một
bộ phận nào đó trong hệ thống (Vũ Đình Tôn, 2008)
Sự liên hệ giữa các bộ phận là để cùng hoạt động và duy trì các quan hệ giữa chúng với nhau Nếu như không tồn tại mối liên hệ giữa các bộ phận hoặc các bộ phận không cùng hoạt động theo một cách nhất định để duy trì quan hệ thì sẽ không có hệ thống Điều này có nghĩa là các bộ phận liên tục tác động ảnh hưởng lẫn nhau (Vũ Đình Tôn, 2008)
Mô hình Vườn - Ao - Chuồng (VAC) trong các nông hộ là một ví dụ rất điển hình về hệ thống Có thể thấy, mỗi bộ phận trong hệ thống này đều
có liên quan với các bộ phận khác (hình 1.1)
Trang 15Thức ăn
Hình 1.1 Mô hình VAC của nông hộ
Mặt khác việc nghiên cứu một hệ thống không phải chỉ dừng lại ở việc mô tả cấu trúc của hệ thống mà cần phải quan tâm đến chức năng và
sự biến đổi của hệ thống
1.1.1.2 Phương pháp nghiên cứu hệ thống
Hiện nay có hai phương pháp nghiên cứu hệ thống chủ yếu (Phạm Tiến Dũng, 1993)
+ Nghiên cứu nhằm cải tiến và hoàn thiện hệ thống đã có sẵn Cụ thể là dùng phương pháp phân tích và chẩn đoán hệ thống để tìm ra những vấn đề còn hạn chế từ đó có những tác động thích hợp tạo một hệ thống hoàn thiện hơn
+ Nghiên cứu nhằm xây dựng hệ thống mới
Việc nghiên cứu hệ thống nông nghiệp thường bắt đầu từ tiếp cận hệ thống Cho đến nay hiện chưa có phương pháp thống nhất, tuy vậy theo một số tác giả việc tiếp cận hệ thống nông nghiệp cần tập trung theo nguyên tắc sau:
- Nghiên cứu được hướng chủ yếu vào người nông dân
- Tính chất hệ thống của hệ thống nông nghiệp
- Yêu cầu tham gia của nhiều bộ môn/chuyên ngành
- Chú ý đến việc làm ở nông trại
Thức ăn, nước
Phân
Phân bón
Trang 16- Chẩn đoán và phân loại
- Thiết kế và làm thử
- Mở rộng
Việc chẩn đoán có mục đích là đặc điểm hoá hệ thống của hệ thống nông nghiệp, xác định các điều kiện quyết định sự phát triển của hệ thống và xác định các hạn chế cản trở sự phát triển của hệ thống Việc chẩn đoán có hai bước nhỏ là phân kiểu và chẩn đoán hệ thống nông nghiệp, đặc biệt là hệ thống sản xuất của nông hộ thường rất phức tạp và không đồng đều, nên phải phân thành các kiểu phổ biến, qua đó cho ta hiểu sự biến động của hệ thống
và xác định xem kiểu nào chiếm ưu thế trong hệ thống để định ưu tiên tác động vào nhằm phát triển
Còn giai đoạn thiết kế, làm thử và giai đoạn mở rộng là các giải pháp cụ thể được tác động vào cản trở và thử nghiệm kết quả của chúng trên địa bàn
1.1.1.3 Công cụ phân tích hệ thống
Theo Phạm Tiến Dũng, (1993) trong phân tích hệ thống có hai công cụ được sử dụng phổ biến là + Kỹ thuật mô hình hoá (Modeling): Phương pháp này xây dựng các mô hình đại diện thông qua các biến định tính Từ các mô hình này chúng ta có thể hiểu rõ hơn về các mối quan hệ bên trong và bên ngoài hệ thống từ đó thấy được những “cản trở”, “tiềm năng” và đưa ra được những định hướng, các giả thiết cho sự tiến triển
+ Phương pháp phân tích thống kê: Tình hình thu thập và phân tích các
dữ liệu
1.1.2 Hệ thống nông nghiệp
1.1.2.1 Khái niệm hệ thống nông nghiệp
Hệ thống nông nghiệp là một phương thức khai thác môi trường và là một hệ thống về lực lượng sản xuất Vậy, hệ thống nông nghiệp không phải được đặt vào môi trường nông thôn mà chính nó là biểu hiện cách thức mà người nông dân sử dụng các phương tiện sản xuất để khai thác
Trang 17môi trường và quản lý không gian nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra (M.Mazoyer dẫn theo Vũ Đình Tôn, 2008).
Để hiểu được sự vận hành của môi trường nông thôn cần phải vạch ra được các giai đoạn tiến triển khác nhau, xác định được các yếu tố quyết định, các yếu tố động lực của sự tiến triển và phân tích kỹ các điều kiện là nguồn gốc của sự thay đổi (Vũ Đình Tôn, 2008)
Tính bền vững: Hệ thống nông nghiệp là một hệ thống động nhưng cũng mang tính bền vững, nghĩa là nó tồn tại trong một thời gian nhất định và
ổn định trong một thời gian nào đó
Hệ thống nông nghiệp phải thích nghi với các điều kiện sinh khí hậu của một vùng nhất định Tuy nhiên điều này chỉ đúng đối với các hệ thống nông nghiệp ít được cơ giới hoá Ngày nay, với nền nông nghiệp được nhân tạo nhiều thì phương thức khai thác môi trường không phụ thuộc nhiều vào các điều kiện sinh khí hậu
Hiện nay, khái niệm và phương pháp tiếp cận về hệ thống nông nghiệp vẫn chưa thống nhất Nhưng nhìn chung có hai cách tiếp cận chính là tiếp cận
hệ thống nông trại (farming systems) và tiếp cận hệ thống nông nghiệp (agricultural systems)
Trong tiếp cận hệ thống nông nghiệp có một số đặc điểm là:
+ Tiếp cận “dưới - lên” (bottom-up) Tiếp cận “dưới - lên” là dùng phương pháp quan sát và phân tích hệ thống nông nghiệp, xem hệ thống “mắc”
ở chỗ nào để tìm cách can thiệp nhằm giải quyết những cản trở Do đó, các tiếp cận từ “dưới - lên” phù hợp hơn so với lối tiếp cận “trên - xuống” (Top - down) như trước kia Tiếp cận “dưới - lên” thường gồm 3 giai đoạn nghiên cứu
là giai đoạn chẩn đoán, giai đoạn thiết kế và giai đoạn thử triển khai
+ Coi trọng mối quan hệ xã hội như các nhân tố của hệ thống Tiếp cận này tập trung vào phân tích mối quan hệ qua lại giữa hệ phụ sinh học và hệ phụ kinh tế - xã hội trong một tổng thể của hệ thống nông nghiệp Trong quá
Trang 18trình nghiên cứu về sự phát triển nông thôn, nếu những hạn chế về kinh tế -
