1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vấn đề xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở đà nẵng hiện nay

167 718 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 167
Dung lượng 1,6 MB

Nội dung

phần quan trọng để "đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng…, đạtbước phát triển mới cả về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất" [31, tr.91].Bên cạnh đạt được những thành tựu t

Trang 1

ĐOÀN CễNG MẪN

Vấn đề xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

ở Đà Nẵng hiện nay

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2014

Trang 2

ĐOÀN CễNG MẪN

Vấn đề xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

ở Đà Nẵng hiện nay

Chuyờn ngành : Chủ nghĩa duy vật biện chứng

và Chủ nghĩa duy vật lịch sử

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

Ngư ờ i hư ớ ng dẫ n khoa họ c: 1 PGS, TS NGUYỄN HỒNG SƠN

2 PGS, TS VŨ HỒNG SƠN

HÀ NỘI - 2014

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của

riêng tôi Các số liệu nêu trong luận án là trung thực Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Đoàn Công Mẫn

Trang 4

1.2 Những công trình nghiên cứu xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát

triển của lực lượng sản xuất trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta 16 1.3 Các công trình nghiên cứu có liên quan đến xây dựng quan hệ sản xuất trong quá

trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Đà Nẵng thời kỳ đổi mới 21

Chương 2: XÂY DỰNG QUAN HỆ SẢN XUẤT PHÙ HỢP VỚI TRÌNH ĐỘ

PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG

NGHI P HÓA, HI N I HÓA N C TA - M T S VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 27 2.1 Thực chất của quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực

2.2 Công nghiệp hoá, hiện đại hoá và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về

xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay 36

Chương 3: XÂY DỰNG QUAN HỆ SẢN XUẤT PHÙ HỢP VỚI TRÌNH ĐỘ

PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG

NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở ĐÀ NẴNG HIỆN NAY - THỰC TRẠNG

3.1 Vài nét về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và ảnh hưởng của chúng tới việc

3.2 Thực trạng xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực

lượng sản xuất trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Đà Nẵng hiện nay 79 3.3 Một số vấn đề đặt ra nhằm xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát

triển của lực lượng sản xuất trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở

Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM XÂY DỰNG

QUAN HỆ SẢN XUẤT PHÙ HỢP VỚI TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC

LƯỢNG SẢN XUẤT TRONG QUÁ TRÌNH ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP

4.1 Định hướng xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực

lượng sản xuất trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Đà

4.2 Một số giải pháp cơ bản nhằm xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ

phát triển của lực lượng sản xuất trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện

Trang 5

CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNXH : Chủ nghĩa xã hội

DNNN : Doanh nghiệp nhà nước

FDI : Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàiGDP : Tổng sản phẩm nội địa

LLSX : Lực lượng sản xuất

QHSX : Quan hệ sản xuất

TNHH MTV : Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

XHCN : Xã hội chủ nghĩa

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác, quyluật quan hệ sản xuất (QHSX) phù hợp với trình độ phát triển của lực lượngsản xuất (LLSX) chiếm vị trí đặc biệt quan trọng, là cơ sở lý luận, thế giớiquan và phương pháp luận khoa học trong nhận thức và cải tạo xã hội

Đối với nước ta, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH),việc xây dựng QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX là một trongnhững vấn đề quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng

và Nhà nước ta Tuy nhiên, trước thời kỳ đổi mới, chúng ta đã mắc bệnh chủquan, duy ý chí, vi phạm quy luật khách quan khi không tính đến điều kiện củamột đất nước với nền kinh tế lạc hậu, kém phát triển, LLSX còn thấp, nhưng lại

chủ trương xây dựng QHSX tiên tiến đi trước nhằm mở đường cho LLSX phát triển, xác lập "kiểu quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa thống trị" dựa trên chế độ

công hữu là sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể Chính sự nhận thức và vậndụng sai lầm đó đã được Đại hội lần thứ VI của Đảng, năm 1986 chỉ rõ: mộttrong những nguyên nhân cơ bản của sự khủng hoảng kinh tế - xã hội nóichung, của sự kìm hãm LLSX phát triển nói riêng trong những năm 1976 -

1980 là do trong nhận thức và hành động, "chúng ta chưa thật sự thừa nhận cơcấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta còn tồn tại trong một thời gian tươngđối dài, chưa nắm vững và vận dụng đúng quy luật về sự phù hợp giữa quan

hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất" [20, tr.23]

Trong quá trình đổi mới, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá(CNH, HĐH) đất nước, đặc biệt là qua 10 năm thực hiện Chiến lược pháttriển kinh tế - xã hội 2001 - 2010, chúng ta đã từng bước nhận thức và vậndụng quy luật này ngày càng rõ và đúng đắn hơn Đó là chủ trương phát triểnnền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) với nhiều hìnhthức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hìnhthức phân phối, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, vì vậy, đã góp

Trang 7

phần quan trọng để "đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng…, đạtbước phát triển mới cả về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất" [31, tr.91].

Bên cạnh đạt được những thành tựu to lớn trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổchức thực hiện phát triển kinh tế - xã hội, thì việc xây dựng QHSX phù hợpvới trình độ phát triển của LLSX trong quá trình CNH, HĐH ở nước ta vẫncòn bộc lộ những hạn chế, yếu kém nhất định cả về sở hữu, tổ chức quản lý vàphân phối làm cản trở sự phát triển của LLSX, dẫn đến "Kinh tế phát triểnchưa bền vững, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp;chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá chậm;chế độ phân phối còn nhiều bất hợp lý, phân hoá xã hội tăng lên" [31, tr.178]

Nguyên nhân của những hạn chế đó, trước hết là có nguyên nhânkhách quan, do quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN

ở nước ta vẫn còn mới mẻ, vừa làm vừa tìm tòi, rút kinh nghiệm để đổi mới

và phát triển; do tác động của khủng hoảng tài chính và sự suy thoái kinh tếthế giới Nhưng, như nhận định của Đảng ta, trực tiếp và quyết định nhất vẫn

là nguyên nhân chủ quan: "Tư duy phát triển kinh tế - xã hội và phương thứclãnh đạo của Đảng chậm đổi mới, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển đấtnước", "Nhận thức trên nhiều vấn đề cụ thể của công cuộc đổi mới còn hạnchế, thiếu thống nhất" [31, tr.94] và tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu

Ở Đà Nẵng, sau gần 30 năm xây dựng và phát triển, nhất là trong nhiệm

kỳ Đại hội Đảng bộ lần thứ XIX (2005 - 2010), Đảng bộ, chính quyền vànhân dân thành phố đã đoàn kết, nỗ lực phấn đấu đạt được những thành tựu tolớn về kinh tế - xã hội Kinh tế phát triển tương đối toàn diện, đạt tốc độ tăngtrưởng khá; hiệu quả và sức cạnh tranh được nâng lên Cơ cấu thành phầnkinh tế chuyển biến tích cực Công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhànước (DNNN) địa phương được chú trọng và đang tiếp tục phát triển Kinh tếtập thể có bước phát triển trong lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp,thương mại, vận tải Khu vực kinh tế dân doanh và kinh tế có vốn đầu tư nướcngoài ngày càng đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của thành phố

Trang 8

Nguyên nhân đạt được những thành tựu to lớn này có nhiều mặt,trong đó có nguyên nhân quan trọng là Đảng bộ và chính quyền Đà Nẵng đãquán triệt, vận dụng sáng tạo đường lối CNH, HĐH và chủ trương phát triểnnền kinh tế thị trường định hướng XHCN của Đảng Trong xây dựng QHSX,lãnh đạo thành phố đã có chủ trương, chính sách đổi mới quan hệ sở hữu, tổchức quản lý sản xuất và phân phối trong các thành phần kinh tế ngày càngphù hợp hơn với trình độ phát triển của LLSX Như Đại hội Đảng bộ lần thứ

XX đã chỉ ra: Đường lối đổi mới của Đảng; sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạocủa Trung ương; sự phối hợp, hỗ trợ của các bộ, ban, ngành; cùng với nhiềuchủ trương, chính sách mới ban hành đúng hướng, phù hợp với thực tiễn, cótác dụng giải phóng sức sản xuất, khai thác tiềm năng, lợi thế, thúc đẩy vàtạo thuận lợi để thành phố đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội [19, tr.75]

Mặc dù đạt được kết quả to lớn trong lãnh đạo và tổ chức thực hiện pháttriển kinh tế - xã hội, tuy nhiên, đến nay quá trình thực hiện CNH, HĐH ở ĐàNẵng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu: kinh tế tăng trưởng khá, nhưng chưatương xứng với tiềm năng, thế mạnh của thành phố, quy mô còn nhỏ, tích lũycòn hạn chế; sức cạnh tranh và hiệu quả trên một số ngành và lĩnh vực kinh tếcòn thấp Các thành phần kinh tế, nhất là khu vực kinh tế dân doanh, kinh tếtập thể vẫn chưa được quan tâm, tạo điều kiện phát triển đúng mức [19, tr.76]

Điều này chứng tỏ, những kết quả đạt được trong việc nhận thức vàvận dụng quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX ở ĐàNẵng còn có hạn chế nhất định Trong các thành phần kinh tế, việc đa dạnghoá sở hữu còn chậm, đổi mới tổ chức quản lý còn bất cập, thực hiện phânphối còn hạn chế, thiếu sót Nhiều vấn đề mới và phức tạp trong nhận thức

và vận dụng quy luật này vào thực tiễn hiện nay đang đặt ra bức thiết, nhưyêu cầu về tính toàn diện và đồng bộ trong xây dựng QHSX, về đẩy mạnhCNH, HĐH gắn với kinh tế tri thức nhằm phát triển LLSX hiện đại, đồngthời xây dựng QHSX trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN

Xuất phát từ thực tế trên đây, việc phân tích, đánh giá thực trạng nhậnthức và vận dụng xây dựng QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSXtrong quá trình CNH, HĐH ở Đà Nẵng trong thời gian qua để làm căn cứ cho

Trang 9

việc đề xuất định hướng và nêu lên một số giải pháp cơ bản vận dụng vấn đềnày là có ý nghĩa quan trọng và cần thiết Hướng đến việc đáp ứng yêu cầu

đó, nghiên cứu sinh chọn: "Vấ n đề xây dự ng quan hệ sả n xuấ t phù hợ p vớ i trình độ phát triể n củ a lự c lư ợ ng sả n xuấ t trong quá trình công nghiệ p hóa, hiệ n đạ i hóa ở Đà Nẵ ng hiệ n nay" để làm đề tài luận án.

