luận văn, khóa luận, cao học, thạc sĩ, tiến sĩ, đề tài
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ðÀO TIẾN KHUYNH ðÁNH GIÁ MỨC ðỘ Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚCCỦA MỘT SỐ HỆ THỐNG CHĂN NUÔI LỢN TRANG TRẠI TẠI HUYỆN VĂN GIANG - HƯNG YÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành : CHĂN NUÔI Mã ngành : 60.62.40 Người hướng dẫn khoa học: TS. VŨ ðÌNH TÔN HÀ NỘI - 2010 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp . i LỜI CAM ðOAN Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của tôi, những số liệu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và kết quả nghiên cứu chưa từng ñược sử dụng. Mọi sự giúp ñỡ trong quá trình thực hiện ñề tài ñã ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong báo cáo này ñã ñược ghi rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2010 TÁC GIẢ ðào Tiến Khuynh Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp . ii LỜI CẢM ƠN ðể hoàn thành ñề tài này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi còn nhận ñược rất nhiều sự quan tâm giúp ñỡ của các thầy cô giáo, ñịa phương, gia ñình và ñồng nghiệp. Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc: TS. Vũ ðình Tôn, Bộ môn Chăn nuôi chuyên khoa, Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản, Bộ môn Công nghệ Môi trường-Khoa Tài Nguyên và Môi trường- Trường ðH Nông Nghiệp Hà Nội, Kỹ Sư- Nguyễn Văn Duy- Trung tâm liên ngành và Phát triển Nông nghiệp- Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội người ñã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện ñề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản các thầy, cô giáo ñã tận tình giúp ñỡ chỉ bảo tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu tại Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội. Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Nông nghiệp&PTNT huyện Văn Giang, Phòng Chăn nuôi Thủy sản- Sở Nông nghiệp &PTNT tỉnh Hưng Yên ñã giúp ñỡ tôi trong quá trình ñiều tra, nghiên cứu tại ñịa phương. Do thời gian và kiến thức có hạn, ñề tài của tôi không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Vì vậy rất mong nhận ñược những ý kiến ñóng góp của thầy cô giáo và toàn thể bạn ñọc. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2010 Tác giả ðào Tiến Khuynh Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp . iii MỤC LỤC Lời cam ñoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục chữ viết tắt v Danh mục bảng vi Danh mục sơ ñồ vii 1 MỞ ðẦU i 1.1 ðặt vấn ñề 1 1.2 Mục ñích 2 1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1 Một số lý luận về hệ thống nông nghiệp 3 2.2 Tình hình ô nhiễm môi trường nước trên thế giới và Việt Nam trong những năm vừa qua 33 3 ðỐI TƯỢNG - NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41 3.1 ðối tượng nghiên cứu 41 3.2 ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu 41 3.3 Nội dung nghiên cứu 41 3.4 Phương pháp nghiên cứu 42 3.5 Xử lý số liệu 48 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 49 4.1 Tình hình chung về phát triển chăn nuôi tại tỉnh Hưng Yên 49 4.2 ðiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Văn Giang 51 4.2.1 ðặc ñiểm tự nhiên 51 4.2.2 ðiều kiện kinh tế - xã hội 52 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp . iv 4.3 Tình hình phát triển chăn nuôi lợn trang trại trên ñịa bàn huyện Văn Giang 53 4.3.1 Tình hình chăn nuôi 53 4.3.2 Tình hình phát triển các hệ thống chăn nuôi lợn trang trại 54 4.4 Tình hình xử lý và sử dụng chất thải chăn nuôi lợn 61 4.4.1 Quy mô chăn nuôi và lượng chất thải tạo ra trong các hệ thống 61 4.4.2 Tình hình xử lý và sử dụng chất thải chăn nuôi trong các hệ thống 65 4.5. Kết quả khảo sát chất lượng nước mặt, nước ngầm 77 4.5.1 Kết quả khảo sát chất lượng nước mặt 78 4.5.2 Kết quả khảo sát chất lượng nước ngầm 82 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 85 5.1 Kết luận 85 5.2 Kiến nghị 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO 88 PHỤ LỤC 92 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp . v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT FAO Food and Argiculture Organization Cs Cộng sự QCVN Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam TCCP Tiêu chuẩn cho phép TCVS Tiêu chuẩn vệ sinh Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp . vi DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 2.1 Mức tiêu thụ nước hàng ngày cho các ñối tượng dùng nước 19 2.2 Ước tính chất thải chăn nuôi trong năm 2007 30 2.3 Chất lượng