DỰ BÁO VỀ TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU KHI GIA NHẬP WTO

59 708 0
DỰ BÁO VỀ TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU KHI GIA NHẬP WTO

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

DỰ BÁO VỀ TRIỂN VỌNG GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU KHI GIA NHẬP WTO 3.1. Định hướng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU 3.1.1. Phương pháp phân tích 3.1.1.1. Mục đích phân tích Việc đánh giá triển vọng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU nhằm trả lời 2 câu hỏi sau: Sự thay đổi về cơ cấu các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU từ năm 2008 - 2010? Việt Nam cần điều chỉnh cơ cấu mặt hàng xuất khẩu thuỷ sản như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất từ sự biến động về nhu cầu thủy sản của thị trường EU? Để trả lời hai câu hỏi trên, ngoài việc dựa vào phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU, đồng thời dựa vào kết quả dự báo xu hướng nhập khẩu từng mặt hàng thủy sản của EU trong giai đoạn 2008 – 2010, tác giả sẽ dự báo định lượng về sản lượng xuất khẩu từng mặt hàng thủy sản của Việt Nam trong thời gian tới. Để từ đó đưa ra các kiến nghị cho các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam cần thay đổi cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu, thích ứng kịp thời với sự biến chuyển về xu hướng tiêu dùng thuỷ sản mới của EU, đồng thời đưa kiến nghị với Bộ NN & PTNT cần có chính sách định hướng mặt hàng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào EU trong giai đoạn tiếp theo. 3.1.1.2. Mô hình sử dụng Số liệu được thu thập bao gồm: • Giá trị xuất khẩu thuỷ sản nói chung của Việt Nam vào thị trường EU từ năm 2000 – 2007, đơn vị: tấn • Giá trị xuất khẩu thuỷ sản đối với ba mặt hàng quan trọng của Việt Nam vào thị trường EU từ năm 2000 – 2007, đó là mặt hàng cá tươi đông lạnh các loại, mặt hàng tôm đông lạnh mặt hàng mực bạch tuộc đông lạnh, đơn vị: tấn Mô hình dự báo được thực hiện dựa trên giả thiết các yếu tố khác không đổi. Bảng 3.1. Sản lượng xuất khẩu một số mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2000 – 2007 (đơn vị: tấn) Xuất khẩu chung Xuất khẩu tôm đông lạnh Xuất khẩu cá tươi đông lạnh các loại Xuất khẩu mực bạch tuộc đông lạnh 2000 25.886,0 10.849,0 2.304,5 6.432,8 2001 30.442,0 9.756,4 4.701,6 5.838,0 2002 31.368,0 4.385,3 7.898,4 8.095,0 2003 41.200,0 5.622,2 13.380,1 9.688,4 2004 75.430,0 8.829,6 37.826,0 11.442,0 2005 130.721,0 17.721,0 75.291,1 14.472,0 2006 219.963,0 21.230,0 123.479,2 18.976,0 2007 279.793,0 21.633,0 172.871,1 19.235,0 Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Tạp chí Thương mại thủy sản số 1/2000 – 3/2008 Từ các số liệu thu thập được, tác giả sử dụng 4 mô hình dự báo: hàm tuyến tính, hàm bậc 2 (quadratic), hàm phức hợp (compound), hàm bậc 3 (cubic), hàm tăng trưởng (growth) để dự báo giá trị xuất khẩu một số mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU từ năm 2008 – 2010. Việc dự báo đối với mỗi mặt hàng sẽ được thực hiện trên tất cả các dạng mô hình, mô hình được lựa chọn là mô hình có sai số chuẩn (SE) nhỏ nhất, phần mềm được sử dụng trong việc dự báo là phần mềm thống kê SPSS. Kết quả tính toán được trình bày trong phần phụ lục 3. .1.2. Dự báo giá trị xuất khẩu đối với một số mặt hàng của Việt Nam sang EU 3.1.2.1. Tổng giá trị xuất khẩu nói chung Dựa trên số liệu xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU từ năm 2000 – 2007 (phần 2.1.1), tác giả sử dụng phần mềm SPSS với 4 sạng hàm dự báo trên, kết quả thu được dạng hàm phức hợp cho giá trị sai số SE thấp nhất, kết quả dự báo của hàm này được sử dụng. Theo đó, sản lượng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2008 – 2010 tăng trung bình 130 (nghìn tấn)/năm, từ 386 (nghìn tấn) năm 2008 đến 631 (nghìn tấn) vào năm 2010, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 28%/năm. Bảng 3.2. Dự báo sản lượng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2008 – 2010 (đơn vị: tấn) N m ă