Miêu tả ngoại hình nhân vật

Một phần của tài liệu thiên nhiên và con người tây bắc trong tác phẩm những ngọn gió hua tát của nguyễn huy thiệp (Trang 43 - 45)

6. Cấu trúc của khoá luận

3.2.1.1. Miêu tả ngoại hình nhân vật

Ngoại hình là khái niệm nhằm chỉ hình dáng, diện mạo, trang phục , cử chỉ, tác phong...Đó chính là toàn bộ những biểu hiện tạo nên hình dáng bề ngoài nhân vật. Giáo sư G.N. Pospelov cho rằng đối với các giai đoạn văn học trước chủ nghĩa hiện thực, tiêu biểu là lối miêu tả lý tưởng hoá và kệch cỡm hình dáng bề ngoài,

đầy ẩn dụ ví von, những định nghĩa mang sắc thái đánh giá chủ quan. Kiểu chân dung này giữ nguyên trong văn học cho đến thời đại lãng mạn chủ nghĩa. Chẳng hạn khi miêu tả ngoại hình Trư Bát Giới, Ngô Thừa Ân đã viết: “Mõm dài tai lớn, sau gáy có lông bờm, thân thể thô lỗ đáng sợ, đầu, mặt chẳng khắc gì hình bóng

con lợn” [1, 346]. Dùng những hình ảnh kệch cỡm hoá về hình dáng bề ngoài, Ngô

Thừa Ân nói lên sự thô kệch, sự quái dị, khác thường của nhân vật này.

Cũng theo tác giả này trong văn học hiện thực chủ nghĩa lại lưu hành một loại chân dung kết hợp tính hội hoạ và phân tích tâm lí, khắc hoạ tính phức tạp và nhiều bình diện của con người. Chẳng hạn Nam Cao miêu tả nhân vật Hoàng trong Đôi mắt nhân vật hiện lên với: “...anh Hoàng đi ra, anh vẫn bƣớc khệnh khạng, thong thả bởi vì khí to béo quá, vừa bƣớc vừa đƣa cánh tay kềnh kềnh ra hai bên, những khối thịt bên nách kềnh ra và trông tủn mủn nhƣ ngắn quá. Cái dáng điệu nặng nề ấy, hồi còn ở Hà Nội anh mặc quần áo Tây cả bộ, trông chỉ thấy chững chạc và hơi oai vệ. Bây giờ nó lộ ra khá rõ ràng, trong bộ áo ngủ màu xanh nhạt, phủ một cái

áo len trắng nó nịt ngƣời anh đến nỗi không thở đƣợc” [3, 369]. Cách miêu tả

ngoại hình của nhân vật từ hình dáng, điệu bộ cử chỉ, trang góp phần bộc lộ tính cách nhân vật. Hoàng là một người chỉ biết sống vụ lợi, lối sống cá nhân vun vén cho bản thân, trong khi cả nước đang chiến tranh nhân dân đói khổ.

Đối với Nguyễn Huy Thiệp miêu tả nhân vật là một dụng ý nghệ thuật -

việc miêu tả ngoại hình nhân vật là góp phần quan trọng thể hiện nhân vật ấy, những chi tiết miêu tả ngoại hình góp phần bộc lô thế giới nội tâm phong phú bên trong nhân vật.

Những ngọn gió Hua Tát là tác phẩm gồm mười truyện ngắn nhỏ, miêu tả

ngoại hình nhân vật ngoài việc dùng những chi tiết miêu tả cụ thể, chân thực, ngoài ra còn xen yếu tố huyền thoại cổ tích trong đó như khi miêu tả nàng Sinh: “gầy gò bé nhỏ, trông rất đáng thƣơng. Nàng không bao giờ đƣợc ăn miếng ngon hay mặc

váy đẹp” [18, 310]. Sau khi, nàng nâng được hòn đá ở miếu thờ Chàng Khó lên:

“Sinh bỗng trở nên xinh đẹp lạ thƣờng”. Và rồi, ông khách xin với dân bản đưa

Sinh đi, về sau Sinh rất sung sướng. Nhưng bên cạnh đó Nguyễn Huy Thiệp vẫn miêu tả chân dung các nhân vật trên bằng các yếu tố chi tiết hiện thực cụ thể như

miêu tả vẻ đẹp các cô gái ở dân bản Hua Tát như Pùa. Sắc đẹp của Pùa khắp các bản không ai bì kịp: “da trắng nhƣ trứng gà bóc, tóc mƣợt và dài, môi nhƣ son đỏ”

nhưng không may cho nàng chân nàng bị liệt suốt năm tháng chỉ nằm một chỗ. Hay miêu tả vẻ đẹp của nàng Bua một thiếu phụ duyên dáng: “Ngƣời nàng cao lớn, đôi hông to khoẻ, thân hình lẳn chắc, bộ ngực nở nang mềm mại. Nàng lúc nào cũng

tƣơi cƣời, tràn trề thứ ánh sáng cuốn hút lòng ngƣời”. [18, 283]. Với những chi tiết

chân thực cụ thể, Nguyễn Huy Thiệp gợi lên vẻ đẹp chân dung ngoại hình của các cô gái nơi đây. Bằng việc sử dụng những chi tiết chân thực, chân dung của các nhân vật lên rất sinh động cụ thể như vẻ đẹp của nàng E con gái trưởng bản Hà Văn

Nó: “ Hiếm có ngƣời xinh đẹp nhƣ E. Lƣng nhƣ lƣng kiến vàng mắt long lanh nhƣ

sao Khun Lú - Nàng Ủa, tiếng nói của nàng dịu dàng. Khi nàng cƣời, tiếng nàng

trong vắt và vô tƣ lự”. Có thể thấy rằng, khi miêu tả chân dung ngoại hình các nhân

vật nữ tác giả như gửi đến người đọc một thông điệp: “ phụ nữ nếu đẹp người thì đẹp nết” đây là quan niệm trong truyện kể dân gian đã được tác giả kế thừa. Bên cạnh đó ở vài nhân vật nam tác giả lại miêu tả những chi tiết bất công của tạo hoá như chàng Khó trong Trái tim hổ “... phần vì Khó nghèo, phần vì Khó xấu trai. Chàng bị đậu mùa, mặt rỗ chằng chịt. Ngƣời Khó dị dạng: hai tay dài chấm đầu

gối, đôi chân khẳng khiu, lúc nào đi cũng nhƣ chạy”. Phải chăng đây là dụng ý của

tác giả để làm nổi bật lên vẻ đẹp tâm hồn và tính cách nhân vật. Khó sẵn sàng hi sinh mạng sống của mình để đi săn “trái tim hổ” về chữa bệnh cho người mình yêu. Ông Pành trong “Đất Quên” đã hơn 80 tuổi vẫn khoẻ mạnh, làm khoẻ hơn cả những trai tráng trong bản: “ ...hàm răng của ông vẫn đều tăm tắp nhƣ răng chàng

trai mƣời bẩy tuổi. Cối đã giã gạo, ông dùng một tay cừ lên nhƣ bỡn...”. [18, 296]

Qua việc miêu tả ngoại hình nhân vật, Nguyễn Huy Thiệp đã khắc hoạ lên chân dung nhân vật với những diện mạo khác nhau người thì đẹp“ nghiêng nƣớc

nghiêng thành” người xấu xí dị dạng. Nhưng họ đều toát lên một tâm hồn trong

sáng và một tấm lòng bình dị, với những ước mơ khát khao hạnh phúc trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu thiên nhiên và con người tây bắc trong tác phẩm những ngọn gió hua tát của nguyễn huy thiệp (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)