1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sỹ - Nghiên cứu đề xuất giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong bối cảnh thực hiện hiệp định CP-TPP

110 1,2K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 5,53 MB

Nội dung

Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ Thái Bình dương CPTPP là một hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, tiền thân là hiệp định đối tác xuyên Thái Bình dương TPP. Tham gia vào hiệp định CPTPP ảnh hưởng rất lớn tới phát triển kinh tế, chính trị và xã hội của Việt Nam. Đây chính là một bước tiến dài của quốc gia trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Hiệp định CPTPP ảnh hưởng rất lớn tới việc phát triển các ngành trong nền kinh tế, trong đó có ngành thủy sản. Những năm qua, thủy sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Thủy sản Việt Nam hiện đã có mặt tại gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, đặc biệt phải kể đến là thị trường Nhật Bản, vì đây là thị trường lớn thứ 2 trong các thị trường nhập khẩu thủy sản của Việt Nam, và là thị trường lớn nhất trong khổi các nước thành viên CPTPP. Năm 2016, theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam-Nhật Bản đạt 29,6 tỷ USD, tăng 4% so với năm 2015. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 14,6 tỷ USD, tăng 3,9% so với năm 2015. Mặt hàng thủy sản đạt 1,1 tỷ USD, tăng 6,2% so với năm 2015. Không những thế hang thủy sản xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản hứa hẹn sẽ có được những ưu thế nhất định trong tương lai, dựa trên việc chúng ta trước đây đã ký kết các hiệp định với Nhật Bản. Hiện nay, Việt Nam đang có hai hiệp định thương mại (FTA) lớn với Nhật Bản gồm Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản (AJCEP) và Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA). Nhật Bản, tính tới năm 2016, Nhật Bản đã xóa bỏ thuế quan đối với 7.503 dòng thuế (khoảng 80%), trong đó có 817 dòng thuế sản phẩm nông nghiệp từ Việt Nam. Đến năm 2023 sẽ có 1.100 dòng thuế nông nghiệp được xóa bỏ. Cuối năm 2023, Nhật Bản cam kết xóa bỏ thuế quan với 96,45% tổng số các dòng thuế với các sản phẩm xuất xứ từ Việt Nam như: Nông sản, thủy sản, hàng dệt may, giày dép, đồ gỗ. Mới đây nhất Việt Nam và Nhật Bản là những thành viên đầu tiên đã thông qua việc ký kết hiệp định khung CPCP-TPP (CP-TPP- Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương) được ký kết vào tháng 3/2018. Đây chính là Hiệp định chính thức có sự góp mặt trực tiếp của 2 quốc gia với Nhật – Việt trên cương vị cùng là thành viên. Đây hứa hẹn sẽ là một tương lai tươi sang cho xuất khẩu nông nghiệp Việt Nam. Khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực, Nhật Bản cam kết xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực đối với 86% số dòng thuế (tương đương 93,6% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản), và gần 90% số dòng thuế sau 5 năm. Trong Hiệp định CPTPP, Nhật Bản lần đầu tiên cam kết xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu cho đại đa số nông, thủy sản xuất khẩu của ta. Như thế ta có thể thấy trực tiếp có 1 số mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang Nhật có thuế trở về 0%. Việt Nam sẽ có nhiều lợi thế hơn với các mặt hàng thủy sản chủ chốt so với các đối thủ cạnh tranh như Cá ngừ, cá hồi của Thái Lan, hay tôm tới từ Indonesia và Ấn độ, khi các đối thủ cạnh tranh không tham gia hiệp định CPTPP. Từ những lý do trên trên, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong bối cảnh thực hiện hiệp định CP-TPP” làm nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

-PHẠM NGỌC DŨNG

XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH CPTPP

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ

Hà Nội – 2019

Trang 2

-PHẠM NGỌC DŨNG

XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH CPTPP

Chuyên ngành : Kinh tế quốc tế

Mã ngành: 8310106

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ

Người hướng dẫn khoa học:

TS NGUYỄN XUÂN HƯNG

Hà Nội – 2019

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệuđược sử dụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng Nhữngkết quả trình bày trong luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trìnhnào khác

Tác giả

Phạm Ngọc Dũng

Trang 4

Trong quá trình hoàn thiện luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ tậntình và sự cộng tác của các tập thể và cá nhân.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Kinh tế Quốcdân; Viện đào tạo sau đại học; các thầy, các cô giáo trong Viện Thương mại vàKinh tế Quốc tế, các thầy các cô tham gia giảng dạy đã tận tình giảng dạy truyền đạtkiến thức, tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiêncứu và hoàn thành luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Xuân Hưng đã tận tình chỉ bảo,hướng dẫn, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn

Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn./

Học viên

Phạm ngọc Dũng

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG - HÌNH

TÓM TẮT LUẬN VĂN i

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA MỘT QUỐC GIA THÀNH VIÊN TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG 8

1.1 Một số vấn đề cơ bản về xuất khẩu và thúc đẩy xuất khẩu thủy sản 8

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 8

1.1.2 Vai trò của xuất khẩu thủy sản 13

1.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới xuất khẩu thủy sản của một quốc gia 15

1.2.1 Yếu tố từ phía nước nhập khẩu 16

1.2.2 Yếu tố từ phía nước xuất khẩu 17

1.4 Những quy định của Hiệp định CPTPP liên quan đến xuất khẩu thủy sản của một quốc gia thành viên CPCP-TPP 18

1.4.1 Cam kết về Thuế quan 18

1.4.2 Cam kết về môi trường tác động tới khai thác thủy sản 19

1.4.3 Cam kết về lao động và công đoàn 20

1.4.4 Cam kết về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch 21

1.4.5 Cam kết về trợ cấp thủy sản 22

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN VÀ DỰ BÁO TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG 23

2.1 Đặc điểm thị trường nhật bản ảnh hưởng tới Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 23

2.1.1 Các quy định của Nhật Bản đối với hàng thủy sản nhập khẩu 23

2.1.2 Đặc điểm sản xuất và tiêu dùng của thị trường thủy sản Nhật Bản 29

2.2 Thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt nam sang Nhật Bản 33

Trang 6

2.2.3 Các chính sách thúc đẩy xuât khẩu thủy sản mà Việt Nam đã thực hiện 42

2.3 Đánh giá thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản 48

2.3.1 Những thành công trong xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản mà Việt Nam đã đạt được 48

2.3.2 Những điểm còn hạn chế của ngành thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản 50

2.3.3 Những nguyên nhân chủ yếu của hạn chế 52

2.4 Phân tích và dự báo tác động của Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản 54

2.4.1 Tác động của CPTPP đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật bản trong thời gian tới 54

2.4.2 Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản trong bối cảnh thực thi CPTPP 58

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG 64

3.1 Định hướng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản khi tham gia CPTPP 64

3.1.1 Dự báo triển vọng thị trường thủy sản thế giới 64

3.1.2 Định hướng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 70

3.2 Một số giải pháp khai thác tác động của CPTPP nhằm thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản khi tham gia CPTPP 71

3.2.1 Giải pháp từ phía Nhà nước 71

3.2.2 Khuyến nghị đối với doanh nghiệp 77

3.2.3 Một số giải pháp khác 78

KẾT LUẬN 80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Danh mục cụm từ viết tắt tiếng Việt

Viết tắt Giải nghĩa tiếng Việt

DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ

HNKTQT Hội nhập kinh tế quốc tế

KH&CN Khoa học & Công nghệ

Danh mục cụm từ viết tắt tiếng Anh

Viết tắt Giải nghĩa tiếng Anh Giải nghĩa tiếng Việt

AQIS Australian Quarantine and

Inspection Service

Cơ quan kiểm dịch của Australia

ASC Aquaculture Stewardship

Council Hội đồng nuôi trồng thủy sản bềnvữngASEAN Association of Southeast Asian

Nations

Hiệp hội các nước Đông Nam Á

CAC Codex Alimentary Commission Uỷ ban Tiêu chuẩn Thực phẩm

Codex quốc tế

FDA Food and Drug Administration Cơ quan quản lý an toàn thực

phẩm, dược phẩm Hoa KỳFSMA Food Safety Modernization Act Luật Hiện đại hóa An toàn Thực

phẩmFTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do

GAP Good Agriculture Practices Quy trình thực hành sản xuất nông

nghiệp tốt GATT General Agreement on Tariffs

and Trade Hiệp định chung về thuế quan vàthương mại

Trang 8

PreferencesGTAP Global Trade Analysis Project Mô hình phân tích thương mại toàn

cầuHACCP Hazard Analysis and Critical

Control Points

Phân tích mối nguy và điểm kiểmsoát tới hạn

HS Harmonized System Hệ thống hài hòa thuế quan

ISO International Standardization

Organization Tổ chức tiêu chuẩn quốc tếITC International Trade Centre Trung tâm thương mại quốc tếMFN Most Favoured Nation Ưu đãi tối huệ quốc

MSC Marine Stewardship Council Hội đồng quản lý biển quốc tếNAFA North American Free Trade

Agreement

Hiệp định thương mại tự do BắcMỹ

Advantage Chỉ số lợi thế cạnh tranhRTAs Regional Trading Arrangements Các Thỏa thuận thương mại khu

vực SPS Sanitary and Phytosanitary Vệ sinh và kiểm dịch động thực vậtSSOP Sanitation Standard Operating

