Do vậy, cần thiết có thêm một số mô hình lý thuyết lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa của quốc gia xuất khẩu sang quốc gia nhập khẩu có cơ sở khoa học thuyết phục để v
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
Phàn biện 1 PGS.TS Nguyễn Chí Hải
Phản biện 2 PGS.TS Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư
Phản biện 3 PGS.TS Nguyễn Minh Đức
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Võ Thanh Thu
Phản biện độc lập 1 PGS.TS Bùi Ngọc Sơn
Phản biện độc lập 2 PGS.TS Nguyễn Ngọc Vinh
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016
Trang 3Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập do chính tôi thực hiện Các số liệu thu thập, kết quả phân tích trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Mai Thị Cẩm Tú
Trang 4DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
AJCEP ASEAN-Japan Comprehensive Economic Partnership
Agreement (Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản)
APEC Asia-Pacific Economic Cooperation (Diễn đàn Hợp tác Kinh tế
châu Á - Thái Bình Dương)
ATVSTP An toàn vệ sinh thực phẩm
BAP Best Aquaculture Practices (Thực hành nuôi trồng thủy sản Tốt
nhất)
Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
BRC British Retail Consotium (Tiêu chuẩn đáp ứng khách hàng cả an
toàn và chất lượng)
EU European Union (Liên minh Châu Âu)
FTA Free Trade Agreement (Hiệp định thương mại tự do)
Global GAP Global Good Agricultural Practices Practice (Thực hành nông
nghiệp tốt toàn cầu) GMP Good Manufacturing Pratice (Thực hành sản xuất tốt)
HACCP Hazard Analysis & Critical Control Points (Phân tích mối nguy
và điểm kiểm soát tới hạn)
IMF International Monetary Fund (Quỹ tiền tệ quốc tế)
JAS Japanese Agricultural Standards (Các tiêu chuẩn nông nghiệp
của Nhật Bản) JETRO Japan External Trade Organization (Tổ chức Xúc tiến Thương
mại Nhật Bản)
Trang 5JPY Japanese Yen
NAFIQAVED Cục Quản lý chất lượng, An toàn vệ sinh và Thú y Thủy sản
QGNK Quốc gia nhập khẩu
QGXK Quốc gia xuất khẩu
RCA Revealed Comparative Advantage
SSOP Sanitation Standard Operating Procedures (Quy trình làm vệ sinh
và thủ tục kiểm soát vệ sinh) SWOT Strengths, weaknesses, opportunities and threats
TPP Trans-Pacific Partnership (Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình
Dương)
VASEP Vietnam Association of Seafood Exporters and Processor (Hiệp
hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam) VJEPA Vietnam-Japan Economic Partnership Agreement (Hiệp định đối
tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản)
VN - NB Việt Nam sang Nhật Bản
XKHH Xuất khẩu hàng hóa
XKTS Xuất khẩu thủy sản
XKTS VN - NB Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Nhật Bản
WB World Bank (Ngân hàng thế giới)
WTO World Trade Organization (Tổ chức thương mại Thế giới)
Trang 6MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.1.1 Tính cấp thiết về mặt lý thuyết 1
1.1.2 Tính cấp thiết về mặt thực tiễn 4
1.2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan và khoảng trống cho nghiên cứu 6
1.2.1 Các nghiên cứu liên quan ở nước ngoài về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu 6
1.2.2 Các nghiên cứu liên quan ở trong nước về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu 11
1.2.3 Những khoảng trống cho nghiên cứu 17
1.2.3.1 Khoảng trống về lý thuyết và thực tiễn 17
1.2.3.2 Khoảng trống về phương pháp nghiên cứu 18
1.2.4 Các đóng góp từ nghiên cứu tổng quan 18
1.2.4.1 Về mặt lý thuyết và thực tiễn 18
1.2.4.2 Về phương pháp nghiên cứu 19
1.3 Vấn đề nghiên cứu của luận án 19
1.4 Mục tiêu nghiên cứu 21
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 21
1.6 Phương pháp nghiên cứu 22
1.7 Đóng góp của luận án 22
1.7.1 Về mặt lý thuyết 23
1.7.2 Về mặt thực tiễn 23
1.8 Kết cấu của luận án 24
Trang 7CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 26
2.1 Giới thiệu 26
2.2 Khái niệm về xuất khẩu 26
2.3 Cơ sở lý luận để phân tích hoạt động xuất khẩu 28
2.3.1 Lý thuyết lợi thế so sánh David Ricardo và chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu (Revealed Comparative Advantage - RCA) 28
2.3.2 Lý thuyết Hecker - Ohlin 30
2.3.3 Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh quốc gia của Micheal Porter 31
2.3.4 Ma trận SWOT 32
2.3.5 Đề xuất khung phân tích hoạt động xuất khẩu 34
2.4 Đề xuất giả thuyết và mô hình lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản 38
2.4.1 Mô hình lực hấp dẫn trong thương mại quốc tế (The Gravity model of international trade) về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu 38
2.4.2 Lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến cung xuất khẩu hàng hóa 42
2.4.2.1 Lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến cung xuất khẩu hàng hóa của QGXK sang QGNK 42
2.4.2.2 Nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến cung xuất khẩu xuất khẩu hàng hóa của QGXK sang QGNK 43
2.4.3 Lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến cầu nhập khẩu hàng hóa 51
2.4.3.1 Lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến cầu nhập khẩu hàng hóa của QGNK từ QGXK 51
2.4.3.2 Nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến cầu nhập khẩu hàng hóa của QGNK từ QGXK 52
2.4.4 Đề xuất giả thuyết và mô hình lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản 60
2.5 Tóm tắt chương 2 71
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 73
Trang 83.1 Giới thiệu 73
3.2 Phương pháp nghiên cứu 73
3.2.1 Phương pháp hệ thống hóa lý thuyết 73
3.2.2 Phương pháp so sánh – đối chiếu 75
3.2.3 Phương pháp phân tích – tổng hợp 75
3.2.4 Phương pháp chuyên gia 75
3.2.5 Phương pháp thống kê mô tả 79
3.2.6 Nghiên cứu định lượng 80
3.2.6.1 Định nghĩa các biến được sử dụng trong các mô hình 80
3.2.6.2 Phương pháp ước lượng, các thủ tục ước lượng và các kiểm định chuẩn đoán 81
3.3 Nguồn số liệu được sử dụng trong luận án 85
3.4 Tóm tắt chương 3 86
CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 87
4.1 Giới thiệu 87
4.2 Tổng quan về ngành thủy sản của thị trường Nhật Bản 87
4.2.1 Khái quát về tình hình tiêu thụ thủy sản của Nhật Bản 87
4.2.2 Tình hình khai thác, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản của Nhật Bản 89
4.2.3 Tình hình xuất khẩu thủy sản của Nhật Bản 90
4.2.4 Tình hình nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản 91
4.2.5 Những quy định thuế quan và phi thuế quan của Nhật Bản đối với nhập khẩu thủy sản 94
4.2.6 Đánh giá chung về những cơ hội và thách thức khi xuất khẩu thủy sản vào thị trường Nhật Bản 95
4.2.6.1 Cơ hội 95
4.2.6.2 Thách thức 96
4.3 Tổng quan về ngành thủy sản Việt Nam 97
4.3.1 Tiềm năng ngành thủy sản Việt Nam 97
4.3.1.1 Tiềm năng tài nguyên 97
Trang 94.3.1.2 Tiềm năng con người 99
4.3.2 Chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu (RCA) của ngành thủy sản Việt Nam 100
4.3.3 Tình hình sản xuất thủy sản Việt Nam 101
4.3.3.1 Hoạt động khai thác thủy sản 102
4.3.3.2 Hoạt động nuôi trồng thủy sản 103
4.3.4 Tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam 105
4.3.4.1 Giá trị và tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam 105
4.3.4.2 Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam 107
4.3.4.3 Thị trường xuất khẩu thủy sản Việt Nam 109
4.3.5 Nhập khẩu thủy sản Việt Nam 111
4.3.6 Đánh giá chung về những điểm mạnh, điểm yếu của ngành thủy sản Việt Nam 112
4.3.6.1 Điểm mạnh 112
4.3.6.2 Điểm yếu 113
4.4 Thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản 114
4.4.1 Giá trị và tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu 114
4.4.2 Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản 116
4.4.3 Giá xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản 120
4.4.4 Phương thức xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản 121
4.4.5 Chính sách và cơ chế quản lý xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản 122
4.4.6 Rào cản kỹ thuật thương mại của Nhật Bản đối với nhóm hàng thủy sản Việt Nam 126
4.4.7 Đánh giá chung về những điểm mạnh, điểm yếu xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản 127
4.4.7.1 Điểm mạnh 127
4.4.7.2 Điểm yếu 127
4.5 Tóm tắt chương 4 128
CHƯƠNG 5 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 131
Trang 105.1 Giới thiệu 131
5.2 Ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản 131
5.2.1 Thống kê mô tả các biến 132
5.2.2 Kiểm định tính dừng 133
5.2.3 Kiểm định đồng liên kết và ước lượng các hệ số dài hạn giữa các biến 134 5.2.3.1 Đối với mặt hàng tôm 134
5.2.3.2 Đối với mặt hàng cá 137
5.2.4 Ước lượng hệ số co dãn ngắn hạn của các biến 141
