* Nhân tố văn hóa – xã hội:
Văn hóa – xã hội là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình buôn bán, tiếp thị hàng hóa của các doanh nghiệp, các quốc gia. Ở đâu cũng vậy, mỗi người dân đều lưu giữ một giá trị văn hóa khác nhau, có tính gốc rễ và khó thay đổi theo thời gian. Điều đó đã hình thành nên thói quen, thị hiếu tiêu dùng cho họ. Vì vậy, các nhà xuât khẩu cần phải nắm được đặc điểm văn hóa – xã hội của thị
trường mình định xâm nhập để từ đó có kế hoạch, chiến lược kinh doanh phù hợp.
Thuận lợi lớn cho các nhà sản xuất của Việt Nam khi thực hiện xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc là Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia có điều kiện địa lý núi liền núi, sông liền sông, rất thuận lợi cho việc phát triển thương mại giữa hai nước. Đặc biệt cả hai dân tộc có quan hệ láng giềng ngàn đời, có sự tương đồng về văn hóa. Cả hai nước đều là những quốc gia thuộc khối Trung Hoa nên có phong tục tập quán và thói quen tiêu dùng có nhiều nét tương đồng. Điều này đã dẫn đến những nét tương đồng về thị trường, cơ cấu tiêu dùng và cơ cấu sản xuất. Ngoài ra, Trung Quốc đất rộng, người đông nên trình độ sản xuất và tiêu dùng của các vùng và tầng lớp dân cư ở Trung Quốc rất đa dạng và khác nhau.
* Nhân tố chính trị - luật pháp:
Các quyết định kinh doanh chịu sự tác động mạnh mẽ từ những thay đổi trong môi trường chính trị và pháp luật. Một chủ thể khi xuất khẩu sang một quốc gia có môi trường chính trị ổn định có nghĩa là họ đã tránh được rất nhiều rủi ro tiềm tàng gây tổn thất cho họ. Ngược lại, khi xuất khẩu sang một đất nước chính trị đầy biến động, chiến tranh, sự thay đổi trong các chính sách kinh tế vĩ mô… thì khi đó nhà xuất khẩu khó có thể tránh được các rủi ro.
Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng về hệ thống chính trị, mô hình phát triển kinh tế và hệ thống xã hội. Hai nước đều là nước xã hội chủ nghĩa, đều kiên trì sự lãnh đạo của Đảng, đều trong giai đoạn tiến hành công cuộc đổi mới, cải cách và mở cửa, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Điều đáng nói ở đây là cả hai quốc gia có một nền chính trị ổn định, ít có
hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới, đều coi trọng việc giữ vững môi trường hòa bình, tranh thủ các điều kiện bên ngoài thuận lợi để thực hiện mục tiêu phát triển.
* Nhân tố cạnh tranh:
Khi xuất khẩu sang thị trường nước ngoài các doanh nghiệp sớm hay muộn đều phải đối mặt với sự cạnh tranh. Các công ty đa quốc gia với nhiều chi nhánh gây ảnh hưởng tới thị trường cạnh tranh quốc tế.
Trung Quốc, một thị trường tiêu thụ rộng lớn, là điểm đến cho nhiều nhà xuất khẩu lớn, có danh tiếng trên thế giới. Vì vậy, khi xâm nhập vào thị trường này các doanh nghiệp Việt Nam đã gặp không ít khó khăn trong việc cạnh tranh để có vị trí và đứng vững trong thị trường này.