1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc sau khi gia nhập WTO

99 641 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 593 KB

Nội dung

Chương 1: Xuất khẩu hàng hóa và vai trò của xuất khẩu hàng hóa đối với sự phát triển kinh tế Chương 2: Thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc từ khi bình thường hóa quan hệ đến nay Chương 3: Quan điểm và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc.

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT IV DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ V LỜI CẢM ƠN VI

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC 3

1.1 Xuất khẩu hàng hoá và vai trò của xuất khẩu hàng hoá đối với phát triển kinh tế 3

1.1.1 Khái niệm xuất khẩu hàng hoá 3

1.1.2 Các hình thức xuất khẩu hàng hoá 4

1.1.2.1 Xuất khẩu trực tiếp 4

1.1.2.2 Hình thức xuất khẩu gián tiếp 4

1.1.2.3 Gia công xuất khẩu 6

1.1.2.4 Buôn bán đối lưu 6

1.1.2.5 Tạm nhập tái xuất 7

1.1.2.6 Xuất khẩu tại chỗ 7

1.1.3 Vai trò của xuất khẩu hàng hoá đối với phát triển kinh tế 8

1.1.3.1 Xuất khẩu hàng hoá phát huy lợi thế so sánh của đất nước 8

1.1.3.1 Xuất khẩu hàng hóa đóng góp vào ổn định và tăng trưởng kinh tế 8

1.1.3.2 Xuất khẩu hàng hóa góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá 9

1.1.3.3 Xuất khẩu hàng hóa tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm cải thiện đời sống nhân dân 10

1.1.3.4 Xuất khẩu hàng hóa nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 11

1.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động xuất khẩu hàng hóa 11

1.1.4.1 Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 12

1.1.4.2 Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 12

1.1.4.3 Sự cân bằng trong cán cân thương mại 12

Trang 2

1.1.4.4 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 13

1.1.4.5 Hình thức buôn bán 13

1.2 Sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc 14

1.2.1 Tổng quan về thị trường Trung Quốc 14

1.2.1.1 Nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc 15

1.2.1.2 Chính sách thương mại Trung Quốc đối với hoạt động nhập khẩu 19

1.2.2 Vai trò của thị trường T.Quốc đối với quan hệ thương mại toàn cầu 25

1.2.3 Lợi ích từ hoạt động XK của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc 27

1.3 Các yếu tố tác động tới xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc 27 1.3.1 Nhân tố kinh tế 27

1.3.2 Nhân tố phi kinh tế 29

1.3.3 Tác động của khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc tới quan hệ thương mại Việt - Trung 31

1.3.4 Tác động của việc gia nhập WTO tới quan hệ thương mại Việt – Trung.32 CHƯƠNG II - THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC TỪ KHI BÌNH THƯỜNG HÓA QUAN HỆ ĐẾN NAY 36

2.1 Thực trạng xuất khẩu háng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung 37

2.1.1 Kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu 38

2.1.2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 43

2.1.3 Hình thức buôn bán, thương mại 52

2.1.4 Cơ cấu thị trường nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ở Trung Quốc 56

2.2 Thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc sau 59

2.2.1 Kim ngạch xuất khẩu 59

2.2.2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 63

2.2.3 Hình thức buôn bán, thương mại 67

2.2.4 Cơ cấu thị trường nhập khẩu hàng hóa Việt Nam ở Trung Quốc 69

2.3 Đánh giá chung hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị 70

2.3.1 Những thành tựu 70

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 72

Trang 3

CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM SANG TRUNG QUỐC 78 3.1 Quan điểm và định hướng phát triển hoạt động xuất khẩu của Việt Nam với Trung Quốc 78

3.1.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong việc phát triển thương mại với Trung Quốc 78 3.1.2 Định hướng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc 79

3.2 Một số giải pháp đẩy mạnh XK hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc81

3.2.1 Giải pháp từ phía nhà nước 81

3.2.1.1 Nhà nước cần quản lý chặt chẽ hơn nữa hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc 81 3.2.1.2 Tăng cường cung cấp thông tin cho doanh nghiệp về thị truờng TQ 83 3.2.1.3 Tiếp tục xây dựng những đề án xuất khẩu cụ thể cho từng ngành hàng

và từng địa bàn cụ thể tại thị trường Trung Quốc 84 3.2.1.4 Đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại tại các cửa khẩu 84

3.2.2 Giải pháp từ phía doanh nghiệp 85

3.2.2.1 Xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm xuất khẩu, đảm bảo tính bền vững của các mối liên kết 85 3.2.2.2 Nâng cao chất lượng hàng hóa xuất khẩu 86 3.2.2.3 Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường và các hoạt động xúc tiến thương mại đối với các mặt hàng xuất khẩu 87 3.2.2.4 Nâng cao tính linh hoạt, thích ứng của doanh nghiệp xuất khẩu khi điều kiện thị trường thay đổi 88 3.2.2.5 Đổi mới nhận thức và liên kết lại để tạo lợi thế cạnh tranh tổng hợp 89 3.2.2.6 Nghiên cứu tìm ra “ngách” thị trường 90 3.2.2.7 Chú ý đặc điểm và tâm lý kinh doanh của thương nhân Trung Quốc .91

KẾT LUẬN 92

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Viết đầy đủ tiếng Việt

ACFTA Khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc

ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á

GATT Hiệp định chung về thuế quan và thương mại

Trang 5

Bảng 2.5: Tỷ trọng một số hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong tổng nhập

khẩu của Trung Quốc năm 2005

Bảng 2.6: Cơ cấu các nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc theo

hình thức buôn bán Giai đoạn 1991 – 1995

Bảng 2.7: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn

Nam sang Trung Quốc (2001 – 2006)Biểu đồ 2.4: Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang

Trung Quốc (2001 – 2006)Biểu đồ 2.5: Các tỉnh chủ yếu nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2006Biểu đồ 2.6: Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với

Trung Quốc

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Chuyên đề đuợc thực hiện bởi sự cố gắng nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡtận tình của cô giáo hướng dẫn thực tập và các cán bộ tại Trung tâm thông tin và

Dự báo Kinh tế - xã hội Quốc gia

Em xin cảm ơn cô giáo Thạc sỹ Nguyễn Quỳnh Hoa - giảng viên khoa Kếhoạch và Phát triển đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo trong suốt quá trình thựchiện chuyên đề thực tập

Em cũng xin cảm chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ về mọi mặt củacác cán bộ tại đơn vị thực tập Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hộiQuốc gia Đặc biệt là sự giúp đỡ của các cô, chú, anh, chị tại Ban Tổng hợptrong suốt thời gian thực tập tại Ban

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai khu vực, lớn thứ ba thế giới, theo dựbáo sẽ tiếp tục đà phát triển tốc độ cao đến năm 2020, tiếp tục mở cửa hội nhậpmạnh vào kinh tế khu vực và thế giới chắc chắn sẽ tác động đến cục diện kinh tếcủa Việt Nam nói riêng, kinh tế thế giới nói chung Sự phát triển tốc độ cao củanền kinh tế lớn này kéo theo sự gia tăng nhanh chóng nhu cầu tiêu dùng hànghóa về số lượng, chất lượng cũng như chủng loại dẫn đến nhu cầu nhập khẩu củathị trường Trung Quốc ngày càng tăng cao Do vậy, Trung Quốc được đánh giá

là thị trường xuất khẩu tiềm năng của nhiều nước trong khu vực cũng như cácnước trên thế giới, trong đó có Việt Nam

Việt Nam – Trung Quốc là hai nước láng giềng, việc giao lưu kinh tế, vănhóa giữa hai nước đã có từ lâu đời Từ năm 1991 đến nay, sau gần 18 năm bìnhthường hóa quan hệ, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại số một, là bạnhàng nhập khẩu lớn thứ ba của Việt Nam, sau Mỹ và Nhật Bản

Việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) của hai nước mở ra mộttiềm năng lớn đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường TrungQuốc Tuy nhiên, chúng ta cũng gặp không ít khó khăn khi xâm nhập hàng hóavào thị trường này trong quá trình hội nhập như: cạnh tranh gay gắt với hàng hóacủa các nước khác và hàng hóa Trung Quốc, hoạt động xuất khẩu phải tuân theoquy định của WTO; sửa đổi hệ thống luật pháp, chính sách kinh tế và thươngmại… Những vấn đề đó đòi hỏi chúng ta phải nhìn nhận và phân tích một cáchđúng đắn để có được biện pháp tích cực và chủ động nhằm khai thác hiệu quả thịtrường đầy tiềm năng này

Trang 8

Đề tài: “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc sau khi gia nhập WTO” nhằm đánh giá khách quan thực trạng

xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc trong thời gianqua, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu này

Đề tài tập trung vào nghiên cứu đánh giá tình hình xuất khẩu hàng hóa củaViệt Nam sang Trung Quốc qua hai giai đoạn Giai đoạn 1: từ năm 1991 đến

2006 và giai đoạn 2 là: hai năm sau khi Việt Nam gia nhập WTO, năm 2007 –2008

Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục và tài liệu tham khảo, đề tài nghiêncứu gồm ba chương:

Chương 1: Xuất khẩu hàng hóa và vai trò của xuất khẩu hàng hóa đối với sựphát triển kinh tế

Chương 2: Thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trườngTrung Quốc từ khi bình thường hóa quan hệ đến nay

Chương 3: Quan điểm và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của ViệtNam sang Trung Quốc

Trang 9

CHƯƠNG I: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG

HÓA SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC

1.1 Xuất khẩu hàng hoá và vai trò của xuất khẩu hàng hoá đối với phát

triển kinh tế

1.1.1 Khái niệm xuất khẩu hàng hoá

Thế giới đang bước sang một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên hội nhập và pháttriển Mỗi quốc gia đã tự sản xuất được khối lượng hàng hóa lớn, phong phú và

đa dạng Để thành công trong nền kinh tế toàn cầu này đòi hỏi các quốc gia cũngnhư các nhà kinh doanh không chỉ sản xuất phục vụ cho nhu cầu trong nước màcần phải tìm kiếm, mở rộng khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường quốc tế Đểđưa hàng hóa, dịch vụ của quốc gia này sang phục vụ, buôn bán với quốc giakhác, các quốc gia cần thực hiện giao dịch buôn bán với nhau Trên thực tế cónhiều hình thức thực hiện giao dịch nhưng phổ biến nhất là thông qua hoạt độngxuất khẩu – phương thức đơn giản nhất để các chủ thể kinh tế mở rộng hoạt độngcủa mình ra thị trường nước ngoài Vậy xuất khẩu hàng hoá là gì?

Theo “điều 28, mục 1, chương 2, luật thương mại Việt Nam 2005”: Xuấtkhẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưavào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quanriêng theo quy định của pháp luật

Tham gia vào hoạt động xuất khẩu hàng hóa này bao gồm các cá nhân,doanh nghiệp, tổ chức và chính phủ của các quốc gia Đây là những chủ thếkhông thể thiếu của một nền kinh tế

Trang 10

1.1.2 Các hình thức xuất khẩu hàng hoá

1.1.2.1 Xuất khẩu trực tiếp

Xuất khẩu trực tiếp là hình thức giao dịch trong đó người bán (nhà xuấtkhẩu) bán hàng trực tiếp cho khách hàng của mình ở thì trường nước ngoài Khi doanh nghiệp có đủ khả năng về tài chính, phát triển đủ mạnh để có thểthành lập một tổ chức hay một đơn vị bán hàng của riêng mình, có thể kiểm soáttrực tiếp, nắm bắt được nhu cầu thị trường về số lượng, chất lượng, giá cả từ đó

có thể làm thoả mãn tốt nhất nhu cầu của thị trường

Hình thức này đòi hỏi phải có cán bộ có nghiệp vụ kinh doanh xuất nhậpkhẩu có trình độ cao, am hiểu và có kinh nghiệm kinh doanh quốc tế đặc biệt lànghiệp vụ thanh toán quốc tế thông thạo Chi phí tiếp thị ở nước ngoài cao nênđối với những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, ít vốn không nên áp dụng hình thứcnày

1.1.2.2 Hình thức xuất khẩu gián tiếp

Xuất khẩu gián tiếp là hình thức bán hàng hoá, dịch vụ của công ty ra thịtrường nước ngoài thông qua trung gian (qua người thứ ba) hay nói cách khácxuất khẩu gián tiếp là cách thức mà nhà sản xuất tiến hành xuất khẩu sản phẩmcủa mình ra nước ngoài thông qua dịch vụ của các tổ chức độc lập đặt tại quốcgia tiếp nhận xuất khẩu

Hình thức này có ưu điểm:

Trang 11

Giảm chi phí bán hàng, chi phí tiếp thị Những người trung gian thường có

cơ sở vật chất nhất định, do vậy người uỷ thác giảm được một khoản chi phí choviệc đầu tư trực tiếp vào nước nhập khẩu

Một ưu điểm nổi bật đối với hình thức này là: Người trung gian thường lànhững người bản địa, am hiểu thị trường, pháp luật, tập quán buôn bán của địaphương vì vậy họ có thể đẩy mạnh việc kinh doanh, buôn bán và trách những rủi

ro mà người uỷ thác có thể gặp phải

Tuy nhiên, hình thức này có nhược điểm là: Chủ thể tham gia kinh doanhxuất khẩu sẽ mất đi sự liên hệ với thị trường, lợi nhuận bị chia sẻ Ngoài ra, bênphía trung gian thường đưa ra những yêu cầu đòi hỏi bên chủ thể xuất khẩu phảiđáp ứng, tạo thế bị động cho bên xuất khẩu

Hình thức này thường được sử dụng khi xâm nhập vào thị trường mới hoặckhi mặt hàng khó bảo quản như các mặt hàng tươi sống …

* Đối với hai hình thức trên (xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp), cóthể thực hiện theo ba con đường xuất khẩu khác nhau: Chính ngạch, tiểu ngạch

và buôn bán của cư dân biên giới

Thương mại chính ngạch là hình thức mà các hàng hóa xuất nhập khẩu quabiên giới theo giấy phép của Bộ Thương mại Những hàng hóa xuất nhập khẩuphải được thông qua cửa khẩu quốc tế và quốc gia và phải tuân thủ các thủ tụcxuất khẩu quốc tế

Còn những hàng hóa xuất nhập khẩu theo giấy phép của Uỷ ban nhân dâncác tỉnh biên giới thì được gọi là thương mại tiểu ngạch

Hình thức buôn bán thứ 3 là hoạt động trao đổi của cư dân biên giới, donhân dân hai vùng biên thực hiện Các hàng hóa được trao đổi thường do họ tự

Trang 12

sản xuất ra, đem trao đổi trực tiếp Hình thức thương mại này nhằm đáp ứng nhucầu tiêu dùng của nhân dân vùng biên Do điều kiện địa hình không thuận lợi,chi phí vận chuyển hàng hóa từ dưới xuôi lên cao và khó khăn, họ tiến hành traođổi hàng hóa ở những chợ vùng biên với giá cả rẻ hơn và hàng hóa sẵn có hơn.Đối với hình thức này, khối lượng trao đổi hàng hóa thường không nhiều.

1.1.2.3 Gia công xuất khẩu

Gia công xuất khẩu là hình thức bên nhận gia công sẽ nhập khẩu nguyênliệu hoặc bán thành phẩm của bên đặt gia công để sản xuất ra thành phẩm rồigiao lại cho bên đặt gia công và hưởng phí gia công

Ở Việt Nam hình thức này chủ yếu diễn ra trong lĩnh vực gia công dệt may,giày dép Hình thức này tạo điều kiện cho người lao động có công ăn việc làm,tăng thêm thu nhập và học hỏi kinh nghiệm sản xuất, tiếp cận với công nghệ mớicủa nước ngoài Mặt khác, với hình thức này thị trường tiêu thụ sẵn có vì vậy nóđem lại lợi ích tương đối lớn đặc biệt là đối với các nước đang phát triển

Tuy nhiên, nhược điểm của hình thức này là tính bị động cao do toàn bộhoạt động của các doanh nghiệp phụ thuộc vào bên đặt gia công về thị trường,giá bán, giá đặt gia công, nguyên vật liệu, mẫu mã … Nhiều trường hợp bênngoài lợi dụng gia công để bán máy móc cho nước nhận gia công, sau một thờigian không đặt gia công nữa gây tổn thất, lãng phí cho bên nhận gia công

1.1.2.4 Buôn bán đối lưu

Là hình thức giao dịch buôn bán mà trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽvới nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua và lượng hàng hoá trao đổiluôn tương đương với nhau về giá trị Mục đích của việc xuất khẩu ở đây không

Trang 13

phải là thu về một lượng ngoại tệ mà nhằm thu về một lượng hàng hoá cần thiết

có giá trị xấp xỉ lô hàng xuất khẩu

Khi tiến hành thực hiện hình thức này các bên cần phải tôn trọng nguyêntắc cân bằng Nguyên tắc này được thể hiện:

- Cân bằng về mặt hàng: hàng quý đổi lấy hàng quý, hàng ế thừa đổi lấyhàng ế thừa

- Cân bằng điều kiện giao dịch: cùng giao dịch FOB - cảng đi hay cùng giaodịch CIF - cảng đến

- Cân bằng giá cả: cùng tính cao hơn hay thấp hơn giá cả quốc tế

- Cân bằng về tổng giá trị hàng hoá mà các bên giao cho nhau

1.1.2.5 Tạm nhập tái xuất

Đây là hình thức mà hàng hoá xuất khẩu đi qua một số nước trung gian rồimới đến nước nhập khẩu và trong đó nước tái xuất sẽ thu được một khoản chênhlệch giữa khoản tiền bỏ ra để nhập khẩu và khoản tiền thu được khi xuất khẩu

Ưu điểm của hình thức này là rủi ro ít do nhà xuất khẩu chỉ đóng vai tròxuất khẩu hàng hoá sang nước thứ hai, nước thứ hai có vai trò là một trung gian

vì thế rủi ro lúc này được san sẻ Tuy nhiên lợi nhuận thu được của các nhà xuấtkhẩu là thấp do các chi phí về dịch vụ vận tải, bến bãi … là tương đối lớn

1.1.2.6 Xuất khẩu tại chỗ

Xuất khẩu tại chỗ là hình thức bán hàng cho nước ngoài ngay trên lãnh thổnước mình

Đây là hình thức xuất khẩu mới nhưng ngày càng phát triển trong nền kinh

tế thị trường mở cửa Loại hình này ở Việt Nam chủ yếu diễn ra dưới hình thức

Trang 14

bán hàng cho các khu chế xuất Hình thức xuất khẩu này có đặc điểm là hànghoá không bắt buộc phải vượt qua biên giới quốc gia mới đến tay của kháchhàng Ngoài ra, các thủ tục xuất khẩu thì đơn giản hơn, chi phí xuất khẩu cũngnhư rủi ro thấp Tuy nhiên thị trường đối với loại hình này là không lớn, chỉ gồmnhững người nước ngoài đi du lịch hoặc làm việc tại nước xuất khẩu tiêu thụ.Tóm lại, mỗi một hình thức xuất khẩu hàng hóa đều có ưu nhược điểm nhấtđịnh Vì vậy, để thu được hiệu quả kinh tế cao nhất đòi hỏi mỗi quốc gia, mỗinhà xuất khẩu cần có những chiến lược, định hướng lựa chọn phù hợp với sựphát triển kinh tế, khả năng, năng lực của mình.

