3.2.2.1. Nhữ ng kế t quả đạ t đư ợ c
Cũng như cả nước, trước đổi mới, kinh tế tập thể ở Đà Nẵng được coi là loại hình sản xuất mang tính chất XHCN, được xây dựng trên cơ sở nắm giữ tất cả tư liệu sản xuất, quản lý bằng kế hoạch, tổ chức sản xuất tiến hànhtheo hướng tập trung, thực hiện phân phối theo ngày công lao động, cách thức phân phối bằng hiện vật. Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định: đến cuối năm 1979
đã tiến hành hợp tác hoá 96,8%, đến năm 1985 đã có 538 hợp tác xã và tổ hợp tác, với19.878 lao động và cải thiện một bước đời sống cho xã viên và người lao động [10, tr.25]. Tuy nhiên, việc xây dựng QHSX trong kinh tế tập thể thời kỳ này còn nhiều hạn chế và bất cập. Phong trào hợp tác xã tiến hành àoạt, gò ép, mệnh lệnh, không bảo đảm ba nguyên tắc: tự nguyện, cùng có lợi và dân chủ, dẫn đến hoạt động kém hiệu quả, phần lớn các hợp tác xã hoạt động bấp bênh hoặc tan rã, đời sống của xã viên và người lao động còn gặp nhiều khó khăn.
Trong quá trình đổi mới, phát triển nền kinh tế nhiều hình thức sở hữu, hình thức tổ chức quản lý và hình thức phân phối, Đảng bộ Đà Nẵng đã quán triệt quan điểm của Đảng là xác định kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.
Việc đổi mới sở hữu tập thể đối với kinh tế tập thể ở Đà Nẵng chủ yếu diễn ra mạnh mẽ khi có Luật Hợp tác xã năm 1996. Trên cơ sở Luật Hợp tác xã, Đại hội Đảng bộ lần thứ XVII, năm 1997, chủ trương: "Củng cố và phát triển kinh tế hợp tác đa dạng trong các ngành và lĩnh vực kinh tế theo tinh thần của Chỉ thị 68/CT-TW, Luật Hợp tác xã và các nghị định đã được ban hành. Tiếp tục chuyển đổi mô hình hợp tác xã nông nghiệp" [16, tr.58-59].
Sau khi có Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX về "Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể" và Luật Hợp tác xã kiểu mới năm 2003 ra đời (sửa đổi, bổ sung Luật Hợp tác xã năm 1996) nhằm hoàn thiện hơn các điều kiện và môi trường kinh doanh cho hợp tác xã, đã tác động mạnh mẽ đến việc đổi mới kinh tế tập thể ở Đà Nẵng. Theo đó, Đảng bộ thành phố chủ trương tiếp tục đa dạng hoá quan hệ sở hữu, củng cố và nâng cao hiệu quả của kinh tế hợp tác. Đặc biệt, năm 2003, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành và triển khai thực hiện "Đề án phát triển kinh tế tập thể" và "Đề án hiện đại hóa, công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn" đã tạo điều kiện thuận lợi hơncho kinh tế tập thể ở Đà Nẵng tiếp tục phát triển.
Trong quá trình thực hiện chuyển đổi các hợp tác xã kiểu cũ theo quy định của Luật Hợp tác xã kiểu mới, chính quyền đã hướng dẫn các hợp tác xã
xác định lại tài sản, vốn quỹ của mình, giúp triển khai chuyển đổi, đăng ký lại hợp tác xã, xử lý dứt điểm các hợp tác xã không còn khả năng chuyển đổi mô hình hoạt động, không còn tồn tại trên danh nghĩa, thành lập thêm nhiều hợp tác xã mới cho phù hợp với các ngành nghề, lĩnh vực để tiếp tục phát triển.