M tặ h ngà Năm 2008 2009 2010 Sản lượng dự báo (tấn) 386.054,6 501.065,8 631.800,2 Với mức tăng sản lượng xuất khẩu được dự báo trong bảng trên, thị trường EU trong giai đoạn tới vẫn là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam. 3.1.2.2. Mặt hàng tôm đông lạnh Sản lượng tôm xuất khẩu của Việt Nam năm 2007 sang các thị trường 1 đạt 161,3 (nghìn tấn), trong đó thị trường Nhật Bản là thị trường nhập khẩu tôm đông lạnh lớn nhất của Việt Nam với 56,4 (nghìn tấn), thứ hai là Hoa Kỳ với 40,4 (nghìn tấn). Thị trường EU xếp vị trí thứ ba đạt 21,6 (nghìn tấn), sản lượng này chỉ bằng 5 2 lượng tôm đông lạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản bằng 2 1 đối với thị trường Hoa Kỳ. Như vậy, mặt hàng tôm đông lạnh của Việt Nam hiện nay vẫn tập trung chủ yếu vào thị trường Nhật Bản Hoa Kỳ, thị trường EU chỉ chiếm một thị phần tương đối thấp đối với mặt hàng này, sản lượng xuất khẩu tôm đông lạnh của Việt Nam sang EU trong giai đoạn 2008 – 2010 được dự báo là ít có sự biến đổi, sản lượng dự báo cụ thể được thực hiện ngay sau đây. Sản lượng tôm đông lạnh xuất khẩu sang EU sẽ được dự báo dựa trên số liệu xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường EU (trong chương 2). Sử dụng phần mềm SPSS trên 4 mô hình dự báo, tác giả thu được bộ kết quả trong đó hàm dự báo bậc hai có SE nhỏ nhất, theo đó, sản lượng tôm xuất khẩu sang EU trong các năm 2008 – 2010 lần lượt là. Bảng 3.3. Dự báo sản lượng xuất khẩu tôm đông lạnh của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2008 – 2010 (đơn vị: tấn) Năm 2008 2009 2010 Sản lượng dự báo (tấn) 22.128,5 25.943,3 30.415,6 Dựa vào kết quả dự báo trên, có thể thấy, sản lượng xuất khẩu mặt hàng tôm đông lạnh của Việt Nam sang thị trường EU tăng chậm, chỉ đạt trung bình khoảng 3 (nghìn tấn/năm). Trong năm 2008, xuất khẩu tôm đông lạnh sang EU đạt 22,1 (nghìn tấn) tăng gần 500 tấn so với năm 2007, đạt tốc độ tăng trưởng là 2,3% đến năm 2010 sẽ đạt trên 30 (nghìn tấn). Với sản lượng dự báo này, thị trường nhập khẩu tôm đông 1 Số liệu xuất khẩu từng mặt hàng thủy sản chủ lực của Việt Nam sang các thị trường năm 2007 được lấy từ nguồn: Tạp chí Thương mại Thủy sản số tháng 02/2008. lạnh EU trong thời gian tới vẫn chiếm thị phần nhỏ, đứng sau Nhật Bản Hoa Kỳ. Như vậy, xu hướng phân chia thị trường xuất khẩu tôm đông lạnh của Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2010 là chưa hợp lý chưa tận dụng hết thời cơ do sự biến động về nhu cầu nhập khẩu tôm trên thị trường tôm thế giới đem lại. 3.1.2.3. Mặt hàng cá tươi đông lạnh các loại Dựa vào số liệu xuất khẩu các mặt hàng từ cá của Việt Nam vào thị trường EU từ năm 2000 – 2007 (trong phần 2.1.2), các hàm dự báo được tính toán trên phần mềm SPSS cho một bộ kết quả, trong đó hàm dự báo bậc hai có SE thấp nhất. Đây là kết quả dự báo tốt nhất, theo đó sản lượng xuất khẩucủa Việt Nam sang thị trường EU từ năm 2008 – 2010 được cho bởi bảng sau. Bảng 3.4. Dự báo sản lượng xuất khẩu mặt hàng cá tươi đông lạnh sang thị trường EU giai đoạn 2008 – 2010 (đơn vị: tấn) Năm 2008 2009 2010 Sản lượng dự báo (tấn) 245.414 329.227 427.784 Xu hướng xuất khẩu các mặt hàng cá tươi đông lạnh của Việt Nam sang thị trường EU tăng với tốc độ rất lớn đạt trung bình 32%/năm sản lượng tăng lên bình quân hàng năm là 91 (nghìn tấn) trong giai đoạn 2008 - 2010. Mặt hàng cá tươi đông lạnh vẫn chiếm vị trí cao trong cơ cấu xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU, điều này đã phát huy thế mạnh trong nuôi trồng khai thác thủy sản của Việt Nam, do Việt Nam có diện tích nuôi cá rộng lớn, sản lượng thu hoạch hàng năm cao. Dự báo trong năm 2008 sản lượng xuất khẩu mặt hàng này đạt 245,4 (nghìn tấn), chiếm 64% tổng sản lượng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU, trong khi đó, sản lượng xuất khẩu tôm chỉ chiếm 5,7%. Dự báo tới năm 2010, thị phần của mặt hàng cá tươi đông lạnh các loại sẽ tăng lên, đạt 67,8%, gấp 14 lần so với thị phần của mặt hàng tôm đông lạnh (chỉ chiếm 4,8%) trong tổng sản