Các nhân tố tác động tới tăng trưởng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU khi gia nhập WTO

131 360 1
Các nhân tố tác động tới tăng trưởng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU khi gia nhập WTO

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Các nhân tố tác động tới tăng trưởng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU khi gia nhập WTO

Trang LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính tất yếu của đề tài Sau hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đã tích cực chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia các tổ chức kinh tế thế giới và ký kết các Hiệp định thương mại song phương với các đối tác thương mại lớn, trong đó có EU. Hiệp định khung Việt NamEU được ký kết năm 1995 đã mở ra quan hệ mới trong hợp tác kinh tế, đặc biệt là hoạt động thương mại quốc tế giữa Việt Nam và khu vực EU. Việt Nam luôn là nhà cung cấp các mặt hàng thuỷ sản có chất lượng cao và đáp ứng được thị hiếu tiêu dùng của thị trường này. Tuy nhiên, một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam là hệ thống hàng rào phi thuế quan của EU rất khắt khe và liên tục được bổ sung sửa đổi, điều này hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế và nguyên tắc bảo vệ người tiêu dùng của WTO. Nhu cầu nhập khẩu thủy sản của EU trong giai đoạn tới có nhiều sụ thay đổi, tác động tới việc điều chỉnh cơ cấu mặt hàng thủy sản của Việt Nam trong thời gian tới. Ngoài ra, hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang EU còn chịu tác động của nhiều nhân tố khác như thu nhập bình quân đầu người của EU, từ các vụ kiện bán phá giá của Hoa Kỳ đối với thuỷ sản Việt Nam, ảnh hưởng từ thị trường ngoại tệ . Việt Nam cần làm gì để vượt qua các rào cản đó và duy trì được thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn này? Đề tài: “Các nhân tố tác động tới tăng trưởng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU khi gia nhập WTO” được lựa chọn và nghiên cứu nhằm trả lời câu hỏi trên. 2. Mục đích của bài nghiên cứu Phân tích các quy định trong hàng rào thuế quan và phi thuế quan của EU, từ đó đánh giá tác động tiêu chuẩn kỹ thuật của EU tới hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường này. Đề tài đánh giá tính hiệu quả của chương trình kiểm soát dư lượng độc hại trong thuỷ sản nuôi Việt Nam để từ đó đưa ra các kiến nghị cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong việc tăng cường kiểm soát chất lượng của các mặt hàng thủy sản xuất khẩu. Đề tài phân tích nguy cơ bị khởi kiện bán phá giá đối với một số mặt hàng thuỷ sản Việt Nam nhằm cảnh báo cho các doanh nghiệp xuất khẩu có những biện pháp để chủ động ứng phó. Dự báo nhu cầu nhập khẩu thủy sản của thị trường EU trong thời gian tới, tạo cơ sở để thủy sản Việt Nam kịp thời chuyển đổi cơ cấu mặt hàng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường EU từ nay đến năm 2010. Luận văn tốt nghiệp 1 Trang 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu hệ thống các quy định pháp luật liên quan đến chính sách thương mại quốc tế của EU. Đồng thời phân tích và đánh giá hiệu quả của Chương trình kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong nuôi trồng thủy sản, đây là một trong các biện pháp vượt rào của Việt Nam trước các tiêu chuẩn kỹ thuật trong hàng rào phi thuế quan của EU. Đi sâu phân tích hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU, đồng thời phân tích các nhân tố tác động. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử làm phương pháp nghiên cứu chủ đạo. Đặc biệt, ngoài những phân tích định tính, đề tài sử dụng phương pháp thống kê, phân tích chuỗi thời vụ để xây dựng mô hình dự báo nhu cầu nhập khẩu đối với một số mặt hàng thủy sản của EU và dự báo sản lượng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2008 – 2010. Từ đó đánh giá triển vọng và thời cơ cho hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, xây dựng cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu để tận dụng được thời cơ và hạn chế nguy cơ từ các đối thủ cạnh tranh. Phần mềm dự báo được tác giả sử dụng là phần mềm SPSS. Nguồn thông tin sử dụng trong bài nghiên cứu được thu thập trực tiếp từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), qua Website của EU, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Niên giám thống kê . 5. Kết cấu của bài nghiên cứu Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, bài nghiên cứu được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Nhân tố tác động tới xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU và hoạt động sản xuất, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU. Chương 3: Dự báo về triển vọng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU khi gia nhập WTO. Luận văn tốt nghiệp 2 Trang CHƯƠNG 1. NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM 1.1. Nhân tố cơ bản tác động tới xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU 1.1.1. Hệ thống thuế quan của EU Các nước thuộc Liên minh châu Âu áp dụng hệ thống thuế quan chung của EU. Biểu thuế quan được xây dựng trên cơ sở hệ thống hài hòa (HS – Harmonized System) trong mô tả và mã hàng hóa. Chế độ thuế quan chung (CCT) được áp dụng cho tất cả các nước thành viên EU. 1.1.1.1. Thuế nhập khẩu Thuế nhập khẩu = Giá trị hàng hóa nhập khẩu X Thuế suất Trong đó: + Giá trị hàng hóa nhập khẩu tính theo giá CIF bao gồm: tiền hàng, chi phí đóng gói, chi phí để làm thủ tục xuất khẩu, nộp thuế xuất khẩu (nếu có), chi phí để lập bộ chứng từ xuất khẩu, cước vận tải đến cảng đến và phí bảo hiểm. + Thuế suất phụ thuộc vào loại hàng và xuất xứ của hàng nhập khẩu. Thuế suất được xây dựng trên nguyên tắc: những mặt hàng trong nước chưa sản xuất được, hoặc sản xuất không đủ, hoặc cần thiết để phát triển những ngành sản xuất trong nước thì sẽ được miễn thuế hoặc hưởng thuế suất thấp; Ngược lại, những mặt hàng trong nước đã sản xuất đủ hay để khuyến khích trong nước tự sản xuất thì sẽ phải chịu thuế suất cao. Theo nguyên tắc này, hầu hết nguyên liệu nhập vào EU được miễn thuế nhập khẩu hoặc chịu thuế suất thấp, còn các mặt hàng nông sản thực phẩm phải chịu mức thuế cao hoặc thuế đặc biệt. 1.1.1.2. Thuế ưu đãi Các loại hình ưu đãi thuế của EU Ngoài chính sách thuế quan thông thường đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, EU còn có chính sách ưu đãi về thuế trong một số điều kiện. Chính sách ưu đãi này chia làm 3 nhóm các nhà xuất khẩu: - Nhóm thứ nhất áp dụng đối với các nước có quy chế tối huệ quốc. - Nhóm thứ hai là ưu đãi thuế quan phổ cập GSP, áp dụng đối với hàng nhập khẩu từ các nước đang phát triển ở mức độ thấp. Luận văn tốt nghiệp 3 Trang - Nhóm thứ ba là thuế ưu đãi đặc biệt, thực hiện đối với hàng nhập khẩu từ một số nước đang phát triển được hưởng ưu đãi GSP kèm với những ưu đãi theo hiệp định song phương khác như các hiệp định giữa EC với các nước chậm phát triển nhất, giữa EC – ACP. Điều kiện để được hưởng Hệ thống ưu đãi Thuế quan phổ cập - GSP Việt Nam thuộc nhóm các nước được hưởng GSP, vì vậy cần tìm hiểu kỹ hơn về chế độ thuế quan này. GSP là Hệ thống ưu đãi Thuế quan phổ cập, là chế độ ưu đãi đặc biệt của các nước công nghiệp dành cho các nước chậm phát triển. Bản chất của chế độ GSP là các nước công nghiệp phát triển sẽ áp dụng chế độ miễn thuế hoặc thuế rất thấp cho hàng hóa của các nước đang và kém phát triển, nhằm giúp hàng hóa của tất cả các nước này có điều kiện thâm nhập được vào thị trường các nước phát triển. Để được hưởng GSP thì phải đạt các điều kiện: phải là nước chậm và đang phát triển (EU quy định phải có thu nhập bình quân đầu người ≤ 6000 USD/ năm) và hàng hóa phải đạt được 3 điều kiện cơ bản: (1) Điều kiện xuất xứ từ nước được hưởng; (2) Điều kiện về vận tải; (3) Điều kiện về giấy chứng nhận xuất xứ. Điều kiện xuất xứ từ nước được hưởng - Đối với sản phẩm hoàn toàn được sản xuất tại lãnh thổ nước được hưởng ưu đãi như: khoáng sản, động thực vật, thủy sản đánh bắt trong lãnh hải và hàng hóa sản xuất từ sản phẩm đó được xem là có xuất xứ và được hưởng ưu đãi GSP. - Đối với các sản phẩm có thành phần nhập khẩu: EU quy định hàm lượng trị giá sản phẩm sáng tạo tại nước được hưởng GSP (tính theo giá xuất xưởng) phải đạt 60% tổng trị giá hàng liên quan. Tuy nhiên, đối với một số nhóm hàng hàm lượng này có thể thấp hơn. EU cũng quy định xuất xứ cộng gộp, theo đó hàng hoá của một nước có thành phần xuất xứ từ một nước khác trong cùng một tổ chức khu vực cũng được hưởng GSP thì các thành phần đó cũng được xem là có xuất xứ từ nước liên quan. Ngoài ra còn quy định cụ thể khác về GSP của EU như nguyên tắc tự vệ loại trừ điều kiện hưởng GSP, cơ chế kinh tế thị trường và nhóm có nền kinh tế phi thị trường… Luận văn tốt nghiệp 4 Trang Về điều kiện vận tải (hay điều kiện gửi hàng): EU yêu cầu hàng hóa phải được gửi thẳng từ nước được hưởng ưu đãi đến nước cho hưởng. Quy định này nhằm đảm bảo hàng hóa không bị gia công tái chế thêm trong quá trình vận chuyển. Điều kiện gửi hàng được thỏa mãn khi: - Hàng hóa vận chuyển không qua lãnh thổ của một nước thứ ba nào khác - Nếu hàng hóa vận chuyển qua một nước thứ ba thì phải được đảm bảo rằng: hàng hóa chịu sự kiểm soát của nước thứ ba đó và không qua bất cứ quá trình gia công tái chế hay mua đi bán lại nào tại nước thứ ba đó. Về điều kiện giấy chứng nhận xuất xứ: EU yêu cầu hàng hóa muốn được hưởng GSP thì cần có giấy chứng nhận xuất xứ Form A. Khi đã đạt đủ các tiêu chuẩn nêu trên thì hàng nhập khẩu vào EU sẽ được hưởng ưu đãi theo chế độ GSP, nhưng không phải với loại sản phẩm nào cũng được hưởng một mức thuế quan như nhau mà phụ thuộc vào tính cạnh tranh của từng loại sản phẩm đó. Mức thuế ưu đãi Cụ thể, chế độ GSP hiện hành chia làm 4 loại sản phẩm với 4 mức thuế ưu đãi khác nhau. Thứ nhất là loại sản phẩm có độ nhạy cảm cao: Mức thuế ưu đãi bằng 85% so với thuế quan chung (CCT). Thứ hai là loại sản phẩm nhạy cảm: Có mức thuế ưu đãi bằng 70% so với thuế quan chung (CCT). Thứ ba là loại sản phẩm bán nhạy cảm: Chịu mức thuế bằng 30% mức thuế CCT. Thứ tư là loại không nhạy cảm: Được miễn thuế hoàn toàn (0%). Hơn thế nữa không phải mặt hàng nào nằm trong danh mục giảm thuế này cũng nghiễm nhiên vào được thị trường EU vì theo điều 14 (điều khoản tự vệ) của quy chế GSP thì một số sản phẩm được đưa ra vẫn có thể bị thay đổi trong thời gian hưởng lợi khi mặt hàng đó “gây ra hoặc đe dọa gây ra khó khăn cho các nhà sản xuất của EU”. EU thường xuyên điều chỉnh hệ thống thuế quan chung (CCT) như một công cụ hữu hiệu để quản lý hoạt động ngoại thương, do đó các doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi để đáp ứng những yêu cầu cần thiết và được hưởng lợi. Hàng năm Ủy ban châu Âu sẽ đăng trên Luận văn tốt nghiệp 5 Trang công báo của Liên minh châu Âu về biểu thuế quan hưởng theo quy chế MNF đối với tất cả danh mục hàng hóa nhập khẩu vào EU. Bên cạnh chế độ thuế quan trên, EU còn áp dụng nhiều loại thuế khác như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt,… 1.1.1.3. Thuế giá trị gia tăng (VAT) VAT được áp dụng cho tất cả các loại hàng hóa được bán ở EU. Nhìn chung mức thuế VAT thấp đối với mặt hàng thiết yếu và mức thuế cao áp dụng cho các mặt hàng xa xỉ. VAT được xác định bằng tỷ lệ phần trăm trên giá CIF. Hiện nay, mức thuế VAT ở các nước khác nhau thì khác nhau. Bảng 1.1: Mức thuế giá trị gia tăng của một số nước EU Các nước thuộc EU Mức thông thường (%) Mức thuế giảm (%) Áo 20 10 và 12 Bỉ 21 0, 1, 6 và 12 Đan Mạch 25 Phần Lan 22 8 và 17 Pháp 19,6 2,1 và 5,5 Đức 16 7 Hy Lạp 18 4 và 8 Aixơlen 21 0 và 12,5 Italy 20 4 và 10 Luxemburg 15 3,6 và 12 Hà Lan 19 6 Bồ Đào Nha 17 5 và 12 Thụy Điển 25 6 và 12 Anh 17,5 0 và 5 Nguồn: http://www.fistenet.gov.com 1.1.1.4. Thuế nông sản và hải sản: Liên minh châu Âu tham gia vòng đàm phán Urugoay nhằm hủy bỏ mức thuế nhập khẩu nông sản trước kia của mình và thay bằng các công cụ thuế được chấp nhận rộng rãi hơn. Thuế nông sản gồm nhiều phần khác nhau, thuế theo mùa và dựa trên giá thời điểm nhập khẩu. 1.1.2. Hệ thống phi thuế quan của EU Hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật là biện pháp phi thuế quan chính mà EU áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào liên minh, đây là hệ Luận văn tốt nghiệp 6 Trang thống bảo hộ bằng rào cản kỹ thuật hiệu quả nhất trên thế giới hiện nay và hoàn toàn phù hợp với xu thế chung của thương mại thế giới. Hệ thống rào cản kỹ thuật được cụ thế hóa ở 5 tiêu chuẩn của sản phẩm: tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường và tiêu chuẩn về lao động. 1.1.2.1. Quy định của EU về vệ sinh an toàn thực phẩm a. Quy định của EU về kiểm tra chứng nhận Quyết định 95/328/EC ngày 25/7/1995 quy định về cấp giấy chứng nhận vệ sinh cho các sản phẩm thủy sản từ các nước thứ Ba mà chưa chịu bởi một quyết định riêng biệt nào. Quyết định nêu rõ các sản phẩm thủy sản ký gửi đưa vào các lãnh thổ được xác định trong phụ lục 1 của Chỉ thị 90/675/EEC sẽ phải được chứng minh kiểm tra bởi cơ quan kiểm tra của nước thứ Ba, và cùng với chứng nhận vệ sinh gốc chứng thực rằng điều kiện vệ sinh khi mua bán, sản xuất, chế biến, đóng gói và các giấy tờ chứng minh của sản phẩm là ít tương đương với những điều đã nêu ra trong Chỉ thị 91/493/EEC. Quyết định 96/333/EC về chứng nhận vệ sinh cho hải sản là nhuyễn thể hai mảnh vỏ, động vật da gai, giáp xác và chân bụng từ các nước thứ Ba mà không chịu bởi một Quyết định riêng biệt nào. Quyết định quy định điều kiện đặc biệt cho việc nhập nhuyễn thể hai mảnh vỏ, loài da gai, giáp xác và chân bụng biển cho các nước thứ Ba. Chỉ thị 97/78/EC được đưa ra để tổ chức kiểm tra thú y các sản phẩm nhập khẩu từ các nước thứ Ba, nhằm cung cấp một nguồn thực phẩm an toàn và ổn định, bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Chỉ thị 97/78/EC về việc kiểm tra tại cửa khẩu do các nước thành viên EU tiến hành. Các sản phẩm nhập khẩu từ nước thứ Ba phải được cấp giấy chứng nhận trước khi đưa vào lãnh thổ EU. Quy định kiểm tra an toàn thực phẩm đối với thịt gia súc, gia cầm và thủy sản Chỉ thị 91/493/EEC ngày 22-7-1991 đề ra các điều kiện vệ sinh đối với việc sản xuất và đưa vào thị trường các sản phẩm thủy sản cho người tiêu dùng. Chỉ thị 97/78/EC sửa đổi điều 11 của Chỉ thị 91/493/EEC. Chỉ thị 92/48/EEC ngày 16-6-1992, ban hành các quy định vệ sinh tối thiểu áp dụng cho các sản phẩm thủy sản đánh bắt được trên một số loại tàu theo điều 3 (1)(a)(i) của Chỉ thị 91/493/EEC (các khoang chứa sản phẩm, nước đá làm Luận văn tốt nghiệp 7 Trang đông lạnh, v v). Ba Chỉ thị nêu trên đều nhằm mục đích đảm bảo vệ sinh thực phẩm thủy sản nhằm bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng. Chỉ thị 93/43/EEC ngày 14-6-1993 quy định về vệ sinh thực phẩm. Chỉ thị này đề ra những luật lệ chung về vệ sinh thực phẩm và các thủ tục thẩm tra việc chấp hành các luật lệ ấy. Việc chuẩn bị, chế biến, sản xuất, bao gói, bảo quản, vận chuyển, phân phối, lưu giữ, bán buôn và bán lẻ cần phải được tiến hành một cách vệ sinh. Các doanh nghiệp chế biến thực phẩm cần phải xác định rõ công đoạn nào trong các hoạt động của mình là cốt lõi để đảm bảo an toàn thực phẩm và đảm bảo rằng các biện pháp an toàn được xác định, được thực hiện, được quản lý và giám sát trên cơ sở các nguyên tắc sau đây, được áp dụng để xây dựng Hệ thống HACCP (Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm kiểm soát tới hạn trong quá trình chế biến thực phẩm). Quy định các chất lây nhiễm bao gồm đioxin và kim loại nặng, thuốc trừ sâu trong nuôi trồng thủy sản Chỉ thị 2001/22 ngày 8/3/2001 quy định phương pháp lấy mẫu và phương pháp phân tích đối với mức kiểm soát chính thức, chì, Cadimi, thủy ngân và 3-MCPD có trong thực phẩm. Quyết định 2001/182/EC ngày 8/3/2001 bãi bỏ Quyết định 95/351/EEC xác định các phương pháp phân tích, kế hoạch lấy mẫu và giới hạn tối đa cho thủy ngân trong sản phẩm thủy sản. Quy định 466/2001 ngày 8/3/2001 quy định giới hạn tối đa một số chất gây ô nhiễm nhất định trong thực phẩm (bãi bỏ Chỉ thị 93/351/EEC). Chỉ thị 2002/69/EC ngày 26/7/2002 quy định phương pháp lấy mẫu và phương pháp phân tích kiểm soát chính thức đioxin và xác định đioxin như PCP’s trong thực phẩm. Chỉ thị 2002/70/EC ngày 26/7/2002 lập yêu cầu cho việc xác định mức độ đioxin và giống đioxin như PCBs trong thức ăn chăn nuôi. Quy định của Hội đồng (EEC) 315/93 ngày 8/2/1993 đề ra các quy định về các chất ô nhiễm trong thực phẩm với điều kiện là: + Thực phẩm chứa chất ô nhiễm với số lượng không thể chấp nhận xét theo quan điểm y tế cộng đồng và đặc biệt ở mức độc hại không đưa ra thị trường tiêu thụ được. + Sẽ giữ ở mức ô nhiễm thấp có thể đạt được bằng các biện pháp sau đó Luận văn tốt nghiệp 8 Trang + Đối với một số chất ô nhiễm nên thiết lập các mức tối đa nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng Hiện tại EU cũng chưa có giới hạn cụ thể nào thiết lập ở cấp Cộng đồng đối với điôxin hoặc PCBs trong thực phẩm và chỉ áp dụng yêu cầu chung. Ủy ban yêu cầu Ủy ban Khoa học Thực phẩm (SCF) và Ủy ban Khoa học Dinh dưỡng Động vật (SCAN) đánh giá những rủi ro cho sức khỏe cộng đồng xuất phát từ sự có mặt của điôxin trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi, bao gồm cả đánh giá lượng dung nạp điôxin và PCBs trong chế độ ăn của người dân EU, xác định yếu tố đóng góp chính. Mục đích chung của chính sách EU về điôxin là làm giảm mức nhiễm điôxin và PCBs trong môi trường, thực phẩm và thức ăn chăn nuôi nhằm đạt được mức bảo vệ sức khỏe cộng đồng cao. Mục đích này sẽ đạt được thông qua thực hiện các yêu cầu trong tất cả các giai đoạn của chuỗi thực phẩm và thức ăn như sau: + Giảm mức ô nhiễm môi trường + Giảm mức ô nhiễm của thức ăn chăn nuôi, bao gồm cả thức ăn cho thủy sản + Giảm mức ô nhiễm của thực phẩm Ủy ban đã đề xuất cho các nước thành viên các biện pháp lập pháp sau đây liên quan đến thức ăn chăn nuôi: + Thiết lập các mức tối đa nghiêm ngặt nhưng khả thi + Thiết lập các mức thực tế tác dụng như công cụ cảnh báo sớm về mức điôxin cao + Thiết lập các mục tiêu để thực phẩm và thức ăn chăn nuôi nằm trong giới hạn khuyến cáo của các Ủy ban khoa học. b. Quy định của EU về dư lượng EU đã ban hành các chỉ thị quy định việc cấm sử dụng cũng như hạn chế sử dụng các chất độc hại, gây nguy hiểm cho người tiêu dùng. EU đưa ra danh mục các chất cấm sử dụng và quy định hàm lượng tối đa các chất độc đó trong sản phẩm tiêu thụ tại thị trường EU. Quy định của EU được liên tục cập nhật và sửa đổi theo hướng bổ sung thêm các chất cấm mới và hạn chế tới mức 0% các chất độc hại được quy định về hàm lượng trước đó. Một số chỉ thị sau của EU quy định về dư lượng các chất độc có trong thủy hải sản như sau: Luận văn tốt nghiệp 9 Trang EU đã ban hành Chỉ thị 96/22/EC ngày 29-4-1996 quy định về việc cấm sử dụng một số chất có tính kích thích tuyến giáp và kích thích hoóc môn và các chất nhóm beta-agonist trong nuôi trồng thủy sản. Chỉ thị này thay thế các Chỉ thị 81/602/EEC, 88/146/EEC và 88/219/EEC. Theo Chỉ thị 96/22/EC, Việt Nam phải chịu trách nhiệm kiểm tra và ngăn cấm việc sử dụng các chất kích thích tăng trưởng trong nuôi trồng. Chỉ thị 96/23/EC ngày 29-4-1996 quy định về các biện pháp giám sát một số hóa chất và dư lượng của chúng trong động vật sống và các sản phẩm động vật. Chỉ thị này thay thế cho các Chỉ thị 85/358/EEC, Chỉ thị 86/469/EEC và các Quyết định 89/187/EEC, 91/664/EEC. Theo Chỉ thị 96/23/EEC, Việt Nam phải tuân thủ các biện pháp giám sát một số hoạt chất và dư lượng của chúng trong nuôi trồng thủy sản thì mới có thể xuất khẩu sang thị trường EU. Các chỉ tiêu và mức giới hạn cho phép đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu sang thị trường EU được chia thành hai loại: Chỉ tiêu hóa học và chỉ tiêu sinh học, trong các chỉ tiêu này lại được chia thành các chỉ tiêu cụ thể. Đối với chỉ tiêu hóa học, bao gồm các chỉ tiêu sau: kháng sinh cấm, kháng sinh hạn chế sử dụng, thuốc trừ sâu, chất kích thích sinh trưởng, chất diệt ký sinh trùng, độc tố nấm, kim loại nặng, độc tố sinh học biến, các chất phụ gia. Chỉ tiêu sinh học bao gồm: ký sinh trùng, coliform phân, E.coli, Salmonella spp, Listeria Monocytogenes . quy định về mức giới hạn tối đa cho phép đối với các chỉ tiêu trên được cho dưới bảng sau. Bảng 1.2. Chỉ tiêu và mức giới hạn tối đa cho phép đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu vào thị trường EU Tên chỉ tiêu Sản phẩm Mức giới hạn Căn cứ pháp lý Kháng sinh cấm và hạn chế sử dụng Sản phẩm thủy sản nuôi, động vật thủy sản Tùy từng loại Qui định (EC) Số 2377/90, Quy định 2004/25/EC, Thuốc trừ sâu Động vật thủy sản Tùy từng loại 86/363/EEC Các chất kích thích sinh trưởng Động vật thủy sản Không cho phép 96/23/EC Trichlofon Động vật thủy sản Không cho phép 96/23/EC Độc tố nấm (Aflatoxin) 4 μg/kg Quyết định (EC) 466/2001 Kim loại nặng (Pb) Các loại thủy sản 0,2 – 0,4 mg/kg Qui định (EC) Luận văn tốt nghiệp 10 [...]... phần xuất khẩu thủy sản, đây là một thị trường được đánh giá rộng lớn và giàu tiềm năng cho xuất thủy sản Việt Nam Luận văn tốt nghiệp Trang 34 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU 2.1 Hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU 2.1.1 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU Từ năm 2003, ảnh hưởng từ vụ kiện chống bán phá giá của Hoa... của doanh nghiệp 1.1.3 Nhân tố khác tác động tới xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU 1.1.3.1 Các đối thủ cạnh tranh Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU luôn phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ phía các đối thủ trong khu vực châu Á và một số quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn của châu Âu, châu Mỹ la tinh Trong khu vực Đông Nam Á dần hình thành một tam giác gồm các quốc gia xuất khẩu thủy. .. lạnh Việt Nam, mức thuế của các mặt hàng này bị áp áp đặt rất cao cộng thêm các đặt khoản ký quỹ lớn và điều Biểu đồ 2.1 Xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU kiện thanh khoản phức tạp, khi n cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã chuyển hướng sang các thị trường khác Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU từ năm 2004 – 2007 do đó tăng mạnh, năm 2004 tốc... cấu các thị trường xuất khẩu thủy sản năm 2007, có thể thấy rằng hiện nay Việt Nam đang tập trung phát triển các thị trường lớn và truyền thống, trong đó các thị trường lớn EU, Nhật Bản và Hoa Kỳ chiếm tới 67,3% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước, các thị trường khác có tỷ trọng tăng lên nhưng không vượt qua được 3 thị trường này Thị trường EU vẫn là thị trường nhập khẩu thủy sản. .. Bỉ, giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang các thị trường này tăng dần từ năm 2001 – 2007 Biểu đồ 2.2 Thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam trong khối EU giai đoạn 2001 – 2007 (đơn vị: triệu USD) Nguồn: Tạp chí thương mại thủy sản từ năm 2001 – 2007 Các thị trường trên có giá trị nhập khẩu thủy sản của Việt Nam tương đối đồng đều, với tốc độ tăng trưởng bình quân của năm thị trường này đạt trung... là tốc độ tăng khá cao và là nơi nhập khẩu phần lớn các sản phẩm thủy sản chủ lực như các da trơn, cá ngừ, tôm đông lạnh của Việt Nam Hà Lan là một thành viên mới của EU, nhưng đây đồng thời là thị trường có tốc độ nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam, vào năm 2006 tốc độ tăng trưởng về nhập khẩu của Hà Lan đạt 60,5% và năm 2007 là 34,4% Hà Lan từ một nước đứng thứ 5 về nhập khẩu thủy sản của Việt. .. cường xuất khẩu thủy sản sang các thị trường ngoài khối trong thời gian qua và thị phần của thị trường ASEAN giảm không có nghĩa là có sự chệch hướng thương mại trong mặt hàng thủy sản của Việt Nam, giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang các nước ASEAN vẫn tăng dần qua các năm, nhưng với tốc độ chậm hơn so với các thị trường khác, trung bình khoảng 9,5%/năm, trong khi đó tốc độ tăng trưởng trong xuất. .. sản của Việt Nam vào năm 2005 thì đến năm 2007 Hà Lan đã xếp vị trí thứ hai sau Đức Ngoài một số thị trường có tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu thủy sản cao, thì thị trường Bỉ có tốc độ tăng trưởng chậm và mất dần vị trí là nhà nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam, trong năm 2005, Bỉ là quốc gia đứng vị trí thứ nhất về nhập khẩu thủy sản của Việt Nam, trên thị trường Đức và Tây Ban Nha, sang năm 2006... khoảng cách về kim ngạch nhập khẩu ngày càng tăng dần Nguyên nhân là Luận văn tốt nghiệp Trang 36 do sự khác biệt về nhu cầu tiêu dùng của từng thị trường và chiến lược phát triển cơ cấu sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam, điều này sẽ được phân tích trong phần sau 2.1.2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU Các mặt hàng xuất khẩu chính sang EU bao gồm tôm đông lạnh, các đông lạnh các. .. thủy sản lớn của Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng rất lớn, Tây Ban Nha trong năm 2007 đã nhập khẩu gần 120 triệu USD thủy sản Việt Nam, tăng 65% so với năm 2006, tương tự với Đức là 114 triệu USD tăng 56% Thị trường xuất khẩu thủy sản trong khu vực ASEAN có tốc độ tăng tương đối chậm so với các thị trường khác, do đó, thị phần của thị trường này giảm chỉ còn 5% trong năm 2007 Tuy nhiên, việc tăng cường . XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM 1.1. Nhân tố cơ bản tác động tới xuất khẩu thủy. được thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn này? Đề tài: Các nhân tố tác động tới tăng trưởng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU khi gia nhập

Ngày đăng: 27/03/2013, 09:34

Hình ảnh liên quan

Bảng 1.1: Mức thuế giá trị gia tăng của một số nước EU - Các nhân tố tác động tới tăng trưởng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU khi gia nhập WTO

Bảng 1.1.

Mức thuế giá trị gia tăng của một số nước EU Xem tại trang 6 của tài liệu.
trên được cho dưới bảng sau. - Các nhân tố tác động tới tăng trưởng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU khi gia nhập WTO

tr.

ên được cho dưới bảng sau Xem tại trang 10 của tài liệu.
Bảng 1.4. Cácchất màu được quy định làm phụ gia trong thực phẩm - Các nhân tố tác động tới tăng trưởng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU khi gia nhập WTO

Bảng 1.4..

Cácchất màu được quy định làm phụ gia trong thực phẩm Xem tại trang 18 của tài liệu.
Thông báo tình hình nuôi và sử dụng hoá chất/thuốc thú  y và các sự cố xảy ra tại khu  vực kiểm soát - Các nhân tố tác động tới tăng trưởng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU khi gia nhập WTO

h.

ông báo tình hình nuôi và sử dụng hoá chất/thuốc thú y và các sự cố xảy ra tại khu vực kiểm soát Xem tại trang 50 của tài liệu.
Bảng 3.1. Sản lượng xuất khẩu một số mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2000 – 2007 (đơn vị: tấn) - Các nhân tố tác động tới tăng trưởng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU khi gia nhập WTO

Bảng 3.1..

Sản lượng xuất khẩu một số mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2000 – 2007 (đơn vị: tấn) Xem tại trang 69 của tài liệu.
Bảng 3.2. Dự báosản lượng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2008 – 2010 (đơn vị: tấn) - Các nhân tố tác động tới tăng trưởng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU khi gia nhập WTO

Bảng 3.2..

Dự báosản lượng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2008 – 2010 (đơn vị: tấn) Xem tại trang 70 của tài liệu.
Bảng 3.6. Tỷ trọng của một số mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2008 – 2010 - Các nhân tố tác động tới tăng trưởng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU khi gia nhập WTO

Bảng 3.6..

Tỷ trọng của một số mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2008 – 2010 Xem tại trang 73 của tài liệu.
3.1.3. Chuyển đổi cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào EU trong giai đoạn 2008 – 2010 - Các nhân tố tác động tới tăng trưởng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU khi gia nhập WTO

3.1.3..

Chuyển đổi cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào EU trong giai đoạn 2008 – 2010 Xem tại trang 73 của tài liệu.
Bảng so sánh các sai số SE của mô hình - Các nhân tố tác động tới tăng trưởng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU khi gia nhập WTO

Bảng so.

sánh các sai số SE của mô hình Xem tại trang 103 của tài liệu.
Bảng so sánh các sai số SE của mô hình - Các nhân tố tác động tới tăng trưởng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU khi gia nhập WTO

Bảng so.

sánh các sai số SE của mô hình Xem tại trang 105 của tài liệu.
Bảng so sánh SE của các dạng hàm - Các nhân tố tác động tới tăng trưởng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU khi gia nhập WTO

Bảng so.

sánh SE của các dạng hàm Xem tại trang 107 của tài liệu.
Bảng so sánh SE của các dạng hàm - Các nhân tố tác động tới tăng trưởng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU khi gia nhập WTO

Bảng so.

sánh SE của các dạng hàm Xem tại trang 112 của tài liệu.
3.2 Dự báosản lượng xuất khẩu mặt hàng cá tươi và đông lạnh các loại sang thị trường EU - Các nhân tố tác động tới tăng trưởng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU khi gia nhập WTO

3.2.

Dự báosản lượng xuất khẩu mặt hàng cá tươi và đông lạnh các loại sang thị trường EU Xem tại trang 112 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan