Công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay tính tất yếu, nội dung và đặc điểm

Một phần của tài liệu vấn đề xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở đà nẵng hiện nay (Trang 41)

nghĩa ở nước ta hiện nay - tính tất yếu, nội dung và đặc điểm

Công nghiệp hoá là một quá trình diễn ra rất đa dạng và phức tạp, trên nhiều bình diện khác nhau của đời sống kinh tế- xã hội. Do tính chất đặc thù của từng quốc gia, dân tộc, cùng với những tác động từ hoàn cảnh quốc tế bên ngoài

làm cho quá trình công nghiệp hoá, mặc dù tuy cùng có mục đích giống nhau, nhưng lộ trình và bước đi của từng quốc gia, dân tộc không giống nhau. Do vậy, không thể tìm thấy một con đường có tính chất khuôn mẫu chung để áp đặt cho tất cả các quốc gia, dân tộc thực hiện công nghiệp hoá. Chính vì tính chất đa dạng và phức tạp đó, tất nhiên, có nhiều quan điểm khác nhau về công nghiệp hoá. Tuy có nhiều cách quan niệm khác nhau về công nghiệp hoá, nhưng giữa chúng vẫn có những nét tương đồng trong cách hiểu khái niệm này. Theo nghĩa chung nhất, công nghiệp hoá là quá trình biến đổi một nước có nền kinh tếthấp kém, lạc hậu trởthành một nước công nghiệp hiện đại, có trìnhđộ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, tạo ra năng suất lao động cao trong tất cảcác ngành kinh tế quốc dân.

Cũng như khái niệm công nghiệp hoá, khái niệm hiện đại hoá có nhiều cách hiểu khác nhau. Theo nghĩa chung nhất, hiện đại hoá là quá trình sử dụng những thành tựu của khoa học, kỹ thuật và công nghệnhằm đổi mới các lĩnh vực của đời sống xã hội, làm cho xã hội phát triển nhanh và hiện đại, tiên tiến.

Khi đề cập đến hiện đại hoá xã hội, trước hết phải nói đến quá trình hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân. Hiện đại hoá nền kinh tế là quá trình sử dụng những thành tựu của khoa học, kỹ thuật và công nghệ hiện đại trong quá trình tổ chức quản lý sản xuất, làm cho nền kinh tế phát triển lên trình độ tiên tiến, hiện đại. Có thể khẳng định,đâychính là đòn bẩy vật chất, làm cơ sở nền tảng cho tất cả mọi quá trình biến đổi xã hội tiếp theo. Bởi lẽ, không thể có một xã hội được coi là hiện đại mà cơ sở vật chất, kỹ thuật, phương thức sản xuất lạc hậu.

Như vậy, CNH, HĐH là quá trình biến đổi xã hội một cách sâu sắc và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ kết cấu hạ tầng kinh tế, kỹ thuật đến văn hoá, xã hội. Trong đó, nội dung quan trọng nhất là tất cả các ngành kinh tế từ nông nghiệp, công nghiệp đến dịch vụ và cả cách thức tổ chức quản lý đều có sự chuyển biến mạnh mẽ do sự tác động của cách mạng khoa học, kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Quá trìnhđó sẽ tạo lập một nền kinh tế dựa trên nền tảng khoa học, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, công nghiệp hiện đại, thúc

đẩy sản xuất với năng suất, hiệu quả cao và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, nhằm đưa nền kinh tế phát triển theo hướng nhanh và bền vững.

Chủ trương công nghiệp hóa được Đại hội Đảng lần thứ III đề ra: Công nghiệp hoá XHCN là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ. Thực hiện công nghiệp hoá XHCN là nhằm xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của CNXH. Điểm mấu chốt trong công nghiệp hoá XHCN là ưu tiên phát triển công nghiệp nặng - nền tảng của kinh tế XHCN. Công nghiệp hoá XHCN gắn liền với cách mạng QHSX, cách mạng tư tưởng - văn hoá và cách mạng khoa học - kỹ thuật. Tuy nhiên, trải qua nhiều năm thực hiện, về cơ bản làchưa thành công do chúng ta áp dụng rập khuôn mô hình công nghiệp hoá của Liên Xô mà không tính đến điều kiện lịch sử - cụ thể của nước ta; mặt khác, do chúng ta thực hiện công nghiệp hóa trong điều kiệncơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung, bao cấp; nhận thức và vận dụng sai lầm quy luật QHSX phù hợp với trìnhđộphát triển của LLSX, xác lập QHSX XHCN đi trước và mở đường cho LLSX phát triển. Chính sự nhận thức và vận dụng xây dựng QHSX không phù hợp đó đã kìm hãm sự phát triển của LLSX. Nền kinh tế của nước ta vẫn là sản xuất nhỏ; công nghiệp được xây dựng nhưngchiếm tỷ trọng nhỏbétrong cơ cấu kinh tế; cơ cấu lao động bất hợp lý, trình độ kỹ thuật và công nghệ lạc hậu. DNNN giữ vị trí độc tôn trong công nghiệp và quyết định tiến trình công nghiệp hoá, nhưng hiệu quả hoạt động thấp. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thấp kém, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề nên bị xuống cấp nhanh chóng, đãđẩy nền kinh tế- xã hội rơi vào khủng hoảng.