Procedures Quy trình kiểm soát tiêu chuẩn vệsinhTBT Technical Barriers to Trade Hàng rào kỹ thuật trong thương mạiCP-TPP Comprehensive and Progressive

Agreement for Trans-PacificPartnership

Hiệp định Đối tác Toàn diện vàTiến bộ xuyên Thái Bình Dương

USD United States Dollar Đơn vị tiền tệ Mỹ (Đô la Mỹ)USDA United State Department of

WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới

Trang 9

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG - HÌNH Bảng:

Bảng 2.1 Nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản theo thị trường 32

Bảng 2.2 Các nhóm mặt hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu 35

Bảng 3.3 Dự báo tiêu thụ thủy sản các quốc gia 71

Hình: Hình 2.1 Giá trị nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản 30

Hình 2.2 Tỷ trọng các nhóm mặt hàng thủy sản Nhật Bản nhập khẩu 31

Hình 2.3 Tổng lượng thủy hải sản được đánh bắt và nuôi trồng 32

Hình 2.4 Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (2004-2018) 34

Hình 2.5 Nhập khẩu thủy sản của thị trường Nhật Bản 2014 - 2018 36

Hình 2.6 Nhật Bản nhập khẩu giáp xác (2014-2018) 37

Hình 2.7 Thị trường tôm nhập khẩu của Nhật Bản (2014-2018) 38

Hình 2.8 Mặt hàng cá đã qua chế biến tại thị trường Nhật Bản 2011-2017 39

Hình 2.9 Thị phần mặt hàng cá đã qua chế biến tại Nhật Bản 2017 39

Hình 2.10 Cá hồi đã qua chế biến và đóng gói (2011-2018) 40

Hình 2.11 Mực, bạch tuộc đông lạnh tại thị trường Nhật Bản 2010-2016 41

Hình 3.1 Dự báo giá cả ngành cá tới năm 2027 65

Hình 3.2 Tiêu thụ thủy sản bình quân chia đầu người 68

Trang 10

-PHẠM NGỌC DŨNG

XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH CPTPP

Chuyên ngành : Kinh tế quốc tế

Mã ngành: 8310106

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Trang 11

Hà Nội - 2019

Trang 12

TÓM TẮT LUẬN VĂN

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ Thái Bình dương CPTPP là một hiệpđịnh thương mại tự do thế hệ mới, tiền thân là hiệp định đối tác xuyên Thái Bìnhdương TPP Tham gia vào hiệp định CPTPP ảnh hưởng rất lớn tới phát triển kinh tế,chính trị và xã hội của Việt Nam Đây chính là một bước tiến dài của quốc gia trongtiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

Tham gia vào hiệp định CPTPP còn là cơ hội to lớn đối với Việt Nam trongviệc hợp tác làm ăn với các quốc gia thành viên, đặc biệt là các quốc gia thành viên

có nền kinh tế phát triển, tiêu biểu ở đây là Nhật Bản Trước khi tham gia hiệp địnhthì hai quốc gia vẫn là đối tác chiến lược kinh tế, kim ngạch xuất nhập khẩu ViệtNam-Nhật Bản đạt 29,6 tỷ USD năm 2016 Trong đó ngành hàng thủy sản chính làmột trong những ngành hàng tiêu biểu của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường NhậtBản Mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang Nhật bản đạt hơn 1,1 tỷ đô trong năm 2016,

và có tốc độ tăng trưởng dương qua các năm Ngành xuất khẩu thủy sản là mộtngành hết sức quan trọng với Việt Nam, ngành không chỉ giúp Việt Nam tăngtrưởng về GDP mà ngành còn giúp quốc gia giải quyết về vấn đề việc làm và ansinh xã hội Nhật Bản chính là một trong những bạn hàng lớn nhất của ngành xuấtkhẩu thủy sản Việt Nam, không những thế CPTPP còn mang đến cơ hội to lớn hơn

để thúc đẩy và phát triển ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường NhậtBản khi hai quốc gia đều là nước thành viên Đây chính là 1 cú đẩy lớn giúp mặthàng thủy sản của Việt Nam gia tăng vị thế ngành cũng như phát triển các mặt hàngthế mạnh tại thị trường này được tốt hơn

Chính vì thế tác giả đã chọn đề tài: “Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang

thị trường Nhật Bản trong bối cảnh thực thi hiệp định CPTPP” làm nghiên cứu

cho luận văn thạc sĩ của mình

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đề xuất định hướng và giải pháp nhằmthúc đẩy xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản khithực thi Hiệp định CPP-TPP

Trang 13

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là xuất khẩu mặt hàng thủy sản của ViệtNam sang thị trương Nhật bản và ảnh hưởng của CPTPP

Phạm vi nghiên cứu: Về thời gian đề tài nghiên cứu tới hoạt động xuất khẩuthủy sản của Việt Nam sang Nhật bản trong giai đoạn 2007-2019 và ảnh hưởng củaCPTPP; Về không gian, đề tài nghiên cứu xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sangthị trường Nhật Bản Đề tài được thực hiện trên giác độ vĩ mô, chủ thể nghiên cứu ởgiác độ Nhà nước (Chính phủ)

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, baogồm: Phương pháp luận duy vật biện chứng kết hợp duy vật lịch sử Ngoài ra,đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, làm phương pháp luậncho nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu cụ thể trong kinh tế như sau: Phươngpháp thống kê, Phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh, phươngpháp suy diễn và quy nạp…

5 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về xuất khẩu thủy sản của một quốc gia thành viên trong bối cảnh thực thi hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

Chương 2: Thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản và dự báo tác động của hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

Trang 14

Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủysản của Việt Nam sang Nhật Bản trong bối cảnh thực thi hiệp định đối tác toàn diện xuyên Thái Bình Dương

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA MỘT QUỐC GIA THÀNH VIÊN TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ

XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG 1.1 Mọt số vấn đề cơ bản về xuất khẩu và thúc đẩy xuất khẩu thủy sản.

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản

Khái niệm và phân loại thủy sản

Thủy sản là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù Đối tượng sản xuất của thủysản là những sinh vật sống dưới nước có tập tính di chuyển theo thời gian và khônggian, có khả năng tái tạo, phát triển, nhưng cũng luôn có nguy cơ cạn kiệt, diệtvong

Hiện nay có rất nhiều hệ thống số liệu thống kê với các mã số thống kê khácnhau, tuy nhiên tác giả sử dụng bộ số liệu HS code Các mặt hàng thủy sản phần lớnđược chia ra làm 2 nhóm chủ yếu, nhóm HS 03 và nhóm HS 16(trừ HS 1601)

Khái niệm thúc đẩy xuất khẩu thủy sản

Thúc đẩy xuất khẩu thủy sản được hiểu là các biện pháp, chính sách, công cụ

và phương tiện của Nhà nước và doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện và động lực đẩymạnh xuất khẩu thủy sản của quốc gia, doanh nghiệp

Nội dung thúc đẩy xuất khẩu thủy sản

Có nhiều cách tiếp cận nghiên cứu nội dung thúc đẩy xuất khẩu thủy sản, tiếpcận theo chủ thể thực hiện thúc đẩy, có thể chia ra thúc đẩy xuất khẩu thủy sản củanhà nước hay thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của doanh nghiệp Tiếp cận theo chuỗicung ứng thủy sản xuất khẩu có thể chia ra thúc đẩy tăng cung xuất khẩu thủy sản,hay thúc đẩy tăng cầu xuất khẩu thủy sản Các biện pháp, chính sách của nhà nướcthường gián tiếp kích thích phát triển xuất khẩu thủy sản mạnh hơn, còn các biện

Trang 15

pháp thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp sẽ trực tiếp tạo ra sự tăng trưởng mạnhhơn cho xuất khẩu thủy sản của quốc gia

Đánh giá kết quả thúc đẩy xuất khẩu thủy sản:

Tăng quy mô xuất khẩu thủy sản: Tăng quy mô xuất khẩu thủy sản có thể là số

tăng tuyệt đối về sản lượng, về kim ngạch xuất khẩu thủy sản của quốc gia hay củadoanh nghiệp theo thời gian (thường là theo năm, 5 năm, 10 năm hay trước và saumột mốc nào đó)

Tăng về tốc độ xuất khẩu thủy sản: Tốc độ xuất khẩu thủy sản tăng là số tăng

tương đối về lượng, về giá trị xuất khẩu thủy sản theo thời gian, thường được tínhbằng %

Tăng về chất lượng, hiệu quả xuất khẩu thủy sản: Tăng chất lượng, hiệu quả

xuất khẩu thủy sản nhờ vào các biện pháp, chính sách thúc đẩy xuất khẩu thủy sảncủa quốc gia, doanh nghiệp có thể đánh giá được thông qua một số chỉ tiêu địnhlượng, nhưng trong nhiều trường hợp phải dùng các đánh giá định tính, đánh giá củacác chuyên gia, đánh giá qua ý kiến và dư luận xã

1.1.2 Vai trò của xuất khẩu thủy sản

Thủy sản là một ngành kinh tế đóng vai trò quan trọng trong tạo công ăn việclàm cho nhiều cộng đồng dân cư, đặc biệt ở những vùng nông thôn và ven biển.Theo ước tính, có tới 150 triệu người trên thế giới sống phụ thuộc hoàn toàn haymột phần vào ngành thuỷ sản

Trong thương mại quốc tế, thủy sản là một trong những hàng thực phẩm đượcbuôn bán nhiều nhất trên thế giới với hơn 50% thương mại thủy sản thế giới thuộc

về các nước đang phát triển Theo trung tâm thương mại thế giới (ITC), thủy sảnchiếm gần 11% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nông thủy sản , đạt trên 155 tỷ USD

và chiếm khoảng 0,9% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa thế giới năm 2016

Hệ thống dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển và trên đất liền đã được phát triển,

hỗ trợ tối đa cho ngư dân trong sản xuất và tìm kiếm cứu nạn khi gặp rủi ro Sự hiệndiện của tàu thuyền và ngư dân trên các vùng biển cũng đã góp phần rất quan trọnggiữ vững chủ quyền, an ninh vùng biển, đảo của Tổ quốc

Trang 16

Ngành nuôi trồng – chế biến thủy sản đã trở thành một ngành sản xuất hànghóa tập trung với trình độ kỹ thuật tiên tiến, phát triển ở tất cả các thủy vực nướcngọt, nước lợ, nước mặn theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, hài hòa với cácngành kinh tế khác; trở thành một trong những ngành sản xuất hàng hoá chủ lực,phát triển rộng khắp và có vị trí quan trọng.

1.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới xuất khẩu các mặt hàng thủy sản

1.2.1 Yếu tố từ phía nước nhập khẩu

Thị trường và thương mại hàng hóa thủy sản của nước nhập khẩu

Thị trường và thương mại hàng thủy sản của nước nhập khẩu sẽ cho biết vềnhu cầu, dung lượng thị trường thủy sản, phương thức tập quán trao đổi, mua bán,thói quen tiêu thụ thủy sản, điều kiện cạnh tranh trên thị trường Sự phát triển củathương mại hàng thủy sản của nước nhập khẩu có tầm quan trọng rất lớn đối vớithúc đẩy xuất khẩu thủy sản của các quốc gia

Thể chế, chính sách thương mại thủy sản của các nước nhập khẩu

Thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của một nước, ngoài nỗ lực của nước đó, còn tùythuộc vào chính sách thương mại của các thị trường nhập khẩu thủy sản mà nước đónhắm tới Việc cắt giảm thuế quan, dỡ bỏ các rào cản phi thuế, chính sách tỷ giá,thuận lợi hóa thương mại và đầu tư của các nước đem đến môi trường thuận lợi vànhiều cơ hội mới cho thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của quốc gia thành viên

1.2.2 Yếu từ phía nước xuất khẩu

Quy mô, chất lượng và hiệu quả của xuất khẩu thủy sản

Ngoài việc tăng quy mô và tốc độ tăng trưởng, thì tăng chất lượng, hiệu quảxuất khẩu thủy sản là yếu tố vô cùng quan trọng nhằm thúc đẩy xuất khẩu thủy sản.Chất lượng, hiệu quả của xuất khẩu thủy sản thể hiện ở việc chuyển dịch cơ cấuxuất khẩu thủy sản sang các sản phẩm chế biến sâu, có giá trị gia tăng cao trongchuỗi giá trị thủy sản xuất khẩu; tham gia và trở thành mắt xích không thể thiếutrong chuỗi giá trị hàng thủy sản toàn cầu; thị trường xuất khẩu thủy sản được mởrộng và đa dạng hóa, thị phần thủy sản được củng cố, tăng cường trên các thị trườngnhập khẩu thủy sản chủ chốt của thế giới

Trang 17

Thể chế, chính sách phát triển của quốc gia

Trong bối cảnh toàn cầu hóa sâu sắc ngày càng sâu sắc, việc xây dựng và hoànthiện thể chế kinh tế thị trường, thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế và tăngcường hội nhập kinh tế quốc tế là điều kiện tiên quyết thúc đẩy phát triển nguồncung thủy sản xuất khẩu Các thể chế, chính sách kinh tế, thương mại của nhà nước

về đầu tư, tài chính, thuế, các công cụ tiền tệ, tỷ giá, lãi suất… có tác động rất lớntới thúc đẩy phát triển xuất khẩu thủy sản của quốc gia

1.3 Những quy định của Hiệp định CPTPP liên quan tới xuất khẩu

thủy sản của một quốc gia thành viên CPTPP

1.3.1 Cam kết về thuế quan

Nhật Bản cam kết xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực đối với 86% sốdòng thuế (tương đương 93,6% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản),

và gần 90% số dòng thuế sau 5 năm Trong Hiệp định CPTPP, Nhật Bản lần đầutiên cam kết xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu cho đại đa số nông, thủy sản xuấtkhẩu của Việt Nam

1.3.2 Cam kết về môi trường tác động tới khai thác thủy sản

Đa dạng sinh học; Tự vệ trước các sinh vật ngoại lai; Giảm phát thải; Trợ cấpđối với việc khai thác/đánh bắt hải sản; Biện pháp bảo tồn; Chính sách với các loạihàng hóa, dịch vụ thân thiện/có lợi cho môi trường, đáng chú ý là mức độ cam kếttrong các lĩnh vực này khá lỏng

1.3.3 Cam kết về lao động và công đoàn

Về những nội dung liên quan đến xóa bỏ lao động cưỡng bức, lao động trẻ em,xóa bỏ phân biệt đối xử trong lao động thì về cơ bản, hệ thống pháp luật của ViệtNam đã phù hợp với các tiêu chuẩn của ILO và cam kết của Hiệp định

1.3.4 Cam kết về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch

Chương SPS về biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật(SPS) trong CPTPP nhắc lại các nghĩa vụ trong Hiệp định SPS của WTO

1.3.5 Cam kết về trợ cấp thủy sản

Có 3 vấn đề nổi bật nhất trong cam kết:

Trang 18

 Xóa bỏ trợ cấp cho hoạt động đánh bắt mà hoạt động đó được xác định làgây ra tác động xấu tới nguồn lợi hải sản đã trong tình trạng bị đánh bắt quá mức.

 Cam kết minh bạch hóa mọi chính sách và dữ liệu có liên quan đến cácchương trình trợ cấp đánh bắt

 Cam kết thực hiện các biện pháp quốc gia cảng biển và quốc gia tàu treo cờcũng như các kế hoạch hành động chống đánh bắt bất hợp pháp của các tổ chứcnghề cá khu vực và quốc tế

VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN VÀ DỰ BÁO TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI

BÌNH DƯƠNG 2.1 Đặc điểm thị trường nhật bản ảnh hưởng tới xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

2.1.1 Các quy định của Nhật Bản đối với hàng thủy sản nhập khẩu

Thủ tục nhập khẩu: Hàng hóa nhập khẩu vào Nhật Bản cần đảm bảo tuân thủ

nghiêm ngặt các quy định liên quan, trong đó đối với mặt hàng thủy sản nhập khẩubao gồm: (1) Luật vệ sinh thực phẩm; (2) Tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản (JAS);(3) Các quy định về dán nhãn sản phẩm; (4)Luật về trách nhiệm sản phẩm; (5) Luậttrách nhiệm sản phẩm được áp dụng đối với các sản phẩm nói chung và sản phẩmnhập khẩu nói riêng Nhà nhập khẩu Nhật Bản khi muốn nhập khẩu phải xin giấyphép nhập khẩu tại Hải quan Bộ tờ khai hải quan (theo qui định tại Luật hải quanđiều 67 tới điều 72) phải được điền đầy đủ thông tin liên quan

Quy định bắt buộc: Quy định vệ sinh an toàn thực phẩm: Các quy định về vệ

sinh an toàn thực phẩm được quy định cụ thể trong Luật vệ sinh thực phẩm áp dụngcho tất cả các thực phẩm và đồ uống tiêu dùng trên thị trường Nhật Bản

Quy định bao gói, nhãn mác: Nhật Bản quy định nghiêm cấm sử dụng rơm rạlàm chất liệu đóng gói hàng hóa Nhãn hàng hoá thủy sản và thực phẩm chế biến

Trang 19

phải được in bằng tiếng Nhật và tuân thủ theo các luật và quy định

Yêu cầu về chứng nhận và tiêu chuẩn chất lượng: Các nhà xuất khẩu thủy sản

có ý định thâm nhập vào thị trường Nhật Bản cần tìm hiểu về dấu chứng nhận JAS(Tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản) hoặc Ecomark cũng như chế độ xác nhận trước

về thực phẩm nhập khẩu các loại khác cho sản phẩm của mình để đảm bảo rằng sảnphẩm đáp ứng tiêu chuẩn tối thiểu tại thị trường Nhật Bản, từ đó dễ dàng cho việctiêu thụ hàng hoá

2.1.2 Đặc điểm sản xuất và tiêu dùng của thị trường thủy sản Nhật Bản

Đặc tính tiêu dùng của người dân Nhật Bản: Người Nhật có một đặc tính rất

nổi bật đó là họ rất khắt khe trong khâu chọn lựa các sản phẩm thủy sản, đối với họcác món ăn từ thủy hải sản không chỉ là thức ăn mà còn là một nghệ thuật, chính vìthế không chỉ chất lượng thủy hải sản phải đảm bảo độ tươi ngon mà còn quy trìnhđánh bắt và sơ chế họ cũng đòi hỏi hết sức phức tạp và công phu Không chỉ nhữngthế đối với các loại cá đặc biệt như cá hồi, cá ngừ, tôm sú, cua hoàng đế v.v… đều

có những cách săn bắt và bảo quản riêng biệt

Nhật bản có thị hiếu chủ yếu tiêu dùng các loại cá biển tươi sống, sau đó là cácnhóm mặt hàng giáp xác như tôm cua đông lạnh

Khái quát tình hình sản xuất thủy sản trong nước của Nhật Bản: Nhật Bản là

quốc gia được bao phủ xung quanh là biển nên ngành đánh cá và nuôi trồng thủy hảisản được phát triể rất tốt Tuy nhiên từ cuối những năm thập kỷ 80 Chính phủ NhậtBản bắt đầu đưa ra các chính sách thắt chặt việc đánh bắt cá, đã làm cho quy mô ngànhđánh bắt cá ở Nhật Bản bị thắt chặt và giảm hơn 80% so với cùng kỳ năm 2017

2.2 Thục trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản

2.2.1 Khái quát tình hình xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam

Kinh ngạch xuất khẩu: Năm 2018, Việt Nam XK thủy sản sang 161 thị trường

so với năm 2017 có 167 thị trường (Hình 2.3) với mức kim ngạch xuất khẩu thủysản đạt 8.8 tỷ USD 4 “thị trường tỷ đô” gồm Mỹ, EU, Nhật Bản có sự cách biệtđáng kể hơn so với năm trước Trong đó Mỹ đã vượt EU lên vị trí thị trường lớnnhất với 1,6 tỷ USD, tăng 14,5%, tiếp đến là EU với 1,47 tỷ USD, giảm nhẹ 0,6%,

Trang 20

đứng thứ 3 là Nhật Bản với 1,38 tỷ USD, tăng 5% và Trung Quốc bị giảm 5%xuống còn 1,2 tỷ USD Mỹ, ASEAN và Hàn Quốc đều tăng tỷ trọng trong khi EU,Trung Quốc giảm.

Hình 2.3: Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (2004-2018)

Nguồn: Tổng cục thống kê

Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam: Dựa vào Bảng 2.2 chúng

ta có thể thấy tổng giá trị XK toàn ngành thủy sản tăng trưởng ổn định qua các năm.Nhóm ngành HS 0304 và 0306 là 2 nhóm hàng có mức tăng trưởng ổn định nhất vàchiếm khoảng 83% tổng giá trị xuất khẩu toàn ngành tính tới thời điểm năm 2018.Nhóm mặt hàng cá Phi lê đã qua chế biến đông lạnh (HS0304) có chỉ số xuất khẩunăm 2018 đạt tới hơn 3 tỷ USD, và nhóm giáp xác đã qua chế biến đạt 2,1 tỷ USD, 2nhóm mặt hàng này là chủ lực nhất và kéo giá trị của toàn ngành tăng cao

2.2.2 Thị phần của các mặt hàng thủy sản Việt Nam tại thị trường nhật bản

Thị trường Nhật bản nhập khẩu thủy sản của Việt Nam so với thế giới

Nguồn: trademap.org

Trang 21

Hình 2.4 Nhập khẩu thủy sản của thị trường Nhật Bản 2014 - 2018

Nhìn vào hình 2.4 ta có thể thấy được Nhật Bản có rất nhiều các đối tác cungcấp các mặt hàng thủy sản trong đó có Việt Nam Tính đến thời điểm năm 2018,Hoa kỳ vẫn dẫn dầu các quốc gia xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản, Việt Nam chỉđứng ở vị trí thứ 6 Trong 12 quốc gia nêu trên thì có Chi lê ở vị trí thứ 2, Việt Nam

và Canada vị trí thứ 11 là 3 quốc gia cùng năm trong thành viên CPTPP

Thị phần của các mặt hàng thủy sản Việt Nam trong thị trường Nhật Bản

Nhóm mặt hàng giáp xác: Chúng ta đã từng đứng vị trí thứ nhất trong sốnhững quốc gia xuất khẩu mặt hàng này sang Nhật Bản năm 2017 với trị giá xuấtkhẩu đạt khoảng 433 triệu USD, tuy nhiên chúng ta đã đánh mất vị trí của mìnhnăm 2018 khi chỉ đạt 349 triệu USD giá trị xuất khẩu

Nhóm mặt hàng cá đã qua chế biến và đóng bao bì: Năm 2017 nhóm mặt hàngnày đạt 123,4 triệu USD giá trị xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, vượt quaCanada chỉ với gần 100 triệu USD giá trị và chỉ đứng sau Thái lan với 324 triệuUSD và Trung Quốc là 826 triệu USD giá trị xuất khẩu

Nhóm mặt hàng cá hồi đã qua chế biến: Riêng năm 2018, các mặt hàng cá Hồi

đã xuất khẩu sang Nhật bản có giá trị 32,6 triệu USD, Thái lan là 32 triệu USD vàTrung quốc đạt 40 triệu USD Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 bỏ qua Thái lan và cógiá trị tăng tưởng đạt 23,6% trong thời kỷ 2011-2018

Hình 2.9 Cá hồi đã qua chế biến và đóng gói (2011-2018)

Nguồn: worldbank.org.

Trang 22

2.2.3 Các chính sách thúc đẩy xuất khẩu thủy sản mà Việt Nam đã thực hiệ.

Quyết định số 1291 /QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch hành động phát triển ngànhcông nghiệp chế biến nông, thủy sản thực hiện Chiến lược công nghiệp hóa của ViệtNam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam-Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn

2030 Chính sách với mục tiêu chính là đưa các sản phẩm nông, thủy sản của ViệtNam trở thành các mặt hàng có chất lượng cao

Quyết định số 1362/QĐ-BTC của Bộ Tài chính : Về việc đính chính Thông tư

số 25/2015/TT-BTC ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Bộ Tài chính ban hành Biểuthuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tếViệt Nam - Nhật Bản giai đoạn 2015-2019 Đây là quyết định giảm đánh thuế một

số mặt hàng từ Nhật Bản sang Việt Nam và ngược lại

Nghị quyết số 89/NQ-CP của Chính phủ : Về việc gia nhập Hiệp định vềBiện pháp quốc gia có cảng nhằm ngăn chặn, chống lại khai thác thủy sản bấthợp pháp, không khai báo và không theo quy định của Tổ chức Lương thực vàNông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) Đây chính chính sách đầu tiên hài hòa vớicác cam kết từ CPTPP

2.3 Đánh giá thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt nam sang Nhật Bản

2.3.1 Những thành công trong xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản mà Việt Nam đã đạt được

Giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản năm 2018 đạt hơn 600triệu USD, không chỉ như thế tổng giá trị xuất khẩu thủy sản tăng trưởng 3% tronggiai đoạn 2013-2018 Nhóm mặt hàng giáp xác và cá hồi là nhóm mặt hàng dànhđược nhiều lợi thế cạnh tranh dẫn tới việc vượt qua vị trí thứ 2 tới vị trí thứ 1 Đã cónhững nhóm chính sách được đưa ra để thỏa mãn với cam kết CPTPP

2.3.2 Những Điểm còn hạn chết của ngành thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản

Tổng giá trị xuất khẩu TS của Việt Nam sang Nhật Bản năm 2018 là 600 triệuUSD giảm 10% so với cùng kỳ năm 2017, tuy trong cả giai đoạn 2013-2018 tăng

Trang 23

trưởng XKTS của Việt Nam đạt 3% nhưng giữa các năm tổng giá trị XK tăng giảmthất thường không ổn định Nhóm mặt hàng thân mềm (mực, bạch tuộc ) đang mấtdần thị phần Các chính sách về tài chính chưa thực sự có hiệu quả do giá nguồnvốn cao và người dân chưa tiếp cận tốt đối với nguồn vốn trong ngành đánh bắt

2.3.3 Những nguyên nhân chủ yếu của hạn chế

Các mặt hàng thủy sản phần lớn vẫn còn đang ở mức chế biến thô sơ Nguồnnguyên liệu đầu vào với giá thành cao, giảm khả năng cạnh tranh, các ngành côngnghiệp phụ trợ còn kém phát triển, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ViệtNam tại thị trường thủy sản Nhật bản còn kém

2.4 Phân tích và dự báo tác động của Hiệp định CPTPP đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản

2.4.1 Tác động của CPTPP đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật

bản trong thời gian tới.

Tác động tích cực: Nhiều mặt hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang

Nhật Bản sẽ được giảm thuế về 0% ngay sau khi hiệp định được thi hành, một sốcòn lại sau 5 năm sau Vì phải đảm bảo các cam kết nên vấn đề về môi trường, laođộng và an toàn thực phẩm của Việt Nam cũng sẽ trở nên tốt hơn

Tác động tiêu cực: Để thực hiện các cam kết về lao động, môi trường và lao

động Việt Nam phải nỗ lực rất lớn, đây là một nhiệm vụ rất khó hoàn thành vìchúng ta cũng đang muốn hoàn thành những điều này từ nhiều thập kỷ trước

2.4.2 Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản tỏng bối cảnh thực thi CPTPP.

Cơ hội: Từ việc cắt giảm thuế, các mặt hàng chủ lực cũ của chúng ta sẽ có cơ

hội vươn lên chiếm cứ thị phần từ những đối thủ cạnh tranh khác không phải làthành viên, không chỉ thế chúng ta còn có cơ hội phát triển các ngành hàng trướcđây không phải là thế mạnh của chúng ta làm cho toàn ngành phát triển về cả chiềurộng lẫn cả chiều sâu

Thách thức: Không chỉ có Việt Nam là quốc gia xuất khẩu thủy sản vào thị

trường Nhật Bản mà trong top các quốc gia xuất khẩu còn các thành viên khác như,

Trang 24

Chi lê, Canada, New Zealand và Austrailia So về khoa học kỹ thuật cũng như thờigian phát triển ngành chúng ta quá lạc hậu đối với các đối thủ này trong khi cơ hộicủa tất cả các nước thành viên là như nhau, chúng ta có thể thấy rõ thách thức rấtnặng nề trong thời gian tới.

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH ĐỐI

TÁC TOÀN DIỆN XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG

3.1 Định hướng cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản

3.1.1 Dự báo triển vọng thị trường

Theo báo cáo của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) về triển vọngthị trường thủy sản thế giới đến năm 2025 , sản lượng thủy sản thế giới đến năm

2025 sẽ đạt 196 triệu tấn, tăng 17,4% so với mức bình quân của giai đoạn 2013

-2015 với mức tăng trưởng bình quân 1,5%/năm Tiêu thụ thủy sản thế giới dự báo

sẽ tăng 31 triệu tấn, đạt 178 triệu tấn vào năm 2025

3.1.2 Định hướng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

Phát triển ngành nuôi trồng thủy sản với các sản phẩm chủ lực theo nhu cầucủa thị trường xuất khẩu; Đẩy mạnh phát triển theo chiều sâu và đa dạng hóa sảnphẩm chế biến, tăng tỷ lệ giá trị gia tăng trong mỗi sản phẩm thủy sản; Giữ vững thịphần đối với các nhóm mặt hàng thế mạnh, đồng thời không ngửng mở rộng cácnhóm mặt hàng khác tại thị trường Nhật Bản; Kiểm soát, quản lý chất lượng các sảnphẩm chế biến thủy sản đáp ứng yêu cầu thị trường trong và ngoài nước

3.2 Một số giải pháp khải thác tác động của CPTPP nhằm thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản khi tham gia CPTPP

3.2.1 Giải pháp từ phía nhà nước

Nâng cao năng lực tham gia vào chuỗi giá trị thủy sản toàn cầu; Nâng cao chấtlượng đối với sản phẩm xuất khẩu; Chuyển dịch cơ cấu sản phẩm xuất khẩu theohướng nâng cao tỷ trọng sản phẩm có giá trị gia tăng cao; Mở rộng các mặt hàng

Trang 25

tiềm năng và xúc tiến thương mại, tăng cường khả năng đáp ứng các quy định củaNhật Bản, tận dụng các cơ hội từ các cam kết CP-TPP, vượt qua các thách thức từcác cam kết CP-TPP, Hỗ trợ tài chính, tín dụng cho doanh nghiệp; Chính sách tỷ giáhối đoái (TGHĐ) phải liên tục được hoàn thiện và điều chỉnh thích ứng với môitrường trong nước và quốc tế

3.2.2 Khuyến nghị đối với doanh nghiệp

Doanh nghiệp nên xây dựng chiến lược xuất khẩu và phân khúc thị trường cácsản phẩm thủy sản vào Nhật Bản; Đào tạo đội ngũ làm việc có chuyên môn và tinhthành trách nhiệm cao để đảm bảo khâu sản xuất được duy trì ổn định sản lượngcũng như chất lượng; Tăng cường cập nhật thông tin, từ phía chính phủ hay cácthông tin nóng hổi về ngành liên quan tới khoa học công nghệ mới; Chủ động cậpnhật thông tin về thị trường hay xu hướng tiêu dùng mới; Các doanh nghiệp thủysản của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản phải luôn đoàn kết, hợp tác tạo thànhmột khối vững chắc

3.2.3 Một số giải pháp khác

Cần nắm giữ công nghệ cũng như quản lý tốt khâu nguyên liệu đầu vào nhưcon giống, thức ăn chăn nuôi; Phát triển những ngành công nghiệp hỗ trợ để ngànhxuất khẩu thủy sản được bài bản và sản xuất hiệu quả hơn

KẾT LUẬN

Luận văn đã khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về thúc đẩy xuất khẩu thủysản của một quốc gia dưới tác động thực thi hiệp định CPTPP Trên cơ sở đó chỉ racách thức vận dụng các lý luận về thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của một quốc giasang quốc gia khác dưới tác động thực thi hiệp định CPTPP

Từ những phân tích và đánh giá thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Namsang Nhật Bản, đánh giá những thành công, hạn chế, tác động cùng với cơ hội vàthách thức khi thực thi hiệp định CPTPP, luận văn đã đưa ra những giải pháp vàkiến nghị để thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản dưới bốicảnh thực thi CPTPP trong thời gian tới

Trang 26

-PHẠM NGỌC DŨNG

XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH CPTPP

Chuyên ngành : Kinh tế quốc tế

Mã ngành: 8310106

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ

Người hướng dẫn khoa học:

TS NGUYỄN XUÂN HƯNG

Trang 27

Hà Nội – 2019

Trang 28

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ Thái Bình dương CPTPP là một hiệpđịnh thương mại tự do thế hệ mới, tiền thân là hiệp định đối tác xuyên Thái Bìnhdương TPP Tham gia vào hiệp định CPTPP ảnh hưởng rất lớn tới phát triển kinh tế,chính trị và xã hội của Việt Nam Đây chính là một bước tiến dài của quốc gia trongtiến trình hội nhập kinh tế quốc tế Hiệp định CPTPP ảnh hưởng rất lớn tới việc pháttriển các ngành trong nền kinh tế, trong đó có ngành thủy sản Những năm qua, thủysản là một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam Thủy sảnViệt Nam hiện đã có mặt tại gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, đặc biệt phải kểđến là thị trường Nhật Bản, vì đây là thị trường lớn thứ 2 trong các thị trường nhậpkhẩu thủy sản của Việt Nam, và là thị trường lớn nhất trong khổi các nước thànhviên CPTPP

Năm 2016, theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuấtnhập khẩu Việt Nam-Nhật Bản đạt 29,6 tỷ USD, tăng 4% so với năm 2015 Trong

đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 14,6 tỷ USD, tăng 3,9%

so với năm 2015 Mặt hàng thủy sản đạt 1,1 tỷ USD, tăng 6,2% so với năm 2015.Không những thế hang thủy sản xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản hứa hẹn

sẽ có được những ưu thế nhất định trong tương lai, dựa trên việc chúng ta trước đây

đã ký kết các hiệp định với Nhật Bản Hiện nay, Việt Nam đang có hai hiệp địnhthương mại (FTA) lớn với Nhật Bản gồm Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diệnASEAN-Nhật Bản (AJCEP) và Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản(VJEPA) Nhật Bản, tính tới năm 2016, Nhật Bản đã xóa bỏ thuế quan đối với 7.503dòng thuế (khoảng 80%), trong đó có 817 dòng thuế sản phẩm nông nghiệp từ ViệtNam Đến năm 2023 sẽ có 1.100 dòng thuế nông nghiệp được xóa bỏ

Cuối năm 2023, Nhật Bản cam kết xóa bỏ thuế quan với 96,45% tổng số cácdòng thuế với các sản phẩm xuất xứ từ Việt Nam như: Nông sản, thủy sản, hàng dệtmay, giày dép, đồ gỗ Mới đây nhất Việt Nam và Nhật Bản là những thành viên đầu

Trang 29

tiên đã thông qua việc ký kết hiệp định khung CPCP-TPP (CP-TPP- Hiệp định Đốitác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương) được ký kết vào tháng 3/2018.Đây chính là Hiệp định chính thức có sự góp mặt trực tiếp của 2 quốc gia với Nhật– Việt trên cương vị cùng là thành viên Đây hứa hẹn sẽ là một tương lai tươi sangcho xuất khẩu nông nghiệp Việt Nam

Khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực, Nhật Bản cam kết xóa bỏ thuế ngay khiHiệp định có hiệu lực đối với 86% số dòng thuế (tương đương 93,6% kim ngạchxuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản), và gần 90% số dòng thuế sau 5 năm.Trong Hiệp định CPTPP, Nhật Bản lần đầu tiên cam kết xóa bỏ hoàn toàn thuế nhậpkhẩu cho đại đa số nông, thủy sản xuất khẩu của ta Như thế ta có thể thấy trực tiếp

có 1 số mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang Nhật có thuế trở về 0% Việt Nam sẽ cónhiều lợi thế hơn với các mặt hàng thủy sản chủ chốt so với các đối thủ cạnh tranhnhư Cá ngừ, cá hồi của Thái Lan, hay tôm tới từ Indonesia và Ấn độ, khi các đối thủcạnh tranh không tham gia hiệp định CPTPP

Từ những lý do trên trên, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu đề xuất

giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong bối cảnh thực hiện hiệp định CP-TPP” làm nghiên cứu cho luận văn thạc

sỹ của mình

2 Tổng quan các nghiên cứu liên quan

2.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài

Aya Suzuki and Vu Hoang Nam (March 2013), Status and Constraints of CostlyPort Rejection: A Case from the Vietnamese Frozen Seafood Export Industry Côngtrình nghiên cứu này đã đưa ra những khuyết điểm trong các khâu kiểm tra chấtlượng và thông số ký thuật và các thiếu sót trước khi xuất khẩu của hang thủy sảnđông lạnh việt nam và những giải pháp khắc phục Tuy nhiên công trình nghiên cứuchỉ bao quát tổng quan và đã cách một khoảng thời gian khá xa, cho nên tác giả chỉ

có thể tiếp thu cách thức tiếp cận và nghiên cứu của công trình

Noburu Yoshida (2016), Local institutions and global value chains:Development and challenges of shrimp aquaculture export industry in Vietnam Các

Trang 30

tổ chức địa phương và chuỗi giá trị toàn cầu: Sự phát triển và thách thức của ngànhxuất khẩu nuôi tôm ở Việt Nam Đây là công trình nghiên cứu hết sức có giá trị vàcực kỳ chi tiết đối với ngành tôm, có thể giúp Việt Nam phát triển ngành tôm xuấtkhẩu lên tầng cao mới Tuy nhiên, bối cảnh của công trình này thục hiện trước khiViệt Nam tham gia vào hiep định CPTPP Thêm vào nữa đó là công trình chỉ tậptrung nghiên cứu đối với nhóm mặt hàng Tôm của Việt Nam, trong khi Việt Namcòn các nhóm mặt hàng thế mạnh khác đó là cá hồi, cá ngừ, mực….

H.K Chiou, G.H Tzeng, D.C Cheng (2005), Evaluating sustainable fishingdevelopment strategies using fuzzy multiple criteria decision - making (MCDM)approach, phân tích, đánh giá các chiến lược đầu tư phát triển thủy sản bền vững,chú trọng các yếu tố hiệu quả kinh tế, công nghệ và đáp ứng các tiêu chuẩn môitrường Đây là công trình nghiên cứu thiên nhiền về phân tích tác động của môitrường tới ngành thủy sản, công trình đánh giá rất tốt những tác động mà môitrường ảnh hưởng cũng như hướng giải quyết Tuy nhiên, do công trình nghiên cứucách đây đã hơn 10 năm cho nên công chỉ mang tính chất tham khảo và kế thừa ýtưởng nghiên cứu, khi hiện tại đã có rất nhiều tieu chuẩn cũng như công nghệ mớiđáp ứng môi trường

Rana, Pradumna Bickram; Ji, Xianbai (2019), CPCP-TPP: New Key Player inInternational Trade, Phân tích những yếu tố tác động chính tới sự thành công vàphát triển của hiệp định CPCP-TPP Đây la công trình nghiên cứu khá toàn diệntrong việc thành công đánh giá những yếu tố tác động chính của hiệp định CPTPP,giúp các quốc gia thành viên có thể chuẩn bị trước về mọi mặt khi hiệp định đi vàoThực thi Tuy nhiên công trình chỉ đánh giá tổng quát chứ ko chuyên sâu vào cácngành cụ thể và ở đây là nganh thủy sản hay xuất khẩu thủy sản

2.2 Cac công trình nghiên cứu trong nước

Nguyễn Thị Hải Yến, Mai Nguyên Ngọc, Vũ Hoàng Nam (2017), thực trạng

và triển vọng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, Bài viết nhằm phân tích thực trạng

xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong giai đoạn 2011-2016, từ đó đánh giá triểnvọng và đưa ra một số khuyến nghị về chính sách nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thủy

Trang 31

sản của Việt Nam trong năm 2017 Nghiên cứu đã thành công đánh giá được thựctrạng và triển vọng xuất khẩu thủy sản của Viêt Nam Tuy nhiên, công trình nghiêncứu chỉ mới đánh giá xuất khâu thủy sản của Việt Nam dưới mức độ thông thườngkhi chưa chính thức chịu ảnh hưởng từ bất kỳ hiệp định tự do thương mại nào

Hồ Trung Thanh (2009), Xuất khẩu bền vững ở Việt Nam trong quá trình hội

nhập kinh tế quốc tế, làm rõ bản chất của xuất khẩu bền vững và vận dụng đối với

hoạt động xuất khẩu ở Việt Nam nhằm phát triển xuất khẩu bền vững trong điềukiện HNKTQT Công trình đánh giá thức te thực trạng xuất khẩu hàng hóa chungcủa Việt Nam, cũng như đưa ra giải pháp hàng hóa Việt Nam có thể xuất khẩu bềnvững trong điều kiệu HNKTQT Tuy nhiên đề tài chỉ đánh giá các nhóm mặt hàngtổng quan không thể chi tiết vào từng nhóm hàng cụ thể như Thủy sản hay tác độngriêng lẻ của HNKTQT tới nhóm mặt hàng thủy sản, cuối cùng công trình nghiêncứu này ở vào thời gian 10 năm trước nên công trình chỉ mang tính chất tham khảo

và kế thừa ý tưởng

Đỗ Kim Chi (2009), Điều tra, khảo sát, đánh giá tác động đến môi trường

của việc nuôi trồng và chế biến xuất khẩu thủy sản Công trình đã thành công đánh

giá được thực trạng môi trường nước của Việt Nam trong khoảng thời gian côngtrình nghiên cứu Chính vì thế công trình đã đưa ra được nhóm giải pháp giúp đỡChính phủ và doanh nghiệp cách thức và công cụ để bảo vệ và giảm thải thiệt hạimôi trường khi doanh nghiệp và người dân tham gia vào hoạt động nuôi trôngđánh bắt thủy hải sản Tuy nhiên công trình được thực hiện vào thời gian khi ViệtNam chưa tham gia vào hiẹp định CPTPP cho nên chưa đánh giá được tác độngcủa Hiệp định

Vũ Thị Hoài Phương (2017) luận văn thạc sĩ: “Xuất khẩu thủy sản của

Việt Nam sang thị trường ÚC” Đề tài đã thành công đánh giá thực trạng sơ

lược ngành thủy sản của Việt Nam và xuất khẩu thủy sản sang Úc, cũng nhưgây dựng được kinh nghiệm xuất khẩu thủy sản sang quốc gia này Tuy nhiên,với điều kiện thông thường giữa 2 quốc gia sẽ khác với việc 2 quốc gia cùngtham gia vào một hiep định thương mại tự do Úc cũng là quốc gia thành viên

Trang 32

của CPTPP, nhưng vào năm 2017 hiệp định vẫn còn dang dở do Hoa kỳ rút luikhỏi hiệp định TPP.

Phan Vũ Mai Phương (2016) Luận văn thạc sĩ Kinh tế :”Xuất khẩu thủy sản

của Việt Nam sang Nhật Bản trong bối cảnh thực thi hiệp định TPP” Công trình đã

khắc hoạc được phần nào sự tác động của hiệp định TPP tới ngành thủy sản củaViệt Nam sang Nhật Bản Tuy nhiên, công trình nghiên cứu này vẫn ko thể chỉ ra rõrang thế mạnh cạnh tranh cũng như đối thủ cạnh tranh của ngành thủy sản Việt Namtại thi trường Nhật Bản Đây chính là công trình nghiên cứu gần với luận văn thạc sĩcủa tác giả nhất, nhưng khi Hoa kỳ cũng là quốc gia lớn xuất khẩu thủy sản sang thịtrường Nhật Bản có thị phần lớn, là 1 trong đối thủ cạnh tranh của Việt Nam, rút luikhỏi TPP đã làm cho mức độ cạnh tranh tại thị trường Nhật Bản trong bối cảnh thựcthi CPTPP khác biệt rất lớn

Tóm lại, mặc dù các đề tài trên đã nghiên cứu về xuất khẩu thủy sản của ViệtNam dưới giác độ nhà nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế toàn cầu nóichung hay tới một số quốc gia cụ thể dưới tác động của yếu tố hội nhập kinh tế quốc

tế, tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu sâu về thị trường thủy sản sang NhậtBản trong bối cảnh cạnh tranh mới đó là khi Việt Nam thực thi hiệp đinh CPTPP

Vì vậy, luận văn thạc sĩ “Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật

Bản trong bối cảnh thực thi hiệp định CPTPP” là có tính mới trong nghiên cứu và

không bị trùng lặp Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu trên có các giá trị khoahọc liên quan đến ngành thủy sản và hoạt động xuất khẩu thủy sản của một quốcgia, do đó tác giả có thể tham khảo, kế thừa các giá trị khoa học của các công trình

đó để góp phần xây dựng khung lý thuyết và thực hiện nghiên cứu của mình

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Đề xuất định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàngthủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản khi thực thi Hiệp định Đối tácToàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPCP-TPP)

Trang 33

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn tập trung thực hiện nhữngnhiệm vụ chủ yếu sau đây:

Một là, hệ thống hóa và xây dựng cơ sở lý luận về xuất khẩu thủy sản của một

quốc gia trong bối cảnh tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyênThái Bình Dương (CPCP-TPP)

Hai là, phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Nhật Bản trong

thời gian qua và dự báo ảnh hưởng của CPTPP

Ba là, đề xuất định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt

hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong bối cảnh tham gia Hiệpđịnh Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPCP-TPP)

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sangthị trương Nhật bản và ảnh hưởng của CPTPP

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật bản và

ảnh hưởng của CPTPP

Về thời gian: Hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật bản trong

giai đoạn 2007- 2018 và ảnh hưởng của CPTPP

Về không gian: Nghiên cứu thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị

trường Nhật Bản

Giác độ nghiên cứu: Đề tài được thực hiện trên giác độ vĩ mô, chủ thể nghiên

cứu ở giác độ Nhà nước (Chính phủ)

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, bao

gồm: Phương pháp luận duy vật biện chứng kết hợp duy vật lịch sử Ngoài ra,

đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, làm phương pháp luận

cho nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu cụ thể trong kinh tế như sau: Phương

Trang 34

pháp thống kê, Phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp suy diễn và quy nạp….

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về xuất khẩu thủy sản của một quốc gia thành viên trong bối cảnh thực thi hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

Chương 2: Thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản và dự báo tác động của hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản trong bối cảnh thực thi hiệp định đối tác toàn diện xuyên Thái Bình Dương

Trang 35

CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA MỘT QUỐC GIA THÀNH VIÊN TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ

TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG

1.1 Một số vấn đề cơ bản về xuất khẩu và thúc đẩy xuất khẩu thủy sản

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1.1 Khái niệm và phân loại thủy sản

Thủy sản là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù Đối tượng sản xuất củathủy sản là những sinh vật sống dưới nước có tập tính di chuyển theo thời gian

và không gian, có khả năng tái tạo, phát triển, nhưng cũng luôn có nguy cơ cạnkiệt, diệt vong

\ Trong thống kê thương mại quốc tế, thủy sản xuất nhập khẩu thường được

phân theo hệ thống HS - được định nghĩa là Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóahàng hóa, là hệ thống được tiêu chuẩn hóa quốc tế về tên gọi và mã số để phânloại hơn 98% hàng hóa được buôn bán trên phạm vi toàn thế giới của Tổ chứcHải quan thế giới - WCO Theo mã số HS 2 chữ số, thủy sản xuất nhập khẩu

thường thuộc 2 nhóm HS 03 - Cá và động vật giáp xác, động vật thân mềm và

động vật thuỷ sinh không xương sống khác (Fish and crustaceans, molluscs and other aquatic invertebrates) và HS 16 - Các chế phẩm từ thịt, cá hay động vật

giáp xác, động vật thân mềm hoặc động vật thuỷ sinh không xương sống khác (Preparations of meat, of fish or of crustaceans, molluscs or other aquatic invertebrates).

1.1.1.2 Khái niệm thúc đẩy xuất khẩu thủy sản

Thúc đẩy động từ tiếng Anh là to Impulse, to Foster, hoặc to Promote hay toSpeed up, có nghĩa là tạo điều kiện cho phát triển mạnh hơn Theo từ điển Việt -Việt, thúc đẩy có nghĩa là kích thích, tạo điều kiện, động lực cho hoạt động, pháttriển mạnh hơn theo một hướng nhất định nào đó, thường là hướng tốt

Trang 36

Tác giả đồng tình với cách giải nghĩa “thúc đẩy” trong từ điển Việt Việt và

quan niệm thúc đẩy xuất khẩu thủy sản là các biện pháp, chính sách, công cụ và

phương tiện của Nhà nước và doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện và động lực đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của quốc gia, doanh nghiệp.

1.1.1.3 Nội dung thúc đẩy xuất khẩu thủy sản

Có nhiều cách tiếp cận nghiên cứu nội dung thúc đẩy xuất khẩu thủy sản, tiếpcận theo chủ thể thực hiện thúc đẩy, có thể chia ra thúc đẩy xuất khẩu thủy sản củanhà nước hay thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của doanh nghiệp Tiếp cận theo chuỗicung ứng thủy sản xuất khẩu có thể chia ra thúc đẩy tăng cung xuất khẩu thủy sản,hay thúc đẩy tăng cầu xuất khẩu thủy sản Các biện pháp, chính sách của nhà nướcthường gián tiếp kích thích phát triển xuất khẩu thủy sản mạnh hơn, còn các biệnpháp thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp sẽ trực tiếp tạo ra sự tăng trưởng mạnhhơn cho xuất khẩu thủy sản của quốc gia

Ngoài ra, cũng cần nhấn mạnh rằng, các biện pháp chính sách thúc đẩy xuấtkhẩu thủy sản của Chính phủ là nhằm tạo môi trường xuất khẩu thuận lợi và hỗ trợ,kích thích doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu để thực hiệnmục tiêu phát triển xuất khẩu của quốc gia, còn các doanh nghiệp là người trực tiếptiến hành các hoạt động xuất khẩu thủy sản để thu lợi nhuận cho sự phát triển củadoanh nghiệp Các doanh nghiệp cần nỗ lực khai thác, tận dụng các cơ hội mở ra từcác biện pháp chính sách khuyến khích thúc đẩy xuất khẩu của chính phủ để pháttriển xuất khẩu thủy sản của doanh nghiệp, qua đó mà đẩy mạnh và nâng cao hiệuquả hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm phát triển bền vững doanh nghiệp

Các biện pháp thúc đẩy tăng nguồn cung thủy sản cho xuất khẩu

Các biện pháp hay các kích thích, tạo điều kiện, động lực cho tăng mạnhnguồn cung thủy sản xuất khẩu đó là các biện pháp chính sách từ phía nước xuấtkhẩu thủy sản tác động vào quá trình sản xuất, chế biến thủy sản cho xuất khẩu

từ khâu khai thác, đánh bắt tự nhiên hay nuôi trồng thủy sản tạo nguồn cungnguyên liệu cho các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu đến khâu phân phốixuất khẩu sản phẩm

Trang 37

(i) Biện pháp chính sách của nhà nước:

- Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch về phát triển nguồncung bền vững cho xuất khẩu thủy sản, đặc biệt là các chiến lược, quy hoạch khaithác, nuôi trồng và phát triển công nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu

- Quản lý, điều phối việc thực hiện chiến lược, quy hoạch phát triển nuôi trồngthủy sản, khai thác và chế biến thủy sản xuất khẩu

- Đổi mới chính sách đầu tư nhằm thu hút mạnh đầu tư trong nước và ngoàinước, đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, chế biến thủy sản xuất khẩu, khuyến khích đầu

tư chế biến thủy sản theo chiều sâu, nâng cao giá trị gia tăng của thủy sản xuấtkhẩu; thực hiện đa dạng hóa và phát triển sản phẩm mới, thúc đẩy chuyển dịch cơcấu và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm thủy sản xuất khẩu

- Khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai, mặt nước, hình thành vùng nuôitrồng, khai thác thủy sản quy mô lớn, tạo điều kiện cho việc ứng dụng thành tựukhoa học, kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, hiện đại để nâng cao năng suất, chấtlượng, giảm giá thành nguyên liệu và sản phẩm thủy sản

- Khuyến khích, hỗ trợ và tạo thuận lợi cho việc hình thành và phát triển cácchuỗi cung ứng thủy sản xuất khẩu của quốc gia, khu vực và toàn cầu; đặc biệtkhuyến khích và hỗ trợ người nuôi trồng liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp chếbiến cũng như với các nhà cung cấp đầu vào về giống, thức ăn chăn nuôi, thuốcthủy sản hay các liên kết trong chuỗi khai thác thủy sản xuất khẩu

- Cải thiện và nâng cấp cơ sở hạ tầng, logistics cho sản xuất, chế biến và xuấtkhẩu thủy sản

- Hỗ trợ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho sản xuất, chế biến, xuất khẩuthủy sản

(ii) Biện pháp của doanh nghiệp

- Xây dựng và quản trị chiến lược kinh doanh xuất khẩu thủy sản bền vữngcủa doanh nghiệp từ đầu vào nguyên liệu cho tới sản phẩm xuất khẩu đầu ra

- Tăng cường đa dạng hóa sản phẩm thủy sản cho xuất khẩu, xây dựng thươnghiệu, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu của các thị

Trang 38

trường nhập khẩu trên cơ sở nghiên cứu, ứng dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến vàphù hợp với điều kiện thực tế của đất nước và thị trường quốc tế

- Tập trung đầu tư đổi mới, nâng cao trình độ thiết bị, công nghệ, nâng cao sứccạnh tranh của hàng hóa xuất nhập khẩu của doanh nghiệp (cả cạnh tranh về giá vàcạnh tranh phi giá, cả ở thị trường trong nước và thị trường quốc tế)

- Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp

- Đẩy mạnh liên kết và hợp tác doanh nghiệp, tăng cường năng lực tham giavào mạng sản xuất và chuỗi cung ứng hàng hóa quốc gia, khu vực và toàn cầu…

Các biện pháp thúc đẩy tăng nhu cầu đối với xuất khẩu thủy sản của quốc gia (i) Biện pháp thúc đẩy của Nhà nước

- Xây dựng và triển khai thực hiện chiến lược phát triển thị trường xuất khẩuthủy sản của quốc gia, trong đó định hướng về phát triển thị trường xuất khẩu chungcủa quốc gia, phát triển các khu vực thị trường và các thị trường trọng điểm xuấtkhẩu thủy sản, định hướng phát triển sản phẩm thủy sản xuất khẩu, định hướng pháttriển doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của quốc gia

- Quản lý, điều phối việc thực hiện chiến lược phát triển thị trường xuất khẩutầm quốc gia

- Tạo tiền đề, tạo thuận lợi, hỗ trợ marketing và xúc tiến xuất khẩu hàng thủysản cho doanh nghiệp thông qua:

+ Chính sách mở cửa nền kinh tế, thực hiện tự do hóa thương mại và tham giahội nhập kinh tế quốc tế, đẩy mạnh đàm phán, tham gia các hiệp định thương mại tự

do song phương, khu vực, toàn cầu

+ Tăng cường cơ chế trao đổi thông tin cấp chính phủ, xử lý các rào cảnthương mại và các vấn đề vướng mắc trong quan hệ thương mại với các nước

+ Tăng cường hệ thống thông tin thương mại quốc gia, đẩy mạnh công tácnghiên cứu, dự báo, cảnh báo thị trường xuất khẩu thủy sản cho doanh nghiệp + Thúc đẩy hoạt động ngoại giao kinh tế, tăng cường trao đổi các đoàn côngtác thương mại cấp cao giữa chính phủ Việt Nam và các nước, tăng cường năng lựccủa các cơ quan ngoại giao và thương vụ của Việt Nam ở nước ngoài

Trang 39

+ Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại cấp chính phủ, hình thành cáctrung tâm thương mại tại nước ngoài, giới thiệu, quảng bá hình ảnh về doanhnghiệp, sản phẩm của Việt Nam ở nước ngoài, trong đó có hàng thủy sản, tăngcường hỗ trợ doanh nghiệp thủy sản về nghiên cứu thị trường, thông tin thương mại,trao đổi các đoàn doanh nhân tham quan, khảo sát thị trường, tham gia hội chợ, triểnlãm thương mại quốc tế hàng thủy sản trong và ngoài nước

(ii) Biện pháp của doanh nghiệp

- Tăng cường năng lực hoạt động quốc tế, tham gia xuất khẩu trực tiếp, tăngcường liên doanh, đầu tư ra nước ngoài, tham gia mua bán và sáp nhập với doanhnghiệp nước nhập khẩu và doanh nghiệp các nước thứ ba khác nhằm đẩy mạnh xuấtkhẩu thủy sản

- Đẩy mạnh hoạt động thông tin, nghiên cứu, dự báo thị trường, hoạt động xúctiến thương mại và marketing xuất khẩu thủy sản trên thị trường quốc tế: xây dựng

và thực hiện chiến lược marketing phát triển thị trường xuất khẩu thủy sản củadoanh nghiệp trong đó xác định rõ mục tiêu phát triển thị trường xuất khẩu củadoanh nghiệp, xác định các thị trường xuất khẩu trọng điểm của doanh nghiệp nhằmthâm nhập và chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu thủy sản

- Tăng cường nguồn lực xuất khẩu thủy sản của doanh nghiệp về vốn, cơ sởvật chất, kỹ thuật và công nghệ, nguồn lực thông tin và nguồn nhân lực

- Tăng cường liên kết, hợp tác quốc tế, xây dựng và tham gia các chuỗi cungứng thủy sản toàn cầu

* Đánh giá kết quả thúc đẩy xuất khẩu thủy sản

- Tăng quy mô xuất khẩu thủy sản

Tăng quy mô xuất khẩu thủy sản có thể là số tăng tuyệt đối về sản lượng, vềkim ngạch xuất khẩu thủy sản của quốc gia hay của doanh nghiệp theo thời gian(thường là theo năm, 5 năm, 10 năm hay trước và sau một mốc nào đó)

- Tăng về tốc độ xuất khẩu thủy sản

Tốc độ xuất khẩu thủy sản tăng là số tăng tương đối về lượng, về giá trị xuấtkhẩu thủy sản theo thời gian, thường được tính bằng %

Trang 40

- Tăng về chất lượng, hiệu quả xuất khẩu thủy sản

Tăng chất lượng, hiệu quả xuất khẩu thủy sản nhờ vào các biện pháp, chínhsách thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của quốc gia, doanh nghiệp có thể đánh giá đượcthông qua một số chỉ tiêu định lượng, nhưng trong nhiều trường hợp phải dùng cácđánh giá định tính, đánh giá của các chuyên gia, đánh giá qua ý kiến và dư luận xãhội ví dụ như các đánh giá về hiệu quả xã hội và môi trường của xuất khẩu thủysản, về năng lực tham gia chuỗi giá trị toàn cầu hàng thủy sản, năng lực đáp ứng vàvượt rào cản thương mại, về thương hiệu và uy tín của hàng thủy sản, của doanhnghiệp, quốc gia xuất khẩu

1.1.2 Vai trò của xuất khẩu thủy sản

Thủy sản là một ngành kinh tế đóng vai trò quan trọng trong tạo công ăn việclàm cho nhiều cộng đồng dân cư, đặc biệt ở những vùng nông thôn và ven biển.Theo ước tính, có tới 150 triệu người trên thế giới sống phụ thuộc hoàn toàn haymột phần vào ngành thuỷ sản

Nguồn cung thủy sản của thế giới đã đạt tới mức cao kỷ lục (20kg/người) vàonăm 2016 nhờ vào sự tăng trưởng mạnh mẽ trong nuôi trồng thuỷ sản Nuôi trồngthủy sản hiện cung cấp một nửa sản lượng thủy sản toàn cầu Ngoài ra, trữ lượngthủy sản của thế giới cũng tăng nhẹ do khâu quản lý thủy sản được cải thiện

Trên quy mô toàn cầu, thuỷ sản đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấpthực phẩm cho nhân loại Thực phẩm thuỷ sản có giá trị dinh dưỡng cao, rất cầnthiết cho sự phát triển của con người Ngoài giá trị thực phẩm, thủy sản còn được sửdụng trong ngành công nghiệp thời trang và mỹ nghệ với giá trị gia tăng cao Chẳnghạn, đồ trang sức được làm từ ngọc trai rất được ưa chuộng trên thế giới

Trong thương mại quốc tế, thủy sản là một trong những hàng thực phẩmđược buôn bán nhiều nhất trên thế giới với hơn 50% thương mại thủy sản thế giớithuộc về các nước đang phát triển Các báo cáo gần đây của các chuyên gia caocấp đại diện các tổ chức quốc tế đều nhấn mạnh tiềm năng to lớn của kinh tế thủysản trong việc góp phần quan trọng đảm bảo an ninh lương thực và nguồn dinhdưỡng cho khoảng 9,7 tỷ người trên trái đất vào năm 2050 Theo thống kê của

Ngày đăng: 15/06/2020, 05:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. BSC Research (2015), Đàm phán TPP và tác động đến các ngành, tổng quan quá trình đàm phán TPP của Việt Nam và dự báo tác động của các cam kết TPP tới các ngành kinh tế chủ yếu của Việt Nam trong giai đoạn tới năm 2025 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đàm phán TPP và tác động đến các ngành
Tác giả: BSC Research
Năm: 2015
3. Ngô Anh Tuấn và đồng nghiệp (2014), 50 Năm thủy sản Việt Nam. Nhà xuất bản nông nghiệp – Bộ Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: 50 Năm thủy sản Việt Nam
Tác giả: Ngô Anh Tuấn và đồng nghiệp
Nhà XB: Nhà xuấtbản nông nghiệp – Bộ Nông Nghiệp
Năm: 2014
6. Worldbank (2016), Potential Macroeconomic Implications of the Trans- Pacific PartnershipBáo điện tử Sách, tạp chí
Tiêu đề: Potential Macroeconomic Implications of the Trans-Pacific Partnership
Tác giả: Worldbank
Năm: 2016
1. Báo kinh tế quốc gia (11/1/2019) Tổng quan nền kinh tế Chi lê Nguồn:https://countryeconomy.com/gdp/chile Sách, tạp chí
Tiêu đề: ) Tổng quan nền kinh tế Chi lê
2. Bộ nội vụ ( 19/07/2019) Nghị quyết về giải pháp khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp Nguồn: https://moha.gov.vn/danh- muc/nghi-quyet-ve-giai-phap-khuyen-khich-thuc-day-doanh-nghiep-dau-tu-vao-nong-nghiep-40931.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết về giải pháp khuyến khích, thúc đẩydoanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp
3. Bộ ngoại giao Nhật Bản (25/08/2019) Hiệp định thương mại tự do song phương Nhật - Chile Nguồn: https://www.mofa.go.jp/region/latin/chile/index.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệp định thương mại tự do song phươngNhật - Chile
4. Colin Bennett (21/02/2018) Giá trị xuất khẩu thủy sản của Chi lê tăng 19.6%trong năm 2017 Nguồn: https://www.seafoodsource.com/news/supply-trade/chiles-seafood-exports-grew-19-6-percent-in-value-in-2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giá trị xuất khẩu thủy sản của Chi lê tăng 19.6%"trong năm 2017
1. Báo cáo của VASEP (2016), Cơ hội và thách thức của thủy sản Việt Nam khi hội nhập Khác
4. Nguyễn Tiến Hưng (2015), Cơ hội và thách thức đối với xuất nhập khẩu thủy sản khi Việt Nam gia nhập CPTPP Khác
5. United States Department of Agriculture (2014), Vietnam’s Agri-Food Sector and the Trans-Pacific Partnership Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w