Y M NH CÔNG NGHI P HOÁ, HINI HOÁ ÀN NGH IN NA
4.2.1. Đa dạng hoá các loại hình quan hệ sản xuất nhằm tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển trong quá trình đẩy mạnh công
kiện cho lực lượng sản xuất phát triển trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hi n i hoáở Đà Nẵng hiện nay
Mục đích của việc đẩy mạnh đa dạng hoá các loại hình QHSX là nhằm tạo nên sự phù hợp với trình độ phát triển của LLSX để thúc đẩy LLSX phát triển. Muốnđẩy mạnh đa dạng hoá các loại hình QHSX, phải xác định rõ trình độ phát triển của LLSX trong các thành phần kinh tế ở Đà Nẵng hiện nay để làm cơ sở cho việc xây dựng các loại hình QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX trong quá trìnhđẩy mạnh sự nghiệpCNH, HĐH ở Đà Nẵng.
Đối với kinh tế nhà nước, trong cácDNNN trung ương, do nắm giữ các ngành then chốt, có ưu thế và khả năng phát triển lâu dài, nên đã có sự đầu tư, đổi mới công cụ lao động, các thiết bị máy móc khá hiện đại phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, trong các DNNNđịa phương, máy móc, trang thiết bị sản xuất phần lớn là cũ và lạc hậu, chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất theo hướng hiện đại hoá.
Trong kinh tế tập thể, một số hợp tác xã đã cơ giới hoá được công cụ lao động, áp dụng được công nghệ sản xuất và chủ yếu tập trung ở một số ngành công nghiệp chế biến và sơ chế sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản. Tuy nhiên, phần lớn các hợp tác xã và tổ hợp tác hoạt động sản xuất trong ngành dịch vụ vận tải, du lịch, nông nghiệp với cơ sở vật chất, tư liệu sản xuất về công cụ lao động, nhà kho, nhà làm việc và các công trình khác cũ kỹ, thô sơ.
Trong khu vực kinh tế tư nhân, các doanh nghiệp tư nhân do phần lớn các cơ sở sản xuất là vừa và nhỏ, lượng vốn ít, vì vậy, khả năng đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị hiện đại còn hạn chế, chủ yếu là tân trang, làm mới các trang thiết bị để phục vụ sản xuất là chủ yếu. Đặc biệt, kinh tế cá thể, tiểu chủ, mặc dù chiếm một bộ phận lớn, nhưng công cụ sản xuất còn rất lạc hậu.
Trong ngành công nghiệp, nhìn chung các doanh nghiệp ở Đà Nẵng vẫn còn sử dụng các máy móc, thiết bị có hàm lượng công nghệ phục vụ sản xuất tụt hậu so với mức trung bình của thế giới từ 2 đến 3 thế hệ, chỉ có 10% thiết bị, máy móc hiện đại, 38% là trung bình, 52% là lạc hậu và rất lạc hậu [61, tr.15]. Trong các khu công nghiệp có đến 55,6% doanh nghiệp trang bị máy móc, thiết bị cũ kỹ, lạc hậu, thậm chí có 1,8% doanh nghiệp trong tổng số 50 doanh nghiệp đã khảo sát không sử dụng máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất [98, tr.8]. Trong ngành nông nghiệp, bên cạnh ruộng đất bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng, thì đây là khu vực sản xuất với công cụ lao động còn thô sơ, chủ yếu vẫn là công cụ lao động thủ công, cơ bắp; trìnhđộ cơ giới hoá nông nghiệp còn thấp, các trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ sản xuất lạc hậu.
Cơ cấu đội ngũ lao động còn mất cân đối: lao động trong kinh tế nhà nước và một bộ phận trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được đào tạo và có trình độ chiếm tỷ lệ cao nhất, tập trung chủ yếu trong các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ, giáo dục - đào tạo, sản xuất và phân phối điện, ngân hàng, tài chính, tín dụng, bưu chính - viễn thông, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp công nghệ thông tin… Trong khi đó, một bộ phận lớn các chủ doanh nghiệptư nhân và ban quản lý hợp tác xã chưa được đào tạo bài bản về kiến thức và kỹ năng quản trị kinh doanh, vì vậy, chủ yếu tổ chức quản lý sản xuất dựa vào kinh nghiệm. Đa số người lao động chưa qua đào tạo, kỷ luật lao động và tác phong công nghiệp còn hạn chế, thiếu tinh thần hợp tác, kinh nghiệm và trìnhđộ lao động theo hướng CNH, HĐH hạn chế.