xã hội của nông dân được tháo gỡ thì áp dụng rất dễ dàng các kỹ thuật mới.+ Phân tích động thái của sự phát triển Điều này có nghĩa là xem xét
sự tiến triển của hệ thống trong lịch sử Việc nghiên cứu sự phát triển của hệ thống nông nghiệp là cần thiết nhằm xác định phương hướng phát triển của hệ thống trong tương lai Trong nghiên cứu về hệ thống nông nghiệp, ta đối diện với một hệ thống động Mục tiêu của hệ thống, các điều kiện quyết định sự phát triển của nó, môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội thay đổi rất nhiều, vì vậy các giải pháp về kỹ thuật hay chính sách phải thay đổi cho phù hợp (Đào Thế Tuấn, 2006)(dẫn theo Vũ Đình Tôn và Hán Quang Hạnh, 2008)
1.1.2.2 Nhận dạng và đặc điểm hoá một hệ thống nông nghiệp
Một hệ thống nông nghiệp thường được cấu thành nên từ 3 yếu tố thành phần là yếu tố tự nhiên, yếu tố nhân văn - xã hội và yếu tố kỹ thuật Trong đó
Các yếu tố tự nhiên: Khí hậu, đất đai, địa hình, cấu trúc khoảng không,
thảm thực vật
Các yếu tố nhân văn và xã hội: Dân tộc, các thể thức về sở hữu đất đai,
quản lý lao động, tình hình y tế, thương mại hoá sản phẩm, tổ chức kinh tế
Các yếu tố kỹ thuật: Giống động vật, thực vật, các công cụ, kiến thức
kỹ thuật, phương thức trồng trọt, phương thức chăn nuôi
Theo Rambo và Saise (1984) thì một hệ thống nông nghiệp có thể ra
đời từ sự tương tác của hai nhóm hệ thống lớn là hệ sinh thái và hệ thống xã hội (dẫn theo Vũ Đình Tôn, 2008)
Hệ thống xã hội gồm: Dân số, kỹ thuật, đức tin, các giá trị, các cấu trúc
và thể chế xã hội
Hệ sinh thái (ecosystem): Gồm các thành phần về điều kiện tự nhiên
(như đất, nước) và các thành phần sinh học (thực vật, động vật, vi sinh vật)
Trang 191.1.3 Hệ thống chăn nuôi
1.1.3.1 Khái niệm về hệ thống chăn nuôi
Hệ thống chăn nuôi là sự kết hợp các nguồn lực, các loài gia súc, các phương tiện kỹ thuật và các thực tiễn bởi một cộng đồng hay một người chăn nuôi, nhằm thoả mãn những nhu cầu của họ và thông qua gia súc làm giá trị hoá các nguồn lực tự nhiên (Ph.Lhost dẫn theo Vũ Đình Tôn, 2008)
Như vậy, hệ thống chăn nuôi gồm 3 cực chính:
Cực con người: Là tác nhân và gia đình của họ, đôi khi là một cộng
đồng Đây là trung tâm của hệ thống
Cực đất đai: Là nguồn lực mà gia súc sử dụng.
Cực gia súc: Là những loài, giống gia súc được các tác nhân lựa chọn 1.1.3.2 Các yếu tố trong chăn nuôi
Hoạt động chăn nuôi là do con người tiến hành Hiệu quả của nó phụ thuộc vào hai nhóm yếu tố chính: Gia súc và môi trường
* Yếu tố gia súc
Theo Ir.Geert Montsma (1982) (dẫn theo Vũ Đình Tôn, 2008) thì một
số loài động vật chính sử dụng trong nông nghiệp là:
- Loài ăn cỏ gồm: nhóm động vật nhai lại (trâu, bò, dê, cừu, lạc đà …)
và nhóm động vật không nhai lại (ngựa, thỏ)
- Các loài khác: Lợn, gia cầm, các loài côn trùng
* Các yếu tố môi trường
- Môi trường tự nhiên
+ Đất, nước: Có tác động trực tiếp và gián tiếp đến sự phát triển gia
súc thông qua sự phát triển của thảm thực vật, nguồn nước uống
+ Khí hậu: Là yếu tố rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp và gián
tiếp đến chăn nuôi thông qua các điều kiện về nhiệt độ và độ ẩm
- Môi trường sinh học
+ Thực vật (flora): Thực vật là nguồn cung cấp thức ăn chính cho
Trang 20nhiều loại vật nuôi, do đó chất lượng và số lượng của cây trồng sẽ có ảnh hưởng rõ rệt tới năng suất vật nuôi.
+ Động vật (fauna): Ở đây đề cập chủ yếu đến động vật ký sinh hay
vật truyền mầm bệnh như các loài côn trùng và ve
- Môi trường kinh tế - xã hội:
+ Quyền sở hữu đất đai : Thường có 2 loại là sở hữu cộng đồng (tập
thể) và sở hữu cá nhân Trong đó, các hình thức sở hữu khác nhau dẫn đến mức đầu tư khác nhau
+ Vốn: Gồm vốn tự có hoặc nguồn vốn vay Việc tiếp cận vốn là điều
kiện quan trọng ảnh hưởng tới quy mô chăn nuôi Khi nguồn vốn dồi dào người dân sẽ có điều kiện đầu tư thâm canh hơn như hình thức chăn nuôi trang trại, chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn Đồng thời hiệu quả sản xuất cũng cao hơn do sử dụng con giống tốt, thức ăn chất lượng cao, quy trình kỹ thuật, chuồng trại, vệ sinh phòng dịch hợp lý…
+ Lao động: Lao động là yếu tố quan trọng trong phát triển chăn nuôi
Lao động được đề cập ở đây không chỉ ở số lượng mà còn cả chất lượng nguồn lao động thể hiện qua trình độ khoa học kỹ thuật Nhất là chăn nuôi thâm canh, quy mô lớn thì chất lượng nguồn lao động càng yêu cầu cao hơn
+ Năng lượng: Các hệ thống chăn nuôi sử dụng năng lượng để làm
đất, vận chuyển, xây dựng chuồng trại, sưởi ấm, sản xuất thức ăn công nghiệp và phục vụ cơ giới hoá trong chăn nuôi Do vậy, khi chăn nuôi càng hiện đại thì nguồn năng lượng được sử dụng càng nhiều
+ Cơ sở hạ tầng: Gồm hệ thống giao thông, hệ thống thông tin liên
lạc, nguồn nước, các cơ sở bảo dưỡng máy móc, dịch vụ thú y, các điều kiện tiếp cận tín dụng, cơ sở thụ tinh nhân tạo, thị trường Các điều kiện này ảnh hưởng lớn đến phát triển chăn nuôi thông qua cung cấp đầu vào, đầu ra cho
hệ thống chăn nuôi
Trang 21+ Thị trường: Thị trường ảnh hưởng đến sự phát triển chăn nuôi
thông qua nguồn cung cấp đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra của hệ thống, nhất là khi chuyển từ sản xuất tự cấp tự túc lên sản xuất hàng hoá
Có thể thấy rằng, thị trường là một trong những yếu tố quyết định quy mô sản xuất cũng như hiệu quả kinh tế của hệ thống chăn nuôi
+ Các yếu tố văn hoá và tín ngưỡng: Các yếu tố này ảnh hưởng đến sự
phát triển chăn nuôi rất rõ rệt Ví dụ, ở Ấn Độ, bò rất ít được giết thịt, còn tại một số nước thuộc Châu Phi, số lượng đàn gia súc được coi là một yếu tố để phân biệt đẳng cấp xã hội, cho nên người dân ở đây rất ít khi giết thịt gia súc
1.1.3.3 Nghiên cứu và chẩn đoán các hệ thống chăn nuôi
* Cơ sở để tiến hành nghiên cứu về hệ thống chăn nuôi
Trước đây khi nghiên cứu về chăn nuôi người ta thường sử dụng phương pháp nghiên cứu cục bộ, tức là chỉ tập trung giải quyết những vấn đề cấp thiết nhất trong chăn nuôi như bệnh tật của gia súc, vấn đề nuôi dưỡng, cây thức ăn, giống Nhược điểm của phương pháp này là không cho biết được mối liên hệ giữa các vấn đề trong một hệ thống chăn nuôi và không quan tâm đến sự phát triển lâu dài, bền vững của hệ thống Do vậy, để khắc phục nhược điểm của phương pháp này thì việc đưa ra kiểu tiếp cận hệ thống
là rất cần thiết
Mặt khác, tiếp cận hệ thống không phải là phương pháp đối lập, tách rời hay dùng để thay thế phương pháp cũ mà cả hai phương pháp đều được sử dụng
để đạt hiệu quả tốt nhất trong quá trình nghiên cứu hệ thống chăn nuôi
* Một số vấn đề cần tập trung trong nghiên cứu hệ thống chăn nuôi
- Tập trung vào con người - tác nhân trung tâm của hệ thống
Hệ thống chăn nuôi có thể được chia thành hai tiểu hệ thống:
+ Hệ thống quản lý hay điều hành: Là nơi hình thành lên những mục tiêu, các thông tin về môi trường, về cấu trúc và sự vận hành của hệ thống
Đó là các dạng, các thể thức tổ chức cũng như sự huy động các phương tiện
Trang 22sản xuất và các quyết định quản lý (huy động sử dụng đất đai, lao động và vốn sẵn có).
+ Các hệ thống kỹ thuật sinh học của sản xuất: Nơi hình thành các quá trình sản xuất và phương thức chăn nuôi cho phép đạt được các mục tiêu và chiến lược của người sản xuất Khi nghiên cứu về hệ thống chăn nuôi nên tập trung chủ yếu vào hệ thống điều hành do một tác nhân hay một nhóm tác nhân điều khiển Quan tâm đến yếu tố con người ở đây chính là người chăn nuôi, một mặt là gắn với khoa học nhân văn, nhưng đồng thời cũng quan tâm đến mục đích chủ yếu của những nghiên cứu này, đó là tham gia vào sự phát triển
- Tiến hành nghiên cứu đa ngành
Cần có cách tiếp cận tổng thể tức là quan tâm đến các mối tương tác và
sự vận hành của một hệ thống hơn là các yếu tố cấu trúc Trên thực tế sự vận hành của một hệ thống chăn nuôi thường diễn ra trong một môi trường tự nhiên cũng như môi trường kinh tế, xã hội nhất định, do đó cần thiết phải có
sự phối hợp giữa các chuyên ngành khác nhau như kinh tế, nông học và chăn nuôi.v.v trong nghiên cứu hệ thống
- Tiến hành nghiên cứu trên các quy mô khác nhau
Các hệ thống chăn nuôi có quy mô khác nhau như đơn vị sản xuất, cộng đồng, vùng…Do vậy, việc quan sát và nghiên cứu trên một quy mô nhất định có thể giúp ta hiểu được sự vận hành và hoạt động của hệ thống ở các quy mô và cấp độ khác
* Đặc điểm hệ thống chăn nuôi quảng canh:
- Là hình thức mà vật nuôi thường xuyên được thả tư do trong rừng hoặc trên đồi, nương
- Vật nuôi tự kiếm ăn
- Chất thải của vật nuôi đa phần không được tận dụng và xử lý
- Ít được sự chăm sóc của người nuôi và đa phần sinh sản không kiểm soát, phối giống tự do
Trang 23- Buổi tối có thể tự tìm về lán trong rừng ngủ hoặc ngủ ở ngoài rừng, dưới các tán lá cây như động vật hoang dã
* Đặc điểm hệ thống chăn nuôi bán thâm canh:
- Vật nuôi có chuồng trại tại nhà để nuôi nhốt
- Sử dụng được phân bón của vật nuôi
- Có người để chăn thả, chăm sóc
- Vật nuôi được tiêm phòng, chữa trị khi đau ốm và theo dõi trong quá trình vật nuôi động dục, sinh sản
- Vật nuôi được bổ sung thêm thức ăn nhưng đa phần là thức ăn xanh còn thức ăn tinh chỉ được bổ sung một lượng nhỏ
* Đặc điểm hệ thống chăn nuôi hỗn hợp bán thâm canh
- Hệ thống chăn nuôi hỗn hợp bán thâm canh có đặc điểm gần tương tự với hệ thống chăn nuôi bán thâm canh nhưng khác ở chỗ là vật nuôi thường được nuôi kết hợp với nhiều loài vật nuôi khác nhau
1.2 Tình hình nghiên cứu hệ thống chăn nuôi trong và ngoài nước
1.2.1 Tình hình nghiên cứu hệ thống chăn nuôi trên thế giới
Trong lịch sử của chủ nghĩa tư bản, Anh là nước tiến hành công nghiệp hoá sớm nhất Khi đó, người ta suy nghĩ một cách giản đơn rằng trong nền kinh
tế hàng hoá, nông nghiệp cũng phải xây dựng như công nghiệp theo hướng tập trung quy mô lớn mà quên mất một đặc điểm cơ bản của nông nghiệp khác với công nghiệp là nó tác động vào sinh vật (vật nuôi, cây trồng) và điều kiện đó không phù hợp với tình hình sản xuất tập trung quy mô lớn Chính C.Mác lúc đầu cũng có những suy nghĩ như vậy nhưng về cuối đời ông đã phải nhận định lại: Ngay ở nước Anh với nền công nghiệp phát triển, hình thức sản xuất nông nghiệp có lớn hơn không phải là các xí nghiệp nông nghiệp với quy mô lớn mà là trang trại gia đình không dùng lao động làm thuê (Hoàng Tuấn Hiệp, 2000)
Trang 24Hệ thống nông nghiệp dùng sức kéo, kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi, trong đó công nghiệp giữ vai trò cung cấp thực phẩm và sức kéo đã làm tăng năng suất lao động lên gấp 2-3 lần Với hệ thống này đất đai được khai thác và phục hồi độ màu mỡ trở lại nhờ được bón phân chuồng (hệ thống chăn nuôi kết hợp trồng trọt).