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1 Mụ c đích

Trên cơ sở phân tích thực trạng nhận thức và vận dụng xây dựngQHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX trong quá trình CNH,HĐH ở Đà Nẵng thời kỳ đổi mới, luận án nêu lên định hướng và đề xuấtmột số giải pháp cơ bản nhằm xây dựng QHSX phù hợp với trình độ pháttriển của LLSX trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH ở Đà Nẵng hiện nay

Phân tích, đánh giá thực trạng xây dựng QHSX phù hợp với trình độphát triển của LLSX trong quá trình CNH, HĐH và nêu lên một số vấn đề đặt

ra từ thực trạng đó ở Đà Nẵng hiện nay

Đề xuất định hướng và một số giải pháp cơ bản nhằm bảo đảm xâydựng QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX trong quá trình đẩymạnh CNH, HĐH ở Đà Nẵng hiện nay

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

Đối tượng nghiên cứu: vấn đề xây dựng QHSX phù hợp với trình độphát triển của LLSX trong quá trình CNH, HĐH

Phạm vi nghiên cứu: vấn đề xây dựng QHSX phù hợp với trình độphát triển của LLSX trong quá trình CNH, HĐH ở Đà Nẵng hiện nay

Trang 10

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Cơ sở lý luậ n

Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin

về quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX; tư tưởng HồChí Minh và những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựngQHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX trong quá trình CNH, HĐH

4.2 Phư ơ ng pháp nghiên cứ u

Luận án sử dụng phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng vàchủ nghĩa duy vật lịch sử; phương pháp lịch sử và lôgic, phân tích và tổnghợp, so sánh; phương pháp hệ thống cấu trúc, trong đó chủ yếu là sử dụngphương pháp phân tích và tổng hợp

5 Những đóng góp khoa học của luận án

Góp phần làm rõ thêm vấn đề lý luận về đa dạng hoá quan hệ sở hữu,

đa dạng hoá quan hệ tổ chức quản lý sản xuất, yêu cầu kết hợp nguyên tắcphân phối của kinh tế thị trường với nguyên tắc phân phối của CNXH

Phân tích, đánh giá thực trạng và phát hiện một số vấn đề đặt ra trongxây dựng QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX trong quá trìnhCNH, HĐH ở Đà Nẵng hiện nay

Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm xây dựng QHSX phù hợp với trình

độ phát triển của LLSX trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH ở Đà Nẵng hiện nay

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Luận án góp phần nâng cao nhận thức lý luận về vấn đề xây dựngQHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX trong quá trình CNH, HĐH

Thực hiện các định hướng và giải pháp là quá trình nhận thức trongviệc vận dụng vấn đề này theo đường lối đẩy mạnh CNH, HĐH ở Đà Nẵngnhằm phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy LLSX phát triển mạnh mẽ

Luận án có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ các cơ quan lãnh đạođảng và chính quyền ở Đà Nẵng, công tác nghiên cứu và giảng dạy triết học

7 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận ángồm 4 chương, 10 tiết

Trang 11

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1 NH NG CÔNG TRÌNH NGHIÊN C U V XÂY D NG QUAN H S N

XU T N C TA TH I K I M I

Trong quá trình đổi mới, vấn đề QHSX đã có rất nhiều công trìnhnghiên cứu dưới những góc độ và phạm vi khác nhau Nếu nghiên cứu dướigóc độ ba mặt của QHSX, có thể nêu lên một số công trình của các tác giả:

Tác giả Phạm Thị Quý trong cuốn sách "Xây dựng và hoàn thiệnquan hệ sản xuất mới ở Việt Nam" [75], đã nêu lên nội dung cơ bản về quyluật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX theo quan điểm Mác

- Lênin, khái quát quá trình xây dựng QHSX XHCN ở nước ta thời kỳ 1955

- 1985 Đáng chú ý là tập trung phân tích thực trạng nhận thức và vận dụngxây dựng và hoàn thiện từng bước QHSX thời kỳ đổi mới: quan hệ sở hữu

về tư liệu sản xuất, quan hệ tổ chức quản lý sản xuất và quan hệ phân phốisản phẩm trong kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác, kinh tế tư bản nhà nước,kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân Từ thực trạng về hạn chếtrong tác động của các QHSX đến sự phát triển LLSX và kinh tế - xã hội,đưa ra các định hướng và giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục xây dựng và hoànthiện QHSX mới trong các thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay

Khi bàn về lý luận và thực tiễn xây dựng QHSX gắn với việc giảiquyết vấn đề tiến bộ và công bằng xã hội ở nước ta trong quá trình đổi mới,tác giả Lương Xuân Quỳ (Chủ biên) có cuốn sách "Xây dựng quan hệ sảnxuất định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện tiến bộ công bằng xã hội ởViệt Nam" [76] Công trình đã làm rõ khái niệm QHSX, về tiến bộ và côngbằng xã hội, về mối quan hệ giữa xây dựng QHSX định hướng XHCN vớithực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, nêu lên nội dụng của QHSX địnhhướng XHCN thể hiện trong quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý và quan hệ

Trang 12

phân phối Các tác giả đã phân tích những biến đổi về quan hệ sở hữu, quan

hệ tổ chức quản lý sản xuất và quan hệ phân phối trong các thành phần kinh

tế, nêu lên những thành tựu và hạn chế trong tác động của QHSX đến sựbiến đổi của LLSX, đến sự phát triển kinh tế - xã hội và đến việc thực hiệntiến bộ, công bằng xã hội trong quá trình đổi mới ở nước ta Từ thực trạng,

đề xuất phương hướng cơ bản của việc xây dựng và hoàn thiện QHSX là:tiếp tục giải quyết đúng đắn quan hệ sở hữu, quan hệ tổ chức quản lý sảnxuất và quan hệ phân phối theo định hướng XHCN Đặc biệt là đưa raphương hướng hoàn thiện QHSX trong các thành phần kinh tế gắn với bảođảm thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ở nước ta thời kỳ đổi mới

Nghiên cứu của tác giả Lê Xuân Tùng trong cuốn sách về "Quan hệsản xuất trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" [93], đãkhái quát quá trình nhận thức lý luận về phát triển nền kinh tế thị trườngđịnh hướng XHCN của Đảng ta trong các văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổimới Từ thực trạng của LLSX, tác giả phân tích và chỉ ra tính tất yếu phảitạo lập sự phù hợp của QHSX đối với trình độ phát triển của LLSX trongquá trình đổi mới Khẳng định xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần cũng

có nghĩa là thực hiện đa chủ sở hữu, đa dạng hoá tổ chức quản lý và phânphối trong nền kinh tế Trên cơ sở khẳng định việc xây dựng QHSX mớiXHCN có ý nghĩa quan trọng đối với việc thúc đẩy LLSX phát triển và là cơ

sở kinh tế để đảm bảo sự thống trị của kiến trúc thượng tầng XHCN trongchế độ xã hội mới, tác giả làm rõ vị trí, vai trò của kinh tế nhà nước, kinh tếtập thể với tư cách là nền tảng trong nền kinh tế thị trường định hướngXHCN ở nước ta Qua đó, nêu lên một số chủ trương và giải pháp đổi mớikinh tế nhà nước như: sáp nhập, hợp nhất, khoán các DNNN; hình thành cáctổng công ty và tập đoàn kinh tế nhà nước; liên kết, liên doanh giữa kinh tếnhà nước với các thành phần kinh tế khác và tiếp tục cổ phần hóa DNNN lànhững giải pháp quan trọng để kinh tế nhà nước nắm giữ vai trò chủ đạo

Trang 13

Cũng theo hướng nghiên cứu trên đây, còn có một số bài viết của cáctác giả đã được đăng trên các tạp chí khoa học, như:

Tác giả Nguyễn An Ninh có bài "Nhận thức các tầng bản chất củaquan hệ sản xuất ở nước ta thời kỳ đổi mới" [68], đã khái quát sự phát triểnnhận thức của Đảng ta về vấn đề đổi mới các mặt của QHSX: về sự đa dạnghoá các hình thức sở hữu của nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên CNXH ởViệt Nam, về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế và hình thành tiêu chí đánh giáhiệu quả của vấn đề cải tạo và xây dựng QHSX mới Đồng thời tác giả đãphân tích làm rõ luận điểm của Đảng ta về xây dựng "quan hệ sản xuất tiến

bộ phù hợp" trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta

Tác giả Trần Thành nghiên cứu về "Quan hệ sản xuất tiến bộ phùhợp ở nước ta hiện nay" [83], đã nhấn mạnh đến vai trò của nhân tố chủquan trong việc nhận thức và vận dụng yêu cầu xây dựng QHSX trong pháttriển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN theo hướng tiến bộ phù hợp

mà Đảng ta đã nêu lên trong Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011 Phântích làm rõ việc xây dựng QHSX tiến bộ phù hợp trong quan hệ sở hữu, tổchức quản lý và phân phối trên cơ sở vừa tôn trọng quy luật khách quan vừađược sự định hướng và dẫn dắt bởi các nguyên tắc và bản chất của CNXH.Theo tác giả, việc xây dựng QHSX theo hướng tiến bộ phù hợp là có thểthực hiện được trong tất cả các thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay

Việc nghiên cứu QHSX trong nền kinh tế thị trường định hướngXHCN không chỉ được các nhà khoa học tiếp cận ở ba mặt trên đây, mà còn

có nhiều tác giả nghiên cứu từng mặt một cách sâu hơn Nếu nghiên cứuQHSX dưới góc độ quan hệ sở hữu, có thể nêu những công trình sau:

Luận án tiến sĩ triết học của tác giả Nguyễn Văn Ngọc về "Quan hệbiện chứng giữa các loại hình sở hữu trong nền kinh tế nhiều thành phần ởViệt Nam hiện nay" [66] Trên cơ sở lý luận về vị trí, vai trò của các hìnhthức sở hữu và quan hệ biện chứng giữa chúng, tác giả đã khảo sát thựctrạng vận dụng các loại hình quan hệ sở hữu và mối quan hệ biện chứng giữa

Trang 14

các hình thức sở hữu, vạch ra tính tất yếu và động lực thúc đẩy LLSX pháttriển của các hình thức sở hữu trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta.Qua thực trạng, nêu lên những vấn đề đặt ra: về mâu thuẫn giữa xu hướngvận động của các hình thức sở hữu, về quan hệ đa dạng hóa các loại hình sởhữu với việc giữ vững vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước Đồng thời đềxuất những giải pháp cơ bản nhằm thực hiện có hiệu quả các loại hình sởhữu trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN hiện nay.

Luận án tiến sĩ triết học của tác giả Vũ Hồng Sơn về "Xu hướng vàđặc điểm của quá trình đa dạng hóa các hình thức sở hữu theo định hướng xãhội chủ nghĩa ở Việt Nam" [78] Phân tích vấn đề sở hữu, các hình thức sởhữu và quá trình đa dạng hóa sở hữu trong lịch sử, về quan hệ biện chứnggiữa các hình thức sở hữu với những yếu tố khác trong hình thái kinh tế - xãhội Tác giả đã chỉ ra việc đa dạng hóa sở hữu và xu hướng phát triển chungcủa sự đa dạng hóa sở hữu của các nước trên thế giới và khẳng định đâycũng là xu hướng khách quan trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam Trên cơ

sở làm rõ những đặc điểm của quá trình đa dạng hóa các hình thức sở hữu,nêu lên các giải pháp nhằm bảo đảm cho việc thực hiện đa dạng hóa sở hữutrong các thành phần kinh tế theo định hướng XHCN ở Việt Nam Các giảipháp cơ bản là: Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Namtrong nền kinh tế thị trường đa dạng hoá sở hữu, tăng cường vai trò quản lýkinh tế của Nhà nước, thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH trong quátrình đa dạng hoá sở hữu, kết hợp xây dựng đời sống văn minh vật chất vàvăn minh tinh thần, kết hợp tối ưu các hình thức sở hữu trong nền kinh tế

Trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn, sở hữu luônđược coi là vấn đề mấu chốt của Đảng ta, luận án tiến sĩ triết học của Lê ThịMinh Hà về "Sự biến đổi các quan hệ sở hữu trong nông nghiệp dưới tácđộng của lực lượng sản xuất thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở ViệtNam hiện nay" [38] Có thể khái quát nội dung của công trình này là làm rõcác loại hình quan hệ sở hữu, các quan hệ sở hữu trong lĩnh vực nông nghiệp

Trang 15

và những nhân tố cơ bản tác động đến sự biến đổi của quan hệ sở hữu trongnông nghiệp ở nước ta giai đoạn trước đổi mới và trong quá trình đổi mới.Qua đó, tác giả nêu lên những phương hướng và giải pháp cơ bản về xâydựng quan hệ sở hữu trong nông nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu khách quantrước sự phát triển của LLSX trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam.