1.1.3 Vai trò của xuất khẩu hàng hoá đối với phát triển kinh tế

1.1.3.1 Xuất khẩu hàng hoá phát huy lợi thế so sánh của đất nước

Chúng ta biết rằng, mức độ sẵn có của các yếu tố sản xuất ở các quốc giakhác nhau và mức sử dụng yếu tố để sản xuất sản phẩm là những nhân tố quantrọng quyết định sự khác biệt về chi phí so sánh (lợi thế so sánh) Mỗi nước đềuhướng đến chuyên môn hoá sản xuất vào các ngành sử dụng nhiều yếu tố sẵn cótrong nước Với những ngành này, nếu mặt hàng của nó chỉ giới hạn tiêu thụtrong nội địa thì không thể khác thác, tận dụng hết lợi thế của nó, và khó có thểphát triển hơn được Như vậy, mỗi một quốc gia để có thể phát huy lợi thế sosánh của mình cần phải tiến hành xuất khẩu hàng hóa đó ra thị trường rộng lớnhơn – thị trường quốc tế

1.1.3.1 Xuất khẩu hàng hóa đóng góp vào ổn định và tăng trưởng kinh tế

Kết quả hoạt động của ngoại thương của một nước được đánh giá qua “cáncân thanh toán xuất - nhập khẩu” Cán cân này tác động trực tiếp đến tổng cầucủa nền kinh tế

Trang 15

Xuất khẩu thuần (XKT) = Xuất khẩu (XK) - Nhập khẩu (NK).

Xuất khẩu thuần là một bộ phận của tổng cầu:

mô sản xuất của từng mặt hàng, từng ngành nghề lĩnh vực cũng như quy mô toàn

bộ nền kinh tế được mở rộng, khi đó xuất hiện hiệu ứng tính kinh tế nhờ quy mô.Khi quy mô sản xuất phát triển sẽ kéo theo sự ra đời của nhiều ngành hàng mớivừa để bổ trợ cho các ngành xuất khẩu chính, vừa để khai thác các tiềm năng củađất nước, GDP của nền kinh tế không ngừng tăng lên, quốc gia đạt được tốc tăngtrưởng cao và ổn định

1.1.3.2 Xuất khẩu hàng hóa góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá

Cơ cấu sản xuất và tiêu dùng trên thế giới luôn luôn thay đổi một cáchmạnh mẽ, đó là thành quả của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại Sựchuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá là tất yếu đối với nước

ta

Xuất khẩu hàng hóa tạo ra khả năng xây dựng cơ cấu kinh tế mới, năngđộng Sự phát triển các ngành công nghiệp trực tiếp xuất khẩu đã tác động đếncác ngành công nghiệp cung cấp đầu vào cho các ngành xuất khẩu tạo ra “mối

Trang 16

quan hệ ngược” thúc đẩy sự phát triển của các ngành này Bên cạnh đó khi vốntích luỹ của nền kinh tế được nâng cao thì sản phẩm thô sẽ tạo ra “mối liên hệxuôi” là nguyên liệu cung cấp cho đầu vào cho các ngành công nghiệp chế biến

và “mối liên hệ xuôi” này được tiếp tục mở rộng Sự phát triển của tất cả cácngành này sẽ làm tăng thu nhập của những người lao động, tạo ra “mối liên hệgián tiếp” cho sự phát triển công nghiệp hàng tiêu dùng và dịch vụ

Xuất khẩu hàng hóa tạo ra nguồn thu nhập ngoại tệ đáng kể cho đất nước.Nguồn thu nhập này vượt xa các nguồn thu nhập khác kể cả vốn vay và đầu tưnước ngoài Đối với nhiều nước đang phát triển, xuất khẩu đã trở thành nguồntích lũy vốn chủ yếu trong giai đoạn đầu của sự nghiệp công nghiệp hóa Đồngthời có ngoại tệ đã tăng khả năng nhập khẩu công nghệ, máy móc thiết bị vànguyên liệu cần thiết cho sự phát triển của ngành công nghiệp

1.1.3.3 Xuất khẩu hàng hóa tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm cải thiện đời sống nhân dân

Trước hết hoạt động xuất khẩu tạo thêm việc làm, thu hút hàng triệu laođộng và làm tăng thu nhập cho người lao động, nhất là trong các ngành nôngnghiệp, công nghiệp chế biến nông lâm hải sản, công nghiệp dệt - may, giày - da.Nhiều ngành xuất khẩu đã tạo thêm việc làm phi nông nghiệp cho lao động khuvực nông thôn, góp phần tăng thu nhập và giảm bớt tình trạng nghèo đói

Xuất khẩu hàng hóa còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu nhiều sản phẩmtrung gian, một số ngành công nghiệp như dệt – may, sản xuất hàng tiêu dùngđược mở rộng, tạo việc làm cho dân cư thành thị đặc biệt là lao động thanh niênđang ngày càng gia tăng Ngoài ra, còn tạo nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩmtiêu dùng thiết yếu phục vụ trực tiếp đời sống và đáp ứng ngày một phong phúthêm nhu cầu tiêu dùng của người dân

Trang 17

Xuất khẩu hàng hóa tác động trực tiếp đến sản xuất làm cho cả quy mô vàtốc độ sản xuất tăng lên, các ngành nghề cũ được khôi phục, ngành nghề mới rađời tạo thêm việc làm cho người lao động Xuất khẩu còn giúp nâng cao chấtlượng lao động, nâng cao trình độ chuyên môn, thay đổi phong cách làm việctheo hướng tích cực.

1.1.3.4 Xuất khẩu hàng hóa nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Xuất khẩu hàng hóa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước ngàycàng lớn mạnh, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế Bởi vì khihướng vào thị trường quốc tế làm cho các doanh nghiệp phụ thuộc vào thị trườngthế giới nhiều hơn là thị trường trong nước, do vậy các doanh nghiệp muốn đứngvững trong cạnh tranh phải dựa vào các tiêu chuẩn quốc tế Thời kỳ đầu có thể

có sự trợ giúp của Nhà nước, song muốn tiếp tục tồn tại thì phải tự khẳng địnhđược vị trí của mình Mặt khác thị trường thế giới rộng lớn sẽ tạo điều kiện chocác doanh nghiệp thu được hiệu quả nhờ quy mô sản xuất lớn

Xuất khẩu hàng hóa còn tạo điều kiện nâng cao khả năng cung cấp đầu vàocho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước

1.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động xuất khẩu hàng hóa

Để thực hiện tốt các hoạt động xuất khẩu hàng hóa thì việc xây dựng đượcmột hệ thống các chỉ tiêu đánh giá là một vấn đề cần thiết Thực hiện được điềunày sẽ giúp các cơ quan quản lý nhà nước có cơ sở đánh giá kết quả hoạt độngxuất khẩu, đồng thời giúp các nhà sản xuất tìm ra được mặt hạn chế, yếu kémtrong hoạt động xuất khẩu của mình, từ đó đề ra những giải pháp hữu hiệu đểkhắc phục, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu, đáp ứng mục tiêu, chiến lược

Trang 18

phát triển kinh tế - xã hội mà quốc gia đã đề ra Sau đây là những chỉ tiêu cơ bản

để đánh giá hoạt động xuất khẩu của một quốc gia:

1.1.4.1 Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa

Kim ngạch xuất hàng hóa của một nước cho biết nước đó đã xuất khẩuđược bao nhiêu hàng hóa, khối lượng và giá trị bao nhiêu

Nếu kim ngạch xuất khẩu hàng hóa càng cao thì chứng tỏ hoạt động xuấtkhẩu của nước đó càng phát triển Mặt khác nếu kim ngạch xuất khẩu cao và giátrị của hàng hóa đem xuất khẩu là lớn thì điều đó chứng tỏ quốc gia đó đang thựchiện chiến lược hướng về xuất khẩu

1.1.4.2 Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa

Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa là sự gia tăng về khối lượng vàgiá trị hàng hóa được xuất khẩu của một nước trong một khoảng thời gian nhấtđịnh Sự gia tăng được thể hiện ở quy mô và tốc độ Quy mô tăng trưởng phảnánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa sosánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ

1.1.4.3 Sự cân bằng trong cán cân thương mại

Cán cân thương mại (cán cân trao đổi) là bảng đối chiếu giữa tổng giá trịxuất khẩu hàng hóa với tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa của một nước với nướcngoài trong một thời kỳ xác định, thường là một năm

Tình trạng của cán cân thương mại (thâm hụt hay thặng dư) thể hiện trạngthái của nền kinh tế; dữ liệu trên cán cân thương mại có thể được sử dụng đểđánh giá khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế của một nước Thâm hụtcán cân thương mại là sự mất cân đối giữa xuất khẩu và nhập khẩu, tức là nhậpkhẩu vượt quá xuất khẩu Đối với các nước đang phát triển đang trong thời kỳ

Trang 19

CNH và mở cửa hội nhập kinh tế, thâm hụt là một hiện tượng khá phổ biến Tuynhiên, nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên và dai dẳng cho thấy, sự yếu kémtrong điều tiết kinh tế vĩ mô, đặc biệt là yếu kém trong lĩnh vực xuất khẩu và hậuquả đối với nền kinh tế là rất trầm trọng.

1.1.4.4 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Thông qua cơ cấu mặt hàng xuất khẩu ta cũng có thể đánh giá được hiệuquả hoạt động xuất khẩu của một nước Khi phần lớn hàng hóa xuất khẩu lànhững hàng hóa có hàm lượng công nghệ cao, áp dụng khoa học hiện đại, nhữngmặt hàng có giá trị gia tăng cao, khi đó hoạt động xuất khẩu sẽ mang lại nguồnthu lớn cho đất nước Ngược lại nếu hàng xuất khẩu là các mặt hàng có giá trịgia tăng, hàm lượng công nghệ ít thì tăng trưởng xuất khẩu là rất khó Bởi vì, cáchàng hóa dưới dạng thô, chỉ sơ chế thường giá trị rất thấp, cung cầu không ổnđịnh; hơn nữa nó còn là mầm mống làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên của nướcxuất khẩu Và cũng thông qua cơ cấu mặt hàng này ta có thể thấy được sự pháttriển của các quốc gia Những quốc gia phát triển, có trình độ, khoa học hiện đạithì sẽ sản xuất ra những mặt hàng có hàm lượng công nghệ cao Ngược lại, cácnước kém phát triển, chủ yếu dựa vào tài nguyên thiên nhiên sẵn có; vì vậy họ sẽxuất khẩu những hàng hóa có nguồn gốc từ thiên nhiên, chỉ qua sơ chế, thậm chí

là sản phẩm thô

1.1.4.5 Hình thức buôn bán

Khi nước tham gia xuất khẩu chủ yếu qua hoạt động buôn bán chính ngạch(là hợp đồng xuất khẩu theo giấy phép của Bộ Công Thương lưu thông qua cáccửa khẩu quốc tế và quốc gia, phải chấp hành đẩy đủ các thủ tục theo thông lệ vàtập quán quốc tế) thì sẽ giảm thiểu được những rủi ro trong thương mại, tránhthiệt hại cho nước mình Khi tham gia hoạt động buôn bán này, các nhà kinh

Trang 20

doanh xuất nhập khẩu không chỉ tuân thủ những quy định pháp luật của hai nước

mà còn phải tuân thủ theo các thông lệ quốc tế nói chung Do vậy có thể giảmthiểu được rủi ro trong các hợp đồng kinh doanh, mang lại hiệu quả cao Ngượclại, khi nước tham gia xuất khẩu chủ yếu thông qua hoạt động buôn bán tiểungạch (là hình thức xuất khẩu theo giấy phép của UBND các tỉnh biên giới) thìrủi ro mang lại là rất lớn, và nó có thể làm giảm đi rất nhiều hiệu quả của hoạtđộng xuất khẩu

1.2 Sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc 1.2.1 Tổng quan về thị trường Trung Quốc

Thị trường Trung Quốc được đánh giá là thị trường rộng lớn, đầy tiềmnăng Với số dân đông nhất thế giới lên tới 1,3 tỷ người, chiếm 21% tổng dân sốtoàn thế giới Tổng diện tích là 9,6 triệu km2 (rộng hơn Úc, nhỏ hơn Nga vàcanada), độ dài đường biên giới đất liền là 22.143,34 km, đường bờ biển: 14.500

km, giáp với các nước: Afghanistan, Bhutan, Myanmar, Ấn Độ, Kazakhstan, bắcTriều Tiên, Kyrgyzstan, Lào, Macao, Mông Cổ, Nepal, Pakistan, Nga, Tajikistan

và Việt Nam Với đặc điểm này, Trung Quốc rất thuận lợi cho việc mở rộng cáchoạt động buôn bán qua biên giới với các nước láng giềng Riêng đối với ViệtNam, xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc sẽ có những thuận lợi hơn so với cácnước khác Hai nước Việt – Trung sơn thủy tương liên, văn hóa tương thông, lýtưởng tương đồng, vận mệnh tương quan đã giúp cho Việt Nam hiểu được cặn kẽhơn những nhu cầu, đòi hỏi của thị trường Trung Quốc, từ đó tạo ra một cơ cấuhàng hóa xuất khẩu hợp lý cho thị trường xuất khẩu này

Trang 21

1.2.1.1 Nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc

Theo số liệu thu thập được của Cục xúc tiến thương mại – Bộ Công thương ViệtNam cho biết:

Tổng chi tiêu của người tiêu dùng Trung Quốc năm 2008 đạt 10,4 tỷ nhândân tệ tương đương với 1,52 tỷ đôla Mỹ Hiện nay, các gia đình Trung Quốcthường gửi tiết kiệm hoặc dùng một nửa tổng thu nhập của mình để đầu tư vàchi cho thực phẩm Thế hệ trẻ Trung Quốc có mức thu nhập ngày càng cao và có

xu hướng chi khá nhiều vào thời trang và vui chơi giải trí Vì thế họ chính lànhững “thượng đế” mà rất nhiều nhà bán lẻ Trung Quốc nhằm tới

Khi người tiêu dùng Trung Quốc ngày càng giàu lên nhờ chính sách củachính phủ nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống và tăng thu nhập bình quân trênđầu người thì việc quảng bá hình ảnh và hàng hoá cho giới thượng lưu vẫn sẽtiếp tục và có xu hướng phát triển hơn Trung Quốc hiện nay là nước đứng thứ

ba trên thế giới chỉ sau Nhật Bản và Hoa Kỳ về số lượng người tiêu dùng cáchàng hóa xa xỉ, chiếm 12% tổng tiêu dùng của thế giới Hiện nay, trung bình mộtnăm, thị trường Trung Quốc bán được hơn 2 triệu đôla Mỹ hàng tiêu dùng xa xỉ

và doanh thu bán hàng có xu hướng tăng từ 20-30% / năm Theo WB, trong năm

2007, xuất khẩu ròng chỉ chiếm 0,4 % trong GDP của Trung Quốc, trong khi đótăng trưởng của nước này là 11,5 % nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ của nhu cầunội địa Tăng trưởng xuất khẩu Trung Quốc giảm từ 28 % quý 1 xuống còn 22%

ở quý 4 năm 2007, trong khi đó tốc độ nhập khẩu lại tăng từ 18 % lến 26 % Đóphần lớn là do nhu cầu tiêu dùng của thị trường Trung Quốc ngày càng có chiềuhướng tăng mạnh dẫn đến nhu cầu nhập khẩu của nước này tăng khá cao

Một điều đáng nói ở đây là nhu cầu tiêu dùng của thị trường Trung Quốckhá đa dạng và dễ tính do các tầng lớp dân cư khác nhau có thu nhập khác nhau

Trang 22

nên sức mua rất phong phú Trên thị trường cùng tồn tại các loại hàng hóa cóquy cách, chất lượng khác xa nhau đến mức giá cả chênh lệch hàng chục thậmchí đến hàng trăm lần Với sự chênh lệch đó phần nào phản ánh được sức muacủa từng người, từng vùng là khác nhau do sự chênh lệch thu nhập Năm 2006,mức chênh lệch về thu nhập giữa người dân thành thị với người nông là 3,28 : 1.Theo tiêu chuẩn mà quốc tế cùng đồng thuận thì mức chênh lệch về thu nhậpgiữa người dân thành thị và nông dân 1,5 :1 là tương đối hợp lý, vượt quá 2,1 : 1

là đã hiếm thấy Như vậy, mức chênh lệch như hiện nay của Trung Quốc là quácao Thu nhập ảnh hưởng trực tiếp đến sức mua, do vậy sức mua giữa thành thị

và nông thôn cũng rất chênh lệch Sức mua phần lớn là của dân thành thị nhưThẩm Quyến, vào khoảng 1.210 đến 12.097 USD, còn ở nông thôn như các vùngmiền Tây sức mua trung bình từ 1.000 đến 10.000 NDT tức vào khoảng 121 đến

1210 USD Sức mua của người tiêu dùng Trung Quốc được chia làm ba nhómsau:

 Nhóm người tiêu dùng có thu nhập cao: Mức thu nhập trung bình củanhóm người này là từ 18.840 NDT trở lên Số lượng này vào khoảng 14 triệu,chiếm 10% dân số đô thị và 3,5% dân số toàn quốc Sức mua của nhóm ngườinày là 840 tỷ NDT, chiếm 15% tổng sức mua của toàn quốc Giỏ hàng hóa mànhóm này tiêu dùng là những hàng hóa chất lượng cao, hàm lượng công nghệcao, kiểu dáng phong phú, đẹp, sang trọng Gía cả không phải là yếu tố quantrọng đối với các quyết định tiêu dùng của họ Vì vậy các nhà sản xuất cho xuấtkhẩu cần có mặt hàng cao cấp phục vụ nhu cầu cho tầng lớp dân cư này vì chắcchắn một điều rằng lợi nhuận thu được từ họ là không nhỏ

 Nhóm người tiêu dùng có thu nhập trung bình: Thu nhập trung bình củanhóm người này từ 6.000 – 7.000 NDT, họ chiếm khoảng 445 triệu dân, khoảng

Trang 23

10% dân số nông thôn và 80% dân số thành thị Sức mua của nhóm người này là2,89 nghìn tỷ NDT, chiếm gần 55% sức mua của toàn quốc, phần lớn là dânthành thị Hàng hóa mà họ lựa chọn là những mặt hàng có chất lượng vừa phải,hàm lượng công nghệ tương đối cao, mẫu mã đẹp Gía cả là một nhân tố làm ảnhhưởng tới quyết định tiêu dùng của nhóm người này Với khả năng thực tế củacác doanh nghiệp Việt Nam thì đây là nhóm khách hàng tiềm năng cần đượckhai thác.

 Nhóm người có thu nhập thấp: là những người có mức thu nhập khoảngkhoảng 2000 NDT, số lượng này vào khoảng 689 triệu người, chiếm 10% dânthành thị, 80% dân nông thôn Sức mua của nhóm người này là 1,33 tỷ NDT,chiếm khoảng 23% sức mua toàn quốc Ngoài ra, Trung Quốc có khoảng 7% dân

số toàn quốc có thu nhập rất thấp, trung bình khoảng 700 NDT tức 85 USD Sựlựa chọn cho tiêu dùng của nhóm người này là những mặt hàng có giá rẻ, chấtlượng đại trà, không quan trọng đến hình thức, mẫu mã

Chính có sự phân nhóm tiêu dùng khá đa dạng này đã tạo điều kiện lớn chocác nhà xuất khẩu đưa ra quyết định cho cơ cấu mặt hàng xuất khẩu phù hợp vớitừng thị trường của từng vùng Do vậy, Việt Nam cần tận dụng và khai thác hếtlợi thế so sánh, tiềm năng của nước mình để thu được nguồn lợi nhuận và khảnăng chiếm lĩnh thị trường đối với thị trường đa dạng này

Một thuận lợi nữa cho những nước xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc

đó là nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc là rất đa dạng và phong phú,thuộc ba chủng loại chính: dịch vụ; hàng chế tạo và sản phẩm nông nghiệp.Riêng đối với Việt Nam có thể xuất khẩu sang thị trường này 14 loại mặt hàng,nhóm hàng có nhiều tiềm năng là: cao su, chè, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, thực vật,

Trang 24

thủy sản, dầu ăn, giày dép, dây cáp điện, sản phẩm nhựa, sản phẩm gỗ, sản phẩmlinh kiện điện tử - điện máy, sắn lát và tinh bột sắn …

Trung Quốc – một thị trường đầy tiềm năng cho hàng hóa Việt Nam Rauquả Việt Nam rất được người Trung Quốc yêu thích nhất là các rau quả nhiệtđới, các loại cây trái vụ với Trung Quốc Thị trường rau quả Trung Quốc rất lớn,mỗi năm lên gần 1,1 tỷ USD và có rất nhiều tiềm năng dành cho Việt Nam, nhất

là các tỉnh ở miền Tây Nam Bộ Nhưng hiện nay ta mới xuất được quá ít, để đạtmục tiêu 250 triệu USD vào 2010 đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải đổimới cách thức buôn bán, tiếp cận thị trường, thay đổi quy trình sản xuất và côngnghệ chế biến

Một mặt hàng luôn được quảng cáo là "đặc sản phương Nam" tại các chợ,nhà hàng Trung Quốc là thuỷ sản Năm 2004 ta xuất sang Trung Quốc 48 triệuUSD và 2005 đạt 62riệu USD, nhưng đây chỉ là một phần nhỏ bé trong 1,51 tỷUSD nhập khẩu thuỷ sản hàng năm của nước này Hàng thuỷ sản Việt Nam bánsang Trung Quốc rất phong phú về chủng loại: tươi sống, đông lạnh, hàng khô đều được tiêu thụ hết Đặc biệt những mặt hàng như: tôm hùm, cá biển cao cấp,nhuyễn thể hai mảnh vỏ được bán với giá cao và bao nhiêu cũng hết Theo ôngĐào Ngọc Chương - Tham tán thương mại tại Trung Quốc: Việt Nam sẽ đạt mụctiêu 350 triệu USD xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Quốc nếu doanh nghiệp làmtốt công tác chế biến, bảo quản, xây dựng được hệ thống phân phối trên thịtrường nước bạn Đặc biệt là tại các tỉnh phía Tây

Cao su thiên nhiên là một thế mạnh tuyệt đối của Việt Nam Mỗi nămTrung Quốc cần hơn 2 triệu tấn cao su, nhưng chỉ tự cung cấp chưa được 1/4 Dựbáo hàng năm, nhu cầu cao su Trung Quốc sẽ tăng 20-25%, nên ngành cao suViệt Nam có rất nhiều cơ hội phát triển ở thị trường này Vấn đề của ngành cao

Trang 25

su là phải hạn chế xuất thô, tăng cường công tác chế biến để hướng tới mục tiêuxuất khẩu 1 tỷ USD trong tương lai.

Ngoài ra, một số mặt hàng khác như: đồ gỗ, gạo, chè và cà phê, dây cápđiện, giày dép các loại đều có khả năng đẩy mạnh xuất khẩu vào Trung Quốc.Kim ngạch xuất khẩu có thể tăng nhiều lần trong thời gian tới như: đồ gỗ có thểđạt 300 triệu USD vào 2010 so với 40 triệu USD trong năm 2004, dây cáp điện

từ 9 triệu USD năm 2005 tăng lên 25 triệu USD vào 2010, tương tự giày dép từ

25 triệu lên 80 triệu USD, linh kiện điện tử từ 55 triệu lên 180 triệu USD

Trong những năm tới, hợp tác thương mại Việt Nam - Trung Quốc sẽ cónhiều thuận lợi khi các chương trình hợp tác phát huy hiệu lực Đến năm 2006,hầu hết các mặt hàng thế mạnh Việt Nam khi xuất sang Trung Quốc đều có thuếsuất là 0% theo lộ trình cam kết trong chương trình "Thu hoạch sớm" giữa TrungQuốc và các nước ASEAN Các thoả thuận về kiểm dịch thực vật, an toàn vệsinh được ký kết và thực thi Điều hy vọng nhất là Việt Nam vào WTO năm

2006 từ đó chúng ta sẽ được hưởng các điều kiện thuận lợi như đối thủ mà trựctiếp là Thái Lan đang được áp dụng ( Theo VietNamNet)

1.2.1.2 Chính sách thương mại Trung Quốc đối với hoạt động nhập khẩu

Sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã có những cải cách hết sức mạnh mẽtrong chính sách thương mại nhằm đáp ứng những yêu cầu mở cửa nền kinh tếnói chung và gia nhập WTO nói riêng

Mở rộng quyền hoạt động thương mại và phân cấp quản lý hoạt động thương mại

Cũng như bất kỳ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung nào, hoạt động thươngmại quốc tế của Trung Quốc trước đây dựa trên nguyên tắc độc quyền nhà nước,

Trang 26

theo đó, nhà nước can thiệp trực tiếp vào hoạt động ngoại thương thông qua cácdoanh nghiệp nhà nước: năm 1979, cả nước chỉ có 12 công ty xuất nhập khẩucấp quốc gia và mỗi công ty được chuyên trách về một lĩnh vực riêng Vào đầuthập kỷ 1980, cơ chế này bắt đầu được nới lỏng: năm 1984, Trung Quốc chophép thành lập các công ty xuất nhập khẩu cấp tỉnh và thành phố Đầu năm 1985,

Bộ Ngoại thương đã phê chuẩn việc thành lập thêm 8.000 Tổng công ty hoạtđộng trong lĩnh vực ngoại thương Tất cả các công ty có vốn đầu tư nước ngoài

đã được quyền kinh doanh thương mại trực tiếp mà không cần sử dụng dịch vụcủa một công ty thương mại nào, mặc dù vẫn còn hạn chế về mặt hàng nhậpkhẩu Các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực chế tạo cũng đượcquyền hoạt động thương mại trực tiếp mà không cần qua các doanh nghiệpthương mại chuyên doanh của nhà nước

Quá trình phi tập trung hóa quản lý thương mại và mở rộng quyền hoạtđộng ngoại thương cho doanh nghiệp được đẩy mạnh kể từ khi Trung Quốc tiếnhành đàm phán gia nhập GATT/WTO năm 1986, và đặc biệt là trong thập kỷ

1990

Kết quả của những năm cải cách chính sách thương mại trên là số lượng cácdoanh nghiệp hoạt động thương mại tăng lên nhanh chóng Vào năm 2000, cóđến 1000 doanh nghiệp tư nhân được quyền xuất nhập khẩu Số lượng các doanhnghiệp trong nước được quyền tham gia hoạt động thương mại quốc tế tăng lênnhanh chóng: từ 1.200 công ty năm 1986 lên 12.000 năm 1996, 13.000 năm

1998 và 35.000 công ty năm 2001 Cùng với 150.000 doanh nghiệp có vốn đầu

tư nước ngoài được quyền đăng ký ngoại thương, hoạt động thương mại quốc tếcủa Trung Quốc đã hướng mạnh tới việc đáp ứng những nguyên tắc cạnh tranh

và không phân biệt đối xử của WTO

Trang 27

Trong các hiệp định gia nhập WTO, Trung Quốc đã cam kết thực hiện đầy

đủ quyền hoạt động thương mại đối với toàn bộ các doanh nghiệp Trung Quốccũng như các doanh nghiệp có vốn nước ngoài trong vòng 3 năm Điều này cónghĩa là các doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động trên lãnh thổ TrungQuốc sẽ nghiễm nhiên được quyền hoạt động thương mại mà không bị ràng buộcbởi những điều kiện về sở hữu, vốn, lĩnh vực kinh doanh hoặc kinh nghiệm hoạtđộng như trước đây

Hệ thống thuế quan

Từ khi tiến hành đàm phán gia nhập WTO, việc cắt giảm thuế quan củaTrung Quốc đã được thực hiện một cách nhất quán và liên tục, vừa làm cho hệthống thuế quan phù hợp với chuẩn mực chung của kinh tế thị trường và thông lệquốc tế, vừa nhằm mục tiêu giảm thuế suất bình quân đáp ứng yêu cầu của việcgia nhập WTO Lịch trình cắt giảm thuế quan của Trung Quốc từ năm 1992 đếnthời điểm trở thành thành viên WTO (2001) như sau:

1/1/1992: Giảm 225 dòng thuế, chiếm 4,4% tổng số các dòng thuế

1/4/1992: Loại bỏ thuế nhập khẩu đối với 18 nhóm sản phẩm, trong đó 16nhóm sản phẩm với 168 dòng thuế có mức thuế suất nhập khẩu giảm trong phạm

vi từ 28,6 đến 68% Hai nhóm sản phẩm còn lại là ô tô mui kín và máy quayphim, thuế cơ bản đã tăng trong khi thuế theo luật được loại bỏ, nhưng mức thuếnhập khẩu vẫn giảm nhẹ

1/1/1993: Giảm 3.371 dòng thuế, chiếm 53,6% trong tổng số làm giảm mứcthuế quan bình quân 7,3%

1/1/1994: Giảm 2.898 dòng thuế

Trang 28

1/4/1995: Giảm 19 dòng thuế đối với rượu vang, rượu và thuốc lá từ 120% 150% xuống còn 80%.

-1/4/1996: Giảm 4.971 dòng thuế làm giảm mức thuế quan bình quân từ35,9% xuống 23%

1/10/1997: Giảm 4.874 dòng thuế, chiếm 73,5% tổng số, tỷ lệ thuế quanbình quân giảm còn 17%

1/1/1999: Giảm 1.014 dòng thuế trong các ngành dệt, đồ chơi và lâm sản từ0,2 đến 11 điểm phần trăm

1/1/2000: Giảm 819 dòng thuế đối với các sản phẩm dệt trong phạm vi từ0,6 – 2 điểm phần trăm Giảm 202 dòng thuế đối với các hàng hóa chất, máymóc và các sản phẩm khác (thuế linh kiện chế tạo máy tính cá nhân giảm từ 15%còn 6%, thuế đánh vào bộ phận ghi dữ liệu giảm từ 18% còn 1%)

1/1/2001: Cắt giảm 3.462 dòng thuế, chiếm 49% tổng số

Với một lộ trình cắt giảm thuế quan như trên, thuế suất bình quân đối vớihàng nhập khẩu của Trung Quốc đã liên tục giảm xuống và tới thời điểm trởthành thành viên WTO, mức thuế này chỉ còn bằng 1/3 so với thời điểm khiTrung Quốc bắt đầu đàm phán gia nhập WTO

Trang 29

Bảng 1.1: Thuế quan bình quân đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn

Sau khi gia nhập WTO 9,8

Nguồn: Tổng cục hải quan Trung Quốc

Thực hiện nghị định khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã cam kết từng bước

hạ thấp mức thuế nhập khẩu hàng hóa và đến năm 2005 còn 10%, trong đó thuếquan bình quân đối với hàng hóa công nghiệp giảm xuống còn 9,3% Tính đếnnay, mức thuế quan của Trung Quốc đã giảm còn 10,2% Đặc biệt, mức giảmthuế quan đối với hàng nông sản được Trung Quốc thực hiện trước thời gian quyđịnh của WTO Năm 2002, Trung Quốc đã thực hiện cắt giảm hàng loạt thuế

Trang 30

nhập khẩu đối với hơn 5000 loại sản phẩm Năm 2003, Trung Quốc lại tiếp tụcgiảm thuế nhập khẩu cho hơn 3000 mặt hàng.

Năm 2007 là năm Trung Quốc hoàn thành thời gian bảo hộ theo cam kết gianhập WTO và sẽ thực hiện cơ chế điều hành xuất nhập khẩu theo tư cách đầy đủcủa một thành viên WTO Điều này sẽ tạo điều kiện cho các nước tăng đáng kểxuất khẩu vào Trung Quốc

Hàng rào phi thuế quan

Ngoài hạn chế quyền thương mại đối với doanh nghiệp như đã trình bày ởtrên, các rào cản phi thuế quan bao gồm những hạn chế về giấy phép và quotaxuất khẩu, các yêu cầu về chất lượng và tiêu chuẩn kỷ thuật, các rào cản nàycũng cần được chuẩn hóa theo yêu cầu của WTO và đưa vào kế hoạch loại bỏnhằm hạn chế bóp méo thương mại và cạnh tranh không công bằng

Về cấp phép xuất nhập khẩu Vào cuối thập kỷ 1980, số lượng các hàng hóanhập khẩu cần phải cấp phép của Trung Quốc vẫn còn rất lớn: chiếm 53% và tỷ

lệ hàng hóa nhập khẩu được cấp phép chiếm 46% tổng hàng nhập khẩu Sangthập kỷ 1990, Trung Quốc bắt đẩu giảm mạnh số lượng các hàng hóa nhập khẩuphải cấp phép Hiện nay các sản phẩm phải qua quản lý giấy phép hạn ngạchxuất khẩu chỉ còn là 52 sản phẩm, nhập khẩu chỉ còn 8 loại, bỏ 16 hạn ngạch,giấy phép và quản lý đấu thầu đặc biệt đối với một phần mặt hàng xe máy, ô tô,phụ tùng chủ yếu

Trung Quốc thực hiện các tiêu chuẩn về chất lượng và sự an toàn như mộtrào cản phi thuế quan đối với 144 sản phẩm ví dụ như: thuốc men, sản phẩmđộng thực vật, bột mì, dầu thô, dầu tinh chế, cao su, đường tinh chế, thép cuộn,các sản phẩm gỗ…, chiếm 10% tổng dòng thuế Việc minh bạch hóa các tiêu

Trang 31

chuẩn này, đảm bảo việc tuân thủ một cách nhất quán là yêu cầu đặt ra đối vớiTrung Quốc trong việc điều chỉnh chính sách thương mại sau khi gia nhập WTO.Một vấn đề đáng quan tâm nữa đó là vấn đề sở hữu trí tuệ Trung Quốc thựchiện bảo vệ bản quyền sở hữu trí tuệ, ngăn cấm và xử lý tội giả mạo, ăn cắp bảnquyền Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trên thế giới nóichung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng khi xuất khẩu hàng hóa vào thìtrường Trung Quốc đăng ký thương hiệu thương mại ở Trung Quốc tránh đượctình trạng mất thương hiệu Tuy nhiên đây cũng là một khuyến cáo, đề nghị cácdoanh nghiệp Việt Nam thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu thương mại và bảnquyền tác giả cho chính mình.

Tóm lại, việc tìm hiểu về thị trường Trung Quốc, nắm bắt được nhu cầu tiêudùng cũng như những quy định về nhập khẩu là một việc cần thiết giúp Chínhphủ cũng như các doanh nghiệp Việt Nam thấy được điểm mạnh, yếu, khó khăn,thuận lợi khi xuất khẩu sang thị trường này Từ đó đưa ra những giải pháp hiệuquả nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang một thị trường đầy tiềmnăng như Trung Quốc

1.2.2 Vai trò của thị trường Trung Quốc đối với quan hệ thương mại toàn cầu

Ngày 1/10/1949, tại quảng trường Thiên An Môn, Chủ tịch Mao TrạchĐông – nhà sáng lập Đảng Cộng sản Trung Quốc đã long trọng tuyên bố nướcCHND Trung Hoa ra đời Từ một nước phong kiến nông nghiệp lạc hậu, nhândân nghèo đói, sau 59 năm trải qua những thăng trầm do nhiều nguyên nhânkhác nhau, Trung Quốc ngày nay đã trở thành cường quốc không chỉ riêng khuvực Đông Á mà trên cả phạm vi toàn cầu Trung Quốc đã trở thành “con rồngmới”, “hiện tượng thần kỳ mới” về sự phát triển nhanh và xếp hạng cao trong

Trang 32

nhiều lĩnh vực khác nhau Sự thần kỳ của nền kinh tế Trung Quốc được thể hiện

là đã đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới và liên tục 29 năm qua đều duytrì ở chỉ số trên dưới 10% bình quân hàng năm, kể từ khi Trung Quốc bắt đầuthực hiện cải cách mở cửa với chiến lược bốn hiện đại hóa do nhà lãnh đạo ĐặngTiển Bình khởi xướng năm 1979 Chính vì thế tổng sản phẩm quốc nội (GDP)của Trung Quốc đã tăng mạnh và tăng rất nhanh qua các năm Năm 1975, tổngsản phẩm quốc nội của Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 1% GDP thế giới, đếnnăm 2006, đã chiếm đến 6%, và nếu tiếp tục phát triển ổn định, kinh tế TrungQuốc vào năm 2020 sẽ chiếm từ 12 – 15% GDP toàn cầu Đặc biệt, năm 2007tăng trưởng 13%, với quy mô GDP đạt mức 25.731 tỷ Nhân dân tệ (tương đương3.380 tỷ USD), đã đưa Trung Quốc vươn tới vị trí cường quốc kinh tế lớn thứ batrên thế giới, vượt qua Đức, GDP của Đức năm 2007 chỉ là 2.424 tỷ Euro, tươngđương 3.320 tỷ USD.như vậy, kinh tế Trung Quốc hiện là nền kinh tế lớn thứ bathế giới, sau Mỹ và Nhật Bản, và lớn thứ hai ở châu Á, sau Nhật Bản

Việc Trung Quốc ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu là mộttrong những nhân tố góp phần duy trì sự tăng trưởng của thương mại quốc tế.Trung Quốc hiện là nước đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu.Các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc đa dạng hơn và sự thâm nhập sâu hơnvào thị trường của các nước công nghiệp, diễn ra cùng làn sóng nhập khẩu củaTrung Quốc đóng vai trò ngày càng quan trọng trong sự chuyên môn hóa khuvực Hiện nay, Trung Quốc trở thành một trong những điểm xuất nhập khẩuquan trọng nhất của hầu hết các nước châu Á Sự hội nhập vào nền kinh tế thếgiới của Trung Quốc là một sự kiện có tính chất bước ngoặt đối với khu vực và

cả nền kinh tế toàn cầu

Trang 33

1.2.3 Lợi ích từ hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc

Việt Nam đang thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa hướng

về xuất khẩu Vì vậy, thị trường xuất khẩu đóng một vai trò hết sức quan trọngđối với sự phát triển của đất nước Trung Quốc là một thị trường đầy tiềm năngngày càng đóng vai trò to lớn đối với Việt Nam Với đặc điểm là một đất nước

có diện tích và dân số lớn, có nhiều điểm tương đồng về kinh tế cũng như cáclĩnh vực khác với Việt Nam Nhiều mặt hàng của ta đã chiếm lĩnh một thị phầnkhông nhỏ trên đất nước này Thông qua việc xuất khẩu hàng hóa sang TrungQuốc, Việt Nam có được một thị trường xuất khẩu rộng lớn không đòi hỏi quákhắt khe với nhiều chủng loại hàng hóa, đặc biệt là những hàng hóa đang gặpkhó khăn về thị trường xuất khẩu như rau quả, thủy sản tươi, hàng thực phẩm,công nghệ phẩm, nhiều loại quặng thô … Như vậy, xuất khẩu hàng hóa sangTrung Quốc giúp chúng ta khai thác được tiềm năng, thế mạnh của mình Ngoài

ra nó còn giúp chúng ta củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu

Hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc góp phầnthúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai nước, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế vàkhu vực, góp phần đáng kể trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

1.3 Các yếu tố tác động tới xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung

Quốc

1.3.1 Nhân tố kinh tế

Mọi xu hướng vận động hay thay đổi nào của môi trường kinh tế đều ảnhhưởng đến hoạt động xuất khẩu, nó có thể tạo điều kiện thuận lợi và cũng có thể

Trang 34

đem lại sự khó khăn, hạn chế nhất định đối với từng loại hàng hóa khác nhau Nócũng có thể làm thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của nước xuất khẩu.

Các yếu tố quan trọng của môi trường kinh tế và tác động của nó đến hoạtđộng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam: Tăng trưởng, phát triển của nềnkinh tế hoặc của từng ngành liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến khả năng mởrộng hay thu hẹp quy mô xuất khẩu hàng hóa Trong những năm gần đây, ViệtNam là một trong những “ngôi sao” của châu Á xét về mặt tăng trưởng kinh tế.Được thúc đẩy bởi sự gia tăng mạnh mẽ trong xuất khẩu, đầu tư nước ngoài vàtiêu thụ nội địa, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng bình quân 7,5%/năm trongsuốt thập kỷ vừa qua Thị trường chứng khoán tăng trưởng nhanh chóng và kếhoạch cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước lớn đã thu hút mạnh mẽ sự ý củagiới đầu tư trực tiếp và gián tiếp ngoài nước Tuy nhiên, từ năm 2008 đến naytình hình mỗi lúc một khó khăn hơn, giữa bối cảnh kinh tế Mỹ tăng trưởng chậmlại và giá hàng hóa tăng cao Khó khăn không chỉ đối với Việt Nam mà đây làmột cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nó làm ảnh hưởng đến hầu hết các quốcgia trên thế giới trong đó có Trung Quốc Do vậy, đây là giai đoạn khó khăn chocác doanh nghiệp sản xuất nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng

- Tiềm năng của nền kinh tế: đây là yếu tố tổng quát phản ánh các nguồnlực có thể có được huy động và chất lượng của nó Tiềm năng của nền kinh tếliên quan đến định hướng và tính bền vững của cơ hội chiến lược của các doanhnghiệp trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa Việt Nam, một đất nước có nguồntài nguyên phong phú như: khoáng sản, dầu mỏ, tài nguyên biển, rừng, …; cónguồn nhân công dồi dào; có vị trí địa lý chiếm nhiều ưu thế đặc biệt có đườngbiên giới dài chung với Trung Quốc Vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt

Trang 35

Nam có thể dễ dàng phát huy được lợi thế so sánh của mình, từ đó đẩy mạnhviệc xuất khẩu sang Trung Quốc.

- Xu hướng phát triển hay các thay đổi về cơ cấu nền kinh tế quốc dân tácđộng đến xu hướng phát triển của các ngành, kéo theo là sự thay đổi chiều hướngphát triển của các doanh nghiệp và nó còn tác động đến cơ cấu các mặt hàng xuấtkhẩu Việt Nam đang đi theo con đường hội nhập, thực hiện chiến lược côngnghiệp hóa, hiện đại hóa hướng về xuất khẩu thì kim ngạch xuất khẩu sẽ chiếmphần nhiều trong tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia Chiến lược này tạo ra cơhội kinh doanh cho các công ty, các nhà xuất khẩu là rất lớn Thực hiện chiếnlược đó việc dự báo những biến động kinh tế, các hoạt động xúc tiến của cơ quanquản lý kinh tế nhà nước đã giúp các nhà xuất khẩu vượt qua những khó khăn

mà thị trường mới mang lại

- Ngoài ra còn có các nhân tố như lạm phát và khả năng giảm thiểu lạmphát, tỷ giá hối đoái và khả năng chuyển đổi đồng tiền quốc gia: độ ổn định củađồng nội tệ, xu hướng tăng giảm của đồng nội tệ, việc lựa chọn đồng ngoại tệtrong giao dịch thương mại … có thể gây ra những rủi ro cho nhà xuất khẩu

1.3.2 Nhân tố phi kinh tế

* Nhân tố văn hóa – xã hội:

Văn hóa – xã hội là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình buôn bán,tiếp thị hàng hóa của các doanh nghiệp, các quốc gia Ở đâu cũng vậy, mỗi ngườidân đều lưu giữ một giá trị văn hóa khác nhau, có tính gốc rễ và khó thay đổitheo thời gian Điều đó đã hình thành nên thói quen, thị hiếu tiêu dùng cho họ

Vì vậy, các nhà xuât khẩu cần phải nắm được đặc điểm văn hóa – xã hội của thị

Trang 36

trường mình định xâm nhập để từ đó có kế hoạch, chiến lược kinh doanh phùhợp.

Thuận lợi lớn cho các nhà sản xuất của Việt Nam khi thực hiện xuất khẩusang thị trường Trung Quốc là Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia có điềukiện địa lý núi liền núi, sông liền sông, rất thuận lợi cho việc phát triển thươngmại giữa hai nước Đặc biệt cả hai dân tộc có quan hệ láng giềng ngàn đời, có sựtương đồng về văn hóa Cả hai nước đều là những quốc gia thuộc khối TrungHoa nên có phong tục tập quán và thói quen tiêu dùng có nhiều nét tương đồng.Điều này đã dẫn đến những nét tương đồng về thị trường, cơ cấu tiêu dùng và cơcấu sản xuất Ngoài ra, Trung Quốc đất rộng, người đông nên trình độ sản xuất

và tiêu dùng của các vùng và tầng lớp dân cư ở Trung Quốc rất đa dạng và khácnhau

* Nhân tố chính trị - luật pháp:

Các quyết định kinh doanh chịu sự tác động mạnh mẽ từ những thay đổitrong môi trường chính trị và pháp luật Một chủ thể khi xuất khẩu sang mộtquốc gia có môi trường chính trị ổn định có nghĩa là họ đã tránh được rất nhiềurủi ro tiềm tàng gây tổn thất cho họ Ngược lại, khi xuất khẩu sang một đất nướcchính trị đầy biến động, chiến tranh, sự thay đổi trong các chính sách kinh tế vĩmô… thì khi đó nhà xuất khẩu khó có thể tránh được các rủi ro

Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng về hệ thống chính trị,

mô hình phát triển kinh tế và hệ thống xã hội Hai nước đều là nước xã hội chủnghĩa, đều kiên trì sự lãnh đạo của Đảng, đều trong giai đoạn tiến hành côngcuộc đổi mới, cải cách và mở cửa, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước Điều đáng nói ở đây là cả hai quốc gia có một nền chính trị ổn định, ít có

sự biến động Việt Nam và Trung Quốc đều quan tâm thúc đẩy xu thế hòa bình,

Trang 37

hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới, đều coi trọng việc giữ vững môitrường hòa bình, tranh thủ các điều kiện bên ngoài thuận lợi để thực hiện mụctiêu phát triển.

* Nhân tố cạnh tranh:

Khi xuất khẩu sang thị trường nước ngoài các doanh nghiệp sớm hay muộnđều phải đối mặt với sự cạnh tranh Các công ty đa quốc gia với nhiều chi nhánhgây ảnh hưởng tới thị trường cạnh tranh quốc tế

Trung Quốc, một thị trường tiêu thụ rộng lớn, là điểm đến cho nhiều nhàxuất khẩu lớn, có danh tiếng trên thế giới Vì vậy, khi xâm nhập vào thị trườngnày các doanh nghiệp Việt Nam đã gặp không ít khó khăn trong việc cạnh tranh

để có vị trí và đứng vững trong thị trường này

1.3.3 Tác động của khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc tới quan hệ thương mại Việt - Trung

Ngày 04/11/2002 tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN – Trung Quốc lần thứ

6, hai bên đã chính thức ký kết “hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện”,trong đó đề cập tới việc thành lập khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc –ASEAN (ACFTA) vào năm 2010 đối với 6 nước thành viên cũ và 2015 đối với 4nước thành viên mới Hiệp định này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2003

Để các nước thành viên được hưởng lợi sớm hơn từ ACFTA, Trung Quốc

đã đề ra Chương trình Thu hoạch sớm (EHP) với việc giảm thuế gần 600 mặthàng nông nghiệp và những mặt hàng có lợi thế của cả hai bên Hiệp định này cóhiệu lực ngay từ ngày 01/01/2004, theo đó, thuế quan của tất cả các loại hànghóa trong danh mục EHP phải giảm xuống 0% vào năm 2006 đối với các nướcthành viên cũ và năm 2008 đối với các nước thành viên mới Đây là một cơ hội

Trang 38

lớn, thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa củamình sang thị trường này Bởi lẽ, những mặt hàng tham gia EHP đều là mặt hàng

mà Việt Nam có lợi thế xuất khẩu sang Trung Quốc

Theo hiệp định thương mại hàng hóa ký kết năm 2004, tỷ lệ thuế quan củaTrung Quốc đối với hàng hóa của các nước ASEAN đã giảm từ 9,9% xuống 8,1,giảm xuống 6,6% vào năm 2007 và 2,4% năm 2009 Đến năm 2010, 93% hànghóa Trung Quốc nhập khẩu từ các nước ASEAN sẽ được hưởng mức thuế bằngkhông Việc giảm thuế hàng loạt đã thắt chặt hơn nữa quan hệ kinh tế, thươngmại song phương giữa Trung Quốc và ASEAN, đem lại lợi ích thiết thực chongười tiêu dùng và doanh nghiệp của cả Trung Quốc và các nước ASEAN Hợp tác kinh tế - thương mại giữa Trung Quốc với ASEAN cũng tạo ranhững thời cơ thuận lợi và đem đến cả những thách thức đối với Việt Nam, đặcbiệt trong quan hệ thương mại với Trung Quốc Là thành viên của ASEAN, lại làmột nước láng giềng có chung đường biên giới dài với Trung Quốc, việc hìnhthành ACFTA sẽ là cơ hội lớn để Việt Nam tăng cường hợp tác toàn diện vớiTrung Quốc Về mặt lý thuyết, ACFTA tạo điều kiện cho Việt Nam thâm nhậpthị trường Trung Quốc khổng lồ, tăng cường xuất khẩu các loại sản phẩm truyềnthống như các loại khoáng sản, nông lâm thủy sản Tuy nhiên, trên thực tế, trongquan hệ Trung Quốc, vị thế cạnh tranh của Việt Nam còn yếu nên chưa thu đượcnhiều kết quả như mong muốn

1.3.4 Tác động của việc gia nhập WTO tới quan hệ thương mại Việt – Trung

Ngày 11/1/2007, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 củaWTO Điều đó có nghĩa là Việt Nam đã hòa nhập thực sự vào hệ thống mậu dịchthế giới một cách rộng rãi, sâu sắc và toàn diện

Trang 39

Khi Trung Quốc gia nhập WTO (ngày 11/1/2001), lúc đó Việt Nam chưaphải là thành viên của tổ chức thương mại Về lý luận, sự gia nhập của TrungQuốc tất nhiên sẽ tạo nên áp lực nhất định đối với Việt Nam Bởi lẽ, gia nhậpWTO Trung Quốc sẽ được hưởng những thuận lợi và thực hiện những nghĩa vụ

mà tổ chức này quy định, trong đó có mở cửa thị trường, xóa bỏ hàng rào thuếquan và phi thuế quan, làm cho hàng hoá của các nước thành viên dễ dàng thâmnhập thị trường khổng lồ này Việt Nam do chưa phải là thành viên của WTO,nên chưa được hưởng những ưu đãi này khi xuất khẩu hàng hoá sang TrungQuốc Tuy nhiên, hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc khônggiống so với hàng hoá của các nước phương Tây, do đó sẽ không chịu ảnh hưởngcủa chúng nhiều Có thể những mặt hàng như cao su, dầu thô, nguyên liệu… củaViệt Nam sẽ đẩy mạnh xuất khẩu nhờ Trung Quốc mở rộng thị trường

Khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO cho nên quan hệgiữa Việt Nam và Trung Quốc trong thời gian tới về cơ bản sẽ tuân thủ theonguyên tắc và quy định của WTO Như vậy, lúc này khi xâm nhập vào thị trườngTrung Quốc, Việt Nam sẽ được hưởng những ưu đãi về thuế quan và một sốthuận lợi khác Và đây cũng tạo ra cơ hội và viễn cảnh tốt đẹp cho doanh nghiệpTrung Quốc muốn xâm nhập vào thị trường Việt Nam Trước đây thuế quan củarất nhiều mặt hàng công nghiệp của Việt Nam đang rất cao mà hàng Trung Quốcvẫn thâm nhập vào được, khi thuế quan cắt giảm, hàng công nghiệp của TrungQuốc sẽ có điều kiện thâm nhập thị trường Việt Nam hơn nữa, đặt các doanhnghiệp Việt Nam đứng trước thách thức lớn Để đứng vững trên cả thị trường nộiđịa và thị trường xuất khẩu (thị trường Trung Quốc), các doanh nghiệp Việt Namphải tìm biện pháp nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa, nâng cao trình độ quản

Trang 40

lý của doanh nghiệp, đầu tư hiện đại hóa khoa học kỹ thuật, bên cạnh đó phải đisâu tìm hiểu luật pháp và các chính sách ngoại thương của Trung Quốc.

Mặt khác, hai nước đều đã là thành viên của tổ chức thương mại thế giới,

do vậy đều phải thực hiện cam kết theo lộ trình của một thành viên WTO Khi

đó, có những mặt tác động tích cực và tiêu cực đến hàng hoá của Việt Nam xuấtkhẩu sang Trung Quốc Tác động tích cực là tạo phong cách chính quy chodoanh nghiệp Việt Nam và như thế sẽ không còn rủi ro, hoặc ít rủi ro Tác độngtiêu cực là, doanh nghiệp của chúng ta là những doanh nghiệp nhỏ, đã quen làm

ăn với Trung Quốc theo kiểu buôn bán trao tay, không theo một quy chuẩn củaWTO Nay, phải làm ăn chính quy thì phải có thời gian Đấy cũng là một tháchthức với các doanh nghiệp Việt Nam

Qua những phân tích trên cho ta kết luận: Trung Quốc là một thị trườngxuất khẩu tiềm năng của nhiều loại hàng hóa của Việt Nam, các doanh nghiệpcần biết khai thác triệt để thị trường này để gia tăng xuất khẩu So với một số thịtrường khác, Trung Quốc là thị trường “dễ tính” vì nhu cầu và thị hiếu tiêu dùngcủa người dân Trung Quốc gần giống với dân Việt Nam, sự đòi hỏi đầu tư chomột sản phẩm hàng hóa không mấy gắt gao, chi phí vận chuyển hàng hóa thấp,thị trường rộng lớn sẽ là cơ hội cho Việt Nam tăng lượng hàng xuất khẩu sangTrung Quốc trong thời gian tới Lộ trình cắt giảm thuế theo Chương trình thuhoạch sớm (EHP) đối với nhiều loại hàng hóa nông thủy sản nhập khẩu vàoTrung Quốc giảm xuống 0 – 5% vào năm 2006, tạo điều kiện thuận lợi hơn chohàng hóa ASEAN trong đó có Việt Nam Đồng thời, theo lộ trình cắt giảm thuếquan CAFTA, tới đây Trung Quốc và các nước ASEAN sẽ tiếp tục tiến hành cắtgiảm thuế quan đối với danh mục hàng hóa thông thường Hơn nữa, Việt Nam đã

là thành viên của WTO, theo đó sẽ được hưởng các điều kiện thuận lợi theo quy

Ngày đăng: 17/04/2013, 10:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình Kinh tế phát triển, 2005. Khoa kế hoạch và phát triển, ĐH Kinh tế quốc dân, Nhà xuất bản lao động Khác
2. Giáo trình kinh tế quốc tế. ĐH Kinh tế quốc dân, nhà xuất bản thống kê Khác
3. Quan hệ Trung Quốc – ASEAN – Nhật Bản trong bối cảnh mới và tác động của nó tới Việt Nam. Viện khoa học xã hội Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội Khác
4. Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc. Nhà xuất bản lí luận chính trị, Hà Nội 2006 Khác
5. Niên giám thống kê xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2006. Tổng cục Thống kê Việt Nam Khác
6. Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam 20 năm đổi mới (1986-2005). Tổng cục Thống kê Việt Nam Khác
7. Trung Quốc gia nhập WTO – Thời cơ và thách thức Khác
8. Việt Nam – Trung Quốc tăng cường hợp tác cùng nhau phát triển hướng tới tương lai. Viện khoa học xã hội Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học xã hội Khác
9. Tạp chí Châu Á – Thái Bình Dương. Số 35/12. năm 2007 10.Tạp chí cộng sản. Số 1/1/2006 Khác
11. Tạp chí kinh tế đối ngoại. Số 1+ 2 / 2008 Khác
12. Tạp chí kinh tế & phát triển. Số 4/4/2008 Khác
13. Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc. Số 1+2+3+5/2008 Khác
15. Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á, số 2(84) 2-2008 16. Tạp chí Khao học thương mại, số 23/2008 Khác
17. Website:www.tinthuongmai.com www.laocai.gov.vn/home www.langson.gov.vn/home www.laichau.gov.vn/home www.quangninh.gov.vn/home www.vietnamnet.vn Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Thuế quan bình quân đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1982-2001 - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc sau khi gia nhập WTO
Bảng 1.1 Thuế quan bình quân đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1982-2001 (Trang 27)
Bảng 1.1: Thuế quan bình quân đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc sau khi gia nhập WTO
Bảng 1.1 Thuế quan bình quân đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc (Trang 27)
Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 1991-2000 - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc sau khi gia nhập WTO
Bảng 2.1 Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 1991-2000 (Trang 42)
Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Trung Quốc giai - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc sau khi gia nhập WTO
Bảng 2.1 Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Trung Quốc giai (Trang 42)
Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2001-2006 - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc sau khi gia nhập WTO
Bảng 2.2 Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2001-2006 (Trang 45)
Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc sau khi gia nhập WTO
Bảng 2.2 Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc (Trang 45)
Bảng 2.3: Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc (Giai đoạn 1992-2000) - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc sau khi gia nhập WTO
Bảng 2.3 Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc (Giai đoạn 1992-2000) (Trang 49)
Bảng 2.3: Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc  (Giai đoạn 1992-2000) - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc sau khi gia nhập WTO
Bảng 2.3 Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc (Giai đoạn 1992-2000) (Trang 49)
Bảng 2.4: Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2001-2006 - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc sau khi gia nhập WTO
Bảng 2.4 Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2001-2006 (Trang 51)
Bảng 2.4: Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2001 - 2006 - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc sau khi gia nhập WTO
Bảng 2.4 Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2001 - 2006 (Trang 51)
Bảng 2.6: Cơ cấu các nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc theo - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc sau khi gia nhập WTO
Bảng 2.6 Cơ cấu các nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc theo (Trang 57)
Bảng 2.7: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2007 – 2008 - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc sau khi gia nhập WTO
Bảng 2.7 Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2007 – 2008 (Trang 64)
Bảng 2.7: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam sang Trung Quốc  giai đoạn 2007 – 2008 - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc sau khi gia nhập WTO
Bảng 2.7 Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2007 – 2008 (Trang 64)
Bảng 2.8: Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc năm 2007 - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc sau khi gia nhập WTO
Bảng 2.8 Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc năm 2007 (Trang 68)
Bảng 2.8: Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc sau khi gia nhập WTO
Bảng 2.8 Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc (Trang 68)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w