5.2.4.1 Đối với mặt hàng tôm 141
5.2.4.2 Đối với mặt hàng cá 144
5.3 Phân tích thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản 147
5.3.1 Khối lượng sản xuất thủy sản của Việt Nam (khối lượng nuôi tôm, khối lượng khai thác cá) 147
5.3.2 Giá sản xuất thủy sản trong nước (giá sản xuất tôm, cá) 148
5.3.3 Vốn đầu tư vào vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc 151
5.3.4 Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) 153
5.3.5 Mức thu nhập bình quân đầu người của người Nhật Bản 158
5.3.6 Tỷ giá hối đoái thực VND/JPY 159
5.4 So sánh kết quả nghiên cứu luận án với một số nghiên cứu trước 160
5.5 Tóm tắt chương 5 163
CHƯƠNG 6 GỢI Ý CHÍNH SÁCH, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 165
6.1 Giới thiệu 165
6.2 Gợi ý chính sách từ kết quả nghiên cứu 165
6.3 Đề xuất giải pháp nhằm phát triển xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản 166
Trang 116.3.1 Quan điểm và mục tiêu về phát triển xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị
trường Nhật Bản 166
6.3.1.1 Cơ sở đề xuất các quan điểm về phát triển xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản 166
6.3.1.2 Quan điểm đề xuất giải pháp phát triển xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản 177
6.3.1.3 Mục tiêu phát triển xuất khẩu thủy Việt Nam sang thị trường Nhật Bản 178
6.3.2 Đề xuất giải pháp nhằm phát triển xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản 178
6.3.2.1 Tăng khối lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững 178
6.3.2.2 Cải thiện giá sản xuất thủy sản trong nước 187
6.3.2.3 Tăng cường thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc 191
6.3.2.4 Nâng cao hiệu quả tận dụng những ưu đãi của Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) đối với xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản 194
6.3.2.5 Hạn chế tác động của tỷ giá hối đoái đến xuất khẩu thủy sản 201
6.3.2.6 Giải pháp về cơ chế và chính sách xuất khẩu thủy sản Việt Nam 204
6.3.2.7 Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản 210
6.3.2.8 Giải pháp phát triển xuất khẩu mặt hàng tôm Việt Nam sang thị trường Nhật Bản 214
6.3.2.9 Giải pháp phát triển xuất khẩu mặt hàng cá Việt Nam sang thị trường Nhật Bản 214
6.4 Một số kiến nghị 215
6.4.1 Kiến nghị đối với Chính phủ và các cơ quan hữu quan 215
6.4.2 Kiến nghị đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 216 6.4.3 Kiến nghị đối với Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 217
Trang 126.4.4 Kiến nghị đối với các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu thủy sản Việt Nam 217
6.5 Tóm tắt chương 6 218 KẾT LUẬN VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 219 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC PHỤ LỤC
Trang 13DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Tổng hợp các nghiên cứu liên quan đến phân tích hoạt động xuất khẩu 35
Bảng 2.2 Khung phân tích hoạt động xuất khẩu hàng hóa 36
Bảng 2.3 Khung phân tích thực trạng XKTS VN – NB 37
Bảng 2.4.Tổng hợp một số nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến cung xuất khẩu 48
Bảng 2.5 Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến lượng cung xuất khẩu từ các nghiên cứu thực nghiệm 50
Bảng 2.6.Tổng hợp một số nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến cầu nhập khẩu 57
Bảng 2.7 Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến lượng cầu nhập khẩu hàng hóa 59
Bảng 3.1 Định nghĩa các biến được sử dụng trong các mô hình 80
Bảng 3.2 Giá trị giới hạn của hai đường bao ứng với các mức ý nghĩa chuẩn được tạo ra bởi Pesaran và các cộng sự (2001) 85
Bảng 4.1 Top mười nhà nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản năm 2014 92
Bảng 4.2 Sản lượng thủy sản phân theo địa phương năm 2014 98
Bảng 4.3 Tình hình sản xuất thủy sản Việt Nam từ năm 2005 – 2014 101
Bảng 4.4 Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam từ 2010 –2014 107
Bảng 4.5 Giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các thị trường giai đoạn 2010 – 2014 109
Bảng 4.6 Giá trị và tốc độ tăng trưởng giá trị nhập khẩu thủy sản của Việt Nam từ nước ngoài giai đoạn 2005 – 2014 111
Bảng 4.7 Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản giai đoạn 2005 - 2014 116
Bảng 5.1 Giá trị trung bình, trung vị, lớn nhất, nhỏ nhất và độ lệch chuẩn của mặt hàng tôm 132
Bảng 5.2 Giá trị trung bình, trung vị, lớn nhất, nhỏ nhất và độ lệch chuẩn của mặt hàng cá 132
Bảng 5.3 Kết quả kiểm định tính dừng đối với mặt hàng tôm 133
Trang 14Bảng 5.4 Kết quả kiểm định tính dừng đối với mặt hàng cá 133
Bảng 5.5 Kết quả ước lượng các hệ số dài hạn của mô hình ARDL với các độ trễ (0,0,0,1,0) của mặt hàng tôm 135
Bảng 5.6 Kết quả ước lượng các hệ số dài hạn của mô hình ARDL 139
với các độ trễ (0,1,0,0,0) đối với mặt hàng cá 139
Bảng 5.7 Kết quả ước lượng mô hình ECM đối với mặt hàng tôm 142
Bảng 5.8 Kết quả ước lượng mô hình ECM đối với mặt hàng cá 145
Bảng 5.9 Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu tôm, cá của VN - NB trong dài hạn và ngắn hạn 146
Bảng 5.10 Thời gian hiệu lực của các Hiệp định đối tác kinh tế giữa Nhật Bản với các quốc gia 154
Bảng 5.11 Các lý do vi phạm các tiêu chuẩn chất lượng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2012 156
Bảng 5.12 So sánh kết quả nghiên cứu với các nghiên cứu trước 161
Trang 15DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng XKTS VN – NB 71
Biểu đồ 3.1 Cơ cấu theo trình độ học vấn 77
Biểu đồ 3.2 Cơ cấu theo số năm hoạt động trong ngành 77
Biểu đồ 3.3 Cơ cấu theo chức vụ trong Vasep 78
Biểu đồ 3.4 Cơ cấu theo chức vụ trong đơn vị công tác 78
Biểu đồ 3.5 Kết quả phỏng vấn chuyên gia về mức độ đồng ý với các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản 78
Biểu đồ 4.1 Mức tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người trên năm của các quốc gia và thế giới năm 2013 88
Biểu đồ 4.2 Sản lượng khai thác, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản từ năm 2005 – 2014 89
Biểu đồ 4.3 Giá trị và khối lượng XKTS của Nhật Bản từ năm 2005 – 2014 91
Biểu đồ 4.4 Giá trị và khối lượng nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản giai đoạn 2005 – 2014 91
Biểu đồ 4.5 Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản năm 2014 93
Biểu đồ 4.6 Chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu (RCA) ngành thủy sản của Việt Nam và các nước từ năm 2004 – 2013 100
Biểu đồ 4.7 Giá trị và tốc độ tăng trưởng giá trị XKTS Việt Nam giai đoạn 2005 – 2014 106
Biểu đồ 4.8 Giá trị và tốc độ tăng trưởng XKTS VN - NB 115
giai đoạn 2005 - 2014 115
Biểu đồ 4.9 Giá trị và khối lượng xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường Nhật Bản giai đoạn 2005 – 2014 118
Biểu đồ 4.10 Giá trị xuất khẩu cá các loại, mực nang và bạch tuộc Việt Nam sang thị trường Nhật Bản giai đoạn 2005 – 2014 119
Biểu đồ 4.11 Giá xuất khẩu tôm của Việt Nam và các đối thủ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản giai đoạn 2005 – 2014 120
Trang 16Biểu đồ 4.12 Giá xuất khẩu cá của Việt Nam và các đối thủ VN - NB giai đoạn
2005 – 2014 120 Biểu đồ 5.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu tôm VN - NB trong dài hạn 137 Biểu đồ 5.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cá VN - NB trong dài hạn 141
Sơ đồ 4.1 Kênh phân phối nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản từ các quốc gia Châu
Á 121
Trang 17CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài
1.1.1 Tính cấp thiết về mặt lý thuyết
Xuất khẩu là một hoạt động ngoại thương quan trọng đối với mỗi quốc gia
và đặc biệt quan trọng đối với các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam Xuất khẩu mang về nguồn ngoại tệ lớn cho quốc gia, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm và tăng thêm thu nhập cho người dân Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay, sự khác biệt về các điều kiện sản xuất xuất khẩu cùng một loại hàng hóa giữa các quốc gia xuất khẩu có cùng lợi thế so sánh là không nhiều, thêm vào đó là hiện tượng cạnh tranh xuất khẩu giữa các quốc gia với nhau ngày càng gay gắt để tồn tại và phát triển Trước những thách thức của hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, vấn đề lớn đặt ra đối với mỗi quốc gia xuất khẩu, cụ thể là các cơ quan quản lý nhà nước, nhà hoạch định chính sách, quản lý kinh tế của mỗi quốc gia xuất khẩu đó là làm thế nào để phát triển xuất khẩu những hàng hóa có lợi thế so sánh theo hướng bền vững và mang về nhiều ngoại tệ cho quốc gia Để có cơ sở khoa học nhằm đề xuất các chính sách, giải pháp phát triển xuất khẩu hàng hóa, trước hết cần có một số mô hình lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu; từ đó vận dụng các mô hình lý thuyết này vào thực tế để đo lường mức độ tác động cũng như xác định thứ tự tầm quan trọng của từng yếu tố là cần thiết và quan trọng