1.2.1.1 Phân loại các hệ thống chăn nuôi trên thế giới
Theo một số tác giả (Ruthenberg, 1980; Jahnke, 1982; FAO, 1994; De boer, 1992; FAO, 1996) thì hầu hết các nông trại không được xếp loại theo các tiêu chuẩn về số lượng gia súc, những tiêu chuẩn xếp các trường hợp vào cùng một nhóm chủ yếu dựa vào dạng thức của hệ thống
Tiêu chuẩn phân loại được giới hạn bởi ba tiêu chuẩn là: tương quan với trồng trọt, với đất và vùng sinh thái Ngoài ra, nhóm các hệ thống không phụ thuộc nhiều vào đất được chia nhỏ thành hai loại: động vật nhai lại phụ thuộc nhiều vào đất và động vật dạ dày đơn không phụ thuộc nhiều vào đất Như vậy có tất cả 11 loại hệ thống chăn nuôi
• Hệ thống chăn nuôi không phụ thuộc nhiều vào đất (LL)
Các nước phát triển có nền sản xuất thâm canh không phụ thuộc nhiều vào đất, sản xuất hơn một nửa tổng sản phẩm thịt toàn thế giới Châu Á đóng góp khoảng 20% và Tây Âu là 15% (FAO,1994)
+ Hệ thống chăn nuôi động vật dạ dày đơn không phụ thuộc nhiều vào đất ( LLM)
Hệ thống này được xác định thông qua việc chăn nuôi các loài động vật
dạ dày đơn, chủ yếu là gia cầm và lợn Trong đó thức ăn cho gia súc được cung cấp từ bên ngoài nông trại, vì vậy những quyết định về việc sử dụng thức ăn cho gia súc không phụ thuộc nhiều vào việc sản xuất thức ăn, tức là hai quá trình này độc lập với nhau và phân của gia súc thường được dùng để bón cho các cánh đồng trồng trọt hoặc bán Hệ thống này vì thế là mở về mặt
Trang 25dinh dưỡng Hệ thống (LLM) này phổ biến ở các quốc gia thành viên của OECD (tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế) chiếm 52% tổng sản lượng thịt lợn và 58% tổng sản lượng thịt gia cầm toàn cầu
Ở khu vực Đông Nam Á hệ thống LLM là đặc biệt quan trọng Khoảng 96% tổng sản lượng thịt lợn của Châu Á là từ các nước Trung Quốc, Việt Nam và Indonesia Trong đó Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia sản xuất khoảng 84% tổng sản lượng thịt gia cầm trên thế giới Điều này liên quan đến sự tăng trưởng nhanh của nền kinh tế và tốc độ đô thị hoá Theo đó nhu cầu về thịt các loài động vật dạ dày đơn được ước tính là tăng từ 2 đến 5 lần kể từ năm 1987 đến năm 2006 nhu cầu về trứng tăng từ 3 đến 10 lần các hệ thống chăn nuôi lợn
và gia cầm không phụ thuộc nhiều đất đai sản lượng lớn ở các nước phát triển và một phần đóng góp là đang tăng lên một cách nhanh chóng ở các nước đang phát triển, nhằm cung cấp một số lượng lớn trong một thời gian ngắn
+ Hệ thống chăn nuôi động vật nhai lại không phụ thuộc nhiều vào đất (LLR)
Hệ thống này được xác định thông qua việc chăn nuôi các loại động vật nhai lại, cơ bản là trâu, bò mà thức ăn cho chúng chủ yếu được cung cấp từ bên ngoài nông trại Hệ thống này tập trung chủ yếu ở một số vùng trên thế giới Đối với trâu bò, hệ thống này chủ yếu ở Đông Âu và CIS (khối liên hiệp quốc gia độc lập) và một số nước thành viên của OECD Các trang trại chăn nuôi gia súc sinh sản thâm canh ở một số vùng thường là phụ thuộc vào đất đai hơn bởi vì nhu cầu cỏ khô ngon lại không vận chuyển một cách kinh tế từ nơi
xa đến Ở Châu Á các hệ thống chăn nuôi trâu bò thâm canh chủ yếu là trâu, bò sinh sản Ấn Độ và Pakistan (Jahnke, 1982)
Hệ thống LLR chủ yếu là chăn nuôi các giống gia súc cao sản và con lai của chúng, không sử dụng các giống mà không đáp ứng được với các điều kiện “không có đất”
Trang 26Nguồn: (FAO, 1996)
Sơ đồ 1.2: Các loại hệ thống chăn nuôi trên thế giới
Hệ thống LLR là hệ thống thâm canh cao dẫn tới vốn đầu tư lớn về thức ăn
và lao động Chúng liên quan chặt chẽ tới các hệ thống chăn nuôi cần đất thông qua việc cung cấp con giống Đây là một điểm khác biệt so với các hệ thống chăn nuôi động vật dạ dày đơn không phụ thuộc nhiều vào đất bởi vì ở các hệ thống này, con giống thay thế là được cung cấp từ hệ thống có uy tín cùng loại
• Hệ thống chăn nuôi phụ thuộc nhiều vào đất đai (LG)
+ Các hệ thống chăn nuôi ở vùng ôn đới và vùng núi cao nhiệt đới (LGL)
Vùng ôn đời và núi cao nhiệt đới (mrt)
Vùng ôn đới và núi cao nhiệt đới (mit)
cận nhiệt đới ẩm/bán
ẩm (lgh)
Vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới ẩm/bán ẩm (mrh)
Vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới ẩm/bán
ẩm (mih)
Vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới khô cằn/bán khô càn (lga)
Vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới khô cằn/bán khô càn (mra)
Vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới khô cằn/bán khô càn (mia)
Trang 27Ở những vùng này hệ thống chăn thả dựa vào điều kiện nhiệt độ thấp Xuất hiện ở các vùng ôn đới nơi có từ 1 – 2 tháng là nhiệt độ thấp (dưới 50C), hoặc ở những vùng núi cao nhiệt đới như ở Nam Mỹ và Đông Phi, các vùng
ôn đời gồm: Nam Australia, Newzealand, và một phần của Mỹ, Trung Quốc
và Mông Cổ
Các trường hợp điển hình là hệ thống chăn thả trên thảo nguyên ở Mongolia, hệ thống chăn nuôi bò sữa và cừu ở Newzealand, hệ thống chăn nuôi bò sữa ở Bogota, Colombia và Nam Mỹ, hệ thống chăn thả lạc đà và cừu
ở Peru và Bolivia Các hệ thống chăn thả thâm canh cũng thấy ở vùng tây bắc Pakistan, gồm nuôi cừu lấy lông và len (Nawaz và cs, 1986)
+ Các hệ thống phụ thuộc đất ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới nóng
Tính trên toàn thế giới, hệ thống LGH chiếm khoảng 190 triệu con trâu
bò, chủ yếu là giống bò Zebu ở các vùng ẩm và bán ẩm Trâu cũng là một loài phổ biến, ngoài ra cừu lấy lông ở Châu Phi và dê lùn thường được nuôi với mục đích tiêu dùng tại chỗ Hệ thống này mang tính định hướng thị trường
+ Các hệ thống chăn nuôi phụ thuộc vào đất vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới khô cằn/bán khô cằn (LGA)
Hệ thống này được xác định là hệ thống phụ thuộc vào đất đai ở những vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới với khoảng thời gian sinh trưởng của cây
Trang 28trồng là nhỏ hơn 180 ngày và nơi mà đất đai được sử dụng chủ yếu cho việc chăn thả các động vật nhai lại.