Các hợp tác xã đã có sự liên kết, hợp tác với kinh tế cá thể, tiểu chủ trong các ngành nghề nhằm huy động thêm các nguồn vốn cổ phần và các nguồn lực khácđể phát triển sản xuất. Biện pháp này không chỉgóp phần làm tăng quy mô và phạm vi sở hữu cho các hợp tác xã, mà còn phát huy nguyên tắc tự nguyện, dân chủ trong hoạt động của hợp tác xã. Các chủ thể tham gia sở hữu có quyền làm chủ trong tổ chức quản lý sản xuất và phân chia lợi ích.
Các cấp chính quyền cơ sở và Liên minh Hợp tác xã thành phố đã thực hiện một số chính sách hỗ trợ, như chính sách đào đạo, bồi dưỡng, tập huấn nguồn nhân lực, chính sách hỗ trợ khoa học và công nghệ, trợ giúp các nguồn lực về vốn, đất đai, mặt bằng sản xuất, thị trường tiêu thụ, miễn giảm thuế, cho vay với lãi suất thấp, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ ở nông thôn,đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn…
Việc thực hiện các chính sách và biện pháp trên góp phần quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tập thể tháo gỡ khó khăn, mở rộng và làm cho quy mô sở hữu lớn lên, khai thác được nhiều yếu tố LLSX để hợp tác xã và tổ hợp tác có thêm các nguồn lực nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất.
Kinh tế tập thể ở Đà Nẵng được đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động với hình thức phổ biến là: hợp tác xã nông nghiệp, hợp tác xã công nghiệp - xây dựng, hợp tác xã thương mại - dịch vụ và các tổ hợp tác. Hình thức và quy mô của các hợp tác xã, tổ hợp tác chủ yếu dựa trên sự liên kết nguồn vốn cổ phần và các phương tiện lao động của cá nhân xã viên, tập thể xã viên và những người lao động theo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, bình đẳng và cùng có lợi. Đến nay đã có 100 hợp tác xã, trong đó có 34 hợp tác xã nông nghiệp, 34 hợp tác xã công nghiệp - xây dựng và 32 hợp tác xã thương mại - dịch vụ; so với năm 2001, số hợp tác xã giảm 9 đơn vị (thành lập mới
43 hợp tác xã, giải thể 52 hợp tác xã), số xã viên giảm 9.345 người (23,2%), số lao động giảm 5.636 người (12,76%). Vốn điều lệ của hợp tác xã năm 2012 là 93,21 tỷ đồng, tăng 116,6% so với năm 1997; vốn kinh doanh là 251,2 tỷ đồng (do các hợp tác xã góp vốn đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc, thiết bị sản xuất), tăng 4 lần so với năm 1997. Ngoài ra đã có 157 tổ hợp tác với 1.150 thành viên; trong đó, có 5 tổ sản xuất tiểu thủ công nghiệp, 59 tổ sản xuất nông nghiệp và 93 tổ khai thác hải sản trên biển [104, tr.3].
Các hợp tác xã nông nghiệp đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm; tổ chức cungứng nhiều khâu dịch vụ có chấtlượng, giá cả phù hợp cho sản xuất nông nghiệp của hộ xã viên; chú trọng khâu dịch vụ về vốn, kỹ thuật, lao động, tiêu thụ sản phẩm… cho kinh tế hộ. Nhiều hợp tác xã như Hợp tác xã Hoà Cường, Hoà Liên, Hòa Châu… đã phát triển nhiều ngành nghề mới như gia công đan lưới nuôi ngọc trai, đan mây tre, giết mổ gia súc, cơ khí, trồng hoa, rau, nấm, cây cảnh, quản lý kinh doanh chợ… để khai thác các yếu tố LLSX mới trong nông nghiệp. Kết quả là, đến năm 2011, tổng doanh thu của hợp tác xãđạt 20,1 tỷ đồng, tăng 94,8% so với năm 2001[104, tr.3].
Các hợp tác xã công nghiệp - xây dựng đã mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới một số thiết bị công nghệ để nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, tìm thêm thị trường tiêu thụ để duy trì sản xuất, thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách, nổi bật là các hợp tác xã: Chế biến kinh doanh hàng xuất khẩu Bảo Trung, Mây tre An Khê, Vật liệu xây dựng Thanh Châu, Giấy Đồng Tâm, Nhựa Vũ Bình Minh, Cán sắt số 1, Sửa chữa tàu thuyền Cựu chiến binh Thọ Quang, Sản xuất nước đá Sơn Trà… Năm 2011, tổng doanh thu của các hợp tác xã đạt 184 tỷ đồng, tăng 30%; nộp ngân sách 6,52 tỷ đồng, tăng 47,4%; lãi 2,23 tỷ đồng, tăng 20,4% so với năm 2001 [104, tr.4].
Các hợp tác xã thương mại - dịch vụ đã bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ và đội ngũ nhân viên bán hàng, cải tiến phương thức phục vụ, tham gia bán các sản phẩm bình ổn giá. Một số hợp tác xãđã đầu tư
xây dựng các mô hình kinh doanh mới như: Hợp tác xã Thương mại - dịch vụ An Hải Đông mở cửa hàng tự chọn với trên 1000 mặt hàng phục vụ dân cư trên địa bàn, Hợp tác xã Dịch vụ kinh doanh tổng hợp Hòa Cường đầu tư và đưa chợ Hòa Cường Bắc vào hoạt động với gần 200 hộ kinh doanh. Đây là các hợp tác xã hoạt động có hiệu quả, thu hút sự quan tâm của các ngành, các cấp trong tiến trình xã hội hóa quản lý, kinh doanh. Năm 2011, tổng doanh thu của các hợp tác xã đạt 180,4 tỷ đồng, tăng 35,7%; lãi 4,4 tỷ đồng, tăng 9 lần; nộp ngân sách 7,2 tỷ đồng, tăng 68% so với năm 2001 [104, tr.5].
Các tổ hợp tác ra đời trên cơ sở tự nguyện, mặc dù quy mô còn nhỏ bé nhưng đã có sự giúp đỡ nhau sản xuất. Các tổ hợp tác nông nghiệp tổ chức trồng hoa, rau, nấm, cây cảnh, trồng rừng; nhờ linh hoạt theo mùa vụ nên sản xuất khá hiệu quả. Các tổ hợp tác khai thác hải sản được hỗ trợ về phương tiện thông tin liên lạc, bảo hiểm tai nạn cho các tàu đánh cá, đã có sự phối hợp nhau trong việc đánh bắt, nhờ đó đã duy trì thời gian bám biển, ngư dân đã an tâm đi biển, đây chính là nhân tố dự nguồn để hình thành các hợp tác xã.
Do kinh tế tập thể được đổi mới theo hướng đa dạng hoá sở hữu và tổ chức quản lý sản xuất, vì vậy, trong quan hệ phân phối đã có sự đổi mới phù hợp hơn. Việc thực hiện quan hệ phân phối diễn ra dưới nhiều hình thức, mà chủ yếu là phân phối theo lao động, vốn cổ phần, theo tài sản đóng góp. Vấn đề củng cố và phát triển kinh tế hợp tác xãđã góp phần giải quyết một lượng lớn lao động, cải thiện thu nhập cho các xã viên và người lao động, xóa đói, giảm nghèo, nhất là đối với những ngành, nghề, lĩnh vực sản xuất như nông nghiệp, thuỷ, hải sản, tín dụng nhỏ, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ; thực hiện dân chủ hóa, góp phầnổn định chính trị- xã hội ở cơ sở.
