1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

vấn đề xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở đà nẵng hiện nay

167 604 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 167
Dung lượng 1,6 MB

Nội dung

HC VIN CHNH TR QUC GIA H CH MINH ON CễNG MN Vấn đề xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lợng sản xuất trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Đà Nẵng hiện nay LUN N TIN S TRIT HC H NI - 2014 HC VIN CHNH TR QUC GIA H CH MINH ON CễNG MN Vấn đề xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lợng sản xuất trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Đà Nẵng hiện nay Chuyờn ngnh : Ch ngha duy vt bin chng v Ch ngha duy vt lch s Mó s : 62 22 80 05 LUN N TIN S TRIT HC Ng i h ng d n khoa h c: 1. PGS, TS NGUYN HNG SN 2. PGS, TS V HNG SN H NI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Đoàn Công Mẫn MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chng 1: T󰗕NG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN C󰗩U LIÊN QUAN 󰖿N 󰗁 TÀI 6 1.1. Những công trình nghiên cứu về xây dựng quan hệ sản xuất ở nước ta thời kỳ đổi mới 6 1.2. Những công trình nghiên cứu xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoáở nước ta 16 1.3. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến xây dựng quan hệ sản xuất trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Đà Nẵng thời kỳ đổi mới 21 Chương 2: XÂY DỰNG QUAN HỆ SẢN XUẤT PHÙ HỢP VỚI TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHI󰗇P HÓA, HI󰗇N 󰖡I HÓA 󰗟 N󰗛C TA - M󰗙T S󰗑 VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 27 2.1. Thực chất của quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất 27 2.2. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay 36 Chương 3: XÂY DỰNG QUAN HỆ SẢN XUẤT PHÙ HỢP VỚI TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở ĐÀ NẴNG HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA 74 3.1. Vài nét về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và ảnh hưởng của chúng tới việc xây dựng quan hệ sản xuất ở Đà Nẵng hiện nay 74 3.2. Thực trạng xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Đà Nẵng hiện nay 79 3.3. Một số vấn đề đặt ra nhằm xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Đà Nẵng hiện nay 106 Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM XÂY DỰNG QUAN HỆ SẢN XUẤT PHÙ HỢP VỚI TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT TRONG QUÁ TRÌNH ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở ĐÀ NẴNG HIỆN NAY 115 4.1. Định hướng xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Đà Nẵng hiện nay 115 4.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Đà Nẵng hiện nay 121 KẾT LUẬN 151 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA H󰗍C C󰗧A TÁC GI󰖣 Ã CÔNG B󰗑 LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 153 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 154 DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNXH : Chủ nghĩa xã hội DNNN : Doanh nghiệp nhà nước FDI : Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài GDP : Tổng sản phẩm nội địa LLSX : Lực lượng sản xuất QHSX : Quan hệ sản xuất TNHH MTV : Trách nhiệm hữu hạn một thành viên XHCN : Xã hội chủ nghĩa 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác, quy luật quan hệ sản xuất (QHSX) phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất (LLSX) chiếm vị trí đặc biệt quan trọng, là cơ sở lý luận, thế giới quan và phương pháp luận khoa học trong nhận thức và cải tạo xã hội. Đối với nước ta, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH), việc xây dựng QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX là một trong những vấn đề quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Tuy nhiên, trước thời kỳ đổi mới, chúng ta đã mắc bệnh chủ quan, duy ý chí, vi phạm quy luật khách quan khi không tính đến điều kiện của một đất nước với nền kinh tế lạc hậu, kém phát triển, LLSX còn thấp, nhưng lại chủ trương xây dựng QHSX tiên tiến đi trước nhằm mở đường cho LLSX phát triển, xác lập "kiểu quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa thống trị" dựa trên chế độ công hữu là sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Chính sự nhận thức và vận dụng sai lầm đó đã được Đại hội lần thứ VI của Đảng, năm 1986 chỉ rõ: một trong những nguyên nhân cơ bản của sự khủng hoảng kinh tế - xã hội nói chung, của sự kìm hãm LLSX phát triển nói riêng trong những năm 1976 - 1980 là do trong nhận thức và hành động, "chúng ta chưa thật sự thừa nhận cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta còn tồn tại trong một thời gian tương đối dài, chưa nắm vững và vận dụng đúng quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất" [20, tr.23]. Trong quá trình đổi mới, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) đất nước, đặc biệt là qua 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010, chúng ta đã từng bước nhận thức và vận dụng quy luật này ngày càng rõ và đúng đắn hơn. Đó là chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, vì vậy, đã góp 2 phần quan trọng để "đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng…, đạt bước phát triển mới cả về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất" [31, tr.91]. Bên cạnh đạt được những thành tựu to lớn trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện phát triển kinh tế - xã hội, thì việc xây dựng QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX trong quá trình CNH, HĐH ở nước ta vẫn còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém nhất định cả về sở hữu, tổ chức quản lý và phân phối làm cản trở sự phát triển của LLSX, dẫn đến "Kinh tế phát triển chưa bền vững, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá chậm; chế độ phân phối còn nhiều bất hợp lý, phân hoá xã hội tăng lên" [31, tr.178]. Nguyên nhân của những hạn chế đó, trước hết là có nguyên nhân khách quan, do quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta vẫn còn mới mẻ, vừa làm vừa tìm tòi, rút kinh nghiệm để đổi mới và phát triển; do tác động của khủng hoảng tài chính và sự suy thoái kinh tế thế giới. Nhưng, như nhận định của Đảng ta, trực tiếp và quyết định nhất vẫn là nguyên nhân chủ quan: "Tư duy phát triển kinh tế - xã hội và phương thức lãnh đạo của Đảng chậm đổi mới, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển đất nước", "Nhận thức trên nhiều vấn đề cụ thể của công cuộc đổi mới còn hạn chế, thiếu thống nhất" [31, tr.94] và tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu. Ở Đà Nẵng, sau gần 30 năm xây dựng và phát triển, nhất là trong nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ lần thứ XIX (2005 - 2010), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố đã đoàn kết, nỗ lực phấn đấu đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế - xã hội. Kinh tế phát triển tương đối toàn diện, đạt tốc độ tăng trưởng khá; hiệu quả và sức cạnh tranh được nâng lên. Cơ cấu thành phần kinh tế chuyển biến tích cực. Công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước (DNNN) địa phương được chú trọng và đang tiếp tục phát triển. Kinh tế tập thể có bước phát triển trong lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại, vận tải. Khu vực kinh tế dân doanh và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của thành phố. 3 Nguyên nhân đạt được những thành tựu to lớn này có nhiều mặt, trong đó có nguyên nhân quan trọng là Đảng bộ và chính quyền Đà Nẵng đã quán triệt, vận dụng sáng tạo đường lối CNH, HĐH và chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của Đảng. Trong xây dựng QHSX, lãnh đạo thành phố đã có chủ trương, chính sách đổi mới quan hệ sở hữu, tổ chức quản lý sản xuất và phân phối trong các thành phần kinh tế ngày càng phù hợp hơn với trình độ phát triển của LLSX. Như Đại hội Đảng bộ lần thứ XX đã chỉ ra: Đường lối đổi mới của Đảng; sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương; sự phối hợp, hỗ trợ của các bộ, ban, ngành; cùng với nhiều chủ trương, chính sách mới ban hành đúng hướng, phù hợp với thực tiễn, có tác dụng giải phóng sức sản xuất, khai thác tiềm năng, lợi thế, thúc đẩy và tạo thuận lợi để thành phố đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội [19, tr.75]. Mặc dù đạt được kết quả to lớn trong lãnh đạo và tổ chức thực hiện phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên, đến nay quá trình thực hiện CNH, HĐH ở Đà Nẵng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu: kinh tế tăng trưởng khá, nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của thành phố, quy mô còn nhỏ, tích lũy còn hạn chế; sức cạnh tranh và hiệu quả trên một số ngành và lĩnh vực kinh tế còn thấp. Các thành phần kinh tế, nhất là khu vực kinh tế dân doanh, kinh tế tập thể vẫn chưa được quan tâm, tạo điều kiện phát triển đúng mức [19, tr.76]. Điều này chứng tỏ, những kết quả đạt được trong việc nhận thức và vận dụng quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX ở Đà Nẵng còn có hạn chế nhất định. Trong các thành phần kinh tế, việc đa dạng hoá sở hữu còn chậm, đổi mới tổ chức quản lý còn bất cập, thực hiện phân phối còn hạn chế, thiếu sót. Nhiều vấn đề mới và phức tạp trong nhận thức và vận dụng quy luật này vào thực tiễn hiện nay đang đặt ra bức thiết, như yêu cầu về tính toàn diện và đồng bộ trong xây dựng QHSX, về đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với kinh tế tri thức nhằm phát triển LLSX hiện đại, đồng thời xây dựng QHSX trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Xuất phát từ thực tế trên đây, việc phân tích, đánh giá thực trạng nhận thức và vận dụng xây dựng QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX trong quá trình CNH, HĐH ở Đà Nẵng trong thời gian qua để làm căn cứ cho 4 việc đề xuất định hướng và nêu lên một số giải pháp cơ bản vận dụng vấn đề này là có ý nghĩa quan trọng và cần thiết. Hướng đến việc đáp ứng yêu cầu đó, nghiên cứu sinh chọn: "Vấ n đề xây dự ng quan hệ sả n xuấ t phù hợ p vớ i trình độ phát triể n củ a lự c lư ợ ng sả n xuấ t trong quá trình công nghiệ p hóa, hiệ n đạ i hóa ở Đà Nẵ ng hiệ n nay" để làm đề tài luận án. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mụ c đích Trên cơ sở phân tích thực trạng nhận thức và vận dụng xây dựng QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX trong quá trình CNH, HĐH ở Đà Nẵng thời kỳ đổi mới, luận án nêu lên định hướng và đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm xây dựng QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH ở Đà Nẵng hiện nay. 2.2. Nhiệ m vụ Nêu lên thực chất nội dung của quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX. Phân tích, làm rõ những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX trong quá trình CNH, HĐH ở nước ta thời kỳ đổi mới. Phân tích, đánh giá thực trạng xây dựng QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX trong quá trình CNH, HĐH và nêu lên một số vấn đề đặt ra từ thực trạng đó ở Đà Nẵng hiện nay. Đề xuất định hướng và một số giải pháp cơ bản nhằm bảo đảm xây dựng QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH ở Đà Nẵng hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu: vấn đề xây dựng QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX trong quá trình CNH, HĐH. Phạm vi nghiên cứu: vấn đề xây dựng QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX trong quá trình CNH, HĐH ở Đà Nẵng hiện nay. 5 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luậ n Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX; tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX trong quá trình CNH, HĐH. 4.2. Phư ơ ng pháp nghiên cứ u Luận án sử dụng phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; phương pháp lịch sử và lôgic, phân tích và tổng hợp, so sánh; phương pháp hệ thống cấu trúc, trong đó chủ yếu là sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp. 5. Những đóng góp khoa học của luận án Góp phần làm rõ thêm vấn đề lý luận về đa dạng hoá quan hệ sở hữu, đa dạng hoá quan hệ tổ chức quản lý sản xuất, yêu cầu kết hợp nguyên tắc phân phối của kinh tế thị trường với nguyên tắc phân phối của CNXH. Phân tích, đánh giá thực trạng và phát hiện một số vấn đề đặt ra trong xây dựng QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX trong quá trình CNH, HĐH ở Đà Nẵng hiện nay. Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm xây dựng QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX trong quá trìnhđẩy mạnh CNH, HĐH ở Đà Nẵng hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Luận án góp phần nâng cao nhận thức lý luận về vấn đề xây dựng QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX trong quá trình CNH, HĐH. Thực hiện các định hướng và giải pháp là quá trình nhận thức trong việc vận dụng vấn đề này theo đường lối đẩy mạnh CNH, HĐH ở Đà Nẵng nhằm phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy LLSX phát triển mạnh mẽ. Luận án có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ các cơ quan lãnh đạo đảng và chính quyền ở Đà Nẵng, công tác nghiên cứu và giảng dạy triết học. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương, 10 tiết. [...]