Khi bàn về vị trí và vai trò của sở hữu nhà nước trong nền kinh tế thịtrường định hướng XHCN, tác giả Vũ Văn Phúc có bài "Sở hữu nhà nước vàvai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa" [72] Nội dung bài viết đã làm rõ những thuộc tính của sởhữu nhà nước, về sự cần thiết và có thể giữ vai trò chủ đạo của kinh tế nhànước trong nền kinh tế nhiều thành phần Tác giả đã nêu lên một số giảipháp chủ yếu nhằm củng cố, tăng cường vai trò chủ đạo của thành phần kinh

tế này trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, như tập trung nắmgiữ những ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, giải quyết mối quan hệgiữa quyền sở hữu và sử dụng tư liệu sản xuất, đổi mới, đi đầu về ứng dụngkhoa học - công nghệ, tiếp tục sắp xếp lại và thực hiện cổ phần hoá DNNN,nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh

Tác giả Nguyễn Văn Thức trong cuốn sách "Sở hữu: lý luận và vậndụng ở Việt Nam" [87], công trình này kết cấu làm ba chương:

Chương 1: Lý luận về sở hữu Trình bày những quan điểm cơ bảncủa C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin về quan hệ sở hữu; nêu lên những loạihình sở hữu, hình thức sở hữu và mối quan hệ biện chứng giữa chúng

Chương 2: Các loại hình sở hữu và vai trò của chúng đối với sựphát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay Tác giả đã phân tích vàkhẳng định tính tất yếu khách quan của sự tồn tại nhiều loại hình sở hữu và

đa dạng hóa sở hữu ở Việt Nam trong quá trình xây dựng CNXH Nêu lên

và phân tích nhằm làm rõ vị trí, vai trò của các loại hình sở hữu, như sởhữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân và sở hữu của nhà đầu tưnước ngoài đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta thời kỳ đổi mới

Trang 16

Chương 3: Vấn đề cải tạo và xây dựng các loại hình sở hữu trong quátrình chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Khẳngđịnh tính tất yếu của việc cải tạo các hình thức sở hữu, làm rõ cơ chế tácđộng của các quan hệ sở hữu tới thị trường, nội dung cải tạo các hình thức

sở hữu, đổi mới chế độ sở hữu và định hướng XHCN Đáng chú ý là tác giảnêu lên một số nội dung chủ yếu của việc cải tạo và xây dựng các hình thức

sở hữu trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN,

đó là cổ phần hóa DNNN, yêu cầu đổi mới vai trò quản lý kinh tế của Nhànước và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống DNNN, thànhphần kinh tế tập thể và thành phần kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay

Cũng theo hướng nghiên cứu này, các tác giả Chu Văn Cấp và NgôĐức Trung có bài "Hoàn thiện thể chế về sở hữu, nâng cao hiệu quả hoạtđộng của các chủ thể kinh tế nước ta" [3], làm rõ những quan điểm của Đảng

về tính tất yếu hoàn thiện thể chế sở hữu ở nước ta trong quá trình đổi mới.Qua đó, nêu lên một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện thể chế về sở hữuđối với các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN,như: tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tếnhà nước để giữ vai trò chủ đạo nền kinh tế; đổi mới và phát triển các loạihình kinh tế tập thể, mà nòng cốt là các hợp tác xã; khuyến khích và pháttriển kinh tế tư nhân: kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân

Một trong những công trình nghiên cứu vấn đề sở hữu có tính hệthống về các loại hình QHSX là của tác giả Nguyễn Kế Tuấn (Chủ biên):

"Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ởViệt Nam" [91], cuốn sách được kết cấu với 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về sở hữu trong nền kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Làm rõ vấn đề lý luận của họcthuyết Mác - Lênin về sở hữu, các chế độ sở hữu và các hình thức sở hữutrong nền kinh tế thị trường, về mối quan hệ và vai trò quyết định của quan

hệ sở hữu đối với quan hệ tổ chức quản lý, quan hệ phân phối và đối với các

Trang 17

hình thức tổ chức kinh tế trong nền kinh tế thị trường Đồng thời phân tích

và khẳng định vai trò quan trọng của Nhà nước trong quan hệ tổ chức quản

lý và quan hệ phân phối trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN

Chương 2: Thực trạng vấn đề sở hữu, các thành phần kinh tế và cácloại hình doanh nghiệp trong quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam Các tácgiả đã khái quát sự phát triển nhận thức, khẳng định nhất quán quan điểmcủa Đảng ta về vấn đề đổi mới đa dạng hóa các hình thức sở hữu và cácthành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Bằng các

số liệu cụ thể, các tác giả đã phân tích, làm rõ những kết quả đạt được, hạnchế và nêu lên một số vấn đề đặt ra của việc đổi mới quan hệ sở hữu, tổ chứcquản lý sản xuất và phân phối trong các thành phần kinh tế ở nước ta

Chương 3: Quan điểm, xu hướng và giải pháp đối với vấn đề sở hữu,các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp trong quá trình xây dựngnền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Khẳng định

sự phát triển đa dạng các hình thức sở hữu là xu hướng chủ đạo trong nềnkinh tế thị trường Quy mô sở hữu nhà nước, sở hữu tư nhân, sở hữu có vốnđầu tư nước ngoài sẽ ngày càng tăng lên và sự phát triển mạnh mẽ của loạihình doanh nghiệp hỗn hợp Hệ thống giải pháp nêu lên là tập trung vào việctiếp tục đổi mới vai trò quản lý của Nhà nước, hoàn thiện hệ thống pháp luật,cải cách hành chính, đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, kỹ thuật…nhằm tạo lập môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi và bình đẳng cho cáchình thức sở hữu, các loại hình tổ chức kinh doanh tiếp tục phát triển

Đối với vị trí và vai trò của kinh tế tư nhân, các tác giả Lương Minh

Cừ và Vũ Văn Thư có công trình "Sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân ở ViệtNam hiện nay - một số nhận thức về lý luận và thực tiễn" [7] Nội dung chủyếu của công trình này là trình bày nguồn gốc và đặc điểm của sở hữu tư nhân,kinh tế tư nhân trong lịch sử phát triển xã hội và ở nước ta thời kỳ kế hoạch hóatập trung từ 1954 - 1985 Phân tích làm rõ nhận thức lý luận chung về bản chất,vai trò, vị trí và động lực của sở hữu tư nhân, kinh tế tư nhân, chỉ ra tính tất yếu

Trang 18

của việc đa dạng hoá sở hữu tư nhân và nêu lên đặc điểm phát triển của sở hữu

tư nhân, kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước

ta Để tiếp tục phát triển sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân, phải xây dựng nềnkinh tế thị trường định hướng XHCN, thực hiện CNH, HĐH là nhiệm vụ trungtâm của thời kỳ quá độ lên CNXH, đồng thời từng bước xã hội hoá sở hữu tưnhân, kinh tế tư nhân theo hướng phát triển các hình thức sở hữu hỗn hợp

Bên cạnh đó, tác giả Nguyễn Thị Huyền có bài "Vai trò của sở hữu

tư nhân và kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay" [45] Phân tích vai trò của sở hữu tư nhân

và kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN: góp phầnquan trọng vào việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, thúcđẩy phát triển kinh tế, phát triển sản xuất hàng hoá, huy động ngày càngnhiều nguồn vốn trong xã hội đầu tư vào sản xuất kinh doanh; góp phần tăngsức cạnh tranh của nền kinh tế, đa dạng hoá ngành nghề, nâng cao cả về sốlượng và chất lượng hàng hoá, dịch vụ cũng như tham gia tích cực vào việcgiải quyết các vấn đề xã hội Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra những tiềm năng

và hạn chế của sở hữu tư nhân, kinh tế tư nhân, nêu lên một số giải pháp đểtiếp tục phát huy vai trò của thành phần kinh tế này ở nước ta hiện nay

Cũng tác giả Nguyễn Thị Huyền có bài về "Vai trò của sở hữu tậpthể và kinh tế tập thể ở Việt Nam hiện nay" [46] Vai trò đó được thể hiện ởmột số khía cạnh chủ yếu, như góp phần thực hiện định hướng XHCN củanền kinh tế, giúp nông dân đạt được những kết quả trong phát triển kinh tế,nhanh chóng hoà nhập với cơ chế thị trường, tập hợp người lao động đoànkết và gắn bó với lợi ích chung Bên cạnh đó, tác giả cũng nêu lên một sốhạn chế cần phải khắc phục, như quy mô sở hữu còn nhỏ, cơ sở vật chất cònyếu kém, năng lực tổ chức quản lý của đội ngũ cán bộ hợp tác xã chưa đápứng yêu cầu, việc áp dụng tiến bộ khoa học và kỹ thuật còn hạn chế

Tác giả Nguyễn Cúc với "Quan hệ sở hữu trong thời kỳ quá độ lênchủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay" [8], đã phân tích lý luận và thực tiễn

về vai trò của sở hữu; sự biến đổi và quan hệ giữa các hình thức sở hữu, vấn

Trang 19

đề định hướng XHCN về xây dựng, hoàn thiện quan hệ sở hữu và các thànhphần kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Khẳng định sởhữu nhà nước và sở hữu tư nhân là hai bộ phận cơ bản trong cơ cấu sở hữu ởnước ta Đặc biệt là khi bàn về vấn đề sở hữu nhà nước, theo tác giả: "Trongnền kinh tế thị trường định hướng XHCN, Nhà nước chứ không phải sở hữunhà nước hoặc doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò chủ đạo" [8, tr.32].

