1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU

31 439 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 180 KB

Nội dung

Một số giải pháp để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Qua hơn 10 năm thực hiện chuyển đổi cơ chế kinh tế, đặc biệt từ thập kỷ

90, cùng với đà tăng trưởng kinh tế, Việt nam đã đạt được những thành tựu đáng

kể trong hoạt động thương mại quốc tế: thị trường xuất khẩu được mở rộng, đã

có những chuyển biến chuyển tích cực trong cơ cấu hàng xuất khẩu, thay thếnhập khẩu có chọn lọc những mặt hàng trong nước sản xuất có hiệu quả màĐảng và nhà nước ta đã lựa chọn là hoàn toàn đúng

Dệt may là một ngành công nghiệp nhẹ có vị trí quan trọng trong cơ cấusản xuất của nền kinh tế quốc dân nói chung và của ngành công nghiệp nóiriêng Ngành đảm bảo hàng hoá tiêu dùng trong nước, thu hút nhiều lao động,đòi hỏi 1 lượng vốn đầu tư ban đầu không lớn, ít gặp rủi ro, phát huy hiệu quảnhanh, nên rất phù hợp với bước đi ban đầu của các nước đang phát triển nhưnước ta hiện nay

Nhận thức được sự cần thiết đó cũng như triển vọng phát triển của ngànhDệt may Việt Nam và được sự hướng dẫn tận tình của thầy cô giáo em đã chọn

đề tài : " Một số giải pháp để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU" để viết đề án môn học.

Nội dung đề tài gồm 3 chương:

Chương I: Lý luận chung về xuất khẩu

Chương II: Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt nam vào thị trường EU

Chương III: Các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt nam sang thị trường EU

Do trình độ nhận thức còn có hạn nên không thể tránh khỏi những sai sót,rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo, cùng các bạn

Trang 2

CHƯƠNG I

LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU

I KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU

1 Khái niệm và đặc điểm của hoạt động xuất khẩu

- Mục đích của hoạt động xuất khẩu là khai thác được lợi thế của từngquốc gia trong phân công lao động quốc tế Cho đến nay hoạt động xuất khẩu đãdiễn ra trên phạm vi toàn cầu, phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng lẫn chiềusâu trong tất cả các ngành nghề, lĩnh vực của nền kinh tế nhằm đem lại lợi íchcho các quốc gia

1.2 Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu

- Xuất khẩu hàng hoá thể hiện sự kết hợp chặt chẽ và tối ưu khoa họcquản lý kinh tế với các nghệ thuật kinh doanh, giữa nghệ thuật kinh doanh vớicác yếu tố khác của từng quốc gia như : yếu tố pháp luật, kinh tế, văn hoá

- Hoạt động xuất khẩu hàng hoá diễn ra giữa hai hay nhiều quốc gia

- Hoạt động xuất khẩu hàng hoá nhằm khai thác lợi thế so sánh của cácquốc gia

- Hoạt động xuất khẩu hàng hoá góp phần cải thiện đời sống nhân dân, giatăng tiến bộ xã hội và góp phần thúc đẩy các quốc gia tiến tới xã hội công bằngvăn minh

Trang 3

- Hoạt động xuất khẩu hàng hoá có thể đươc tiến hành bởi tư nhân hoăcdoanh nghiệp nhà nước nhằm đáp ứng các nhu cầu và mục đích của họ.

2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu

Xuất khẩu là hoạt động rất cơ bản của nền kinh tế quốc dân, là phươngtiện thúc đẩy sự phát triển kinh tế Nó đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối vớinhà nước nói chung cũng như đối với sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng

2.1 Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với nền kinh tế mỗi quốc gia

- Xuất khẩu tạo nguồn vốn ( ngoại tệ ) chủ yếu cho nhập khẩu phục vụcông nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước Công nghiệp hoá là con đường đúngđắn và tất yếu để khắc phục tình trạng nghèo nàn lạc hậu Nhưng nó lại đòi hỏiphải có được lượng vốn lớn để đầu tư, nhập khẩu máy móc thiết bị Các nguồnvốn có thể do đầu tư nước ngoài trực tiếp hoặc vay nợ, viện trợ, huy động vốntrong công ty, thu từ hoạt động xuất khẩu Trong đó, xuất khẩu là nguồn vốnquan trọng tạo tiền đề cho nhập khẩu, nó quyết định đến quy mô, tốc độ tăngtrưởng nền kinh tế

- Đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, xuất khẩu có nhiệm vụ tìm kiếm nơitiêu thụ sản phẩm của công nghiệp

- Nâng cao hiệu qủa kinh doanh, thúc đẩy công nghiệp hoá - hiện đại hoáđất nước Trong nền kinh tế thị trường, kinh nghiệm của nhiều nước và của nước

ta trong những năm qua đã chỉ rõ : xuất khẩu là thực hiện chức năng làm độnglực chính trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh, thúc đẩy quá trình côngnghiệp hoá Một khi đã tham gia vào trao đổi hàng hoá trên thị trường thế giới

có nghĩa là chấp nhận cạnh tranh khó khăn hơn và điều đó đòi hỏi xuất khẩuphải tính toán kỹ lỗ lãi, giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm

- Chuyển hoá giá trị sử dụng làm thay đổi cơ cấu vật chất của tổng sảnphẩm xã hội và thu nhập quốc dân được sản xuất trong nước và thích ứng vớinhu cầu tiêu dùng và tích luỹ

- Góp phần giải quyết những vấn đề kinh tế xã hội quan trọng của đấtnước : vốn, việc làm, sử dụng tài nguyên có hiệu quả

Trang 4

- Xuất khẩu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất

- Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với dịch chuyển cơcấu kinh tế và phát triển sản xuất Một là, chỉ xuất khẩu những sản phẩm thừa sovới nhu cầu tiêu dùng trong nước Trong trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu,chậm phát triển, sản xuất về cơ bản chưa đáp ứng đủ tiêu dùng, nếu chỉ thụ độngchờ vào sự thừa ra của sản xuất thì xuất khẩu chỉ bó hẹp trong phạm vi nhỏ, tăngtrưởng chậm, không phát huy được lợi thế của mỗi quốc gia, các ngành sản xuấtkinh doanh không có cơ hội phát triển Hai là, xuất khẩu những sản phẩm màtrong nước có lợi thế so sánh với các quốc gia khác, nó sẽ thúc đẩy mở rộng vàphát triển sản xuất trong nước Đối với các quốc gia có nền kinh tế lạc hậu nó sẽtạo một nguồn ngoại tệ lớn góp phần đầu tư, nhập khẩu máy móc thiết bị, giảiquyết vấn đề dư thừa lao động, nạn thất nghiệp tràn lan, góp phần ổn định nềnkinh tế chính trị xã hội Nó có thể dẫn tới tình trạng thiếu thốn trong tiêu dùngnội địa trong ngắn hạn, nhưng trong dài hạn đây là giải pháp hữu ích

2.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu với các doanh nghiệp.

Mở rộng và vươn ra thị trường nước ngoài là một xu hướng tất yếu kháchquan của mỗi quốc gia và của các doanh nghiệp, việc xuất khẩu hàng hoá vàdịch vụ đem lại cho doanh nghiệp những lợi ích sau :

- Sản xuất hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút nhiều lao động, tạothu nhập ổn định, thu ngoại tệ phục vụ cho nhập khẩu tư liệu sản xuất, máy mócthiết bị, vật phẩm tiêu dùng cho doanh nghiệp

- Xuất khẩu buộc các doanh nghiệp luôn luôn phải tăng cường đổi mới vàhoàn thiện công tác quản lý về hoạt động xuất khẩu, hoạt động bán hàng, dịch

vụ sau bán hàng, thiết lập các kênh phân phối

- Doanh nghiệp khi tiến hành các hoạt động xuất khẩu có cơ hội mở rộngquan hệ buôn bán kinh doanh với nhiều đối tác nước ngoài trên cơ sở đôi bêncùng có lợi, đồng thời doanh nghiệp cũng nhanh chóng nhận được các thông tinphản hồi từ các khách hàng bên ngoài để có thể điều chỉnh chiến lược sản phẩmcho phù hợp

Trang 5

- Qua hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước có cơ hội thamgia vào các cạnh tranh trên thị trường quốc tế về giá cả và chất lượng Đòi hỏicác doanh nghiệp phải hình thành cơ cấu sản xuất nâng cao chất lượng, hạ giáthành sản phẩm cho phù hợp.