lượng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU. 3.1.2.4. Mặt hàng mực bạch tuộc đông lạnh Dựa vào số liệu thống kê sản lượng xuất khẩu mặt hàng mực bạch tuộc của Việt Nam trong giai đoạn 2000 – 2007, tác giả sử dụng phần mềm SPSS để dự báo dựa trên 4 dạng hàm, trong đó, dạng hàm tăng trưởng có SE nhỏ nhất, vậy kết quả dự báo của hàm này được sử dụng. Bảng 3.5. Dự báo sản lượng xuất khẩu mực bạch tuộc đông lạnh sang thị trường EU giai đoạn 2008 – 2010 (đơn vị: tấn) Năm 2008 2009 2010 Sản lượng dự báo (tấn) 32.937 40.874 50.722 Có thể thấy, mực bạch tuộc là mặt hàng có sản lượng xuất khẩu tăng khá nhanh sau mặt hàng cá đông lạnh sang thị trường EU. Dự báo trong năm 2008, mặt hàng mực bạch tuộc đông lạnh sẽ đạt sản lượng xuất khẩu là gần 33 (nghìn tấn), tăng 6,4 (nghìn tấn) so với năm 2007. Xu hướng tăng bình quân trong giai đoạn 2008 – 2010 là khoảng 8,1 (nghìn tấn/năm), đạt tốc độ 24,1%/năm. Đây là xu hướng tăng trưởng khá nhanh của mặt hàng mực bạch tuộc đông lạnh của Việt Nam sang EU, dự báo vào năm 2010, sản lượng xuất khẩu sẽ đạt 50,7 (nghìn tấn), chiếm 8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU, thị phần này sẽ hơn 1,6 lần so với mặt hàng tôm đông lạnh chỉ bằng 8 1 so với mặt hàng cá đông lạnh. Như vậy, dựa vào số liệu thống kê sản lượng xuất khẩu thủy sản nói chung từng mặt hàng thủy sản sang thị trường EU giai đoạn 2000 - 2007, việc dự báo sản lượng xuất khẩu của các mặt hàng này trong giai đoạn tiếp theo là 2008 – 2010 đã trả lời cho câu hỏi thứ nhất. Trả lời cho câu hỏi thứ hai là trong giai đoạn 2008 – 2010 Việt Nam cần thay đổi cơ cấu mặt hàng thủy sản như thế nào để đạt hiệu quả tối đa từ sự biến động về nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng thủy sản của EU, hay nói cách khác Việt Nam cần tăng cường xuất khẩu mặt hàng thủy sản nào? điều phối thị trường xuất khẩu ra sao? để thích ứng kịp thời với sự thay đổi trong nhu cầu tiêu dùng của thị trường EU, tác giả sẽ dựa trên việc so sánh giữa sản lượng xuất khẩu thủy sản dự báo của Việt Nam nhu cầu nhập khẩu của thị trường EU đối với từng mặt hàng thủy sản cụ thể, nhằm xây dựng nên cơ cấu mặt hàng hợp lý đưa ra kiến nghị đối với Bộ NN&PTNT. Việc phân tích sẽ theo nguyên tắc tăng cường xuất khẩu những mặt hàng có nhu cầu cao, bổ thêm những mặt hàng mới mà thị trường EU có nhu cầu nhập khẩu. .1.3. Chuyển đổi cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào EU trong giai đoạn 2008 – 2010 Việc dự báo sản lượng xuất khẩu thủy sản nói chung của từng mặt hàng sang thị trường EU giai đoạn 2008 – 2010, cho thấy tỷ trọng của từng mặt hàng có một số sự thay đổi, mặt hàng cá tươi đông lạnh các loại chiếm tỷ trọng lớn nhất tăng dần từ năm 2008 – 2010, tỷ trọng của hai mặt hàng tôm đông lạnh mực bạch tuộc đông lạnh giảm dần. Bảng 3.6. Tỷ trọng của một số mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2008 – 2010 Sản lượng xuất khẩu (tấn) Tỷ trọng (%) Năm 2008 2009 2010 2008 2009 2010 Xuất khẩu chung 386.054,6 501.065,8 631.800,2 100% 100% 100% Mặt hàng cá tươi đông lạnh các loại 245.414,0 329.227,0 427.784,0 63,6% 65,7% 67,8% Mặt hàng tôm đông lạnh 22.128,5 25.943,3 30.415,6 5,7% 5,2% 4,8% Mặt hàng mực bạch tuộc đông lạnh 32.937,0 40.874,0 50.722,0 8,5% 8,2% 8,0% Dựa vào bảng tỷ trọng các mặt hàng trên, tác giả đưa ra các phân tích sau về cơ cấu mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU trong giai đoạn tới. Thứ nhất, Việt Nam cần tiếp tục tăng cường xuất khẩu mặt hàng cá tươi đông lạnh các loại sang thị trường EU. Thị trường EU có nhu cầu nhập khẩu rất lớn đối với các loại sản phẩm thủy sản từ cá, đối với các sản phẩm từ cá nước ngọt được người tiêu dùng EU rất ưu chuộng, trong đó có các loài cá da trơn là một thế mạnh cũng là mặt hàng chủ lực của thủy sản Việt Nam. Do thị phần mặt hàng này của Việt Nam tại thị trường EU rất thấp nên nguy cơ bị kiện bán phá giá có thể được loại trừ trong giai đoạn tới, nên việc tiếp tục duy trì tốc độ sản lượng xuất khẩu cao đối các mặt hàng cá nước