Nhân tố kinh tế

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc sau khi gia nhập WTO (Trang 31 - 33)

Mọi xu hướng vận động hay thay đổi nào của môi trường kinh tế đều ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu, nó có thể tạo điều kiện thuận lợi và cũng có thể

đem lại sự khó khăn, hạn chế nhất định đối với từng loại hàng hóa khác nhau. Nó cũng có thể làm thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của nước xuất khẩu.

Các yếu tố quan trọng của môi trường kinh tế và tác động của nó đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam: Tăng trưởng, phát triển của nền kinh tế hoặc của từng ngành liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến khả năng mở rộng hay thu hẹp quy mô xuất khẩu hàng hóa. Trong những năm gần đây, Việt Nam là một trong những “ngôi sao” của châu Á xét về mặt tăng trưởng kinh tế. Được thúc đẩy bởi sự gia tăng mạnh mẽ trong xuất khẩu, đầu tư nước ngoài và tiêu thụ nội địa, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng bình quân 7,5%/năm trong suốt thập kỷ vừa qua. Thị trường chứng khoán tăng trưởng nhanh chóng và kế hoạch cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước lớn đã thu hút mạnh mẽ sự ý của giới đầu tư trực tiếp và gián tiếp ngoài nước. Tuy nhiên, từ năm 2008 đến nay tình hình mỗi lúc một khó khăn hơn, giữa bối cảnh kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại và giá hàng hóa tăng cao. Khó khăn không chỉ đối với Việt Nam mà đây là một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nó làm ảnh hưởng đến hầu hết các quốc gia trên thế giới trong đó có Trung Quốc. Do vậy, đây là giai đoạn khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng.

- Tiềm năng của nền kinh tế: đây là yếu tố tổng quát phản ánh các nguồn lực có thể có được huy động và chất lượng của nó. Tiềm năng của nền kinh tế liên quan đến định hướng và tính bền vững của cơ hội chiến lược của các doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa. Việt Nam, một đất nước có nguồn tài nguyên phong phú như: khoáng sản, dầu mỏ, tài nguyên biển, rừng, …; có nguồn nhân công dồi dào; có vị trí địa lý chiếm nhiều ưu thế đặc biệt có đường biên giới dài chung với Trung Quốc. Vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt

Nam có thể dễ dàng phát huy được lợi thế so sánh của mình, từ đó đẩy mạnh việc xuất khẩu sang Trung Quốc.

- Xu hướng phát triển hay các thay đổi về cơ cấu nền kinh tế quốc dân tác động đến xu hướng phát triển của các ngành, kéo theo là sự thay đổi chiều hướng phát triển của các doanh nghiệp và nó còn tác động đến cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu. Việt Nam đang đi theo con đường hội nhập, thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa hướng về xuất khẩu thì kim ngạch xuất khẩu sẽ chiếm phần nhiều trong tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia. Chiến lược này tạo ra cơ hội kinh doanh cho các công ty, các nhà xuất khẩu là rất lớn. Thực hiện chiến lược đó việc dự báo những biến động kinh tế, các hoạt động xúc tiến của cơ quan quản lý kinh tế nhà nước đã giúp các nhà xuất khẩu vượt qua những khó khăn mà thị trường mới mang lại.

- Ngoài ra còn có các nhân tố như lạm phát và khả năng giảm thiểu lạm phát, tỷ giá hối đoái và khả năng chuyển đổi đồng tiền quốc gia: độ ổn định của đồng nội tệ, xu hướng tăng giảm của đồng nội tệ, việc lựa chọn đồng ngoại tệ trong giao dịch thương mại … có thể gây ra những rủi ro cho nhà xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc sau khi gia nhập WTO (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w