Mô hình VECM

Một phần của tài liệu dự trữ ngoại tệ Việt Nam trước và sau khủng hoảng tài chính toàn cầu (Trang 26)

Khi xây dựng mô hình Var (phụ lục 2), các biến chuỗi thường phải được xử lý trở thành các chuỗi dừng, do đó trong một số trường hợp có thể bỏ mất đi các thông tin quan trọng về mối quan hệ giữa các biến số. Chẳng hạn về xu hướng biến đổi dưới dạng không dừng của các biến chuỗi. Khi đó một loại mô hình mới dạng Var được đưa ra áp dụng để thâu tóm các thông tin này, đó là mô hình VECM – mô hình hiệu chỉnh sai số vector. Mô hình này tỏ ra rất hữu ích trong việc thể hiện không chỉ mối quan hệ dài hạn giữa các biến số mà còn thể hiện được động thái trong ngắn hạn trong mối quan hệ giữa các biến số trong việc giữ cho hệ thống quy về mối quan hệ cân bằng dài hạn.

Mô hình VECM đơn giản gồm 2 biến x, y và p độ trễ có dạng:

∆xt = α1[xt-1 + β yt-1] + γ11 ∆xt-1 + ...+γ1p ∆xt-p + η11 ∆xt-1 +...+ η1p ∆xt-p + ε1t

∆yt = α2[xt-1 + β yt-1] + γ21 ∆xt-1 + ...+γ2p ∆xt-p + η21 ∆xt-1 +...+ η2p ∆xt-p + ε2t

Trong đó : x, y là chuỗi đồng liên kết bậc 1, tổ hợp tuyến tính của x và y là chuỗi I(0). Mô hình VECM cho biết mối quan hệ giữa các biến x, y: quan hệ dài hạn thể hiện bởi các hệ số β, và cơ chế điều chỉnh ngắn hạn thể hiện bởi các hệ số α1,α2

Dựa vào lý thuyết về các mô hình định lượng như trên, chúng ta có phương pháp kiểm định và phân tích mô hình sử dụng như sau:

(i) Kiểm tra thuộc tính biến tĩnh của dữ liệu.

(ii) Nếu các biến sử dụng là biến tĩnh liên kết cùng bậc thì tiến hành kiểm định đồng liên kết bằng phương pháp Var của Johasen. Từ đó phân tích kết quả mô hình.

Dự trữ ngoại hối được xem như là một “tấm đệm” bảo vệ an toàn kinh tế cho quốc gia mỗi khi có những biến động không lường trước được. Do đó xác định nhu cầu dự trữ ngoại hối là một yêu cầu rất quan trọng và cần thiết đối với từng quốc gia. Công việc này đòi hỏi phải nghiên cứu tất cả những biến kinh tế vĩ mô có tác động đến dự trữ ngoại hối. Tuy nhiên, những biến này thường luôn ẩn chứa xu thế là một nguyên nhân dẫn đến hồi quy giả mạo trong ước lượng mô hình. Do đó, để thu được kết quả chính xác, cần phải có những phương pháp thích hợp.

Mô hình đồng liên kết và VECM là mô hình được áp dụng để phân tích trong dài hạn và ngắn hạn tác động của các biến kinh tế vĩ mô không dừng đối với dự trữ ngoại hối quốc gia. Và từ đó ước lượng được mô hình dự trữ. Các biến trong mô hình lúc này được xem là đồng liên kết, tức là xu thế ngẫu nhiên đã được loại trừ.

Trong chương này, nhóm nghiên cứu đã trình bày cơ sở lý thuyết nền tảng về phương pháp ước lượng mô hình dự trữ ngoại hối cho Việt Nam thông qua các phương pháp kiểm định ước lượng mang lại hiệu quả cao như kiểm định ADF, kiểm định PP, mô hình đồng liên kết và VECM.

Chương 3:

Thực trạng dự trữ ngoại hối tại Việt Nam trước và sau

3.1 Dự trữ ngoại hối tại Việt Nam 3.1.1 Cơ cấu dự trữ

Theo số liệu thống kê của IMF về các biến kinh tế vĩ mô trong thời gian bắt đầu từ năm 1994 đến nay đã cho thấy diễn biến của tổng dự trữ ngoại hối tại Việt Nam cũng như diễn biến của các thành phần trong dự trữ ngoại hối.

Tổng dự trữ ngoại hối của Việt nam bao gồm: ngoại hối, vàng, SDRs và vị trí dự trữ của Việt Nam tại quỹ. Trong đó, ngoại hối chiếm một tỷ trọng rất lớn và tăng dần qua các năm, từ 95.7% tổng dự trữ ngoại hối năm 1994 lên đến 98.8% tổng dự trữ ngoại hối năm 2008. Thêm vào đó, lượng tiền mặt hay ngoại tệ trong ngoại hối được gởi đến các ngân hàng nước ngoài cũng chiếm một tỷ trọng khá lớn trong ngoại hối vào khoảng 51%. Tuy nhiên có một sự giảm sút rõ rệt trong 3 năm trở lại đây, chỉ chiếm khoảng 20% ngoại hối dự trữ. Phần còn lại của ngoại hối là các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ như trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty,… thì hầu hết đều được niêm yết bằng USD. Từ đây cho thấy, trong tổng dự trữ ngoại hối quốc gia, lượng USD chiếm một tỷ trọng khá lớn, tuy không thể biết tỷ lệ chính xác là bao nhiêu nhưng có thể tin rằng gần như hầu hết lượng ngoại tệ cũng như các giấy tờ có giá đều tồn tại và được niêm yết ở dạng USD. Bên cạnh đó, tỷ trọng của vàng trong tổng dự trữ ngoại hối lại có chiều hướng giảm dần cho đến năm 2008 chỉ còn chiếm khoảng 0.03% trong tổng dự trữ ngoại hối. Còn tỷ trọng SDRs thì duy trì khá ổn định ở mức 0.02% tổng dự trữ ngoại hối trong những năm gần đây.

3.1.2 Biến động dự trữ ngoại hối

Từ năm 1997, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã phá vỡ con số 1 tỷ USD, đạt mức 1.985 tỷ USD, tăng 50% so với thời điểm năm 1995, chỉ đạt 1.323 tỷ USD. Và đến cuối năm 2008, mức dự trữ ngoại hối đã tăng khá nhanh, đạt mức dự trữ ngoại hối cao nhất từ trước đến nay là 23,890 tỷ USD. Tuy nhiên, vào năm 2009, xu hướng dự trữ ngoại hối xuất hiện tình trạng đi xuống. NHNN đã sử dụng nguồn dự trữ này để hỗ trợ thị trường nhưng không nhiều và vẫn đủ sức can thiệp khi cần thiết, xét cho đến thời điểm giữa năm 2008.

Nhìn từ số lệu dự trữ ngoại hối của từng năm, cho thấy dự trữ ngoại hối đã bắt đầu tăng đều đặn từ năm 1995 cho đến những năm gần đây với tốc độ trung bình là 27%/năm. Đặc biệt tốc độ tăng trưởng đạt nhanh nhất vào thời điểm cuối năm 2006 sang năm 2007, tăng 10.095 tỷ USD tương ứng 75%/năm, từ 13.384 tỷ USD năm 2006 đến 23,479 tỷ USD

cuối năm 2007. Theo NHNN, đây là mức tăng mạnh so với thời điểm năm 2000. Với con số này, tuy rằng rất nhỏ so với các nước có nguồn dự trữ ngoại hối hàng đầu thế giới ( từ 700 đến 1000 tỷ USD), nhưng được đánh giá là đủ để NHNN chủ động trước yêu cầu cân đối cung cầu trên thị trường và tránh những biến động bất thường của tỷ giá.