Khoa học, kỹ thuật và công nghệ sản xuất rất đa dạng, chủ yếu là thấp, chậm phát triển, nhưng cũng có những yếu tố hiện đại, đi trước, đón đầu. Số
doanh nghiệp sử dụng công nghệ hiện đại còn ít, chủ yếuở ngành xi măng, sắt thép, cao su, lắp ráp điện tử, điện lực, viễn thông, ngân hàng… và tập trung chủ yếuở DNNN trung ương và doanh nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, phần lớn các cơ sở sản xuất trong các thành phần kinh tế đang sử dụng công nghệ sản xuất ở mức trung bình. Nhiều cơ sở đang sử dụng đan xen cả công nghệ lạc hậu, trung bình và hiện đại, tốc độ đổi mới công nghệ chậm. Theo đánh giá của Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng, giá trị hàm lượng công nghệ trong máy móc, thiết bị sản xuất chỉ còn 30% so với giá trị ban đầu, có đến 35% phải đầu tư nâng cấp, 30 - 40 % cần phải thay thế. Đáng chú ý là trong các doanh nghiệp thuộc kinh tế tư nhân, chỉ có khoảng 20% có trìnhđộ công nghệ khá, cònđa số là sử dụng công nghệ lạc hậu và trung bình.
Kết cấu hạ tầng kinh tế, kỹ thuật sản xuất mặc dù đã có bước phát triển, nhưng nhìn chung vẫn có mặt chưa đồng bộ và chưa hiện đại hoá một cách toàn diện, chưa đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và cho việc khai thác, phát triển các tiềm năng kinh tế- xã hội của thành phố để phát triển LLSX [19, tr.162].
Như vậy, nhìn chung trìnhđộ của LLSX trong các thành phần kinh tế ở Đà Nẵng là khá đa dạng, không đồng đều, biến đổi còn chậm, theo tuần tự các bước của CNH, HĐH là chủ yếu; yếu tố đi tắt, đón đầuchưa phổ biếnở một số ngành và lĩnh vực cần thiết nhưchủ trương củaĐảng bộ thành phố đề ra.
Để đẩy mạnh CNH, HĐH, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và nâng cao lợi thế cạnh tranh, bảo đảm phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững và tạo tiền đề xây dựng, hoàn thiện QHSX trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, phải tiếp tục xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, kỹ thuật, xã hộiđồng bộ và hiện đại; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trên cơ sở nâng cao trình độ học vấn, trình độ khoa học, kỹ thuật, trìnhđộ hiểu biết về kinh tế - xã hội, văn hoá, pháp luật… cho các chủ doanh nghiệp, cán bộ quản lý và người lao động nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất của các thành phần kinh tế. Đồng thời, phát triển khoa học và công nghệ làm động lực đẩy nhanh quá trìnhCNH, HĐHvà kinh tế tri thức. Phát triển nguồn lực khoa học và công
nghệ đảm bảo khả năng tiếp thu, ứng dụng, làm chủ và phát triển công nghệ hiện đại. Thúc đẩy lộ trình đổi mới công nghệ theo hướng đi thẳng vào công nghệ hiện đại, tiên tiến; chuyển giao, làm chủ những công nghệ mới, tạo đột phá trên một số lĩnh vực, nhất là các lĩnh vực như công nghệ sinh học, công nghệ thực phẩm, chế biến, công nghệ vật liệu mới và công nghệ môi trường.
Gắn liền với việc phát triển LLSX theo hướng hiện đại, trong xây dựng QHSX, tiếp tục đẩy mạnh đa dạng hoá các loại hình QHSX phù hợp với trình độphát triển của LLSX.Đại hội lần thứ XX củaĐảng bộ Đà Nẵng chủ trương:
Phát triển đa dạng các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp phù hợp với quy định của pháp luật. Nâng cao hiệu quả kinh tế nhà nước; chăm lo phát triển kinh tế tập thể với nhiều hình thức đa dạng, đồng thời nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của kinh tế dân doanh, tạo điều kiện để kinh tế tư nhân phát triển mạnh, trở thành một động lực phát triển kinh tế của thành phố. Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các trang trại, hộ sản xuất kinh doanh, nhất là trong nông nghiệp và nông thôn [19, tr.101].
Trong việc đẩy mạnh đa dạng hoá các loại hình QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX, phải chú ý tính đồng bộ của QHSX trên cả ba mặt là sở hữu, tổ chức quản lý và phân phối. Sở hữu là vấn đề cốt lõi, nhưng nếu tổ chức quản lý không phù hợp thì tư liệu sản xuất và sức lao động vẫn không kết hợp, triển khai có hiệu quả, không phát huy được sức sản xuất. Việc thực hiện quan hệ phân phối cũng có vai trò quan trọng đối với quan hệ sở hữu và tổ chức quản lý sản xuất. Thực tế chỉ ra là, khi lợi ích của người lao động, lợi ích tập thể và lợi ích của xã hội được quan tâm giải quyết tốt thì sẽ là động lực to lớn góp phần củng cố quan hệ sở hữu, thúc đẩy sức sản xuất phát triển.
