Không ngừng đổi mới và hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong quá trình đẩy

Một phần của tài liệu vấn đề xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở đà nẵng hiện nay (Trang 122)

Y M NH CÔNG NGHI P HOÁ, HINI HOÁ ÀN NGH IN NA

4.1.2.Không ngừng đổi mới và hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong quá trình đẩy

hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoáở Đà Nẵng hiện nay

Đại hội lần thứ XI của Đảng nhấn mạnh mục tiêu, nhiệm vụ tới năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Vì

vậy, đẩy mạnh CNH, HĐHlà nhiệm vụ trung tâm và có tính quyết định trong giai đoạn mới. Tuy nhiên, Đảng ta cũng nhận thức rõ tầm quan trọng của việc xây dựng QHSX thông qua phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Một trong năm quan điểm mà Đảng ta nêu lên trong Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2011 - 2020 là "Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất với trình độ khoa học, công nghệ ngày càng cao; đồng thời hoàn thiện quan hệ sản xuất trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa"[31, tr.30-31].

Phát triển mạnh mẽ LLSX hiện nay cốt lõi là phát triển khoa học, kỹ thuật và công nghệ hiện đại, đổi mới công cụ lao động, mở rộng đối tượng lao động, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua đẩy mạnh CNH, HĐH. Tuy nhiên, để phát triển kinh tế, không chỉ phát triển mạnh mẽ LLSX mà còn phải không ngừngđổi mới và hoàn thiện từng bước QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX đó nhằm phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế. Nói cách khác,đẩy mạnh CNH, HĐH gắn liền với phát triển kinh tế tri thức.

Thực hiện nhiệm vụ đẩy mạnh CNH, HĐH nhằm phát triển LLSX; đồng thời xây dựng và hoàn thiện QHSX trên địa bàn Đà Nẵng hiện nay có những lợi thế, nhưng cũng nổi lên một số vấn đề cần phải tiếp tục giải quyết:

Đà Nẵng là địa bàn có lợi thế về điều kiện tự nhiên, là thành phố trực thuộc Trung ương, có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế - xã hội và an ninh - quốc phòng, nằm ở vùng kinh tế trọng điểm của khu vực miền Trung, có vai trò động lực đối với sự phát triển khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Thành phố là đầu mối giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không của cả nước và quốc tế, là nơi tập trung kết cấu hạ tầng kinh tế, kỹ thuật, xã hội khá phát triển, có lợi thế để phát triển các ngành công nghiệp, kinh tế biển và thương mại, dịch vụ, du lịch. Sân bay quốc tế, cụm cảng biển tổng hợp, các khu công nghiệp, các khu công nghệ cao, cùng với hệ thống thông tin và hệ thống giáo dục - đào tạo… tương đối hoàn chỉnh. Cùng với lợi thế này, thì nhân tố chủ quan, mà trước hết là Đảng bộ và chính quyền thành phố đã có nhiều cố gắng trong nhận thức và vận dụng

quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX vào địa phương, đã quán triệt đường lối CNH, HĐH, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của Đảng và Nhà nước, ban hành nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách, giải pháp đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn và tổ chức thực hiện có hiệu quả. Đây là những điều kiện vô cùng quan trọng và thuận lợi đểthành phốtiếp tục thực hiện nhiệm vụ đẩy mạnh CNH, HĐH.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn nổi lên một số mâu thuẫn bao trùm là: trình độ phát triển của LLSX vẫn còn thấp, đa dạng và không đều trong các thành phần kinh tế, giữa các thành phần kinh tế và trong các ngành kinh tế với yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH, vì vậy chưa tạo ra bước nhảy về năng suất lao động xã hội. Kinh tế tăng trưởng khá, nhưng quy mô còn nhỏ, tích luỹ còn hạn chế; sức cạnh tranh và hiệu quả trên một số lĩnh vực còn thấp. Chất lượng tăng trưởng chưa cao, một số ngành, lĩnh vực phát triển chưa thật bền vững. Kinh tế nhà nước chưa thật sự nắm giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tập thể phát triển chưa mạnh, khu vực kinh tế dân doanh phát triển chưa vững chắc. Ngành du lịch chưa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, ngành công nghiệp vẫn chưa trở thành ngành kinh tế chủ lực, kinh tế biển chưa được đầu tư, khai thác hợp lý, chưa trở thành ngành kinh tế động lực. Khoa học và công nghệ chưa thật sự gắn chặt với sản xuất; tỷ lệ đổi mới, ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất trong các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế còn thấp. Kết cấu hạ tầng vẫn còn có mặt chưa hoàn thiện, nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu trong các thành phần kinh tế và thực hiện đẩy mạnh CNH, HĐH. Việc nhận thức và vận dụng quy luật QHSX phù hợp với trìnhđộ phát triển của LLSX trong các thành phần kinh tế vẫn còn hạn chế cả về sở hữu, tổ chức quản lý và phân phối. Chất lượng xây dựng và quản lý thực hiện quy hoach, kế hoạch phát triển trong một số ngành, lĩnh vực kinh tế còn yếu.