Ngoài các công trình nghiên cứu theo các hướng trên, còn có một sốcông trình của các tác giả đã đi sâu nghiên cứu QHSX dưới góc độ quan hệphân phối trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta, như:

Tác giả Nguyễn Công Nghiệp (Chủ biên) trong cuốn sách "Phân phốitrong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" [65] Làm rõ lýluận về phân phối và thực hiện quan hệ phân phối nhằm bảo đảm phát triểnkinh tế, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trườngđịnh hướng XHCN Nêu lên một số kinh nghiệm phân phối nhằm khuyếnkhích phát triển kinh tế và bảo đảm công bằng xã hội ở một số nước Nổi bật

là phân tích làm rõ thực trạng nhận thức và vận dụng thực hiện quan hệ phânphối ở nước ta trước và trong quá trình đổi mới Qua đó, đề xuất một sốquan điểm và giải pháp hoàn thiện cơ chế nhằm bảo đảm phân phối và thựchiện công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN

Tác giả Vũ Thanh Sơn với "Tiếp tục hoàn thiện quan hệ phân phốitrong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dưới ánh sángNghị quyết Đại hội XI của Đảng" [79], chỉ ra tính đa dạng của chủ thể phânphối, khách thể phân phối và phương thức phân phối trong nền kinh tế thịtrường định hướng XHCN Trên cơ sở phân tích những quan điểm của Đảngtại Đại hội lần thứ XI về quan hệ phân phối, nêu lên những giải pháp cầnquán triệt trong thực tiễn, như: xây dựng môi trường phân phối phù hợp, tậndụng những ưu thế cơ chế thị trường - khuyến khích làm giàu hợp pháp,hoàn thiện cơ chế phi thị trường nhằm bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội,tạo lập sự bình đẳng về cơ hội cho mỗi cá nhân trong xã hội, nâng cao hiệu

Trang 20

lực, hiệu quả của các công cụ, chính sách trong điều tiết quan hệ phân phối

và phân phối lại, xử lý cương quyết các hành vi phân phối bất hợp pháp

Bài viết của Nguyễn Đức Luận về "Vấn đề phân phối sản phẩm trongthời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay" [53], đã làm rõnhững quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về quan hệ phân phối và vai tròcủa nó trong sản xuất vật chất, khái quát những quan điểm của Đảng ta vềphân phối trong quá trình đổi mới và nêu lên một số hạn chế trong việc thựchiện phân phối hiện nay Qua đó, nêu lên các giải pháp chủ yếu nhằm bảođảm thực hiện quan hệ phân phối đối với người lao động, như khắc phụctính bình quân trong phân phối tiền lương, xử lý nghiêm những doanhnghiệp vi phạm về tiền công đối với người lao động, bảo đảm tính hợp lý,hiệu quả của việc thực hiện quan hệ phân phối thông qua hệ thống an sinh xãhội, theo phúc lợi xã hội và phải kiểm soát được thu nhập của mọi công dân

Như vậy, vấn đề xây dựng QHSX trong nền kinh tế thị trường địnhhướng XHCN đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu dưới những góc

độ, phạm vi khác nhau Về mặt lý luận, đã có rất nhiều nghiên cứu bàn vềkhái niệm QHSX, phân tích làm sáng tỏ những quan điểm của Đảng về đadạng hoá quan hệ sở hữu, về quan hệ tổ chức quản lý sản xuất, về quan hệphân phối và mối quan hệ giữa chúng trong nền kinh tế thị trường địnhhướng XHCN Về mặt thực tiễn, có những công trình, bài viết khoa họcphân tích thực trạng xây dựng QHSX, nêu lên những kết quả đạt được vàhạn chế của vấn đề này, từ đó đề xuất những phương hướng và giải phápnhằm xây dựng QHSX trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN,thực hiện CNH, HĐH Bên cạnh đó, đã có một số nghiên cứu tập trung làm

rõ thực trạng nhận thức và vận dụng vấn đề sở hữu, đa dạng hoá sở hữu vàmối quan hệ giữa các loại hình sở hữu trong nền kinh tế nhiều thành phầnhiện nay Tuy nhiên, có thể thấy, các nghiên cứu thực trạng xây dựngQHSX ở các địa phương thì vẫn chưa được đề cập cụ thể và còn rất ít côngtrình Trong luận án của tác giả đã kế thừa một số nội dung về đổi mới

Trang 21

quan hệ sở hữu, tổ chức quản lý sản xuất và phân phối trong nền kinh tế thịtrường định hướng XHCN của các công trình nghiên cứu trên đây.

1.2 NH NG CÔNG TRÌNH NGHIÊN C U XÂY D NG QUAN H S N

XU T PHÙ H P V I TRÌNH PHÁT TRI N C A L C L NG S N XU T TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHI P HOÁ, HI N I HOÁ N C TA

Vấn đề xây dựng QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSXtrong quá trình CNH, HĐH ở nước ta đã được nhiều nhà khoa học quan tâmnghiên cứu Xuất phát từ mục tiêu, nhiệm vụ của luận án, tác giả đề cập đếnmột số công trình nghiên cứu của các tác giả sau đây:

Luận án phó tiến sĩ khoa học triết học của Trương Hữu Hoàn về

"Quy luật phù hợp của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất và vấn đềnhận thức, vận dụng quy luật này ở một số nước xã hội chủ nghĩa" [42], đãtrình bày có hệ thống về khái niệm LLSX, QHSX và thực chất nội dung củaquy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX theo quan điểmMác - xít Qua việc phân tích thực trạng của sự nhận thức và vận dụng quyluật này trong quá trình xây dựng CNXH ở các nước XHCN và ở Việt Namtrong thời kỳ 1930 - 1995, đã nêu lên những vấn đề đặt ra đối với việc nhậnthức và vận dụng quy luật trong thời kỳ đổi mới ở nước ta Trong đó, đángchú ý là tác giả phân tích làm rõ vấn đề không phải trải qua giai đoạn pháttriển tư bản chủ nghĩa và một số vấn đề định hướng XHCN ở nước ta

Luận án phó tiến sĩ khoa học triết học của Nguyễn Trọng Tuấn về

"Nhận thức và vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ pháttriển của lực lượng sản xuất trong nông nghiệp nước ta thời kỳ đổi mới"[90] Trên cơ sở trình bày quan hệ biện chứng giữa LLSX và QHSX, tác giảvận dụng vào nghiên cứu thực trạng nhận thức và vận dụng trong lĩnh vựcnông nghiệp, chỉ ra những biểu hiện đặc thù và nêu lên những yêu cầu kháchquan đặt ra trong việc vận dụng quy luật này ở lĩnh vực nông nghiệp nước tathời kỳ đổi mới Từ thực trạng hạn chế và một số yêu cầu đặt ra đó, đề xuấtnhững phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục vận dụng có hiệuquả quy luật này trong lĩnh vực nông nghiệp ở nước ta thời kỳ đổi mới

Trang 22

Luận án phó tiến sĩ triết học của Bùi Chí Kiên nghiên cứu "Quy luật

về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượngsản xuất trong phát triển nền kinh tế hàng hóa theo định hướng xã hội chủnghĩa ở Lâm Đồng" [48], đã khái quát quy luật QHSX phù hợp với trình độphát triển của LLSX theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin Qua sự vậndụng quy luật này vào nghiên cứu trong các thành phần kinh tế thời kỳ trước

và sau đổi mới của tỉnh Lâm Đồng, nêu lên những kết quả đạt được về kinh

tế - xã hội, phát hiện ra những mâu thuẫn nảy sinh giữa LLSX và QHSXtrong quá trình CNH, HĐH trên địa bàn Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất haigiải pháp cơ bản là về bảo đảm sự phù hợp của QHSX với LLSX trong quátrình CNH, HĐH ở Lâm Đồng và nâng cao vai trò của nhân tố chủ quantrong định hướng XHCN đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Lâm Đồng

Luận án tiến sĩ triết học của Nông Thị Mồng về "Xây dựng quan hệsản xuất phù hợp vớí sự phát triển của lực lượng sản xuất trong quá trình côngnghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Lạng Sơn" [64].Nêu lên quan hệ biện chứng giữa LLSX và QHSX, những nhân tố cơ bản bảođảm xây dựng QHSX theo định hướng XHCN Phân tích thực trạng nhận thức

và vận dụng xây dựng QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX trongcác thành phần kinh tế và các ngành kinh tế ở tỉnh Lạng Sơn thời kỳ CNH,HĐH cũng như phát hiện những vấn đề đặt ra từ thực trạng ấy Từ đó, đề xuấtmột số phương hướng và giải pháp nhằm xây dựng QHSX theo định hướngXHCN trong thời kỳ CNH, HĐH ở Lạng Sơn Đáng chú ý là trong giải pháp

đa dạng hoá các hình thức sở hữu phù hợp với trình độ phát triển của LLSX,làm rõ yêu cầu và mục tiêu về đổi mới kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể

Cũng theo hướng tiếp cận này, còn có những nghiên cứu khoa họccủa các tác giả tiêu biểu được đăng tải trên các tạp chí khoa học, như:

Tác giả Nguyễn Văn Đặng với bài "Nhận thức và giải quyết mốiquan hệ giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từngbước quan hệ sản xuất phù hợp" [32] Trên cơ sở khái quát sự phát triển

Trang 23

nhận thức của Đảng ta về chế độ sở hữu, cơ chế quản lý kinh tế và chế độphân phối phù hợp với trình độ phát triển của LLSX, nêu lên những thànhtựu, hạn chế và nguyên nhân của sự biến đổi QHSX trong các thành phầnkinh tế theo định hướng XHCN ở nước ta Để tiếp tục giải quyết mối quan

hệ giữa phát triển LLSX và xây dựng, từng bước hoàn thiện QHSX, phải chú

ý đổi mới cả về nhận thức và chỉ đạo thực hiện xây dựng QHSX phù hợp vớitừng lĩnh vực, địa bàn; phát huy vai trò của các loại hình sở hữu, các loạihình doanh nghiệp và chế độ phân phối phù hợp với trình độ phát triển củaLLSX Trong xây dựng và hoàn thiện QHSX, cần phải chú trọng hơn nữaviệc đề ra các giải pháp phát triển DNNN để góp phần phát huy vai trò chủđạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN

Tác giả Nguyễn Hùng Hậu có bài "Phát triển lực lượng sản xuất vàxây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất trong thời kỳ quá độ ởnước ta" [41] Nội dung chủ yếu của bài viết là làm rõ những quan điểm củaĐảng ta về quan hệ giữa phát triển LLSX hiện đại với xây dựng và hoànthiện QHSX trong thời kỳ quá độ Phân tích thực trạng phát triển của trình

độ LLSX ở nước ta hiện nay: về công cụ lao động, kỹ năng và kinh nghiệmcủa người lao động, về khoa học, kỹ thuật và công nghệ sản xuất Khẳngđịnh yêu cầu khách quan của việc xây dựng QHSX phù hợp hiện nay thôngqua phát triển nền kinh tế với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh

tế, nhiều hình thức phân phối Đồng thời nêu lên những giải pháp cơ bản cầntiến hành đồng bộ trong việc tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trườngđịnh hướng XHCN nhằm thúc đẩy LLSX phát triển theo hướng hiện đại

Tác giả Vũ Hồng Sơn với bài "Về lực lượng sản xuất và quan hệ sảnxuất mà chúng ta đang xây dựng" [80], đã khái quát quan hệ biện chứng giữaLLSX và QHSX theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin; phân tích, chỉ ranhững đặc trưng cơ bản về phát triển LLSX hiện đại và xây dựng QHSX tiến

bộ phù hợp trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lênCNXH (Bổ sung, phát triển năm 2011): về tính toàn diện của quan hệ sản

Trang 24

xuất, về tính chất tiến bộ của quan hệ sản xuất XHCN và về phát triển lựclượng sản xuất hiện đại và từng bước xây dựng quan hệ sản xuất XHCN.