• Các hệ thống chăn nuôi hỗn hợp có mưa tự nhiên (MR)
+ Các hệ thống chăn nuôi ở vùng ôn đới và núi cao nhiệt đới (MRT)
Theo FAO, 1996 thì hệ thống này là một sự kết hợp của hệ thống trồng trọt có đủ mưa và hệ thống chăn nuôi thuộc các vùng ôn đới hay vùng núi cao nhiệt đới, nơi mà cây trồng đóng góp ít nhất là 10% tổng giá trị sản phẩm nông trại
Hệ thống MRT thấy có ở hai vùng sinh thái nông nghiệp đối lập của thế giới đó là hệ thống phổ biến, cơ bản ở hầu hết Bắc Mỹ, Châu Âu và Đông Bắc
Á Đặc điểm chung của những vùng này là nhiệt độ thấp trong cả năm Các hệ thống này có đặc điểm là sử dụng nhiều đầu vào từ bên ngoài hơn và mở hơn
Ở hầu hết các hệ thống MRT vùng nhiệt đới, sản xuất kém thâm canh hơn, với những vật nuôi mang lại hàng loạt những chức năng trong các hệ thống hỗn hợp như tăng thu nhập, tập trung dinh dưỡng cho cây trồng thông qua phân bón, chất thải, sức kéo động vật, dự trữ tiền cho những việc đột xuất, giảm rủi ro trong sản xuất ngành trồng trọt
+ Các hệ thống có mưa tự nhiên ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới ẩm/bán ẩm (MRH)
Ở các khu vực ẩm và bán ẩm của vùng nhiệt đới, ngành chăn nuôi dựa vào các hệ thống hỗn hợp Chúng ta có thể thấy các hệ thống này ở tất cả các vùng nhiệt đới trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển Một số vùng
ở miền Nam nước Mỹ là những vùng phát triển duy nhất loại hệ thống này
Hệ thống này bao gồm các vùng với điều kiện khí hậu đặc biệt khó khăn cho chăn nuôi (nhiệt độ và độ ẩm cao) Khả năng thích nghi của các giống gia súc ôn đới cao sản với những điều kiện khắc nghiệt này là rất kém Thông thường ở các hệ thống nông hộ thuộc Châu Á và Châu Phi, các giống địa phương vẫn được nuôi phổ biến
Trang 29+ Hệ thống có mưa tự nhiên ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới (MRA)
Hệ thống MRA là một hệ thống nông trại hỗn hợp ở các vùng nhiệt đới
và cận nhiệt đới, với thời gian sinh trưởng của cây trồng là dưới 180 ngày Hệ thống này đóng vai trò quan trọng ở Tây Á và Bắc Phi, một số vùng thuộc Sanhel (Burkina, Faso, Nigeria), các vùng thuộc Ấn Độ và Đông Bắc Thái Lan, Đông Indonesia Với mức độ thâm canh thấp của hệ thống và chăn nuôi
đa mục đích, việc cải tiến giống vật nuôi bị hạn chế
•Các hệ thống chăn nuôi hỗn hợp được tưới tiêu (MIT)
+ Các hệ thống hỗn hợp ở vùng ôn đới và ở các khu vực núi cao nhiệt đới
Hệ thống này thuộc nhóm các hệ thống hỗn hợp cần đất của vùng ôn đới và khu vực núi cao thuộc các vùng nhiệt đới
Thường thấy các hệ thống này ở vùng Địa Trung Hải và một số vùng thuộc phía đông bán cầu (Hàn Quốc, Nhật Bản và một số vùng của Trung Quốc), nơi mà sự sinh trưởng của thực vật bị hạn chế do nhiệt độ thấp vào mùa lạnh và ẩm độ giảm trong suốt thời kỳ sinh trưởng của cây trồng
Thịt, sữa và lông, len là các sản phẩm chủ yếu của hệ thống này, phần lớn chúng được sản xuất làm hàng hoá bán trên thị trường
+ Các hệ thống hỗn hợp ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới khô và bán khô cằn (MIH)
Đây là một hệ thống hỗn hợp ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới với thời gian sinh trưởng của cây trồng kéo dài trên 180 ngày và nơi mà việc tưới tiêu cho cây trồng là cần thiết
Các sản phẩm của hệ thống này đang cạnh tranh mạnh mẽ với các hệ thống chuyên canh không cần đất trong việc cung cấp các sản phẩm cho các
đô thị, cả ở thị trường nội địa lẫn thị trường thế giới thông qua thương mại quốc tế
+ Các hệ thống hỗn hợp ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới khô cằn/bán khô cằn (MIA)
Trang 30Đây là hệ thống thuộc vùng khô cằn và bán khô cằn, nơi mà việc tưới tiêu sẽ giúp cho việc thâm canh cây trồng quanh năm là có thể thực hiện được Hệ thống này có ở Đông Á, Nam Á, Bắc Phi, miền Tây nước Mỹ và Mexico.