Trong quá trình đổi mới đất nước, chúng ta đã thay đổi rất cơ bản từ nhận thức mục tiêu, nội dung đến phương thức thực hiện CNH, HĐH nền kinh tế - xã hội nước ta. Trong Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá VII, Đảng ta nêu lên quanđiểm hoàn chỉnh về CNH, HĐH:

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế- xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp

tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao [22, tr.42]. Nước ta quá độ lên lên CNXH, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa từ một nền kinh tế nông nghiệp, sản xuất nhỏ là phổ biến, kinh tế kém phát triển, cơ sở vật chất, kỹ thuật còn nghèo nàn, lạc hậu, trìnhđộ phát triển của LLSX còn thấp, đa dạng, không đồng đều, vì vậy CNH, HĐH nền kinh tếlà tất yếu khách quan. Chỉ có thực hiệnCNH, HĐH mới có thểphát triển mạnh mẽ LLSX, xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của CNXH. Đó là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH. CNH, HĐH là con đườngđưa nước ta thoát khỏi nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nước trong khu vực và thế giới, giữ vững ổn định chính trị, xã hội, bảo vệ được độc lập, chủ quyền và định hướng phát triển XHCN.

Tại Đại hội lần thứ VIII, năm 1996, trên cơ sở nhận thức đặc điểm của thời đại, về sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, từ những thành tựuđãđạt được về kinh tế- xã hội trong những năm đổi mới, cùng với sự tăng cường và mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng tađã chỉ rõ, đã đến lúc nước ta có đủ điều kiệnđể bước vào thời kỳphát triển mới - thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐHđất nước và khẳngđịnh:

Mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh[23, tr.80].

Quan điểm của Đảng ta về CNH, HĐHnền kinh tế - xã hộiở nước ta có nội dung rất rộng và toàn diện, nhưng cơ bản nhất là hai nội dung sau:

Một là, CNH, HĐH là nhằm phát triển mạnh mẽ LLSX, xây dựng nền tảng vật chất, kỹ thuật cho CNXH trên cơ sở áp dụng những thành tựu của khoa học và công nghệ hiện đại.

Trong điều kiện phát triển của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, để xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho CNXH, phải đẩy mạnh thực hiện cuộc

cách mạng khoa học và công nghệ đểtạo lập một hệ thống công nghiệp hiện đại mà trung tâm là công nghiệp nặng, công nghiệp chế tạo có tính nền tảng và các ngành công nghiệp có lợi thế nhằm trang bị kỹ thuật, công nghệ tiên tiến cho tất cả các ngành kinh tế, làm cho các ngành kinh tế từ nông nghiệp, công nghiệp đến dịch vụ đều có sự chuyển biến mạnh mẽ. Nhận thức đúng tầm quan trọng của khoa học và công nghệ, Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, Đảng ta chủ trương trong điều kiện của nước ta, "Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phải bằng và dựa vào khoa học và công nghệ" [24, tr.59].

Cách mạng khoa học và công nghệ tác động sâu sắc, mạnh mẽ đối với mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt nó đóng vai trò then chốt, quyết định sự phát triển của LLSX hiện đại. Do đó, CNH, HĐH ở nước ta gắn liền một cách tất yếu với cách mạng khoa học và công nghệ là nhằm chuyển từ lao động thủ công sang lao động sử dụng máy móc, kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Đây chính là điều kiện quyết định để phát triển LLSX đạt đến trìnhđộ công nghệ cao, nhằm tăng năng suất lao động, hiệu quả kinh tế- xã hội, đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.

Hai là, CNH, HĐH là quá trình hình thành và chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế quốc dân theo hướng hợp lý, hiện đại, có hiệu quả và bền vững.

Do sự phát triển của trìnhđộ LLSX là nhân tố tác động trực tiếp đến sự hình thành cơ cấu kinh tế, vì vậy xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại, có hiệu quả và bền vững là yêu cầu khách quan của nước ta trong quá trình thực hiệnCNH, HĐH. Sự phát triển của cơ sở vật chất, kỹ thuật trong tiến trình CNH, HĐH gắn liền một cách hữu cơ với quá trình phát triển phân công lao động xã hội, với quá trình hình thành và phát triển của các ngành kinh tế trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Các ngành, các vùng và các thành phần kinh tế vận động và phát triển trong tổng thể nền kinh tế. Chúng có mối quan hệ tất yếu khách quan dưới những hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, hình thành nên cơ cấu của toàn bộ nền kinh tế quốc dân thống nhất. Mặc dù cơ cấu kinh tế mang tính chất khách quan, tuy nhiên, tính chất đó của cơ cấu kinh tế lại chịu sự tác động, chi

phối, định hướng của Nhà nước. Chính vì vậy, Nhà nước phải có cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế, các ngành, lĩnh vực sản xuất và vùng kinh tế phát triển đồng bộ, cân đối, hình thành cơ cấu kinh tế có khả năng tái sản xuất mở rộng và bảo đảm nền kinh tế tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững.