Nhằm khái quát sự nhận thức lý luận của Đảng ta về quy luật QHSXphù hợp với trình độ phát triển của LLSX trong Văn kiện Đại hội lần thứ XI,tác giả Phạm Văn Giang có bài "Xây dựng và từng bước hoàn thiện quan hệsản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất dưới ánhsáng Nghị quyết Đại hội XI của Đảng" [37] Bài viết đã luận giải nhữngquan điểm của Đại hội lần thứ XI về đổi mới quan hệ sở hữu, quan hệ tổchức quản lý và quan hệ phân phối phù hợp với trình độ phát triển củaLLSX trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Trên cơ sở nhữngluận giải đó, có thể thấy tính quy luật của sự đa dạng hoá các loại hìnhQHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX ở nước ta hiện nay

Về mối quan hệ giữa LLSX và QHSX, còn có tác giả Đặng QuangĐịnh với bài "Phát triển lực lượng sản xuất trong mối tương quan với quan

hệ sản xuất ở Việt Nam hiện nay" [34], đã chỉ ra thực trạng của LLSX ởnước ta hiện nay: trình độ của người lao động, khoa học và công nghệ sảnxuất, kết cấu hạ tầng Trên cơ sở đó, nêu lên những yêu cầu của việc xâydựng và từng bước hoàn thiện QHSX mới phù hợp với trình độ phát triểncủa LLSX, như về giải quyết đúng đắn vấn đề sở hữu theo hướng đa dạnghoá, đổi mới quan hệ phân phối sản phẩm để bảo đảm tạo ra động lực chongười lao động và đổi mới quan hệ tổ chức quản lý, phân công lao động xãhội nhằm tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển nhanh, mạnh của LLSX

Khi bàn đến một trong những đặc trưng quan trọng về LLSX vàQHSX của thời kỳ quá độ ở nước ta, tác giả Trần Văn Phòng có bài về

"Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong đặc trưng kinh tế của chủnghĩa xã hội mà nhân dân ta xây dựng" [70] Phân tích quan điểm củaĐảng ta về đặc trưng kinh tế của CNXH với nền kinh tế phát triển caodựa trên LLSX hiện đại và QHSX tiến bộ phù hợp; chỉ ra những tiêuchuẩn của LLSX hiện đại cũng như việc xây dựng và từng bước hoàn

Trang 25

thiện QHSX theo yêu cầu phù hợp với trình độ phát triển của LLSX vàtính chất tiến bộ của QHSX xã hội XHCN Để từng bước phát triểnLLSX hiện đại và xây dựng QHSX tiến bộ phù hợp, nêu lên một số giảipháp cơ bản, như nâng cao chất lượng đào tạo người lao động, phát triểnkhoa học, công nghệ và tạo bước đột phá về kết cấu hạ tầng kinh tế - xãhội Đồng thời với phát triển LLSX, phải gắn liền với việc đa dạng hoácác hình thức sở hữu, đổi mới, nâng cao hiệu quả kinh tế nhà nước; đadạng hoá các hình thức phân phối, đổi mới hệ thống chính sách và cơchế quản lý kinh tế ở nước ta.

Có thể thấy, vấn đề xây dựng QHSX phù hợp với trình độ phát triểncủa LLSX trong quá trình CNH, HĐH ở nước ta đã được các nhà khoa họcnghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau Có nhiều công trình khoa học làm

rõ khái niệm LLSX, QHSX, quan hệ biện chứng giữa LLSX và QHSX theoquan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin Phân tích những quan điểm của ĐảngCộng sản Việt Nam về xây dựng QHSX phù hợp với trình độ phát triển củaLLSX trong quá trình CNH, HĐH ở nước ta Một số công trình đã vận dụngquy luật này vào nghiên cứu ở một số địa phương và ở các ngành kinh tế;trong đó, đáng chú ý là làm rõ vai trò của nhân tố chủ quan trong việc nhậnthức và vận dụng quy luật, chỉ ra sự biến đổi của các loại hình QHSX từthực trạng ấy Từ đó, các tác giả đã đề xuất phương hướng và nêu lên cácgiải pháp nhằm tiếp tục vận dụng quy luật này trong quá trình CNH, HĐH ởđịa phương và trong các ngành kinh tế Tuy nhiên, có thể thấy, việc vậndụng quy luật này vào nghiên cứu thực tế ở các địa phương và ở các ngànhkinh tế thì vẫn còn rất ít công trình Trong luận án, chúng tôi chủ yếu kếthừa một số nội dung như: về phát triển LLSX hiện đại và xây dựng, hoànthiện từng bước QHSX trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đặcbiệt là quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng QHSX phù hợpvới trình độ phát triển của LLSX trong quá trình CNH, HĐH ở nước ta

Trang 26

1.3 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN C U CÓ LIÊN QUAN N XÂY

D NG QUAN H S N XU T TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHI P HOÁ,

Tác giả Phạm Hảo với công trình "Nâng cao năng lực lãnh đạo pháttriển kinh tế của Đảng bộ Đà Nẵng hiện nay" [40], đã đề cập đến vấn đềquán triệt, vận dụng, đề ra chủ trương, chính sách phát triển kinh tế củaĐảng bộ Đà Nẵng giai đoạn 1997 - 2007 Nêu lên thực trạng những thànhtựu đạt được và hạn chế, tồn tại về phát triển kinh tế của Đà Nẵng cũng nhưnhững nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo phát triển kinh

tế của Đảng bộ và việc tổ chức quản lý kinh tế của chính quyền các cấp ởthành phố giai đoạn này Qua đó, tác giả đề xuất giải pháp về đổi mới vàhoàn thiện chủ trương lãnh đạo phát triển kinh tế của Đảng bộ và nâng caohiệu lực, hiệu quả trong tổ chức quản lý kinh tế của chính quyền các cấpđối với các thành phần kinh tế ở Đà Nẵng từ năm 1998 đến năm 2020

Khi bàn về môi trường kinh doanh và cơ chế, chính sách khuyếnkhích phát triển các doanh nghiệp ở Đà Nẵng, hai tác giả là Võ Thị ThuýAnh và Nguyễn Quốc Khánh có "Báo cáo đánh giá tình hình phát triển kinhdoanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng" [1], đãđánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở

Trang 27

Đà Nẵng, thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ về lãi suất vay, ưu đãi vềthuế của Chính phủ và môi trường kinh doanh ở Đà Nẵng Những giải pháp

mà các tác giả nêu lên là: thực hiện các chính sách hỗ trợ đối với doanhnghiệp nhỏ và vừa, liên kết kinh doanh, nâng cao khả năng quản lý và tiếpcận công nghệ thông tin, chú trọng đến thị trường trong nước và tìm kiếm thịtrường xuất khẩu thay thế… Đồng thời đề xuất với lãnh đạo Đà Nẵng về đổimới môi trường kinh doanh thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp khắc phụcnhững khó khăn và có điều kiện nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh

Dưới góc độ quản lý vĩ mô, tác giả Trương Minh Dục có bài "Pháttriển kinh tế Đà Nẵng nhìn từ góc độ lãnh đạo, quản lý" [14], nêu lên thựctrạng về vai trò của Đảng bộ Đà Nẵng trong việc đề ra chủ trương phát triểnkinh tế và việc tổ chức quản lý của các cấp chính quyền Tác giả chỉ ranhững kết quả đạt được của việc đổi mới các thành phần kinh tế, một số hạnchế và vấn đề đặt ra của nền kinh tế Đà Nẵng Qua đó, tác giả đề xuất một sốgiải pháp phát triển kinh tế, như nâng cao năng lực lãnh đạo kinh tế của cáccấp ủy đảng, tăng cường hiệu quả quản lý của chính quyền, đẩy mạnhnghiên cứu lý luận kinh tế thị trường ở Đà Nẵng, coi trọng công tác tư vấn,phản biện các chính sách kinh tế và đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế

Để tạo điều kiện cho thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoàiphát triển mạnh mẽ, tác giả Nguyễn Thị Kim Đoan có bài "Quản lý nhà nướcđối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Đà Nẵng - thựctrạng và giải pháp" [35], đã chỉ ra những kết quả đạt được và một số vấn đềđặt ra trong quản lý nhà nước của chính quyền Đà Nẵng đối với các doanhnghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Từ đó, tác giả nêu lên các giảipháp chủ yếu, như nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, đẩy mạnh xúctiến đầu tư, tăng cường hoạt động giám sát và trợ giúp các doanh nghiệp,đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng,dịch vụ và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng nhằm tạo thuận lợi chothành phần kinh tế này tiếp tục đầu tư thúc đẩy kinh doanh có hiệu quả

Trang 28

Tác giả Võ Thị Thuý Anh và Đặng Hữu Mẫn với "Báo cáo Đánh giánăng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng"[2], đã đánh giá tình hình kinh tế, thực trạng năng lực cạnh tranh về nguồnvốn, trình độ lao động và công nghệ sản xuất, năng suất lao động và hiệuquả kinh tế - xã hội của các doanh nghiệp ở Đà Nẵng hiện nay Trong cácgiải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, các tác giả nêulên việc xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực, xây dựng chính sáchhuy động vốn; thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư, tăng cường hỗ trợ

về nguồn vốn, đào tạo nghề và tuyển dụng lao động, củng cố và đổi mới môitrường kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính… nhằm tạo điều kiện thuậnlợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động kinh doanh có hiệu quả

Luận án tiến sĩ kinh tế của Nguyễn Bình Đức về "Chất lượng nhânlực trong các khu công nghiệp ở thành phố Đà Nẵng" [36], đã khảo sát chấtlượng nhân lực, thực chất là khảo sát trình độ phát triển của LLSX trong cáckhu công nghiệp thuộc kinh tế tư nhân ở Đà Nẵng Trong nhóm giải pháp

mà tác giả đã đề xuất, có nêu lên yêu cầu về phát triển nguồn nhân lực chấtlượng cao đáp ứng sản xuất kinh doanh, xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạtầng kinh tế, kỹ thuật, xã hội Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chínhsách về tiền lương, thu nhập, thực hiện hỗ trợ và bảo vệ lợi ích hợp pháp chocông nhân lao động trong khu vực kinh tế tư nhân ở Đà Nẵng hiện nay

Nhằm tạo điều kiện và nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanhnghiệp thuộc các thành phần kinh tế, tác giả Văn Hữu Thiết có bài "Kiến nghịmột số định hướng và giải pháp nhằm nâng cao mức độ thuận lợi của môitrường kinh doanh tại thành phố Đà Nẵng" [85] Bài viết giúp chúng ta hiểu

rõ hơn thực trạng về môi trường sản xuất kinh doanh trên địa bàn Đà Nẵng,đặc biệt là những mặt tích cực và hạn chế trong việc thực hiện chính sách củachính quyền, như về tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất, khoa học và côngnghệ, hỗ trợ các nguồn vốn… cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Đà Nẵng

Cũng nội dung như trên, còn có tác giả Iwama Shinichi với "Môitrường đầu tư của thành phố Đà Nẵng từ góc nhìn của doanh nghiệp đang

Trang 29

hoạt động tại Đà Nẵng và phương hướng cải thiện" [77], đã nêu lên một sốphương án cải thiện môi trường đầu tư, như chính quyền xây dựng các nhàxưởng cho thuê các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tư vấn đầu tư, nâng cấp hạtầng bến bãi, kho tàng và dịch vụ, xây dựng các khu nhà ở cho thuê để ổnđịnh lao động Tăng cường tuyển dụng và nâng cao chất lượng lao động, đảmbảo mặt bằng sản xuất, điện, nước… cho các cơ sở kinh doanh có hiệu quả.