Trong các hệ thống MIA truyền thống, sản xuất ngành trồng trọt được tưới tiêu là nguồn thu nhập chính, chăn nuôi chỉ đóng vai trò thứ yếu Điều này được phản ánh cơ bản là do ngành chăn nuôi đòi hỏi quản lý chặt chẽ hơn
Hệ thống MIA góp phần quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm, tạo công ăn việc làm ở những vùng đất khô cằn Thực tế việc tưới tiêu đã cho phép tăng cường lượng sản phẩm dự trữ cho chăn nuôi như các phụ phẩm hoặc nhờ có luân canh cây trồng đã giảm sự thiếu hụt thức
ăn cho gia súc Tăng nguồn thức ăn cơ sở và tăng cường khả năng lợi dụng đã tăng khả năng thâm canh và thương mại hoá các ngành chăn nuôi, đặc biệt ở những vùng có điều kiện tiếp cận tốt với thị trường
1.2.1.2 Một số nghiên cứu trường hợp về các hệ thống chăn nuôi
Kết quả nghiên cứu ở đông bắc Thái Lan và ở Banglades của John Sollow (1995) về hệ thống kết hợp lúa - cá cho thấy hệ thống này thường không ổn định, khi thì rất phát triển, khi thì bị suy giảm Hệ thống này phát triển khi nguồn cá trong tự nhiên phong phú và ngược lại khi có các hoạt động khác có khả năng cạnh tranh với hệ thống này về các nguồn lực thiết yếu thì chúng lại kém phát triển Tác giả đã đưa ra một số ưu điểm của hệ thống kết hợp này là: rủi ro thấp, kỹ thuật phù hợp với trình độ của người dân địa phương, sản lượng lúa sẽ tăng lên khi nuôi cá với mật độ phù hợp
Một cuộc điều tra (Kondombo, 1999) về hai hệ thống có chăn nuôi gà (hệ thống kết hợp trồng trọt và chăn nuôi, hệ thống chăn nuôi) đã được thực hiện năm 1999 ở một huyện thuộc miền Trung của Burkina Faso, phía Tây Châu Phi, sử dụng phương pháp PRA theo các tiêu chuẩn định trước nhằm
mô tả chăn nuôi gà ở hai hệ thống này Ở cả hai hệ thống, chăn nuôi gà đều là
Trang 31chăn thả quảng canh với đầu vào và đầu ra rất thấp Chuồng trại chăn nuôi của hệ thống chăn nuôi thô sơ, đơn giản hơn so với hệ thống chăn nuôi kết hợp trồng trọt – chăn nuôi Tỷ lệ chết ở đàn gà cao và tỷ lệ ấp nở thấp một phần là do điều kiện chuồng trại thấp kém này Nghiên cứu đã chỉ ra ở mức
độ kém hiệu quả của hệ thống này Do đó cần có thêm những khảo sát nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố gây ra sự kém hiệu quả này, từ
đó thúc đẩy hệ thống chăn nuôi gia cầm của vùng phát triển bền vững
Ở huyện Dodola thuộc miền Nam Ethiopia, Matewos (2000) đã nghiên cứu về hệ thống kết hợp trồng trọt – chăn nuôi đã được thực hiện với mục tiêu khảo sát việc sử dụng nguồn lực và mối quan hệ giữa hệ thống trồng trọt và chăn nuôi với nhau trong quá trình thâm canh sản xuất nông nghiệp và đóng góp của mỗi thành phần đó vào vấn đề an ninh lương thực Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, phần lớn diện tích chăn thả của vùng đồng bằng này đã chuyển sang đất canh tác nông nghiệp Diện tích chăn thả giảm đã kéo theo sự suy giảm năng suất và số đầu gia súc Thu nhập từ chăn nuôi chỉ chiếm 17,7% trong khi đó từ trồng trọt là 79% vào năm 1998 Thiếu vốn, giá bán các nông sản thấp và không
có quyền sở hữu đất đai lâu dài là những nguyên nhân làm cho sản lượng của các nhóm cây trồng chính bị giảm Phụ phẩm cây trồng trở thành nguồn dự trữ cỏ khô quan trọng trong suốt mùa khô khi mà diện tích chăn thả giảm Từ đó tác giả
đi đến kết luận, để nâng cao mức sống của cộng đồng nông thôn và đáp ứng được nhu cầu hiện tại về lương thực, năng lượng và sợi thì việc cung cấp đủ vốn,
đa dạng hoá các cây trồng và sản xuất thức ăn gia súc dự trữ, tăng cường tính hiệu quả của công tác khuyến nông, khuyến lâm, đào tạo và nâng cao trình độ của người nông dân là những biện pháp cần tăng cường thực hiện
1.2.2 Tình hình nghiên cứu các hệ thống chăn nuôi trong nước
Trong bài “Hệ thống nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng”, tác giả Đào Thế Tuấn (1989) đã nêu các vấn đề tồn tại của hệ thống và nguyên nhân của một số tồn tại như: tốc độ tăng sản lượng lương thực không cao (1,9%
Trang 32năm), diện tích thâm canh ít, chưa có tiến bộ kỹ thuật thích hợp cho vùng khó khăn, sản lượng lương thực không ổn định (biến động 6,9%) do thiên tai, sâu bệnh, sản lượng hàng hoá không cao, tỷ lệ nông sản xuất khẩu thấp, lao động nông nghiệp tăng nhanh (2,7% năm), ngành nghề kém phát triển từ đó tác giả
đã đề ra mục tiêu cho sự phát triển của hệ thống nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng là:
+ Tăng nhanh sản lượng lương thực, nhất là lương thực hàng hoá, sản xuất màu kèm với chế biến
+ Tăng sản lượng thực phẩm cho xuất khẩu, phát triển nông sản nhưng không mâu thuẫn với lương thực, hỗ trợ cho chăn nuôi
+ Mở rộng diện tích vụ đông, phát triển ngành nghề nhất là nghề chế biến.+ Tăng thu nhập bình quân đầu người
Để đạt những mục tiêu trên, tác giả đã đưa ra một số biện pháp sau:
- Mở rộng diện tích vụ đông
- Phát triển chăn nuôi ngành nghề tận dụng lao động
- Huy động vốn từ dân, đẩy mạnh xuất khẩu
- Bố trí hệ thống trồng trọt với các vùng sinh thái
- Phát triển giống lợn có tỷ lệ lạc cao
Kết quả nghiên cứu phối hợp của Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp tại Thanh Trì, Hà Nội cho thấy (Phạm Tiến Dũng, 1991)
Các nhóm hộ thuần nông có hai hoạt động chính:
Kiểu 1: sản xuất cây màu – lúa – chăn nuôi và cho thu nhập cao
Kiểu 2: sản xuất cây lúa – cây màu – chăn nuôi, phổ biến hơn nhưng cho thu nhập thấp
•Các nhóm hộ không thuần nông theo kiểu: trồng trọt – chăn nuôi – công tác nhà nước
Nếu dùng các nhân tố sản xuất là vốn và đất để phân loại hộ dân vùng
Trang 33Kết quả nghiên cứu của Phạm Đình Ngân (1991) về đề tài khảo sát ảnh hưởng của một số nhân tố kinh tế xã hội đến thu nhập của nông hộ trên các vùng sinh thái Thừa Thiên Huế cho thấy:
+ Mức thu nhập của lao động nông nghiệp rất thấp
+ Thu nhập của lao động ở đồng bằng thấp hơn ở vùng cát và vùng đồi núi thấp
+ Diện tích đất của mỗi hộ thấp ít, phân tán
+ Những hộ có mức thu nhập cao, thường có mức trang bị công cụ lao động gấp 2 – 3 lần so với các hộ khác
+ Tỷ trọng thu nhập từ sản xuất kinh doanh của các ngành không khác nhau giữa các nhóm hộ… những hộ chuyên canh lúa và năng suất thấp là những hộ có thu nhập thấp nhất vùng
Khi nghiên cứu về hệ thống chăn nuôi lợn ở ĐBSH năm 1995, tác giả
Vũ Trọng Bình (1995) đã chỉ ra phần lớn chăn nuôi lợn ở vùng này là chăn nuôi quy mô nông hộ với số lượng trung bình là 1- 4 con/hộ Sự tăng lên của đàn lợn trong vùng không phải do tăng quy mô ở các nông hộ mà chủ yếu là
do tăng số hộ nuôi lợn Số lợn nuôi ở mỗi hộ phụ thuộc vào số nhân khẩu, sản lượng các hoạt động thứ cấp (như chế biến nông sản) và mức độ thâm canh của ngành trồng trọt Theo tác giả mục tiêu chủ yếu của ngành chăn nuôi lợn
Trang 34vùng đồng bằng sông Hồng là tận dụng chất thải cho trồng trọt, sau đó mới tạo ra sản phẩm thịt lợn cung cấp cho thị trường.
Theo tác giả Phạm Tiến Dũng (2004) trong nghiên cứu ở huyện Đà Bắc – Hoà Bình về sự khác nhau giữa các nông hộ có chăn nuôi bò với các nông
hộ không nuôi trâu bò cho biết chăn nuôi trâu bò càng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu thu nhập của người nông dân trong đó thu nhập của nhóm hộ nuôi trâu bò cao hơn nhóm kia là 40% Chăn nuôi trâu bò ở đây với quy mô trung bình 3,14 – 4,08 con/hộ, trong đó trâu chiếm đa số Mặc dù quy trình kỹ thuật chăn nuôi vẫn còn lạc hậu nhưng việc đào tạo kỹ thuật cho nông dân vẫn cần dựa vào những kiến thức, tập quán vốn có của họ kết hợp với những kỹ thuật mới thì sẽ đạt hiệu quả hơn
Kết quả nghiên cứu của Lê Thanh Dương (2004) tại Cà Mau cho thấy
có hai dạng canh tác cá - lúa cơ bản ở vùng đồng bằng này là canh tác lúa kết hợp nuôi loại cá giống địa phương (tận dụng) ở những vùng duyên hải có mưa các dạng hệ thống lúa – cá có đầu tư ở những vùng nước được tưới tiêu nước ngọt Nghiên cứu cho thấy trong một vài năm trở lại đây hệ thống lúa - cá tận dụng ở vùng duyên hải của tỉnh Cà Mau cho thu nhập cao hơn do với hệ thống lúa đơn thuần nhờ có sự tăng lên của giá bán cá Kết quả thực nghiệm tại thực địa sản xuất ở một số địa phương chỉ ra rằng hoạt động sản xuất của người nông dân vẫn có thể đảm bảo tăng năng suất cả về sinh học và kinh tế
Khi nghiên cứu về hiệu quả kinh tế của 3 mô hình canh tác (3 lúa, 2lúa + 1màu, và 3 lúa + cá) ở hai vùng sinh thái khác nhau của huyện vũ liêm, tỉnh Vĩnh Long, tác giả Hà Văn Sơn và Nguyễn Bảo Vệ cho biết mô hình canh tác
3 lúa + cá cho lợi nhuận cao ở vùng đất trũng thấp có khả năng tưới tiêu tự chảy và có nhu cầu lao động cao, nhất là lao động gia đình Trong khi đó mô hình 1 lúa + 1 cá cho lợi nhuận cao ở vùng gò cao thiếu nước vụ hè thu và đông xuân và cũng có nhu cầu lao động gia đình (Hà Văn Sơn, 2004)
Trang 35Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Các nông hộ có chăn nuôi bò thịt tại xã Lệ Chi huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội
2.2 Địa điểm nghiên cứu:
Đề tài được thực hiện tại xã Lệ Chi thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội
Hình 2.1 Địa giới hành chính của xã nghiên cứu
Trang 362.3 Thời gian nghiên cứu
Đề tài được tiến hành từ tháng 9/2012 đến tháng 8/2013
2.4 Nội dung nghiên cứu
2.4.1 Các thông tin chung về vùng nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội
- Hoạt động sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi
- Hoạt động chăn nuôi bò thịt
2.4.2 Các thông tin chung về nông hộ
- Số hộ, số khẩu, số lao động chính, trình độ văn hoá
- Hoạt động sản xuất trồng trọt: Các loại cây trồng chính
- Hoạt động sản xuất chăn nuôi: Các loại vật nuôi khác trong nông hộ…
- Chăn nuôi bò thịt: Con giống, cơ câu số lượng bò thịt được nuôi
- Ngành nghề, hoạt động phi nông nghiệp của các nông hộ
- Diện tích trồng cỏ của các hộ chăn nuôi bò thịt
2.4.3 Chăn nuôi bò thịt
- Các giống bò thịt được nuôi
- Nguồn giống bò thịt
- Số bò thịt được nuôi trên hộ
- Nguồn thức ăn (tự có, thức ăn mua)
- Chuồng trại, phòng bệnh và mạng lưới thú y
- Năng suất chăn nuôi bò thịt
- Hiệu quả chăn nuôi bò thịt
- Tình hình dịch bệnh trên đàn bò thịt tại vùng nghiên cứu
- Việc tiêu thụ sản phẩm trong chăn nuôi bò thịt
2.5 Phương pháp nghiên cứu
2.5.1 Chọn mẫu để điều tra
Chọn xã Lệ Chi để điều tra Đây là xã chăn nuôi bò thịt phát triển nhất tại huyện Gia Lâm
Trang 37Lựa chọn các hộ điều tra:
+ Hộ chăn nuôi có kết hợp với chăn thả: 20 hộ
+ Hộ chăn nuôi nuôi nhốt hoàn toàn: 25 hộ
2.5.2 Bộ câu hỏi điều tra
Xây dựng bộ câu hỏi bán cấu trúc: Bộ câu hỏi bán cấu trúc được xây dựng dựa vào các nội dung nghiên cứu và sự góp ý của những người có kinh nghiệm và của các cán bộ địa phương nơi tiến hành điều tra