... sản Việt Nam về xây dựng QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX trong quá trình CNH, HĐH ở nước ta hiện nay (ii) Phân tích thực trạng xây dựng QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX trong quá trình CNH, HĐH ở Đà Nẵng hiện nay (iii) Nêu lên một số vấn đề đặt ra nhằm xây dựng QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX trong quá trình CNH, HĐH ở Đà Nẵng hiện nay (iv) Đề xuất định hướng... diện của quan hệ sản 19 xuất, về tính chất tiến bộ của quan hệ sản xuất XHCN và về phát triển lực lượng sản xuất hiện đại và từng bước xây dựng quan hệ sản xuất XHCN Nhằm khái quát sự nhận thức lý luận của Đảng ta về quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX trong Văn kiện Đại hội lần thứ XI, tác giả Phạm Văn Giang có bài "Xây dựng và từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp với trình. .. đảm xây dựng QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH ở Đà Nẵng hiện nay 27 Chương 2 XÂY DỰNG QUAN HỆ SẢN XUẤT TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở NƯỚC TA - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN Quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX được C.Mác nêu lên trong tác phẩm "Góp phần phê phán khoa học kinh tế - chính trị" Trong tác phẩm, C.Mác viết: Trong quá. .. QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX ở nước ta hiện nay Về mối quan hệ giữa LLSX và QHSX, còn có tác giả Đặng Quang Định với bài "Phát triển lực lượng sản xuất trong mối tương quan với quan hệ sản xuất ở Việt Nam hiện nay" [34], đã chỉ ra thực trạng của LLSX ở nước ta hiện nay: trình độ của người lao động, khoa học và công nghệ sản xuất, kết cấu hạ tầng Trên cơ sở đó, nêu lên những yêu cầu của. .. bài "Phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất trong thời kỳ quá độ ở nước ta" [41] Nội dung chủ yếu của bài viết là làm rõ những quan điểm của Đảng ta về quan hệ giữa phát triển LLSX hiện đại với xây dựng và hoàn thiện QHSX trong thời kỳ quá độ Phân tích thực trạng phát triển của trình độ LLSX ở nước ta hiện nay: về công cụ lao động, kỹ năng và kinh nghiệm của. .. Có thể hiểu, trình độ của LLSX thể hiện ở trình độ của công cụ lao động, của khoa học, kỹ thuật và công nghệ sản xuất, ở kinh nghiệm, kỹ năng, tri thức của người lao động, trình độ tổ chức quản lý sản xuất và phân công lao động, trình độ ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ trong quá trình sản xuất Để thực hiện được quá trình sản xuất vật chất, theo C.Mác, con người không chỉ quan hệ với giới tự nhiên... nông nghiệp dưới tác động của lực lượng sản xuất thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay" [38] Có thể khái quát nội dung của công trình này là làm rõ các loại hình quan hệ sở hữu, các quan hệ sở hữu trong lĩnh vực nông nghiệp 10 và những nhân tố cơ bản tác động đến sự biến đổi của quan hệ sở hữu trong nông nghiệp ở nước ta giai đoạn trước đổi mới và trong quá trình đổi mới Qua đó,... bản công nghiệp" [54, tr.187] 29 LLSX có sự kế thừa và phát triển trong quá trình sản xuất vật chất của xã hội, là kết quả hoạt động thực tiễn của quá khứ và được tích lũy từ các thế hệ sản xuất khác nhau trong lịch sử: "mọi lực lượng sản xuất đều là lực lượng được tạo ra, đều là sản phẩm của hoạt động trước đó… mỗi thế hệ sau có được những lực lượng sản xuất do thế hệ trước tạo ra, và những lực lượng. .. Vấn đề xây dựng QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX trong quá trình CNH, HĐH ở nước ta đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu Xuất phát từ mục tiêu, nhiệm vụ của luận án, tác giả đề cập đến một số công trình nghiên cứu của các tác giả sau đây: Luận án phó tiến sĩ khoa học triết học của Trương Hữu Hoàn về "Quy luật phù hợp của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất và vấn đề nhận thức,... số nội dung như: về phát triển LLSX hiện đại và xây dựng, hoàn thiện từng bước QHSX trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đặc biệt là quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX trong quá trình CNH, HĐH ở nước ta 21 Ở Đà Nẵng, qua tìm hiểu của tác giả, đã có một số công trình, bài viết khoa học có liên quan đến vấn đề này của các nhà nghiên . HỢP VỚI TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT TRONG QUÁ TRÌNH ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở ĐÀ NẴNG HIỆN NAY 115 4.1. Định hướng xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát. liên quan đến xây dựng quan hệ sản xuất trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Đà Nẵng thời kỳ đổi mới 21 Chương 2: XÂY DỰNG QUAN HỆ SẢN XUẤT PHÙ HỢP VỚI TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA LỰC LƯỢNG. xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Đà Nẵng hiện nay 79 3.3. Một số vấn đề đặt ra nhằm xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với

Ngày đăng: 06/11/2014, 00:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w