Miêu tả nhân vật qua hành động, việc làm

Một phần của tài liệu thiên nhiên và con người tây bắc trong tác phẩm những ngọn gió hua tát của nguyễn huy thiệp (Trang 45 - 48)

6. Cấu trúc của khoá luận

3.2.1.2.Miêu tả nhân vật qua hành động, việc làm

Hành động của nhân vật là yếu tố cần thiết để bộc lộ tính cách, cũng là yếu tố không thể thiếu thúc đẩy diễn biến của cốt truyện trong tác phẩm. Đó là việc làm

cụ thể của nhân vật trong cách ứng xử với nhân vật khác, trong các tình huống khác nhau. Đối với Những ngọn gió Hua Tát của Nguyễn Huy Thiệp nhân vật thường bộc lộ tính cách qua việc làm cụ thể trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày hoặc trong những ứng xử giữa con người với con người và môi trường sống với thiên nhiên.

Nguyễn Huy Thiệp miêu tả nhân vật qua những việc làm cụ thể như gia đình lão thợ săn trong Con thú lớn nhất: “Ngƣời chồng là tay thợ săn cự phách. Khẩu súng kíp trong tay lão nhƣ có mắt. Mỗi khi khẩu súng giơ lên, ít khi có chim chóc

hoặc thú rừng nào thoát chết” [18, 280]. Hay chàng Khó cũng thể hiện việc làm cụ

thể của mình chàng đi săn để lấy “ trái tim hổ” chữa bệnh cho người mình yêu thương. Trong Đất Quên, nhân vật ông Pành cũng vậy để chứng minh tình yêu của mình với Muôn ông cũng phải đốn được cây Lim to trên đỉnh núi Phu Luông về làm nhà cho hai người: “Thôi đƣợc ông muốn làm rể tôi thì ông ở đây làm sao hạ đƣợc cây gỗ lim to nhất ở đỉnh Phu Luông mang về. Cây gỗ ấy sau này sẽ là căn

nhà của ông và con Muôn ấy...” [18, 299]. Hay trong “Nạn Dịch” hành động cứu

vợ của mình mà ông không hề để ý đến việc lây bệnh sang mình: “Lù không lƣờng

đƣợc tai hoạ của việc ông làm. Ông bị lây bệnh cả hai ngƣời chết ngay hôm đó”.

Khi miêu tả nhân vật, Nguyễn Huy Thiệp thường miêu tả hành động nhân vật vào trong những công việc hoàn cảnh cụ thể để cho nhân vật bộc lộ tính cách của mình. Miêu tả nhân vật qua những hành động ứng xử thông minh và khéo léo, Nguyễn Huy Thiệp đã đặt nhân vật của mình vào những tình huống cụ thể như Nàng E, nàng là người con gái đẹp khắp các bản không ai bì kịp. Các bô lão trong bản ai cũng muốn tìm cho nàng một người chồng xứng đáng với nàng. Để chọn ra người nào có đức tính quý nhất mà khó kiếm nhất làm chồng của nàng và thấy được sự khéo léo của nàng ứng xử với người đến cầu hôn cách đối đáp của nàng qua từng chàng trai đến cầu hôn, chàng trai thứ nhất :

“ E trả lời:

- Đúng thế, thƣa cha! chàng trai đã chứng minh đƣợc đức tính dũng cảm ... đức tính thật đáng quý... Nhƣng thƣa cha, đức tính ấy đáng quý nhƣng

Hay cách từ chối chàng trai thứ hai cũng như vậy. Đến chàng trai thứ ba nàng thẳng thắn đối đáp:

- Khó kiếm thì đúng - Nhƣng giàu có không là phảiđức tính.Giả dối thì đúng

làđức tính... không thể giàu có mà không giả dối...” [18, 290].

Bằng sự thông minh khôn khéo nàng đã tìm ra được người có đức tính quý nhất và khó tìm nhất làm chồng của mình. Đó là chàng Hặc - với đức tính trung thực đáng quý:

“Con sống trung thực, dẫu biết trung thực bao giờ cũng chịu đau khổ thiệt thòi. Tuy nhiên, nếu lòng trung thực chuộng đƣợc tội lỗi và mang tình yêu đến thế gian này xin trời mƣa xuống...

Trời cao tĩnh nặng. Bỗng nhiên từ đâu đó xa xôi có một cơn gió tĩnh nặng từ đâu thổi về. Tất cả ngọn cây trên rừng xào xạc. Mặt đất bắt đầu xuất hiện những cơn lốc nhỏ.

Buổi chiều, bầu trời mây vần vũ và khi đêm xuống thì mƣa nhƣ trút”.[18, 291]

Bằng sự thông minh và khôn khéo, nàng E tìm được người chồng xứng đáng với mình. Và cả bản hôm đó đã Xoè suốt một tuần, mừng đám cưới của nàng. Nghệ thuật miêu tả hành động việc làm của Nguyễn Huy Thiệp là đặt nhân vật vào hoàn cảnh cụ thể để nhân vật tự bộc lộ phẩm chất của mình.

Trong truyện Nàng Sinh nếu không có việc người khách lạ qua đường nâng hòn đá ở miếu thờ chàng Khó lên thì đâu biết hòn đá đó kì lạ trước sự kinh ngạc của dân bản, chỉ có duy nhất nàng Sinh mấy nhấc được lên bỗng nhiên từ đó nàng trở lên xinh đẹp và được người khách lạ đưa đi và về sau nàng rất sung sướng. Để rồi đến Chiếc tù và bị bỏ quên chỉ có trong việc chuyển bản đi nơi khách thì mới khác, thì chàng Mao mới phát hiện ra chiếc tù với sợi dây bằng bạc trong đám xương cụ tổ chàng đem đeo vào nhau bỗng nhiên đẹp hẳn lên, đem rúc thử một hồi bỗng nhiên những con sâu đen tự quằn quại rồi rơi xuống đất. Từ đó nạn sâu đen hết hẳn.

Qua những hành động việc làm cụ thể những nhân vật trong truyện Những

ngọn gió Hua Tát của Nguyễn Huy Thiệp đã bộc lộ được những phẩm chất tốt đẹp

từ những hành động việc làm cụ thể cũng mang đặc trưng của núi rừng Tây Bắc.

Một phần của tài liệu thiên nhiên và con người tây bắc trong tác phẩm những ngọn gió hua tát của nguyễn huy thiệp (Trang 45 - 48)