b. Sử dụng mô hình định lƣợng mới
5.6 Hạn chế của các nhóm giải pháp
Giải pháp giảm chi phí cơ hội chỉ được đưa ra nhằm cải thiện một mặt nào đó trong chi phí cơ hội của dự trữ ngoại hối quốc gia. Vì rằng, chi phí cơ hội này có nhiều cách tính mà thông tin xung quanh vần đề này lại hạn chế nên nhóm nghiên cứu đã không thể đi sâu hơn để có thể đưa ra giải pháp toàn diện hơn.
Các giải pháp được đưa ra trong sự xem xét bởi một yếu tố đang đề cập, không xem xét một cách tổng quát các yêu tố tác động nhân quả xung quanh nó. Do đó, khi áp dụng
từng giải pháp trên, ngoài việc thực thi các giải pháp đã đưa ra nghiên cứu và đưa ra các giải pháp khác về hạn chế hay gia tăng sự tác động của các yếu tố vĩ mô khác, đòi hỏi có một cái nhìn tổng quan.
5.7 Kiến nghị khác
Để thực hiện các giải pháp trên, cần một sự hỗ trợ rất lớn từ phía Chính phủ, các nhà quản lý dự trữ ngoại hối và các nhà hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô.
Nhà nước cần tạo điều kiện cho tiến trình tự do hóa tài khoản vốn bằng các chính sách, điều khoản ưu đãi trong chuyển đổi tiền tệ. Đồng thời, cần có những biện pháp quản lý lưu lượng vốn này.
Các nhà quản lý dự trữ ngoại hối cần nghiên cứu thêm những phương pháp kinh tế lượng mới nhằm cải thiện tình hình phân tích, nghiên cứu, dự báo hiện nay. Kèm theo đó là xây dựng ngày càng hoàn thiện hơn cơ sở vật chất trong việc thu thập và truyền tải thông tin.
Các nhà hoạch định chính sách cần phối hợp các mục tiêu kinh tế đồng bộ và hợp lí hơn để có thể sử dụng lượng dự trữ ngoại hối tích lũy một cách hiệu quả.
Như đã đề cập ở chương 3, dự trữ ngoại hối sau giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu tuy không bị ảnh hưởng nhiều như các nước trên thế giới. Nhưng tại thời điểm hiện nay, dự trữ ngoại hối đã có những dấu hiệu xấu báo hiệu chiều hướng đi xuống của lượng dự trữ ngoại hối quốc gia. Tình trạng này có thể được xem như là một sự tác động trễ của các biến kinh tế vĩ mô. Bên cạnh đó, sự gia tăng ngày một nhiều hơn trong việc hội nhập và ngày càng tiến gần hơn lộ trình thực hiện tự do hóa tài khoản vốn vào năm 2010 của AEC đòi hỏi cần có một lượng dự trữ ngoại hối tối ưu phù hợp với hoàn cảnh hiện nay của nền kinh tế. Ngoài ra, dự trữ ngoại hối còn vấp phải những khó khăn khác hiện đang tồn tại như tình trạng đô la hóa, sử dụng phương pháp kinh tế lượng không phù hợp,…Nhận thức được những vấn đề này, nhóm nghiên cứu có đề ra một số giải pháp. Các giải pháp được chia thành ba nhóm: nhóm giải pháp gia tăng dự trữ ngoại hối, nhóm giải pháp an toàn dự trữ ngoại hối và nhóm giải pháp hiệu quả dự trữ ngoại hối.
Nhóm giải pháp gia tăng dự trữ ngoại hối gồm có: giảm chi phí cơ hội, tự do tài khoản vốn và thu hút nguồn đô la trong dân.
Nhóm giải pháp an toàn dự trữ ngoại hối bao gồm giải pháp thay đổi cơ cấu dự trữ và hướng dầu tư mới cho dự trữ ngoại hối.
Đối với nhóm giải pháp hiệu quả dự trữ ngoại hối, nhóm nghiên cứu đề nghị gia tăng hiệu quả sử dụng dự trữ của các nhà quản lý dự trữ ngoại hối và sử dụng mô hình định lượng mới vào hệ thống phân tích và dự báo.