Bộ câu hỏi sau khi xây dựng cần được điều tra thử để chỉnh sửa và hoàn thiện
2.5.3 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu
* Thu thập số liệu thứ cấp:
- Tài liệu, báo cáo, đề án của các cơ quan liên quan
- Số liệu thu thập về điều kiện tự nhiên (vị trí địa lý, địa hình, khí hậu), điều kiện kinh tế xã hội (diện tích đất đai, dân số lao động…) từ nhiều nguồn khác nhau như: phòng Nông nghiệp & PTNT, Phòng Tài nguyên môi trường, Phòng Thống kê, Trạm Khuyến nông, Trạm Thú y, Trạm PTCN Gia Lâm, Phòng Kinh tế huyện, UBND xã nghiên cứu và từ các báo cáo, các tài liệu đã được công bố của địa phương, các công trình nghiên cứu trước đó
* Thu thập số liệu sơ cấp theo 2 phương pháp:
- Phương pháp điều tra không chính thức: Thông qua phỏng vấn nhanh cán bộ huyện, xã và những người am hiểu về vùng nghiên cứu Đây là dạng điều tra nhằm xác định nhanh tình hình chăn nuôi bò thịt và các điều kiện kinh tế xã hội tại vùng nghiên cứu
- Phương pháp điều tra chính thức: Là phương pháp sử dụng bộ câu hỏi
để phỏng vấn các nông hộ chăn nuôi bò thịt Điều tra chính thức gồm 2 dạng điều tra nghiên cứu đó là: nghiên cứu các chỉ tiêu mang tính hệ thống và nghiên cứu các chỉ tiêu liên quan đến kỹ thuật, tình hình chăn nuôi bò thịt tại nông hộ
+ Các chỉ tiêu mang tính hệ thống bao gồm số nhân khẩu, lao động, các
Trang 38loài gia súc được nuôi, cơ cấu vật nuôi và các thông tin khác về chủ hộ (tuổi, nghề nghiệp, diện tích đất ).
+ Các chỉ tiêu liên quan đến kỹ thuật, tình hình chăn nuôi bò thịt bao gồm:
Số con được nuôi trên hộ trên năm, thời gian bắt đầu nuôi, thời gian giết thịt,…
2.6 Phương pháp nghiên cứu tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi bò thịt
- Điều tra việc tiêu thụ bê cai sữa và bò đã được nuôi vỗ béo cho xuất thịt của các hộ
- Điều tra một số tác nhân dịch vụ đầu ra, đầu vào thông qua các kênh phân phối, tiêu thụ bò thịt, thịt bò
2.7 Phương pháp xử lý số liệu
2.7.1 Các chỉ tiêu về năng suất chăn nuôi
Chỉ tiêu năng suất chăn nuôi được xử lý bằng phương pháp thống kê
mô tả, so sánh trên phần mềm Excel và Minitab 16 với các tham số thống kê:
- Số mẫu điều tra (n)
- Giá trị trung bình (X)
- Sai số của số trung bình (SE)
- Hệ số biến động của số trung bình (Cv %)
2.7.2 Phân tích hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò thịt
Phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò thịt được tính theo phương pháp phân tích chuỗi giá trị gia tăng
Hiệu quả kinh tế: được theo dõi và tính toán trên từng cá thể bò thịt
Lãi thô = Tổng thu – Tổng chiTổng chi = Chi con giống + chi thức ăn + chi thú y + khấu hao tài sản
cố định + chi phí tài chính + thuê lao động (nếu có) + thuế (nếu có)
Trong đó:
Chi con giống = Số con mua × giá mua
Chi thức ăn = Chi thức ăn thô xanh+ chi thức ăn tinh + chi thức ăn khácChi thú y = vacxin + tẩy giun, sán + thuốc chữa bệnh
Trang 39Tổng thu = Số con bán × giá bán
Khấu hao: Gồm khấu hao chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi…
Chi phí tài chính: Lãi suất ngân hàng vay phục vụ chăn nuôi bò sữa.Chi phí lao động: Tiền trả lương, công cho lao động làm thuê
Thuế: Tiền thuê đất sản xuất liên quan đến chăn nuôi bò thịt và các loại thuế khác liên quan đến chăn nuôi bò thịt
Trang 40Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của vùng nghiên cứu
3.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của huyện Gia Lâm
Gia Lâm là huyện ngoại thành nằm ở phía Đông Bắc của thành phố Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội 16 km Phía Bắc giáp với thị xã Từ Sơn và huyện Tiên Du của tỉnh Bắc Ninh, phía Tây Bắc giáp huyện Đông Anh, phía Tây giáp quận Long Biên, quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì, Phía Đông giáp huyện Thuận Thành Bắc Ninh, phía Đông Nam giáp huyện Văn Giang của tỉnh Hưng Yên Trên địa bàn huyện có sông Hồng làm ranh giới tiếp giáp với quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì Sông Đuống làm ranh giới tiếp giáp với huyện Đông Anh và quận Long Biên Ngoài ra còn có sông Cầu Bây, sông Thiên Đức, sông Bắc Hưng Hải chảy qua Huyện bao gồm 2 thị trấn là thị trấn Trâu Quỳ, thị trấn Yên Viên và 20 xã trải dài từ phíaTây sang phía Đông
Huyện Gia Lâm nằm trong khu vực khí hậu Đông Bắc Bộ rất thuận lợi cho việc phát triển sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thâm canh tăng năng suất Khí hậu mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới, gió mùa, nóng và mưa nhiều, một năm có hai mùa rõ rệt, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Nhiệt độ cao nhất có thể lên tới 40oC song có năm nhiệt độ xuống thấp dưới 5oC, nhiệt độ trung bình cả năm là 24oC Độ ẩm trung bình 80 – 82%, quanh năm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời dồi dào Lượng mưa trung bình hàng năm là 1660mm, nhưng phân
bổ không đều, phần lớn tập trung vào tháng 8 và 9, từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau thường là khô hanh, hạn hán Song với hệ thống sông ngòi dày đặc nên vấn đề nước tưới cho sản xuất nông nghiệp đã căn bản được giải quyết
Nhìn chung địa hình của huyện tương đối bằng phẳng với tổng diện tích