Quá trình hình thành và hoàn thiện cơ cấu kinh tế phải gắn với các giai đoạn của CNH, HĐH, phản ánh đúng các quy luật của kinh tế và xu hướng vận động, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ở nước ta, cơ cấu kinh tế hợp lý khi nó đáp ứng được các yêu cầu: nông nghiệp phải giảm dần tỷ trọng; công nghiệp và dịch vụ tăng dần tỷ trọng. Hiện nay, Đảng ta xác định cần tập trung xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại, mà bộ xương của nó là "cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp - dịch vụ" gắn với phân công lao động và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế. Cơ cấu kinh tế đó sẽ cho phép chúng ta khai thácđược mọi tiềm năng của đất nước, của các địa phương và của các thành phần kinh tế.

Theo quan điểm của Đảng,CNH, HĐHở nước ta có những đặc điểm: Công nghiệp hoá gắn liền với hiện đại hoá nhằm phát triển mạnh mẽ LLSX:Đại hội lần thứVIII của Đảng đã chủ trương sự nghiệp công nghiệp hoá được tiến hành cùng một lúc và gắn liền với hiện đại hoá nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Công nghiệp hoá là quá trình thay đổi căn bản và toàn diện cách thức tổ chức, hoạt động quản lý nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới và áp dụng công nghệ nhằm tạo nền tảng cho sự tăng trưởng nhanh và hiệu quả cao của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Mặt khác, do khoa học và công nghệ trở thành LLSX trực tiếp, vì vậy, công nghiệp hoá phải gắn liền và bao hàm hiện đại hóa - cái đích của quá trình công nghiệp hóa để phát triển LLSX. Hiện đại hóa làđưa nền kinh tế của nước ta vận hành theo trình độ của khoa học và công nghệ hiện đại nhằm đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH gắn liền với đổi mới và phát triển mạnh mẽ các ngành, lĩnh vực sản xuất có hàm lượng khoa học và công nghệ cao. Khoa học, kỹ thuật và công nghệ tham gia vào tất cả các ngành, lĩnh vực sản xuất; vào quá trình tổ chức quản lý sản xuất và phân

phối sản phẩm. Quá trình này có vai trò quyết định đến sự phát triển mạnh mẽ LLSX, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội theo hướng nhanh và bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và hội nhập kinh tếquốc tế.

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn liền với đẩy mạnh mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế trên cơ sở giữ vững độc lập tự chủ, kết hợp phát triển kinh tế với giữ vững quốc phòng - an ninh: Trong quá trìnhCNH, HĐH, chúng ta phải dựa vào nguồn lực trong nước là chính đi đôi với tranh thủ, phát huy tối đa các nguồn lực từ bên ngoài nhằm phát triển mạnh mẽ LLSX. Chủ trương củaĐảng ta làtrên cơ sở xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu bằng sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả, tranh thủcác nguồn vốn, khoa học và công nghệ, kinh nghiệm tổ chức quản lý, thị trường quốc tế… để tiến hành CNH, HĐH. Tuy nhiên, việc mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh và cạnh tranh lẫn nhau, vừa có nhiều cơ hội vừa nảy sinh những thách thức khó lường, vì vậy, trong quá trìnhđó, phải gắn liền với bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của quốc gia dân tộc. Với yêu cầu đó, Đại hội lần thứ IX của Đảngta đã khẳng định rõ: "Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường" [25, tr.120].

Công nghiệp hoá, hiệnđại hoá là sự nghiệp của toàn dân, của tất cả các thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo: Đây là đặc điểm bao trùm và có tính quyết định của CNH, HĐH theođịnh hướng XHCN. Đảng và Nhà nước cần có chủ trương, chính sách đúng và phù hợp với thực tiễn nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên trong và bên ngoài, phát huy cao độ sức mạnh toàn dân tộc, của mọi thành phần kinh tế về sức lao động, vốn, khoa học và công nghệ, trí tuệ, kinh nghiệm… đểthực hiện CNH, HĐH. Tuy nhiên, muốn thực hiện CNH, HĐH tiến nhanh, phát triển đúng định hướng XHCN, phải tăng cường sức mạnh của kinh tế nhà nước, làm

cho thành phần kinh tế này giữ vai trò chủ đạo. Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà

Một phần của tài liệu vấn đề xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở đà nẵng hiện nay (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)