Trên thế giới đã có một số mô hình lý thuyết lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu, ba mô hình lý thuyết phổ biến nhất được nhiều nhà nghiên cứu vận dụng đó là: Mô hình lực hấp dẫn trong thương mại quốc tế, mô hình cung xuất khẩu và mô hình cầu nhập khẩu Với mỗi mô hình lý thuyết đều có những ưu
và nhược điểm riêng của nó, tùy theo mục đích nghiên cứu mà nhà nghiên cứu sẽ vận dụng mô hình nào Ba mô hình lý thuyết trên chưa phù hợp để vận dụng cho việc ước lượng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu một loại hàng hóa
cụ thể
Trang 18Mô hình lực hấp dẫn trong thương mại quốc tế là mô hình đầu tiên để lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu giữa hai hay nhiều quốc gia với nhau Mô hình này được nhiều nhà nghiên cứu về kinh tế học quốc tế vận dụng trong suốt những thập kỷ qua Mô hình ban đầu được Tinbergen (1962) và Poyhonen (1963) phát triển từ mô hình lực hấp dẫn giữa hai vật của nhà vật lý học Newton Mô hình lực hấp dẫn của Tinbergen (1962) và Poyhonen (1963) cho rằng, giá trị xuất khẩu hàng hóa 1giữa hai quốc gia với nhau có quan hệ cùng chiều với quy mô nền kinh
tế của hai quốc gia (đo lường bằng GDP, GNP) và quan hệ ngược chiều với khoảng cách địa lý giữa hai quốc gia đó (Jeffrey, 1998, trang 9-10) Từ mô hình ban đầu của Tinbergen (1962) và Poyhonen (1963) được các nhà nghiên cứu sau đó tiếp tục vận dụng và phát triển thêm các yếu tố mới ảnh hưởng đến xuất khẩu bằng cơ sở lý thuyết và đã được kiểm định qua thực tế Các yếu tố mới đó là: Dân số, tỷ giá hối đoái, văn hóa, ngôn ngữ, các hiệp định đa phương, các hiệp định song phương, …
Mô hình lực hấp dẫn thương mại quốc tế của Bergstrand (1985) phản ánh đầy đủ các yếu tố nêu trên, đây cũng là mô hình tổng quát nhất và được các nhà nghiên cứu vận dụng nhiều nhất Mô hình lực hấp dẫn thương mại quốc tế đã bước đầu lượng hóa được các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu giữa hai hay nhiều quốc gia với nhau Ý nghĩa của mô hình này lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng đến tổng giá trị xuất khẩu của tất cả các hàng hóa xuất khẩu của quốc gia xuất khẩu sang một hoặc nhiều quốc gia nhập khẩu khác Vì vậy, mô hình này chưa phù hợp để vận dụng lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu một loại hàng hóa xuất khẩu cụ thể, chưa phản ánh được các đặc điểm, đặc trưng của loại hàng hóa đó như: Liên quan đến các điều kiện sản xuất xuất khẩu, lượng sản xuất, giá cả sản xuất, giá cả xuất khẩu, lượng cung trong nước và quốc tế, lượng cầu trong nước và quốc tế, cạnh trạnh quốc tế, …
Nhận thấy những hạn chế của mô hình lực hấp dẫn thương mại quốc tế không thể vận dụng để lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu một loại hàng hóa cụ thể, các nhà nghiên cứu sau nhận thấy hai mô hình của nghiên cứu
thực nghiệm của Goldstein và Khan (1978) tỏ ra ưu thế hơn Thứ nhất, mô hình
1 Hàng hóa ở đây được hiểu là tổng hàng hóa xuất khẩu của quốc gia xuất khẩu
Trang 19cung xuất khẩu hàng hóa của Goldstein và Khan (1978) Theo mô hình này, lượng cung xuất khẩu hàng hóa (đo lường bằng giá trị xuất khẩu) của quốc gia xuất khẩu sang một hay nhiều quốc gia nhập khẩu chịu ảnh hưởng bởi hai yếu tố chính đó là:
Tỷ lệ giữa giá xuất khẩu và giá sản xuất của quốc gia xuất khẩu đó; khối lượng sản xuất hàng hóa của quốc gia xuất khẩu đó Mô hình này phản ánh được các yếu tố ảnh hưởng đến lượng cung xuất khẩu của quốc gia xuất khẩu, chưa phù hợp vận dụng để lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa giữa hai hay nhiều quốc gia với nhau, vì mô hình này chỉ phản ánh các yếu tố mang tính chủ quan của quốc gia xuất khẩu, chưa đề cập đến các yếu tố khách quan tác động ra
sao, như các yếu tố liên quan đến quốc gia nhập khẩu, cạnh tranh quốc tế, … Thứ
hai, mô hình cầu nhập khẩu hàng hóa của Goldstein và Khan (1978) Theo mô hình
này, lượng cầu nhập khẩu hàng hóa của thế giới từ một quốc gia xuất khẩu cụ thể chịu ảnh hưởng bởi hai yếu tố chính đó là: Tỷ lệ giữa giá xuất khẩu của quốc gia xuất khẩu và giá thế giới; mức thu nhập của thế giới Mô hình này phản ánh được các yếu tố ảnh hưởng đến cầu nhập khẩu hàng hóa của thế giới từ một quốc gia xuất khẩu cụ thể đó là yếu tố giá và mức thu nhập Tuy nhiên, mô hình này cũng chưa phù hợp vận dụng để lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa giữa hai hay nhiều quốc gia với nhau So với mô hình với mô hình cung xuất khẩu,
mô hình này phản ánh được cơ bản yếu tố giá xuất khẩu của quốc gia xuất khẩu và yếu tố mức thu nhập, giá trong nước của quốc gia nhập khẩu (hay thế giới), phản ánh được đồng thời các yếu tố khách quan lẫn chủ quan nhưng chỉ có ba yếu tố trên chưa phản ánh được tương đối đầy đủ hoạt động xuất khẩu
Ở Việt Nam, các lý thuyết thương mại quốc tế cổ điển được vận dụng nhiều nhất để phân tích hoạt động cũng như phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu Các lý thuyết thương mại quốc tế cổ điển chưa thật sự phù hợp với bối cảnh quốc tế hội nhập sâu rộng như hiện nay, đặc biệt là các giả định của các lý thuyết Ngoài ra, lý thuyết mô hình lực hấp dẫn thương mại quốc tế cũng được vận dụng để ước lượng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu trong những năm gần đây Lý thuyết mô hình lực hấp dẫn trong thương mại quốc tế có những nhược
Trang 20điểm chưa thể vận dụng để ước lượng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu như đã phân tích ở trên
Theo khái niệm và bản chất của xuất khẩu dưới góc độ kinh doanh thì xuất khẩu là việc bán hàng hóa của quốc gia xuất khẩu cho các quốc gia và vùng lãnh thổ nhập khẩu nhằm thu lợi nhuận Theo đó, xuất khẩu hàng hóa giữa quốc gia xuất khẩu và các quốc gia nhập khẩu chịu ảnh hưởng bởi ba nhóm các yếu tố cơ bản liên quan đến hàng hóa đó là nhóm các yếu tố liên quan đến quốc gia xuất khẩu hàng hóa, nhóm các yếu tố liên quan đến quốc gia nhập khẩu hàng hóa và nhóm các yếu
tố khác có ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa giữa hai hay nhiều quốc gia với nhau Do đó mô hình lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa cơ bản phản ánh được ba nhóm các yếu tố đó Ba mô hình trên đều có những hạn chế, chưa có mô hình nào phản ánh được bản chất của xuất khẩu, chưa phù hợp
để vận dụng lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa từ quốc gia xuất khẩu sang quốc gia nhập khẩu Do vậy, cần thiết có thêm một số mô hình lý thuyết lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa của quốc gia xuất khẩu sang quốc gia nhập khẩu có cơ sở khoa học thuyết phục để vận dụng ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Nhật Bản, cũng như xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang các quốc gia khác và vận dụng cho ước lượng các mặt hàng xuất khẩu có lợi thế so sánh khác của Việt Nam sang các quốc gia
1.1.2 Tính cấp thiết về mặt thực tiễn
Ngành thủy sản chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam Giai đoạn 2004 – 2014, kinh tế thủy sản đã đóng góp bình quân khoảng 4% - 5% GDP cả nước, ngành thủy sản góp phần chuyển đổi
cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm cho khoảng trên 4 triệu lao động thủy sản
Thủy sản là một trong mười mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (VN) Xuất khẩu thủy sản (XKTS) đã mang về một lượng lớn ngoại tệ cho quốc gia, góp phần mở rộng quan hệ thương mại quốc tế và tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt
Trang 21Nam Năm 2014, giá trị XKTS đạt khoảng 7,8 tỷ USD, chiếm khoảng 5,2% trong tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam và đóng góp khoảng 4,18% GDP Việt Nam
Nhật Bản (NB) là quốc gia có nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới, dân số 127,1 triệu người, mức thu nhập bình quân đầu người cao (đạt 36.199,84 USD/người/năm, năm 2014), mức chi tiêu và mức tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người cao so với mức trung bình của thế giới và là quốc gia nhập khẩu thủy sản lớn thứ ba của thế giới Có thể nói, Nhật Bản là một thị trường đầy tiềm năng để phát triển XKTS của Việt Nam và các quốc gia có lợi thế so sánh về mặt hàng thủy sản Nhật Bản là nhà nhập khẩu thủy sản lâu đời nhất và chiếm vị trí quan trọng bậc nhất của Việt Nam từ suốt những thập niên 80 đến thập niên 90, chiếm khoảng 50% trong tổng giá trị XKTS, tốc độ tăng trưởng giá trị XKTS trung bình trên năm đạt khoảng 22,72%, là thị trường nhập khẩu tôm hàng đầu của Việt Nam trong những thập niên đó Tuy nhiên, từ năm 2000 trở lại đây tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản (XKTS VN – NB) ngày càng giảm dần, có nhiều dấu hiệu bất ổn và đáng lo ngại Cụ thể, tốc độ tăng trưởng giá trị XKTS bình quân giai đoạn 2000 – 2004 là 11,42%/năm; giai đoạn 2005 –
2009 là âm 4,27%/năm và giai đoạn 2010 – 2014 là 10,06%/năm Do vậy yêu cầu cấp bách từ thực tiễn là tìm ra và lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng đến XKTS VN –
NB và trên cơ sở đó giúp các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà hoạch định sách, các nhà quản lý kinh tế thấy được những mối quan tâm chính và tác động các yếu
tố nào để phát triển XKTS VN – NB trong thời gian tới Tính đến hiện nay, trong nước đã có nhiều nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến XKTS VN – NB nói riêng và XKTS VN ở tầm vĩ mô và vi mô Nhưng phần lớn là các nghiên cứu sử dụng các phương pháp thống kê mô tả để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến XKTS VN – NB và từ đó đề xuất các chính sách, các giải pháp phát triển XKTS
VN –NB Tuy nhiên, các nghiên cứu này chưa phản ánh tương đối đầy đủ các yếu
tố ảnh hưởng đến XKTS VN – NB, chưa đo lượng mức độ tác động, chưa xác định được tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng, do vậy các chính sách, giải pháp đề
ra chưa hiệu quả, thiếu trọng tâm và dàn trải Gần đây, khi nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến XKTS nói chung và XKTS VN sang các quốc gia Âu Mỹ, có một
Trang 22vài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để phân tích mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng nhưng các yếu tố ảnh hưởng này chưa phản ánh được đặc điểm, đặc trưng của các sản phẩm thủy sản xuất khẩu, chưa thuyết phục
cả về cơ sở khoa học lẫn thực tiễn nên hoạt động XKTS VN – NB chưa có những bước chuyển biến tích cực và hiệu quả xuất khẩu cao Chính vì thế, cần có nhiều nghiên cứu thực tiễn hơn để góp phần phát triển XKTS VN – NB trong thời gian sắp tới
Như vậy, từ yêu cầu cấp thiết về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn XKTS VN – NB đã cho thấy việc chọn đề tài nghiên cứu của luận án là cấp thiết nhằm bổ sung thêm cơ sở lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa; mặt khác, giúp các cơ quan quản lý nhà nước, nhà hoạch định chính sách, quản lý kinh doanh thấy được đâu là những vấn đề quan tâm, tác động vào những yếu tố nào mang lại hiệu quả và đảm bảo được mục tiêu phát triển XKTS của quốc gia
1.2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan và khoảng trống cho nghiên cứu
1.2.1 Các nghiên cứu liên quan ở nước ngoài về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu
Tác giả luận án đã rất nỗ lực tìm kiếm các nghiên cứu liên quan trực tiếp đến XKTS của các quốc gia xuất khẩu (QGXK) sang Nhật Bản hoặc sang các quốc gia nhập khẩu (QGNK) khác trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay, tuy nhiên tác giả luận án chỉ tìm thấy có một nghiên cứu của Bose và Galvan (2005) Do đó, ở phần tổng quan các nghiên cứu nước ngoài sẽ được bắt đầu từ nghiên cứu của Bose và Galvan (2005) và tiếp theo là các nghiên cứu liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu các mặt tương tự như mặt hàng thủy sản đó là các mặt hàng nông sản (như gạo, tiêu, đường, cao su, ca cao và cam) ở các quốc gia khác nhau để làm sáng
tỏ phần tổng quan vấn đề nghiên cứu của luận án
Bose và Galvan (2005) đã nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu tôm hùm đá tươi sống của New Zealand sang thị trường Nhật Bản Nhóm tác giả đề xuất mô hình lý thuyết, khối lượng xuất khẩu chịu ảnh hưởng bởi: Khối lượng sản xuất trong nước, giá sản xuất trong nước và tính mùa vụ Nhóm tác giả
Trang 23sử dụng mô hình hiệu chỉnh từng phần (Partial Adjustment Model - PAM) bằng phương pháp bình phương tối thiểu (Ordinary Least Squares - OLS) với số liệu thứ cấp từ năm 1989 - 1998 để ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu tôm của New Zealand sang thị trường NB Kết quả nghiên cứu cho thấy, khối lượng xuất khẩu tôm của New Zealand sang thị trường NB chịu ảnh hưởng bởi khối lượng sản xuất tôm của New Zealand (+ 0,61) và có sự khác nhau về khối lượng xuất khẩu giữa các quý trong năm (quý 2: + 43,5; quý 3: + 54,46 và quý 4: + 32,09) Biến giá sản xuất trong nước của New Zealand không có ý nghĩa thống kê có thể là do số liệu của nghiên cứu hạn chế và phương pháp ước lượng chưa phù hợp Với những
cỡ mẫu nhỏ như nghiên cứu này, phương pháp mô hình phân phối độ trễ tự hồi quy (Auto Regressive Distributed Lag - ARDL) sẽ thích hợp hơn Như vậy, chỉ có một yếu tố khối lượng sản xuất trong nước của QGXK có tác động đến khối lượng XKTS New Zealand sang NB, kết quả này chưa phù hợp với điều kiện thực tiễn hiện nay và chưa thuyết phục cao
Nghiên cứu về mặt hàng gạo, có ba nghiên cứu của Zarenejad (2012),
Muhammad và Syed (2013) và Somphoom (2014)
Zarenejad (2012) nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của Iran Tác giả đề xuất mô hình lý thuyết, khối lượng xuất khẩu gạo chịu ảnh hưởng bởi: Khối lượng sản xuất trong nước, giá sản xuất trong nước, giá xuất khẩu, GNP Iran và tỷ giá hối đoái thực IRR/USD Phương pháp mô hình phân phối độ trễ
tự hồi quy (Auto Regressive Distributed Lag - ARDL) Nghiên cứu sử dụng số liệu theo năm từ 1989 – 2006 Kết quả cho thấy, khối lượng xuất khẩu gạo chịu ảnh hưởng bởi: Khối lượng sản xuất trong nước (dài hạn: + 0,28, ngắn hạn: + 0,22); giá sản xuất trong nước (dài hạn: -0,32, ngắn hạn: -0,28); giá xuất khẩu (dài hạn: +0,53, ngắn hạn: +0,51); GNP (dài hạn: +0,22, ngắn hạn: +0,09); tỷ giá hối đoái thực IRR/USD (dài hạn: +0,13, ngắn hạn +0,01)
Muhammad và Syed (2013) đã nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của Pakistan Nhóm tác giả đề xuất mô hình lý thuyết, khối lượng gạo xuất khẩu chịu ảnh hưởng bởi: Khối lượng gạo sản xuất, khối lượng tiêu dùng trong nước, lượng cầu thế giới, giá sản xuất, giá xuất khẩu, năng suất gạo Nhóm nghiên
Trang 24cứu sử dụng bằng phương pháp bình phương bé nhất (Ordinary Least Squares regression - OLS) và kiểm định đồng liên kết của Johansen với số liệu thống kê theo năm từ 1980 – 2010 Kết quả nghiên cứu cho thấy, khối lượng xuất khẩu gạo của Pakistan chịu ảnh hưởng bởi: Khối lượng sản xuất (+1,08); lượng cầu thế giới (+ 0,54); năng suất (+1,45); giá xuất khẩu (+ 0,26) và khối lượng tiêu dùng trong nước (- 0,38)
Somphoom (2014) đã nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của Thái Lan Tác giả đề xuất mô hình lý thuyết, khối lượng xuất khẩu gạo của Thái Lan chịu ảnh hưởng bởi: Giá xuất khẩu gạo của Thái Lan, lượng tiêu thụ gạo của thế giới và tỷ giá hối đoái Baht/USD Phương pháp nghiên cứu bằng phương pháp đồng liên kết và mô hình hiệu chỉnh sai số với số liệu thống kê theo năm từ năm 1989 – 2013 Kết quả nghiên cứu cho thấy, khối lượng xuất khẩu gạo của Thái Lan chịu ảnh hưởng bởi: Lượng tiêu thụ gạo thế giới (+1,78); tỷ giá hối đoái Baht/USD (+ 0,551) và giá xuất khẩu gạo của Thái Lan (+ 0,48)
Ba nghiên cứu cùng nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo
ở ba QGXK khác nhau với ba mô hình lý thuyết khác nhau để phù hợp với thực tế nghiên cứu và dẫn đến kết quả nghiên cứu cũng khác nhau về các yếu tố ảnh hưởng, hoặc giống nhau về yếu tố ảnh hưởng nhưng mức độ tác động ở mỗi quốc gia khác nhau Minh chứng như yếu tố giá xuất khẩu, Zarenejad (2012) là +0,53; Muhammad và Syed (2013) là + 0,26; Somphoom (2014) là + 0,48
Đối với mặt hàng tiêu, Kiong cộng sự (2010) nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng đến xuất khẩu tiêu trắng và tiêu đen của Malaysia Nhóm tác giả đề xuất mô hình lý thuyết đo lường khối lượng xuất khẩu tiêu với các biến độc lập sau: Khối lượng sản xuất trong nước, giá thế giới, đầu tư của chính phủ cho sản xuất tiêu và lượng tiêu dự trữ Phương pháp nghiên cứu bằng phương pháp ARDL với dữ liệu chuỗi thời gian theo năm từ 1980 – 2004 Kết quả ước lượng cho thấy, khối lượng xuất khẩu tiêu của Malaysia chịu ảnh hưởng bởi: (i) đối với tiêu đen: Giá xuất khẩu
là (+0,32); khối lượng sản xuất trong nước là (+1,01); lượng tiêu dự trữ (+0,10); (ii) đối với tiêu trắng: Giá thế giới là (+0,26); mức độ hỗ trợ của chính phủ đối với tiêu
là (-0,12)
Trang 25Đối với mặt hàng đường, Mwinuka và Mlay (2015) đã nghiên cứu về các
yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đường của Tanzanra Nhóm tác giả đề xuất mô hình lý thuyết, khối lượng xuất khẩu đường của Tanzanra chịu ảnh hưởng bởi: Khối lượng sản xuất trong nước, giá xuất khẩu, giá sản xuất trong nước, GDP của Tanzanra, tỷ giá hối hối đoái (TAS/USD) Nghiên cứu sử dụng phương pháp đồng liên kết Johansen Dữ liệu chuỗi thời gian theo năm từ 1977 – 2013 Kết quả nghiên cứu cho thấy, khối lượng xuất khẩu đường của Tanzara chịu ảnh bởi các các yếu tố sau: Giá xuất khẩu (+1,085); khối lượng sản xuất trong nước (+0,595); giá sản xuất trong nước (- 0,6); chi phí sản xuất trong nước (- 0,49); tỷ giá hối đoái (+0,62)
Đối với mặt hàng cao su và ca cao, có hai nghiên cứu của Amoro và Shen
(2013) và Kannan (2013)
Amoro và Shen (2013) đã nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu các mặt hàng nông sản (điển hình mặt hàng cao su và ca cao) của Côte d’Ivoire Nhóm tác giả đề xuất mô hình lý thuyết, khối lượng xuất khẩu các mặt hàng nông sản được giải thích bởi các biến độc lập sau: Khối lượng sản xuất trong nước, giá sản xuất trung bình, giá thế giới, khối lượng tiêu dùng trong nước, tỷ giá hối đoái (FCFA/USD), lãi suất và lượng mưa Phương pháp nghiên cứu bằng phương pháp bình phương bé nhất (Ordinary Least Squares regression - OLS) với
số liệu theo năm từ 1970 – 2005 Kết quả nghiên cứu cho thấy, (i) khối lượng xuất khẩu cao su chịu ảnh hưởng bởi: Khối lượng sản xuất trong nước (+68124,857); giá sản xuất trong nước (+10741,503); tỷ giá hối đoái (FCFA/USD) (- 17078,957); khối lượng tiêu dùng trong nước (- 27094,147); lãi suất (+14991,565); (ii) khối lượng xuất khẩu ca cao chịu ảnh hưởng bởi: Khối lượng sản xuất trong nước (+0,847), khối lượng tiêu dùng trong nước (- 0,850) và lượng mưa (+44,074) Nghiên cứu này cho thấy tỷ giá hối đoái giữa tiền tệ quốc gia xuất khẩu và USD tác động âm đến xuất khẩu, trái ngược với nghiên cứu của Zarenejad (2012) Từ kết quả nghiên cứu này, tác giả luận án cũng lưu ý thêm tác động ngược chiều của tỷ giá hối đoái đến xuất khẩu trong nghiên cứu của mình
Kannan (2013) nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cao su thô của Ấn Độ Tác giả đề xuất mô hình, lý thuyết khối lượng xuất khẩu cao su thô
Trang 26chịu ảnh hưởng bởi: Khối lượng sản xuất trong nước, khối lượng cao su dự trữ, giá thế giới, giá trong nước và dân số thế giới Phương pháp nghiên cứu với phương pháp ước lượng OLS với số liệu theo năm từ năm 1991 – 2011 Kết quả cho thấy, khối lượng xuất khẩu cao su thô chịu ảnh hưởng bởi: Khối lượng dự trữ (+0,29); giá thế giới (+15,96); giá trong nước (-18,47); dân số thế giới (+88,37)
Đối với mặt hàng cam, Haleem và cộng sự (2005) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cam của Pakistan sang các quốc gia nhập khẩu Nhóm tác giả
đề xuất mô hình lý thuyết, khối lượng xuất khẩu chịu ảnh hưởng bởi: Khối lượng sản xuất cam, giá sản xuất, giá xuất khẩu, tỷ giá hối đoái PKR/USD và GDP Pakistan Nghiên cứu sử dụng phương pháp OLS và kiểm định đồng liên kết Johansen Dữ liệu chuỗi thời gian từ năm 1975 – 2004 Kết quả cho thấy, khối lượng xuất khẩu chịu ảnh hưởng bởi: Giá sản xuất trong nước (- 0,98); giá xuất khẩu (+1,48); tỷ giá hối đoái (+1,31); GDP Pakistan (+7,15)
Tóm lại, tổng quan các nghiên cứu nước ngoài, có thể rút ra một số nhận xét
sau: Thứ nhất, về mặt lý thuyết và thực tiễn: (i) Đa số các nghiên cứu tiếp cận hoạt
động xuất khẩu dưới góc độ QGXK, mô hình lý thuyết đề xuất tương tự như mô hình lý thuyết cung xuất khẩu của QGXK của Goldstein và Khan (1987) gồm ba yếu tố ảnh hưởng đó là khối lượng sản xuất hàng hóa của QGXK, giá xuất khẩu của QGXK, giá trong nước của QGXK và bổ sung thêm các yếu tố mới tương ứng với thực tiễn nghiên cứu của từng mặt hàng xuất Tuy nhiên, cách tiếp cận này chỉ phản ánh tốt các yếu tố ảnh hưởng liên quan đến QGXK, chưa phản ánh được các yếu tố ảnh hưởng liên quan đến QGNK, các yếu tố liên quan đến cạnh tranh quốc tế, các hiệp định song phương, đa phương, …; (ii) các mặt hàng xuất khẩu khác nhau chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khác nhau; (iii) cùng một mặt hàng xuất khẩu ở các QGXK khác nhau thì các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cũng khác nhau; (iv) cùng yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu mặt hàng giống nhau ở các QGXK khác nhau thì mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đó cũng khác nhau; (v) Kết quả nghiên cứu cho thấy chưa có sự đồng nhất về dấu tác động của yếu tố tỷ giá hối đối; (vi) Đa phần các nghiên cứu trên đều sử dụng biến phụ thuộc trong mô hình
lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu là khối lượng xuất khẩu Thứ hai, về
Trang 27phương pháp nghiên cứu Phần lớn các nghiên cứu sử dụng số liệu thứ cấp theo năm với cỡ mẫu trên dưới 30 mẫu với các phương pháp ước lượng khác nhau cũng cho ra kết quả nghiên cứu khác nhau Tuy nhiên, phương pháp ước lượng mô hình phân phối độ trễ tự hồi quy (Autoregressive Distritued Lag – ARDL) được nhiều nghiên cứu sử dụng vì đây là phương pháp ước lượng tin cậy đối với các nghiên cứu có cỡ mẫu nhỏ
1.2.2 Các nghiên cứu liên quan ở trong nước về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu
So với các nghiên cứu ở nước ngoài, ở Việt Nam có nhiều nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản sang thị trường thế giới nói chung hoặc từ thị trường cụ thể nói riêng Tuy nhiên ít nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên cứu định lượng để lượng hóa mức độ tác động của từng yếu tố ảnh hưởng,
do đó tác giả luận án cũng nghiên cứu thêm một vài nghiên cứu định lượng về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu ở các mặt hàng nông sản khác của Việt Nam sang các quốc gia nhập khẩu Trong phần tổng quan này sẽ bắt đầu từ các yếu tố ảnh hưởng XKTS của Việt Nam nói chung, XKTS VN – NB và XKTS VN sang các QGNK khác Tiếp theo là các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu các mặt hàng nông sản
Các yếu tố ảnh hưởng đến XKTS Việt Nam nói chung, có một nghiên cứu
định tính của Nguyễn Hữu Đạt (2009) và một nghiên cứu định lượng của Trần Thanh Long và Phạm Thị Quỳnh Hoa (2015)
Nguyễn Hữu Đạt (2009) nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến XKTS VN Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả với số liệu 1990 – 2008 Nghiên cứu chỉ ra các yếu tố tác động đến XKTS đó là: (i) môi trường quốc tế; (ii) môi trường kinh doanh và công nghệ; (iii) an toàn vệ sinh thực phẩm
Trần Thanh Long và Phạm Thị Quỳnh Hoa (2015) cũng nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị XKTS VN Nghiên cứu cũng vận dụng mô hình lực hấp dẫn trong thương mại quốc tế và đề xuất mô hình lý thuyết, giá trị XKTS VN chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố: GDP Việt Nam, GDP quốc gia nhập khẩu, GDP/đầu người của quốc gia nhập khẩu, khoảng cách từ thủ đô Việt Nam đến thủ đô quốc
Trang 28gia nhập khẩu, tỷ giá hối đoái giữa VND và tiền tệ quốc gia nhập khẩu và biến giả các hiệp định thương mại giữa Việt Nam với các quốc gia nhập khẩu Nghiên cứu thực hiện phương pháp hồi quy kết hợp đồng thời phương pháp OLS, FEM và REM bằng phần mềm Eview 8 Dữ liệu nghiên cứu hàng năm từ 2010 – 2014 của
30 quốc gia nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam Kết quả nghiên cứu cho thấy, giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi: GDP của Việt Nam (+0,47), GDP của quốc gia nhập khẩu (+0,52), GDP/đầu người của quốc gia nhập khẩu (+0,17), Hiệp định thương mại Việt Nam với quốc gia nhập khẩu (+0,61); tỷ giá hối đoái VND/tiền tệ của quốc gia nhập khẩu (-0,08)
Các yếu tố ảnh hưởng đến XKTS VN- NB, có nhiều công trình nghiên cứu
hơn
Nghiên cứu Võ Thanh Thu và cộng sự (2002) nghiên cứu về những giải pháp
về thị trường cho sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phương pháp định tính Nghiên cứu đã khảo sát 61 doanh nghiệp XKTS sang Nhật Nhóm tác giả đã cho thấy, những yếu tố ảnh hưởng không thuận lợi đến hoạt động XKTS VN - NB đó là: (i) hàng xuất khẩu chủ yếu dưới dạng nguyên liệu sơ chế cấp đông; (ii) hàng hóa thủy sản Việt Nam chưa
có thương hiệu xuất khẩu có uy tín riêng; (iii) hoạt động tiếp thị còn yếu; (iv) hàng hóa thủy sản chưa đa dạng; (v) tính vượt trội trong cạnh tranh còn chưa rõ nét; (vi) nắm thông tin về thị trường chưa kịp thời và bị động
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Nhiễu và cộng sự (2004) đã nghiên cứu về các giải pháp nhằm phát triển xuất khẩu nông sản, thủy sản, hàng thủy công mỹ nghệ sang Nhật Bản đến năm 2010 Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả từ năm 1992 – 2003 Nhóm tác giả đã cho thấy, những hạn chế của XKTS VN - NB trong khoảng thời gian từ 1992 – 2003 là do: (i) chưa có hiệp định thương mại song phương; (ii) hạn chế về chất lượng hàng hóa; (iii) giá thành hàng hóa còn cao; (iv) hoạt động xúc tiến thương mại triển khai chậm và lung túng; (v) tiếp cận hệ thống kênh phân phối hàng hàng hóa còn yếu; (vi) thị trường của Nhật Bản đòi hỏi khắt khe; (vii) hai nước chưa có thỏa ước về vệ sinh, kiểm dịch động thực vật; (viii)
Trang 29công nghệ chế biến sau đánh bắt chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường Nhật Bản
Nguyễn Quốc Thịnh (2007) nghiên cứu các yếu tố cần thiết để đẩy mạnh XKTS VN Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả với số liệu từ năm
2005 – 2006 để phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản Nghiên cứu cho thấy, tình trạng vi phạm dư lượng các chất bị cấm vượt quá giới hạn quy định ngày càng nhiều với ba nguyên nhân chính sau: (i) doanh nghiệp coi thường các cảnh báo của các quốc gia nhập khẩu; (ii) doanh nghiệp chưa có giải pháp khắc phục hữu hiệu và (iii) một số doanh nghiệp cố
ý vi phạm do chạy theo lợi nhuận trước mắt
Nghiên cứu Trần Hòe và Trần Huy Bình (2009) về giải pháp đẩy mạnh XKTS sang thị trường Nhật Bản Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả Nhóm tác giả đã tập trung vào việc đề xuất các nhóm giải pháp đẩy mạnh XKTS
VN - NB Giải pháp tổng quát đó là: (i) phát huy lợi thể về tiềm năng sẵn có; (ii) các doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng hàng hóa, đa dạng hóa hàng hóa và đặc biệt chú trọng đến các loại hàng hóa tươi sống, thủy sản cao cấp, hàng thủy sản ăn liền; (iii) phát triển khai thác xa bờ hợp lý, ổn định khai thác vùng ven bờ, phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản, đa dạng hình thức nuôi và cơ cấu giống nuôi, nhất
là nuôi trên biển Giải pháp cụ thể: Cần phải được tập trung nguồn lực giải quyết để tăng khả năng XKTS VN - NB (i) đánh bắt và nuôi trồng thủy sản; (ii) hậu cần đầu vào cho công nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu; (iii) nâng cao năng lực chế biến thủy sản của các doanh nghiêp; (iv) các giải pháp hậu cần đầu ra cho thủy sản xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản; (v) đẩy mạnh marketing và bán hàng đối với thị trường Nhật Bản
Khác với các nghiên cứu vĩ mô trên, một nghiên cứu ở tầm vi mô của Bùi Ngọc Sơn và cộng sự (2011) nghiên cứu về nâng cao năng lực xuất khẩu nhóm hàng nông lâm thủy sản của VN – NB Nghiên cứu kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp định lượng Nghiên cứu khảo sát 235 các doanh nghiệp nông lâm thủy sản, trong đó khảo sát 151 doanh nghiệp thủy sản Nhóm tác giả đã cho thấy, năng lực xuất khẩu nhóm hàng nông lâm thủy sản của các doanh
Trang 30nghiệp VN - NB hiện nay còn yếu, chưa tương xứng với tiềm năng của doanh nghiệp và nhu cầu tiêu thụ của thị trường Nhật Bản Trong đó năng lực tổ chức hoạt động xuất khẩu được đánh giá thấp nhất với điểm trung bình đạt 2,23, tiếp đến
là năng lực phát triển thị trường xuất khẩu với điểm trung bình đạt 2,41, tiếp đến là năng lực marketing xuất khẩu với điểm trung bình đạt 2,67, sau đó là năng lực sản xuất hàng xuất khẩu với điểm trung bình 2,80, cuối cùng là năng lực tài chính phục
vụ xuất khẩu với điểm trung bình là 3,1
Nguyễn Thị Phương Dung và Nguyễn Thị Ngọc Hoa (2012) nghiên cứu các cản kỹ thuật thương mại khi XKTS VN - NB Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả với số liệu từ năm 2008 – 2010 Nhóm tác giả đã cho thấy, các rào cản kỹ thuật của Nhật Bản đối với thủy sản Việt Nam đó là: Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật Trifluraline, dư lượng kháng sinh nhóm Quinolone, rủi ro về tranh chấp thương mại, rủi ro về rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu và rủi ro về nguyên liệu đầu vào
Các yếu tố ảnh hưởng đến XKTS VN sang Mỹ và các nước Âu Mỹ, có nghiên
cứu định tính của Nguyễn Xuân Minh và cộng sự (2012) và một nghiên cứu định lượng của Phạm Thị Ngân và Nguyễn Thanh Tú (2015)
Nguyễn Xuân Minh và cộng sự (2012) nghiên cứu về xuất khẩu thủy sản vùng đồng bằng sông Cửu Long sang thị trường Hoa Kỳ Nghiên cứu sử dụng lý thuyết mô hình viên kim cương của Michael Porter để phân tố các yếu tố ảnh hưởng thuận lợi và không thuận lợi tới hoạt động XKTS vùng đồng bằng sông Cửu Long sang thị trường Hoa Kỳ Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả với số liệu từ 2006 – 2010 Nghiên cứu chỉ ra các thành tựu của XKTS: Kim ngạch
và chất lượng tăng, đa dạng chủng loại, kỹ thuật nuôi trồng tốt Những hạn chế đó là: Chất lượng chưa đảm bảo chuẩn quốc tế, hạn chế trong marketing xuất khẩu, xây dựng logistics và vận tải; phát triển ngành thủy sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long chưa hiệu quả và quy hoạch phát triển lúng túng Cũng tương tự như các nghiên cứu trên về các yếu tố ảnh hưởng đến XKTS VN sang Nhật Bản, XKTS VN sang Mỹ chịu ảnh hưởng bởi chất lượng, marketing xuất khẩu, logistics và nguồn nguyên liệu thủy sản
Trang 31Phạm Thị Ngân và Nguyễn Thanh Tú (2015) đã nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Âu Mỹ Nghiên cứu vận dụng mô hình lực hấp dẫn trong thương mại quốc tế đề xuất mô hình lý thuyết, giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi: GDP của Việt Nam, GDP của quốc gia nhập khẩu, dân số của quốc gia nhập khẩu, tỷ giá hối đoái giữa VND
và tiền tệ quốc gia nhập khẩu, mức thuế nhập khẩu vào các quốc gia nhập khẩu, khoảng cách địa lý từ Việt Nam đến các quốc gia nhập khẩu Nghiên cứu thực hiện phương pháp hồi quy kết hợp đồng thời phương pháp OLS, FEM (Fixed Effect Model) và REM (Random Effect Model) bằng phần mềm Eview 8.0 Dữ liệu nghiên cứu hàng năm ở giai đoạn 2006 – 2014 của 26 quốc gia Âu Mỹ và Việt Nam với 243 quan sát Kết quả cho thấy, giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi: GDP của Việt Nam (+0,48), GDP của quốc gia nhập khẩu (+0,55), dân số của quốc gia nhập khẩu (+0,55), tỷ giá hối đoái (VND/USD) (+0,13), khoảng cách địa lý (-0,61) và biến mức thuế nhập khẩu thủy sản vào các quốc gia nhập khẩu không có ý nghĩa
Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu các mặt hàng nông sản, nghiên cứu của
Trần Nhuận Kiên và Ngô Thị Mỹ (2015) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu nông sản Việt Nam Nghiên cứu này cũng vận dụng mô hình lực hấp dẫn trong thương mại quốc tế và đề xuất mô hình lý thuyết, giá trị xuất khẩu nông sản chịu ảnh hưởng bởi: Tích số giữa GDP Việt Nam và quốc gia nhập khẩu (quy
mô kinh tế); tích số giữa dân số Việt Nam và quốc gia nhập khẩu (dân số); tích số giữa diện tích đất nông nghiệp của Việt Nam và quốc gia nhập khẩu (diện tích đất nông nghiệp); tích số giữa độ mở cửa thương mại Việt Nam và quốc gia nhập khẩu (độ mở cửa thương mại); khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và quốc gia nhập khẩu; khoảng cách trình độ phát triển kinh tế giữa VN và QGNK; tỷ giá hối đoái thực (VND/USD) và hai biến giả WTO và APEC Phương pháp ước lượng OLS với số liệu theo năm 1997- 2013 với phương pháp hồi quy OLS Kết quả nghiên cứu cho thấy, giá trị xuất khẩu nông sản chịu ảnh hưởng bởi: Quy mô kinh tế (+6,92); dân
số (9,65); diện tích đất nông nghiệp (-5,28); khoảng cách địa lý (-11,46); khoảng cách trình độ phát triển kinh tế (10,49); tỷ giá hối đoái thực VND/USD (+8,34); độ
Trang 32mở cửa thương mại (+2,71); WTO (+2,85) và APEC (+4,97) Tương tự như nghiên cứu của Phạm Thị Ngân và Nguyễn Thanh Tú (2015), Trần Thanh Long và Phạm Thị Quỳnh Hoa (2015), xuất khẩu nông sản hay thủy sản chịu ảnh hưởng bởi: GDP, dân số, độ mở cửa kinh tế của Việt Nam và các quốc gia nhập khẩu, tỷ giá hối đoái thực VND/USD, khoảng cách phát triển kinh tế, WTO, APEC tác động dương, khoảng cách địa lý tác động âm giá trị xuất khẩu Nghiên cứu này chỉ ra được yếu
tố mới so với các nghiên cứu trước đó là yếu tố độ mở cửa kinh tế, WTO, APEC
Tóm lại, qua tổng quan các nghiên cứu trong nước, có thể rút các các nhận
xét sau: Thứ nhất, về lý thuyết và thực tiễn (i) các nghiên cứu sử dụng các phương
pháp thống kê mô tả vận dụng các lý thuyết thương mại quốc tế cổ điển, lý thuyết cạnh tranh của Micheal Porter để phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến XKTS VN nói chung, XKTS VN – NB, XKTS VN sang Mỹ và các nước Âu Mỹ, các nghiên cứu trong nước đã tập trung làm sáng tỏ các yếu tố ảnh hưởng điển hình
đó là: Cơ cấu TSXK nghèo nàn, ít hàng hóa giá trị gia tăng cao; chất lượng TSXK thấp, chất lượng hàng hóa chưa đáp ứng yêu cầu thị trường nhập khẩu; giá xuất khẩu cao, năng lực cạnh tranh giá thấp; kênh phân phối gián tiếp thông qua môi giới, khó tiếp cận hệ thống kênh phân phối trực tiếp; hoạt động xúc tiến thương mại chưa đầu tư; rào cản thương mại, …;(ii) ba nghiên cứu sử dụng các phương pháp định lượng về các yếu tố ảnh hưởng XKTS hay XK nông sản đến đều có đặc điểm chung là vận dụng mô hình lực hấp dẫn trong thương mại quốc tế của Bergstrand (1985) và phát triển thêm các biến mới phù hợp thực tiễn nghiên cứu cụ thể (các yếu tố mới thêm vào đó là FTA, APEC, độ mở cửa thương mại) và kết quả nghiên cứu tương tự về các yếu tố ảnh hưởng đó là GDP Việt Nam, GDP của QGNK, tỷ giá hối đoái, khoảng cách địa lý; các yếu tố ảnh hưởng này còn chung chung, chưa liên quan đến đặc điểm đặc thù của mặt hàng xuất khẩu (thủy sản, nông sản) nên khó làm cơ sở đề đề xuất chính sách, giải pháp phát triển xuất khẩu nên tính thuyết phục chưa cao về khoa học lẫn thực tiễn (iii) các yếu tố ảnh hưởng đến XKTS của
VN sang các QGNK khác nhau cũng khác nhau về mức độ tác động của các yếu tố; (iv) kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ giá hối đoái giữa VND/tiền tệ QGNK vừa tác động âm, vừa tác động dương lên xuất khẩu
Trang 33Thứ hai, về phương pháp nghiên cứu Đa số các nghiên cứu sử dụng các
phương pháp thống kê mô tả, ít nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng
1.2.3 Những khoảng trống cho nghiên cứu
Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài và trong nước liên quan, có thể rút ra những khoảng trống cho nghiên cứu của luận án sau đây:
1.2.3.1 Khoảng trống về lý thuyết và thực tiễn
Một là, tổng quan nghiên cứu nước ngoài và trong nước cho thấy chưa có
mô hình lý thuyết lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa của QGXK sang QGNK phù hợp để vận dụng cho nghiên cứu của luận án
Hai là, các công trình nghiên cứu nước ngoài về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu không thể áp dụng cho trường hợp nghiên cứu tại Việt Nam Do sự khác nhau về kinh tế, chính trị, vị trí địa lý, điều kiện thiên nhiên, trình độ khoa học công nghệ, tốc độ tăng trưởng kinh tế, đặc điểm sản xuất thủy sản, … nên các yếu tố ảnh hưởng cũng khác nhau
Ba là, các nghiên cứu trong nước đã đề xuất mô hình lý thuyết lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng đến XKTS nói chung và XKTS sang các nước Âu Mỹ hoặc các yếu tố hưởng đến xuất khẩu nông sản Việt Nam sang các quốc gia nhập khẩu không thể vận dụng cho nghiên cứu của luận án Do mô hình này chưa thuyết phục
về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn, các yếu tố ảnh hưởng chưa phản ánh được đặc điểm, đặc trưng của mặt hàng và ngành xuất khẩu
Bốn là, các công trình nghiên cứu trong nước chưa đề cập và lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng đến XKTS VN - NB đó là: Khối lượng sản xuất thủy sản của Việt Nam (hay khối lượng khai thác, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản); giá sản xuất thủy sản trong nước, Hiệp định VJEPA, mức thu nhập bình quân đầu người của người Nhật Bản, tỷ giá hối đoái thực VND/JPY, tỷ lệ giữa giá XKTS Việt Nam so với giá XKTS bình quân của các đối thủ Việt Nam tại thị trường Nhật Bản, vốn đầu
tư vào vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc
Năm là, khi phân tích hoạt động xuất khẩu và các yếu tố ảnh hưởng đến XKTS VN - NB, các công trình nghiên cứu trong nước chưa đề cập đến sự khác
Trang 34biệt về các yếu tố ảnh hưởng cũng như mức độ tác động giữa mặt hàng tôm và cá, chỉ đề cập đến XKTS chung chung
1.2.3.2 Khoảng trống về phương pháp nghiên cứu
Phần lớn các nghiên cứu nước ngoài sử dụng phương pháp định lượng với các phương pháp ước lượng đa dạng nhưng ở Việt Nam chỉ có một vài nghiên cứu định lượng Với các phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích – tổng hợp như đa số các nghiên cứu trong nước đã sử dụng chưa đo lường được mức độ tác động và tầm quan trọng của từng yếu tố ảnh hưởng ra sao? dẫn đến việc đề xuất các nhóm giải pháp dàn trải, thiếu trọng tâm và chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao Với những hạn chế đó, luận án sẽ kết hợp đồng thời phương pháp định tính (phương pháp phỏng vấn sâu chuyên gia) và định lượng bằng phương pháp ước lượng mô hình phân phối độ trễ tự hồi quy (ARDL), phương pháp hệ thống hóa lý thuyết, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích – tổng hợp để phân tích thực trạng XKTS VN – NB và đồng thời lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng đến XKTS VN – NB
1.2.4 Các đóng góp từ nghiên cứu tổng quan
1.2.4.1 Về mặt lý thuyết và thực tiễn
Những kế thừa của luận án từ nghiên cứu tổng quan thể hiện như sau:
Thứ nhất, các nghiên cứu nước ngoài về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu
mặt hàng nông sản đều sử dụng biến phụ thuộc trong mô hình lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu là khối lượng xuất khẩu (thay vì giá trị xuất khẩu) Luận
án sẽ kế thừa biến phụ thuộc của mô hình lượng hóa là khối lượng xuất khẩu vì tác giả luận án thấy có sự tương đồng về đối tượng nghiên cứu; đặc điểm ngành hàng
và mặt hàng xuất khẩu; công tác thống kê số liệu thứ cấp hạn chế ở các QGXK giữa các nghiên cứu trước và luận án
Thứ hai, các yếu tố ảnh hưởng điển hình đến xuất khẩu kế thừa từ các
nghiên cứu nước ngoài như: Khối lượng sản xuất hàng hóa xuất khẩu của QGXK (+); giá sản xuất trong nước của QGXK (-), tỷ giá hối đoái giữa tiền tệ QGXK và tiền tệ QGNK (+/-)
Trang 35Thứ ba, kế thừa các nghiên cứu trong nước về các yếu tố phân tích định tính
như: Đánh giá phương thức xuất khẩu VN- NB, rào cản thương mại của Nhật Bản, giá xuất khẩu và phương thức XKTS VN – NB; về các yếu tố để phân tích định lượng đó là: Mức thu nhập bình quân đầu người của QGNK, tỷ giá hối đoái giữa tiền tệ QGXK/QGNK
1.2.4.2 Về phương pháp nghiên cứu
Qua nghiên cứu tổng quan các nghiên cứu nước ngoài, luận án sẽ kế thừa phương pháp ước lượng với mô hình phân phối độ trễ tự hồi quy (ARDL) vào nghiên cứu Vì cỡ mẫu của luận án cũng tương tự với cỡ mẫu của các nghiên cứu nước ngoài đã trình bày ở trên, phương pháp ARDL tin cậy được đối với cỡ mẫu nhỏ Tổng quan nghiên cứu nước ngoài cho thấy khi vận dụng phương pháp ARDL với cỡ mẫu tương tự tiến hành ở nhiều nghiên cứu khác nhau và kết quả không khác biệt nhiều
1.3 Vấn đề nghiên cứu của luận án
Xuất phát từ tính cấp thiết, tổng quan các nghiên cứu nước ngoài, trong nước và những khoảng trống nghiên cứu đã phân tích ở mục trên cho thấy, chưa có
mô hình lý thuyết lượng hóa nào phản ánh tương đối đầy đủ ba nhóm yếu tố ảnh hưởng cơ bản đến xuất khẩu như bản chất của hoạt động xuất khẩu (nhóm các yếu
tố liên quan đến QGXK, nhóm các yếu tố liên quan đến QGNK và nhóm các yếu tố liên quan đến hoạt động xuất khẩu từ QGXK – QGNK) Vì vậy rất cần thiết có mô hình lý thuyết lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa của QGXK sang QGNK phản ánh tương đối đầy đủ ba nhóm các yếu tố cơ bản trên Do đó vấn
đề thứ nhất đặt ra là dựa vào cơ sở khoa học nào để xây dựng mô hình lý thuyết lượng hóa về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa của QGXK sang QGNK? Theo mô hình lý thuyết đó thì các yếu tố ảnh hưởng nào được xem xét và dấu kỳ vọng của từng yếu tố ra sao?
Xuất phát từ tính cấp thiết và tổng quan các nghiên cứu trong nước, khoảng trống cho nghiên cứu cho thấy, rất cần thiết để phát triển XKTS VN – NB trong thời gian tới Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra được các yếu tố định tính ảnh hưởng đến XKTS VN – NB nhưng chưa đo lường được cụ thể mức độ tác động của từng yếu
Trang 36tố, xác định thứ tự tầm quan trọng của từng yếu tố nên kết quả mang lại chưa đóng góp nhiều cho phát triển xuất khẩu ngành Một vài nghiên cứu đã thấy được những hạn chế đó và tiến hành nghiên cứu định lượng và chỉ ra được nhiều yếu tố ảnh hưởng, xác định được mức độ tác động, thứ tự tầm quan trọng của từng yếu tố nhưng lại không gắn với thực tế ngành thủy sản, các sản phẩm thủy sản và kết quả mang lại cũng chưa cao và chưa thuyết phục Vì vậy, cần thiết tiếp tục nghiên cứu, phát hiện và đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến XKTS VN – NB gắn liền với thực tiễn và mang tính thuyết phục hơn để làm cơ sở cho đề xuất chính sách, giải pháp phát triển XKTS VN – NB nói riêng và phát triển XKTS VN nói chung Do vậy, vấn đề thứ hai đặt ra là các yếu tố nào ảnh hưởng đến XKTS VN – NB? Mức độ tác động và thứ tự tầm quan trọng của từng yếu tố ra sao?
Xuất phát từ tổng quan nghiên cứu nước ngoài và khoảng trống nghiên cứu cho thấy, các hàng hóa xuất khẩu khác nhau thì các yếu tố ảnh hưởng và mức độ tác động cũng khác nhau Tuy nhiên các nghiên cứu trong nước chỉ đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến XKTS nói chung, chưa chỉ ra được sự khác biệt giữa các mặt hàng xuất khẩu trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu (như mặt hàng tôm, cá, mực và bạch tuộc, …), vì vậy các chính sách và giải pháp đề xuất chung chung cho tất cả các mặt hàng thủy sản chưa thuyết phục và thực tế Do đó, vấn đề nghiên cứu thứ
ba đặt ra là có sự khác biệt về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu ở mặt hàng xuất khẩu tôm, cá và các mặt hàng khác không?
Tóm lại, qua tính cấp thiết và khoảng trống nghiên cứu, ba vấn đề nghiên
cứu chính của luận án như sau: Thứ nhất, dựa vào cơ sở khoa học nào để xây dựng
mô hình lý thuyết lượng hóa về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa của QGXK sang QGNK? Theo mô hình lý thuyết đó thì các yếu tố ảnh hưởng nào được
xem xét và dấu kỳ vọng của từng yếu tố ra sao? Thứ hai, các yếu tố nào ảnh hưởng
đến XKTS VN – NB? Mức độ tác động và thứ tự tầm quan trọng của từng yếu tố ra
sao? Thứ ba, có sự khác biệt về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu ở mặt hàng
xuất khẩu tôm và cá không? Một lần nữa cho thấy đề tài nghiên cứu của luận án
“Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản” là cần thiết và hữu ích
Trang 371.4 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này là phát hiện và phân tích mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến XKTS VN-NB; trên cơ sở đó đề xuất giải pháp phát triển XKTS VN- NB theo kết quả nghiên cứu nhằm gia tăng thị phần xuất khẩu trên thị trường Nhật Bản, cũng như góp phần đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu đề ra của Thủ tướng Chính phủ phấn đấu XKTS Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đến năm 2020 đạt 2,2 tỷ USD và đến năm 2030 đạt 4 tỷ USD Để đạt được mục tiêu tổng quát trên, luận án cần đạt được các mục tiêu cụ thể sau đây:
Một là, đề xuất khung phân tích hoạt động XKTS VN– NB
Hai là, đề xuất giả thuyết và mô hình lý thuyết lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng đến XKTS VN – NB
Ba là, phân tích thực trạng XKTS VN – NB giai đoạn 2005 – 2014
Bốn là, phát hiện và phân tích mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến XKTS VN-NB (cụ thể ở hai mặt hàng xuất khẩu chính: Tôm các loại và cá biển các loại)
Năm là, đề xuất giải pháp phát triển XKTS VN – NB trên cơ sở kết quả nghiên cứu của luận án
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu
thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nội dung: Luận án giới hạn nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến
khối lượng XKTS VN-NB dưới góc độ vĩ mô Thứ nhất, trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu tổng quan ở nước ngoài như đã trình bày ở trang 6 – 11 và các nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu các mặt hàng thủy sản, nông sản ở trang 43 – 50 và trang 52 – 59, với hơn 23 công trình nghiên cứu kể trên
sử dụng biến phụ thuộc là khối lượng xuất khẩu để đo lường và phân tích hoạt động xuất khẩu Thứ hai, hạn chế về số liệu thống kê của Việt Nam Trước khi đi vào nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến XKTS VN – NB, tác giả đánh giá thực trạng XKTS VN – NB để thấy được bức tranh tổng thể từ đó phân tích mức độ tác động,
Trang 38phân tích thực trạng của các yếu tố ảnh hưởng và từ đề xuất các giải pháp phát triển XKTS VN – NB từ kết quả nghiên cứu của luận án
Phạm vi mặt hàng nghiên cứu: Luận án giới hạn ước lượng các yếu tố ảnh
hưởng đến XKTS VN – NB ở hai mặt hàng xuất khẩu chính của VN-NB đó là mặt
hàng tôm các loại (gọi tắt là mặt hàng tôm – mã số HS00701131) và mặt hàng cá biển các loại (gọi tắt là mặt hàng cá –mã số HS00703) Đây là hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực, chiếm hơn 80% tổng giá trị XK, khoảng 66% tổng khối lượng XK
của VN-NB
Phạm vi thời gian: Số liệu sơ cấp từ phỏng vấn chuyên gia trong thời gian từ
tháng 7 đến tháng 12 năm 2013 Số liệu thứ cấp dùng để tổng quan tình hình thủy sản Nhật Bản, tổng quan ngành thủy sản Việt Nam, thực trạng XKTS Việt Nam, thực trạng XKTS VN – NB sử dụng số liệu từ năm 2005 – 2014 Số liệu thứ cấp dùng để phát hiện và lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng đến XKTS VN – NB từ năm
1988 – 2014 Chi tiết nguồn số liệu thứ cấp xem tại phụ lục 2.6
Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến XKTS
phạm vi cả nước Việt Nam sang thị trường Nhật Bản; ngành thủy sản cả nước Việt Nam và Nhật Bản
1.6 Phương pháp nghiên cứu
Luận án kết hợp các phương pháp như: Phương pháp hệ thống hóa lý thuyết, phương pháp so sánh – đối chiếu, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp nghiên cứu định tính bằng phương pháp chuyên gia, phương pháp định lượng bằng phương pháp ước lượng mô hình phân phối độ trễ tự hồi quy (Autoregressive Distritued Lag: ARDL)
Chi tiết vận dụng các phương pháp nghiên cứu này vào các nội dung của luận án sẽ trình bày ở chương ba của luận án
1.7 Đóng góp của luận án
Luận án đạt được các mục tiêu đã đề ra như trên sẽ đóng góp nhiều về mặt
lý thuyết cũng như thực tiễn
Trang 391.7.1 Về mặt lý thuyết
Một là, luận án bổ sung cơ sở lý luận và mô hình lý thuyết lượng hóa về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa của QGXK sang QGNK nói chung và các yếu tố ảnh hưởng đến XKTS VN – NB nói riêng
Thứ hai, luận án sẽ góp phần hoàn thiện khung phân tích xuất khẩu hàng hóa của QGXK sang QGNK nói chung và khung phân tích XKTS VN – NB nói riêng
Thứ ba, kết quả của nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến XKTS VN – NB,
sẽ là cơ sở khoa học vững chắc để vận dụng mô hình lý thuyết lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu này cho nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến XKTS sang các quốc gia nhập khẩu khác, hoặc vận dụng nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu các mặt hàng nông sản Việt Nam sang các quốc gia nhập khẩu
1.7.2 Về mặt thực tiễn
Luận án có nhiều đóng góp về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận án giúp cho cơ quan quản lý nhà nước, các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý kinh tế, các nhà quản lý của các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu:
Thứ nhất, qua nghiên cứu tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến
XKTS VN – NB trong thời gian qua, luận án đã khắc họa lại toàn bộ bức tranh về thực trạng XKTS VN-NB từ trước tới nay để làm cơ sở cho việc định hướng các chiến lược phát triển trong thời gian tới
Thứ hai, qua kết quả nghiên cứu của luận án giúp cho các cơ quan quản lý
xác định được đâu là những vấn đề cần quan tâm và tác động đến những yếu tố nào
để mang lại hiệu quả và đảm bảo mục tiêu phát triển XKTS VN- NB trong từng giai đoạn cụ thể Luận án đã đi sâu vào phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến XKTS
VN - NB và đo lường được mức độ tác động của từng yếu tố; trên cơ sở đó, luận án cũng đã đề xuất được các giải pháp nhằm phát triển XKTS VN- NB trong thời gian tới
Thứ ba, thấy được sự khác biệt về các yếu tố ảnh hưởng cũng như mức độ
tác động giữa các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu mặt hàng tôm và cá của VN –
NB, giúp cho các nhà quản lý thấy được và có chiến lược phát triển ngành, chiến
Trang 40lược phát triển sản phẩm thủy sản xuất khẩu hoặc xúc tiến thương mại phù hợp với thực tế
Mặt khác, luận án là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu, các
nhà quản lý, cán bộ giảng dạy và học viên sau đại học trong các cơ sở giáo dục đại học khi nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa của QGXK sang QGNK nói chung và các yếu tố ảnh hưởng đến XKTS VN – NB nói riêng
1.8 Kết cấu của luận án
Luận án được kết cấu thành sáu chương và phần kết luận và hướng nghiên cứu tiếp theo Tên chương và tóm tắt mục tiêu của mỗi chương như sau:
Chương 1 Giới thiệu Chương này giới thiệu tổng quan nghiên cứu Cụ thể,
chương này trình bày tính cấp thiết, tổng quan nghiên cứu và khoảng trống cho nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên
cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa mang lại của luận án
Chương 2 Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Mục đích của chương
này là: (i) đề xuất khung phân tích hoạt động XKHH từ QGXK – QGNK, khung phân tích XKTS VN-NB để vận dụng phân tích thực trạng XKTS VN-NB ở chương bốn; (ii) đề xuất giả thuyết và mô hình lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng đến XKTS VN – NB để vận dụng ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến XKTS VN –
NB ở chương năm
Chương 3 Phương pháp và thiết kế nghiên cứu Chương này trình bày
chi tiết phương pháp nghiên cứu của luận án Mô tả các phương pháp sử dụng cho từng chương, thiết kế bảng hỏi và phỏng vấn chuyên gia nhằm xác định lại các yếu
tố ảnh hưởng đến XKTS VN – NB đã đề xuất ở chương hai Mô hình lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng đến XKTS VN – NB đã được xác định lại này dùng cho chương năm để tiến hành ước lượng Đồng thời, mô tả phương pháp ước lượng, các kiểm định cần thiết và nguồn số liệu nghiên cứu
Chương 4 Thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản Chương này, vận dụng khung phân tích thực trạng XKTS VN – NB ở
chương hai để đánh giá thực trạng XKTS VN – NB: Tốc độ tăng trưởng XKTS, cơ