6. Cấu trúc của khoá luận
2.2.2. Miêu tả thiên nhiên qua tâm trạng nhân vật
Vẻ đẹp của thiên nhiên luôn được nhìn nhận trong cảm xúc, tâm trạng của con người. Trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, tác giả thường lấy thiên nhiên làm nền cảnh để thể hiện tâm trạng của nhân vật. Trong tác phẩm Trái tim hổ, tác giả miêu tả thiên nhiên mùa xuân của đất trời trong sự đối chiếu với mùa xuân của đời người: “Tuổi mƣời sáu là tuổi của mùa xuân, tuổi của tình yêu. Tình yêu thì có
nhiều nhƣng mùa xuân của thiếu nữ chỉ có một. Năm mƣời sáu tuổi là tháng đầu
của mùa xuân, đến tuổi mƣời chín thì có khi sang mùa thu rồi” [18, 286]. Thiên
nhiên mùa xuân hiện lên thật tràn trề sức sống, như tâm trạng của người thiếu nữ đang tuổi trăng rằm: “Mùa xuân ở Hua Tát đầy ắp tiếng khèn bè. Tiếng khèn quấn quýt chân sàn, chân quản nhà các cô gái. Cỏ dƣới chân các cầu thang không
mọc đƣợc. Ở đấy phẳng lì một lớp đất bạc” [18, 276]. Tuy nhiên, thiên nhiên
mùa xuân tràn trề sức sống ấy không hiện hữu trước mắt cô gái bất hạnh như Pùa. Cả mùa đông sau nữa Hua Tát chìm trong sự xác xơ tiêu điều, dân bản càng xót thương cho nàng hơn bởi lẽ họ đã tìm mọi cách giúp Pùa song đôi chân của cô vẫn không nhúc nhích được: “Năm ấy Hua Tát sống trong mùa đông khủng khiếp. Trời trở chứng, cây cối khô héo vì sƣơng muối, nƣớc đóng
thành băng” [18, 276-277]. Cô gái đang độ tuổi trăng tròn đẹp như vậy nhưng
tâm trạng lại buồn thì dương như thiên nhiên cũng “ buồn” theo lòng người. Dưới điểm nhìn từ tâm trạng như vậy, Nguyễn Huy Thiệp không miêu tả trực tiếp để bạn đọc hiểu rõ mà ông để nhân vật của mình tự bộc lộ tâm trạng soi chiếu vào thiên nhiên để thấy được sự hoà nhịp giữa lòng người với thiên nhiên để chúng ta cảm nhận sự thay đổi của thiên nhiên ảnh hưởng đến trực tiếp cuộc sống của con người.
Trong Con thú lớn nhất, cuộc đời của vợ chồng lão thợ săn luôn sống trong sự cô đơn, sự ghẻ lạnh của bà con dân bản, vì vậy mà: “Họ đi đâu cũng có nhau, ngƣời vợ lúc nào cũng âm thầm, im lặng, suốt ngày không thấy nói một tiếng. Ngƣời chồng cao lớn, gầy guộc, mắt sắt lại, mũi nhƣ mỏ chim. Đôi mắt lão đục và
sâu hoắm, phảng phất những tia lân tinh lạnh lẽo” [ 18, 280]. Cuộc sống của vợ
chồng lão cứ lặng lẽ, buồn tẻ như vậy và càng ngày họ càng khốn khó hơn bởi thiên nhiên không còn ưu ái nữa: “Cuối năm ấy, ở Hua Tát động rừng, cây cối xơ xác, chim chóc trốn biệt, không có dấu chân con thú nào trong rừng. Chƣa bao giờ Hua
Tát sống vất vả đến thế”. Tâm trạng nhân vật lão thợ săn sau khi nhầm lẫn sát hại
người vợ của mình mới thật thảm hại. Chỉ vì mưu sinh mà ông thiếu tỉnh táo, trong phút giây ông đã phải vĩnh viễn rời xa người bạn đời tận tụy, trung thành nhất của đời mình. Dưới con mắt của lão thợ săn lúc này, đất trời như sụp xuống, mây đen
vẫn vũ bốn phương: “Mây đen sà xuống thấp, khu rừng tối sẫm, nóng hâm hấp nhƣ
da ngƣời sốt”. Chi tiết này trong tác phẩm, khiến người đọc liên tưởng đến hình
ảnh vầng mặt trời đen trong tác phẩm Sông Đông êm đềm của M. Sô lô khốp, khi Acxinha bị trúng đạn: “Bây giờ chàng không có gì phải vội vã nữa rồi. Tất cả thế là hết. Mặt trời đã lên khỏi miệng khe qua lớp sƣơng mù mung lung nhƣ khói mà làn gió hanh lùa tới. Những tia nắng chiếu vào làm những đám tóc trắng trên cái đầu trần của Grigori óng ánh nhƣ bạc, và trƣờn lên khuôn mặt nhợt nhạt, nom rất khủng khiếp trong cái vẻ bất động hoàn toàn của nó. Nhƣ tỉnh dậy sau một cơn ác mộng, chàng ngẩng đầu, nhìn thấy bầu trời đen ngòm chụp lên đầu
mình cùng với vầng mặt trời đen sáng loá mắt”.
Trong Tiệc xoè vui nhất, chàng Hặc là người có đức tính trung thực và chàng cũng tự tin vào phẩm chất của mình, nhờ đó chàng đã cầu được mưa cho dân bản và được nàng E nhận lời cầu hôn. Trong tâm trạng vui mừng của con người, thiên nhiên cũng hào chung cùng bản nhạc rội rã: “Trời cao tĩnh nặng. Bỗng nhiên từ đâu đó xa xôi có một cơn gió mơ hồ kéo thổi về. Tất cả ngọn cây trên rừng xào xạc. Mặt đất bắt đầu xuất hiện những cơn lốc nhỏ. Buổi chiều, bầu trời đầy mây vần vũ
và khi đêm xuống thì mƣa nhƣ trút” [18, 291]. Nhân vật ông Pành trong Đất quên,
đã sống tám mươi năm nay mà chưa từng có cảm giác đặc biệt trước một người phụ nữ nào trước khi ông gặp Muôn. Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi với Muôn trong không gian rừng núi vào một ngày trời đổ mưa như trút ấy đã khiến cho ông có một cảm giác hạnh phúc khó tả. Ánh sáng màu hồng mờ ảo hiện lên trong mắt ông như là thứ ánh sáng huyền diệu nhất mà ông từng nhìn thấy ở cái độ tuổi xế chiều này:
“Khi trời mƣa tạnh thì ở trên cao bắt đầu le lói một thứ ánh hồng mờ ảo” [18, 298].
Dường như tâm trạng của con người và thiên nhiên luôn giao hòa, đồng cảm với nhau, gắn bó cùng nhau trong mọi hoàn cảnh sống.
Tiểu kết
Nguyễn Huy Thiệp đã xây dựng lên một bức tranh thiên nhiên miền núi sinh động, hiện lên dưới ngòi bút của ông thiên nhiên có núi, có những con suối, những mó nước, có nắng gió, cả những cơn mưa đá, cỏ hoa nơi đây cũng thơ mộng, tinh khôi rực rỡ dìu dàng rất đỗi trữ tình. Nhưng bên cạnh đó, có lúc thiên nhiên cũng
trở lên dữ dằn, khắc nghiệt với con người. Để miêu tả thiên nhiên, Nguyễn Huy Thiệp đã sử dụng một hệ thống chi tiết phong phú sinh động như: hình ảnh, màu sắc, âm thanh đặc trưng nơi núi rừng, và sự miêu tả qua thiên nhiên qua điểm nhìn tâm trạng nhân vật. Để rồi những ai đã từng đọc hay biết về Những ngọn gió Hua Tát cũng không thể dửng dưng với vẻ đẹp say đắm lòng người của mảnh đất này.
CHƢƠNG 3. CON NGƢỜI TÂY BẮC TRONG TÁC PHẨM
NHỮNG NGỌN GIÓ HUA TÁT CỦA NGUYỄN HUY THIỆP 3.1. Đặc điểm của con ngƣời Tây Bắc
3.1.1. Con ngƣời Tây Bắc đẹp về hình dáng, diện mạo
Con người Tây bắc hiện lên trong tác phẩm Những ngọn gió Hua Tát mang một vẻ đẹp hài hòa về hình dáng, diện mạo. Mười nhân vật là mười bông hoa của núi rừng. Có bông hoa đẹp về màu sắc, đường nét, có bông hoa lại ngào ngạt hương thơm. Nhìn một cách khái quát nhất, vẻ đẹp của con người nơi đây hội tụ những nét đẹp về khuôn mặt, dáng hình, đẹp về thể chất, khí phách.
Trong tác phẩm Trái tim hổ, Pùa là cô gái xinh đẹp khắp các Mường không ai bì kịp: “Da trắng nhƣ trứng gà bóc, tóc mƣợt và dài, môi nhƣ son đỏ” [18, 276]. Vẻ đẹp của nàng rất tự nhiên giống như nhân vật Bạch Tuyết trong truyện cổ tích: da trắng như tuyết, môi đỏ như máu, tóc đen như khung cửi gỗ mun… Đó là vẻ đẹp nguyên sơ, tự nhiên của nàng. Nàng Bua trong tác phẩm cùng tên cũng được tạo hóa ban tặng cho một vẻ đẹp rực rỡ: “Bua là một thiếu phụ duyên dáng. Ngƣời nàng cao lớn, đôi hông to khoẻ, thân hình lẳn chắc, bộ ngực nở nang mềm mại.
Nàng lúc nào cũng tƣơi cƣời, tràn trề nhƣ ánh sáng cuốn hút lòng ngƣời” [18,
283]. Tác giả miêu tả vẻ đẹp của nàng Bua rất kĩ càng từ vóc dáng, đến gương mặt và cả nụ cười, đặc biệt những chi tiết đường nét trên cơ thể nàng toát lên một sức hút mãnh liệt đối với kẻ khác giới. Chính vì vậy mà biết bao phụ nữ trong bản ghen ghét, đố kị với nàng, họ dặn chồng, dạy con phải tránh xa nàng. Trong sự miêu tả Bua, ta thấy điểm khác biệt về lí tưởng thẩm mĩ của người phụ nữ truyền thống. Nàng E, trong tác phẩm Tiệc xòe vui nhất là cô gái có vẻ đẹp “nghiêng nƣớc
nghiêng thành”, dân bản cho rằng đó là quà tặng của Then với người Hua Tát:
“Hiếm có ngƣời xinh đẹp nhƣ E. Lƣng nhƣ lƣng kiến vàng, mắt long lanh nhƣ sao
Khun Lú - Nàng Uả, tiếng nói của nàng dịu dàng. Khi nàng cƣời, tiếng cƣời của
nàng trong vắt và vô tƣ lự”[18, 286]. Nàng là quà tặng của Then, vì vậy dân bản ai
cũng muốn tìm cho nàng một người chồng xứng đáng.
Nàng Muôn trong Đất Quên cũng là một thiếu nữ có vẻ đẹp “chim sa cá lặn” với nét đẹp nổinổi bật là đôi bắp chân trần trắng nõn nà. Để rồi ông Pành, mặc dù
đã luống tuổi mà vẫn còn cảm giác rung động trước nàng. Vẻ đẹp của những cô gái nơi núi rừng Tây Bắc thật giản dị mộc mạc giống như những đóa hoa rừng thuần khiết. Bên cạnh hình ảnh những cô gái đầy quyến rũ, những chàng trai nơi đây cũng không kém phần hấp dẫn, họ giống như chiến binh của núi rừng với thể chất mạnh mẽ, khỏe khoắn trí lực hơn người. Tiêu biểu nhất là Sạ, Sạ có thể đuổi theo con hoẵng hơn ba ngày trời để cho con hoẵng đến nỗi phải nằm vật ra đứt ruột. Sạ có thể tung còn, thổi khèn mà không ai sánh kịp. Đặc biệt cánh đàn ông cũng phải đố kị với Sạ bởi chẳng ai có thể chinh phục trái tim phụ nữ tài giỏi hơn chàng. Tên tuổi của Sạ trở thành niềm tự hào của dân bản Hua Tát. Nếu Sạ là điển hình của tuổi trẻ với vẻ đẹp khỏe mạnh, thể chất cường tráng, suy nghĩ khoáng đạt thì ông Pành lại là đại diện tiêu biểu của thế hệ trước, dù đã ở độ tuổi bát thập nhưng hình dáng, sức vóc của ông vẫn không khác một thanh niên đang độ sung sức nhất:
“Hơn tám mƣơi tuổi, hàm răng của ông vẫn đều tăm tắp nhƣ hàm răng chàng trai
mƣời bảy tuổi. Cối đã giã gạo, ông dùng một tay cử lên nhƣ bỡn. Ông làm bằng ba ngƣời khác. Uống rƣợu cũng vậy, sức ông chấp nổi muôn ngƣời. Tráng đinh trong
bản Hua Tát nhìn ông kiêng nể ” [18, 296]. Cuối cùng phải kể đến Mao trong
Chiếc tù và bị bỏ quên. Chỉ bằng một câu giới thiệu ngắn gọn, tác giả đã cho người
đọc thấy được một vẻ đẹp khá hoàn hảo của chàng trai mười tám tuổi này: tuấn tú, thông minh, trí lực hơn người.
Có thể thấy rằng, vẻ đẹp của con người hiện lên dưới ngòi bút Nguyễn Huy Thiệp chỉ bằng những chi tiết gợi chứ không tả nhiều. Nhưng qua đó chúng ta cũng hình dung được phần nào cuộc sống của con người với những giá trị đích thực nhất. Con người Tây Bắc thật đẹp, vẻ đẹp về hình dáng diện mạo nguyên sơ nơi núi rừng trong trẻo như những đoá hoa ban. Nguyễn Huy Thiệp miêu tả những con người nơi đây mộc mạc, chất phát, không những đẹp về hình dáng diện mạo mà họ còn đẹp cả tính cách tâm hồn. Nhà văn muốn gửi gắm đến bạn đọc những con người nơi đây “đẹp người đẹp cả nết”.
3.1.2. Con ngƣời Tây Bắc đẹp về tâm hồn, tính cách
Bên cạnh những nhân vật nổi bật lên bởi vẻ đẹp ngoại hình đầy sức hấp dẫn thì cũng có những nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc đối với bạn đọc ở vẻ đẹp của tâm
hồn và tính cách. Chàng Khó trong Trái tim hổ là một điển hình như thế: “Khó là
trai bản Hua Tát. Chàng mồ côi cha mẹ, sống nhƣ con don con dim” thân phận tủi
khổ ấy khiến cho Khó chẳng bao giờ tham dự những cuộc hội hè ở bản. Nỗi bất hạnh về hoàn cảnh gia đình như vậy vẫn chưa đủ đối với Khó. Tạo hóa còn bất công hơn với Khó khi không ban cho chàng vẻ đẹp ngoại hình và thể chất như các chàng trai khác. Khó không chỉ nghèo mà chàng còn thua thiệt về ngoại hình diện mạo: mặt rỗ chằng chịt, hai tay dài chấm đầu gối, đôi chân khẳng khiu, lúc nào đi cũng như chạy. Dù chàng thua thiệt về ngoại hình nhưng tâm hồn và tính cách chàng thật trong sáng với những đam mê, yêu thương cháy bỏng. Khó sẵn sàng đánh đổi cuộc sống của mình để lấy một cuộc sống khác cho người anh yêu thương: “Đêm đêm, họ thấy Khó đứng dƣới chân sàn nhà Pùa đờ đẫn nhƣ kẻ si tình” [18, 278]. Khó luôn mong muốn chữa được lành đôi chân cho người mình yêu vì vậy chàng quyết tâm săn bằng được con hổ dữ, bất chấp cả tính mạng. Câu chuyện của Khó thật giống với câu chuyện tình đầy lãng mạn của Cadimodo, kẻ tật nguyền nhưng tâm hồn thật thánh thiện với mối tình đơn phương cao thượng.
Nhân vật ông Pành cũng vậy, ông hi sinh cả mạng sống của mình để bảo vệ tình yêu, dù tình yêu ấy là không tưởng. Điều đáng khâm phục ở các nhân vật này đó là đam mê cháy bỏng, dám thực hiện những ước mơ hoài bão, dám bảo vệ hạnh phúc của chính mình.
Hay nàng Bua dù khó khăn của cuộc sống hay nhưng dư luận của dân bản Hua Tát thì nàng vẫn sống trơ trơ trước mắt mọi người và tự nàng lo liệu cho chín đứa con của nàng. Những đứa con không bố đều tự nàng chăm sóc và nuôi chúng lớn lên, nàng không cần bất kì người đàn ông nào chịu trách nhiệm hay gì cả đó là phẩm chất tốt đẹp và bộc lộ những tinh mẫu tử thiêng liêng trong sáng của người mẹ nghèo miền núi: “ngƣời nàng cao lớn, đôi hông to khoẻ, thân hình lẳn chắc, bộ ngực nở nang mềm mại. Nàng lúc nào tƣơi cƣời, tràn trề thứ áng sáng cuốn hút
lòng ngƣời”[18, 283]. Nàng cứ sống tự nhiên như cây giữa rừng, cuộc sống của
mẹ con nàng trôi đi trong đầm ấm hạnh phúc. Qua đây, Nguyễn Huy Thiệp muốn cho bạn đọc thấy một người mẹ đảm đang, tận tuỵ giàu đức hi sinh, và là người nữ luôn khát khao yêu thương bên những đứa con yêu quý của mình.
Rồi nàng Sinh là thiếu nữ mồi côi ở Hua Tát sống: „Thân phận côn hƣơu,
nàng sống thui thủi nhƣ con chim cút”[18, 310], nhưng nàng có tâm hồn trong
sáng, có những ước mơ bình dị trong cuộc sống và cuối cùng nàng cũng được hưởng hạnh phúc trong cuộc sống. Tất cả những nhân vật hiện lên bình dị trong sáng và những khát khao hạnh phúc của mình trong cuộc sống này cùng vươn lên sống lạc quan yêu đời với thiết tha nơi núi rừng.
Thoáng hiện ra cái bóng âm thầm của người phụ nữ miền núi sống như cái âm thầm lặng lẽ theo chồng đó là người vợ của lão thơ săn trong “Con thú lớn nhất”:
“họ đi đâu cũng có nhau. Ngƣời vợ âm thầm, im lặng, suốt ngày không hề nói một
tiếng”. Người vợ, người mẹ luôn là những người âm thầm chịu đựng theo bóng
dáng của chồng chịu thương chịu khó lo cho gia đình. Trong Tiệc xoè vui nhất, E là người con gái đẹp là quà tặng của Then mà nàng có tài sắc vẹn toàn, là cô gái thông minh được thể hiện rõ trong cách ứng xử của người đến cầu hôn nàng và rồi nàng cũng tìm ra người chồng xứng đáng với nàng. Người chồng sánh bước cùng nàng cũng thể hiện được phẩm chất tốt của mình đó là chàng Hặc chàng sống phẩm chất tính cách tốt là người sống trung thực có lương tâm tốt và chàng đã chứng minh được và được hưởng hạnh phúc mình kết duyên cùng người vợ xinh đẹp: “Con sống trung thực, dẫu biết trung thực bao giờ cũng đau khổ thiệt thòi. Tuy nhiên nếu lòng trung thực chuộc đƣợc tội lỗi và mang tình yêu đến thế gian này thì xin trời
mƣa xuống...” [18, 291]. Hay trong truyện Chiếc tù và bị bỏ quên, sự đoàn kết của
dân bản Hua Tát chống lại dịch sâu đen, sự lo lắng của trưởng bản Hà Văn Nó đó thể hiện vị trí của người trưởng đối với dân bản Hua Tát. Tình nghĩa vợ chồng cũng luôn được đề cao trong cuộc sống như Lù và Hếnh. Trong chuyện “Nạn Dịch” xẩy