1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Nghiên cứu đa dạng thành phần loài ve sầu họ cicadidae (hemiptera auchenorrhyncha) ở vườn quốc gia tam đảo, tỉnh vĩnh phúc

70 436 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 2,17 MB

Nội dung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM VIỆN SINH THÁI TÀI NGUYÊN SINH VẬT PHẠM THÚY NGA NGH

Trang 1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

VIỆN SINH THÁI TÀI NGUYÊN SINH VẬT

PHẠM THÚY NGA

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI VE SẦU HỌ

CICADIDAE (HEMIPTERA: AUCHENORRHYNCHA) Ở

VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO, TỈNH VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Trang 2

HÀ NỘI – 2015

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

VIỆN SINH THÁI TÀI NGUYÊN SINH VẬT

PHẠM THÚY NGA

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI VE SẦU HỌ

CICADIDAE (HEMIPTERA: AUCHENORRHYNCHA) Ở

VƯỜN QUỐC GIA TAM ĐẢO, TỈNH VĨNH PHÚC

Chuyên ngành: Động vật học

Mã số: 60420103

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

TS PHẠM HỒNG THÁI

Trang 3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

HÀ NỘI – 2015

Trang 4

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 01

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .03

1.1 Tình hình nghiên cứu ve sầu trên thế giới 03

1.2.Tình hình nghiên cứu ve sầu Ở Việt Nam 04

1.3 Tình hình nghiên cứu ve sầu ở VQG Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc 05

1.4 Điều kiện tự nhiên và xã hội của khu vực nghiên cứu .06

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu ………10

2.2 Nội dung nghiên cứu .10

2.3 Thời gian nghiên cứu……… 10

2.4.Địa điểm nghiên cứu .10

2.5 Phương pháp nghiên cứu 2.5.1 Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa ……….11

2.5.2 Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm 12

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Thành phần loài ve sầu (Hemiptera: Cicadidae) ở Vườn Quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc……… 14

3.2 Tính đa dạng của ve sầu (Hemiptera: Cicadidae) ở Vườn Quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc……… 26

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận 32

Kiến nghị .32

PHỤ LỤC Phụ lục I: Hình ảnh các loài ve sầu ở Vườn quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc……… 33

Phụ lục II: Bản đồ phân bố của các loài ve sầu ở Vườn quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc……… ….41

Trang 5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

TÀI LIỆU THAM KHẢO .53 Tài liệu tiếng Việt .53 Tài liệu nước ngoài 54

Trang 7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Danh mục hình ảnh

Hình 2.1 Địa điểm thu mẫu thứ nhất 10 Hình 2.2 Địa điểm thu mẫu thứ hai .10 Hình 2.3 Địa điểm thu mẫu thứ ba 11

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VQG: Vườn Quốc Gia

Nnk: Những người khác

Trang 9

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Trang 10

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong thế giới tự nhiên, côn trùng là nhóm động vật thu hút sự quan tâm đặc biệt của con người Theo số liệu điều tra từ 1999-2006 của IUCN: Côn trùng trên thế giới có số loài đã được mô tả là 950.000 loài, chiếm 76,06% tổng số loài động vật và 60,79% tổng số các loài động thực vật, có 1192 loài đã được đánh giá, trong đó có 623 loài bị đe doạ [68]

Nhờ đặc tính thích nghi kì lạ với ngoại cảnh, lớp động vật này hết sức phong phú, đa dạng về thành phần loài đồng thời số lượng cá thể của mỗi loài cũng rất lớn, theo C.B Willam, (Thomas Eisner và E O Wilson, 1977), lớp Côn trùng có đến một tỷ tỷ (1018 cá thể) Chúng có mặt ở khắp mọi nơi và can dự vào mọi quá trình sống trên trái đất, trong đó có đời sống của con người Ở một số phương diện côn trùng là những kẻ gây hại nguy hiểm, theo “Sedlay 1978 thì chỉ có khoảng 0,1% số loài Côn trùng gây hại cho cây trồng, động vật và con người”, mặt khác chúng lại là những động vật rất có ích Côn trùng đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái như tham gia vào chu trình tuần hoàn vật chất, là thành phần quan trọng của chuỗi thức ăn, chúng có vai trò quan trọng trong việc thụ phấn cho các loài thực vật làm tăng năng suất cây trồng và góp phần tạo tính

đa dạng của thực vật Nhiều loài côn trùng ăn thịt và kí sinh tham gia vào diệt trừ sâu hại, một số còn cung cấp những sản phẩm công nghiệp quý hiếm như cánh kiến, tơ tằm, mật ong

Cho đến nay, đã ghi nhận 2.900 loài ve sầu thuộc 412 giống, 40 tộc, 2 phân họ (Sanborn, 2014) [64] Chúng gồm nhiều loài có hại và có ích, phân bố khá rộng Chúng có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực tới đời sống của con người cũng như có vai trò quan trọng trong cân bằng sinh thái môi trường tham gia vào chu trình chuyển hoá vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái

Vườn Quốc gia (VQG) Tam Đảo nằm trong địa phận của các huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang), Đại Từ (tỉnh Thái Nguyên) và Lập Thạch, Tam Đảo

và Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) VQG nằm trong khối núi chạy theo hướng Đông bắc - Tây nam Khối núi này bị tách thành hai vùng núi cao ở phía Bắc và phía

Trang 11

so với mặt biển ở bên trong VQG, đỉnh cao nhất là núi Tam Đảo có độ cao 1.592m Điểm thấp nhất của VQG là khoảng 100m VQG Tam Đảo được ghi nhận là một trong những nơi có mức độ đa dạng của các loài côn trùng cao nhất Việt Nam (Anon, 1991) [12]

Đã có nhiều nghiên cứu về các nhóm côn trùng khác nhau ở VQG Tam Đảo Tuy nhiên, việc điều tra, nghiên cứu đầy đủ về thành phần loài côn trùng nhóm ve sầu tại đây chưa đươ ̣c tiến hành

Xuất phát từ tình hình thực tế đó, chúng tôi xin đăng ký tiến hành thực hiện đề

tài “Nghiên cứu đa dạng thành phần loài ve sầu Họ Cicadidae (Hemiptera:Auchenorrhyncha) ở Vườn Quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc”

Trang 12

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1 Tình hình nghiên cứu ve sầu trên thế giới

Năm 1758, Linnaeus lần đầu tiên đặt tên loài ve sầu Cicada orni Linnaeus,

1758 thuộc giống Cicada thuộc bộ Hemiptera, lớp Insecta [35] Fabricius (1775) đặt giống Cicada thuộc lớp Ryngota [28] Năm 1802, Latreille xếp các loài thuộc giống Cicada vào họ Cicadariae thuộc bộ Hemiptera, phân lớp Pterodicera, lớp