Tác giả Lê Đức Tráng với "Nghiên cứu ứng dụng một số phươngpháp thống kê đánh giá, phân tích thế và lực thành phố Đà Nẵng năm 2012"[88] Nêu lên thực trạng phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng tronggiai đoạn 1997 - 2012, khảo sát, đánh giá sự phát triển của các ngành kinh tếnông - công nghiệp và dịch vụ, về số lượng và chất lượng của các loại hìnhdoanh nghiệp trong những năm gần đây Để tiếp tục phát triển kinh tế ĐàNẵng đến năm 2020, tác giả đề xuất các giải pháp chủ yếu, như xây dựng cơchế chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, phát triển nguồn nhân lực chấtlượng cao, tạo lập môi trường thuận lợi cho các ngành kinh tế chủ lực đẩynhanh quá trình CNH, HĐH và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệpgắn với trình độ quản lý và đầu tư khoa học, công nghệ phục vụ sản xuất

Tác giả Lê Thị Thúc có bài viết "Một số vấn đề về hậu cổ phần hoácác doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng" [87], đánh giáthực trạng cổ phần hoá DNNN, như về số lượng doanh nghiệp cổ phần hoá,giải quyết lao động dôi ra, xử lý nợ tồn đọng, tình hình bàn giao quyền đạidiện chủ sở hữu và những rào cản hậu cổ phần hoá Tác giả cũng đã nêu lênmột số vấn đề đặt ra hậu cổ phần hoá: quan hệ cổ đông và doanh nghiệp, tổchức bộ máy quản lý và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Đáng chú ý

là chỉ ra những khó khăn về quản lý nguồn vốn, tài sản của Nhà nước, vềgiải quyết lao động và quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.v.v

Các công trình, bài viết của các tác giả trên đây đã giải quyết đượcmột số vấn đề có liên quan đến luận án, như nêu lên thực trạng của trình độLLSX và các giải pháp phát triển LLSX trong các thành phần kinh tế Phân

Trang 30

tích, làm rõ được một số khía cạnh của việc xây dựng QHSX: về quan hệ tổchức quản lý và phân phối Tuy nhiên, trong xây dựng QHSX, các nghiêncứu mới chủ yếu tiếp cận quan hệ tổ chức quản lý và phân phối dưới góc độ

vĩ mô, chưa khai thác hết những vấn đề mà tác giả nghiên cứu trong luận án,như quan hệ sở hữu, quan hệ tổ chức quản lý sản xuất và quan hệ phân phốitrong từng loại hình QHSX Đặc biệt là chưa có công trình khoa học nàonghiên cứu thực trạng xây dựng QHSX phù hợp với trình độ phát triển củaLLSX trong quá trình CNH, HĐH trên địa bàn Đà Nẵng thời kỳ đổi mới

Kết luận

Nhìn chung, vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề sở hữu vàcác thành phần kinh tế, về mối quan hệ giữa các chủ thể sở hữu trong cácthành phần kinh tế, về quan hệ giữa kinh tế thị trường và định hướngXHCN, về những ràng buộc chính trị - xã hội đối với việc đổi mới quan hệ

sở hữu, thậm chí có nhiều ý kiến không thừa nhận vai trò chủ đạo của kinh

tế nhà nước và cả sự lo ngại chệch hướng XHCN khi phát triển kinh tế tưbản tư nhân… Việc chưa có sự thống nhất những vấn đề này dẫn đến thiếunhất quán trong việc chỉ đạo giải quyết vấn đề sở hữu khi xây dựng và hoànthiện QHSX trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, về phân biệtđối xử giữa các thành phần kinh tế… Tuy nhiên, đa số các nghiên cứu khoahọc đều thống nhất về sự đúng đắn của chủ trương phát triển nền kinh tếhàng hóa nhiều thành phần định hướng XHCN của Đảng ta, về đa dạng hóaquan hệ sở hữu, tổ chức quản lý sản xuất và phân phối sản phẩm, về sự kếthợp giữa các quy luật của thị trường với vai trò quản lý kinh tế của Nhànước nhằm bảo đảm cho nền kinh tế vận động theo đúng quỹ đạo CNXH

Các nghiên cứu đã phân tích, làm sáng tỏ nội dung quy luật QHSXphù hợp với trình độ phát triển của LLSX theo quan điểm của chủ nghĩaMác - Lênin, những quan điểm của Đảng ta về xây dựng, hoàn thiện QHSXtrong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, vận dụng vào thực tiễn để

Trang 31

nghiên cứu ở những phạm vi, lĩnh vực, địa bàn khác nhau của đời sống kinh

tế - xã hội Với nhiều cách tiếp cận và hướng nghiên cứu khác nhau, cáccông trình đã nêu lên nhiều vấn đề mới, rất bổ ích về mặt khoa học Luận áncủa tác giả đã tiếp thu, kế thừa có chọn lọc những kết quả nghiên cứu đó.Tuy nhiên có thể thấy, việc nghiên cứu, vận dụng trong thực tiễn địa phương

về xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượngsản xuất trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá còn rất ít công trình

Từ nghiên cứu thực tế ở Đà Nẵng, tác giả nhận thấy, cho đến naychưa có công trình và bài viết khoa học nào nghiên cứu vấn đề này một cáchchuyên biệt, có tính hệ thống và khai thác dưới góc độ triết học Chính vìvậy, luận án tiếp tục tập trung nghiên cứu những nội dung cơ bản sau:

(i) Góp phần phân tích, làm rõ quan điểm của Đảng Cộng sản ViệtNam về xây dựng QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX trongquá trình CNH, HĐH ở nước ta hiện nay

(ii) Phân tích thực trạng xây dựng QHSX phù hợp với trình độ pháttriển của LLSX trong quá trình CNH, HĐH ở Đà Nẵng hiện nay

(iii) Nêu lên một số vấn đề đặt ra nhằm xây dựng QHSX phù hợp vớitrình độ phát triển của LLSX trong quá trình CNH, HĐH ở Đà Nẵng hiện nay

(iv) Đề xuất định hướng và nêu lên một số giải pháp cơ bản nhằmbảo đảm xây dựng QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX trongquá trình đẩy mạnh CNH, HĐH ở Đà Nẵng hiện nay

Trang 32

Chương 2 XÂY DỰNG QUAN HỆ SẢN XUẤT PHÙ H P V I TRÌNH PHÁT TRI N C A L C L NG S N XU T TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA

Ở NƯỚC TA - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 2.1 TH C CH T C A QUY LU T QUAN H S N XU T PHÙ H P V I TRÌNH PHÁT TRI N C A L C L NG S N XU T

Quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX được C.Mácnêu lên trong tác phẩm "Góp phần phê phán khoa học kinh tế - chính trị" Trongtác phẩm, C.Mác viết: Trong quá trình sản xuất, con người bao giờ cũng gắnmình trong mối quan hệ "song trùng"; một mặt, con người quan hệ với tự nhiên,thể hiện năng lực thực tiễn của mình trong chinh phục giới tự nhiên biểu hiệnthành LLSX; mặt khác, "Trong sự sản xuất xã hội ra đời sống của mình, conngười có những quan hệ nhất định, tất yếu, không tùy thuộc vào ý muốn của họ -tức những quan hệ sản xuất, những quan hệ này phù hợp với một trình độ pháttriển nhất định của các lực lượng sản xuất vật chất của họ" [56, tr.14-15]

Để có thể tác động và biến đổi được giới tự nhiên, theo C.Mác, trước hếtcon người cần phải có những yếu tố tạo nên khả năng lao động thuộc về thể chất

và trí tuệ: "Để chiếm hữu được thực thể của tự nhiên dưới một hình thái có íchcho đời sống của bản thân mình, con người vận dụng những sức tự nhiên thuộc

về thân thể của họ: tay và chân, đầu và hai bàn tay" [57, tr.266]

Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở đó, thì quá trình sản xuất vật chất vẫn chưathể diễn ra được Bởi vì, ngoài bản thân sự lao động thì những yếu tố của laođộng còn bao hàm đối tượng lao động và tư liệu lao động, đó chính là tư liệu sảnxuất - khí quan mới mà nhờ có trí tuệ, con người đã cải biến, sáng tạo ra bằngcác vật liệu của tự nhiên và sử dụng trong quá trình sản xuất: "một vật do bảnthân thiên nhiên cung cấp đã trở thành một khí quan của sự hoạt động của conngười, khí quan mà con người đem chắp thêm vào những khí quan của cơ thểmình và do đó mà kéo dài cái tầm thước tự nhiên của cơ thể đó" [57, tr.268]

Trang 33

Như vậy, lực lượng sản xuất là kết quả của nghị lực thực tiễn của con người, là mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất vật

chất, thể hiện ở sự kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất, là tất cảnhững lực lượng vật chất và những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm củangười lao động được sử dụng trong quá trình sản xuất vật chất của xã hội

LLSX là thể thống nhất biện chứng giữa người lao động và tư liệu sảnxuất; trong đó, con người là nhân tố giữ vai trò quyết định Con người tham giavào quá trình sản xuất với tư cách là chủ thể sử dụng các yếu tố của tư liệu sảnxuất Chỉ có thể đánh giá vai trò và hiệu quả của tư liệu sản xuất, như thiết bịmáy móc, công nghệ, nguyên - nhiên liệu, vốn, tài nguyên thiên nhiên trong mốiquan hệ với con người Các yếu tố này là kết quả của con người sáng tạo ra, cảitiến, đổi mới và phát huy tác dụng khi con người kết hợp chúng lại, sử dụngtrong sản xuất Do giữ vị trí như vậy, Lênin đã khẳng định: "lực lượng sản xuấthàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động" [50, tr.430]

Tư liệu sản xuất được cấu thành từ hai yếu tố cơ bản là tư liệu lao động

và đối tượng lao động C.Mác viết: "cả tư liệu lao động lẫn đối tượng lao độngđều biểu hiện ra là tư liệu sản xuất" [57, tr.271] Tư liệu lao động được chia làmhai loại là công cụ lao động và những điều kiện vật chất cần thiết của quá trìnhsản xuất; trong đó, công cụ lao động là yếu tố cốt lõi, đặc trưng cho một thời đạisản xuất xã hội, là sự biểu hiện trình độ phát triển của LLSX: "Những thời đạikinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì, mà là ở chỗ chúngsản xuất bằng cách nào, với những tư liệu lao động nào" [57, tr.269] Có thểkhẳng định, trong mọi thời đại, công cụ lao động luôn là yếu tố động nhất củaLLSX, biểu hiện tập trung sự sáng tạo của con người Sự đổi mới và hoàn thiệnkhông ngừng công cụ lao động thể hiện thước đo sự phát triển của trình độLLSX, giữ vai trò quyết định tiến trình vận động và phát triển của xã hội ChínhC.Mác đã viết: "Cái cối xay quay bằng tay đưa lại xã hội có lãnh chúa, cái cốixay chạy bằng hơi nước đưa lại xã hội có nhà tư bản công nghiệp" [54, tr.187]

Trang 34

LLSX có sự kế thừa và phát triển trong quá trình sản xuất vật chất của

xã hội, là kết quả hoạt động thực tiễn của quá khứ và được tích lũy từ các thế hệ

sản xuất khác nhau trong lịch sử: "mọi lực lượng sản xuất đều là lực lượng đượctạo ra, đều là sản phẩm của hoạt động trước đó… mỗi thế hệ sau có được nhữnglực lượng sản xuất do thế hệ trước tạo ra, và những lực lượng sản xuất ấy lànguyên liệu cho thế hệ sau ấy để thực hiện một hoạt động sản xuất mới" [59,

tr.657-658] Vì vậy, con người không được tự do lựa chọn những LLSX cho

riêng mình, mà phải kế thừa những LLSX do các thế hệ trước tạo ra và sử dụngchúng để phát triển liên tục trong quá trình sản xuất vật chất của xã hội

Hiện nay, với cuộc cách mạng khoa học, kỹ thuật và công nghệ hiện đại

đã tạo ra bước phát triển nhảy vọt của trình độ LLSX, thâm nhập sâu vào quá

trình sản xuất, trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp đúng như dự báo của

C.Mác: Việc biến khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp là một quy luậttất yếu khách quan của sự phát triển xã hội, rằng:

Thiên nhiên không chế tạo ra máy móc, đầu máy xe lửa, đường sắt,điện báo, máy sợi con dọc di động v.v Tất cả những cái đó đều là sảnphẩm lao động của con người, là vật liệu tự nhiên đã được chuyển hoáthành những cơ quan của ý chí con người chế ngự giới tự nhiên… Tất

cả những cái đó đều là những cơ quan của bộ óc con người, do bàn taycon người tạo ra, đều là sức mạnh đã vật hoá của tri thức Sự phát triểncủa tư bản cố định là chỉ số cho thấy tri thức xã hội phổ biến (Wissen,knowledge) đã chuyển hoá đến mức độ nào thành lực lượng sản xuấttrực tiếp [60, tr.372]

Sở dĩ khoa học trở thành LLSX trực tiếp, vì tri thức khoa học thâm nhậpvào tất cả các yếu tố của LLSX, được vật chất hóa thành công cụ sản xuất, nhưmáy móc, các thiết bị kỹ thuật và công nghệ, là yếu tố cơ bản để người lao động

sử dụng tổ chức quản lý sản xuất có hiệu quả Những phát minh khoa học hiệnđại là cơ sở ra đời các ngành sản xuất mới, như nguyên liệu mới, vật liệu mới,năng lượng mới, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ môi

Trang 35

trường… Thực tiễn hiện nay cho thấy, chính khoa học và công nghệ trở thànhLLSX trực tiếp đã đưa nhân loại bước vào giai đoạn phát triển kinh tế tri thức.