- Hiện nay, khi mà nạn hàng lậu, hàng giả tràn vào khó kiểm soát đượcgây ảnh hưởng tiêu cực cho tiêu thụ nội địa thì xuất khẩu cũng là một giải pháp

để các doanh nghiệp tồn tại tiếp tục sản xuât, thu lợi nhuận

3 Các hình thức xuất khẩu chủ yếu

- Hoạt động tái xuất khẩu : là hoạt động xuất khẩu hàng hoá đã nhập vềtrong nước thông qua chế biến ( sơ chế và tái chế ) Cũng có thể hàng không vềtrong nước, mà nhận từ nước ngoài rồi giao lại ngay cho người mua ở nước thứba

- Chuyển khẩu : là hoạt động mà ở đây không hề diễn ra hành vi mua vàbán mà chỉ thực hiện các dịch vụ cần thiết cho việc quá cảnh hàng hoá ở mộtnước trung gian như : vận tải, bảo quản, lưu kho, lưu bãi

- Xuất khẩu trực tiếp : là việc các nhà sản xuất kinh doanh bán hàng trựctiếp cho người mua hàng không thông qua trung gian

- Xuất khẩu gián tiếp : là xuất khẩu thông qua trung gian thương mại

- Tạm xuất : là hàng hoá đưa ra khỏi quốc gia, rồi lại đưa về nước như :hàng đi triển lãm giới thiệu sản phẩm

- Xuất khẩu tại chỗ : là hoạt động cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho đốitượng là người nước ngoài đang ở nước sở tại như các khu ngoại giao đoàn,khách du lịch quốc tế Trong trường hợp này hàng hoá và dịch vụ có thể chưavượt ra ngoài biên giới quốc gia nhưng ý nghĩa kinh tế của nó tương tự như hoạtđộng xuất khẩu Hoạt động xuất khẩu tại chỗ có thể đạt được hiệu quả cao dogiảm được chi phí bao bì đóng gói, chi phí bảo quản, chi phí vận tải, thời gianthu hồi vốn nhanh

Trang 6

II SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM NÓI CHUNG VÀ THỊ TRƯỜNG EU NÓI RIÊNG

1 Sự cần thiết tăng cường xuất khẩu hàng dệt may

Xuất phát từ ưu thế của ngành dệt may:

Khi nền kinh tế Việt nam đang trên đà phát triển nhờ có chiến lược :Hướng vào xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu sang dạng chế biếnsâu, mở ra những mặt hàng mới và có giá trị thặng dư cao Đặc biệt ngành dệtmay xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt nam Giải quyếtviệc làm cho người lao động, cung cấp hàng hoá trong nước, tạo điều kiện mởrộng thương mại quốc tế và là ngành nghề có lợi nhuận cao

Trong những năm gần đây, ngành dệt may Việt nam đã có những bướcphát triển đáng khích lệ, từng bước khẳng định được vị trí quan trọng của mìnhtrong nền kinh tế và trên thương trường quốc tế, đồng thời là ngành sản xuất vàxuất khẩu quan trọng chiếm tỉ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu củanước ta

Hàng dệt may là một nhóm hàng xuất khẩu chủ lực trong cơ cấu hàngxuất khẩu của nước ta Với vị trí hiện nay của ngành hàng này đối với nền kinh

tế quốc dân cũng như đối với hoạt động kinh doanh quốc tế Sự tăng cường xuấtkhẩu hàng dệt may là rất cần thiết, phù hợp với xu thế phát triển chung của thếgiới và yêu cầu của hoạt động xuất khẩu trong nước Điều đó được thể hiện quanhững vấn đề sau:

1.1 Vị trí của ngành dệt may trong nền kinh tế quốc dân và trong hoạt động xuất khẩu của cả nước

Ngành dệt - may là 1 ngành công nghiệp nhẹ giữ vị trí quan trọng trong

cơ cấu kinh tế đất nước Ngành góp phần quan trọng đảm bảo nhu cầu tiêu dùngcủa nhân dân giải quyết 1 khối lượng lớn công ăn việc làm, đồng thời có nhiềukhả năng mở rộng hoạt động kinh doanh quốc tế Hiện nay ngành dệt may là

Trang 7

ngành sản xuất hàng xuất khẩu quan trọng, chiếm tỉ lệ cao trong tổng kim ngạchxuất khẩu cả nước.

1.2 Xu hướng chuyển dịch các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động trong đó có ngành dệt may từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển.

Ngành dệt may là ngành đòi hỏi 1 lượng vốn đầu tư tương đối ít ( so vớicác ngành công nghiệp khác) , phát huy hiệu quả tương đối nhanh, giải quyết laođộng xã hội, phù hợp với bước đi ban đầu của các nước đang phát triển Nhiềunước công nghiệp phát triển ngày nay đã đi lên từ ngành dệt may Các nướcNICS cũng là một điển hình của việc phát triển ngành hàng này

1.3.Lợi thế của ngành dệt may nước ta

- Lợi thế đáng kể nhất của ngành dệt may nước ta là giá nhân công rẻ,trình độ tay nghề của người lao động lại ở vào mức khá so với các nước khác.Điều này rất quan trọng vì nước ta hiện nay có một lực lượng lao động nhàn rỗikhá lớn ( nhất là lao động nữ ) rất phù hợp với ngành công nghiệp sử dụng nhiềulao động này

- Thêm vào đó, trong sản xuất hàng dệt may, chúng ta đảm bảo cung ứngđược một phần nguyên phụ liệu do sản xuất trong nước, không phụ thuộc hoàntoàn vào nhập khẩu

- Mặt khác, ngành dệt may đòi hỏi một lượng vốn đầu tư ban đầu chotừng công đoạn lớn Trong điều kiện thiếu vốn như nước ta hiện nay, có thể coiđây là một lợi thế của ngành

1.4.Thị trường và sức cạnh tranh của sản phẩm.

Tuy kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may lớn nhưng chủ yếu là phần kimngạch may gia công xuất khẩu ( hàng năm chiếm trên 80% so với kim ngạchxuất khẩu của toàn ngành) nên lợi nhuận thực tế thu được từ xuất khẩu khôngcao trong khi tiềm năng để phát triển ngành này ở nước ta còn to lớn Đây làmột lý do quan trọng để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng may trong thờigian tới

Trang 8

- Chất lượng hàng hoá và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dệt may ViệtNam trên thị trường thế giới còn thấp Điều đó cho thấy cần có các biện phápđầu tư thích đáng để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh và

uy tính của khách hàng dệt may trên thị trường

2 Tiềm năng của thị trường EU

- EU là thị trường thống nhất và rộng lớn:

Từ 1968 EU đã là 1 thị trường thống nhất về hải quan, có định mức thuếhải quan chung cho tất cả các nước thành viên Năm 1992 đã có hiệp ước về sựthống nhất chính trị, kinh tế, tiền tệ, xã hội giữa các nước thành viên EU Chođến nay EU đã là 1 thị trường rộng lớn bao gồm 15 quốc gia và 386 triệu ngườitiêu dùng Thị trường EU thống nhất cho phép tự do lưu thông hàng hoá và vốngiữa các thành viên Các số liệu thống kê cho biết nhập khẩu hàng hoá từ cácnước đang phát triển vào EU đang gia tăng và có nhiều hàng nhập là hàng chếtạo nói chung và hàng dệt may nói riêng 6 tháng đầu năm 2000 theo số liệu E/Lcung cấp của phòng quản lý xuất nhập khẩu, ta giao trên 6.000.000 chiếc ( sovới cùng kỳ năm 1999 là 5.300.000 chiếc) tăng khoảng 13% So với hạn ngạchchính thức năm 2000 là 15.766.000 chiếc đạt 38,1%

- EU là một trung tâm kinh tế hùng mạnh, có vai trò rất lớn trong nền kinh

tế thế giới Kinh tế của Liên minh Châu âu không chỉ lớn về qui mô (năm1999GDP đạt 8,774 tỉ USD chiếm 20% GDP toàn cầu, Mỹ chiếm 20,4% , Nhậtchiếm 2,2%) vững mạnh về cơ cấu, tăng trưởng ổn định, EU không chỉ có nguồnnhân lực trình độ cao và lành nghề còn có thị trường nội địa với sức mua lớn( hơn 386 triệu người tiêu dùng, năm 1999 GDP bình quân đầu người đạt23,354 USD , vào loại cao nhất thế giới )

Từ đó ta thấy, quan hệ thương mại Việt nam - EU được mở rộng, Việtnam có điều kiện đẩy mạnh XNK, trao đổi hàng hoá với nước ngoài, đặt biệt làhàng dệt may và với thị trường tiềm năng EU hàng dệt may có nhiều cơ hội pháttriển cao hơn cả về số lượng và chất lượng

Trang 9

- EU có kinh tế ngoại thương phát triển lớn thứ 2 trên thế giới sau Mỹ,hàng năm EU nhập một khối lượng lớn hàng hoá từ khắp thế giới, trong đó hàngdệt may chiếm tỷ lệ cao Trong khi đó khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽchưa từng có với nội dung nổi bật các ngành như : điện tử , tin học, tự động hoá,vật liệu mới , công nghệ sinh học Cuộc cách mạng này làm quá trình chuyểndịch cơ cấu kinh tế ở hầu hết các nước trong EU diễn ra nhanh hơn theo hướngchuyển mạnh sang các ngành có hàm lượng kỹ thuật và ngành dịch vụ, còn các

tỷ trọng nông nghiệp và khai thác khoáng giảm dần và đặc biệt là các ngành cầnnhiều nhân công đang có xu hướng chuyển dịch ra khỏi Châu âu

Tình hình ngành công nghiệp dệt may ở Châu âu: năm 2000 , sản xuấthàng dệt may đã giảm 5% về giá trị thực tế so với năm 1999 ( năm 1999 giảm1,5% so với năm 1998 ), đây là mức giảm lớn nhất kể từ năm 1993, giảm mạnhnhất là tại Đức ( giảm 8% ) sản xuất tại Italia và Pháp cũng giảm sút Tại tất cảcác nước sản xuất chính, tình hình ngành dệt may đều xấu đi đáng kể Theo dựbáo, trong năm 2001 sản xuất hàng dệt may tại EU sẽ giảm khoảng 2% Trongđiều kiện cạnh tranh tăng lên trên thị trường thế giới, việc tiếp tục chuyển cơ sởsản xuất dệt may sang các nước khác đối với EU được coi là cần thiết Việc dichuyển này chủ yếu liên quan đến ngành may mặc- công đoạn có chi phí cholao động khá cao và ngành dệt may Quá trình chuyển dịch cơ cấu này được đẩymạnh đáng kể tại Đức, Pháp và Italia Nắm bắt được cơ hội đó, ngành dệt mayViệt nam không bỏ lỡ thời cơ đẩy mạnh và tăng tốc xuất khẩu hàng dệt maysang thị trường EU

Trang 10

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO

THỊ TRƯỜNG EU

I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM

Dệt may là ngành sản xuất và cung ứng các chủng loại sản phẩm đáp ứngtrước tiên nhu cầu bức thiết của con người - mặc, ngoài ra các sản phẩm dệt maycòn đáp ứng các yêu cầu khác của con người trong sinh hoạt và sản xuất

Là ngành công nghiệp đáp ứng một trong các nhu cầu cơ bản của conngười nên từ rất lâu trên thế giới ngành công nghiệp dệt may đã hình thành vàphát triển cùng với sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa tư bản Thực tế cáccuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, tiến trình công nghiệp hoá của các nước từAnh, Pháp, Ý là các nước phát triển đến các nước Nics như Hàn Quốc, HồngKông, Đài Loan đã chứng minh vị trí tiên phong và quan trọng của ngành dệtmay nói riêng và của ngành công nghiệp nhẹ nói chung Ngành dệt may với cácđặc điểm cơ bản là sử dụng nhiều lao động với kỹ năng không cao, vốn đầu tưban đầu cho một cơ sở sản xuất không cao, tốc độ quay vòng vốn nhanh, có điềukiện mở rộng thương mại quốc tế rõ ràng chiếm ưu thế trong thời kỳ đầu côngnghiệp hoá, đặc biệt là ở những quốc gia có nguồn lao động dồi dào Tuy nhiên,khi nền công nghiệp tại một nước đạt tới một trình độ nhất định thì lợi thế củangành dệt may giảm dần và ngành có xu thế chuyển dịch sang các nước có trình

độ công nghiệp thấp hơn, nhường chỗ cho các ngành khác, có lợi thế và hiệuquả hơn

Trong quá trình phát triển của mình, ngành dệt may thế giới đã trải quahai giai đoạn chuyển dịch Lần chuyển dịch thứ nhất, diễn ra từ năm 1969 tớinăm 1980 Giai đoạn này, ngành chuyển từ các nước công nghiệp phát triển sangcác nước công nghiệp mới với bốn cường quốc dệt may là Hàn Quốc, HồngKông, Đài Loan, Singapore Riêng 4 nước này đã chiếm 1/3 sản lượng dệt maycủa thế giới và hơn 40% tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới Giai đoạn hai,

Trang 11

từ năm 1985 đến nay, chuyển dịch từ các nước Nics sang các nước có nguồn laođộng dồi dào và rẻ hơn như Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Inđônêxia Hiệnnay, hơn 60% khối lượng hàng dệt may xuất khẩu trên thế giới có xuất xứ từ cácnước đang phát triển, trong đó Châu Á chiếm tới 32% Nguyên nhân gây ra sựdịch chuyển làn sóng như vậy là do sự chênh lệch về trình độ phát triển côngnghiệp Sau khi chuyển hướng kinh tế, từ nền công nghiệp dệt may- da giầysang công nghiệp công nghệ cao, nhằm thu hồi vốn tối đa và kéo dài vòng đờisản phẩm, những nước này đã chuyển giao máy móc thiết bị, công nghệ cho cácnước láng giềng Trong những năm đầu thập kỷ 90, các nước Châu Á đã tậndụng lợi thế của người đi sau, không ngừng nâng cao chất lượng và số lượng đểđáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thế giới về sản phẩm dệt may ( chỉ riêngTrung Quốc, với sự nhanh nhạy và ưu thế về lao động đã chiếm gần 13% lượngxuất khẩu của thế giới).

Tuy nhiên, sự dịch chuyển kiểu làn sóng như trên không loại bỏ ngànhcông nghiệp dệt may tại các quốc gia phát triển mà trái lại đưa ngành côngnghiệp lên một tầm cao mới, vượt trội hơn trước Các nước công nghiệp pháttriển vẫn luôn dẫn đầu về khối lượng và đặc biệt là chất lượng hàng dệt may trênthế giới Sản lưong dệt may của các nước này có chất lượng cao, mẫu mã, kiểudáng đẹp, mới lạ và thay đổi liên tục, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.Các trung tâm thời trang lớn thường tập trung ở một vài địa điểm như Milan,Roma ( Ý ), Paris ( Pháp ), NewYork ( Mỹ )… Song, tương đương với chấtlượng cao là giá cả chóng mặt mà không phải bất kỳ ai cũng có thể chi trả được

Do vậy, hàng nhập khẩu vẫn có cơ hội lớn để thâm nhập thị trường này, đáp ứngnhu cầu của một bộ phận số đông dân cư

Việt Nam là một quốc gia đang ở vào giai đoạn đầu của quá trình côngnghiệp hoá nên cũng không ra khỏi xu hướng chung của thề giới Trong giaiđoạn hiện nay, công nghiệp dệt may nói riêng, công nghiệp nhẹ nói chung lànhững ngành mũi nhọn góp phần bảo đảm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuấtkhẩu tạo nguồn tích luỹ Tuy nằm trong tình trạng chung của một nền công

Trang 12

nghiệp nhỏ bé nhưng xét trong mối tương quan với tổng thể nền kinh tế quốcdân thì ngành dệt may vẫn có ưu thế nổi trội, chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim

ngạch xuất khẩu của cả nước ( từ 8-15% kim ngạch xuất khẩu của cả nước).Trong giai đoạn hiện nay, ngành dệt may đã phần nào hoàn thành nhiệm vụ giảiquyết công ăn việc làm cho người lao động (hiện nay ngành thu hút khoảng300.000 lao động chính và nhiều lao động phụ khác) Ngành dệt may cũng gópphần tạo ra nguồn vốn ngoại tệ để đảm bảo nhu cầu nhập khẩu, thực hiện côngnghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước Trong những năm qua, ngành dệt may Việtnam không ngừng lớn mạnh, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là trên 9

%, kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng từ 133,9 triệu USD năm 1991 đến 1600triệu USD năm 1999 và 1900 triệu USD năm 2000 (số liệu chi tiết từng nămđược thể hiện ở biểu 1) Từ năm 1989 đến nay, hàng dệt may luôn ở trong nhómcác mặt hàng: dầu thô, dệt may, da giày, gạo, thuỷ sản, cà phê, than đá, lạc

nhân

Bảng 1 : Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may

Đơn vị tính: Triệu USD

Năm 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000Dệt

may 223,2 133,9 202 238,8 475,6 850 1150 1349 1450 1600 1900Tổng

kim

ngạch

2398 2086 2580 2985 3893 5449 7256 9268 9361 11320 13200

Nguồn: Bộ Kế hoạch - Đầu tư ( 2001 )

Mặt hàng dệt may trong nhiều năm luôn chiếm một vị trí quan trọng trongđóng góp cho xuất khẩu và nâng cao sản lượng của toàn bộ nền công nghiệpViệt Nam Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may bắt đầu tăng vọt từ năm 1993, lànăm bắt đầu thực hiện Hiệp định may mặc giữa Việt Nam với EC ( EuropeanCommunity) Hiệp định này đã đánh dấu sự tiến bộ vượt bậc cả về số lượng lẫnchất lượng và thị trường của sản phẩm dệt may Việt Nam trên thị trường thếgiới Nếu như năm 1993, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam mới đạt

Trang 13

238,8 triệu USD chiếm 8% tổng kim ngạch xuất khẩu thì năm 1994 đã tăng lên475,6 triệu USD chiếm khoảng 12,21% Năm 1995, với sự ra đời của Tổng công

ty dệt may Việt Nam, trên cơ sở thống nhất Liên hiệp các xí nghiệp dệt và Liênhiệp các xí nghiệp may đã phát huy được sức mạnh tổng hợp đưa hàng dệt mayViệt Nam vững bước đi lên Từ năm 1995 đến nay, kim ngạch hàng dệt maykhông ngừng tăng lên và đã đứng ở vị trí thứ hai sau dầu thô trong nhóm cácmặt hàng xuất khẩu chủ lực Mặc dù chỉ đứng thứ hai, song dệt may được coi làmặt hàng có nhiều lợi thế so sánh và có khả năng phát triển cao Năm 1997, tỷ lệhàng dệt may xuất khẩu chiếm 14,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước,sang năm 1998 tỷ lệ này tăng lên15,5% mặc dù phải chịu ảnh hưởng không nhỏcủa cơn bão khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực và thế giới Đến năm 2000,với sự cố gắng nỗ lực của toàn ngành, chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm kim ngạchxuất khẩu đã đạt 1,2 tỷ USD, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước Trong đóthị trường phi hạn ngạch đạt 685 triệu USD, chiếm 61% tổng kim ngạch, tăng7%; thị trường có áp dụng hạn ngạch chiếm 39% tăng 3%, đây là một cố gắnglớn vì theo Hiệp định mức tăng trưởng từng mặt hàng được quy định từ 1,5-3%

Bước sang năm 2001, háng dệt may vẫn tiếp tục khẳng định tiềm năngxuất khẩu của mình Tính đến hết tháng 5 năm kim ngạch xuất khẩu hàng dệtmay đạt khoảng 635 triệu USD

Biểu 1: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may 5 tháng đầu năm 2001

Đơn vị tính: Triệu USD

0 100 200 300 400 500 600 700

Trang 14

Với số liệu ở biểu 1, theo đánh giá của Vụ Thương mại- Dịch vụ, Bộ Kếhoạch- Đầu tư với đà này 2001 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may hoàn toàn cóthể đạt con số 2,3 tỷ USD.

Về cơ cấu mặt hàng, ngành dệt may xuất khẩu của Việt Nam cũng đã đạtđược một số kết quả đáng khích lệ Các doanh nghiệp có khả năng tạo nguồnhàng với khối lượng lớn và đang mở ra một hướng kinh doanh mới phù hợp với

sự thay đổi của nền kinh tế trong nước va thế giới Các hình thức xuất khẩu hàngmay mặc chủ yếu là để xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu trả nợ, liên doanh giữa cácđơn vị để xuất khẩu, giao hàng đổi thiết bị, mua đứt bán đoạn Các nhóm mặthàng chủ yếu gồm:

Nhóm mặt hàng mặc thường ngày: sơmi, quần áo, áo váy…

Nhóm mặt hàng lót nam nữ

Nhóm mặt hàng thường dùng ở nhà: các loại bộ ngủ nam nữ, vỏ chăn,ga

Nhóm quần áo thể thao: quần áo vải thun, quần áo bò (Jean)

Nhóm trang phục đặc biệt: quân đội, bảo hộ lao động cho các loại ngànhnghề

II THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG EU

1 Kim nghạch xuất khẩu

Biểu 2: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang EU

Đơn vị : Triệu USD

Trang 15

Nguồn : Tổng cục Hải quan - 2001

Thị trường xuất khẩu hàng dệt may có hạn ngạch chủ yếu của Việt Nam làcác nước thuộc khối EU EU được coi là thị trường xuất khẩu trọng điểm củanước ta và đang được tập trung khai thác có hiệu quả các tiềm năng của thịtrường này Hàng năm EU nhập khẩu trên 63 tỷ USD quần áo các loại và trong

đó chỉ khoảng 10 – 15 % là tiêu dùng còn lại 85 – 90% là sử dụng theo mốt Từnăm 1980, Việt nam đã xuất khẩu hàng dệt may sang 1 số nước EU như Đức,Pháp Nhưng do thay đổi về chính trị thế giới nên quan hệ buôn bán đã bị hạnchế Từ năm 1991, xuất khẩu hàng dệt may sang EU đã có những bước tiếnmới, đặc biệt phát triển mạnh từ sau hiệp định buôn bán hàng dệt may giữa Việtnam và EU ký kết ngày 15/12/1992 và có hiệu lực từ ngay 1/1/1993 với tốc độtăng trưởng bình quân hàng năm là 23% trong thời kỳ 1993 – 1997 Mặt hàng áoJacket luôn chiếm vị trí hàng đầu trong cơ cấu hàng dệt may xuất khẩu sang EU

Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước ta với con số khiêm tốn 250triệu USD năm 1993, đã lên tới 2499 triệu USD năm 1999, tốc độ tăng trungbình mỗi năm là 27,5%/năm của tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước Và đếnnăm 1999 – 2000 kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh với mức tăng trưởng bìnhquân 13%/năm Bên cạnh đó tỷ trọng hàng dệt may tổng kim ngạch xuất khẩucũng không ngừng tăng từ 7,6% năm 1991 lên tới 13,7% năm 1994 và15,5%năm 1998, khiến cho kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may của nước ta đóng vaitrò quan trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.Theo hiệp định mớiViệt Nam còn được tự do chuyển đổi hạn ngạch giữa các mặt hàng 1 cách rộng

Ngày đăng: 27/03/2013, 14:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w