ngọt sang thị trường EU sẽ phát huy hết lợi thế của Việt Nam, đồng thời duy trì được giá trị kim ngạch xuất khẩu do mặt hàng này mang lại, đạt được các mục tiêu mà thủy sản Việt Nam đã đề ra. Ngoài ra, trong giai đoạn tới nhu cầu nhập khẩu mặt hàng cá ngừ đại dương tăng lên rất nhanh, với tốc độ tăng trung bình đạt 5% vào năm 2010 dự báo sản lượng nhập khẩu sẽ đạt 555,7 (nghìn tấn), đây là mặt hàng mang lại giá trị xuất khẩu cao, do đó, Việt Nam cần tăng cường xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường EU. Các thị trường mà mặt hàng cá ngừ Việt Nam có thể thâm nhập trong thời gian tới là Anh, Đức, Pháp, Italia Tây Ban Nha, do các thị trường này có nhu cầu nhập khẩu cá ngừ lớn nhất trong khối EU trong giai đoạn 2008 - 2010. Thứ hai, Việt Nam cần chuyển dịch thị trường trong việc xuất khẩu mặt hàng tôm đông lạnh. Theo dự báo về nhu cầu nhập khẩu tôm đông lạnh của EU, Hoa Kỳ Nhật Bản là 3 quốc gia khu vực nhập khẩu tôm lớn nhất trên thế giới, theo đó, xu hướng nhập khẩu tôm đông lạnh của 3 thị trường này có sự chuyển biến lớn theo hướng giảm nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản Hoa Kỳ, tăng nhập khẩu vào thị trường EU. Đây là sự chuyển biến không có lợi cho xuất khẩu tôm Việt Nam, một lý do đó là cơ cấu thị trường của tôm đông lạnh Việt Nam giai đoạn 2000 – 2007 vẫn tập trung vào hai thị trường chính là Nhật Bản Hoa Kỳ, trong năm 2007 thị phần xuất khẩu tôm đông lạnh vào EU chỉ đạt 13,3% tổng sản lượng xuất khẩu tôm của Việt Nam, do đó, khi hai thị trường truyền thống này có xu hướng giảm nhập khẩu tôm trong giai đoạn tới sẽ tác động mạnh tới sản lượng xuất khẩu tôm đông lạnh của Việt Nam. Mặt khác, theo dự báo sản lượng tôm đông lạnh xuất khẩu sang thị trường EU sẽ tăng chậm trong giai đoạn tới, thị phần mặt hàng này trong cơ cấu xuất khẩu thủy sản dần giảm xuống chỉ đạt 4,8% vào năm 2010 đây là mặt hàng có mức giá khá cao, do đó giá trị xuất khẩu đem lại từ mặt hàng này lớn hơn rất nhiều so với mặt hàng cá da trơn là thế mạnh của Việt Nam. Như vậy, sản lượng tôm đông lạnh của Việt Nam xuất khẩu sang EU được dự báo trong thời gian tới là chưa tận dụng được thời cơ từ sự chuyển biến nhu cầu nhập khẩu tôm trên thị trường thế giới mang lại, trong giai đoạn từ nay – 2010 Việt Nam cần đẩy mạnh việc xuất khẩu tôm sang thị trường EU, chuyển dịch thị phần xuất khẩu đối với mặt hàng này theo hướng tăng thị phần của thị trường EU nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tôm rất lớn của thị trường này, giảm dần tỷ trọng của hai thị trường Nhật Bản Hoa Kỳ nhằm giảm thiểu nguy cơ tổn thất do nhu cầu nhập khẩu tôm của hai thị trường này đang xuống thấp. Theo tác giả, Việt Nam cần tăng tỷ trọng mặt hàng tôm đông lạnh trong tổng sản lượng xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU lên 10% vào năm 2010, đạt khoảng 65 (nghìn tấn) gấp đôi so với sản lượng được dự báo, với mức tăng sản lượng này Việt Nam sẽ tận dụng được lợi ích do sự tăng nhu cầu tiêu dùng của EU đối với mặt hàng tôm. Thứ ba, Tây Ban Nha Italia là hai thị trường nhập khẩu mặt hàng mực bạch tuộc đông lạnh nhiều nhất của Việt Nam trong khối EU, theo dự báo sản lượng nhập khẩu của hai quốc gia này đạt 556,37 (nghìn tấn) vào năm 2010, trong khi đó, xuất khẩu mực bạch tuộc đông lạnh của Việt Nam vào Tây Ban Nha Italia vào năm 2006 chỉ đạt 15,3 (nghìn tấn) 2 dự báo trong năm 2010 sẽ tăng lên 50,7 (nghìn tấn). Theo dự báo, mặt hàng mực bạch tuộc đông lạnh của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU tăng tương đối nhanh, điều này phù hợp với nhu cầu tăng nhập khẩu mặt hàng này của EU trong thời gian tới. .2. Một số giải pháp của Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn trong việc kiểm soát chất lượng thủy sản nuôi trồng 2 Xin xem lại phần 2.2.4 – trang 46 Theo phân tích, rào cản kỹ thuật của EU đối với các sản phẩm thủy sản xuất khẩu là nhân tố chính sản trở hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này. Mặc Chương trình kiểm soát lượng các chất độc hại trong