Sự ra đời và phát triển của kinh tế tri thức đã chuyển nền văn minh côngnghiệp sang nền văn minh trí tuệ, từ phương thức sản xuất chủ yếu là lao động

cơ bắp với nguồn tài nguyên thiên nhiên sang chủ yếu là dựa vào tri thức, đã tạonên sự phát triển cao của trình độ LLSX và con người đóng vai trò là trung tâmcủa sự phát triển Con người có được tư cách và vai trò đó là do tri thức củangười sản xuất quyết định Tri thức luôn thúc đẩy sự phát triển của LLSX vànâng cao năng lực sản xuất của con người So với các yếu tố khác của sản xuất,tri thức khi tham gia vào sản xuất, nó không những bị hao mòn, cạn kiệt, mà cònluôn luôn được nâng cao, tăng lên và được sử dụng có hiệu quả nhất Năng lựctrí tuệ của con người được biểu hiện ở khả năng áp dụng những thành tựu khoahọc để sáng tạo ra những phương pháp tổ chức quản lý sản xuất, kỹ thuật, côngnghệ tiên tiến và làm chủ được những kỹ thuật, công nghệ hiện đại; ở khả năngbiến tri thức thành kỹ năng lao động, kỹ năng quản lý, nghiên cứu, sáng tạo quatrình độ tay nghề của con người để tạo ra động lực phát triển kinh tế - xã hội

Có thể hiểu, trình độ của LLSX thể hiện ở trình độ của công cụ lao động,của khoa học, kỹ thuật và công nghệ sản xuất, ở kinh nghiệm, kỹ năng, tri thứccủa người lao động, trình độ tổ chức quản lý sản xuất và phân công lao động,trình độ ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ trong quá trình sản xuất

Để thực hiện được quá trình sản xuất vật chất, theo C.Mác, con ngườikhông chỉ quan hệ với giới tự nhiên mà còn phải quan hệ với nhau trong sảnxuất, đó chính là QHSX: "Người ta không thể sản xuất được nếu không kết hợpvới nhau theo một cách nào đó để hoạt động chung và để trao đổi hoạt động vớinhau Muốn sản xuất được, người ta phải có những mối liên hệ và quan hệ vớinhau; và quan hệ của họ với giới tự nhiên, tức là việc sản xuất" [55, tr.552]

Như vậy, QHSX là mặt xã hội của sản xuất, thể hiện mối quan hệ giữacon người với con người được hình thành một cách khách quan trong quá trìnhsản xuất vật chất của xã hội QHSX được cấu thành từ quan hệ sở hữu về tư liệusản xuất, về tổ chức quản lý sản xuất và về phân phối sản phẩm lao động

Trang 36

Quan hệ sở hữu là nội dung then chốt, quy định bản chất của QHSX, là

cơ sở trong việc chiếm hữu của cải vật chất, vì vậy nó là cơ sở, nguồn gốc củamọi mối quan hệ xã hội Trong xã hội có giai cấp, giai cấp nào sở hữu tư liệu sảnxuất chủ yếu, sẽ nắm quyền chi phối tổng sản phẩm xã hội và là cơ sở thống trị

về mặt chính trị - xã hội Theo lý luận của C.Mác về hình thái kinh tế - xã hội,mỗi chế độ xã hội trong lịch sử được đặc trưng bởi một chế độ sở hữu Trongmột nền kinh tế có nhiều hình thức sở hữu thì tất yếu có một loại hình đóng vaitrò chi phối, quy định bản chất của chế độ sở hữu Nếu như chủ nghĩa tư bản dựatrên nền tảng sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất thì chủ nghĩa cộng sản mà giaiđoạn đầu là CNXH sẽ dựa trên sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất chủ yếu

Quan hệ sở hữu phản ánh sự thống nhất giữa hai mặt: quan hệ sở hữu với

tư cách là quan hệ pháp lý và quan hệ sở hữu với tư cách là quan hệ kinh tế hiệnthực Quan hệ sở hữu phải được thể chế hoá về mặt pháp lý, nó liên quan đếnnhững vấn đề thuộc kiến trúc thượng tầng xã hội, có tính ổn định tương đối sovới nội dung kinh tế trong hiện thực của nó Sở hữu phải được pháp luật thừanhận và bảo hộ Nhưng, về nguyên tắc, không phải quan hệ pháp lý về sở hữuquyết định quan hệ sở hữu trong hiện thực, trái lại, quan hệ sở hữu trong hiệnthực phát triển đến một trình độ nhất định sẽ đòi hỏi quan hệ pháp lý của sở hữuphải thay đổi theo cho phù hợp với nó Sở hữu với tư cách là quan hệ kinh tế thìluôn vận động, biến đổi, phát triển và thể hiện trong các mối quan hệ giữa cáctập đoàn người trong các ngành, các lĩnh vực kinh tế về việc chiếm giữ tư liệusản xuất, trong quan hệ về tổ chức quản lý và trong quan hệ về phân phối

Hiện nay, với việc phát triển nền kinh tế thị trường trong điều kiệnkhoa học và công nghệ trở thành LLSX trực tiếp dẫn đến sự ra đời kinh tế trithức, thì đối tượng sở hữu mang tính đa dạng, phong phú Đối tượng sở hữukhông chỉ là tư liệu sản xuất như đất đai, tài nguyên, vốn mà còn gồm cảnhững tài sản vô hình, như sáng chế, bản quyền, thiết kế, thương hiệu…, từ

sở hữu hiện vật sang sở hữu giá trị và sở hữu trí tuệ gắn với kinh tế tri thức.Chủ thể sở hữu cũng đa dạng, phong phú gồm nhà nước, tư nhân, hỗn hợp

Trang 37

trong và ngoài nước; chính vì vậy, đòi hỏi chủ thể quản lý phải có cơ chế,chính sách sử dụng, điều tiết, quản lý có hiệu quả để tạo động lực phát triển.

Quan hệ tổ chức quản lý sản xuất là mối quan hệ giữa các chủ thể tổchức quản lý sản xuất và các đối tượng sản xuất trong quá trình sản xuất, nó quyđịnh tính hiệu quả của việc sử dụng tư liệu sản xuất và người lao động trong quátrình sản xuất Trước đây, khi đề cập đến quan hệ tổ chức quản lý sản xuất,chúng ta chỉ chú trọng trong khuôn khổ và phạm vi từng doanh nghiệp, từng đơn

vị sản xuất Đó là quan hệ tác động qua lại giữa chủ thể quản lý và đối tượngquản lý Trên thực tế, đó là quá trình đề ra mục tiêu, kế hoạch sản xuất kinhdoanh; ở việc kết hợp sử dụng các yếu tố của LLSX: lao động, vốn, công cụ laođộng, kỹ thuật, công nghệ… trong quá trình tổ chức sản xuất, điều này đúngnhưng chưa đủ Hiện nay, quan hệ tổ chức quản lý sản xuất còn phải được xemxét trong toàn bộ nền sản xuất xã hội Đó chính là phương thức tác động của Nhànước bằng hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách quản lý kinh tế; ở việc hìnhthành cơ cấu kinh tế, phân bổ các nguồn lực của xã hội nhằm định hướng và chiphối hoạt động của các thành phần kinh tế theo những mục đích nhất định

Quan hệ phân phối là cách thức phân chia kết quả sản xuất giữa các chủthể Về cơ bản, việc phân phối sản phẩm phụ thuộc vào quan hệ sở hữu đối với

tư liệu sản xuất và phân phối theo lao động Đối với hình thức phân phối theo sởhữu tư liệu sản xuất, chủ thể nắm quyền sở hữu có quyền quyết định đối tượng,hình thức và mức độ phân phối kết quả sản xuất; đối với hình thức phân phốitheo lao động, thì người sở hữu sức lao động phụ thuộc vào quyền quản lý và sửdụng lao động của người chủ sở hữu tư liệu sản xuất; vì vậy trong sản xuất, họchỉ được trả công tương ứng với mức đóng góp sức lao động của họ vào kết quảsản xuất Đây là các hình thức phân phối trong phạm vi từng đơn vị sản xuất.Hiện nay, trong điều kiện tồn tại nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh

tế, thì quan hệ phân phối sản phẩm còn phải xem xét theo nghĩa rộng, cả "các

yếu tố đầu vào" và "kết quả đầu ra" trong sản xuất, có liên quan đến việc phân

phối các nguồn lực sản xuất và phân phối lại sản phẩm xã hội, điều này có quan

Trang 38

hệ trực tiếp đến vai trò của Nhà nước Thông qua hệ thống pháp luật, cơ chế,chính sách và các công cụ quản lý kinh tế, Nhà nước thực hiện tổ chức, quản lý,giám sát và điều tiết các quan hệ phân phối nhằm bảo đảm công bằng và bìnhđẳng giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh và giữa các tầng lớp nhân dân.

Các yếu tố của QHSX tồn tại trong mối quan hệ hữu cơ lẫn nhau, trong

đó quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất là quan hệ xuất phát, quan hệ cơ bản, quan

hệ trung tâm và giữ vai trò quyết định đối với quan hệ tổ chức quản lý sản xuất

và quan hệ phân phối sản phẩm lao động Trong quá trình sản xuất, chủ thể sởhữu có quyền sử dụng, định đoạt, tổ chức quản lý sản xuất, phân phối các nguồnlực và kết quả sản xuất Khi quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất có sự thay đổicăn bản, thì tất yếu quan hệ tổ chức quản lý sản xuất và quan hệ phân phối cũngthay đổi theo Vì vậy, việc giải quyết đúng đắn quan hệ sở hữu đối với tư liệusản xuất sẽ có ý nghĩa quan trọng, tác động tích cực đến quan hệ tổ chức quản lýsản xuất và quan hệ phân phối sản phẩm, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển

Mặc dù do quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất quyết định, nhưng quan hệ

tổ chức quản lý sản xuất có vai trò quan trọng, tác động trở lại quan hệ sở hữu

Tự quan hệ sở hữu không thể mang lại kết quả cho chủ sở hữu, mà phụ thuộcvào quan hệ tổ chức quản lý sản xuất Quan hệ tổ chức quản lý sản xuất quy địnhtrực tiếp đến quy mô, tốc độ, hiệu quả và xu hướng sản xuất Trong quan hệ này,thì chủ thể quản lý sản xuất có vai trò quan trọng; trình độ và năng lực tổ chứcquản lý doanh nghiệp của người quản lý là yếu tố có tính quyết định đến sự pháttriển của doanh nghiệp, được thể hiện ở sự vận dụng các nguyên tắc và cơ chếquản lý; thể hiện ở năng lực hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh, ở nhữngkiến thức quản lý, điều hành sản xuất, sự quan sát, phân tích, đánh giá, nắm bắt

cơ hội kinh doanh; ở việc sắp xếp, bố trí cơ cấu tổ chức bộ máy, phân công chứcnăng, nhiệm vụ của các bộ phận theo hướng gọn, nhẹ, hợp lý và hiệu quả

Trong QHSX, quan hệ phân phối sản phẩm cũng là nhân tố có ý nghĩaquan trọng đối với quá trình sản xuất Mặc dù bị phụ thuộc vào quan hệ sở hữu

và quan hệ tổ chức quản lý sản xuất, tuy nhiên do có khả năng kích thích trực

Trang 39

tiếp đến lợi ích của con người, vì vậy quan hệ phân phối là "chất xúc tác" của cácquá trình kinh tế - xã hội Quan hệ phân phối có tác dụng kích thích hoặc kìmhãm, thúc đẩy hoặc hạn chế tốc độ, hiệu quả, nhịp điệu của sức sản xuất.