Insecta Năm 1840, lần đầu tiên Westwood đã đặt danh pháp họ Cicadidae thuộc

bộ Homoptera [66] Theo đó, bộ Homoptera được chia thành 3 nhóm là: Trimera gồm 3 họ (Cicadidae, Fulgoridae và Cercopidae), Dimera gồm 3 họ (Psyllidae, Aphidae và Aleyrodidae) và Monomera có 1 họ là Coccidae Năm 1843, Amyot

& Serville xếp các loài ve sầu trong giống Cicadides, tộc Octicelli, họ Cicadidae

[13] Năm 1906, Distant chia ve sầu thành 3 phân họ (Cicadinae, Gaeaninae và Tibicininae) dựa trên sự mở rộng che phủ của màng che cơ quan phát thanh ở con đực [21] Các phân họ được chia thành các nhóm, dưới các nhóm là các giống Hệ thống này dựa vào các đặc điểm khác nhau về màu sắc, kích thước ở các bộ phận bên ngoài cơ thể để phân chia thành các taxon Năm 1954, Kato dựa vào cấu trúc của đốt đùi chân trước là chắc khoẻ hay mảnh và có gai chắc khoẻ hay không có

để chia ve sầu thành 4 họ (Cicadidae, Tettigadidae, Platypediidae và Tettigarctidae) [30]

Metcalf, (1963) chia ve sầu thành 7 phân họ (Tibiceninae, Gaeaninae, Cicadinae, Tibicininae, Tettigadinae, Platypediinae và Tettigarctinae) thuộc 2 họ

là Cicadidae và Tibicinidae Boulard, 1976 lại chia các loài ve sầu thành 5 họ Cicadidae, Tibicinidae, Platypediidae, Plautilidae và Tetigarctidae gồm 9 phân họ

là Platypleurinae, Cicadinae, Moaninae, Tibicininae, Tettigadinae, Platypediinae, Ydillinae, Plautilinae và Tetigarctinae Cũng theo Metcalf (1963) thì số loài ve sầu thuộc phân họ Cicadinae bắt gặp nhiều hơn ở vùng Cổ Bắc và vùng Đông Phương, các loài thuộc phân họ Tibicininae bắt gặp nhiều hơn ở vùng Ôxtrâylia

Ở vùng Neotropical và vùng Ethiopy thì tỷ lệ giữa hai phân họ này là tương đương nhau Villet đã công bố danh sách các loài ve sầu của Nam Phi gồm 150 loài

Trang 13

Moulds (1990) công bố cuốn sách “Australian Cicadas”, trong đó ghi nhận 202 loài ve sầu ở Ôxtrâylia [38], [39], [40], [14] ,[65] ,[41]

Năm 1985, Duffels lại chia ve sầu thành 6 phân họ (Tettgarctidae, Cicadidae, Tibicinidae, Tettigadidae, Plautillidae và Platypediidae) Năm 1997,

Chou et al dựa vào bảy đặc điểm hình thái chính để phân chia ve sầu thành 7

phân họ Cicadinae, Tibicininae, Tettigadinae, Platypediinae, Ydiellinae, Plautillinae và Tettigarctinae Trong hệ thống này thì phân họ Ydiellinae được tách ra từ Platypediinae với đặc điểm mép ngoài cơ quan phát thanh phía trước cánh sau nhô ra dạng răng Gần đây nhất, Moulds, 2005 dựa trên 107 đặc điểm hình thái học đã chia ve sầu thành 2 Tettigarctidae và Cicadidae, trong đó họ Cicadidae gồm 3 phân họ (Cicadettinae, Cicadinae và Tettigadinae) [19], [27], [40]

Dựa vào các công trình đã công bố có liên quan đến phân loại và khu hệ học họ ve sầu ở một số nước và khu vực xung quanh như là: Boulard (2009a,b),

Chou et al (1997), Duffels & van der Laan (1985), Kato (1961), Lee (1999,

2008b, 2009a,b,c,d, 2010a,b,c, 2011a,b), Lee & Hayashi (2003a,b, 2004), Metcalf

(1963a,b,c), Chen (2005, 2006), Chen & Shiao (2008), Sanborn et al (2007); đã

ghi nhận ở Trung Quốc (205 loài); Nhật Bản (92 loài); Hàn Quốc (13 loài); Ấn

Độ (172 loài); Thái Lan (137 loài); Đài Loan (60 loài); Lào (39 loài); Cămpuchia (25 loài); Mianma (51 loài) [15], [16] [19], [30] [31], [29]

.1.2 Tình hình nghiên cứu ve sầu ở Việt Nam

Ở Việt Nam, lần đầu tiên loài ve sầu Gaeana delinenda (gần đây loài này được chuyển sang giống Balinta) được ghi nhận bởi Distant năm 1899 Tiếp sau

đó, từ năm 1899 đến năm 1920, Distant đã mô tả 22 loài mới với mẫu vật của Việt Nam Jacobi, 1902 đã mô tả 5 loài mới dựa trên mẫu vật từ Việt Nam [23], [29]

Metcalf (1963a,b,c) đã công bố một danh mục đầy đủ các loài ve sầu trên thế giới Trong đó ghi nhận 100 loài có mặt ở Tonkin (miền Bắc Việt Nam), Annam (miền Trung Việt Nam), Cochin-China (miền Nam Việt Nam) và Indochina (Việt Nam, Lào, Cămpuchia) Trong danh lục này đã ghi nhận số lượng

Trang 14

các loài ve sầu ở một số nước và khu vực như sau: Trung Quốc (203 loài); Nhật Bản (128 loài); Hàn Quốc (20 loài); Ấn Độ (172 loài); Mianma (51 loài); Đông Dương (56 loài, trừ Việt Nam) Tuy nhiên, có nhiều sai sót về synonym cũng như địa điểm phân bố Do vậy số loài thực tế có mặt tại từng nước cần được nghiên cứu kỹ hơn Lee, 2008 đã chỉ dựa trên các tài liệu đã công bố có liên quan đến các loài ve sầu của Việt Nam, qua đó ghi nhận ở Việt Nam có 111 loài Tuy nhiên, trong có một số sai Sót về sự ghi nhận vùng phân bố Năm 2009, Sanborn đã mô

tả 2 loài mới cho khoa học dựa vào mẫu vật được thu thập từ Việt Nam (Pomponia

daklakensis và Haphsa bicolora) [38], [39], [40], [34]

Từ năm 2004 đến năm 2015, Phạm Hồng Thái và nnk đã công bố 29 công trình có liên quan đến các loài ve sầu họ Cicadidae ở Việt Nam Trong đó, đã mô

tả 10 loài mới cho khoa học (Pomponia backanensis Pham & Yang, 2009,

Euterpnosia cucphuongensis Pham et al., 2010, Lemuriana vinhcuuensis Pham &

Yang, 2010, Karenia hoanglienensis Pham & Yang, 2012, Semia spinosa Pham

et al., 2012, Purana trui Pham, Schouten & Yang, 2012, Semia gialaiensis Pham

& Constant, 2013, Chremistica sueuri Pham & Constant, 2013, Pomponia

brevialata Lee & Pham, 2015, Platylomia duffelsi Pham & Constant, 2015), ghi

nhận 20 loài mới cho khu hệ ve sầu Việt Nam [45], [56], [47], [48]

1.3 Tình hình nghiên cứu ve sầu ở VQG Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc:

Từ các tài liệu công bố trước đây, đã ghi nhận 18 loài ve sầu ở Tam Đảo Phạm

Hồng Thái, 2004 ghi nhận 1 loài có mặt tại VQG Tam Đảo: Dundubia hainanensis

(Distant, 1901) Phạm Hồng Thái, 2005a, ghi nhận thêm 2 loài ve sầu thuộc giống

Cryptotyppana tại VQG Tam Đảo: Cryptotympana mandarina Distant, 1891, Cryptotympana holsti Distant, 1904 Phạm Hồng Thái và Tạ Huy Thịnh, 2005c,

ghi nhận thêm 12 loài Pham & Yang, 2009 đã ghi nhận thêm 2 loài ở VQG Tam Đảo[04], [05], [06], [09]

1.4 Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu

Địa hình

Trang 15

Vườn quốc gia Tam Đảo là vùng núi cao nằm trọn trong dãy núi Tam Đảo Địa hình đa dạng và phức tạp núi đất xen kẽ núi đá Giữa dãy núi Tam Đảo có 3 ngọn núi cao nhất và xấp xỉ nhau (nên có tên gọi là Tam Đảo): Núi Phù Nghĩa (Rùng Rình) – cao 1400m, núi Thạch Bàn – cao 1388m, núi Thiên Tự -cao 1375m Đây là dãy núi có trên 20 đỉnh cao từ 1.000m trở lên so với mặt nước biển, cao nhất là đỉnh Tam Đảo với độ cao tuyệt đối 1.592m Điểm thấp nhất của

vườn cao khoảng 100m [67]

Dãy núi Tam Đảo hình thành cách đây 230 triệu năm vào giữa kỷ Trias do hoạt động của núi lửa phun trào dung nham làm nhiều đợt chồng lên nhau Địa hình ở đây có đặc điểm là đỉnh nhọn, sườn rất dốc, độ chia cắt sâu, dày bởi nhiều dông phụ gần như vuông góc với dông chính Các loại đá chính ở Tam Đảo là Riolit pocfia, penzit Dãy núi Tam Đảo chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam, dài chừng 80km, rộng từ 10 đến 15 km, địa hình tương đối dốc đứng Khu vực thị trấn Tam Đảo nằm ở độ cao từ 430m đến 1250m, trung tâm thị trấn nằm trong một thung lũng hẹp, thấp dần từ Tây Bắc xuống Tây Nam, độ dốc tự nhiên

từ 26-35% thậm chí trên 35% [12], [67], [66]

Đa dạng sinh học

Tam Đảo có khu hệ động thực vật rất đa dạng và phong phú Theo thống

kê gần đây của dự án GTZ (năm 2003), Tam Đảo có 1282 loài thực vật bậc cao, thuộc 179 họ khác nhau Trong đó, có 42 loài đặc hữu và 64 loài quý, hiếm cần được bảo vệ [12]

Thực vật Tam Đảo khá đa dạng với rất nhiều loài cây thuộc các họ thực vật khác nhau, từ các loài cây nhiệt đới chỉ thấy ở khu vực thấp như họ Dầu (Dipterocarpaceae) đến các loài cây á nhiệt đới trên núi như họ Đỗ quyên (Ericaceae) Theo tài liệu về Vườn Quốc gia Tam Đảo năm 2001 và Thái Văn Trừng năm 1978, thực vật Tam Đảo được chia thành hai đai là đai cao (đai á nhiệt đới) trên 700m và đai thấp (đai nhiệt đới) dưới 700m [12], [66] Các kiểu rừng chính ở Tam Đảo là:

Trang 16

Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, ở độ cao dưới 700m, loại rừng này chiếm hầu hết diện tích rừng Tam Đảo Thông thường kiểu rừng này có 3 tầng

là tầng vượt tán với các loài cây họ Dầu (Dipterocarpaceae); tầng ưu thế với các loài cây họ Máu chó (Myristicaceae) và họ Cà phê (Rubiaceae); và tầng dưới tán gồm cả các loài cây ưa bóng mọc rải rác dưới tán rừng, chủ yếu thuộc họ Máu chó (Myristicaceae) và họ Na (Anonaceae) Lớp phủ thực vật dưới tán rừng bao gồm các họ Đơn nem (Myrsinaceae) và họ Trúc Đào (Apocynaceae) [12]

Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới ở độ cao trên 700m, độ ẩm cao nên có rất nhiều loài rêu bao phủ trên thân cây rừng Các loài cây họ Dầu (Dipterocarpaceae) không còn thấy nữa, thay vào đó là các loài họ Long não (Lauraceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Chè (Theaceae), họ Mộc lan (Magnoliaceae) và họ Sau sau (Hamamelidaceae) Ở độ cao trên 1000m là sự có mặt của các loài cây lá như Pơ Mu (Fokienia hodginsii), Kim giao ( Podocarpus sp.)

Rừng hỗn giao tre nứa Do rừng bị khai thác cũng như các hoạt động nông nghiệp đã làm thay đổi các kiểu thảm thực vật Từ đó, tre và nứa phát triển hình thành rừng hỗn giao tre, nứa Rừng phục hồi sau nương rẫy đã bị tàn phá từ những năm 1980 Trước khi được thành lập năm 1996, vườn chỉ được bảo vệ ở khu vực từ độ cao 400m trở lên, từ 400m trở xuống là rừng kinh tế nên các lâm trường đã khai thác gỗ với cường độ cao trong đó có một phần diện tích dùng làm nương rẫy Hiện nay trở lại thành rừng phục hồi, tuy nhiên, với các loài cây như:

màng tang (Litsea cubeba), ba soi (Macarauga delticulata), dền (Xylopia

vielanna)… một số nơi loại rừng này vẫn bị tác động [66]

Trảng cây bụi: Thường xuất hiện ở nơi đất khô cằn, nhiều ánh sáng với

các loài thực vật điển hình như: Thổ mật (Bridelia tomentosa), Me rừng

(Phyllanthus embrica)

Côn trùng Tam Đảo rất đa dạng, nơi có nhiều loài đặc trưng, đặc hữu và loài quý, hiếm Vườn Quốc gia Tam Đảo còn được ghi nhận là một trong những

