Thiên nhiên dữ dằn, khắc nghiệt

Một phần của tài liệu thiên nhiên và con người tây bắc trong tác phẩm những ngọn gió hua tát của nguyễn huy thiệp (Trang 26 - 28)

6. Cấu trúc của khoá luận

2.1.1. Thiên nhiên dữ dằn, khắc nghiệt

Chúng ta thấy rằng nói đến vùng đất Tây Bắc, là nói đến vùng đất có không gian địa lí phức tạp và hiểm trở :

Dốc lên khúc khuỷ dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thƣớc lên cao ngàn thƣớc xuống Nhà ai Pha Luông mƣa xa khơi.

( Tây Tiến - Quang Dũng)

Bên cạnh đó thì Tây Bắc còn đa dạng về những loại núi: núi hói, núi trọc, núi đá vôi bạt ngàn. Nguyễn Huy Thiệp đã từng sống và gắn bó với nơi đây khoảng mươi năm và có thể coi đây là quê hương thứ hai của mình. Ông để người đọc nhận thấy một thiên nhiên Tây Bắc hoang sơ với sự bí ẩn của bóng tối của những sườn đá sương mù, của những đám mây kì dị, của những cơn mưa rừng dữ dội, những con thú dữ hay mùa đông khủng khiếp hoặc những nạn dịch đến với người dân nơi đây...

Thiên nhiên bao trùm lên cả mười câu chuyện nhỏ trong Những ngọn gió Hua Tát là thiên nhiên mang gương mặt “dữ dằn” và “khắc nghiệt. Sự xuất hiện của loài hổ - chúa sơn lâm, đã gây ảnh hưởng đến cuộc sống con người trong bản, khiến con người luôn phải sống trong lo âu sợ hãi: “Mùa đông ấy trong rừng Hua Tát xuất hiện một con hổ dữ. Hổ rình rập suốt ngày đêm quanh bản. Bản hoang vắng hẳn, không ai dám ra nƣơng ra rẫy. Buổi tối, chân các cầu thang đƣợc rấp rào gai kĩ lƣỡng, các cửa nhà đóng chặt. Sáng sáng thấy vết chân hổ vòng quanh

từng ngôi nhà một”[18, 277].

Thiên nhiên cũng có khi gây khó khăn, thậm chí còn triệt đường sống của người dân: “Cuối năm ấy, ở Hua Tát động rừng, cây cối xơ xác, chim chóc trốn biệt, không có dấu chân con thú nào trong rừng, chƣa bao giờ Hua Tát sống vất vả

người giúp con người vượt qua cuộc sống khó khăn: “Năm ấy, không hiểu sao rừng

Hua Tát củ mải nhiều vô kể. Ngƣời ta đào củ mài to tƣớng dễ nhƣ bỡn”[18, 285].

Sự dữ dằn của thiên nhiên Tây Bắc còn được chứng minh bằng những cơn mưa đá dữ dội: “Gió to quá, những giọt mƣa đá quất vào ông đau điếng… Mƣa

nhƣ chút, những cục đá văng nhƣ đạn ghém” [18, 297]. Nguyễn Huy Thiệp đã

khắc họa những nét tiêu biểu về thiên nhiên Tây Bắc và có lẽ chỉ Hua Tát mới có:

Năm ấy, bỗng dƣng trong rừng Hua Tát xuất hiện một loại sâu đen kì lạ. Chúng

bé nhƣ cái tăm, bám đầy chi chít trên những cành lá. Đi vào rừng hay đi lên nƣơng, cứ nghe tiếng sâu bật mình lách tách, tiếng rào rào nghiến lá của chúng mà rợn cả ngƣời. Không có thứ lá cây nào mà loài sâu ấy lại không ăn đƣợc. Từ lá lúa, lá tre, cả lá của cây song, cây mây đầy gai cũng bị chúng nhai ngấu nghiến”.

[18, 300]. Thiên nhiên Tây Bắc còn khắc nghiệt hơn nữa bởi ở đó thường xuyên xảy ra nạn dịch đe doạ tính mạng con người và cướp đi mạng sống của nhiều người: “Dịch tả ở Mƣờng La, Mai Sơn tràn đến Hua Tát vào một ngày thời tiết kì lạ: vừa nắng chang chang, vừa mƣa nhƣ trút. Hơi nƣớc trên mặt đất hầm hập bốc lên nghi ngút gai lạnh cả ngƣời. Trẻ con chết trƣớc rồi đến ngƣời già. Ngƣời nghèo chết trƣớc rối đến ngƣời giàu. Ngƣời tốt bụng chết trƣớc rồi đến lƣợt những tên đê tiện. Trong nửa tuần trăng, ơ bản Hua - Tát ba chục ngƣời chết. Ngƣời

ta đào vội đào vàng những hố chôn ngƣời, rồi rắc vôi bột lên trên” [18, 307].

Sự hà khắc dữ dằn của thiên nhiên ảnh hưởng đến cuộc sống của con người đã cướp đi bao mạng sống của người dân từ người già đến người trẻ, sự đe dạo ghê ghớm ấy làm cho cuộc sống đầy đau thương mất mát sự chia lìa của những người yêu thương rất cũng phải ra đi.

Trong tác phẩm này, không gian núi rừng là chủ đạo, những nạn dịch và thú dữ đều là những trở lực của thiên nhiên với con người. Cuộc sống người dân vô cùng khó khăn vậy mà luôn phải đối mặt với những kẻ thù nguy hiểm. Sự dữ dằn và khắc nghiệt mà thiên nhiên đem lại cho con người dường như là sự lên tiếng của tự nhiên trước hành vi xâm phạm của con người đối với chúng. Môi trường sinh dưỡng của con người - đang bị hủy hoại từng ngày, vắt kiệt đến giọt tinh cuối cùng nên rừng mới động như vậy khiến cho những nguồn nước bị khô cạn kiệt, hạn hán

kéo dài (Tiệc xòe vui nhất). Chính con người làm thiên nhiên tổn thương nặng nề vì vậy thiên nhiên ngày càng trở lên dữ dằn khắc nghiệt.

Dưới ngòi bút tinh tế của mình, Nguyễn Huy Thiệp đã xây dựng nên một bức tranh thiên nhiên sinh động đầy hoang sơ và bí ẩn nhưng cũng thật dữ dằn và khắc nghiệt. Phải có quá trình gắn bó lâu dài và tình yêu thiên nhiên sâu sắc với Tây Bắc thì con người mới có những cảm nhận tinh tế, sâu sắc đến vậy.

Một phần của tài liệu thiên nhiên và con người tây bắc trong tác phẩm những ngọn gió hua tát của nguyễn huy thiệp (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)