Do quan hệ tổ chức quản lý sản xuất và quan hệ phân phối sản phẩm laođộng có vai trò quan trọng, vì vậy, trong mọi quá trình sản xuất vật chất, chủ sởhữu phải quan tâm đến hai loại quan hệ này Thực tế sản xuất chỉ ra, cùng mộtchế độ sở hữu nhưng khi tổ chức quản lý sản xuất tốt và thực hiện phân phối sảnphẩm hợp lý, thì sức sản xuất phát triển, quan hệ sở hữu sẽ được củng cố Ngượclại, nếu tổ chức quản lý sản xuất kém hiệu quả và thực hiện quan hệ phân phốisản phẩm không hợp lý, thì chế độ sở hữu trở nên mất đi ý nghĩa, biến dạng, bịphá vỡ và tất yếu dẫn đến quá trình sản xuất vật chất bị rối loạn, ngừng trệ

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, phương thức sản xuất xãhội là sự thống nhất biện chứng giữa LLSX và QHSX; trong đó LLSX giữ vaitrò quyết định, còn QHSX tác động trở lại LLSX Sự tác động biện chứng giữachúng hợp thành quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX, chiphối xuyên suốt mọi quá trình sản xuất và của sự phát triển lịch sử xã hội

LLSX quyết định QHSX vì nó là nội dung vật chất của sản xuất, là yếu

tố cách mạng nhất trong phương thức sản xuất, còn QHSX là hình thức xã hộicủa quá trình sản xuất Do đó, theo quy luật khách quan, QHSX phải được hìnhthành trên cơ sở phù hợp với trình độ phát triển của LLSX Sự phù hợp ở đây làmột trạng thái mà trong đó, QHSX là "hình thức phát triển", "tạo địa bàn đầyđủ", là động lực thúc đẩy lực LLSX phát triển Đó là quy luật khách quan, nhưC.Mác đã viết: "những quan hệ sản xuất, những quan hệ này phù hợp với mộttrình độ phát triển nhất định của các lực lượng sản xuất vật chất" [56, tr.14]

Sự phát triển của trình độ LLSX quyết định QHSX biến đổi cho phù hợpvới nó trong quá trình sản xuất Do yêu cầu của sức sản xuất - sự tác động lẫnnhau giữa các yếu tố người lao động và tư liệu sản xuất trong sản xuất dẫn đến

sự biến đổi và phát triển của LLSX Trong quá trình sản xuất, con người khôngngừng cải tiến, đổi mới và sáng tạo công cụ lao động mới, trình độ của người lao

Trang 40

động không ngừng được nâng cao, phân công lao động xã hội ngày càng pháttriển Sự phát triển của trình độ LLSX đến một giai đoạn nhất định, sẽ làm cho

QHSX từ chỗ phù hợp, là "hình thức phát triển" của nó trở thành mâu thuẫn,

xung đột và kìm hãm sự phát triển của LLSX trong quá trình sản xuất Yêu cầukhách quan của sự phát triển LLSX tất yếu đòi hỏi phải thay thế QHSX lỗi thờibằng QHSX mới phù hợp với trình độ phát triển của LLSX nhằm thúc đẩyLLSX tiếp tục phát triển Và, khi LLSX xã hội tiếp tục phát triển đến một trình

độ nhất định nào đó, QHSX mới này, đến lượt nó, lại không còn phù hợp với các

LLSX đang phát triển nữa và biến thành "xiềng xích" của LLSX; mâu thuẫn đó

tiếp tục được giải quyết và đưa đến kết quả là QHSX cũ được thay thế bằng mộtQHSX mới tiến bộ hơn Những sự biến đổi này chỉ có thể thực hiện được trongphong trào thực tiễn cách mạng, chính C.Mác đã khẳng định:

Tới một giai đoạn phát triển nào đó của chúng, các lực lượng sản xuấtvật chất của xã hội mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất hiện có…trong đó từ trước đến nay, các lực lượng sản xuất vẫn phát triển Từchỗ là những hình thức phát triển của các lực lượng sản xuất, nhữngquan hệ ấy trở thành những xiềng xích của các lực lượng sản xuất Khi

đó bắt đầu thời đại một cuộc cách mạng xã hội [56, tr.15]

Mặc dù quy luật này vạch rõ tính chất phụ thuộc tất yếu, khách quan củaQHSX vào trình độ phát triển của LLSX, nhưng không nên "tuyệt đối hoá" quámức vai trò "độc tôn" của LLSX, mà phải thấy QHSX có vai trò hết sức quantrọng, có tính độc lập tương đối so với LLSX, tác động trở lại LLSX

Do quy luật này vận động gắn liền với hoạt động của con người và xã hội,

vì vậy, khi chủ thể xác lập QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX, thì

sẽ thúc đẩy LLSX phát triển Sự phù hợp chính là trạng thái mà cả ba mặt củaQHSX thích ứng với trình độ phát triển của LLSX, ở việc tạo ra những phươngthức kết hợp đúng đắn và sử dụng hợp lý các yếu tố người lao động và tư liệusản xuất trong sản xuất Biểu hiện sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triểncủa LLSX là việc đẩy mạnh khai thác các nguồn lực phát triển sản xuất, phát huyđược tính tích cực, sáng tạo của người lao động; công cụ lao động, khoa học, kỹ

Ngày đăng: 06/11/2014, 00:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Võ Thị Thuý Anh, Nguyễn Quốc Khánh (2009), Báo cáo Đánh giá tình hình phát triển kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Đánh giá tìnhhình phát triển kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địabàn thành phố Đà Nẵng
Tác giả: Võ Thị Thuý Anh, Nguyễn Quốc Khánh
Năm: 2009
2. Võ Thị Thuý Anh, Đặng Hữu Mẫn (2010), Báo cáo Đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Đánh giá năng lựccạnh tranh của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Tác giả: Võ Thị Thuý Anh, Đặng Hữu Mẫn
Năm: 2010
3. Chu Văn Cấp, Ngô Đức Trung (2008), "Hoàn thiện thể chế về sở hữu, nâng cao hiệu quả hoạt động của các chủ thể kinh tế nước ta", Lý luận chính trị, (6), tr.23-27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện thể chế về sở hữu,nâng cao hiệu quả hoạt động của các chủ thể kinh tế nước ta
Tác giả: Chu Văn Cấp, Ngô Đức Trung
Năm: 2008
4. Phạm Văn Chung (2000), Học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội và ý nghĩa của nó đối với nhận thức lý luận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, Luận án tiến sĩ Triết học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội và ýnghĩa của nó đối với nhận thức lý luận con đường đi lên chủ nghĩaxã hộiở nước ta
Tác giả: Phạm Văn Chung
Năm: 2000
5. Trần Văn Chử (2009), "Hoàn thiện chính sách thúc đẩy ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất và đời sống ở nước ta", Sinh hoạt lý luận, 1 (92), tr.61-65 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện chính sách thúc đẩy ứng dụng khoahọc - công nghệ vào sản xuất và đời sống ở nước ta
Tác giả: Trần Văn Chử
Năm: 2009
6. Lương Minh Cừ (1998), "Về các hình thức sở hữu theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay", Triết học, (3), tr.12-15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về các hình thức sở hữu theo định hướng xãhội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay
Tác giả: Lương Minh Cừ
Năm: 1998
7. Lương Minh Cừ, Vũ Văn Thư (2011), Sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhânở Việt Nam hiện nay
Tác giả: Lương Minh Cừ, Vũ Văn Thư
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2011
8. Nguyễn Cúc (2012), "Quan hệ sở hữu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay", Giáo dục lý luận, (188), tr.29-34 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ sở hữu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩaxã hộiở Việt Nam hiện nay
Tác giả: Nguyễn Cúc
Năm: 2012
9. Nguyễn Sinh Cúc (2012), "Doanh nghiệp Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO: Thành tựu và hạn chế", Kinh tế và Quản lý, (1), tr.26-29 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Doanh nghiệp Việt Nam sau 5 năm gia nhậpWTO: Thành tựu và hạn chế
Tác giả: Nguyễn Sinh Cúc
Năm: 2012
10. Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng (2005), Thành phố Đà Nẵng 30 năm xây dựng và phát triển (1975 - 2005), Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành phố Đà Nẵng 30 nămxây dựng và phát triển (1975 - 2005)
Tác giả: Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng
Năm: 2005
11. Cục Thống kê Đà Nẵng (2011), Niên giám thống kê Đà Nẵng, Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê Đà Nẵng
Tác giả: Cục Thống kê Đà Nẵng
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2011
12. Tổng cục Thống kế (2012), Niên giám thống kê, Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê
Tác giả: Tổng cục Thống kế
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2012
13. Cục Thống kê Đà Nẵng (2012), Niên giám thống kê Đà Nẵng, Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê Đà Nẵng
Tác giả: Cục Thống kê Đà Nẵng
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2012
14. Trương Minh Dục (2009), "Phát triển kinh tế Đà Nẵng nhìn từ góc độ lãnh đạo, quản lý", Sinh hoạt lý luận, 1(92), tr.87-93 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển kinh tế Đà Nẵng nhìn từ góc độlãnh đạo, quản lý
Tác giả: Trương Minh Dục
Năm: 2009
15. Lê Văn Dương (2002), "Vấn đề đổi mới lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn", Triết học, (2), tr.5-9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề đổi mới lực lượng sản xuất và quan hệsản xuất trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,nông thôn
Tác giả: Lê Văn Dương
Năm: 2002
16. Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (1997), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Đảng bộ thành phố Đà Đẵng lần thứ XVII, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộthành phố Đảng bộ thành phố Đà Đẵng lần thứ XVII
Tác giả: Đảng bộ thành phố Đà Nẵng
Năm: 1997
17. Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (2001), Văn kiện Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố Đà Nẵng, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội lần thứ XVIIIĐảng bộ thành phố Đà Nẵng
Tác giả: Đảng bộ thành phố Đà Nẵng
Năm: 2001
18. Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (2006), Văn kiện Đại hội lần thứ XIX Đảng bộ thành phố Đà Nẵng, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội lần thứ XIX Đảngbộ thành phố Đà Nẵng
Tác giả: Đảng bộ thành phố Đà Nẵng
Năm: 2006
19. Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (2010), Văn kiện Đại hội lần thứ XX Đảng bộ thành phố Đà Nẵng, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội lần thứ XX Đảngbộ thành phố Đà Nẵng
Tác giả: Đảng bộ thành phố Đà Nẵng
Năm: 2010
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ VI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1987

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w