6. Cấu trúc của khoá luận
2.2.1. Miêu tả thiên nhiên qua hệ thống chi tiết phong phú: màu sắc, hình ảnh,
ảnh, âm thanh
Mỗi tác phẩm văn học luôn chứa đựng trong nó những hình tượng văn học. Nói cách khác, nhà văn thể hiện những suy nghĩ, tình cảm, cách nhìn đời nhìn người thông qua hình tượng văn học, bằng hình tượng văn học. Mà hình tượng văn học lại “được dệt nên” bằng những chi tiết nghệ thuật lớn nhỏ. “… chi tiết chính là điểm nhìn thể hiện quan niệm nghệ thuật về đối tƣợng, thể hiện tâm hồn
tác giả cảm nhận về đối tƣợng ấy” [16, 83].
Dưới con mắt quan sát tinh tế của Nguyễn Huy Thiệp thì thiên nhiên Tây Bắc hiện lên với những màu sắc đa dạng mang đầy sắc thái của vùng Tây Bắc. Màu sắc dưới ngòi bút của Nguyễn Huy Thiệp được miêu tả với những gam màu bình dị như chính cuộc đời của người dân Hua Tát.
Màu của thiên nhiên núi rừng hoà quyện cùng cuộc sống lao động sinh hoạt của người dân nơi đây. Thiên nhiên núi rừng hiện nên với những gam màu sắc của những đoá hoa rừng trong ánh rực rỡ của màu hoa cúc nở vàng xung quanh mặt hồ bản Hua Tát. Bên cạnh màu vàng đó chính là gợi ra một cuộc sống sung túc đầy đủ của người dân bản Hua Tát như gia đình mẹ con chị Bua, một cuộc sống đầm ấm bình dị đang diễn ra thì mẹ con nàng đào được hũ vàng và trở lên giàu có nhất bản nhất mường. Dường như dưới ngòi bút của Nguyễn Huy Thiệp việc miêu tả màu sắc vào trong văn cảnh nào đó thì cũng là dụng ý nghệ thuật của nhà văn, miêu tả điều nhà văn muốn thể hiện.
Đặc trưng cả của vùng núi là những lớp sương mù: “Ở đây quanh năm cứ lung bung một thứ sƣơng mù bàng bạc nên nhìn ngƣời và vật thì chỉ nhìn thấy những nét
nhoà nhoà đại thể mà thôi” [18, 274-275]. Màu sương là những màu đặc trưng của núi rừng, dưới ngòi bút của Nguyễn Huy Thiệp màu sương còn mang một sắc thái ảm đạm như dự báo về cuộc đời và số phận của người dân nơi đây. Như số phận của của chàng Khó hay Pùa một cuộc sống buồn tẻ cứ âm thẩm trôi đi theo tháng năm và số phận những nhân vật khi sinh ra đã vậy lúc ra đi cũng vậy sự cuộc sống cứ nặng lẽ trôi mà thôi.
Màu sắc của những đồ vật hay đồ dùng hàng ngày của con người cũng nhẹ nhàng như chính cuộc đời họ: “Bua và lũ con đào đƣợc hũ sành sứt mẻ, nƣớc da
lƣơn đã sỉn vì năm tháng”. Chi tiết màu sắc trong tác phẩm không nhiều nhưng lại
xuyên suốt từ đầu truyện đến cuối truyện bao trùm lên nội dung cũng như tư tưởng chủ đạo của truyện. Từ việc miêu tả màu sắc như vậy đêù gợi ra những màu sắc của cuộc sống nơi đây một cuộc sống không ồn ào xô bồ mà cứ thế nhẹ nhàng trôi đi. Nhưng bên cạnh đó còn mà của “ máu” màu của những đau thương mất mát, sự ra đi lối tiếp của cả một thế hệ như gia đình ông Nhân trong Sói trả thù đó là sự ra đi của cậu bé San cậu bé “đẹp nhƣ tiên đồng” đã bị chính con Sói nuôi trong nhà
“cào, cắn, nhay, nhá” rút từng sợi gân từ người cậu bé ra. Sự xuất hiện những gam
màu sắc đều gắn với những hoàn cảnh và con người cụ thể những số phận người dân vẫn trôi đi và đọng lại chỉ là cuộc sống buồn tẻ mà thôi.
Không gian núi rừng Tây Bắc được biểu hiện qua một hệ thống hình ảnh phong phú: những con đường nhỏ, bản nhỏ, những ngôi nhà, hay những con suối, và những cánh rừng bạt ngàn, đồi núi trập trùng… Những hình ảnh đó luôn gần gũi, gắn bó trong cuộc sống hằng ngày cũng như cuộc sống lao động sản xuất của ngươi dân Hua Tát: “Ở Tây Bắc có một bản nhỏ ngƣời Thái đen nằm cách chân đèo Chiềng Đông chừng dặm đƣờng. Bản tên là Hua Tát. Bản Hua Tát ở thung lũng hẹp và dài ba bề bốn bề là núi cao bao bọc, cuối thung lũng là hồ nƣớc nhỏ,
nƣớc gần nhƣ không bao giờ cạn. Xung quanh hồ,khi thu đến, hoa cúc dại nở vàng
đến nhức mắt...” [18, 274]. Từ những hình ảnh cụ thể phong phú đó còn hệ thống
những hình ảnh mang tính khát quát nội dung tác phẩm như: Trái tim hổ, Nàng
Bua, Tiệc xoè vui nhất, Sói trả thù, Đất quên, Chiếc tù và bị bỏ quên, Sạ, Nạn dịch,
rồi, những tên tác phẩm đều hiện lên những hình ảnh bình dị gần gũi như chính những người dân Hua Tát. Hiện lên qua mỗi trang viết là hình ảnh con người cụ thể hay những sự vật cụ thể đều hiện lên rất đỗi tự nhiên và âm thầm như chính cuộc sống diễn ra nơi đây. Rồi đến những hình ảnh thể hiện những nét văn hoá đặc trưng của Tây Bắc trong nhưng điệu “xoè” hay trong tục cầu hôn hay tục đám ma nơi đây đều toát lên sinh hoạt văn hoá đặc trưng của Hua Tát nói riêng và Tây Bắc nói chung.
Âm thanh nơi núi rừng với đặc trưng quen thuộc: đó là tiếng kêu của loài thú, âm thanh của tiếng mưa rơi, của tiếng gió xào xạc, của tiếng suối róc rách… Đặc trưng của núi rừng là những cơn mưa đá, thường đến bất chợt và dữ dội: “Mƣa nhƣ
trút, những cục đá văng nhƣ đạn ghém”. Những cơn mưa nơi đây thường xuất hiện
bất chợt và đến một cách dữ dội. Bởi thiên nhiên Tây Bắc thường héo quắt bởi mùa khô dài dằng dặc nhưng nửa năm còn lại là mưa. Có vẻ mưa khiến nhà văn sợ hãi nhất. Mưa mềm mại như khoan như dùi, nó thấm vào vách nhà vào cả lòng người. Ông tổng kết: “Mƣa ở vùng Tây Bắc Việt Nam, là một thứ mƣa nhiệt đới dai dẳng, tƣởng nhƣ không dứt, tƣởng nhƣ không thôi, tƣởng nhƣ không bao giờ hết đƣợc”
(Chuyện tình kể dưới mưa).
Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên Tây Bắc gợi ra những hình ảnh, màu sắc, âm thanh sinh động. Để miêu tả đặc trưng núi rừng Tây Bắc. Nguyễn Huy thiệp không miêu tả trực tiếp thiên nhiên ra sao cụ thể như thế nào mà dựa trên những hình ảnh, âm thanh, màu sắc để làm nổi bật vấn đề, gợi ra một thiên nhiên Tây Bắc bên cạnh một gương mặt dữ dằn và hà khắc thì thiên nhiên, hoang sơ bí ẩn thì thiên nhiên còn có những nét thơ mộng trữ tình. Đây là những đặc trưng cho phong cách nghệ thuật của Nguyễn Huy Thiệp khi miêu tả về thiên nhiên Tây Bắc.