Miêu tả nhân vật qua những mâu thuẫn, xung đột

Một phần của tài liệu thiên nhiên và con người tây bắc trong tác phẩm những ngọn gió hua tát của nguyễn huy thiệp (Trang 48 - 59)

6. Cấu trúc của khoá luận

3.2.2. Miêu tả nhân vật qua những mâu thuẫn, xung đột

Nói đến miền núi là nói đến con người giữa lòng thiên nhiên. Thiên nhiên và con người luôn là hình tượng sóng đôi, hình tượng này làm nổi bật cho hình tượng kia. Max từng cho rằng: “Con ngƣời là thực thể của tự nhiên sống”, một

“thực thể tự nhiên sống”. Con người miền núi tựa vào thiên nhiên lao động,

nuôi dưỡng thể chất, bồi đắp tình cảm và thanh lọc tâm hồn. Thiên nhiên là môi trường sinh thái là cơ sở thiết yếu để con người tồn tại nhưng đôi khi vẫn xảy ra những mâu thuẫn:

3.2.2.1. Mâu thuẫn giữa con ngƣời với thiên nhiên

Hầu như cuộc sống của con người chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên, nhưng có lúc con người lại xâm hại đến thiên nhiên, để rồi phải trả giá bằng chính mạng sống của những người thân thậm chí là chính mình.

Trong truyện Con thú lớn nhất cuộc sống của gia đình lão thợ săn chủ yếu là dựa vào săn bắn. Dựa vào săn bắn để nuôi dưỡng hai vợ chồng lão: “Ngƣời chồng là tay thợ săn cừ phách. Khẩu súng kíp trong tay lão nhƣ có mắt. Mỗi khi khẩu súng giơ lên, ít khi có chim chóc hoặc thú rừng nào thoát chết. Đằng sau nhà lão, lông chim, xƣơng thú chất đầy thành đống. Những đống lông chim xơ xác đen xỉn nhƣ mực tàu, còn đống xƣơng thú màu đá vôi thì lốm đốm những vệt nƣớc tuỷ đen xỉn nhƣ màu mực tàu, còn đống xƣơng thú màu đá vôi thì lôm đốm những vệt

nƣớc tuỷ vàng khè, hôi hám. Những đống lông to nhƣ cái ma” [18, 280]. Lão cũng

không tha chết cho bất kì con vật nào trong tầm súng của lão: “có ngƣời kể rằng đã tận mắt nhìn thấy lão bắn chết một con công đang múa. Một con công đang múa nhé: cái đầu cong nhƣ lá lúa, cái đuôi xoè nhƣ nửa vòng cung với đủ màu sắc, tia nắng mặt trời hất nắng ánh nửa nhƣ vàng đôi chân khéo léo lƣợn vòng. Chỉ có tình yêu mấy lƣợn vòng tinh tế nhƣ thế. Con công đang múa, thế mà – “ đùng” khẩu súng trong tay lão giật lên, phụt ra một nữa lửa đỏ. Con công ngã ngục, cái cánh

có ánh cầu vồng ngũ sắc nhoè máu”[18, 280 – 281]. Con người cần thiên nhiên tồn

tại điều đó khiến con người có nhiều hành động phá huỷ đến thiên nhiên quá mức, đã phải trả giá bằng chính hành động của mình: “Cuối năm ấy, ở Hua Tát động

rừng, cây cối xơ xác, chim chóc chốn biệt không có dấu chân con thú nào trong

rừng” [18, 281]. Cuộc sống của người dân vô cùng khó khăn vất vả: “Ngƣời vợ

gầy không còn đủ sức theo chồng nữa. Mụ ở nhà nhóm lửa chờ đợi. Ngọn lửa mụ

nhóm nhƣ có ma ám, không đỏ mà lại xanh lét nhƣ mắt chó sói”[18, 281]. Và rồi,

con người lấy đi sự tồn tại của tự nhiên thì lúc này đã phải trả giá bằng chính mạng sống của người mình yêu thương nhất: “ Đùng!” phát súng nổ.Lão nghe thấy tiếng rú thất thanh. Lão chạy lại con thú bị bắn ngã. Đấy là vợ lão. Mụ đi ra rừng đợi

lão, tay mụ còn cầm bộ lông chim công”[18, 282]. Thật đau đớn, lão giết chết

người vợ yêu thương từng gắn bó với lão, người từng sẻ chia cuộc sống với lão. Then đã chừng phạt lão. Không có con thú nào đến với lão cả, chỉ có cái chết đến với lão.: “ Ba ngày sau, ngƣời ta lôi cái xác còng queo của lão ra khỏi bụi cây. Một vết đạn đã xuyên qua trán lão. Lão đã bắn đƣợc con thú lớn nhất đời

mình”[18, 283].

Hay trong “Sói trả thù” cũng vậy, gia đình ông Nhân là một trong những gia đình thợ săn giỏi nhất bản, từ trước mấy thế hệ trong gia đình ông như từ cha ông, từ ông nội ông, hay cụ nội ông đều là những người thợ săn giỏi và không biết sợ là gì. Ông Nhân lấy vợ và cả hai bà đều không có con đến bà thứ ba thì sinh hạ được cậu bé “đẹp nhƣ tiên đồng”. Ông cho con theo mình vào rừng từ khi mới năm tuổi mặc những lời khuyên hay can ngăn của các bô lão trong bản. Cậu bé San cứ thế lớn dần lên và học đi săn cũng rất nhanh: “San lớn dần lên, tám tuổi nó bẫy đƣợc

cả gà lôi, mƣời tuổi thì bắn mƣời phát chúng bảy” [18, 292].

Thiên nhiên đem lại cuộc sống cho con người, con người cần tồn tại, thì bên cạnh đó thế giới tự nhiên cũng cần cuộc sống và phát triển của thế giới tự nhiên, nhưng con người đã xâm phạm vì vậy thiên nhiên đã lên tiếng dường như đòi lại chính cuộc sống của giới tự nhiên. Và rồi con người đã phải trả giá bằng chính sinh mạng của thế hệ lối tiếp mình. Con sói đẹp nhất trong đàn đem về nuôi giữa bầy chó nhà nó cứ thế lớn lên ngoan ngoãn không bao giờ làm trái ý người. Thấm thoát San đến tuổi mười ba, ông Nhân đã định ngày cúng ma cho nó, ông Nhân sai người nhà giết hai con lợn, nhân thể giết luôn con chó sói để thết bà con trong bản. Nhưng không ngờ hôm ấy lại có việc kinh hoàng xảy ra: “Thằng San đang ngồi cạnh bố,

nó mặc bộ quần áo lanh đẹp nhất. Nó đã ra dáng một ông chủ. Ông Nhân bảo con đi xem công việc ngƣời làm. Thằng San gật đầu, nó nhảy ba bƣớc xuống cái cầu thang bằng gỗ “vàng kiềng”, không may cái ống quần lanh vƣớng vào then ngang của cầu thang. Nó ngã xuống ngay nơi xích con chó sói. Con sói đang nằm lim dim thì bỗng giật mình chồm dậy. Thằng San đập đầu xuống hòn đá cạnh con chó sói, miệng vập vào cái dây sắt ập vào cổ nó. Máu trào ra từ cổ thằng San. Vết máu đỏ từ miệng thằng San thức tỉnh từ trong tiềm thức mơ hồ của con giã thú điều gì đấy. Nó chồm lên nhe hàm răng nhọn và trắng nhởn tớp vào giữa cổ thằng San nơi có vết lang ben mờ mờ. Ngƣời nhà Ông Nhân hốt hoảng chạy lại. Con Sói nhƣ điên dại không buông tha thằng bé. Nó cắn, cào, nhay, nhá, nó rứt từ cổ thằng San ra từng mảnh thịt, từng sợi gân và dây chằng bê bế máu. Thằng San chết ngay, mắt trợt ngƣợc. Cổ nó hõm vào một khoảng đỏ lòm, từ đấy máu phun ra phì phì, sủi cả

bong bóng” [18, 295]. Chúng ta thấy rằng “Ác giả ác báo”, nhưng khổ thay người

chịu cái chết ấy là đứa trẻ mười ba tuổi, cậu bé đâu hiểu những gì xẩy ra của cuộc sống những gia đình cậu gây ra trước đó. Để rổi, cậu bé phải gánh lấy “cái chết” lẽ ra không thuộc về cậu bé.

Mâu thuẫn giữa con người và thiên nhiên đã diễn ra căng thẳng, thì chì còn cách là giải quyết mâu thuẫn ấy. Con người cướp đi mạng sống của tự nhiên mà ở đây chủ yếu là thế giới động vật, thì cũng phải trả giá bằng chính người con nối dõi của thế hệ mình. Dưới ngòi bút miêu tả rất chi tiết cụ thể mâu thuẫn giữa con người và thiên nhiên của Nguyễn Huy Thiệp, từng hành động và chi tiết nhỏ trong tác phẩm như đang hiện ra trước mắt người đọc như được chứng kiến cuộc đi săn cũng như hành động con sói đang “trả thù” gia đình ông Nhân. Nguyễn Huy Thiệp đã miêu tả thành công mâu thuẫn giữa con người và tự nhiên, đặt vào văn cảnh cụ thể , để rồi tự các đối tượng ấy giải quyết những mâu thuẫn xung đột ấy. Con người tự gây ra những việc làm ấy thì con người tự chịu trách nhiệm hậu quả việc làm mình gây ra. Và rồi thiên nhiên như muốn gửi một thông điệp rằng: con ngƣời cần sự

sống thì thiên nhiên cũng vậy. Nếu con người cười thì tự nhiên sẽ cười, ngược lại

con người dữ tợn và gào thét thì thiên nhiên đại ngàn sẽ dội về những âm thanh lớn gấp bội. Đây là sự trừng phạt của thiên nhiên với con người. Môi trường tự nhiên -

môi trường sinh dưỡng của con người đã bị huỷ hoại, vắt kiệt đến giọt tinh chất cuối cùng nên rừng mới trở lên động như vậy. Trong Trái tim hổ, Conthú lớn nhất,

cũng cướp đi bao mạng sống của con người. Hay đến nạn dịch tàn phá mùa màng nương rẫy trong Chiếc tù và bị bỏ quên hoặc dịch tả cướp đi bao mạng sống của con người trong Nạn dịch và nguồn nước khô kiệt, hạn hán kéo dài Tiệc xoè vui nhất. Con người cố ý xâm hại đến tự nhiên thì phải gánh lấy hậu quả biến đổi khí hậu. Để rồi giữa con người và thiên nhiên làm sao như hai người bạn sánh đôi, con người có cuộc sống phát triển thì thiên nhiên cũng tồn tại, thiên nhiên là nền tảng cho con người phát triển, thì cuộc sống của con người và sự phát triển tự nhiên ấy diễn ra chung hoà được.

3.2.2.2. Mâu thuẫn giữa khát vọng của con ngƣời với hoàn cảnh sống

Con người sống luôn có những hoài bão và khát vọng, nhưng để rồi thực hiện được những khát vọng đó xảy ra những mâu thuẫn xung đột trong hoàn cảnh sống của họ. Nguyễn Huy Thiệp nhìn thấy nhân vật của mình trên hành trình kiếm tìm hạnh phúc ấy như một cuộc đi săn, cuối cùng ngoảnh lại mọi thứ đều hư vô. “Đời

ngƣời ta, ai đã chẳng từng săn đuổi bao điều phù du?”. Người thất bại khi chưa tới

đích, người tới đích rồi lại thấy hạnh phúc thật vô nghĩa. Và điều đó luôn nảy sinh những mâu thuẫn giữa khát vọng của con người với hoàn cảnh sống của chính họ. Nguyễn Huy Thiệp xây dựng một số nhân vật của mình luôn hướng tới một điều gì đó. Để rồi, cái hạnh phúc hư vô đó được thể hiện dưới ngòi bút của Nguyễn Huy Thiệp chủ yếu là chủ đề “săn bắn”, để rồi những khát vọng đó chính là đưa những nhân vật đó trở lên mâu thuẫn với chính cuộc sống đời thường của họ. Trong truyện Trái tim hổ, chàng trai trong truyện - Khó luôn khát khao săn được “Trái tim hổ”, muốn giết được con hổ đó để lấy trái tim và chế ra làm vị thuốc thần dược mà theo truyền tục là chữa bệnh bại liệt cho Pùa. Chàng đã cố gắng đi săn bao nguy hiểm gian nan để giết được con hổ nhưng để rồi: “Nhƣng, điều kì lạ nhất là ngực con hổ đã bị rạch đi, trái tim nó không con đấy nữa. Vệt rạch bằng dao còn mới, máu bết hai bên vết rạch chảy ròng ròng, sủi thành bọt nhƣ bong bóng. Đã có

kẻ đánh cắp trái tim con hổ!” [18, 279]. Khát khao của Khó bấy lâu nay đều trở lên

người chàng mong muốn chữa khỏi chân cũng không làm được.

Nguyễn Huy Thiệp xây dựng lên những mâu thuẫn của nhân vật mình ngay

chính trong cuộc sống thực tại của mình. Người thơ săn luôn ước mơ săn được

“con thú lớn nhất” đời mình, nhưng để rồi con thú lớn nhất đời đó lại là giết chết

chính người vợ yêu thương của ông, rồi lại đau xót hơn chính xác chết của vợ lại là miếng mồi cho ông săn được con thú lớn nhất đời mình: “Lão nảy ra ý định lấy xác vợ lão làm mồi để săn con thú, con thú lớn nhất đời mình. Lão làm trong bụi cây gần cái xác thối giữa của vợ lão một sải tay, đạn lên nòng, khắc khoải chờ đợi....không có con thú nào đến với lão, chỉ có cái chết đến với lão.

Ba ngày sau, ngƣời ta lôi cái xác còng queo của lão ra khỏi bụi cây. Một vết

đạn xuyên qua chán lão. Lão bắn đƣợc con thú lớn nhất đời mình”[18, 283]. Hay

với ông Pành trong Đất quên gặp được người con gái đẹp làm ông loá cả mắt trong cơn giông tố, ông đã trải qua bao thời khắc của cuộc đời nhưng nay ông mất có cảm giác gọi là hạnh phúc. Cả cuộc đời của ông chưa bao giờ ông có cảm giác ấy, ông khao khát mong tìm. Và rồi ông đã tìm đến nhà và cầu hôn Muôn. Trên sự theo đuổi khát khao hạnh phúc đó thì ông đã: “Ngƣời ta đồn rằng hôm sau ông Pành leo lên đỉnh núi, bập đƣợc nhát rìu đầu tiên vào gốc cây lim thì ông kiệt sức. Ông chết

vì bị vỡ tim”[ 18, 299]. Ông ra đi trên con đường kiếm tìm hạnh phúc mà người

ông khao khát để hưởng hạnh phúc vì người ấy mà khi ông khi chết cũng không tốn một giọt nước mắt:“Đám tang ông Pành, Muôn không đi đƣa. Hôm ấy, nàng bận đi chợ Yên Châu xem đám chọi gà. Chiều về nàng cũng gặp mƣa, nhƣng mà

lần này trời không mƣa đá”[ 18, 299] . Đó là những khao khát những kiếm tìm của

những nhân vật, họ luôn khao khát chinh phục nhưng để rồi kết quả chỉ là hư vô. Những điều ảo vọng và cay đắng nhận ra hạnh phúc là những điều ta từng lãng quên. Lù ( Nạn dịch ) tìm hạnh phúc trong vận may cờ bạc, trong khi ấy người vợ ở nhà chết bởi nạn dịch tả. Ông trở về với “tay nải đầy bạc hoa xoè”, cũng là phải đối diện với niềm bất hạnh. Bao nhiêu tiền kiếm được, ông dốc hết để cứu sống vợ, một nửa để cho vào bản, nửa còn lại cho thầy thuốc. Song chính ông lại bị lây bệnh và chết vì dịch tả. Vậy những gì ông theo đuổi tất cả chỉ là hư vô. Tiền ông kiếm được từ vân may cờ bạc cuối cùng cũng không làm được gì cả. Đồng tiền đó không

cứu được vợ ông và ngay chính cả mạng sống của ông.

Nguyễn Huy Thiệp miêu tả những mâu thuẫn khát khao của con người với chính hoàn cảnh sống của họ khi những nhân vật đã đạt được họ mong muốn nhưng điều đó khi họ đạt được rồi thì lại trở lên hư vô như chàng Sạ con trai ông Pành trong truyện ngắn cùng tên. Chàng luôn khao khát làm được điều gì đó để trở nổi tiếng và chàng đã đi lưu lạc khắp nơi tham gia phong trào Cần Vương rồi đi sứ nước nào xa xôi ghê lắm, chàng là niềm tự hào của dân bản. Và rồi điều chàng mong muốn đã làm được, nhưng đó cũng trở lên vô nghĩa. Sau này người dân bản nhắc lại thì chàng toàn lảng tránh, trước khi qua đời chàng nói lại rằng: “Quãng đời bình thƣờng cuối cùng ta sống ở bản Hua Tát nhƣ mọi ngƣời đời, mới thực chính

là sự tích phi thƣờng mà ta lập đƣợc!” [18, 306]. Những điều khát khao to lớn

mà người ta thường mong mỏi cuối cùng đều trở lên hư vô. Và rồi quãng thời gian sống bình dị lại là khoảng thời gian người ta trở lên hạnh phúc. Rồi đến nàng Bua trong truyện ngắn cùng tên nàng vẫn sống với chín đứa con mà nàng không biết bố của những đứa bé là ai, và đến khi nàng có người chồng danh chính ngôn thuận thì nàng đã rơi những giọt nước mắt trong đêm hợp cẩn và hạnh phúc đến với nàng không bao lâu thì đã ra đi khi sinh đứa con thứ mười với người chồng của mình: “Đáng lẽ ra Bua sẽ sinh với ngƣời chồng đƣợc thừa nhận của mình đứa con nữa, đứa con thứ mƣời, nhƣng ngƣời đàn bà ấy không quen sinh nở trong sự đầy đủ và nền nếp cổ truyền. Nàng sẽ chết khi trở dạ đẻ

giữa đống màn chăn ấm áp”[18, 286].

Nguyễn Huy Thiệp đã miêu tả nhân vật của mình trên những mâu thuẫn xung đột giữa những khát khao của chính họ với chính cuộc sống của họ. Nhưng để rồi ngoảnh lại hạnh phúc tất cả chỉ là hư vô. “Điều ngƣời ta, ai đã chẳng từng

săn đuổi bao điều phù du”. Nghệ thuật xây dựng miêu tả của Nguyễn Huy Thiệp

rất thành công khi miêu tả xung đột của những khát khao ước mơ của họ với hoàn cảnh sống. Và rồi dù thành công hay thất bại họ đều tìm ra câu trả lời cho mình.

Tiểu kết

Dưới ngòi bút của Nguyễn Huy Thiệp con người Tây Bắc hiện lên với những phẩm chất bình dị và mộc mạc với những vẻ đẹp con người nơi núi rừng không

những đẹp về hình dáng diện mạo còn đẹp cả về phẩm chất tâm hồn sống luôn giản

Một phần của tài liệu thiên nhiên và con người tây bắc trong tác phẩm những ngọn gió hua tát của nguyễn huy thiệp (Trang 48 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)