Gia tăng dự trữ ngoại hối, bảo đảm sự an toàn và sử dụng chúng một cách hiệu quả là những điều hết sức cần thiết trong tiến trình hội nhập kinh tế hiện nay. Với những tồn tại hiện có, nhóm nghiên cứu đã đưa ra một hệ thống các giải pháp. Những giải pháp này nếu được thực hiện một cách nhanh chóng và đồng bộ thì sẽ đạt được mục đích
Nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua đã có những bước phát triển kinh tế rất quan trọng, làm tiền đề cho sự phát triển nhanh chóng về sau. Thật vậy, nước ta đã chính thức trở thành thành viên của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) vào ngày 28/07/1995 và Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào ngày 07/11/2006. Hai bước ngoặc này đã làm cho nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với các nước bạn và đồng hành cùng nền kinh tế thế giới trên con đường phát triển. Mọi mặt của nền kinh tế sẽ được cải thiện. Xuất nhập khẩu, lưu lượng vốn lưu thông vào Việt Nam,…sẽ có những chuyển biến rõ rệt. Điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam cần có một tấm đệm bảo vệ an toàn và hiệu quả. Vì rằng, càng hội nhập, Việt Nam càng dễ bị gia tăng tính dễ bị tổn thương của nền kinh tế đối với các cú sốc không lường trước được ở bên ngoài. Do đó, cần có một lượng dự trữ ngoại hối đủ để chống lại những tác động đó.
Tình hình dự trữ ngoại hối của Việt Nam trong thời gian qua mặc dù tăng đều qua các năm và đã không bị sụt giảm trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu như các nước khác trên thế giới. Tuy nhiên lại có một sự sụt gảm khá mạnh trong dự trữ ngoại hối hơn một năm sau khủng hoảng. Bên cạnh đó, dự trữ ngoại hối Việt Nam hiện nay còn bộc lộ nhiều hạn chế cần được có những giải pháp khắc phục kịp thời.
Dựa trên cơ sở lý thuyết nền tảng về Dự trữ ngoại hối và các phương pháp kiểm định, ước lượng ở chương 1 và chương 2, nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu, tổng hợp, đánh giá và phân tích dự trữ ngoại hối quốc gia qua các năm, nhất là sau giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu, mức độ bị tác động của dự trữ ngoại hối bởi các yếu tố kinh tế vĩ mô. Thông qua việc nghiên cứu dự trữ ngoại hối tập trung vào giai đoạn sau khủng hoảng ở chương 3 và kiểm định, ước lượng, phân tích các mức độ tác động ở chương 4, nhóm nghiên cứu đã đưa ra một số các giải pháp được hợp thành 3 nhóm giải pháp chính nhằm gia tăng dự trữ ngoại hối hiện tại, bảo đảm an toàn cho lượng dự trữ ngoại hối tích lũy được và gia tăng tính hiệu quả trong việc sử dụng nguồn dự trữ ngoại hối đang có đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước và lộ trình hội nhập mở cửa tài chính nền kinh tế Việt Nam trong những năm sắp tới.
Quyền rút vốn đặc biệt, viết tắt là SDRs (từ các chữ tiếng Anh Special Drawing Rights) là đơn vị tiền tệ qui ước của một số nước thành viên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế. SDRs có mã tiền tệ ISO 4217 là XDR.
A. Lịch sử ra đời quyền rút vốn đặc biệt (SDRs)
SDRs được Quỹ Tiền tệ Quốc tế đặt ra năm 1969 theo đề nghị của 10 nước trong Câu lạc bộ Paris gồm: Bỉ, Canada, Pháp, Ý, Nhật Bản, Hà Lan, Thụy Điển, Anh, Mỹ, Đức. Khi được khai sinh, SDRs là tài sản dự trữ có tính chất quốc tế nhằm bổ sung cho tài sản dự trữ của các quốc gia thành viên. Tại thời điểm này hệ thống tỷ giá hối đoái cố định trong khuôn khổ Hiệp ước Bretton Woods đang tồn tại nên các nước tham gia hiệp ước phải đảm bảo dự trữ vàng hoặc tiền tệ mạnh để có thể sử dụng nó mua vào nội tệ khi cần thiết nhằm duy trì tỷ giá hối đoái. Với sự phát triển của thương mại và tài chính quốc tế, đến lúc đó nguồn lực dự trữ chủ yếu bằng vàng và USD của các quốc gia trở nên không đủ đáp ứng. SDRs ra đời cung cấp cho các quốc gia thành viên một nguồn lực bổ sung để có thể duy trì tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ. Quỹ tiền tệ quốc tế nhận tiền đóng góp (tương ứng là quyền biểu quyết) và sử dụng nguồn góp đó, cộng thêm với các tài trợ khẩn cấp đặc biệt để cho một số nước thành viên vay, nhằm ổn định cung cầu tiền tệ, tỷ giá hối đoái, cán cân thanh toán ngắn hạn. Số tiền cụ thể mà mỗi quốc gia phải đóng góp được IMF xem xét quyết định căn cứ tình hình kinh tế của quốc gia đó. Trước ngày 1 tháng 4 năm 1978, cứ 5 năm một lần, IMF sẽ xem xét lại số tiền mà mỗi thành viên phải đóng góp (tăng lên hoặc giảm đi), từ ngày 1 tháng 4 năm 1978 trở đi, việc này được thực hiện 3 năm một lần.
B. Định nghĩa quyền rút vốn đặc biệt
Theo IMF: SDR là một loại tiền tệ do quỹ tiền tệ quốc tế IMF tạo ra vào năm 1969, đóng vai trò là một bộ phận trong dự trữ quốc tế của các nước thành viên. SDR được phân bổ cho các nước thành viên theo tỷ lệ góp vốn của các nước thành viên vào IMF. Giá trị của SDR được tính dựa trên rổ các loại tiền tệ mạnh: trong đó, USD chiếm 44%, EUR 34%, JPY 11%, GBP 11%.
Hình thái tồn tại của đồng SDRs là những con số ghi trên tài khoản. IMF mở cho mỗi nước thành viên một tài khoản để ghi các khoản SDRs được phân bổ và để hạch toán các khoản thu chi bằng SDRs giữa ngân hàng trung ương các nước trong việc thực hiện
dụng để tính toán chứ không thực sự tồn tại trong lưu thông do vậy người ta không thể tiêu nó như các loại tiền tệ dùng trong lưu thông khác. Khi giải ngân, có thể quy đổi ra một loại tiền tệ mạnh nào đó như Đô la Mỹ, Euro, hoặc Yên Nhật,... tùy tình huống. Từ 1969 đến tháng 6 năm 1974, SDRs được định nghĩa bằng giá trị của USD và USD xác định theo giá trị so với vàng:
Từ 1969 đến ngày 17/ 12/ 1971: 35 USD = 1 oz vàng.
Từ ngày 18/12/1971 đến ngày 11/2/ 1973: 38 USD = 1 oz vàng.
Từ ngày 12/2/1973 đến ngày 30/6/1974: 42,22 USD = 1 oz vàng.
Năm 1973, chế độ tỷ giá hối đoại cố định sụp đổ nên từ tháng 7 năm 1974 đến nay, SDRs được định nghĩa theo các điều kiện của một rổ tiền tệ, bao gồm các loại tiền tệ chính được sử dụng trong thương mại và tài chính quốc tế:
Từ tháng 7/1974 đến ngày 31/12/1980: rổ tiền tệ bao gồm 16 loại tiền mà mỗi loại chiếm tỷ trọng từ 1% trở lên trong thương mại quốc tế. Trong giai đoạn đầu (đến hết tháng 6 năm 1978, tỷ trọng này dựa trên số liệu thống kê từ năm 1968 đến 1972, giai đoạn còn lại dựa trên số liệu thống kê từ năm 1972 đến 1976.
Từ năm 1981 đến 1999: các loại tiền tệ trong rổ là mác Đức, frăng Pháp, bảng
Anh, yên Nhật, đô la Mỹ.
Từ 1999 cho đến nay: rổ tiền tệ gồm euro, bảng Anh, yên Nhật, đô la Mỹ.
Tỷ lệ mỗi loại tiền tệ tạo ra một XDR được chọn theo tầm quan trọng tương đối của nó trong thương mại và tài chính quốc tế. Việc xác định loại tiền tệ trong rổ SDRs và tỷ lệ của nó do Ban lãnh đạo của IMF thực hiện sau mỗi 5 năm. Tỷ lệ của các loại tiền tệ trong giai đoạn từ 1981 tới 2010 là:
1981–1985: USD 42%, DEM 19%, JPY 13%, GBP 13%, FRF 13%
1986–1990: USD 42%, DEM 19%, JPY 15%, GBP 12%, FRF 12%
1991–1995: USD 40%, DEM 21%, JPY 17%, GBP 11%, FRF 11%
1996–2000: USD 39%, DEM 21%, JPY 18%, GBP 11%, FRF 11%
2001–2005: USD 45%, EUR 29%, JPY 15%, GBP 11%
tỷ giá trên thị trường ngoại hối London, nếu thị trường này đóng cửa thì dùng tỷ giá trên thị trường ngoại hối New York, cuối cùng là tỷ giá trên thị trường ngoại hối Frankfurt sẽ được sử dụng nếu thị trường New York cũng đóng cửa.
C. Sử dụng quyền rút vốn đặc biệt
SDRs có thể được sử dụng trong quan hệ tín dụng giữa các nước thành viên IMF với quỹ này cũng như trong thanh toán cán cân thương mại giữa các quốc gia.