nước thải tại các chuồng nuôi lợn nái, lợn thịt. 31 2.4 Hàm lượng các chất vô cơ trong nước thải sinh hoạt ở Mỹ 36 4.1 Tình hình chăn nuôi tại tỉnh Hưng Yên 49 4.2 Tỉ lệ trang trại tỉnh Hưng Yên năm 2009 50 4.3 Tình hình chăn nuôi tại huyện Văn Giang 54 4.4 Các hệ thống chăn nuôi lợn trang trại ñiều tra huyện Văn Giang 55 4.5 Thông tin chung về sử dụng ñất trong các hệ thống chăn nuôi lợn trang trại 57 4.6 Qui mô chăn nuôi trong các hệ thống 61 4.7 Ước tính lượng chất thải từ chăn nuôi tại các kiểu hệ thống 63 4.8 Tình hình xử lý chất thải chăn nuôi 66 4.9 Xử lý chất thải rắn trong các hệ thống chăn nuôi 69 4.10 Xử lý chất thải lỏng trong các hệ thống chăn nuôi 71 4.11 Tình hình sử dụng khí biogas và chất thải sau bể biogas 73 4.12 Kết quả phân tích một số chỉ tiêu hóa học của nước mặt 78 4.13 Kết quả phân tích một số chỉ tiêu hoá học của mẫu nước ngầm 83 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp . vii DANH MỤC SƠ ðỒ STT Tên sơ ñồ Trang 2.1 Hoạt ñộng của hệ thống chăn nuôi 12 4.1 Xử lý và sử dụng chất thải rắn 74 4.2 Xử lý và sử dụng chất thải lỏng 76 Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp . 1 1. MỞ ðẦU 1.1 ðặt vấn ñề Vấn ñề ô nhiễm môi trường ñã và ñang rất ñược quan tâm ở nhiều quốc gia trên thế giới, ñặc biệt là ở các nước chăn nuôi phát triển. Ở nước ta các trang trại chăn nuôi phát triển phần nhiều mang tính tự phát, chưa theo quy hoạch, chủ yếu trên ñất vườn nhà, ñất mua hoặc thuê tại các ñịa phương. Khoảng 80% tổng số cơ sở chăn nuôi còn xây dựng ngay trong khu dân cư, gây ô nhiễm môi trường, tăng nguy cơ dịch bệnh cho ñàn vật nuôi, con người và ảnh hưởng lớn ñến sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp. Những năm gần ñây cùng với các chính sách của một số ñịa phương về phát triển kinh tế, ñẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện ñại hoá nông nghiệp nông thôn, chuyển ñổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi ñi vào ổn ñịnh lâu dài trong chăn nuôi, góp phần thúc ñẩy quá trình phát triển ngành chăn nuôi theo hướng hàng hoá. Theo tổng cục thống kê tính ñến năm 2008 cả nước có 17.635 trang trại chăn nuôi, trong ñó trang trại chăn nuôi lợn là 7.475 trang trại (riêng miền Bắc là 3.069 trang trại), ñặc biệt là vùng ñồng bằng sông Hồng, [26] Hưng Yên là một tỉnh vùng ñồng bằng sông Hồng có ngành chăn nuôi phát triển mạnh năm 2008 có 2.104 trang trại chăn nuôi ñến năm 2009 tăng lên 2.414 trang trại, số lượng ñàn lợn chiếm 36,8% trong tổng ñàn lợn vùng ñồng bằng sông Hồng và chiếm 2,3% tổng ñàn lợn cả nước, theo niên giám thống kê năm 2009 [26]. Văn Giang là một trong huyện thuộc tỉnh Hưng Yên phát triển chăn nuôi trang trại nhiều, ñặc biệt là chăn nuôi lợn trang trại. Tuy nhiên bên cạnh những tác ñộng tích cực về mặt kinh tế - xã hội thì việc phát triển chăn nuôi lợn theo quy mô trang trại còn tồn tại một số mặt hạn chế như: việc tăng quy mô ñầu gia súc mà chưa ñi cùng các giải pháp kỹ thuật thích Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp . 2 hợp, gây ô nhiễm môi trường, làm giảm năng suất chăn nuôi. Mặt khác nó còn ảnh hưởng trực tiếp ñến môi trường sống của vật nuôi cũng như của con người. Do vậy việc nghiên cứu hiện trạng và ñề xuất những giải pháp kỹ thuật thích hợp cho sản xuất nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi trang trại là hết sức cần thiết. Xuất phát từ thực tế này, chúng tôi ñã tiến hành nghiên cứu ñề tài: “ðánh giá mức ñộ ô nhiễm nguồn nước của một số hệ thống chăn nuôi lợn trang trại tại huyện Văn Giang- Hưng Yên”. 1.2 Mục ñích - Tìm hiểu về tình hình xử lý và sử dụng chất thải trong các kiểu hệ thống chăn nuôi lợn trang trại tại huyện Văn Giang. - ðánh giá mức ñộ ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt trong các ao, hồ do chất thải chăn nuôi lợn thải theo các hệ thống chăn nuôi. 1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Ý nghĩa khoa học: ñề tài góp phần hoàn thiện hơn về phương pháp nghiên cứu hệ thống chăn nuôi lợn. Góp phần làm rõ hơn cơ sở khoa học cho việc phát triển chăn nuôi lợn trang trại. Ý nghĩa thực tiễn: ñánh giá thực trạng các hệ thống chăn nuôi lợn trang trại của huyện Văn Giang, thấy ñược những mặt mạnh và ñiểm hạn chế của từng hệ thống, vấn ñề ô nhiễm từ nguồn chất thải từ các hệ thống trang trại ñể từ ñó có những ñề xuất về giải pháp phát triển chăn nuôi lợn trang trại giúp cho huyện có những ñịnh hướng về chính sách phát triển kinh tế, ñặc biệt là kinh tế chăn nuôi trang trại một cách hiệu quả và bền vững.