Như vậy, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Đà Nẵng hiện nay gắn liền với việc phát triển mạnh các loại hình QHSX, trong đó các hình thức sở hữu, các hình thức tổ chức quản lý sản xuất và các hình thức phân phối tồn tại đan xen nhau, hỗn hợp tác động qua lại lẫn nhau hình thành
kết cấu vừa thống nhất vừa mâu thuẫn nhau.Đây là mâu thuẫn biện chứng tạo nên động lực của sự phát triển, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội của thành phố. Mỗi một loại hình QHSX có vị trí, vai trò khác nhau, nhưng hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau cùng tồn tại, phát triển lâu dài trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH. Chúng ta không thể dùng ý chí chủ quan, mệnh lệnh hành chính để cải tạo, xoá bỏ hay chuyển đổi một loại hình QHSX nào, đặc biệt là các loại hình QHSX trong khu vực kinh tế tư nhân.
Đẩy mạnh đa dạng hoá các loại hình QHSX trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐHhiện nay phải gắn liền với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Để đẩy mạnh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại: "dịch vụ- công nghiệp - nông nghiệp", phải khuyến khích và tạo mọi điều kiện cho các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp phát triển và hiện đại hoá các ngành dịch vụ: du lịch, thương mại, tài chính, ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, và các dịch vụ có giá trị gia tăng cao như: viễn thông, vận tải, cảng biển, y tế, giáo dục, khoa học, công nghệ…, trong đó phát triển mạnh ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp công nghệ thông tin trở thành ngành kinh tế chủ lực, ngành kinh tế biển trở thành ngành kinh tế động lực. Đồng thời phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn toàn diện theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, hiện đại, bền vững, giá trị gia tăng lớn, đạt yêu cầu về hiệu quả - chất lượng - sạch, phục vụ đô thị, du lịch, khu công nghiệp và xuất khẩu.
Phương hướng chủ đạo của chuyển dịch cơ cấu kinh tế là giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất, động viên tối đa mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện đẩy mạnh CNH, HĐH nền kinh tế của Đà Nẵng. Theo đó,quá trình đẩy mạnh đa dạng hoá các loại hình QHSX phải trên cơ sở phù hợp với trìnhđộ phát triển của LLSX trong từng ngành nghề, lĩnh vực kinh tế nhằm làm cho tư liệu sản xuất và người lao động được sử dụng, kết hợp tốt hơn,bảo đảm cho LLSX phát triển mạnh, thúcđẩy kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững.
Cần khẳng định, trong điều kiện trình độ của LLSX phát triển không đều giữa các thành phần kinh tế, giữa các ngành, lĩnh vực, thậm chí ngay trong từng thành phần kinh tế, thì tất yếu phải đẩy mạnh đa dạng hoá sở hữu,đa dạng hoá các loại hình tổ chức kinh doanh và các hình thức phân phối. Cần chú ý là: trong cơ cấu QHSX đa dạng đó, sở hữu nhà nước giữ vai trò chủ đạo, sở hữu nhà nước cùng với sở hữu tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế thành phố, nhưng không nên coi những hình thức sở hữu này mới có tính chất định hướng XHCN, còn các hình thức sở hữu khác là phi XHCN. Bởi vì, tính chất định hướng XHCN đối với các loại hình QHSX không chỉ được xác định bởi nhân tố công hữu, mà còn được tạo nên bởi sở hữu tư nhân và sự kết hợp có hiệu quả giữa các loại hình QHSX của nền kinh tế. Vì vậy, Đảng bộ và chính quyền thành phố cần có chủ trương, chính sách và các giải pháp phát triển phù hợp với từng loại hình QHSX, hình thức tổ chức kinh doanh nhằm thúc đẩy LLSX phát triển, thực hiện đẩy mạnh CNH, HĐH nền kinh tế. Đại hội Đảng bộ lần thứ XX đã chủ trương: "Thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư và chương trình hỗ trợ doanh nghiệp phải đảm bảo tính hiệu quả, minh bạch và bình đẳng để các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động, phát triển theo cơ chế thị trường" [19, tr.100].
4.2.2. i m i và phát tri n thành ph n kinh t nhà n c vàkinh t t p th trong quá trình y m nh công nghi p hóa, hi n i