1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Dự báo bệnh trẻ em tháng 1 năm 2009 pot

4 153 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 101,38 KB

Nội dung

Dự báo bệnh trẻ em tháng 1 năm 2009 Theo dõi tình hình bệnh tật trẻ em trong nhiều năm, chúng tôi nhận thấy số bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 trong tháng giáp Tết thường giảm hơn so với các tháng trước đó. Phân tích tình hình bệnh tật trẻ em tại Bệnh viện trong tháng 12 vừa qua cho thấy: (1) Số khám và nhập viện đều giảm hơn so với tháng 11; (2) Các bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết, viêm phổi, viêm tiểu phế quản đều giảm; (3) Các bệnh nhiễm như quai bị, trái rạ, viêm màng não tăng theo chu kỳ từ 25%-50%; (4) Bệnh sơ sinh tiếp tục ở mức cao. Dự báo trong tháng 1 năm 2009- tháng Tết, bệnh sốt xuất huyết và sơ sinh tiếp tục giảm; nhóm bệnh quai bị, trái rạ, viêm màng não mủ còn cao, nhóm bệnh về tiêu chảy, ngộ độc thức ăn sẽ tăng nhẹ. Để giúp phụ huynh hiểu rõ hơn về những bệnh cần lưu ý trong 1 năm 2009 – tháng Tết, chúng tôi đã trao đổi với Tiến sĩ bác sĩ Nguyễn Thanh Hùng, Phó Giám Đốc Bệnh viện Nhi Đồng 1: Hỏi: Xin bác sĩ cho biết làm thế nào để nhận biết dấu hiệu bệnh quai bị, trái rạ, viêm màng não ở trẻ em và cách phòng ngừa ? Trả lời: Bệnh trái rạ và quai bị ít khi gây ra các biến chứng nguy hiểm nhưng rất dễ lây lan cho những người trong gia đình và ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và học hành của các cháu. May mắn là chúng ta đã có vắc xin phòng ngừa hai bệnh này. Còn trẻ trẻ bị viêm màng não thường có các triệu chứng sau: sốt, ói, bỏ bú, kích thích, quấy khóc (trẻ nhỏ) và nhức đầu (trẻ lớn). Khi khám thấy có dấu hiệu li bì, thóp phồng (trẻ nhỏ) hoặc cổ cứng. Phụ huynh cần nghi ngờ bệnh viêm màng não khi thấy trẻ có sốt kèm một trong sáu biểu hiện sau: bỏ bú, nôn ói liên tục, co giật, li bì (trẻ mệt và ngủ nhiều), cổ cứng hoặc thóp phồng (trẻ nhỏ). Bệnh viêm màng não mủ do nhiều nguyên nhân nhưng hai nguyên nhân gây thường gặp nhất ở trẻ dưới 5 tuổi là Hemophilus Influenzae típ b (Hib) và phế cầu khuẩn. Vì vậy, để phòng ngừa bệnh viêm màng não, ngoài việc phải cho các cháu ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng phụ huynh cần cho các cháu tiêm ngừa các vắc xin Hib và phế cầu khuẩn. Hỏi: Thưa bác sĩ, phụ huynh cần lưu ý những bệnh gì trong ngày Tết và cách đề phòng? Trả lới: Bệnh đầu tiên mà phụ huynh cần đề phòng là hen phế quản vì hiện nay thời tiết vẫn còn khá lạnh. Khi đi chơi xa phụ huynh cần mang theo thuốc đầy đủ đề phòng khi trẻ lên cơn hen. Ngoài ra, phụ huynh cần đề phòng các tai nạn thường xảy ra trong ngày Tết như phỏng lửa, phỏng nước sôi, dị vật đường thở, đường ăn do hạt trái cây (hạt dưa, hạt sa pu chê). Để phòng ngừa các tai nạn này phụ huynh cần thực hiện những điều sau đây: (1) Không nên cho các trẻ nhỏ ăn hạt dưa; (3) Cần lấy hết hạt khi cho các cháu nhỏ ăn trái cây; (2) Hạn chế, không cho các trẻ nhỏ đến khu vực bếp đang nấu, nướng. Cám ơn bác sĩ . Dự báo bệnh trẻ em tháng 1 năm 2009 Theo dõi tình hình bệnh tật trẻ em trong nhiều năm, chúng tôi nhận thấy số bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 trong tháng. hơn so với các tháng trước đó. Phân tích tình hình bệnh tật trẻ em tại Bệnh viện trong tháng 12 vừa qua cho thấy: (1) Số khám và nhập viện đều giảm hơn so với tháng 11 ; (2) Các bệnh tay chân. giảm; (3) Các bệnh nhiễm như quai bị, trái rạ, viêm màng não tăng theo chu kỳ từ 25%-50%; (4) Bệnh sơ sinh tiếp tục ở mức cao. Dự báo trong tháng 1 năm 2009- tháng Tết, bệnh sốt xuất huyết

Ngày đăng: 04/07/2014, 00:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w