Tại Việt Nam

Một phần của tài liệu dự trữ ngoại tệ Việt Nam trước và sau khủng hoảng tài chính toàn cầu (Trang 34 - 35)

Biểu đồ 3.3: Dự trữ ngoại hối Việt Nam (trừ vàng) qua các tháng (triệu USD)

Nguồn: IFS

Nhìn lại giai đoạn 2007-2008 cho thấy rằng khủng hoảng tài chính toàn cầu đã có những ảnh hưởng nhất định đến Việt Nam. Xét về mặt tổng thể cả nền kinh tế, những ảnh hưởng tiêu cực rõ rệt nhất xuất hiện như là thâm hụt thương mại gia tăng, sự giảm sút đầu tư do sự giảm sút của dòng vốn từ bên ngoài chảy vào, cán cân thanh toán trở nên xấu đi và tiêu dùng giảm sút,…Tuy nhiên xét riêng hệ thống tài ch nh thì trong năm 2008 không có những ảnh hưởng đáng kể. Do hệ thống tài chính Việt Nam dường như chưa hội nhập chung với hệ thống tài chính toàn cầu, chỉ mới mở cửa tài khoản vốn vào mà hầu như chưa mở cửa dòng ra, do vậy lượng tiền Việt Nam đầu tư ra bên ngoài dường như không đáng kể và dòng vốn gián tiếp đổ vào Việt Nam chưa nhiều nên hệ thống tài chính của Việt nam sẽ không chịu nhiều tác động từ cuộc khủng hoảng này so với các nước có mức độ hội nhập tài chính sâu rộng.

Vào ngày 30/09/2008 tại buổi họp báo của Văn ph ng Ch nh phủ, Ông Nguyễn Văn Giàu cho biết dự trữ ngoại hối nhà nước của ta chủ yếu gửi vào các ngân hàng quốc gia của các nước Mỹ, Anh, Pháp, Đức và các tổ chức tài chính quốc tế (chiếm 82%). Số còn lại (12%) được gửi đầu tư tại các ngân hàng thương mại có độ tín nhiệm cao theo xếp hạng của các tổ chức quốc tế. Với các ngân hàng, tập đoàn tài ch nh vừa sụp đổ, khủng hoảng, ông Giàu cho biết là đã không gửi tiền.

Theo báo cáo của tất cả các ngân hàng trong nước gửi về Ngân hàng nhà nước chiều

0 10000 20000 30000

30/9, các ngân hàng không liên quan, không mất mát gì trong việc khủng khoảng, sụp đổ của các ngân hàng, tập đoàn tài ch nh của Mỹ.

Đây ch nh là một trong những lí do cho thấy tại sao trong quí 3 và quí 4 của năm 2008, mức dự trữ ngoại hối lại dao động không mạnh, có một sự sụt giảm nhẹ vào cuối tháng 10, tháng 11 lần lượ là 0,12%, 2,42% so với tháng trước đó và một sự gia tăng vào cuối tháng 12, 2,78% so với tháng 11.

Có thể kết luận rằng dự trữ ngoại hối Việt Nam tại thời điểm này ít bị tác động từ cuộc khủng hoàng tài chính toàn cầu so với các nước khác trên thế giới vào cùng thời điểm. Việt Nam đã t ch lũy thêm được một khoản dự trữ ngoại tệ đáng kể và có thể được đem ra sử dụng cho gói kích thích nền kinh tế trong giai đoạn khủng hoảng này. Tuy nhiên, so với quy mô của nền kinh tế, nợ nước ngoài và kim ngạch nhập khẩu thì lượng dự trữ này của là hết sức khiêm tốn. Bên cạnh đó cũng cần lưu ý rằng với tình trạng nhập siêu nặng nề như hiện nay cùng với sự cạn kiệt dần của dòng vốn nước ngoài, nguy cơ suy giảm dự trữ trong năm 2009 là điều rất khó tránh. Đây là một sự tác động trễ của khủng hoảng đến dự trữ ngoại hối tại Việt Nam. Thực tế đã cho thấy càng về sau mức độ ảnh hưởng lại càng biểu thị rõ. Nhìn vào biểu đồ có thể thấy, mức sụt giảm đáng kể vào giai đoạn qu 2 năm 2009 và đến cuối năm 2009 chỉ còn 16 tỷ USD, giảm 33,02% so với cuối năm 2008.

Tóm lại, dự trữ ngoại hối của Việt Nam trong giai đoạn khủng hoảng đã không chịu nhiều tác động như các nước cùng là thị trường mới nổi khác. Điều này có thể giải thích là do tính mở cửa hệ thống tài chính của Việt Nam chưa rộng: chưa thực sự tự do hóa tài khoản vốn, nguồn nợ nước ngoài ngắn hạn nước ngoài vẫn ở mức kiểm soát, lượng dự trữ được gửi nơi an toàn nên mức dự trữ tuy có sụt giảm nhưng với tốc độ rất chậm thêm vào đó là lượng vốn đầu tư nước ngoài vào năm 2008 vẫn tiếp tục chảy vào làm cân đối lại phần nào cán cân tài khoản vãng lai. Tuy nhiên, cho đến nay đã xảy ra một sự giảm sút đáng kể trong dự trữ ngoại hối, có thể là do sự tác động trễ của các yếu tố kinh tế vĩ mô.

Một phần của tài liệu dự trữ ngoại tệ Việt Nam trước và sau khủng hoảng tài chính toàn cầu (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)