Khi giải ngân, có thể quy đổi ra một loại tiền tệ mạnh nào đó như Đô la Mỹ, Euro, hoặc Yên Nhật,... tùy tình huống.
SDRs cũng được sử dụng trong một số thỏa thuận, công ước quốc tế như Công ước Warsaw về trách nhiệm vật chất của các hãng hàng không đối với hành khách, hành lý, hàng hóa chuyên chở; sử dụng để tính toán cước bưu chính, viễn thông quốc tế theo thỏa thuận giữa các nước thành viên Liên minh Bưu chính Thế giới (Universal Postal Union), Liên minh Viễn thông Quốc tế (International Telecommunication Union).
Tuy nhiên nó chỉ là đơn vị qui ước, chỉ được sử dụng để tính toán chứ không thực sự tồn tại trong lưu thông do vậy người ta không thể tiêu nó như các loại tiền tệ dùng trong lưu thông khác.
Mặc dù việc tính toán để phân bổ SDRs nói chung được thực hiện 5 năm một lần nhằm đáp ứng nguồn lực dự trữ bổ sung trên phạm vi toàn cầu trong dài hạn nhưng từ khi ra đời cho đến nay, IMF mới quyết định phân bổ SDRs 2 lần. Lần thứ nhất trong giai đoạn 1970-1972 với tổng số 9,3 tỷ USD, lần thứ hai trong giai đoạn 1979-1981 đưa tổng số đã phân bổ lên 21,4 tỷ USD. Trong điều kiện chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi hiện nay, vai trò của SDRs với tư cách là tài sản dự trữ bổ sung rất hạn chế, nó chủ yếu phát huy tác dụng như một đơn vị tính toán. Năm 1997, IMF đã phê chuẩn đề nghị về khoản phân bổ đặc biệt và một lần của SDRs để nâng tổng mức phân bổ lên gấp đôi (42,8 tỷ USD) do hơn 20% thành viên gia nhập IMF sau năm 1981 chưa từng được phân bổ SDRs. Cũng xuất phát từ thực trạng vai trò của SDRs đã bị hạn chế và một thực tế là tổng tài sản dự trữ của các quốc gia là khoảng 1,6 nghìn tỷ USD đang nằm ngủ trong khi nguồn lực nhằm đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc đang thiếu hụt, năm 2001, nhà tài phiệt George Soros và nhà kinh tế học Joseph Stiglitz đã đưa ra đề
chuẩn quyết định của IMF năm 1997 rồi sau đó việc phân bổ SDRs sẽ được tiến hành hàng năm. Ngân sách này phần lớn sẽ do các nước phát triển đóng góp và chỉ sử dụng cho các chương trình được IMF phê duyệt. Những chương trình này tập trung cho cung cấp hàng hóa công cộng, cải thiện mối quan hệ giữa khu vực công cộng với khu vực tư nhân... ở các nước đang phát triển như sức khỏe cộng đồng, giáo dục, cải cách hệ thống pháp lý..., riêng xóa đói giảm nghèo không nằm trong phạm vi chương trình. Chương trình sẽ được tiến hành không chỉ qua con đường chính phủ mà còn bởi các tổ chức phi chính phủ hay kết hợp giữa khu vực công cộng với khu vực tư nhân. Tuy vậy cho đến nay, tất cả mới chỉ dừng ở dự định và đề nghị.
Sims ( 1980) đã thay đổi mối quan tâm của các nhà kinh tế lượng đương thời. Ông cho rằng hầu hết các biến số kinh tế, nhất là biến số kinh tế vĩ mô đều mang tính nội sinh, nghĩa là đều có tác động qua lại lẫn nhau. Từ đó ông đề xuất mô hình nhiều biến số mà trong đó các biến số của mô hình đều đóng vai trò như nhau và đều là biến nội sinh.
Mô hình Var dạng cấu trúc tổng quát với m biến và độ trễ p bước được viết dưới dạng: Yt = A + A0Yt + ... + ApYt-p + εt
Trong đó Yt = (Y1t,...,Ymt)’; Ai là các ma trận cấp m×m, A là ma trận cấp m×1, εt là ma trận cấp m×1
Mô hình Var dạng rút gọn tương ứng là:
Yt = B + B1Yt-1 + ...+ BpYt-p + vt
Trong đó Yt = (Y1t,...,Ymt)’; Bi là các ma trận cấp m×m, B là ma trận cấp m×1, vt là ma trận cấp m×1 yếu tố ngẫu nhiên.
Mô hình Var thường được dùng trong các bài toán liên quan đến các biến kinh tế vĩ mô là: