Nghệ thuật miêu tả nhân vật

Một phần của tài liệu thiên nhiên và con người tây bắc trong tác phẩm những ngọn gió hua tát của nguyễn huy thiệp (Trang 42 - 43)

6. Cấu trúc của khoá luận

3.2. Nghệ thuật miêu tả nhân vật

Nhân vật văn học “là con ngƣời đƣợc miêu tả trong văn học bằng phƣơng

tiện văn học” [8, 277]. Văn học không thể thiếu nhân vật bởi đó là hình thức cơ

bản để qua đó văn học miêu tả thế giới hình tượng. Ý nghĩa của nhân vật văn học chỉ được thể hiện trong một hệ thống tác phẩm cụ thể. Nhân vật văn học là một trong những khái niệm trung tâm để xem xét sáng tác của một nhà văn, một khuynh hướng một trường phái hoặc phong cách.

Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật mang tính ước lệ nhằm thực hiện chức năng khái quát tính cách con người nhờ miêu tả hệ thống nhân vật. Nghệ thuật miêu tả nhân vật là chứng tỏ được tài năng tổ chức nghệ thuật của nhà văn trong việc sử dụng những phương tiện, biện pháp thể hiện nhân vật.

Theo Phương Lựu : “Nhân vật văn học chỉ xuất hiện qua sự trần thuật, miêu tả bằng phƣơng tiện nghệ thuật. Các phƣơng thức thể hiện nhân vật hết sức đa dạng. Văn học đa dạng đến đâu, các phƣơng thức phƣơng tiện đa dạng tới đó. Trƣớc hết nhân vật miêu tả bằng chi tiết. Đó là biểu hiện mọi mặt của con ngƣời mà ngƣời ta có thể cảm biết về nó. Hêghen xem chi tiết nhƣ những con mắt trổ

những cửa sổ để ngƣời ta nhìn vào nhân vật. Văn học dùng những chi tiết miêu tả chân dung, ngoại hình, tả hành động, tâm trạng , thể hiện quá trình nội tâm”

[9, 268]). Chi tiết miêu tả đôi mắt của Maria ( Chiến tranh và hoà bình - L. Tônxtôi ) đã thể hiện thế giới nội tâm của nàng. Chi tiết Chí Phèo gặp Thị Nở là một sự kiện quan trọng, đánh dấu bước phát triển thay đổi cuộc đời Chí (Chí phèo - Nam Cao).

Tuy nhiên nhân vật văn học thường bộc lộ mình nhiều nhất qua việc làm, hành động, suy nghĩ. Như Chàng Khó âm thầm lặng lẽ với tình yêu của mình và chàng cũng hành động thể hiện với người mình yêu đi săn “ trái tim hổ” để chữa bệnh cho Pùa đánh đổi cả mạnh sống của mình để thấy được sự yêu thương và tình cảm thuỷ chung son sắt của chàng giành cho tình yêu của mình. (Những ngọn gió Hua Tát). Suy nghĩ của chị Sứ trước khi chết đã bộc lộ rõ là một người phụ nữ yêu chồng, thương con, thương mẹ, nhưng trên hết vẫn là tình yêu tổ quốc, yêu nhân dân của chị ( Hòn đất - Anh Đức).

Một phần của tài liệu thiên nhiên và con người tây bắc trong tác phẩm những ngọn gió hua tát của nguyễn huy thiệp (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)