NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI CÁC THÔNG SỐ MIỄN DỊCH TRÊN BỆNH NHÂN LAO PHỔI MỚI MẮC TẠI BỆNH VIỆN LAO VÀ BỆNH PHỔI CẦN THƠ

75 879 0
NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI CÁC THÔNG SỐ MIỄN DỊCH TRÊN BỆNH NHÂN LAO PHỔI MỚI MẮC TẠI  BỆNH VIỆN LAO VÀ BỆNH PHỔI CẦN THƠ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1. ĐẶT VẤN ĐỀHàng năm có khoảng 3 triệu người chết vì bệnh lao, 9 triệu người mắc bệnh lao mới với một phần ba dân số trên thế giới nhiễm vi khuẩn lao đã đưa bệnh lao vào danh sách một trong ba loại bệnh truyền nhiễm gây tử vong cao nhất đó là HIVAIDS, bệnh lao và bệnh sốt rét 8. Bệnh lao do vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis) gây ra, đã được biết rõ từ hơn một thế kỷ nay 1. Bệnh cảnh lâm sàng của lao rất đa dạng và diễn biến mạn tính. Vai trò của hệ thống miễn dịch trong bệnh lao chính là khả năng đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào, sự tương tác của các tế bào lympho với đại thực bào mang vi khuẩn lao đóng vai trò quan trọng trong khả năng bảo vệ của cơ thể 2. Các tế bào bạch cầu hay cụ thể là lympho T, các nhóm lympho T4 và T8 đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát vi khuẩn lao. Số lượng các tế bào miễn dịch thể hiện sức đề kháng của bệnh nhân khi mắc bệnh lao. Vì vậy việc đánh giá số lượng các tế bào miễn dịch ở bệnh nhân mắc lao sẽ góp phần làm sáng tỏ khả năng đáp ứng của bệnh nhân nhằm cung cấp thêm thông tin cho việc điều trị bệnh lao một cách có hiệu quả. Xuất phát từ mục đích này, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu sự biến đổi các thông số miễn dịch trên bệnh nhân lao phổi mới mắc tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Cần Thơ năm 2013 2014” với mục tiêu như sau: Xác định số lượng các tế bào miễn dịch ở bệnh nhân lao phổi mới. Xác định sự thay đổi về số lượng các tế bào miễn dịch ở bệnh nhân lao phổi mới so với người bình thường (nhóm đối chứng).2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUĐây là một nghiên cứu mô tả cắt ngang2.1. Đối tượngTiêu chuẩn chọnNhóm bệnh: Bệnh nhân được chẩn đoán lao phổi lần đầu hoặc bệnh nhân đã được chẩn đoán và điều trị lao phổi trước đây nhưng thời gian điều trị dưới 1 tháng đang được điều trị tại Bệnh viện Lao và bệnh phổi Cần Thơ từ tháng 072013 đến tháng 052014. Thuộc hai giới nam và nữ, tuổi trên 15.Nhóm đối chứng: Những người đến khám sức khỏe định kỳ tại bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ có xét nghiệm công thức máu, sinh hóa máu bình thường. Thuộc hai giới nam và nữ, tuổi trên 15.Tiêu chuẩn loại trừ: Những người bị nhiễm HIV hoặc các bệnh nhiễm trùng khác, người có bệnh mạn tính, người đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch và những người không đồng ý tham gia nghiên cứu đều bị loại trừ.2.2. Phương phápCác đối tượng đã chọn được lấy máu tĩnh mạch trong chất chống đông EDTA và xét nghiệm ngay trong 24 giờ. Xét nghiệm công thức máu được thực hiện tại phòng xét nghiệm bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Xét nghiệm đếm dòng chảy tế bào được thực hiện tại viện Paster TP Hồ Chí Minh, sử dụng máy Facs Canto II của hãng Becton Dichinson.Chúng tôi sử dụng phương pháp nhuộm huỳnh quang miễn dịch trực tiếp và đếm dòng chảy tế bào (Flow Cytometry). Phân định tế bào dựa vào sự hiện diên của kháng nguyên bề mặt. Với hệ thống Facs Canto II 6 màu, chúng tôi có thể nhận diện cùng lúc 6 dấu ấn trên màng tế bào (CD45, CD3, CD19, CD1656, CD4 và CD8). Bộ Kit định danh gồm các kháng thể đơn dòng có gắn huỳnh quang khác nhau: CD3FITC; CD16 and CD56PE; CD45PerCPCy5.5; CD4PECy7 ; CD19APC; CD8APCCy7.Số liệu chúng tôi xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học, sử dụng phần mềm SPSS 18.0