nuôi trồng thủy sản của Việt Nam đã được thực hiện gần 10 năm, song phạm vi hoạt động cũng còn nhiều hạn chế, đặc biệt trong giai đoạn gần đây, khi Bộ NN&PTNT cho phép các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản được phép nhập khẩu nguồn nguyên liệu ở nước ngoài, phục vụ hoạt động sản xuất xuất khẩu, thì hoạt động kiểm soát về chất lượng nguyên liệu càng trở nên phức tạp khó khăn hơn. Đòi hỏi Bộ NN&PTNT phải có giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của chương trình, kịp thời đáp ứng với yêu cầu mới. Nhằm giữ vững thị trường xuất khẩu, bảo vệ uy tín hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường EU, Bộ trưởng Bộ Thủy sản (nay là Bộ NN&PTNT) chỉ thị: 1. Uỷ ban Nhân dân các Tỉnh/Thành phố chỉ đạo các Sở Thuỷ sản/Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn có quản lý thuỷ sản: a) Phổ biến rộng rãi tổ chức thực hiện nghiêm túc Quyết định số 07/2005/QĐ-BTS ngày 24/2/2005 của Bộ Thuỷ sản về ban hành danh mục hoá chất, kháng sinh cấm hạn chế sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thuỷ sản; Chỉ đạo các cơ quan Báo, Đài tại địa phương tuyên truyền về tác hại của các loại thuốc thú y, hoá chất, kháng sinh trong Danh mục hạn chế sử dụng cấm sử dụng theo quy định của Bộ Thuỷ sản, đặc biệt là Malachite Green. b) Chỉ đạo các Sở, ban, ngành Ủy ban nhân dân cấp dưới xây dựng vùng sản xuất, chế biến nông sản thực phẩm, đặc biệt là sản xuất rau quả, chè chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản an toàn, xây dựng các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm hợp vệ sinh, bảo vệ môi trường. Chỉ đạo, triển khai kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện các quy định pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt các quy định về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm của các cơ sở bếp ăn tập thể, nhà hàng, khách sạn, khu du lịch, lễ hội, thức ăn đường phố, chợ, cảng, trường học, khu công nghiệp chế xuất; quy định rõ trách nhiệm của các đơn vị có cơ sở dịch vụ ăn uống, kiên quyết không để các cơ sở không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật sản xuất, kinh doanh thực phẩm, cung ứng dịch vụ ăn uống; xử lý nghiêm các vi phạm. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, khắc phục ngộ độc thực phẩm các bệnh truyền qua thực phẩm theo quy định của pháp luật. c) Chủ động chỉ đạo, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Văn hóa - Thông tin, xây dựng chương trình, phổ biến kiến thức thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm đến các nhóm đối tượng; lồng ghép nội dung bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm vào tiêu chuẩn công nhận làng văn hoá, gia đình văn hoá. d) Khẩn trương thành lập ổn định tổ chức, chức năng nhiệm vụ của cơ quan quản lý chất lượng thú y thủy sản theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-BTS-BNV ngày 3/2/2005 của liên Bộ Thủy sản Bộ Nội vụ, đồng thời với việc tăng cường đầu tư trang thiết bị cho phòng kiểm nghiệm chất lượng hoá chất kháng sinh dịch bệnh của đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý CL, ATVS thuỷ sản tại địa phương. e) Kiện toàn nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm từ cấp tỉnh đến cấp xã. Hàng năm cần xây dựng kế hoạch hoạt động, tổ chức phân công thực hiện giám sát, kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch của các cấp, các ngành các cơ quan, tổ chức có liên quan. f) Chỉ đạo bố trí nhân lực quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm đến tuyến xã, phường, thị trấn; tổ chức bố trí đủ nhân lực thanh tra kiểm nghiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm đến tuyến quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. g) Tăng cường đầu tư ngân sách trang thiết bị cho các hoạt động vệ sinh an toàn thực phẩm ở địa phương. 2 . Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản: a) Khẩn trương chỉ đạo xây dựng phát triển các vùng nguyên liệu sản xuất nông sản thực phẩm an toàn; triển khai áp dụng GMP, GHP, HACCP cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm thuộc ngành quản lý; tổ chức tập huấn, tuyên truyền về các quy trình, quy phạm bảo đảm an toàn thực phẩm cho các hộ nông dân sản xuất nông sản, thủy sản thực phẩm; thông tin, hướng dẫn người sản xuất về tiêu chuẩn của các thị trường quốc tế. b) Chỉ đạo thường xuyên giám sát, kiểm tra tồn hoá chất độc hại trong nông sản, thuỷ sản thực phẩm trước khi thu hoạch, sơ chế, bảo quản ở các vùng sản xuất nông sản thực phẩm, kiểm soát chặt chẽ giết mổ vệ sinh thú y, vệ sinh thuỷ sản; xử lý nghiêm các vi phạm. Sản phẩm nông sản, thủy sản trước khi xuất khẩu hoặc đưa ra thị trường tiêu thụ trong nước phải được chứng nhận bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. c) Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng đúng chất lượng, chủng loại, liều lượng, thời gian cách ly của các loại vật tư nông nghiệp sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, bảo quản, chế biến. Xử lý nghiêm, kịp thời các vi phạm. d) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy định, quy chuẩn kỹ thuật vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất, bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp, thuỷ sản. 3. Các Sở Thủy sản Sở NN&PTNT có quản lý thủy sản: Chỉ đạo cơ quan Quản lý Chất lượng, An toàn vệ sinh Thú y thuỷ sản trực thuộc, triển khai đồng bộ các hoạt động: a) Tổ chức đợt tổng kiểm tra điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh, đặc biệt là kiểm soát các loại hóa chất, kháng sinh cấm đối với các đối tượng đã phân công cho địa phương quản lý (tàu cá, cảng, chợ, đại lý, cơ sở sản xuất cung ứng thức ăn, thuốc thú y, cơ sở nuôi trồng thủy sản). Phát hiện xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm. b) Theo hướng dẫn nghiệp vụ phương pháp của Chi cục Quản lý Chất lượng, An toàn vệ sinh Thú y thuỷ sản vùng chủ trì tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn về kiến thức đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh cho các cơ sở sản xuất kinh doanh thuỷ sản có liên quan đến hoá chất, kháng sinh tại địa phương. c) Phối hợp với lực lượng khuyến ngư địa phương hướng dẫn cho các chủ đầm nuôi kiểm soát chặt chẽ các yếu tố đầu vào của quá trình nuôi. Quản lý tốt hoạt động dịch vụ thú y, đặc biệt là hoạt động của các tổ chức, cá nhân hành nghề phòng trị bệnh thuỷ sản xử lý ao đầm, kịp thời phát hiện xử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm. 4. Cục Quản lý Chất lượng, An toàn vệ sinh Thú y thuỷ sản: a) Kiểm soát chặt chẽ xuất xứ nguyên liệu của các lô hàng thủy sản xuất khẩu vào thị trường EU, Canada, Thụy Sĩ, Mỹ… về chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. Riêng sản phẩm thuỷ sản nuôi xuất khẩu vào thị trường EU, Canada thị trường có yêu cầu tương đương, phải bổ sung thêm chỉ tiêu Malachite Green dẫn xuất của nó (Leucomalachite Green), các loại kháng sinh hạn chế sử dụng đặc biệt là nhóm Fluoroquinolone đối với các lô hàng thủy sản xuất khẩu. Thực hiện nghiêm túc cam kết với EU về việc tạm đình chỉ các doanh nghiệp xuất khẩu vào EU có lô hàng bị phát hiện lượng kháng sinh, hoá chất cấm hoặc hạn chế sử dụng. b) Phổ biến đến các doanh nghiệp chế biến, doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y, chủ đầm nuôi, tổ chức cá nhân hành nghề thú y thuỷ sản, các cơ quan chất lượng, thú y địa phương cơ quan khuyến ngư các tỉnh/thành phố trong cả nước về tình hình chất lượng sản phẩm thủy sản Việt Nam tại thị trường nhập khẩu, hướng dẫn các biện pháp khắc phục. [...]... SPSS để dự báo sự chuyển biến về nhu cầu nhập khẩu thủy sản của EU, đồng thời dự báo về sản lượng xuất khẩu từng mặt hàng thủy sản của Việt Nam vào EU trong giai đoạn từ 2008 – 2010 Đây là cơ sở để thủy sản Việt Nam kịp thời điều chỉnh cơ cấu mặt hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường EU tận dụng lợi ích do sự chuyển biến trên thị trường thủy sản thế giới Các giải pháp được đưa ra nhằm nâng cao... hàng hóa nào muốn xâm nhập thị trường EU Các mặt hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang EU ngày càng tăng về sản lượng giá trị, điều này cho thấy, thủy sản của Việt Nam đã đáp ứng tốt các yêu cầu của EU Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay đã xuất hiện thêm nhiều nhân tố mới như EU nâng dần các tiêu chuẩn chất lượng đối với hàng thủy sản, tỷ giá đối đoái trên thị trường Việt Nam, xu hướng cạnh tranh... định của EU, giúp các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam có một cách nhìn tổng quan về thị trường EU Trên cơ sở phân tích thực tiễn, đề tài định dạng rõ đánh giá được tác động của các nhân tố tới xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU Đặc biệt, ngoài các phân tích định tính, dựa vào chuỗi số liệu thống kê, tác giả sử dụng 4 hàm dự báo dưới sự hỗ trợ của phần mềm thống kê SPSS để dự báo. .. kiện cụ thể của từng địa phương 3.3.3 Hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng các quy định tiêu chuẩn của EU Hàng nông, thủy sản Việt Nam muốn thâm nhập chiếm lĩnh thị trường EU phải đạt tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm bảo vệ môi trường của thị trường này Để đáp ứng được các quy định tiêu chuẩn môi trường của EU đối với nhập khẩu hàng nông, thủy sản, các doanh nghiệp Việt Nam rất cần... trường, thì việc đáp ứng các quy định tiêu chuẩn môi trường của EU đối với nhập khẩu hàng nông, thuỷ sản là vấn đề mấu chốt trong xâm nhập chiếm lĩnh thị trường EU Ngoài việc chủ động tìm nguồn thông tin về thị trường, các quy định tiêu chuẩn môi trường của EU, các doanh nghiệp sản xuất chế biến hàng nông, thuỷ sản xuất khẩu sang EU rất cần sự hỗ trợ của nhà nước trong lĩnh vực này Tạo ra... minh qua thị phần, kim ngạch tốc độ xuất khẩu của thuỷ sản Việt Nam những năm vừa qua Điều đó chứng tỏ sự phát triển của ngành thuỷ sản Việt Nam gắn rất chặt với hội nhập kinh tế thế giới, đã đang góp phần tích cực vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước 3.4.4 Xây dựng phát triển thương hiệu trên thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản Trong vài năm gần... biến trong nhu cầu tiêu dùng thủy sản của EU sẽ tác động tới hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU trong giai đoạn tới Theo cách xem xét đó, đề tài đã giải quyết được những vấn đề sau đây: Phân tích một cách sâu sắc các quy định trong hệ thống hàng rào thuế quan phi thuế quan của EU, đây là những nhân tố tác động chính tới xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, đồng thời đề tài cũng... có quản lý Nhà nước về thuỷ sản; các cá nhân, tổ chức hoạt động thuỷ sản chịu trách nhiệm thi hành Chỉ thị này 3.3 Các giải pháp nâng cao hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU đối với Nhà nước 3.3.1 Hỗ trợ các doanh nghiệp do sự bất ổn của tỷ giá hối đoái Việc đầu tiên trong giai đoạn đầu năm 2008, khi các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn... quan tâm tới thị trường EU, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu hàng nông, thủy sản có được thông tin hữu ích về một trong những rào cản kỹ thuật khó vượt qua của thị trường này Trên cơ sở những thông tin có được, các doanh nghiệp điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh của mình cho phù hợp với yêu cầu thị hiếu tiêu dùng trên thị trường EU Hiện nay, người tiêu dùng EU không chỉ ưa... tiến thương mại của Hiệp hội thuỷ sản Phát triển các dịch vụ xúc tiến, hỗ trợ doanh nghiệp thâm nhập thị trường  Tăng cường mối quan hệ của Hiệp hội thuỷ sản với các cấp chính quyền nhằm nâng cao vai trò của Hiệp hội thuỷ sản trong vai trò thúc đẩy xuất khẩu cho các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu thuỷ sản  Cần tăng cường hơn nữa vai trò của Hiệp hội thuỷ sản trong quan hệ đối ngoại xử lý các . DỰ BÁO VỀ TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU KHI GIA NHẬP WTO 3.1. Định hướng xuất khẩu thuỷ sản của Việt. thuỷ sản của Việt Nam vào EU trong giai đoạn 2008 – 2010 Việc dự báo sản lượng xuất khẩu thủy sản nói chung và của từng mặt hàng sang thị trường EU giai

Ngày đăng: 18/10/2013, 08:20

Hình ảnh liên quan

Từ các số liệu thu thập được, tác giả sử dụng 4 mô hình dự báo: hàm tuyến tính, hàm bậc 2 (quadratic), hàm phức hợp (compound), hàm bậc 3 (cubic), hàm tăng  trưởng (growth) để dự báo giá trị xuất khẩu một số mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam  sang thị trường - DỰ BÁO VỀ TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU KHI GIA NHẬP WTO

c.

ác số liệu thu thập được, tác giả sử dụng 4 mô hình dự báo: hàm tuyến tính, hàm bậc 2 (quadratic), hàm phức hợp (compound), hàm bậc 3 (cubic), hàm tăng trưởng (growth) để dự báo giá trị xuất khẩu một số mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Xem tại trang 2 của tài liệu.
Với mức tăng sản lượng xuất khẩu được dự báo trong bảng trên, thị trường EU trong giai đoạn tới vẫn là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam. - DỰ BÁO VỀ TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU KHI GIA NHẬP WTO

i.

mức tăng sản lượng xuất khẩu được dự báo trong bảng trên, thị trường EU trong giai đoạn tới vẫn là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam Xem tại trang 3 của tài liệu.
Bảng 3.6. Tỷ trọng của một số mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam - DỰ BÁO VỀ TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU KHI GIA NHẬP WTO

Bảng 3.6..

Tỷ trọng của một số mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam Xem tại trang 5 của tài liệu.
Dựa vào bảng tỷ trọng các mặt hàng trên, tác giả đưa ra các phân tích sau về cơ cấu mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU trong giai đoạn tới. - DỰ BÁO VỀ TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU KHI GIA NHẬP WTO

a.

vào bảng tỷ trọng các mặt hàng trên, tác giả đưa ra các phân tích sau về cơ cấu mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU trong giai đoạn tới Xem tại trang 6 của tài liệu.
Bảng so sánh các sai số SE của mô hình - DỰ BÁO VỀ TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU KHI GIA NHẬP WTO

Bảng so.

sánh các sai số SE của mô hình Xem tại trang 36 của tài liệu.
Bảng so sánh SE của các dạng hàm - DỰ BÁO VỀ TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU KHI GIA NHẬP WTO

Bảng so.

sánh SE của các dạng hàm Xem tại trang 40 của tài liệu.
Bảng so sánh SE của các dạng hàm - DỰ BÁO VỀ TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU KHI GIA NHẬP WTO

Bảng so.

sánh SE của các dạng hàm Xem tại trang 45 của tài liệu.
3.2 Dự báo sản lượng xuất khẩu mặt hàng cá tươi và đông lạnh các loại sang thị trường EU - DỰ BÁO VỀ TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU KHI GIA NHẬP WTO

3.2.

Dự báo sản lượng xuất khẩu mặt hàng cá tươi và đông lạnh các loại sang thị trường EU Xem tại trang 45 của tài liệu.
Bảng so sánh SE của các dạng hàm - DỰ BÁO VỀ TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU KHI GIA NHẬP WTO

Bảng so.

sánh SE của các dạng hàm Xem tại trang 55 của tài liệu.
3.4. Sản lượng dự báo xuất khẩu mặt hàng mực và bạch tuộc đông lạnh sang thị trường EU - DỰ BÁO VỀ TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU KHI GIA NHẬP WTO

3.4..

Sản lượng dự báo xuất khẩu mặt hàng mực và bạch tuộc đông lạnh sang thị trường EU Xem tại trang 55 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan