1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đa dạng thành phần loài và thành phần hóa học tinh dầu của một số loài thuộc chi quế (cinnamomum) và chi bời lời (litsea) ở khu bảo tồn thiên nhiên pù huống, nghệ an

88 526 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 26,55 MB

Nội dung

Trang 1

NGUYEN THANH LAM

DA DANG THANH PHAN LOAI VA THANH PHAN HOA HOC TINH DAU CUA MOT SO LOAI THUOC CHI QUE (CINNAMOMUM) VA CHI BOI LOI (LITSEA)

O KHU BAO TON THIEN NHIEN PU HUONG, NGHE AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Trang 2

NGUYEN THANH LAM

DA DANG THANH PHAN LOAI VA THANH PHAN HOA HOC TINH DAU CUA MOT SO LOAI THUOC CHI QUE (CINNAMOMUM) VA CHI BOI LOI (LITSEA)

O KHU BAO TON THIEN NHIEN PU HUONG, NGHE AN

Chuyên ngành: Thực vật học Mã số: 60.42.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

TS PHAN XUÂN THIỆU

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Luận văn này được thực hiện tại Bộ môn Thực vật và Bộ môn Sinh lý - Hoa sinh, Khoa Sinh học, trường dai hoc Vinh Đề hoàn thành đề tài, ngoài sự có gắng của bản thân tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình, chu đáo

của TS Phan Xuân Thiệu — giảng viên Khoa Sinh hoc va K¥ su Vii Ngoc Thao - nguyên cản bộ Phân viện điều tra rùng Bắc Trung Bộ Xin được tỏ lòng biết ơn sâu sắc và ghi nhận về sự giúp đỡ nhiệt tình, quý báu mà tác giả đã nhận

được

Qua đây, tôi cũng xin chân thành cảm on Ban Giam hiéu, Khoa Sau đại

học, Ban chủ nhiệm khoa Sinh học cùng quỷ thay cô gido B6 mon Thuc vat, Bộ môn Bộ môn Sinh lý - Hóa sinh truong Dai hoc Vinh; Khu bao tôn thiên

nhiên Pù Huống, Trạm kiểm lâm Bình chuẩn, Trạm phòng hộ Qwỳ Hợp cũng nhat chính quyền và nhân dân hai xã Bình Chuẩn huyện Con Cuông và Nam Sơn huyện Qu) Hợp đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quả trình diéu tra thu mau

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới tất cả những người thân trong gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong suối quá trình học tập và thực

hiện luận văn

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Vinh, thang 9 nam 2013

Trang 4

MUC LUC MO DAU ooo eeceececscsssseecssseeesseeseseeesseeessveesnnsesrineeesseeeareseesseestieesnenseeensees 1 Ra ga 1 2 Mục tiêu của dé tai ee cece cece ces eeeeseeseessecereeteseeeestsevereateeeeeeseseeanes 3 Chương 1 TỎNG QUAN - S2 221222212127221221 1e 4

1.1 Tình hình nghiên cứu thực vật trên thế giới và ở Việt NÑam 4

1.2 Nghiên cứu về họ Long não trên thế giới và ở Việt Nam 6 1.3 Nghién ctru vé tinh dau cia chi Cinnamonum va chi Litsea trén thé BURA+x:NUà 4128): ti 9 589/19 1(6 2.7) 0N at 9 1.3.2 Chi Bời lời (7⁄i/5€4) -. :-c S+* St 22ES3E SE hit 12

1.4 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu 14 1.4.1 VỊ trí, quy mô, diện tícH ¿+ - 22 2222 32522 *szsxesrsxss 14

1.4.2 Địa chất thô nhưỡng 2 2 S2 2212125221252 121212121212112121xe 14

1.4.3 Khí hậu, thủy văn -c Sàn 3E Hành rớt 14 1.4.4 Tài nguyên rừng và đa dạng sinh học ¿+ +2 s2 +s+ 5s 52 15

Chương 2 ĐÓI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18

2.1 Đối tượng nghiên cứu + ©2222 2221255212125 11212111111211 1111 xe 18 2.2 Phương pháp nghiên cứu - c5 22 3322211221512 35E 25x15 rsx 18 2.2.1 Phương pháp điều tra - S221 1121212121121 erre 18 2.2.2 Phương pháp thu mẫu ngoài thực địa - 2 +s+sz s2 s2 s2 19 2.2.3 Phương pháp ép mẫu - ¿2 2 ¿2222222ESE2E2E2121212E222222212 2x22 19 2.2.4 Phương pháp xác định tên khoa học -.- - ¿+52 5+5 52*s+5>>s 19 2.2.5 Phương pháp xác định giá trị sử dụng + ++ 20 2.2.6 Phương pháp đánh giá đa dạng thành phần loài 20 2.2.7 Phương pháp thu mẫu và phân tích tinh dâầu 20

Chương 3 KÉT QUÁ VÀ BÀN LUẬN 2: 2222222 222252222222 2xe 22

Trang 5

3.2 Đặc điểm thực vật các loài bổ sung cho danh lục thực vật KBTTN Pù Huống SE SE 1181211212121 2122112121122 re 25

E n9 9 2 0a 26 3.2.2 Chi Litsea (Mang tang) - 0 22221121132 he, 32 3.3 Giá trị sử dụng của các loài nghiên cứu - ¿5 5:2 25 s2 52 s52 38

3.4 Đặc điểm tinh dầu của một số loài chỉ Ci„n„amomum và Litsea 38 Kằn9 00 ,.2., 0886e/./aAÍ ceceeeeseeseesaees 38 E90 54

KÉT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ 222 2 22522125121121221222122222 xe 65

KẾt luận 22222 2221211221221111122112121112112112112112 re 65

Kiến 12107 cece ceeee ce ceececeeeeceseeceeeseeeeeceseeeeseeeeesssetsseseseeeeeeeeeses 65

Trang 6

DANH MUC CAC Ki HIEU HOAC CHU VIET TAT mm Oil KBTIN VQG Nhóm cây làm thuốc

Nhóm cây cho tính dau

Trang 7

DANH MUC CAC BANG SO LIEU

Trang Bảng 3.1 Danh luc thuc vat chi Cinnamomum va Litsea 6 KBTTN Pu Huống

Bảng 3.2 So sánh đa dạng loai cua cac chi Cinnamomum va Litsea 6 KBTTN Pù Huống với các VQG khác 2-2-2222 2212112121212212121222122212 se 24 Bảng 3.3 So sánh đa dạng loai chi Cinnamomum và Lifsea ở KBTTN Pù Huống so với Việt Nam 2-2222 E121215222121122212122221212212121 se 24

Bang 3.4 Cac loai chi Cinnamonum va Litsea bé sung cho danh luc thuc vat

KBTTN Pù Huống - 222 SE 21215E21215222121272121222212122122 re 25

Bảng 3.5 Công dung mét s6 loai thudéc chi Cinnamomum va Litsea 6 Pu

Hung ooo ceccccececcecssesesessevesesseveseesesesessevesessevescesesescesssescesseseseseseseeseseeeeees 38

Bảng 3.6 Thành phần hoá học tinh dầu vỏ cành và lá cây Re đỏ 39

Bang 3.7 Thanh phan hoa hoc tinh dầu vỏ cành và lá cây Quê ô được 4⁄2 Bảng 3.8 Thành phần hoá học của tinh dau lá cây Quế trèn gân hình thang 45

Bảng 3.9 Thành phần hoá học của tinh dau lá cây Quế cuống dài 47

Bảng 3.10 Thành phần hoá học của tinh dau lá cây Quế bạc - 49

Bang 3.11 Thanh phan chính trong tinh dầu một số loài thuộc chi Quế .52

Bang 3.12 Thanh phan hoa hoc tinh dau qua, vo và lá cây Màng tang 55

Bảng 3.13 Thành phần hoá học tinh dầu cây Bời lời Trung bộ 58

Bảng 3.14 Thành phần hoá học tinh dầu cây Bời lời gân nhọn 61

Trang 8

MỞ ĐÀU

1 Đặt vấn đề

Họ Long não (Lauraceae) là một họ thực vật có hoa nằm trong bộ Long

não (Laurales) Họ này chứa khoảng 55 chi và trên 2500 loài phân bố rộng khắp thế giới, nhưng chủ yếu ở vùng nhiệt đới, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á và Brazil [theo 63] Ngoài ra, các loại cây thân gỗ trong họ Long não (Lauraceae) lại chiếm ưu thé trong các cánh rừng Nguyệt Quê ở một số vùng

cận nhiệt đới, ôn đới thuộc Bắc và Nam bán cầu, bao gồm các đảo thuộc

Macaronesia, mién Nam Nhat Ban, Madagascar va mién Trung Chile [theo 5] Nhiều loài cây có giá trị trong họ Long não được biết đến như Quế thanh (Cinnamonum cassia), Qué rừng (C imers) Bộp lá xoan ngược

(Actinodaphne obovata), Boi loi chanh (Litsea cubeba) trong nhom cây

lam thudéc: Qué bdi loi (C polydelphum), Qué thanh (C cassia), Re huong (C balansae), Boi loi trung bé6 (L griffith) trong nhom cay cho gd Va dic biệt là nhóm cây cho tinh dầu khá phong phú với một số đại diện như: Re cuống dài (C /ongepetiolam), Quế thanh (C cassia) Long não (C

camphora), Boi loi chanh (L cubeba), Bời lời nhớt (L ghinosa), Bời lời

dang (LZ umbellata), Re huong (C balansae), Re trang mii mac (Phoebe lanceolata) [23]

Ở Việt Nam đã có nhiều tác giả đã giới thiệu về họ Long não trong những nghiên cứu của mình như Lê Khả Kế (1969 - 1976) [17]: Võ Văn Chị, Dương Đức Tiến (1978) [10]: Nguyễn Tiến Bân và cộng sự (1984) [4] Phạm Hoàng Hộ (1991,1999) đã vẽ hình và mô tả 243 loài thuộc 18 chi thuộc họ

Long não [15]

Nhiều công trình nghiên cứu về đa dạng thực vật ở các vùng khác nhau cũng đã đề cập đến chi Quế và Bời lời Năm 1996, Phùng Ngọc Lan và nnk,

trong nghiên cứu hệ thực vật Cúc Phương, đã cơng bố 9 lồi thuộc

Cinnamonum va 12 loai thudc Litsea [19] Khi khao sát hệ thực vật Sông Đà

Trang 9

12 loai Litsea [20] Nam 2000, Viện Điều tra quy hoạch rừng đánh giá đa

dạng hệ thực vật Bến En, đã xác định được 7 loài thuộc Cimn„amomum và 8

loài thuộc 7¿/sea [35] Nguyễn Nghĩa Thìn va cộng sự đã mô tả 18 loài

Cinnamonum va 21 loai Litsea trong danh lục thực vật Pù Mát (2004) [29],

14 loai Cinnamomum va 15 loai Litsea trong hệ thực vật Bạch Mã (2003) [30], 2 loai Cinnamomum va 5Š loài Lifsea ở khu hệ thực vật Na Hang (2006) [28], 3 loai Cinnamomum va 6 loai Litsea 6 Sa Pa - Phan xi Pan (1998) [32]

Danh gia da dang thuc vat 6 Vuon Quéc gia Xuân Liên, Đỗ Ngọc Đài và

cộng sự (2010) đã đề cập đến 10 loai trong chi Cinnamomum va 10 loai thudc chi Litsea [13]

Trong "Danh lục các loài thực vật Việt Nam" - một công trình nghiên

cứu được đánh giá là tương đối đầy đủ về họ Long não xuất bản năm 2003,

Nguyễn Kim Đào đã giới thiệu về đặc điểm thực vật học, sự phân bố của họ Long não ở các khu vực khác nhau trên cả nước với sự có mặt của 45 loài chi

Cinnamommm và 55 loài chị Lifsea [ 14]

Khu BTTN Pù Huống có 36.458 ha diện tích rừng với hai kiểu rừng

chính: rừng thường xanh đất thấp và rừng thường xanh núi thấp (Báo cáo của

Khu BTTN Pù Huống, 2010 [1]) Theo số liệu điều tra ban dau, hé thực vật ở

KBTTN Pù Huống có 1.122 loài thực vật bậc cao, thuộc 175 họ, 584 chi (Bao

cáo của Khu BTTN Pù Huống, 2010 [1]) Cụ thể: ngành Thông đất có I họ, 2

chi, 4 loài: ngành Cỏ tháp bút có 2 họ, 2 chị, 7 loài; ngành Dương xỉ có 17 họ, 33 chi, 65 loài; ngành Hạt trần có 7 họ, 9 chi, 14 loài: ngành Hạt kín có 138 họ, 533 chị, 1.032 loài (trong đó lớp Hai lá mam cé 112 họ, 444 chi, 874 loài

và lớp Một lá mầm có 26 họ, 89 chi, 158 loài) Về giá trị sử dụng, có 12 loài

thực vật cho tính bột; 15 loài cho dầu béo, 40 loài cho quả và hạt ăn được, 41 loài làm rau và gia vị, 6 loài cho chất nhuộm, 21 loài cho tanin, 4 loài song

mây, 39 loài làm cảnh và 220 loài thuộc nhóm cây cho gỗ Tuy nhiên, việc

đánh giá tiềm năng của hệ thực vật ở đây còn những hạn chế, đặc biệt là

Trang 10

nói chung, các chi Quế và Bời lời nói riêng, đồng thời bố sung thêm dẫn liệu

cho khu hệ thực vật Pù Huống, chúng tôi thực hiện dé tai: “Da dang thanh

phân loài và thành phần hóa học tỉnh dầu của một số loài thuộc chỉ Quế

(Cinnamomum) và chỉ Bời lời (Lisea) ở Khu bảo tôn thiên nhiên Pù

Huống, Nghệ An”

2 Mục tiêu của đề tài

- Danh gia da dang thanh phan loai cia chi Qué (Cimnamomum) va chi Boi di (Litsea) trong ho Long não ở Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, Nghệ An

- Cung cấp dẫn liệu về thành phần hoá học tinh dầu của một số loài

Trang 11

Chương 1 TONG QUAN

1.1 Tình hình nghiên cúu thục vật trên thế giới và ở Việt Nam

Ngay từ khi mới hình thành con người đã biết dựa vào thiên nhiên để sống, trong đó thực vật đóng vai trò rất quan trọng Từ chỗ ban đầu chỉ sử dụng thực vật làm thực phâm, con người đã từng bước tìm hiệu, nghiên cứu đối tượng này để phục vụ cho những mục đích khác Đến nay, những nghiên cứu về giới thực vật cho thấy, chúng không chỉ đa dạng về thành phần loài mà còn đa dạng về hình thái, sinh thái và công dụng Đề đạt được những tri thức về giới thực vật ngày nay đó là nhờ công lao của nhiều nhà khoa học đã kế thừa và phát triển xây dựng lên

Những nghiên cứu đầu tiên về thực vật đã có ở Ai Cập (3.000 năm TCN)

và ở Trung Quốc (2.200 năm TCN) Trong các tác phẩm của mình, Walters và

Hamilten (1993) da théng ké dugc 1,4 triéu loai sinh vat, trong d6, 6 ving nhiét

đới có khoảng 90.000 loài thực vật, còn ở vùng ôn đới Bắc Mỹ và Âu, Á có 50.000 loài Điều đó chứng tỏ hệ thống thực vật nhiệt đới vô cùng phong phú về thành phân loài [theo 40]

Cho đến thế kỷ XIX, việc nghiên cứu các khu hệ thực vật đã thực sự phát

triển mạnh mẽ với nhiều công trình có giá trị được công bố như: Thực vật chí

Hồng Công, thực vật chí Anh (1869), thực vật chí Án Độ 7 tập (1872-1897),

thực vật Vân Nam (1977), thực vật chí Malayxia, thực vật chí Trung Quốc, thực vật chí Liên Xô, thực vật chí Australia, thực vật chí Thái Lan (theo [31])

Ở Việt Nam, ngồi những tác phẩm cơ điển của Loureiro (1790), của Pierre (1879 - 1907), từ những năm đầu thế kỷ XX đã xuất hiện một công

trình nổi tiếng, là nền tảng cho việc đánh giá tính đa dạng thực vật Việt Nam, đó là bộ "Thực vật chí Đông Dương" do Lecomte chủ biên (1907 - 1951)

Trong công trình này, các tác giả người Pháp đã định tên, lập khoá mơ tả các

lồi thực vật có mạch trên toàn bộ lãnh thổ Đông Dương [theo 39] Về sau,

Trang 12

Aubréville cùng với nhiều người khác đã biên soạn bộ "Thực vật chí

Campuchia, Lào và Việt Nam" (1960 - 1997) gồm 29 tập tập trung mô tả 74 họ cây có mạch [theo 39]

Từ những tài liệu nói trên, Thái Văn Trừng (1978) đã thống kê hệ thực vật Việt Nam có 7.004 loài, 1.850 chi và 289 họ [33] Cụ thể hơn, ngành Hạt kín có 3.366 loài (90,9%), 1.727 chi (93,4%) và 239 họ (82,7%): ngành Hạt trần có 39 loài (0,5%), 18 chi (0.9%) và 8 họ (2.8%): ngành Dương Xi và họ

hàng Duong Xi có 599 loài (8,6%), 205 chi (5,57%) và 42 họ (14.5%) [33]

Năm 1965, Pócs Tamás đã thống kê: ở Miền Bắc có 5.190 loài thực vật [theo 39] Đến năm 1969, Phan Kế Lộc đã bồ sung, nâng số loài lên 5.609 loài thuộc 1.660 chi và 140 họ (xếp theo hệ thống Engler), trong đó có 5.069 loài

thực vật Hạt kín [theo 39] Cùng khoảng thời gian này, nhà xuất bản Khoa

học Kỹ thuật đã xuất bản bộ sách "Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam" gồm 06

tập do Lê Khả Kế chú biên [17] và Phạm Hồng Hộ cơng bố 02 tập “Cây cỏ

Miền Nam Việt Nam” giới thiệu 5.326 loài, trong đó có 60 loài thực vật bậc thấp và 20 loài Rêu, còn lại 5.246 loài thực vật có mạch [115]

Đề phục vụ công tác khai thác và bảo tồn tài nguyên thực vật, Viện Điều

tra Quy hoạch Rừng đã xuất bản bộ “Cây gỗ rừng Việt Nam” (1971 - 1988)

gồm 7 tập, giới thiệu chỉ tiết các loài cùng với hình vẽ minh hoạ [34] Trần

Đình Lý và nnk (1993) cơng bố “1.900 lồi cây có ích ở Việt Nam” [22]

Năm 1996, các nhà thực vật Việt Nam đã cho xuất bản cuốn "Sách đỏ Việt

Nam" phần Thực vật đã mô tả 356 loài quý hiếm ở Việt Nam có nguy cơ tuyệt chủng và được bồ sung tái bản năm 2007 [6]: Võ Văn Chi (1997) công

bố” Từ điển cây thuốc Việt Nam” [10] Đáng chú ý nhất phải kế đến bộ “Cây

cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ (1991 - 1993) xuất bản tại Canada và đã

được tái bản có bồ sung tại Việt Nam [15] [20] Đây là bộ sách đầy đủ và dễ

sử dụng, góp phần đáng kể cho việc tra cứu về hệ thực vật Việt Nam Bên cạnh đó, một số họ có giá trị đã được nghiên cứu chỉ tiết như họ Thầu dầu

Trang 13

Nguyễn Tiến Bân-2000) [3] Những tài liệu này góp phần làm cơ sở cho việc

nghiên cứu phân loại thực vật Việt Nam

Bên cạnh đó, việc đánh giá đa dạng khu hệ thực vật từng vùng cũng đã

được quan tâm nghiên cứu Nguyễn Tiến Bân, Trần Đình Đại, Phan Kế Lộc

(1984) đã công bố “Danh lục thực vật Tây Nguyên” [4]: Phan Kế Lộc, Lê Trọng Cúc (1997) giới thiệu “Danh lục thực vật Sơng Đà” [20]: Phạm Hồng

Hộ (1985) thống kê “Danh lục thực vật Phú Quốc” [15]: Lê Trần Chấn, Phan Kế Lộc, Nguyễn Nghĩa Thìn, Nông Văn Tiếp (1994) đánh giá hệ thực vật Lâm

Sơn, Lương Sơn (Hoà Bình) [9]: Nguyễn Nghĩa Thìn và Nguyễn Thị Thời

(1998) đã giới thiệu 2.024 loài thực vật bậc cao, 771 chị, 200 họ thuộc 6 ngành

của vùng núi cao Sa Pa - Phan S¡ Pan [32]

Gần đây, “Danh lục các loài thực vật Việt Nam”-công trình tổng hợp đầy đủ nhất từ trước tới nay đã được công bó Cuốn sách đã giới thiệu 368 loài Vi

khuẩn lam, 2.200 loài Nắm, 2.176 loài Tảo, 461 loài Rêu, 1 lồi Quyết lá

thơng, 53 lồi thơng đất, 2 loài Cỏ tháp bút, 691 loài Dương xỉ, 69 loài Hạt trần, và 13.000 thực vật Hạt kín, đưa tổng số các loài thực vật được biết ở

Việt Nam lên trên 20.000 loài [3]

1.2 Nghiên cứu về họ Long não trên thế giới và ở Việt Nam

Họ Long não (Lauraceae) đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm bởi tính đa dạng, phong phú của nó Người đầu tiên nghiên cứu về taxon này là Jussieu (1789-1824) Họ Long não trên thế giới có khoảng 55 chỉ và

trên 2.500 loài, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, đặc biệt là

vùng Đông Nam A va Braxin [45] Chi Qué (Cinnamomum) c6 khoang 250 loài va chi Boi ldi (Litsea) cé khoang 400 loai, 1a cây gỗ hay cây bụi, phân bố ở vùng á nhiệt đới và nhiệt đới Châu Á và Australia [45]

Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến họ Long não

như Lê Khả Kế (1969 - 1976) [17]: Võ Văn Chi, Dương Đức Tiến (1978)

Trang 14

Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thanh Nhàn (2004) nghiên cứu hệ thực vật

Pù Mát đã công bố 18 loài thuộc chỉ Cữnamomim và 21 loài thuộc chi Litsea

[29] Đỗ Ngọc Đài (2010) đã công bố ở Vườn quốc gia Xuân Liên với 10 loài

trong chi Cinnamomum va 10 loai trong chi Litsea [13] Viện Điều tra quy

hoạch rừng điều tra đa dạng hệ thực vật Bến En (2000), đã xác định được 7 loài

thudc chi Cinnamomum va 8 loai thudc chi Litsea [35] Nguyén Nghia Thin,

Mai Văn Phô (2003), nghiên cứu da dạng hệ thực vật Bạch Mã đã thống kê được l4 loài thuộc chỉ C#wzamowmmn và 15 loài thuộc chỉ 77/sea [30] Phùng Ngọc Lan và cộng sự (1996), nghiên cứu hệ thực vật Cúc Phương đã công bố 9

loai thudc chi Cinnamomum va 12 loai thudc chi Ƒ¡/sea [19] Khi nghiên cứu

hệ thực vật Sông Đà (1997), Lê Trần Chấn và cộng sự đã thống kê được 15 loài

Cinnamomum và 12 loài thuộc chi Litsea [20] Nguyễn Nghĩa Thìn đã thống kê

dugc 3 loai thudc chi Cinnamomum, 6 loai thudc chi Lifsea khi nghiên cứu hệ thực vật ở Sa Pa - Phan xi Pan (1998) [32]; 2 loai thudc chi Cinnamomum, 5

loài thuộc chi Ƒ7/sea trong khu hệ thực vật Na Hang (2006) [32]

Nghiên cứu đầy đủ nhất về họ Long não là công trình của Nguyễn Kim Đào (2003) Tác giả đã nghiên cứu về đa dạng và phân bồ của các loài trong họ Lauraceae ở các khu vực khác nhau trên cả nước Kết quả được tổng hợp

và giới thiệu trong "Danh lục các loài thực vật Việt Nam" với 265 loài thuộc

21 chi, trong do chi Cimmamomum co 45 loai va chi Litsea co 55 loai [14]

Theo các tài liệu tập “Cây cỏ Việt nam” của Phạm Hoàng Hộ, 1999-2000

và "Tài nguyên cây gỗ Việt Nam" của Trần Hợp, 2002, họ Long não có những đặc điểm như sau:

- Dạng sống: Các chỉ thuộc họ này thường gặp là những cây gỗ lớn (C parthenoxylon), gỗ trung bình hay g6 nhé (Lindera aggregata), c6 khi cây bụi (L viridis), it khi la dây leo ky sinh (chi Cassy/ha) Cây thường sống lâu năm

Trang 15

léng, mét sé cé léng (L glutinosa), hay co canh (Endiandra firma) Long bao phủ thường là màu nâu xám, sôcôla, hoặc lông mịn lúc non Cành non màu xanh, thường có chổi ngủ đông Trong thân có tế bào tiết dầu thom, vi thế vỏ thường có mùi thơm

- Lá: Thường gặp là lá đơn nguyên, mọc cách, ít khi mọc đối kích

thước lớn nhỏ khác nhau, có nhiều hình dạng như hình bầu dục tròn dài (C

magnificum), bau duc dai (Persea mollis) hay thon hep (Beilschmiedia poilanei, L elongata), géc lá chót buồm hay hình tròn hoặc nhọn: chóp lá có thể nhọn hay tù hay dạng kéo dài: lá thường chụm ở chót nhánh, mép lá nguyên: gân lá hinh léng chim (L.wmbellata) hay có 3 gân chính từ gốc giống như gân hình cung (C sericans) hay hệ gân đơn giản: lá nhẫn hay chỉ có lông

ở một mặt hoặc có lông ở cả 2 mặt, thường có màu nâu; không có lá kèm; lá

có tế bào tiết dầu thơm

- Cum hoa: Hoa nhỏ mọc thành cụm, hình chùy hay hình xiêm tán giả ở

đầu cành hay 6 nach 14 (C camphora, L.glutinosa) Hoa thường hướng lên ngọn

- Hoa: Thường gặp là hoa đều, mẫu 3, lưỡng tính, có khi đơn tính Bao

hoa 6 mảnh, xếp 2 vòng Nhị 9 xếp 3 vòng, đôi khi có thêm I vòng nhị lép ở

gốc chỉ nhị nhị thường mang 2 túi mật Bao phấn 2-4 ô, mở bằng lỗ nắp đậy

Bộ nhụy thường có một lá nỗn (đơi khi 3 dính lại) tạo thành bau 1 6

- Quá: Thuộc loại quả hạch hay quả mọng, thường có đài dính liền phát triển thành dạng đấu dưới quả hay đề hoa lớn bao quanh lấy quả trông như bầu dưới: quả thường không lông, xoan hoặc tròn

Nhiều loài trong họ Long não được khai thác và sử dụng vào các mục đích khác nhau như:

- Nhóm cây làm thuốc: Quế thanh (Ci„namomuim cassia), Qué rimg (C iners), Bộp lá xoan ngược (1cfinodaphne obovafa), Boi loi chanh (Litsea cubeba),

Trang 16

- Nhóm cây cho tinh dầu khá phong phú với một số đại diện như: Re cuống dài (C longepetiolatum), Qué thanh (C cassia) Long não (C camphora), Bời lời nhớt (L giwinosa), Bời lời đắng (L ưnbellafa), Re trắng

mũi mác (Phoebe lanceolafa), Re hương (C balansae)

1.3 Nghiên cứu về tinh dau ctia chi Cinnamomum va chi Litsea trén thé giới và ở Viét nam

Tinh dầu là hỗn hợp các hợp chất hữu cơ có cấu tạo phức tạp và khác

nhau về tính chất lý học và hóa học, nhưng có một số đặc tính chung như có

mùi thơm, có khả năng bay hơi, dễ tan trong dung môi hữu cơ [8]

Tỉnh dầu có thể có ở các bộ phận khác nhau như lá, hoa, quả, vỏ và thân, rễ Trong đời sống thực vật, tỉnh dầu có vai trò bảo vệ cây khỏi các tác

dụng của sâu bệnh, che phủ các vết thương ở cây gỗ, ngăn chặn các bệnh do nấm và biến đồi sức căng bề mặt của nước trong cây thúc đầy sự vận chuyên nước và tăng cường hiệu quả của các phản ứng enzIim (theo [8]) Trong đời sống con người, ngay từ xa xưa, tinh dầu đã được khai thác và sử dụng vào

các mục đích khác nhau Đến nay, cùng với sự phát triển của khoa học, tinh

dầu ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong công nghệ thực phẩm, trong hóa mỹ phẩm trong công nghiệp và y dược học

1.3.1 Chi Qué (Cinnamomum)

Trên thé gidi, trong 250 loai cia chi Qué (Cinnamomum) thi cé trén 100 loai

đã được nghiên cứu Trong đó một số loài đã được nghiên cứu khá sâu như: loài

Long não (C eamphora) ở Trung Quốc đã xác định thành phần hóa học chính của tỉnh dầu lá là camphor (83,87%), loài Xá xị (C parhenoxyiưm) có các thành phần chính là œ-pimen (22,41%), sabinen (12,71%) và terpinen-4-ol (21,21%), loài C platyphyllum cé thành phần chủ yếu là trans-methyl iso-eugenol (94.049), loài C septentrionale la trans-methyl iso-eugenol (85,71%) [52]

Trang 17

chất khác đã được xác định như 3-phenypropanal, (Z)-cinnamic aldehyd, coumarin, benzaldehyd, eugenol, B-caryophyllen, camphor, linalool Tinh

dầu từ lá Quế thanh có màu nâu nhạt và thành phần hóa học có nhiều khác

biệt với tinh dau từ vỏ [42]

Vỏ của loài Quế trèn (C ðzrzmammi) chứa 1.0-4.0% tỉnh dầu, thường không màu hoặc có màu vàng nâu nhạt với thành phần chính cũng là

cinnamaldehyd (60-85%) Các hợp chất khác có hàm lượng đáng kề gồm: 1,8-

cineol, a-terpineol, camphor, terpinen-4-ol, borneol, a-pinen, B-caryophyllen, para-cymen, camphen , khéng co eugenol Cinnamaldehyd ciing la thanh phần chủ yếu của tinh dầu 1a Qué trén, nhung camphor lai 1a thanh phan chinh

của tỉnh dầu vỏ rễ [44]

Ở Long não (C camphora) tinh dầu có trong hầu hết các bộ phận: 1-3% trong gỗ: 0,5-2.5% trong lá và 04-15% trong hoa, quả Thành phần chủ yếu của tỉnh dầu Long não là camphor với hàm lượng trung bình 48-50% Dựa vào các hợp chất hóa học chủ yếu trong tinh dầu, người ta đã xác định được nhiều nòi hóa học (chemotype, viết tắt là typ) khác nhau trong loài Long não [40] Ở Việt Nam và Trung Quốc hiện đã phân biệt được 8 nòi hóa học: Camphor typ, Borneol typ, ơ-phellandren typ, Iso-nerolidol typ, Linalool typ, Cineol typ, Sesquiterpen typ và Safrol typ [12], [40]

Với loài C glanduliforum thi trong tính dầu lại chứa hợp chất chính là ơ-pinen (50-60%), sau đó là dipenten, camphor, borneol và cineol Tỉnh dầu cất từ vỏ và từ lá đều có thành phần tương tự nhau, nhưng hàm lượng tinh dầu

trong vỏ cao hơn nhiều so với ở lá (1,0 - 4,0% trong vỏ: 0,3 - 0,8% trong lá và chéi non) Tinh dầu từ vỏ có màu nâu nhạt, sánh, vị cay, thơm, ngọt, nóng,

nặng hơn nước với thành phần chính là (E)-cinnamaldehyd (70-95%), ngoai ra còn nhiều hợp chất khác [42]

Trang 18

(Z)-methyl cinnamat, 1,8-cineol, safrol, limonene, linalool, elemicin, [52]

Tinh dầu của các loài C inunctum va C wilsonii phân bố tại Trung Quốc lại chứa chủ yếu là cineol, ngoài ra còn nhiều hợp chất khác (trong đó đáng chú ý la linalool, camphor, cinnamic aldehyd ) [51]

O Viét Nam, chi Cinnamomum hién c6 45 loai (theo [14]) Hầu hết các loài trong chi Cinnamomum déu chia tinh dau, tuy nhiên hàm lượng và thành

phần hóa học của tinh dầu ở mỗi loài thường khác nhau Thành phần chủ yếu

của tỉnh dầu ở một số loài là cinnamaldehyd, ở những loài khác lại là các hợp

chat nhu eugenol, camphor hay safrol

Nguyễn Xuân Dũng và cộng sự đã có nhiều nghiên cứu tinh dầu của một

số loài thực vật ở Việt Nam thuộc chi Qué nhu: C albiflorum, C

parthenoxylon, C loureirii, C camphora [{26], [39], [41],[43] Đặc biệt với cay Long nao (C camphora), tac gia da danh giá về hàm lượng cũng như sự tích lũy tính dầu ở các bộ phận khác nhau từ cây non đến cây trưởng thành cũng như nhân giống và triển khai sản xuất trên quy mô công nghiệp [12].[43] Trong những nghiên cứu khác, ở loài Xá xị (C parthenoxylon), thành phần chính của tính dầu trong gỗ là safrol (90.3%), trong rễ là benzyl benzoat (52%) [44] Thành phần hóa học tính dầu chính của loài C cambodianum \a a-terpineol (33,4%), linalool (22,4%) và terpinen-4-ol (13,3%), cia C albiflorum la eugenol (37%), 1,8-cineol (29,2%) [39] Loai C longipetiolafum có thành phần chính của tinh dau lá là camphora (85.7%) và œ- pmnen (2,7%) [47]

Mặt khác, cùng một loài nhưng thành phần và tỷ lệ các chất có trong tinh

dầu ở những bộ phận khác nhau lại khác nhau Ví dụ ở loài Qué don (C cassia), ham lugng tinh dau trong vo kha cao va thay đổi từ 1,0% - 4,0%; con

Trang 19

(Z)-cinnamic aldehyd, salicylaldehyd, benzyl benzoate, phenylpropanal : thường không chứa eugenol hoặc không đáng kể Thành phần chủ yếu của tinh dầu lá quế đơn cũng là (E)-cinnamaldehyd (70-90%), ngoài ra còn có khoảng 20 hợp chất khác, trong đó có 2-methoxyeinnamaldehyd: benzaldehyd: salicylaldehyd; phenylpropanal: (E)-cinnamal acetat, coumarin Chồi búp của Quế đơn cũng chứa tới 1.9% tỉnh dầu với thành phần chủ yếu là các aldehyd (80%) [Š1] [52]

Cùng một loài nhưng ở những khu phân bố khác nhau thành phần tỷ lệ các chất không giống nhau Ví dụ, loai Qué don (C cassia) & Australia, tinh dầu vỏ gồm khoảng 40 hợp chất, trong đó chủ yếu là cinnamic aldehyd

(87.0%), tiếp đến là benzaldehyd (4.7%), 2-phenylethanol (2,5%), 3-

phenylpropanal (2,0%), 1,8-cineol (0,7%), 4-ethylguaiacol (0,5%), ethyl cinnamat (0,4%), cuminaldehyd (0,4%), chavicol (0,3%) va counarin (0,3%); các thành phần còn lại chỉ có hàm lượng không đáng kế hoặc vết (theo [23]) Nhưng thành phần hóa học của tinh dầu lá Quế đơn trồng tại Trung Quốc chỉ gồm 15 hợp chất, trong đó nhiều nhất là cinnamic aldehyd (74.1%), 2-

methoxycinnamaldehyd (10,5%), cinnamyl acetat (6,6%), coumarin (1,2%),

benzaldehyd (1,1%) các hợp chất còn lại có hàm lượng không đáng kế [52] Còn ở Việt Nam, tinh dầu Quế đơn có hàm lượng (E}>cinnamaldehyd từ 80 -

95%, ngoài ra còn có các hợp chất khác như cinnamyl acetat, cinnamyl

alcohol, coumarin, benzyl benzoat, [51], [52] 1.3.2 Chi Boi loi (Litsea)

Chi Litsea la mét chi lon cua họ Long não Trên thé giới, ch Lifsea co khoảng 400 loài, còn ở Việt Nam, theo Phạm Hoàng Hộ (1991) chi nay có 45

loài và Nguyễn Kim Đào (1994) có 55 loài Tuy nhiên, chỉ một số loài trong chỉ này là có tinh dầu Các nghiên cứu chính cũng tập trung vào cây Màng tang (L cubeba)

Trang 20

là sabinen (62,36%), quả là limonen (22,66%), (E)-citral (25,50%) và œ-citral (37.86%) 24 hợp chất của tinh dầu lá Ƒ ebeba được xác định bằng phương pháp GC/MS Trong số đó (Z)-œ-ocimen (25,11%), 3,7-dimethyl-1,6-octadien- 3-ol (16,85%) và n-transnerolidol (13,89%) là thành phần chính của tỉnh dau

Tinh dầu có hoạt tính kháng khuẩn mạnh [49] Zhu và cộng sự (1993) đã xác

định thành phần hoá học của tinh dau chính của lá L pưngen la 1,3,3-trimetyl- 2-oxabicyclo [2.2.2] octan (59,96%), 1,8-cineol (8,96%) [50] Đối với loai L euosma ở Vân Nam Trung Quốc, tinh dầu quả tươi có hàm lượng 2.59%-3.0%, trong đó aldehyd và xeton chiếm 90% Cấu tử chính được xác định trong tinh

dầu: citral (80,5%) [5 I]

Ở Việt Nam, trong những công trình nghiên cứu về chi 7¿/sea, Nguyễn Thị Tâm và cộng sự (2003), đã phân tích thành phần hoá học của tinh đầu quả và lá cây Mang tang (L cubeba) & huyén Ba Vi, Ha Tây và tìm thấy thành phần chính của tính dầu quả là neral và geranial, trong khi đó thành phần

chính của tinh dau lá là linalool, 1,8-cineol, sabinen, a-terpineol [46]

Trần Đình Thắng và cộng sự (2005) đã nghiên cứu một số loài trong chỉ

Liisea ở vùng Nghệ An và Hà Tĩnh 52 hợp chất từ tinh dầu lá Bời lời hương (L euosma) đã được phân tách bằng phương pháp GC và GC/MS, thành phần

chính của tinh dầu là œ-pinen (11,81%) sabinen (24,86%) và j-pinen

(13.99%) Chưng cất lôi cuốn hơi nước lá tuoi Boi lời clemen (L clemensii)

cho tỉnh dầu với thành phần chính là limonen (12,52%) và B-caryophyllen

(32,68%) Đối với loài Bời lời hoa đơn (7 zmonopefala), tình dầu lá loài này

rất giau B-caryophyllen (40,42%) và limonen (12,43%) Tinh dầu lá Bời lời

đắng (L nbellata) có thành phần chính œ-copaen (11,72%), -caryophyllen

(26,12%) và germacren D (16,15%) [25]

Cây Bời lời mọc vòng ( verficillata) được thu hái ở Vườn Quốc gia Cúc Phương đã được Nguyễn Văn Hùng và cộng sự nghiên cứu (2003) Các tác giả

Trang 21

1.4 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vục nghiên cứu

1.4.1 Vị trí, quy mô, diện tích

Pù Huống là một dãy núi cao nằm theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, độ

cao trung bình toàn khu vực từ 200 - 800m, với các đỉnh cao nhất là Pu Lon

(1.447m) và Pù Huống (1.200m) Khu BTTN Pù Huống với 40.127,7 ha diện tích vùng lõi, nằm trong toạ độ địa lý từ 19915' đến 19929' vĩ độ bắc và 104913!

đến 105°16' kinh độ đông Khu BTTN nằm trong vùng giáp ranh của 5 huyện: Phía Bắc giáp huyện Quế Phong, Quỳ Châu phía Đông giáp huyện Quỳ Hop, phía Tây giáp huyện Tương Dương, phía Nam giáp huyện Con Cuông

Pù Huống là đầu nguồn của sông Cả và sông Hiếu Địa hình Pù Huống

bị chia cắt mạnh và sâu với độ đốc phô biến từ 15” đến 35” tạo nên nhiều sông

suối dốc, hiểm trở như Nam Quang, Nam Guom, Hudi Khi, Hudi Nay (Phia bac); Nam Chao, Hudi Kit, Nam Ngan (Phia Nam)

1.4.2 Địa chất thổ nhưỡng

Điều kiện lập địa Khu BTTN Pù Huống rất đa dạng, các yếu tố địa hình,

địa mạo Độ đốc, độ dày ting dat ảnh hưởng lớn đến chất lượng lập địa Đất đai Khu BTTN Pù Huống chủ yếu là đất Feralít phát triển trên nền

đá mẹ khác nhau, hình thành nên các kiểu đất khác nhau: Phát triển trên nền đá Mácma axít: Phát triển trên nền đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt min, hat thô: Phát triển trên đá Vôi: Phát triển trên đá Phún xuất feralít mùn:

Và kiểu đất hình thành từ phù sa mới nơi địa hình bằng, bãi bồi

1.4.3 Khí hậu, thủy văn

Khí hậu Khu BTTN Pù Huống thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, nằm

trong vùng khí hậu thủy văn Bắc Trường Sơn Ở đây khí hậu phân hóa theo

độ cao, đồng thời có sự khác biệt rõ giữa sườn Bắc so với sườn nam Pù

Huống số ngày mưa, lượng mưa, độ âm ở sườn Bắc cao hơn sườn Nam,

ngược lại lượng nước bốc hơi, nhiệt độ mặt đất, nhiệt độ không khí sườn Nam

Trang 22

Quy Quỳ | Con | Tương

Stt Nhân tô khí hậu

Châu Hợp | Cuông | Dương 1 | Nhiệt độ trung bình năm (°c) 23,1 23,3 23,5 23.6

2 | Nhiét độ không khí cao nhất tuyệt đối | 4l3 40.8 | 420 | 42,7

(°c)

3 | Nhiệt độ tối thấp bình quân tuyệt đối | 04 -03 | 2,0 1,7

(°c)

4 | Nhiét độ mặt đất trung binh(°c) 264 26,7 | 26.4 | 27,0

5| Lượng mưa trung bình năm (l1) 1734 1641 | 1791,0 | 1286,0 6 | Số ngày mưa trung bình năm (ngày) 150 142 139 133

7 |Số ngày mưa phùn trung bình năm 19.6 17,9 220 56

(ngày)

§ | Luong béc hoi trung bình năm (li) 704.0 945,0 813,0 | 867,0

9| Độ âm trung bình năm (%) 86 84 81 64

10 | Dé am tdi thap trung bình năm (%) 65 60 64 59

11 | Lượng mưa trung bình ngày lớn nhất 290 208 249 192

(li)

Nguôn:[1]

1.4.4 Tài nguyên rừng và đa dạng sinh học

Sự đa dạng khí hậu trên đây đã tạo nên sự đa dạng phong phú các loài

thực vật tại Khu BTTN Pù Huống

Theo kết quả điều tra, phúc tra kiểm kê rừng hiện có cho thấy Pù

Huống là một trong những khu rừng có tài nguyên rừng giàu về trữ lượng,

phong phú về thành phần loài Hiện nay, rừng của khu BTTN Pù Huống được

chia làm các kiêu: Kiểu rừng lá rộng thường xanh có 24.299.7 ha, gồm rừng

giàu là 7.519.4 ha (chiếm 23,79% đất có rừng), rừng trung bình là 8.365,8 ha

Trang 23

(chiếm 15% đất có rừng) Và kiểu rừng tre nứa tự nhiên có 2.598,7 ha (chiếm

8.3% đất có rừng)

Ngoài ra, khu BTTN Pù Huống còn có 8.458,8 ha là đất chưa có rừng (chiếm 21,1% đất lâm nghiệp) gồm: Đất có cây gỗ tái sinh là 4.995,6 ha (chiếm 59% đất chưa có rừng), đất có cây bụi là 2.498,5 ha (chiếm 29,5% đất

chưa có rừng), đất trống, trang cỏ là 964,7ha (chiếm 11.5% đất chưa có rừng) Về thảm thực vật ở KBTTN Pù Huống bao gồm các kiểu rừng chính là: Kiểu rừng nhiệt đới mưa ẩm lá rộng thường xanh, kiểu này phân bố ở độ cao

từ 200 đến 900m với các ho wu thé la Re (Lauraceae), Dé (Fagaceae), Ba

manh vd (Euforbiaceae), Dau (Fabaceae), Ca phé (Rubiaceae), Dầu (Dipterocarpaceae), Kiểu rừng kín thường xanh á nhiệt đới, kiểu này phân bố từ

độ cao trên 900m với các loài thực vật điển hình của ngành hạt trần như Pơ mu, Sa mộc, Thông tre, Kim giao Kiểu phụ rừng lùn( Là kiểu phụ với độ cao trên

1.200m), Kiểu phụ rừng tre nứa, Kiêu phụ rừng thứ sinh sau khai thác, Kiểu phụ rừng trên núi đá vôi và Kiêu phụ rừng thứ sinh sau nương rẫy [1]

Về đa dạng động vật, thực vật, theo số liệu điều tra đánh gia ban dau, năm 2005 phát hiện được tại khu BTTN Pù Huống có 1.122 loài thực vật bậc cao, thuộc 175 ho, 584 chi Cu thé: Ngành Thông đất có I họ, 2 chi, 4 loài, Ngành Cỏ tháp bút có 2 ho, 2 chị, 7 loài, Ngành Dương xỉ có 17 họ, 33 chi, 65 loài, Ngành Hạt trần có 7 họ, 9 chi, 14 loài, Ngành Hạt kín có 138 họ, 533 chi, 1.032 loài (Trong đó Lớp Hai lá mầm có 112 họ, 444 chi, 874 loài và Lớp Một lá mam có 26 họ, 89 chi, 158 loai)

Về công dung đã thống kê bước đầu như sau: cây cho tinh bột có 12 loài: cây cho dầu béo có 15 loài; cây cho quả và hạt ăn được có 40 loài; cây làm rau và gia vị có 41 loài: cây cho chất nhuộm có 6 loài: cây cho tanin có 2l loài: song mây có giá trị có 4 loài: cây làm cảnh có 39 loài: nhóm cây cho gỗ có 220 loài

Về khu hệ động vật, khảo sát bước đầu đã phát hiện tại Khu BTTN Pù

Trang 24

thuộc 24 họ, 9 bộ, Lớp chim có 176 loài thuộc 44 họ, 14 bộ, Lớp bò sát có 35 loài thuộc 14 họ, 2 bộ, Lớp lưỡng thê có 17 loài thuộc 6 họ, 1 bộ

Khu BTTN Pù Huống có 30 loài thực vật, 45 loài động vật được xếp

vào Sách đỏ Việt Nam Theo tiêu chí xếp loại của tổ chức Bảo vệ thiên nhiên

quốc tế (IUCN) Pù Huống có 42 loài động, thực vật có nguy cơ đe dọa mang tính toàn cau

1.4.5.Tình hình kinh tế xã hội

Theo số liệu điều tra mới nhất (năm 2010), hiện nay Pù Huống có tổng

diện tích tự nhiên (vùng lõi và vùng đệm) là 143.999 29 ha, trong đó đất lâm

nghiệp là 118.575.37 ha, đất nông nghiệp và đất khác là 25.423.92 ha Số thôn

bản trong vùng lõi Khu BTTN là 2 thôn bản và một số hộ du cư (làm trại)

Tổng số hộ trong Khu BTTN là 322 hộ, trong đó có 236 hộ định cư và 86 hộ du

Trang 25

Chương 2 ĐÓI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cúu

Đối tượng nghiên cứu là cac loai thudc chi Qué (Cinamomum) và chỉ Boi loi (Litsea) thudc ho Long nao (Lauraceae) 6 Khu bao tén thiên nhiên Pù

Huống, tỉnh Nghệ An

2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Phương pháp điều tra

Chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra theo tuyến chạy qua tất cả các sinh cảnh nhằm thu hầu hết các loài trong họ Long não có ở khu vực nghiên cứu

HUYỆN QUẾ PHONG

IỈI IẾ KIW À9 TẾN THÉN NHÉN PÌ HẾNt

Í LÝ mHỆNCONCUÔNG „„„

Hình 2.1: Bản đồ khu vực nghiên cứu

Trang 26

Các địa điểm và tuyến thu mẫu:

+ Tuyến 1: Tram kiểm lâm Bình Chuẩn - Tiểu khu 728:

+ Tuyến 2: Trạm kiểm lâm Bình chuẩn - Tiểu khu 727- Tiểu khu 729 -

Tiểu khu 730:

+ Tuyến 3: Trạm kiểm lâm Bình chuẩn - Tiểu khu 726:

+ Tuyến 4: Trạm phòng hộ Quỳ hợp - Tiểu khu 299A - Tiều khu 288A 2.2.2 Phương pháp thu mẫu ngoài thực địa

Mẫu được thu theo phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [27]

Mỗi cây ít nhất thu 2-3 mẫu, kích cỡ phai dat 29 x 41cm, mau duoc đánh sỐ

hiệu và ghi đầy đủ các thông tin cần thiết

Thời gian thu mẫu được chia thành nhiều đợt từ tháng 6 năm 2012 đến

tháng 7 năm 2013

2.2.3 Phương pháp ép mẫu

Mẫu được ép theo phương pháp của Klein (1979) [18] Mẫu được xử lý

ngay sau khi thu, loại bỏ những phần dập nát, sâu bệnh, nếu có nhiều cành, lá thì chỉ giữ lại những mẫu có cành, hoa, lá, quả đặc trưng nhất Đối với những

cây nhiều hoa, quả thì cắt đôi hoa, quả Sau đó đặt mẫu lên tờ báo có kích

thước lớn gấp đôi mẫu đề ép bằng cặp mắt cáo 2.2.4 Phương pháp xác định tên khoa học

Tên khoa học được giám định theo 2 bước, giám định nhanh tại hiện trường và định danh tại phòng mẫu thực vật, Khoa Sinh học, Đại học Vinh:

- Xác định nhanh họ và chi ngoài thiên nhiên theo tài liệu: “Cầm nang

nghiên cứu đa dạng sinh vật” của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [27] và “Câm

nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam” của Nguyễn

Tiên Ban (1999) [2]

- Xác định tên khoa học: Sử dụng phương pháp hình thái so sánh, chủ

yếu dựa vào khóa định loại và bản mô tả trong “Cây cỏ Việt nam” của Phạm Hoàng Hộ 1999-2000 [19] và "Tài nguyên cây gỗ Việt Nam" của Trần Hợp,

Trang 27

Ngoài ra, tra cứu và chỉnh lý tên khoa học các loài theo các tài liệu: “Tài

nguyên cây gỗ Việt Nam” của Trần Hợp (2002)[34]: “Những cây thuốc và vị

thuốc Việt Nam” của Đỗ Tất Lợi (1999) [21]: và “Từ điển cây thuốc Việt

nam” của Võ Văn Chị (2009) [10]

Danh lục thành phần loài được sắp xếp theo Brummitt (1992) [36] 2.2.5 Phương pháp xác định giá trị sử dụng

Chúng tôi dựa vào các tài liệu “1900 loài cây có ích” của Trần Đình Lý (1993)[21] ; “Từ điển cây thuốc Việt Nam” của Võ Văn Chi (2009) [11]; Những

cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Đỗ Tát Lợi (1999) [21], "Danh lục các loài

thực vật Việt Nam" tập 2 (2003) [14] "Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt

Nam" của Đỗ Huy Bích và cộng sự (2004) [5]

2.2.6 Phương pháp đánh giá đa dạng thành phần loài

Đánh giá tính đa dạng thành phần loài ctia cac chi Cinnamomum va Litsea

ở Khu bảo tổn thiên nhiên Pù Huống và so sánh với khu hệ thực vật khác

2.2.7 Phương pháp thu mẫu và phân tích tỉnh dầu 2.271 Thu mẫu nghiên cứu tỉnh dầu

Các bộ phận của cây như lá, quả và vỏ được thu hái vào buổi sáng, thời

tiết không mưa

2.272 Phương pháp xác định thành phần hóa học tỉnh dầu

+ Phương pháp định lượng tỉnh dầu

Tỉnh dầu tiến hành tách chiết sau khi thu hái bằng phương pháp cất lôi cuốn hơi nước theo Dược điển Việt Nam III [7] Các bộ phận vỏ, lá và quả

cắt nhỏ (2 - 4 kg) và chưng cất trong thời gian 3 giờ Hàm lượng tinh dau 1a được tính theo nguyên liệu tươi

Tinh dầu được làm khô bằng NazSO¿ khan, đựng trong các lọ tiêu chuẩn,

đậy kin, bảo quản ở nhiệt độ 0 - 5°C trước khi phân tích [7]

+ Phương pháp xác định thành phần hóa học tỉnh dầu

Thành phần hoá học của tính dầu được xác định bằng phương pháp sắc

Trang 28

may Trace GC Ultra Gas Chromatograph gan véi detector FID (Thermo

Scientific) COt tach mao quan TR - SMS: dài 30 m, đường kính 0,25 mm, lớp

phim day 0,25 m Chương trình nhiệt độ: 60° C (2 phút) tăng 4° C/phút, đến 220° C (10 phút): nhiệt độ injector 250° C; nhiét d6 detector 250° C, khi mang

He (1,4 ml/phut); thé tich bom mau 1 pl cua dung dich da pha loang (50 mg tinh dau hoa tan trong 1 ml metanol); ty 1é chia dong 1:50.[54]

Các thông số vận hành khối phố (MS) là điện thể ion hóa 70eV: nhiệt độ

nguồn ion 220° C, khoảng khối lượng m/z 35 - 450

Các thành phần tỉnh dầu được xác nhận bằng cách so sánh các dữ liệu

phô MS của chúng với phổ chuẩn đã được công bố có trong thư viện NIST

Trang 29

Chương 3 KÉT QUÁ VÀ BÀN LUẬN

3.1 Đa dạng thành phần loài

Qua điều tra, nghiên cứu thành phan loai cia chi Cinnamomum va Liisea thuộc họ Long não (Lauraceae) ở Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống,

Nghệ An, bước đầu chúng tôi đã xác định được 3Š loài, trong đó I8 loài thuộc chi Cinnamonum va 17 loài thuộc chỉ I7/sea, có 1 loài có tên trong sách đỏ

Viét Nam la Re huong (Cinnamomum parthenoxylon (Jack.) Meisn) Danh

lục thu vat chi Cimmamomum va Litsea tai Khu bao ton thién nhién Pa Huống

được trình bày tại bảng 3

Bảng 3.1 Danh lục thực vật chỉ C7#namommum và Litsea 6 KBTTN Pu Huống TT Tên khoa học Tên Việt Nam Công dụng Gen.1 Cinnamomum Schaeff 1760 Chi Qué, Long nao, Re 1 Cinnamonum bonii Lec Re bông, Quế M, T E, bon Oil 2 Cinnamomum burmannii (C & T Nees) | Quế rành M, T, E Blume

Cinnamomum cassia neer & Eberth Qué don M T, E, Oil

4 | Cimamonum curvifolium ( Lour.s) Nees | Qué O duoc M, T, Oil 5 | Cinnamomum longepetiolatum Kosterm | Quê cuống dài

apud Phamh

6 | Cinnamonum magnificum Kosterm Qué tuyét

7 Cinnamomum mairei H Lev Qué bac M, T, E, F

8 | Cinnamomum orocolum Kost Quề gân to

9| Cinnamonum ovatum Allen Re gừng M

10 * | Cinnamomum parthenoxylon (Jack.) Re huong M, T, E,

Meisn Oil

11 | Cinnamonum polyadelphum (Luor) Qué boi lời T

Trang 30

12 | Cinnamomum scalarinervium Kost Qué trén gân hinh thang 13 | Cinnamomum scortacachinini Gamble Re cứng 14 | Cinnamomum songcaurium (Ham).Kost | Mành Sảnh

15 | Cinnamomum tamala (Buch.-Ham.) T Re chay M, T, E Ness et Eberm

16 | Cinnamomum tetragonum A Chev Re do M 17 | Cinnamomum tonkinensis (Lecomte) A Re xanh M,T

Chev

18_ | Cimmamommm verum Pressl Quê xây lan M,E

Qué quan Gen.2 Litsea Lamk 1791 Chi Mang

tang, Bời lời 1 Litsea acutivena Hag Bời lời gân M

nhọn

2 | Litsea baviensis Lecomte Boi 101 ba vi E

Litsea chartacea (Nees) Hook f Boi loi da

4 | Litsea clemensii Allen Bời lời clemens

Litsea cubeba (Lour.) Pers Mang tang M,E

6 | Litsea euosma J.J.Sm Boi loi huong =| M, T,E

Litsea firma Hook.f var Boi lời Việt

austroannamensis Liouho nam

8 | Litsea grandifolia Lec Bời lời lá to 9 | Litsea iteodaphna (Nees) Hook f Boi loi dao

10 | Litsea Lancifolia var alternifolia Meissn | Bời lời xen M,T,E 11 | Litsea monopetala (Roxb.) Pers Boi 101 bao hoa | M, T

don

12 | Litsea myristicaefolia (Meissn) Hook f | Bời lời lá cứng 13 | Litsea umbellata (Lour.) Merr Boi loi ding M 14 | Litsea variabilis Hemsl Boi loi bién thién | M

Trang 31

15 | Litsea verticillata Hance Boi loi vong M, TE 16 | Litsea viridis Liou Boi loi xanh

17 | Neolitsea merrilliana Allen Tan Boi loi

Ghi chi: M: Thuéc; T: G6; E: Tinh déu; Oil: Dau; F: An duoc (*) Có tên trong Sách đỏ Liệt Nam (phân Thực vật, 2007)J6J

Dé danh gia su da dang thanh phan loai cia chi Cinnamomum va Litsea

ở KBTTN Pù Huống chúng tôi đã tiến hành so với các kết quả nghiên cứu tại VQG Pù Mát, Bạch Mã, Cúc Phương, Bến En và Vũ Quang (bảng 3.2) Bang 3.2 So sánh da dang loai cua cac chi Cinnamomum va Litsea 6 KBTTN Pù Huống với các VQG khác KBTTN VQG Pù VQG VQG Vũ VQG Bạch | VQỌG Cúc Taxon Pù Mát Mac Ph @ Bên En won: Huong Quang @) -@ 8 (4) Cinnamomum 18 18 18 14 7 Litsea 17 18 21 15 8

(1) Nguyén Nghia Thin (2004) [29]; (2) Nguyén Nghia Thin (2003) [30]; (3) Phùng Ngoc Lan (1996) [19]; (4) Vién Diéu tra quy hoach rimg (2000) [35]

Qua bảng 3.2 bước đầu cho thấy, số lượng loài trong chi Cinnamomum

và Li/sea ở Pù Huống thấp hơn không đáng kể so với VQG Pù Mát và Vũ

Quang nhưng cao hơn VQG Bạch Mã, Cúc Phương và Bến En Điều này cho thấy được tính đa dạng của 2 chi này ở khu vực nghiên cứu

Bang 3.3 So sánh da dang loai chi Cinnamomum va Litsea 6 KBTTN Pu

Huống với Việt Nam

Pù Huống Việt Nam *

Trang 32

Qua bảng 3.3 cho thấy: So với Việt Nam thì số lượng loài trong chỉ Cinnamomum chiém 40% va trong chi Litsea chiếm 30.9% so với tông số loài ở

Việt Nam Nhu vay, hai chi nay được điều tra trên một diện tích hơn 118.575,37

ha nhưng đã thể hiện được tính đa dạng của nó, phù hợp với các công trình nghiên cứu của Nguyễn Nghĩa Thìn [28] [29] [30] ching to Cinnamomum va

1iisea là những chỉ có tính đa dạng cao của hệ thực vật Việt Nam

3.2 Đặc điểm thực vật các loài bổ sung cho danh lục thục vật KBTTN Pù Huống

Trong 35 loai thudc hai chi Cinnamomum va Litsea da dinh danh có 23 loài chưa được ghi nhận trong danh luc thuc vat KBTTN Pu Huống, trong sỐ

đó có II loai chi Cinnamomum và 12 loài chỉ Li£sea (Báo cáo của KBTTN Pù Huống, 2010 [1]) (bảng 3.4) Bảng 3.4 Các loai chi Cinnamomum va Litsea bổ sung cho danh lục thực vật KBTTN Pù Huống

TT Tên khoa học Tên Việt Nam

Gen.1 Cinnamomum Schaeff 1760 Chỉ Quê, Long não, Re

1 Cinnamonum bonii Lec Re bông, Quê bon 2 Cinnamonum cassia Nees & Eberth Qué don

3 Cinnamommum curvifolium (Lour.s) Nees | Quê Ô được 4 Cinnamonum magnificum Kosterm Qué tuyét 5 Cinnamonmum mairei H Lev Qué bac 6 Cinnamomum orocolum Kost Qué gan to

7 Cinnamomum scalarinervium Kost Qué trén gan hinh thang 8 Cinnamomum scortacachinini Gamble | Re cứng

9 Cinnamomum tamala (Buch.-Ham.) T | Re chay Ness et Eberm

10 | Cinnamonum tetragonum A Chev Re do

11 | Cinnamonum verum Press| Quế xây lan, Qué quan

Trang 33

Gen.2 Litsea Lamk 1791 Chi Mang tang, Boi loi 1 Litsea acutivena Hag Bời lời gân nhọn

2 Litsea clemensii Allen Boi 101 clemens

3 Litsea euosma J.J.Sm Bời lời hương

4 Litsea firma Hook.f var

austroannamensis Liouho Bời lời Việt nam

5 Litsea grandifolia Lec Bời lời lá to 6 Litsea iteodaphna (Nees) Hook f Bời lời dao 7 Litsea myristicaefolia (Meissn.) Hook f | Boi loi 1a cng 8 Litsea umbellata (Lour.) Merr Đời lời đắng 9 | Liisea variabilis Hemal Bời lời biến thiên 10 | Litsea verticillata Hance Bời lời vòng 11 | Litsea viridis Liou Boi loi xanh

12 | Neolitsea merrilliana Allen Tân Bời lời

3.2.1 Chi Cinnamomum

1 Cinnamomum bonii Lec (Re béng, Qué —

bon) + Mô tả: Cây gỗ lớn, nhánh non có

lông, nhánh có màu nâu đen lúc khô Lá moc xen, xoan rong, dai 11-13 cm, mat trén

láng mặt dưới có lông ngắn, khít, gân đáy

cach day lcm, chim tu tán dài 8cm, hoa có

lông trắng, cao 7-8 cm, phi qua dai lcm

+ Phân bố: Hà Nam, Ninh Bình, An

Giang, Nghệ An, Thừa Thién-Hué (VQG

Hình 3.1: Re bông

Trang 34

2 Cinnamomum cassia Nees & Eberth (Qué don) + Mô tả: Cây gỗ lớn, vỏ xanh rồi nâu

nhạt, phiến tròn dài to 15-30 x 2,5-6cm, thom, mặt trên láng, mặt dưới hơi mốc, gân lỗi,

chùm tụ tán 12- 15 cm ở nách lá, hoa có lông mịn, tieu nhụy thụ 12, tiểu nhụy lép 4, chỉ nhị

không lông, nỗn khơng lơng, trái trịn dài trên một đầu nguyên

+ Phân bố: Vĩnh Phúc (Tam Đảo),

Nghệ An (Quỳ Châu, Quỳ Hợp), Hà Tĩnh, còn

có ở Trung quốc

+ Sinh thái: Mọc rải rác ở rừng phục Hình 3.2: Quế đơn

de x Cinnamomum cassia nees & Eberth

hoi sau nuong ray

3 Cinnamomum curvifolium (Lour) Nees (Qué O dược)

+ Mô tả: Đại mộc, nhánh không

lông, vỏ màu gố đậm Lá có phiến xoan,

thon vào 13 x4 cm, đầu hớt, day ta, cap

gân đáy chạy sát bìa có gân phụ cặp gân đáy khác không gân phụ, mặt trên nâu

tươi lang, mặt dưới nâu nhạt, gân lôi,

cuống đên dài 8mm Phát hoa ở nách lá,

ngăn hơn lá trái non cao lcem, bao hoa

miệng cắt ngang, cọng to

+ Phân bố: Lào Cai, Nghệ An PH 13.9201 Mạ

+ Sinh thái: Mọc rải rác trong rừng Hình 33 on ‘na

los ie C

Trang 35

4 Cinnamomum magnificum Kosterm sec Phamh (Qué tuyét) + Mô tả: Cây gỗ cao khoảng 10-12

m; nhánh đen đen Lá có phiến bầu dục tron dai, to 15-20 x 6-7 cm, mat trén lang ô liu nâu, mặt dưới nâu tươi, hơi mốc, cặp

gân đáy cách đáy 5-7 mm, chạy đến 1/5 của phiến: cuống 15 mm Phát hoa ở nách

và ngọn, cao l5 cm, có lông mịn, trắng, cọng hoa mảnh, dài 2 mm, hoa cao 4 mm,

như màu cà phê sữa, có lông trắng

+ Phân bố: Hà Tĩnh (Vũ Quang),

Khánh Hòa (Nha Trang) Hình 3.4: Quế tuyệt

+ Sinh thái: Gặp trong rừng Cữmamomwm magnifieum Kosterm Sec Phamh thưa ở độ cao 600 m 5 Cinnamomum mairei H Lev (Qué bac, Re bac), (Syn: C argenteum Gamble) + Mô tả: Đại mộc 10-25 m, vo sôcôla, nhánh non đen lúc khô Lá có phiến

bau duc thon, to 7-11 x 3-4 cm, chót có

đuôi, gân cạnh đi từ gần đáy, chạy đến gần

chót phiến Phát hoa là chùm tụ tán ở nách

lá, đài 6-9 cm: hoa có lông trắng Quả cao |

cm, trên bao hoa hình chén rộng 6-7 mm + Phân bố: Hà Tĩnh, Quảng Trị, Đà Nẵng, Ninh Thuận + Sinh thái: Mọc rải rác trong rừng §.4042 Ms Thanh Lam

thường xanh, ở độ cao trên 900 m Ra Hình 3.5: Quế bạc

Trang 36

6 Cinnamommm orocolum Kost (Quê gân to) + Mô tả: Cây gỗ cao đến 25 m, nhánh non

lúc khô đen Lá mọc xen, hay gần như mọc đối, có phiến xoan tà 2 đầu, dài 5-7 cm, rộng 3-4 cm,

không lông, gân từ đáy cách đay 5-7 mm cuống

5-7mm Chùm tụ tán ngăn, cao 3-4 cm, hoa có cọng, có lông, cao 3mm, rộng 3-5mm

+ Phân bó: Thanh Hóa Nghệ An, Quảng trị

+ Sinh thái: Mọc trong rừng thường xanh

ở độ cao 500 - 1000m

7 Cinnamomum scalarinervium Kost (Quế trèn gân hình thang)

+ Mô tả: Cây đại mộc nhỏ, cao 5- 6 m, thân to 25cm, nhánh mảnh, nâu có cạnh, tam

cấp hình thang, cách nhau khoảng mm, cuống

lem, nâu đen, phát hoa ở ngọn dài 8-9cm,

nhánh dài 2cm

+ Phân bố: Có ở Bình Trị Thiên trở vào, độ cao khoảng 700m, Nghệ An

+ Sinh thái: Là cây ưa sáng mọc rải rác trong rừng thứ sinh » Hình 3.6: Quế gân to Cinnamomum orocolum Kost PH.43.8.2012 )

Hình 3.7: Quế trèn gân hình thang

Trang 37

8 Cinnamommm scortechimii Gamble (Re cứng)

+ Mô tả: Cây gỗ cao 15-18m, than

có đường kính đến 40cm, nhánh hơi kịch

cỡm có lông ngắn, có phiến bầu dục, II

x4,5 em, Tà hai đầu, dày, mặt trên đường thẻ, mặt dưới gân rất lÔI, cặp gân dưới, cách đáy 6mm, chạy đến ngọn, cuống lcm, phát hoa ở chót nhánh, dài 5-7 cm Đấu trên, cọng dài 4-7 mm, hình chén cắt ngang, rộng 6-7mm, trai cao 6-7mm + Phân bó: Rừng 800m: Quảng Trị + Sinh thái: Moc ở hệ sinh thái phục PH 43.2 „ _— TẢ Hình 3.8: Re cứng Cinnamomum scortechinii Gamble

hồi sau nương rẫy

9 Cinnamonum tamala (Buch.-Ham.) T Ness & Eberm (Quế ấn, Re chay, Re huong qué), (Syn: Laurus tamala Buch.-Ham.)

+ Mô tả: Cây gỗ nhỏ cao khoảng

10m, vo thom quế: nhánh mảnh, không |

lông Lá có phiến xoan, tròn dài hay thon,

đến 20 x 4,5 cm, mặt trên không lông, gân lõm cặp gân dưới cách đáy đến 1 cm, mặt

dưới nâu quế, gân nâu vàng Chùm tụ tán 4-

6 cm; bao hoa 5-6 mm, có lông tơ: 9 nhị, chỉ

có lông, tiểu nhụy lép 3, dạng tuyến: noãn

sào có lông Quả bầu dục cao đến 1 cm, trên

đầu miệng có răng thấp, 2n = 24

+ Phân bố: Vĩnh Phúc, Ninh = " — Hình 3.9: Quê ân

Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh Cinnamomum tamala (Buch.-Ham.) T Ness

& Eberm

+ Sinh thai: Moc rai rac trong

Trang 38

10 Cữmamơmum tfefragomưm A Chev (Re

đỏ, Re vuông) |

+ Mô tả: Cây gỗ nhỏ 8-9 m: nhánh non vuông, to cỡ 1 mm Lá có phiến xoan thon,

nhỏ hay trung, vào l3 x 5 cm, nâu tươi, cặp

gân đáy cách đáy 3-4 mm, chạy đến 1⁄4 chót của phiến, gân tam cấp mịn, lỗi 2 mặt: cuống |

1,5 cm Chùm tu tan dai 10-13 cm Qua xoan, vào 15 x 8 mm, có bao hoa còn lại nhỏ

+ Phân bố: Lào Cai, Nghệ An, Hà Tĩnh PP

` " , Hình 3.10: Re đỏ

Còn có ở Trung Quốc Cinnamomum tetragonum A Chev + Sinh thái: Moc rai rac trong rừng nhiệt đới thường xanh, ở độ cao

500-1.500 m Ra hoa thang 3-5

11 Cinnamomum verum J Presl ( Quê xây lan, Qué quan)

+ Mô tả: Cây gỗ to 10 - 15 m, vỏ rất

thơm, nhánh có màu đen khi khô lúc non có ít

lông Phiến lá có hình xoan, kích thước 13-20

x 5-6 cm, có màu xanh đậm, day tron, chop ta

dày, không có lông, có 3-5 gân đáy, cách đáy

7mm, cach cuống vao lcm Phat hoa thưa, hoa

màu vàng nhạt, tiểu nhụy trong mang cuống ở day, phi qua cao 8-10 mm, co bao hoa con lai

hinh chén can 8-10 mm

+ Phân bó: từ Nghệ An đến Phú Quốc

+ Sinh thái: Mọc rải rác ở hệ sinh thái

phục hồi sau nương rẫy Hình 3.11: Quế xây lan

Trang 39

3.2.2 Chi Litsea (Mang tang)

1 Litsea acutivena Hag (Boi loi gan nhon)

+ Mô tả: cây đại mộc cao đến 10m,

thân to đến 13 cm, chồi non có lông màu sét Lá có phiến xoan thon ngược, to khoảng lŠ x

5 cm, gân phụ 12- 13 cặp, mặt trên láng, gân

lỗm mặt dưới hơi mốc, gân phụ và tam cấp

lồi thành mạng màu sét, cuống đài lcm, có

lông tán to 8mm, có tổng bao không lông, hoa nhỏ xanh

+ Phân bố: Quảng Trị Nghệ An, Lào

+ Sinh thái: Mọc rải rác trong rừng thứ sinh, rừng đang phục hồi Có quả tháng 10-11

2 Liisea clemensii Allen (Bời lời Clemens)

+ Mô tả: Cây gỗ nhỏ: nhánh tròn, xám,

không lông Lá có phiến bầu dục dài, to 13-

23 x 4-7,5 cm, như da, không lông, mặt trên

ôliu, gân hơi lỗi, mặt dưới nâu nâu, gân lồi,

6-8 cặp, bìa uốn xuống: cuống đến 2 cm Tán

có cọng ngắn, cho ra quả to 8 x 4 mm, trên

đấu hình chén

+ Phân bó: Hà Tĩnh, Đà Nẵng

+ Sinh thái: Mọc rải rác ven rừng dựa suối, nơi sáng, ở độ cao trên 1.000 m Ra hoa

tháng 6-7

Hình 3.12: Bời lời gân nhọn Litsea acutivena Hag

Hinh 3.13: Boi loi Clemens

Trang 40

3 Litsea euosma J.J.Sm (Boi loi hương)

+ M6 ta: Cay gd 3- 12 m, thom, c

nhành mảnh có 5 cạnh nhọn, lúc non có

lông màu tro Lá có phiến thon, to 8-12 x 3-

5 em, đáy nhọn, mặt trên đen đen, láng, mặt

dưới nâu đỏ có lông thưa, gân phụ 9- 12

cặp, cuống 1- 2,5 cm, phát hoa đực ở nhánh ngắn, cong lcm, hoa trang, bao hoa có 6 phiến: tiểu nhụy 9, chỉ nhị dài 3mm, bao

phan 1,5 m; nhuy cái lép phì quả tron , to 5mm + Phân bố: Vĩnh Phúc, Nghệ An, Hà Hình 3.14: Bời lời mùi iot Tĩnh Litsea euosma J.J.Sm

+ Sinh thái: mọc ở rừng tái sinh có độ cao dưới 800m, ra hoa tháng 7, 8

4 Litsea firma Hook.f var annamensis H Liou (Bời lời trung bộ)

+ Mô tả: Cây gỗ cao 9-20 m, đường kính 20-40 cm: nhánh non có lông nhung sôcôla, có cạnh Lá có phiến thon bầu F

dục, đến 18-32 x 8-10 em, mặt trên lục ôliu,

gân lõm, mặt dưới như nhung vàng nâu, gân

phụ lồi, 11-14 cặp, bìa hơi uốn xuống: cuống kịch cợm 1,5-3 cm, có lông mịn vàng Quả cao 2 em, đen, trên đấu cao 5 mm + Phân bố: Hòa Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị

+ Sinh thai: Moc trong rimg, ven

suối, ven đường, nơi sáng, ở độ cao Hình 3.15: Bời lời trung bộ khoảng 300 m Ra hoa tháng 4-5, có

quả tháng 8-9

Litsea firma Hook.f var annamensis H

Ngày đăng: 20/08/2014, 07:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w