Tất cả những thuận lợi và hạn chế trên đây phải được nhận thức đầy đủ, sâu sắc trong quá trình vận dụng xây dựng QHSX. Yêu cầu và mục tiêu của việc đẩy mạnh CNH, HĐH là để phát triển LLSX hiện đại; đồng thời

hoàn thiện từng bước QHSX trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Đà Nẵng. Để đẩy mạnh CNH, HĐH, phải phát huy được những thế mạnh các điều kiện vật chất, nhất là trình độ phát triển LLSX và khắc phục những hạn chế trên đây nhằm tạo nên trình độ của LLSX hiện đại, đồng thời trong quá trình đó, phải không ngừng đổi mới và hoàn thiện QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX nhằm thúc đẩy LLSX phát triển mạnh mẽ.

Như vậy, đẩy mạnh CNH, HĐH ở Đà Nẵng được xác định là nhiệm vụ trung tâm xuyên suốt nhằm tạo nên LLSX hiện đại. Theo quy luật, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của trìnhđộ LLSX, các QHSX tiếp tục được củng cố và phát triển lên. Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, các loại hình QHSX sẽ mở rộng, chuyển hoá từ thấp đến cao trong quá trình xã hội hoá sản xuất kinh doanh, làm cho CNH, HĐH phát triển nhanh, mạnh, tạo nên LLSX hiện đại và chính LLSX này là điều kiện vật chất cho QHSX ngày càng xã hội hoá, phát triển cao hơn, theo đúng quy luật khách quan.

Trong quá trình đổi mới QHSX, phạm vi và quy mô của từng loại hình QHSX, từng hình thức sở hữu không "nhất thành bất biến" mà luôn luôn vận động, biến đổi và chuyển hoá theo hướng có thể thu hẹp lại, có thể tăng lên hoặc có thể chuyển hoá lẫn nhau. Nếu sự biến đổi và chuyển hoá đó diễn ra đúng quy luật, đối tượng sở hữu được các chủ thể sử dụng một cách có hiệu quả, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, thì phải khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi về kinh tế, pháp luật, cơ chế, chính sách để phát triển. Ngược lại, nếu sự biến đổi và chuyển hoá đó là không minh bạch, vi phạm quy luật khách quan, không phù hợp với trình độ phát triển của LLSX, thì phải kịp thời phát hiện, ngăn cản và xử lý các chủ thể sở hữu đó theo đúng pháp luật. Chính vì vậy, yêu cầu trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển, đòi hỏi phải không ngừng nhận thức, phát hiện và tiếp tục đổi mới, hoàn thiện các mặt của QHSX về các hình thức sở hữu, các hình thức tổ chức quản lý sản xuất và các hình thức phân phối cho phù hợp với sự phát triển của trình độ LLSX nhằm tạo nên sự

chuyển hoá QHSX từ thấp đến cao, với những hình thức và quy mô mới thích hợp để thúc đẩy LLSX phát triển, thực hiện đẩy mạnh CNH, HĐH. Đồng thời, cần phải nhận thức rõ rằng, để nền kinh tế phát triển bảo đảm định hướng XHCN, trong quá trình xây dựng QHSX, phải làm cho kinh tế nhà nước thực sự giữ vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc trong nền kinh tế của thành phố.

4.2. M T S GI I PHÁP C B N NH M XÂY D NG QUAN H S NXU T PHÙ H P V I TRÌNH PHÁT TRI N C A L C L NG S N XU T

Một phần của tài liệu vấn đề xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở đà nẵng hiện nay (Trang 122)