Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 59 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
59
Dung lượng
627,11 KB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC LÊ THỊ DUNG THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƢỜI TÂY BẮC TRONG TÁC PHẨM NHỮNG NGỌN GIÓ HUA TÁT CỦA NGUYỄN HUY THIỆP KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Sơn La, năm 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC LÊ THỊ DUNG THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƢỜI TÂY BẮC TRONG TÁC PHẨM NHỮNG NGỌN GIÓ HUA TÁT CỦA NGUYỄN HUY THIỆP Chuyên ngành: Lý luận Văn học KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Phạm Thị Phƣơng Huyền Sơn La, năm 2014 LỜI CẢM ƠN Khoá luận này đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của cô giáo, ThS. PHẠM THỊ PHƢƠNG HUYỀN. Nhân dịp khoá luận đƣợc hoàn thành em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới cô, ngƣời đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt thời gian qua. Em xin gửi lời cảm ơn tới tổ Lí luận - Văn học Nƣớc ngoài, tập thể các thầy cô giáo khoa Ngữ Văn, phòng Nghiên cứu khoa học, thƣ viện và phòng Đào tạo trƣờng Đại học Tây Bắc, cùng cô giáo chủ nhiệm và tập thể lớp K51 ĐHSP VĂN - GDCD đã tạo điều kiện giúp em hoàn thiện khoá luận này. Khoá luận này còn nhiều hạn chế do khả năng của ngƣời thực hiện, cũng nhƣ điều kiện tài liệu nghiên cứu còn thiếu thốn. Rất mong đƣợc sự góp ý chân thành từ phía thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn! Sơn La, tháng 5 năm 2014 Ngƣời thực hiện Lê Thị Dung MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu 5 3.1. Đối tượng nghiên cứu 5 3.2. Phạm vi nghiên cứu 5 3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu 5 4. Phương pháp nghiên cứu 5 5. Đóng góp của khoá luận 6 6. Cấu trúc của khoá luận 6 NỘI DUNG 7 CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 7 1.1. Khát quát về tác phẩm văn học 7 1.1.1. Khái niệm tác phẩm văn học 7 1.1.2. Những phương diện nội dung cơ bản của tác phẩm văn học 8 1.1.2.1. Đề tài 8 1.1.2.2. Chủ đề 9 1.1.2.3. Tư tưởng 9 1.1.3. Những phương diện hình thức của tác phẩm văn học 10 1.1.3.1. Nhân vật văn học 10 1.1.3.2. Kết cấu 11 1.1.3.3. Lời văn 12 1.1.4. Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức tác phẩm văn học 12 1.2. Nguyễn Huy Thiệp và tác phẩm Những ngọn gió Hua Tát 13 1.2.1. Nguyễn Huy Thiệp – Nguồn riêng giữa dòng chung 13 1.2.1.1. Tiểu sử, cuộc đời 13 1.2.1.2. Sự nghiệp sáng tác 14 1.2.2. Tác phẩm Những ngọn gió Hua Tát 17 Tiểu kết 19 CHƢƠNG 2. THIÊN NHIÊN TÂY BẮC TRONG TÁC PHẨM NHỮNG NGỌN GIÓ HUA TÁT CỦA NGUYỄN HUY THIỆP 21 2.1. Đặc điểm của thiên nhiên 21 2.1.1. Thiên nhiên dữ dằn, khắc nghiệt 21 2.1.2. Thiên nhiên mang vẻ đẹp trữ tình 23 2.1.3. Thiên nhiên gắn liền với đời sống sinh hoạt của con người 24 2.2. Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên 27 2.2.1. Miêu tả thiên nhiên qua hệ thống chi tiết phong phú: màu sắc, hình ảnh, âm thanh 27 2.2.2. Miêu tả thiên nhiên qua tâm trạng nhân vật 29 Tiểu kết 31 CHƢƠNG 3. CON NGƢỜI TÂY BẮC TRONG TÁC PHẨM NHỮNG NGỌN GIÓ HUA TÁT CỦA NGUYỄN HUY THIỆP 33 3.1. Đặc điểm của con người Tây Bắc 33 3.1.1. Con người Tây Bắc đẹp về hình dáng, diện mạo 33 3.1.2. Con người Tây Bắc đẹp về tâm hồn, tính cách 34 3.2. Nghệ thuật miêu tả nhân vật 37 3.2.1. Miêu tả nhân vật bằng hệ thống chi tiết phong phú 38 3.2.1.1. Miêu tả ngoại hình nhân vật 38 3.2.1.2. Miêu tả nhân vật qua hành động, việc làm 40 3.2.2. Miêu tả nhân vật qua những mâu thuẫn, xung đột 43 3.2.2.1. Mâu thuẫn giữa con người với thiên nhiên 43 3.2.2.2. Mâu thuẫn giữa khát vọng của con người với hoàn cảnh sống 46 Tiểu kết 48 KẾT LUẬN 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO 53 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Thiên nhiên và con người Tây Bắc là cảm hứng sáng tác trong văn chương Việt Nam từ cổ tới kim. Nhớ tới Tây Bắc, người ta thường nhớ tới những hình ảnh quen thuộc như dòng sông Đà hung bạo và trữ tình, những dãy núi hói, núi trọc, núi đá vôi, không chỉ vậy nhắc tới Tây Bắc là người ta hay nhắc tới xứ sở của hoa Ban trắng thơ mộng và trữ tình đã đi vào thơ văn từ bao đời nay. Con người Tây Bắc hiện lên với nét thân thiện, mộc mạc bình dị, những con người hiền hậu gắn bó với thiên nhiên núi đồi giữa cuộc đời. Hình ảnh những cô gái Thái trong tà áo cóm duyên dáng làm say đắm biết bao chàng trai cũng là những hình ảnh quen thuộc đi vào thơ văn. 1.2. Nguyễn Huy Thiệp là một trong những gương mặt tiêu biểu của thể loại truyện ngắn Việt Nam hiện đại. Tuy xuất hiện muộn trên văn đàn nhưng Nguyễn Huy Thiệp đã gây được sự chú ý của bao bạn đọc bởi lối viết “tinh” và “lạ”, với đủ các thể loại truyện: thế sự, giả cổ tích, có kết, không kết Các tác phẩm nổi tiếng của ông đã xuất bản: Những ngọn gió Hua Tát (1989 ); Tƣớng về hƣu (1989 ); Nhƣ những ngọn gió (1995); Tuyển tập Nguyễn Huy Thiệp (1996 ). Nguyễn Huy Thiệp viết nhiều: “mỗi tác phẩm là một sự kiện và giới văn học, cả giới công chúng đọc không ít lời bàn luận, bàn tán. Khen chê ầm ĩ mạnh mẽ và quyết liệt” [12, 6]. Khi nền văn học chúng ta như đang ngủ yên, thì Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện, ông “là ngƣời đầu tiên trong văn học Việt Nam lập kỉ lục có nhiều bài viết nhất về sáng tác của mình, chỉ trong thời gian ngắn, và không có độ lùi thời gian. Phê bình tức thời theo sáng tác, liên tục, lâu dài. Không chỉ trong nƣớc, cả ngoài nƣớc, không chỉ ngƣời Việt, cả ngƣời ngoại quốc” [12, 7]. Trong đó có tác phẩm Những ngọn gió Hua Tát đã góp phần tạo lên bức tranh sinh động về thiên nhiên và con người Tây Bắc. Đây cũng là tác phẩm đặt nền móng cho thể loại truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. Vốn có thời gian gắn bó với mảnh đất này, Nguyễn Huy Thiệp từng sống và công tác nơi đây khoảng mười năm là điều kiện thuận lợi cho ông am hiểu về văn hoá nơi đây cũng như thiên nhiên và con người Tây Bắc. Vì vậy, những trang viết 2 của ông luôn gắn bó với vùng đất một thời để thương, để nhớ. Qua truyện ngắn, Những ngọn gió Hua Tát giúp chúng ta hiểu thêm về thiên nhiên và con người Tây Bắc để từ đó thêm yêu quê hương đất nước mình hơn. 1.3. Là một người học văn và yêu văn, lại yêu thiên nhiên và con người Tây Bắc nơi tôi gắn bó trong khoảng thời gian không phải dài cũng không ngắn, bốn năm tôi đã có niềm say mê về truyền thống văn hoá Tây Bắc. Tôi đã tìm đến những truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, mong rằng những trang viết đó giúp tôi phần nào cảm nhận được truyền thống văn hoá - lịch sử của mảnh đất này. Đó cũng chính là lý do tôi chọn để nghiên cứu trong khóa luận của mình. Khóa luận sẽ đi sâu tìm hiểu: “Thiên nhiên và con ngƣời Tây Bắc trong tác phẩm những ngọn gió Hua Tát của Nguyễn Huy Thiệp”. Tôi hi vọng rằng khoá luận của tôi sẽ giúp ích cho những ai quan tâm tới văn chương, đặc biệt nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. 2. Lịch sử vấn đề Đề tài thiên nhiên và con người Tây Bắc là nguồn cảm hứng sáng tạo bất tận trong kho tàng văn học Việt Nam. Đã có rất nhiều nhà văn gặt hái được thành công từ mảnh đất này như: Tô Hoài, Nguyễn Tuân… Tây Bắc đối với các nhà văn như quê hương thứ hai gắn bó máu thịt. Nguyễn Huy Thiệp cũng vậy, ông đã từng gắn bó và sinh sống ở đây khoảng mười năm (1970 – 1980). Tây Bắc đã trở thành kỉ niệm sâu sắc khó phai trong tâm tưởng ông. Đánh giá về truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, dù khen hay chê, tất thảy đều mạnh mẽ, quyết liệt và thậm trí trái ngược nhau như nước với lửa. Thời gian trôi qua, những dòng cảm xúc nóng bỏng về những gì ông viết ở người đọc chuyển dần sang sự nghiên cứu kĩ lưỡng. Nhiều người bắt đầu đi sâu tìm hiểu, phân tích, đánh giá tài năng văn chương của ông một cách khách quan hơn qua những trang viết thận trọng. Nguyễn Huy Thiệp là một tài năng độc đáo. Nói như nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn trong bài “Tượng tưởng về Nguyễn Huy Thiệp” (Văn nghệ số 35- 36 ra ngày 20/8/1988): “Nếu có một thứ “quả bóng vàng” hay “cây bút vàng” dành tặng cho cây bút xuất sắc hàng năm, thì trong năm vừa qua và cả đầu năm nay nữa - Ngƣời xứng đáng đƣợc giải trong văn xuôi nƣớc ta, có lẽ là Nguyễn Huy Thiệp‟‟ [10, 405]. 3 Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp ngay từ khi mới xuất hiện đã hấp dẫn công chúng và giới nghiên cứu phê bình. Năm 2001 trong lời tựa cuốn “Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp” (cuốn sách tập hợp khá nhiều bài viết về Nguyễn Huy Thiệp) Phạm Xuân Nguyên trong lời giới thiệu đã khẳng định:“Thật hiếm có trong văn chƣơng Việt Nam xƣa nay, tôi dám chắc chƣa có, một nhà văn nào vừa xuất hiện đã gây đƣợc dƣ luận càng mạnh, truyện chƣa ra thì ngƣời đã kháo nhau, truyện đăng rồi thì nhiều ngƣời tìm đọc, đọc rồi thì nhiều ngƣời bình phẩm, bàn tán, chốn phòng văn, cũng nhƣ chốn vỉa hè đâu đâu cũng kháo chuyện… văn đàn đồng thời đổi mới đã đổi sắc, bỗng khởi sắc hẳn, đã náo động, càng thêm náo động, bởi những cuộc tranh luận, cả tranh cãi, quanh sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp” [ 14, 5-6]. Nhà báo Mai Ngữ trong “Cái tâm và cái tài của ngƣời viết” (Báo Quân đội Nhân dân, số 9791 ngày 27/8/1988) cũng đã phát hiện tương tự: “Ngòi bút của anh Thiệp đƣa con ngƣời về điểm xuất phát của nó, con ngƣời hạ đẳng, con ngƣời nguyên thuỷ cùng với tiềm thức và bản ngã vốn có do trời sinh ra, những con ngƣời trần trụi, loã thể trong tƣ duy cũng nhƣ trong hình thái”. Trên đây là một số ý kiến xoay quanh sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp. Mặc dầu các bài viết có những phát hiện và lí giải riêng nhưng tựu trung lại, các ý kiến đó đều gặp nhau ở chỗ thừa nhận: Nguyễn Huy Thiệp là một tài năng văn chương lớn, đáng để chúng ta quan tâm. Tất cả những ý kiến trên có tính chất định hướng gợi mở, giúp chúng tôi có điều kiện để hiểu hơn về văn chương cũng như con người Nguyễn Huy Thiệp. Truyện ngắn Những ngọn gió Hua Tát cũng có một số bài nghiên cứu: Nhà nghiên cứu văn học Nga T.N.Philimonova trong bài Những ngọn gió Hua Tát nhƣ hình mẫu văn của Nguyễn Huy Thiệp học cho rằng: “Có thể những truyện cổ ấy nói nhiều đau khổ của con ngƣời, nhƣng hiểu rõ những đau khổ ấy con ngƣời trong ta nảy nở sự sáng suốt trong đạo đức, lòng cao thƣợng và tình ngƣời” [14, 62]. Vẻ đẹp con người hiện lên với vẻ đẹp giản dị cùng thiên nhiên nơi núi rừng. Nhưng bên cạnh cũng xuất hiện những mâu thuẫn xung đột giữa con người và thiên nhiên. 4 Hay trong Kỉ yếu hội thảo khoa học quốc gia “Ngôn ngữ và văn học vùng Tây Bắc” tác giả Phạm Thị Phương Huyền bàn đến Quan niệm nhân sinh trong tác phẩm Những ngọn gió Hua Tát của Nguyễn Huy Thiệp. Bài viết đưa ra hai quan niệm nhân sinh tiêu biểu là “Ở hiền gặp lành, Ác giả ác báo”. Tác giả đề cập đến vấn đề nhân vật, con người trong từng hoàn sống và sống ra sao thì sẽ nhận lại cuộc sống như vậy đó cũng chính là những quy luật trong cuộc sống. Cũng trong Hội thảo khoa học đó, bài viết của tác giả Vũ Minh Đức “Những ngọn gió Hua Tát của Nguyễn Huy Thiệp nhìn từ lí thuyết phê bình sinh thái” đã đề cập đến mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, vai trò của thiên nhiên đối với môi trường sống của con người. Trong rất nhiều mối quan hệ với thế giới, con người không thể nào tách ra khỏi thế giới tự nhiên. Thiên nhiên và con người có xung đột, hay mâu thuẫn thế nào thì con người và thiên nhiên sẽ giải quyết mâu thuẫn đó. Và rồi thiên nhiên lại là nền tảng cho con người phát triển. Trong hội thảo khoa học ấy, bài viết của tác giả Ngô Thị Phượng “Vẻ đẹp Tây Bắc trong văn chƣơng Nguyễn Huy Thiệp” cũng nói tới vấn đề thiên nhiên và con người. Tác giả đánh giá: “Văn Nguyễn Huy Thiệp có nhiều chi tiết đặc tả vẻ đẹp của thiên nhiên lãng mạn Tây Bắc… sƣơng mù đang còn dày đặc, ngƣời đi chợ nhƣ đi mơ, cách một sải tay chẳng nhìn thấy gì…” [4, 398]. Con người Tây Bắc đơn giản hoà mình vào thiên nhiên vô tận được Nguyễn Huy Thiệp chụp từ nhiều phương diện: văn hoá, ngoại hình, đời sống nội tâm,… Các công trình nghiên cứu khoa hoc này bước đầu lí giải khá sâu sắc về một số phương diện cụ thể trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp. Tuy nhiên, để hiểu đầy đủ về Nguyễn Huy Thiệp nhằm xác định được những đóng góp của ông cho nền văn học Việt Nam hiện đại, chúng ta cần có cách nhìn toàn diện, đa chiều hơn. Đây cũng là cơ sở khách quan chính xác, cần đi tìm hiểu một tác phẩm cụ thể, phần nào đó có thể hiểu thêm về nhà văn hiện đại này. Những bài nghiên cứu khoa học trên cũng là những gợi ý quý báu để giúp chúng tôi đi sâu tìm hiểu “Thiên nhiên và con ngƣời Tây Bắc trong tác phẩm những ngọn gió Hua Tát của Nguyễn Huy Thiệp”. 5 3. Đối tƣợng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Thiên nhiên và con người Tây Bắc trong tác phẩm Những ngọn gió Hua Tát của Nguyễn Huy Thiệp. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu những đặc điểm của thiên nhiên và con người trong tác phẩm. - Nghiên cứu nghệ thuật miêu tả thiên nhiên và con người. - Nghiên cứu một số vấn đề lí luận có liên quan. - Văn bản chọn để nghiên cứu là truyện ngắn Những ngọn gió Hua Tát ủa tác giả Nguyễn Huy Thiệp được giới thiệu trong Tuyển tập Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, NXB Văn học. Hà Nội.( 2005) 3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu lí thuyết về tác phẩm văn học và đề tài thiên nhiên, con người Tây Bắc trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp. - Nghiên cứu về thiên nhiên và con người Tây Bắc trong tác phẩm Những ngọn gió Hua Tát. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong khi thực hiện khoá luận, chúng tôi sử dụng những phương pháp sau: - Phương pháp phân tích: Đây là phương pháp cơ bản được sử dụng chủ yếu và thường xuyên trong quá trình nghiên cứu nhằm phân tích tác phẩm để làm nổi bật được thiên nhiên và con người Tây Bắc qua tác phẩm. - Phương pháp khảo sát văn bản: Chúng tôi dựa vào việc khảo sát, thống kê, phân loại những chi tiết, cụ thể để phân tích, chứng minh cho những nhận định, đánh giá trong khoá luận. Thống kê, phân loại những chi tiết để làm sáng tỏ những đặc trưng về thiên nhiên và con người Tây Bắc và những nghệ thuật miêu tả hai hình tượng đó. - Phương pháp so sánh: So sánh với thiên nhiên và con người Tây Bắc trong sáng tác của Tô Hoài, Nguyễn Tuân để từ đó nổi bật được thiên nhiên và con người Tây Bắc trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp. [...]... 2: Thiên nhiên Tây Bắc trong tác phẩm Những ngọn gió Hua Tát của Nguyễn Huy Thiệp Chương 3: Con người Tây Bắc trong tác phẩm Những ngọn gió Hua Tát của Nguyễn Huy Thiệp 6 NỘI DUNG CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 Khát quát về tác phẩm văn học 1.1.1 Khái niệm tác phẩm văn học Tác phẩm văn học là công trình nghệ thuật bằng ngôn từ là kết quả tiến trình lao động nghệ thuật của cá nhân mỗi nhà văn Tác phẩm. .. tác phẩm viết về đề tài Tây Bắc của Nguyễn Huy Thiệp đã tạo được tiếng vang lớn trên văn đàn, được độc giả, giới lí luận, phê bình quan tâm đánh giá nhiều chiều Những ngọn gió Hua Tát là một trong những truyện ngắn tiêu biểu và xuất sắc của Nguyễn Huy Thiệp viết về Tây Bắc 20 CHƢƠNG 2 THIÊN NHIÊN TÂY BẮC TRONG TÁC PHẨM NHỮNG NGỌN GIÓ HUA TÁT CỦA NGUYỄN HUY THIỆP 2.1 Đặc điểm của thiên nhiên 2.1.1 Thiên. .. Sự độc đáo của thiên nhiên Tây Bắc dưới ngòi bút của ông là một thiên nhiên gắn liền với đời sống sinh hoạt của người dân và những phong tục, tập quán của người dân Hua Tát Thiên nhiên gắn với con người không nằm ở sự quyết định của nhà văn, mà nó thuộc về văn hóa, thuộc về bản chất của tồn tại, con người không thể tách mình ra khỏi thiên nhiên Mối quan hệ giữa thiên nhiên với đời sống con người được... được những vụ mùa bội thu từ mảnh đất này, Nguyễn Huy Thiệp là người đến sau nhưng ông đã nhanh chóng khẳng định được tên tuổi của mình với mảng đề tài này Đề tài về thiên nhiên và con người Tây Bắc trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp hiện lên như một lẽ tự nhiên bởi ông “có duyên nợ” với mảnh đất này Phải chăng những sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp về Tây Bắc như là những món quà ông dành tặng cho con người. .. sẽ là của ông và con Muôn đấy ” [18, 299] Chúng ta thấy rằng, dù trong cuộc sống đời thường hay sinh hoạt văn hoá thậm chí cả trong tình yêu và hôn nhân người dân Hua Tát cũng dựa vào thiên nhiên Thiên nhiên và con người như hai người bạn gắn bó máu thịt, không tách rời nhau cùng nhau tồn tại và phát triển Một bức tranh thiên nhiên đậm đà màu sắc giữa sự hoà quyện độc đáo giữa thiên nhiên và con người. .. 1980) 1.2.2 Tác phẩm Những ngọn gió Hua Tát Những ngọn gió Hua Tát là truyện ngắn có kết cấu đặc biệt, ra mắt bạn đọc lần đầu tiên trên báo Văn nghệ năm 1989 Tác phẩm gồm mười truyện nhỏ, phản ánh cuộc sống của người dân bản Hua Tát một bản nhỏ người Thái đen nằm cách 17 chân đèo Chiềng Đông chừng dặm đường Nguyễn Huy Thiệp đã dành cho Hua Tát những dòng miêu tả đầy sức gợi: “Thung lũng Hua Tát ít nắng... được nhìn nhận trong cảm xúc, tâm trạng của con người Trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, tác giả thường lấy thiên nhiên làm nền cảnh để thể hiện tâm trạng của nhân vật Trong tác phẩm Trái tim hổ, tác giả miêu tả thiên nhiên mùa xuân của đất trời trong sự đối chiếu với mùa xuân của đời người: “Tuổi mƣời sáu là tuổi của mùa xuân, tuổi của tình yêu Tình yêu thì có 29 nhiều nhƣng mùa xuân của thiếu nữ... lên với những màu sắc đa dạng mang đầy sắc thái của vùng Tây Bắc Màu sắc dưới ngòi bút của Nguyễn Huy Thiệp được miêu tả với những gam màu bình dị như chính cuộc đời của người dân Hua Tát Màu của thiên nhiên núi rừng hoà quyện cùng cuộc sống lao động sinh hoạt của người dân nơi đây Thiên nhiên núi rừng hiện nên với những gam màu sắc của những đoá hoa rừng trong ánh rực rỡ của màu hoa cúc nở vàng xung... thiên nhiên sâu sắc với Tây Bắc thì con người mới có những cảm nhận tinh tế, sâu sắc đến vậy 2.1.2 Thiên nhiên mang vẻ đẹp trữ tình Bên cạnh vẻ dữ dằn khắc nghiệt, sự hoang sơ bí ẩn thì thiên nhiên Hua Tát còn mang vẻ đẹp đầy trữ tình thơ mộng Đó mới là bức tranh hoàn chỉnh và toàn diện về thiên nhiên Tây Bắc Những sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp về Tây Bắc gợi ra trong lòng người đọc một cảm giác ám... sống và gắn bó với nơi đây khoảng mươi năm và có thể coi đây là quê hương thứ hai của mình Ông để người đọc nhận thấy một thiên nhiên Tây Bắc hoang sơ với sự bí ẩn của bóng tối của những sườn đá sương mù, của những đám mây kì dị, của những cơn mưa rừng dữ dội, những con thú dữ hay mùa đông khủng khiếp hoặc những nạn dịch đến với người dân nơi đây Thiên nhiên bao trùm lên cả mười câu chuyện nhỏ trong Những . sáng tác 14 1.2.2. Tác phẩm Những ngọn gió Hua Tát 17 Tiểu kết 19 CHƢƠNG 2. THIÊN NHIÊN TÂY BẮC TRONG TÁC PHẨM NHỮNG NGỌN GIÓ HUA TÁT CỦA NGUYỄN HUY THIỆP 21 2.1. Đặc điểm của thiên nhiên. ngƣời Tây Bắc trong tác phẩm những ngọn gió Hua Tát của Nguyễn Huy Thiệp”. 5 3. Đối tƣợng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Thiên nhiên và con người Tây Bắc trong tác. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC LÊ THỊ DUNG THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƢỜI TÂY BẮC TRONG TÁC PHẨM NHỮNG NGỌN GIÓ HUA TÁT CỦA NGUYỄN HUY THIỆP Chuyên ngành: Lý