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ ĐẶNG QUỐC THÁI NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI CÁC THÔNG SỐ MIỄN DỊCH TRÊN BỆNH NHÂN LAO PHỔI MỚI MẮC TẠI BỆNH VIỆN LAO VÀ BỆNH PHỔI CẦN THƠ NĂM 2013 - 2014 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ ĐA KHOA CẦN THƠ - 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ ĐẶNG QUỐC THÁI NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI CÁC THÔNG SỐ MIỄN DỊCH TRÊN BỆNH NHÂN LAO PHỔI MỚI MẮC TẠI BỆNH VIỆN LAO VÀ BỆNH PHỔI CẦN THƠ NĂM 2013 - 2014 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ ĐA KHOA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC THS. DƯƠNG THỊ LOAN CẦN THƠ - 2014 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ThS. Dương Thị Loan người đã dành nhiều thời gian hướng dẫn tận tình, động viên, cung cấp tài liệu, kiến thức quý báo, tạo mọi điều kiện thuận lợi và tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn này. Tôi muốn gửi lời cảm ơn đến các bác sĩ, các nhân viên y tế của bệnh viện Lao và Bệnh Phổi Thành Phố Cần Thơ, các anh chị phòng xét nghiệm bệnh viện Đại Học Y Dược Cần Thơ. Tôi xin cám ơn tập thể bộ môn Sinh lý bệnh – Miễn dịch Khoa Y, đặc biệt là PGS. TS. BS Trần Ngọc Dung đã giúp đỡ, tạo cơ hội và cung cấp mọi thứ cần thiết, cũng như luôn động viên khích lệ tinh thần để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn. Cám ơn các thầy cô ở các bộ môn thực tập lâm sàng đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể vừa hoàn thành khóa học vừa thực hiện hoàn tất luận văn này. Tôi vô cùng biết ơn cha mẹ, anh chị em trong gia đình đã yêu thương, luôn luôn thông cảm, cùng chia sẽ những khó khăn để tôi có thể yên tâm hoàn thành và đạt được kết quả tốt trong suốt quá trình học tập. Và cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến tập thể lớp YD – K34, Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ. Người thực hiện đề tài Đặng Quốc Thái LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện nghiêm túc trong suốt quá trình thu thập số liệu tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Thành Phố Cần Thơ, xét nghiệm xác định các dấu ấn tế bào bằng phương pháp đếm dòng chảy tại viện PASTER Thành Phố Hồ Chí Minh, xét nghiệm công thức máu tại phòng xét nghiệm bệnh viện Đại Học Y Dược Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu của tôi chưa từng được công bố ở các công trình nghiên cứu khoa học khác. Người thực hiện đề tài Đặng Quốc Thái MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình và biểu đồ ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Tình hình bệnh lao trên thế giới và tại Việt Nam 3 1.1.1. Tình hình bệnh lao trên thế giới 3 1.1.2. Tình hình bệnh lao tại Việt Nam 4 1.2. Vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis) 5 1.3. Chẩn đoán và điều trị lao phổi mới 6 1.3.1. Chẩn đoán bệnh lao phổi mới 6 1.3.2. Điều trị bệnh lao phổi 6 1.4. Đáp ứng miễn dịch trong lao phổi mới 7 1.4.1. Vai trò của tế bào T-CD4, T-CD8 trong đáp ứng miễn dịch 7 1.4.2. Đáp ứng miễn dịch trong bệnh lao 10 1.5. Những nghiên cứu trước đây về số lượng tế bào miễn dịch ở bệnh nhân lao phổi 15 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17 2.1.Đối tượng nghiên cứu 17 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 17 2.1.2. Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu 17 2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ 17 2.2. Phương pháp nghiên cứu 18 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 18 2.2.2. Mẫu nghiên cứu 18 2.2.3. Nội dung nghiên cứu 18 2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu 20 2.2.5. Phương pháp hạn chế sai số 25 2.2.6. Xử lý số liệu và phân tích kết quả 25 2.3. Đạo đức nghiên cứu 25 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27 3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu 27 3.1.1. Đặc điểm về giới tính 27 3.1.2. Đặc điểm về nhóm tuổi 28 3.1.3. Đặc điểm lâm sàng của nhóm bệnh nhân lao phổi mới 29 3.2. Số lượng các tế bào miễn dịch ở bệnh nhân lao phổi mới 29 3.2.1. Số lượng bạch cầu chung và các loại bạch cầu ở nhóm bệnh nhân lao phổi mới 29 3.2.2. Số lượng các tế bào lympho T (CD3), lympho B (CD19) và NK (CD16/56) nhóm bệnh nhân lao phổi mới 32 3.2.3. Số lượng các tế bào dưới nhóm lympho T (T-CD4, T-CD8) ở nhóm bệnh nhân lao phổi mới 35 3.3. Sự thay đổi về số lượng các tế bào miễn dịch ở bệnh nhân lao phổi mới so với nhóm đối chứng 36 3.3.1. Sự khác biệt về số lượng bạch cầu chung và các loại tế bào bạch cầu 36 3.3.2. Sự khác biệt về số lượng tế bào lympho T (CD3) 37 3.3.3. Sự khác biệt về số lượng tế bào lympho B (CD19) 38 3.3.4. Sự khác biệt về số lượng tế bào NK (CD16/56) 38 3.3.5. Sự khác biệt về số lượng tế bào T-CD4, T-CD8 39 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 41 4.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu 41 4.1.1. Đặc điểm về giới tính 41 4.1.2. Đặc điểm về nhóm tuổi 42 4.1.3. Đặc điểm lâm sàng 43 4.2. Số lượng các tế bào miễn dịch ở bệnh nhân lao phổi mới 44 4.2.1. Số lượng bạch cầu chung và các loại bạch cầu ở nhóm bệnh nhân lao phổi mới 44 4.2.2. Số lượng các tế bào lympho T (CD3), lympho B (CD19) và NK (CD16/56) nhóm bệnh nhân lao phổi mới 45 4.2.3. Số lượng các tế bào dưới nhóm lympho T (T-CD4, T-CD8) ở nhóm bệnh nhân lao phổi mới 47 4.3. Sự thay đổi về số lượng các tế bào miễn dịch ở bệnh nhân lao phổi mới so với nhóm đối chứng 48 4.3.1. Sự khác biệt về số lượng bạch cầu chung và các loại tế bào bạch cầu 48 4.3.2. Sự khác biệt về số lượng tế bào lympho T (CD3) 49 4.3.3. Sự khác biệt về số lượng tế bào lympho B (CD19) 50 4.3.4. Sự khác biệt về số lượng tế bào NK (CD16/56) 51 4.3.5. Sự khác biệt về số lượng tế bào T-CD8 và T-CD4 52 KẾT LUẬN 55 KIẾN NGHỊ 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AND Acid Deoxyribo Nucleic AFB Acid Fast Bacillus AIDS Acquired Immune Deficiency Syndrome APC Antigen Presenting Cell BK Bacille de Koch CD Cluster of Differentiation CS Cộng sự DTH Delayed Type Hypersensitivity ĐTB Đại thực bào EDTA Ethylene di-amine tetra-acetic acid HIV Human Immunodeficiency Virus HLA Human leukocyte antigen IFN Interferon IL Interleukin KN Kháng nguyên KT Kháng thể MHC Major Histocompatibility Complex NK Natural Killer QĐKN Quần thể kháng nguyên TB Tế bào TCR T Cell Receptor VSV Vi sinh vật WHO World Health Organization DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Phân bố giới tính ở nhóm đối chứng và nhóm bệnh nhân lao phổi mới 27 Bảng 3.2. Nhóm tuổi trong nhóm đối chứng và nhóm bệnh nhân lao phổi mới 28 Bảng 3.3. Số lượng bạch cầu chung ở nhóm bệnh nhân lao phổi mới 30 Bảng 3.4. Tỉ lệ bạch cầu chung trong nhóm bệnh nhân lao phổi mới 30 Bảng 3.5. Số lượng các loại bạch cầu ở nhóm bệnh nhân lao phổi mới 31 Bảng 3.6. Số lượng các loại tế bào bạch cầu theo giới tính 31 Bảng 3.7. Số lượng các tế bào lympho T (CD3), lympho B (CD19) và NK (CD16/56) ở nhóm bệnh nhân lao phổi mới 33 Bảng 3.8. Số lượng các tế bào lympho T (CD3), lympho B (CD19) và NK (CD16/56) theo giới tính 33 Bảng 3.9: Số lượng tế bào T-CD4, T-CD8 ở nhóm bệnh nhân lao phổi mới 35 Bảng 3.10. Số lượng tế bào T-CD4, T-CD8 theo giới tính 35 Bảng 3.11. Sự khác biệt về số lượng bạch cầu chung và các loại tế bào bạch cầu của nhóm bệnh nhân lao phổi mới với nhóm đối chứng 37 Bảng 3.12. Sự khác biệt về số lượng tế bào lympho T (CD3) của nhóm bệnh nhân lao phổi mới với nhóm đối chứng 37 Bảng 3.13. Sự khác biệt về số lượng tế bào lympho B (CD19) của nhóm bệnh nhân lao phổi mới với nhóm đối chứng 38 Bảng 3.14. Sự khác biệt về số lượng tế bào NK (CD16/56) của nhóm bệnh nhân lao phổi mới với nhóm đối chứng 38 Bảng 3.15. Sự khác biệt về số lượng tế bào T-CD4, T-CD8 của nhóm bệnh nhân lao phổi mới với nhóm đối chứng 39 Bảng 3.16. Tỉ lệ phần trăm nhóm tế bào T-CD4 ở nhóm bệnh nhân lao phổi 39 DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ Hình 1.1: Bản đồ phân bố bệnh lao trên thế giới năm 2012 (WHO, 2013) 4 Hình 1.2. Các dấu ấn phân biệt màng tế bào 8 Hình 1.3. Hai kiểu đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào 12 Hình 1.4. Mối tương quan qua lại giữa tế bào T-CD4+ và ĐTB 13 Hình 2.1. Máy đếm tế bào dòng chảy tế bào FACS CANTO II 22 Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ các triệu chứng lâm sàng ở bệnh nhân lao phổi mới 29 Biểu đồ 3.2. Số lượng các loại tế bào bạch cầu theo nhóm tuổi 32 Biểu đồ 3.3. Số lượng các tế bào lympho T (CD3), lympho B (CD19) và NK (CD16/56) theo nhóm tuổi 34 Biểu đồ 3.4. Số lượng tế bào T-CD4, T-CD8 theo nhóm tuổi 36 [...]... bệnh nhân khi mắc bệnh lao Vì vậy việc đánh giá số lượng các tế bào miễn dịch ở bệnh nhân mắc lao sẽ góp phần làm sáng tỏ khả năng đáp ứng của bệnh nhân nhằm cung cấp thêm thông tin cho việc điều trị bệnh lao một cách có hiệu quả Xuất phát từ mục đích này, chúng tôi thực hiện đề tài Nghiên cứu sự biến đổi các thông số miễn dịch trên bệnh nhân lao phổi mới mắc tại Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Cần Thơ. .. nghiên cứu 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu - Nhóm bệnh: những bệnh nhân mắc lao phổi mới đang được điều trị tại bệnh viện Lao và Bệnh phổi Cần Thơ - Nhóm đối chứng: người bình thường khám sức khỏe định kì tại bệnh viện Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ 2.1.2 Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu 2.1.2.1 Nhóm bệnh nhân mắc lao phổi mới - Bệnh nhân được chẩn đoán lao phổi lần đầu hoặc bệnh nhân đã được chẩn đoán và. .. định số lượng các tế bào miễn dịch ở bệnh nhân lao phổi mới 2 Xác định sự thay đổi về số lượng các tế bào miễn dịch ở bệnh nhân lao phổi mới so với người bình thường (nhóm đối chứng) 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Tình hình bệnh lao trên thế giới và tại Việt Nam 1.1.1 Tình hình bệnh lao trên thế giới Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2013 có khoảng 1/3 dân số thế giới bị nhiễm lao và 1,3... axit hóa của các thể thực bào Các vi khuẩn né tránh sự tiêu diệt của đại thực bào bằng cách trung hòa các chất trung gian nitơ phản ứng [10], [35] 6 1.3 Chẩn đoán và điều trị lao phổi mới 1.3.1 Chẩn đoán bệnh lao phổi mới Định nghĩa bệnh nhân lao mới: là bệnh nhân chưa từng dùng thuốc kháng lao hoặc đã dùng thuốc kháng lao dưới 1 tháng Lao phổi gồm có 2 thể bệnh: lao phổi AFB (+) và lao phổi AFB (-)... chết vì bệnh lao, 9 triệu người mắc bệnh lao mới với một phần ba dân số trên thế giới nhiễm vi khuẩn lao đã đưa bệnh lao vào danh sách một trong ba loại bệnh truyền nhiễm gây tử vong cao nhất đó là HIV/AIDS, bệnh lao và bệnh sốt rét [40] Và "bệnh lao đang quay trở lại với tương lai" (WHO, 1993) do sự xuất hiện của đại dịch HIV/AIDS, sự nghèo đói và phân hóa giàu nghèo, tình trạng di dân và sự xuống... mới, 170.000 người mắc lao lưu hành, khoảng 3.500 người mắc lao đa kháng thuốc và đặc biệt có đến 18.000 người tử vong do bệnh lao [3] Riêng tại Cần Thơ, trong năm 2009, bệnh viện Lao và bệnh phổi TP Cần Thơ thống kê cho thấy tỷ lệ bệnh lao mới là 167,5/100000 dân Năm 2010 tỷ lệ bênh lao mới tăng lên 185/100000 dân, tỷ lệ lao phổi AFB (+) là 42/100000 dân [11] Chương trình Chống lao quốc gia mỗi năm... có bệnh mạn tính - Những người đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch - Những người không đồng ý tham gia nghiên cứu 18 2.1.4 Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thời gian thực hiện nghiên cứu từ tháng 07/2013 đến tháng 05/2014, mẫu máu của nhóm bệnh và nhóm đối chứng được thu thập tại phòng xét nghiệm của Bệnh viện Lao và bệnh phổi Cần Thơ và phòng xét nghiệm của bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. .. cho kết quả: số lượng tế bào lympho B (CD19) nhóm bệnh thấp hơn nhóm đối chứng, số lượng lympho T (CD3), T-CD4 và T-CD8 không khác biệt giữa nhóm bệnh và nhóm đối chứng [28] - Nghiên cứu của Setareh Davoudi và cộng sự (2008), nghiên cứu tại Iran trên 26 bệnh nhân lao phổi, nhóm đối chứng 16 người khỏe mạnh cho kết quả: T-CD4 và T-CD8 ở bệnh nhân lao phổi lần lượt là 695,42 ± 409,77 (TB/µL) và 556,2 ±... 556,2 ± 267,42 (TB/µL) Số lượng T-CD4 và T-CD8 ở nhóm bệnh thấp hơn nhóm đối chứng [34] - Nghiên cứu của D.S.S Rodrigues và cộng sự (2002) ở Mỹ, trên 20 bệnh nhân lao phổi, so sánh với nhóm đối chứng 18 người bình thường cho kết quả số lượng T-CD4 và T-CD8 ở nhóm bệnh thấp hơn nhóm đối chứng [21] - Tác giả Nadeem Afzal và cs (2010), tại Paskitan, nghiên cứu trên 39 bệnh nhân lao phổi, so sánh với nhóm... khoảng 100.000 bệnh nhân lao và đã chữa khỏi cho 92% số bệnh nhân này Những người mắc bệnh lao trong cộng đồng không được chẩn đoán đang là vấn đề cần quan tâm [9] Theo đó, tới năm 2015 Việt Nam phấn đấu giản 50% số bệnh nhân mắc và tử vong do bệnh lao so với năm 2000 Cụ thể, đến hết 2015 phấn đấu giảm số người mắc lao trong cộng đồng xuống dưới 5 187/100.000 người, giảm số người chết do bệnh lao xuống . 2SRHZ/6HE. - Lao phổi thất bại, tái phát: 2SRHZE/1RHZE/5R 3 H 3 E 3 . - Lao trẻ em, phụ nữ có thai: 2RHZ/4RH. 7 1.4. Đáp ứng miễn dịch trong lao phổi mới 1.4.1. Vai trò của tế bào T-CD4,

Ngày đăng: 30/10/2014, 21:30

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan