Việt Nam gia nhập WTO, cơ cấu thị trường nhập khẩu hàng hóa Việt Nam ở Trung Quốc thay đổi không đáng kể so với thời kỳ trước. Thị trường chính vẫn là 4 tỉnh: Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Hải Nam.
Theo số liệu của: Cục Hải quan Quảng Tây, http://www.rauquavietnam.vn cho biết: Năm 2007, kim ngạch xuất nhập khẩu của Quảng Tây với Việt Nam là 2,38 tỷ USD, chiếm trên 15%; trong đó, Việt Nam nhập khẩu từ Quảng Tây 1,43 tỷ USD và xuất khẩu sang Quảng Tây trên 900 triệu USD.Trong 3 tháng đầu năm 2008, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và Quảng Tây đạt 894.495 nghìn USD trong đó riêng tháng 3 đạt 375,568 nghìn USD tăng 143,2% so với vùng kỳ năm ngoái. Việt Nam nhập khẩu quý 1 là 626.703 nghìn USD (tháng 3 là 263,448 nghìn USD) tăng 280,2%, xuất khẩu là 267,792 nghìn USD (tháng 3 là 112,120 nghìn USD) tăng 32% so với cùng kỳ năm ngoái.
Quảng Đông: Quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư Kim ngạch buôn bán hai bên tăng trưởng nhanh chóng, từ 1 tỷ USD năm 2004 lên đến 2,45 tỷ USD năm 2007 chiếm 17% kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam và Trung Quốc. Năm 2008, kim ngạch thương mại giữa hai bên đạt 3,35 tỷ USD, trong đó, Việt Nam xuất 1 tỷ USD, tăng 48,4%; nhập 2,35 tỷ USD, tăng 32,6%. Hai bên đặt mục tiêu
phấn đấu đến năm 2010 đưa kim ngạch thương mại lên 5 tỷ USD ( theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam). Do cơ cấu kinh tế có tính bổ trợ lẫn nhau và khoảng cách địa lý thuận lợi, giao thông đường bộ, đường sông và đường hàng không đều thuận tiện nên tiềm năng hợp tác hai bên là rất lớn. Những năm qua quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa tỉnh Quảng Đông và các bộ ngành và địa phương của Việt Nam đã có nhiều cải thiện.
Phần lớn đối tượng tiêu thụ vẫn là những người thuộc nhóm có thu nhập trung bình và thấp. Một câu hỏi đặt ra cho vấn đề này là: Nền kinh tế Trung Quốc ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ, thu nhập người dân ngày càng cao, đời sống được cải thiện một cách nhanh chóng; như vậy, liệu hàng hóa Việt Nam có