Biểu đồ 3.1: Dự trữ ngoại hối Việt Nam trừ vàng (triệu USD)

Nguồn: IFS

Năm 2007, cung ngoại tệ tăng mạnh chủ yếu do luồng vốn đầu tư nước ngoài tăng. NHNN đã điều hành tỉ giá đảm bảo theo nguyên tắc không để tăng giá hoặc mất giá quá mức đồng Việt Nam, thực hiện can thiệp mua ngoại tệ ở mức độ thích hợp nhằm ổn định tỉ giá, tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước, đảm bảo các cân đối vĩ mô của nền kinh tế.

Dự trữ ngoại hối nhà nước tăng liên tục và được quản lý an toàn hiệu quả, đáp ứng được các nhu cầu về ngoại tệ thiết yếu của nền kinh tế, góp phần hỗ trợ cho việc thực thi chính sách tỉ giá và điều hành chính sách tiền tệ.

T nh đến cuối tháng 8/2009, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã giảm 21.3% so với cuối năm 2008, từ 23,88 tỷ USD xuống c n 18,42 tỷ USD. Thực tế, Việt Nam bị bội chi ngân sách, tức là chi nhiều hơn thu, bằng với 8 tỷ USD, bị nhập siêu, tức là nhập nhiều hơn xuất khẩu, chừng 12 tỷ USD trong khi đầu tư nước ngoài và tiền bạc của người Việt ở ngoài gửi về đều sút giảm mạnh. Trong khi ấy, ngoại trái tức là tiền vay ngoại quốc của Việt Nam cũng lại tăng và đã lên tới 40% tổng sản lượng GDP, chưa nguy ngập mà cũng là đáng ngại. Vì vậy, dự trữ ngoại tệ bị hao hụt mất 30% và nay chỉ còn chừng 16 tỷ Mỹ kim, chưa đủ cho ba tháng nhập khẩu. Nếu kể về khả năng dự trữ ngoại tệ so với các

0 5000 10000 15000 20000 25000 30000

nước khác thì Việt Nam khó tránh được khủng hoảng về ngoại hối, là điều mà giới đầu tư nước ngoài đã báo động.

3.1.3 Những vấn đề tồn tại về dự trữ ngoại hối

Mức dự trữ ngoại hối thấp làm mất an toàn cho nền tài chính quốc gia. Trong cuộc

đua về k ch th ch tăng trưởng, nền kinh tế Việt Nam c n gặp nhiều khó khăn bởi dự trữ ngoại hối thấp, sức hấp thụ các ch nh sách k ch cầu của nền kinh tế chưa cao, đ i hỏi sự chuẩn xác và liên tục điều chỉnh gói ch nh sách k ch cầu để đạt hiệu quả cao và tiết kiệm ngoại tệ. Thêm vào đó, khuynh hướng hội nhập ngày một được mở rộng, nền kinh tế sẽ càng dễ bị tác động bởi những cú sốc bên ngoài, đ i hỏi cần gia tăng t nh bảo vệ cho nền kinh tế thông qua dự trữ ngoại hối quốc gia. Tuy nhiên, dự trữ ngoại hối của Việt Nam hiện nay đam giảm đến mức báo động, là một chỉ báo xấu cho nền kinh tế. Theo đánh giá mới nhất trong tháng 6/2010 của IMF, dự trữ ngoại hối của VN chỉ c n 7 tuần nhập khẩu là một con số đáng báo động mặc dù thủ tướng cam kết con số này cuối năm nay tăng lên 11 tuần nhưng đây là vấn đề mà các nhà làm ch nh sách (đặc biệt là vụ quản lý ngoại hối NHNN) phải đặc biệt lưu ý.

Tình trạng đô la hóa cao tác động đến dự trữ ngoại hối. Hiện nay, do sự mất l ng tin

của người dân và các doanh nghiệp vào tỷ giá giữa đồng Việt Nam và USD nên họ đã găm giữ USD vì họ cho rằng găm giữ USD là biện pháp bảo vệ tài sản tốt nhất. Ch nh điều này đã làm cho tình trạng đô la hóa gia tăng ngày một nhiều hơn, kéo theo đó là tác động gia tăng tỷ giá giữa VND và USD nhiều hơn nữa và tạo áp lực lớn hơn lên dự trữ ngoại hối của quốc gia. Theo như t nh toán cho thấy, hiện nay lượng USD trong dân lên tới 9.7 tỷ USD, một con số khá lớn. Nhưng lại thiếu ngoại tệ cho các giao dịch bằng ngoại tệ. Nếu không có kiểm soát đối với luồng ngoại tệ này, mọi người mua USD nhiều hơn, thì sẽ làm cho NHNN không chỉ không tăng được dự trữ mà c n rơi vào tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng.

Chiến lượt quản lý dự trữ ngoại hối còn thụ động. Các hoạt động đầu tư thì chỉ các

hình thức đơn giản như tiền gửi tại các ngân hàng, các công cụ tài ch nh như trái phiếu ch nh phủ, chưa áp dụng các hình thức đầu tư mang lại lợi nhuận cao như đầu tư vào cổ phiếu hay uỷ thác đầu tư vào các quỹ. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin thì chưa thể phụ vụ nhu cầu thông tin về số liệu và phân t ch dự báo. Thêm vào đó, một nhân tố rất quan trọng là các cán bộ thì lại thiếu trình độ và kinh nghiệm quản lý dự trữ ngoại hối.

Bất cập trong phân tích và dự báo của NHNN. Kinh tế lượng bắt đầu được sử dụng tại NHNN Việt Nam từ tháng 4/2005. Đến nay vẫn đang trong giai đoạn vận hành thử nghiệm một số mô hình phân t ch và dự báo nhất định. Tuy nhiên, mô hình kinh tế lượng được sử dụng tại NHNN Việt Nam mới chỉ dừng lại ở dạng mô hình tự hồi quy (AR), mô hình tự hồi quy véctơ (VAR), mô hình tự hồi quy trung bình trượt đồng liên kết (ARIMA). Đây là nhóm mô hình phi cấu trúc, là nhóm mô hình thống kê thuần túy, sử dụng số liệu lịch sử của ch nh biến số cần phân t ch dự báo để phân t ch và dự báo mà chưa có sự tham gia của những biến giải th ch liên quan. Dạng mô hình này chỉ phát huy tác dụng khi các biến nội sinh là các biến dừng, điều này thường xuyên không được thỏa mãn trong thực tế, nhất là trong môi trường tài ch nh tiền tệ thường xuyên có những biến động như hiện nay. Và lớp mô hình này chỉ phát huy t nh ưu việt trong dự báo ngắn hạn. Nhưng đây là lớp mô hình duy nhất được làm tại NHNN, nên nó đã được dùng để dự báo cả trong ngắn hạn và dài hạn. Bên cạnh đó, lớp mô hình này cũng yêu cầu k ch thước mẫu phải đủ lớn, trong khi các chuỗi thời gian của chúng ta lại không đủ dài. Ch nh những điều này đã làm cho việc phân t ch và dự báo của NHNN không phục vụ tốt trong việc đưa ra những ch nh sách kinh tế vĩ mô hiệu quả.

3.2 Ảnh hưởng của khủng hoảng đến dự trữ ngoại hối 3.2.1 Tại các nước trên thế giới

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra vào khoảng cuối năm 2007 bắt đầu từ những nước hùng mạnh nhất, phát triển nhất như Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản đã có những ảnh hưởng nhất định đến các quốc gia trên toàn thế giới gây ra một sự chao đảo lớn trong nền kinh tế toàn cầu. Dự trữ ngoại hối với vai tr như một tấm đệm bảo vệ cho nền kinh tế của mỗi quốc gia khi xảy ra những cú sốc không mong muốn. Do đó, sau cuộc khủng hoảng đã có nhiều công trình nghiên cứu về sự ảnh hưởng của khủng hoảng vừa qua đến dự trữ ngoại hối của các nước mà đạt được sự chú ý nhiều nhất là các nước có thị trường mới nổi.

Theo như phân t ch cho thấy, tại các nước có thị trường mới nổi, khu vực tài chính tồn tại nhiều vấn đề nghiêm trọng như dễ rơi vào tình trạng đô la hóa, t nh mỏng manh của tài ch nh,…Do đó, sẽ có một sự ảnh hưởng đáng kể lên “tấm đệm” của quốc gia, dự trữ ngoại hối.

0 200 400 600 2007M10 2007M11 2007M12 2008M1 2008M2 2008M3 2008M4 2008M5 2008M6 2008M7 2008M8 2008M9 2008M10 2008M11 2008M12 2009M1 2009M2 2009M3 2009M4 2009M5 2009M6 Ấn Độ Nga Hàn Quốc

Số liệu dự trữ ngoại hối tại các nước công bố trên IFS (biểu đồ 3.2) đã cho thấy sự ảnh hưởng này thông qua sự sụt giảm mạnh mẽ dự trữ ngoại hối của các nước. Đặc biệt chú ý là Nga với mức sụt giảm ngoại hối đứng đầu là 71.5 tỷ USD từ 556 tỷ USD xuống chỉ còn 484.5 tỷ USD, sau đó tới Hàn Quốc giảm 27.4 tỷ USD từ 239.7 tỷ USD xuống 212.3 tỷ USD, Đức giảm 18.6 tỷ USD từ 142.9 tỷ USD xuống 124.3 tỷ USD và Nhật giảm 18.2 tỷ USD từ 995.9 tỷ USD xuống 977.7 tỷ USD.

Thật vậy, theo như bài nghiên cứu của Joshua Aizenman và Yi Sun vào tháng 10/2009 về mức độ điều chỉnh của các thị trường mới nổi trước cuộc khủng hoảng toàn cầu bằng việc giảm dự trữ ngoại hối thì trong suốt giai đoạn khủng hoảng, sự điều chỉnh thị trường chống lại các tác động khủng hoảng chủ yếu là dựa vào việc chi tiêu dự trữ ngoại hối, làm sụt giảm nhanh chóng một lượng dự trữ ngoại hối chỉ trong vòng 7 tháng. Có hai nhân tố tác động gây ra sự sụt giảm này đó là t nh mở cửa của mậu dịch và tính mở cửa của tài ch nh. Đối với những nước có kinh nghiệm trong việc giảm dự trữ ngoại hối chịu tác động của mậu dịch nhiều hơn là so với các nước không có kinh nghiệm.

Nhưng nhìn chung, biểu hiện của hai nhóm nước này trong giai đoạn khủng hoảng đó là một sự lo ngại làm thất thoát dự trữ ngoại hối lớn hơn có liên quan đến một sự lo ngại thả nổi của tỷ giá hối đoái. Sự lo ngại thất thoát dự trữ ngoại hối của quốc gia thể hiện ở mối quan tâm đến việc giảm dự trữ ngoại hối vì nếu giảm dự trữ ngoại hối sẽ làm tăng nhiều hơn t nh dễ bị tổn thương và có thể làm sụt giảm nhanh hơn mức dự trữ còn lại. Thêm

Nguồn: IFS

Biểu đồ 3.2: Dự trữ ngoại hối các nước sau khủng hoảng (triệu USD)

vào đó, việc không biết trước được thời gian tồn tại của khủng hoảng cũng làm gia tăng

Một phần của tài liệu dự trữ ngoại tệ Việt Nam trước và sau khủng hoảng tài chính toàn cầu (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)