Trang 17

Tam Đảo có hàng ngàn loài côn trùng, trong đó có 362 loài bướm Ngoài ra, rất nhiều nhóm côn trùng khác chưa được nghiên cứu, nhất là các nhóm thuộc

bộ cánh cứng (Coleoptera) và bộ cánh vẩy (Lepidoptera) Nếu được nghiên cứu

kỹ, con số về loài ở đây có thể lên tới nhiều ngàn loài Các loài côn trùng

quý, hiếm như các loài bướm Phượng Teinopalpus aureus, Byassa crasippes,

Papilio noblei, Troides aeacus và Troides helena Trong đó, loài bướm

Phượng đuôi kiếm Teinopalpus aureus có trong danh lục của IUCN và CITES

(cần được bảo vệ) Loài hiếm, phân bố hẹp, có giá trị về khoa học, thẩm mỹ và thương mại cao, chỉ sống nơi có rừng ở độ cao trên 1000m ở một vài nơi có rừng

ở Miền Bắc và Trung Việt Nam Ngoài ra, còn một số loài bọ cánh cứng họ bọ

hung như “Cua bay” Cheirotonus sp (họ Bọ hung Scarabaeidae), loài ngài đêm Salassa lemaii họ Hoàng đế (họ Hoàng đế Saturnidae) cũng là những

loài khá quý, hiếm Nhiều loài ngài, bướm và cánh cứng mới cho khoa học được

mô tả từ Tam Đảo như loài Ngài họ Hoàng đế Cricula vietnama; các loài bướm mới Capila pauripunetata tamdaoensis, Celaenorhinus inexspectus,

Halpe frontieri, Pintara bouringi colorata, Sovia eminens và Thoressa monastyrskyi monastyrskyi (Devyatkin (1996, 1997, 1998), Euthalia sinkai

(Yokochi, 2004), Chrysozephyrus scintillans sinkaii (Morita, 1998); và loài cánh cứng Xyloscaptes davidis thuộc họ bọ Hung… [12], [66]

Trang 18

2.1 Đối tượng nghiên cứu:

Các loài ve sầu họ Cicadidae, phân bộ ve – rầy Auchenorrhyncha, bộ Hemiptera ở Vườn Quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc

2.2 Nội dung nghiên cứu:

2.2.1 Nghiên cứu thành phần loài ve sầu (Hemiptera: Cicadidae) ở Vườn Quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc

- Xây dựng danh lục khu hệ ve sầu (gồ m tên khoa học, tên đồng danh, mẫu

vật nghiên cứu, thông tin về phân bố

2.2.2 Nghiên cứu về tính đa dạng của ve sầu (Hemiptera: Cicadidae) ở Vườn Quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc

2.3 Thời gian nghiên cứu:

- Tiến hành điều tra, nghiên cứu, khảo sát, thu thâ ̣p mẫu vâ ̣t vào tháng 6, 7,

8 năm 2015, tại VQG Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc

- Thời gian phân tích, định loại mẫu vật từ tháng 3-11 năm 2015, tại Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam

2.4 Địa điểm nghiên cứu:

- Đề tài tiến hành điều tra, nghiên cứu, thu thập mẫu vật tại một số khu vực ở Vườn Quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc

- Phân tích, định loại mẫu vật được thực hiện tại Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam

Các điểm thu mẫu

Chúng tôi đã tiến hành lựa chọn 3 điểm thu mẫu Các điểm thu mẫu được đặt dọc theo đường Quốc lộ 2b từ cổng Vườn Quốc gia Tam Đảo lên đến Thị Trấn Tam Đảo; theo đường nhựa đi qua trạm kiểm lâm và đi sâu vào rừng Độ cao của các điểm nghiên cứu tăng dần từ cổng chính của vườn lên đến đỉnh Theo các tuyến đường này, tiến hành đặt bẫy đèn ở các vị trí đã

Trang 19

định trước, đồng thời thu thập Cicadidae bằng các phương pháp khác nhau dọc tuyến điều tra

Điểm thu mẫu thứ nhất: nằm ở có độ cao 300m đến độ cao 900m trên

mực nước biển Khu vực này phần lớn là rừng thứ sinh, xen kẽ cả cây gỗ nhỏ và trung bình

Hình 2.1 Địa điểm thu mẫu thứ nhất (Nguồn: Phạm Thúy Nga, 2015) Điểm thu mẫu thứ hai: Khu vực Thị trấn Tam Đảo Khu vực này nằm

trên độ cao khoảng 900m so với mực nước biển Toàn khu vực thị trấn (trừ tháp truyền hình) đến khu vực nhà nghỉ của Học viện KHQS đã được điều tra bằng

việc kết hợp tất cả các phương pháp

Hình 2.2 Địa điểm thu mẫu thứ hai (Nguồn: Phạm Thúy Nga, 2015)

Trang 20

Điểm thu mẫu thứ ba: Khu vực rừng tốt với nhiều cây gỗ lớn, được bảo

vệ, ở độ cao trên 950m

Hình 2.3 Địa điểm thu mẫu thứ ba (Nguồn: Phạm Thúy Nga, 2015)

2.5 Phương pháp nghiên cứu

2.5.1 Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa

Điều tra thu thập mẫu vật định tính để nghiên cứu thành phần loài ve sầu bằng các phương pháp vợt và bẫy đèn

Điều tra định lượng để đánh giá mức độ đa dạng ve sầu theo phương pháp điều tra theo tuyến

Vợt côn trùng (insect net)

Trong nghiên cứu này, vợt lưới dạng tròn với cán vợt có các độ dài có thể thay đổi từ 2-7m, phụ thuộc vào vị trí ve sầu đậu trên thân cây hoặc bay tự do trên không

Bẫy đèn (Light trap)

Hầu hết các loài ve sầu đều bị thu hút bởi ánh sáng vào ban đêm Do vậy, bẫy đèn là một phương pháp rất có hiệu quả trong việc điều tra thu thập mẫu vật

Trang 21

Bẫy đèn được thiết kế gồm hai bóng đèn cao áp 250w và một tấm vải trắng khổ lớn cùng dây điện Máy phát điện sẽ được sử dụng là nguồn điện cho bẫy đèn

2.5.2 Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm

Phương pháp xử lý và bảo quản mẫu vật

Bước 1: Mẫu vật được thu giữ ở thực địa được xử lý trong lọ độc chứa

Etyl axetat Để riêng từng cá thể, đánh số, ghi nhãn cho vào hộp mang về

phòng thí nghiệm

Bước 2: Ở phòng thí nghiệm, định loại sơ bộ các mẫu vật thu được, nếu

mẫu vật nào đã biết thì làm tiếp theo bước 3 Với mẫu vật chưa định loại được thì ngâm mẫu vật vào nước nóng, dùng panh nhọn nhẹ nhàng bộc lộ phần cơ quan sinh dục đực ra ngoài đốt bụng cuối

Bước 3: Mẫu vật được định hình bằng ghim kim loại và sấy khô trong

máy sấy Mermep ở nhiệt độ 500C trong vòng 48giờ

Bước 4: Sau khi sấy khô ta cố định mẫu vật vào các hộp bảo quản; ghi

rõ nguồn gốc, thời gian, địa điểm và người thu mẫu Bảo quản mẫu vật ở nơi khô thoáng, chú ý phòng tránh kiến [21]

Phương pháp phân loại mẫu vật

Mẫu vật của các loài ve sầu được thu thâ ̣p tại Vườn Quốc gia Tam Đảo (khu vực thuộc tỉnh Vĩnh Phúc) bằng phương pháp vơ ̣t và bẫy đèn Phần lớn mẫu vật trong nghiên cứu này được thu thập từ nhiều năm trước Những mẫu vật nghiên cứu hiện đang lưu giữ ta ̣i Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam

Tất cả các mẫu vật thu thập được sẽ được ghim bằng kim cắm mẫu côn trùng Các đặc điểm hình thái ngoài sẽ được quan sát và vẽ bằng kính lúp soi nổi

Ảnh của ve sầu trưởng thành sẽ được chụp bởi máy ảnh kỹ thuật số có độ phân giải cao

Sử du ̣ng phương pháp so sánh hình thái để nghiên cứu phân loa ̣i

Hệ thống của Moulds, 2005 và Lee, 2008 được sử dụng trong việc sắp xếp các taxon thuộc họ ve sầu Cicadidae

Trang 22

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Trang 23

3.1 Thành phần loài ve sầu (Hemiptera: Cicadidae) ở Vườn Quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc

Từ kết quả thu thập mẫu vật trong năm 2015, cùng với việc phân tích, định loại mẫu vật ve sầu đang lưu giữ tại Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam Cho đến nay

đã ghi nhận có 25 loài ve sầu (chiếm 18,52% tổng số loài ve sầu đã ghi nhận trên toàn quốc), thuộc 17 giống, 9 tộc, 2 phân họ có mặt tại VQG Tam Đảo, tỉnh Vĩnh

Phúc Trong số 25 loài, chúng tôi ghi nhận thêm 7 loài: Salvazana mirabilis Distant, 1913; Gaeana maculata (Drury, 1773); Paratalainga yunnanensis Chou

& Lei, 1992; Haphsa opercularis Distant, 1917; Platylomia bocki (Distant, 1882);

Mogannia hebes (Walker, 1858); Huechys sanguinea (De Geer, 1773) Trong số

25 loài trên, có 5 loài mới chỉ ghi nhận sự có mặt tại VQG Tam Đảo: Becquartina

bleuzeni Boulard, 2005; Hea yunnanensis Chou & Yao, 1995; Haphsa opercularis Distant, 1917; Mogannia effecta Distant, 1892, Nipponosemia guangxiensis Chou & W., 1993 Kết quả được trình bày trong danh sách dưới đây

Họ Ve sầu Cicadidae

Phân họ Cicadinae

Tộc Platypleurini

Giống Platypleura Amyot & Serville, 1843

Platypleura Amyot & Serville, 1843, Hist Nat Ins Hem., 465

Loài chuẩn: Cicada stridula Linnaeus, 1758

1 Platypleura hilpa Walker, 1850

Platypleura hilpa Walker, 1850: 6

Platypleura (Platypleura) hilpa: Metcalf, 1963a: 58

Mẫu vật nghiên cứu 2 mẫu đực, VQG Tam Đảo, 1100m, 1.vi.2004

Trang 24

2 Platypleura kaempferi (Fabricius, 1794)

Tettigonia kaempferi Fabricius, 1794: 23;

Platypleura kaempferi: Butler, 1874, Cist Ent.,1: 189;

Platypleura kaempferi annamensis Moulton, 1923: 142

Mẫu vật nghiên cứu: 8 mẫu đực, 11 mẫu cái, VQG Tam Đảo, 1200m,

8-15.v.2004

Phân bố

Trong nước: Hòa Bình, Quảng Nam, Vĩnh Phúc;

Thế giới: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Inđônêxia, Malaixia

Tộc Cryptotympanini

Giống Salvazana Distant, 1913

Salvazana Distant, 1913b: 286

Loài chuẩn: Salvazana mirabilis Distant, 1913

3 Salvazana mirabilis Distant, 1913

Salvazana mirabilis Distant, 1913b: 286

Mẫu vật nghiên cứu 1 mẫu cái, VQG Tam Đảo, VMN-cica.38, 13.vii.2009

Phân bố

Trong nước: Kon Tum, Vĩnh Phúc;

Thế giới: Nam Trung Quốc, Thái Lan

Giống Cryptotympana Stål, 1861

Cryptotympana Stål, 1861: 613

Loài chuẩn: Tettigonia pustulata Fabricius, 1787

4 Cryptotympana mandarina Distant, 1891

Cryptotympana mandarina Distant, 1891: 86

Trang 25

Mẫu vật nghiên cứu 1 mẫu đực, VQG Tam Đảo, 1000m, Cic0140, 3.vii.2003,

Phạm Hồng Thái, 1 mẫu đực, VQG Tam Đảo, viii.2006; 1 mẫu đực, VQG Tam Đảo, Cic0474, 900m, 13.v.2004

Phân bố

Trong nước: Bắc Kạn, Hà Nội, Hà Tĩnh, Hải Phòng, Hoà Bình, Lạng Sơn, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Trị, Thanh Hoá, Thừa Thiên Huế, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc;

Thế giới: Trung Quốc, Thái Lan, Mianma, Lào, Cămpuchia

5 Cryptotympana holsti Distant, 1904

Cryptotympana holsti Distant, 1904b: 331

Cryptotympana vitalisi Distant, 1917b: 319, 320

Mẫu vật nghiên cứu 2 mẫu đực, VQG Tam Đảo, 1200m, 3.vii.2003, Tạ Huy

Thịnh; 1 mẫu đực, VQG Tam Đảo, 1000m, Cic0528, 25.v.2004 (VNMN); 2 mẫu đực, VQG Tam Đảo, 900-1100m, vii.2015

Giống Formotosena Kato, 1925

Formotosena Kato, 1925, Trans Nat Hist Soc Taiwan, 15: 59

Loài chuẩn: Tosena seebohmi Distant, 1904

6 Formotosena seebohmi (Distant, 1904)

Tosena seebohmi Distant, 1904, Ann, Mag, Nat, Hist (7)14: 301

Formotosena seebohmi: Kato, 1925, Trans, Nat, Hist Soc 15., (77): 60

Mẫu vật nghiên cứu 3 mẫu đực, 3 mẫu cái, VQG Tam Đảo, 1500m, 15.v.2004

Trang 26

Phân bố

Trong nước: Vĩnh Phúc, Hoà Bình, Thừa Thiên Huế;

Thế giới: Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản

Tộc Gaeanini

Giống Gaeana Amyot & Serville, 1843

Gaeana Amyot & Serville, 1843, Hist., Hem: 463

Loài chuẩn: Cicada maculata Drury, 1773

7 Gaeana maculata (Drury, 1773)

Cicada maculata Drury, 1773: 68;

Gaeana maculata: Jacobi, 1905: 432

Mẫu vật nghiên cứu 2 mẫu đực, 3 mẫu cái, VQG Tam Đảo, 14-24.vi.2011,

Phạm Hồng Thái

Phân bố

Trong nước: Lào Cai, Yên Bái, Bắc Kạn, Hoà Bình, Hà Nội, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Lạng Sơn, Thanh Hoá;

Thế giới: Trung Quốc, Ấn Độ, Mianma, Nhật Bản, Xirilanka

Giống Becquartina Kato, 1940

Becquartina Kato, 1940d: 203

Loài chuẩn: Gaeana electa Jacobi, 1902

8 Becquartina bleuzeni Boulard, 2005

Becquartina bleuzeni Boulard, 2005a: 371; Lee, 2008: 7; Pham & Yang, 2009:

13

Mẫu vật nghiên cứu 8 mẫu đực, 15 mẫu cái, VQG Tam Đảo, 20-26.iv.2011,

Phạm Hồng Thái; 2 mẫu đực, VQG Tam Đảo, vii.2015

Phân bố

Trang 27

Trong nước: Vĩnh Phúc;

Thế giới: Thái Lan

Tộc Talaingini

Giống Paratalainga He, 1984

Loài chuẩn: Paratalainga reticulata He, 1984, 4: 221-228

9 Paratalainga yunnanensis Chou & Lei, 1992

Paratalainga yunnanensis Chou & Lei, 1992, Entomotax XIV (3): 174; Pham &

Yang, 2009: 7

Mẫu vật nghiên cứu 1 mẫu đực, VQG Tam Đảo, Cic0347, 16.vii.1998

Phân bố

Trong nước: Vĩnh Phúc, Kon Tum;

Thế giới: Trung Quốc

Tộc Cicadini

Giống Pomponia Stål, 1866

Pomponia Stal, 1866, Hem Afr IV, 6

Loài chuẩn: Dundubia linearis Walker, 1850, List Hom., 1: 48

10 Pomponia linearis (Walker, 1850)

Dundubia linearis Walker, 1850: 48

Pomponia fusca: Jacobi, 1905: 430;

Sanborn et al., 2007: 28 (nec Olivier, 1790) (= Pomponia picta (Walker, 1868))

Pomponia linearis: Moulton, 1923: 110, 167

Mẫu vật nghiên cứu 5 mẫu đực, 6 mẫu cái, VQG Tam Đảo, 16-24.vi.2011, Phạm

Hồng Thái

Phân bố

Trong nước: Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Thừa Thiên Huế;

Trang 28

Thế giới: Trung Quốc, Ấn Độ, Mianma, Thái Lan, Lào, Cămpuchia, Bănglađét, Nêpan, Nhật Bản, Philippin, Malaixia, Xingapo, Inđônêxia

11 Pomponia backanensis Pham & Yang, 2009

Pomponia backanensis: Pham & Yang, 2009: 9

Mẫu vật nghiên cứu 2 mẫu đực, VQG Tam Đảo, 900m, 3.vii.2003

Phân bố

Trong nước: Bắc Kạn, Hà Giang, Hoà Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc;

Thế giới: Cămpuchia

Genus Haphsa Distant, 1905

Haphsa Distant, 1905a: 64

Loài chuẩn: Dundubia nicomache Walker, 1850

12 Haphsa opercularis Distant, 1917

Haphsa opercularis Distant, 1917b: 319, 323

Mẫu vật nghiên cứu 1 mẫu đực, VQG Tam Đảo, 1991, Takakura leg (ZMA) Phân bố

Trong nước: Vĩnh Phúc;

Thế giới: Trung Quốc

Giống Platylomia Stål, 1870

Platylomia Stål, 1870: 708

Loài chuẩn: Cicada flavida Guérin-Méneville, 1834

13 Platylomia bocki (Distant, 1882)

Dundubia bocki Distant, 1882: 159; Platylomia bocki; Beuk, 1998: 159; Pham,

2004: 64; Sanborn et al., 2007: 23; Lee, 2008: 17; Pham & Yang, 2009: 15

Mẫu vật nghiên cứu 10 mẫu đực, 8 mẫu cái, VQG Tam Đảo, 15-24.vi.2011,

Trang 29

Phân bố

Trong nước: Lâm Đồng, Thanh Hoá, Ninh Bình, Phú Thọ, Kon Tum, Vĩnh Phúc; Thế giới: Trung Quốc, Lào, Cămpuchia, Thái Lan

14 Platylomia operculata Distant, 1913

Platylomia operculata Distant, 1913c: 559

Platylomia radha: Distant, 1917a: 101; Metcalf, 1963b: 623; Chou et al., 1997:

255; Beuk, 1998: 152; Pham, 2004: 64

Mẫu vật nghiên cứu 8 mẫu đực, 6 mẫu cái, VQG Tam Đảo, 15-25.vi.2011, Phạm

Hồng Thái

Phân bố

Trong nước: Lào Cai, Vĩnh Phúc, Thanh Hoá, Thừa Thiên Huế;

Thế giới: Trung Quốc, Ấn Độ, Mianma, Lào, Cămpuchia, Thái Lan

Giống Dundubia Amyot and Audinet-Serville, 1843

Dundubia Amyot and Audinet-Serville, 1843: 470

Loài chuẩn: Tettigonia vaginata Fabricius, 1787

15 Dundubia hainanensis (Distant, 1901)

Cosmopsaltria hainanensis Distant, 1901: 247

Platylomia hainanensis: Distant, 1906b: 61

Dundubia hainanensis: Beuk, 1996: 143

Mẫu vật nghiên cứu 1 mẫu đực, VQG Tam Đảo, v.2004, 950m, Phạm Hồng

Trang 30

Giống Tosena Amyot and Audinet-Serville, 1843

Tosena Amyot and Audinet-Serville, 1843: 462

Loài chuẩn: Tettigonia fasciata Fabricius, 1787

16 Tosena melanoptera (White, 1846)

Cicada (Tosena) melanoptera White, 1846: 331

Tosena melanoptera: Jacobi, 1905: 427

Tosena fasciata: Moulton, 1923: 145

Tosena albata var melanopteryx Kirkaldy, 1909: 391; Metcalf, 1963a: 569

(Tosena melanopteryx.)

Mẫu vật nghiên cứu 4 mẫu đực, 2 mẫu cái, VQG Tam Đảo, 1300m, Cic0339,

Cic0340, 3.vii.2003, ix.2000, 2 mẫu đực, 1 mẫu cái, VQG Tam Đảo, 1200m, vii.2015

Phân bố

Trong nước: Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lào Cai, Hoà Bình, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hà Tình, Hà Nam, Yên Bái;

Thế giới: Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Mianma, Nêpan, Ấn Độ

17 Tosena splendida Distant, 1878

Tosena splendida Distant, 1878: 76

Mẫu vật nghiên cứu 2 mẫu cái, VQG Tam Đảo, 1000m, vii.3003

Phân bố

Trong nước: Ninh Bình, Vĩnh Phúc;

Thế giới: Trung Quốc, Ấn Độ, Mianma, Lào, Cămpuchia

Tộc Moganniini

Giống Mogannia Amyot & Serville, 1843

Mogannia Amyot & Serville, 1843, Hem : 467

Trang 31

Cephaloxys Signoret, 1874, Ann Soc Ent Fr : 294

Loài chuẩn: Mogannia illustrata Amyot and Audinet-Serville, 1843

18 Mogannia effecta Distant, 1892

Mogannia effecta Distant, 1892, Ann Mag Nat Hist., (6) 9; 316

Mẫu vật nghiên cứu 2 mẫu đực, VQG Tam Đảo, 900m, 15.vii.2001

Phân bố

Trong nước : Vĩnh Phúc;

Thế giới: Trung Quốc, Ấn Độ, Nêpan, Inđônêxia

19 Mogannia hebes (Walker, 1858)

Cephaloxys hebes Walker, 1858b: 38

Mogannia hebes: Jacobi, 1905: 433

Mẫu vật nghiên cứu 1 mẫu đực, VQG Tam Đảo, 900-1000m, 2002

Phân bố

Trong nước: Đồng Nai, Lào Cai, Vĩnh Phúc;

Thế giới: Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaixia

20 Mogannia conica (Germar, 1830)

Cicada conica Germar, 1830: 39

Mogannia conica: Distant, 1917a: 101

Mẫu vật nghiên cứu 2 mẫu đực, VQG Tam Đảo, 900m, 15.vii.2001, Hoàng Vũ

Trụ

Phân bố

Trong nước: Vĩnh Phúc, Thanh Hoá;

Thế giới: Trung Quốc, Philippin, Thái Lan, Lào, Cămpuchia, Malaixia, Inđônêxia, Mianma, Nêpan, Ấn Độ

Giống Nipponosemia Kato, 1925

Trang 32

Nipponosemia Kato, 1925, Taiwan Nat Hist Soc Trans., 15: 55

Loài chuẩn: Abroma terminalis Matsumura, 1913

21 Nipponosemia guangxiensis Chou & Wang, 1993

Nipponosemia guangxiensis Chou & Wang, 1993 Entomotax XV (2): 84-85

Mẫu vật nghiên cứu 2 mẫu đực, VQG Tam Đảo, 1000m, 17.v.2004

Giống Hea Distant, 1906

Hea Distant, 1906, Entomologist, 39: 121

Loài chuẩn: Hea fasciata Distant, 1906, Entomologist 39: 122

22 Hea yunnanensis Chou & Yao, 1995

Hea yunnanensis Chou & Yao, 1995: 202-203

Mẫu vật nghiên cứu 1 mẫu đực, 1 mẫu cái, VQG Tam Đảo, 900-1200m, v.2003 ;

1 mẫu cái, VQG Tam Đảo, 900m, Cic0518, 24.v.2004

Phân bố

Trong nước : Vĩnh Phúc;

Thế giới : Trung Quốc

Tộc Huechysini

Giống Huechys Amyot and Audinet-Serville, 1843

Huechys Amyot and Audinet-Serville, 1843: 464

Loài chuẩn: Cicada sanguinea de Geer, 1773

Trang 33

Cicada sanguinea de Geer, 1773: 221

Huechys sanguinea: Distant, 1892, Monogr Orient Cicad., Part 5-7: i-xiv, 112

Tettigonia sanguinolenta Fabricius., 1775, Syst, Syst Ent.,(15): 681

Tettigonia philaemata Fabricius., 1803, Syst Rhyng.: 42

Huechys sanguinea: Jacobi, 1905: 433

Huechys (Huechys) sanguinea: Metcalf, 1963c: 25

Huechyys [sic] aurantiaca Distant, 1917b: 319 [nomen nudum];

Huechys sanguinea var aurantiaca: Metcalf, 1963c: 32 [nomen nudum]

Huechys (Huechys) quadrispinosa Haupt, 1924: 213; Schmidt, 1932: 132

Mẫu vật nghiên cứu 3 mẫu đực, 3 mẫu cái, VQG Tam Đảo, 200-300m,

900-1000m, 900-1000m, Cic0150, Cic0299, Cic0686-Cic0888, Cic0850, iv.2000, 4.vii.2003, 25.viii.2004, v.2005

Scieroptera Stål, 1866: Hemiptera Homoptera Latr Hemiptera africana, 4

Loài chuẩn: Tettigonia splendidula Fabricius, 1775

24 Scieroptera splendidula (Fabricius, 1775)

Tettigonia splendidula Fabricius, 1775: 681

Scieroptera splendidula var cuprea: Breddin, 1901: 27

Scieroptera splendidula: Distant, 1917a: 101

Scieroptera splendidula var vittata Kato, 1940c: 24

Trang 34

Mẫu vật nghiên cứu 5 mẫu đực, 3 mẫu cái, VQG Tam Đảo NP, 20-24.vi.2011,

Phạm Hồng Thái; 2 mẫu đực, VQG Tam Đảo, 900-1200m, v.2003

Phân bố

Trong nước: Lào Cai, Hà Giang, Vĩnh Phúc, Hoà Bình, Hà Tĩnh, Gia Lai, Lâm Đồng;

Thế giới: Trung Quốc, Ấn Độ, Lào, Cămpuchia, Malaixia, Inđônêxia

25 Scieroptera formosana Schmidt, 1918

Scieroptera formosana Schmidt, 1918: 281, 285

Mẫu vật nghiên cứu 1 mẫu đực, 1 mẫu cái, VQG Tam Đảo, 900-1200m, vi.2000,

Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi đã ghi nhận 25 loài ve sầu thuộc 17 giống, 9 tộc,

2 phân họ (chiếm 18,52% tổng số loài ve sầu đã ghi nhận ở Việt Nam) ở vườn quốc gia Tam Đảo Kết quả được trình bày trong bảng 3.1 dưới đây

Bảng 3.1: Tóm tắt bảng phân loại các loài ve sầu tại VQG Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc Phân họ Tộc Phân tộc Loài

Cicadinae Platypleurini Platypleura kaempferi (Fabricius, 1794)

Platypleura hilpa Walker, 1850

Cryptotympanini Salvazana mirabilis Distant, 1913

Cryptotympana mandarina Distant, 1891 Cryptotympana holsti Distant, 1904

Polyneurini Formotosena seebohmi (Distant, 1904)

Trang 35

Phân họ Tộc Phân tộc Loài

Dundubiina Tosenina

Pomponia backanensis Pham & Yang, 2009

Haphsa opercularis Distant, 1917

Platylomia bocki (Distant, 1882) Platylomia operculata Distant, 1913 Dundubia hainanensis (Distant, 1901) Tosena melanoptera (White, 1846) Tosena splendida Distant, 1878

Moganniini Mogannia hebes (Walker, 1858)

Mogannia conica (Germar, 1830) Mogannia effecta Distant, 1892 Nipponosemia guangxiensis Chou & W., 1993

Cicadettinae Taphurini Hea yunnanensis Chou & Yao, 1995

Huechysini Huechys sanguinea (de Geer, 1773)

Scieroptera splendidula (Fabricius, 1775) Scieroptera formosana Schmidt, 1918

3.2 Tính đa dạng của ve sầu (Hemiptera: Cicadidae) ở Vườn Quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc

Thông thường những loài côn trùng có số lượng cá thể chiếm > 5% thì được xem là những loài ưu thế (Kuznetsova, 1994) Trong tổng số 25 loài Cicadidae có

mặt ở Tam Đảo có 6 loài có số lượng cá thể khá cao: Becquartina bleuzeni

Boulard, 2005 có số lượng cá thể nhiều nhất, 23 cá thể chiếm 16,42% tổng số cá

thể thu được, tiếp theo là các loài Platypleura kaempferi (Fabricius, 1794), 19 cá thể chiếm 13,57%; Platylomia bocki (Distant, 1882), 18 cá thể chiếm 12,86%;

Platylomia operculata Distant, 1913, 14 cá thể chiếm 10%; Pomponia linearis

(Walker, 1850), 11 cá thể tương đương 7,86% và loài Scieroptera splendidula

(Fabricius, 1775), 08 cá thể chiếm 5,71%; Đó là những loài Cicadidae chiếm ưu thế trong tập hợp các loài cùng bậc taxon ở khu vực Tam Đảo Ngược lại, có tới

6 loài mới chỉ thu được 1 cá thể: Salvazana mirabilis Distant, 1913;

Cryptotympana mandarina Distant, 1891; Paratalainga yunnanensis Chou & Lei,

1992; Haphsa opercularis Distant, 1917; Dundubia hainanensis (Distant, 1901);

Mogannia hebes (Walker, 1858) Những phân tích trên được trình bày trong bảng

3.2

Ngày đăng: 23/06/2017, 15:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Phạm Hồng Thái, 2004. Các giống ve sầu Pomponia Stal, 1866; Dundubia Amyot & Serville, 1843 và Platylomia Stal, 1870 (Cicadidae: Cicadinae) ở một số vườn quốc gia và khu bảo tồn và của Việt Nam. Tạp chí Sinh học, vol 26(3A): 61-65 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pomponia" Stal, 1866; "Dundubia" Amyot & Serville, 1843 và "Platylomia
6. Phạm Hồng Thái, 2005b. Khoá định loại các loài ve sầu thuộc giống Cryptotympana Stal, 1861 (Homoptera, Cicadidae) ở Việt Nam. Báo cáo khoa học về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hội thảo Quốc gia lần thứ nhất, Nxb Nông nghiệp: 232-235 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cryptotympana
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp: 232-235
7. Phạm Hồng Thái, 2006. Nghiên cứu thành phần và phân bố của Ve sầu (Cicadidae, Homoptera) dọc theo đường Hồ Chí Minh thuộc 3 tỉnh Quảng Trị, Thừa thiên-Huế và Quảng Nam. Báo cáo khoa học hội thảo Khoa học công nghệ quản lý nông học vì sự phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội: 524-528 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo khoa học hội thảo Khoa học công nghệ quản lý nông học vì sự phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam. Nxb Nông nghiệp
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp"
10. Phạm Thuý Nga, Nguyễn Thị Huyên, Phạm Hồng Thái, 2015. Thành phần loài ve sầu họ Cicadidae (Hemiptera: Auchenorrhyncha) ở Vườn quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Báo cáo khoa học về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 6. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội:722-729 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo khoa học về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 6. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
13. Amyot C. J. B. & Serville J. G. 1843. Deuxième partie. Homoptères. Homoptera Latr. Histoire Naturelle des insectes. Hemiptères 1843: 1-676 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Histoire Naturelle des insectes. Hemiptères
17. Chen K.Z., 1943. New genera and species of chinese Cicadas with synonymica and nomenclatorial notes. N. Y. Entomology Society Journal.51: 19-52 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Entomology Society Journal
18. Chen, K. F., 1933. A list of chinese known Cicadidae. Entomology and Phytopath. 1: 1-48 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Entomology and Phytopath
23. Distant, W.L., 1899. On some South-African Homoptera. Ann. Mag. Nat. Hist. (7) 4: 113-115 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ann. Mag. Nat. "Hist
24. Distant, W.L., 1908. Rhynchota Malayana Part 1. Record of the Indian Museum 2: 127-151 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Record of the Indian Museum
25. Distant, W.L., 1908b. Rhynchota – Homoptera. The fauna of British India including Ceylon and Burma. Published under the authority of the Secretary of State for India in Council. 4: 1- 501 Taylor & Francis, London Sách, tạp chí
Tiêu đề: The fauna of British India including Ceylon and Burma
26. Duffels, J. P., 1988. The cicadas of the Fiji, Samoa and Tonga Islands, their taxonomy and biogeography (Homoptera, Cicadoidea). Entomonograph 10:7-107 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Entomonograph
30. Kato, M., 1956. Semi no seibutsugaku. The Biology of the cicadas. Tokyo, Iwasaki Shoten. 319pp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tokyo, Iwasaki Shoten
32. Lee, Y.J. & Hayashi, M., 2003. Taxonomic review of Cicadidae (Hemiptera, Auchenorrhyncha) from Taiwan, part 2. Dundubiini (a part of Cicadina) with two new species. Insecta Koreana (20) 359–392 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Insecta Koreana
33. Lee, Y.J. & Hayashi, M., 2004. Taxonomic review of Cicadidae (Hemiptera, Auchenorrhyncha) from Taiwan, part 3. Dundubiini (Two Other Genera of Cicadina), Moganiini, and Huechyssini with a New Genus and Two New Species. Asia–Pacific Entomology 7(1): 45–72 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Asia–Pacific Entomology
34. Lee, Y.J., 2008. A checklist of Cicadidae (Insecta: Hemiptera) from Vietnam, with some taxonomic remarks. Zootaxa. 1787: 1–27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Zootaxa
35. Linnaeus, C., 1758. Systema Naturae, per regna tria naturae, differentiis, synonymis locis. Editio decima, reformata, 1 Holmiae, 1-824 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Editio decima, reformata, 1 Holmiae
38. Metcalf, Z.P., 1963a. Fascicle 8, Cicadoidea. General catalogue of the Homoptera. North Carolina State College, Raleigh, 1–585. Moulds, M. S Sách, tạp chí
Tiêu đề: North Carolina State College
2005. An appraisal of the higher classification of cicadas (Hemiptera: Cicadoidea) with special reference to the Australian fauna. Records of the Australian Museum, 57:375–446 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Records of the Australian Museum
41. Moulds, M. S., 1990. Australian cicadas. Kensington, NSW, Australia: NSWU Press. 217 pp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Australia: NSWU Press
42. Moulds, M. S., 2005. An appraisal of the higher classification of cicadas (Hemiptera: Cicadoidea) with special reference to the Australian fauna.Records of the Australian Museum, 57:375–446 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Records of the Australian Museum

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w