3.2.2.2. Nhữ ng hạ n chế
Như Báo cáo Tổng kết Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, thì cơ chế, chính sách đối với kinh tế tập thể vẫn còn thiếu sót, bất cập,chưa tạo mọi điều kiện thuận lợi để các hợp tác xã và các tổ hợp tác phát triển mạnh mẽ. Mặc dù chính quyền đã có nhiều cố
gắng trong việc thực hiện chính sách khuyến khích hỗ trợ, ưu đãi để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các hợp tác xã và tổ hợp tác có điều kiện để phát triển, tuy nhiên, do việc triển khai thực hiện còn chậm, chưa đáp ứng đầy đủ và kịp thời của các cơ quan chức năng ở cơ sở. Đặc biệt là chính sách ưu đãi, hỗ trợ về vốn, khoa học và công nghệ, giao đất sản xuất cho các hợp tác xã trong diện di dời, giải toả thiếu sự phối hợp từ các cơ quan có trách nhiệm.
Mặt khác, việc tiếp cận các nguồn vốn vay của ngân hàng còn khó khăn, do lãi suất vay cao, các hợp tác xã không đủ năng lực đáp ứng các yêu cầu vay vốn, như bảo đảm tài sản thế chấp, xây dựng dự án vay vốn. Trong khi đó, khả năng tự tích luỹ vốn để tăng nguồn vốn sở hữu, phát triển sản xuất của các hợp tác xã còn hạn chế, do doanh thu của các hợp tác xã thấp, hoạt động dịch vụ chủ yếu phục vụxã viên và hộ kinh tế cá thể, nên mức lãi thu thấp.
Năng lực, trình độ cán bộ quản lý hợp tác xã còn nhiều hạn chế, dẫn tới nhiều hợp tác xã lúng túng trong việc xác định mô hình tổ chức quản lý kinh doanh, hoạt động vi phạm các nguyên tắc của Luật Hợp tác xã kiểu mới. Đáng chú ý là việc thực hiện đa dạng hoá quan hệ sở hữu, liên kết, hợp tác trong trong kinh tế tập thể còn yếu do chưa tuân thủ triệt để các nguyên tắc hợp tác - liên kết và thiếu các hình thức tổ chức liên kết - hợp tác đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của các chủ thể kinh tế. Trong các hợp tác xã và tổ hợp tác, quan hệ liên kết, hợp tác giữa xã viên và người lao động chưa thật sự chặt chẽ. Một bộ phận lớn các hợp tác xã mới chủ yếu liên kết với các chủ thể sở hữu tư nhân nhỏ thuộc kinh tế cá thể, tiểu chủ, chưa mở rộng quan hệ với các thành phần kinh tế phát triển hơnđể mở rộng quy mô sản xuất.
Cơ sở vật chất của các hợp tác xã còn nghèo nàn. Công cụ lao động, máy móc và trình độ công nghệ lạc hậu, tay nghề của xã viên và người lao động còn yếu. Nhà kho, nhà làm việc và nhiều công trình khác có giá trị ít.
Chính những hạn chế này đã chưa tạo động lực to lớn để kinh tế tập thể phát triển mạnh mẽ. Hiện nay, quy mô sở hữu của các hợp tác xã còn hạn
hẹp, nhỏ bé; thiếu các nguồn lực sản xuất, làm cho năng lực sản xuất và hiệu quả kinh tế thấp,chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất trong điều kiện CNH, HĐH.
Trong thực hiện quan hệ phân phối, do trình độ phát triển của LLSX còn thấp kém, cách thức tổ chức quản lý còn hạn chế, hiệu quả kinh doanh chưa cao, vì vậy, thu nhập của người lao động vẫn còn thấp, đời sống của xã viên và người lao động còn gặp nhiều khó khăn. Theo khảo sát của Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng cho thấy: năm 2005thu nhập bình quânđạt 675 nghìn đồng/tháng, đến năm 2012 chỉ tăng lên 2.221.000 đồng/tháng. Nếu so với thu nhập ở các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, thì thu nhập của xã viên và người lao động trong các hợp tác xã là thấp nhất.