Sự khác biệt về số lượng tế bào T-CD8 và T-CD4

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI CÁC THÔNG SỐ MIỄN DỊCH TRÊN BỆNH NHÂN LAO PHỔI MỚI MẮC TẠI BỆNH VIỆN LAO VÀ BỆNH PHỔI CẦN THƠ (Trang 62 - 75)

Kết quả được biểu diễn trong bảng 3.15 chỉ ra rằng số lượng tế bào T-CD8 và T-CD4 của bệnh nhân lao phổi mới thấp hơn nhóm đối chứng, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa (p = 0,85; p = 0,19). Khi phân nhóm số lượng T-CD4 thì nhóm bệnh nhân có số lượng T-CD4 bình thường là 16/31 bệnh nhân chiếm tỉ lệ cao nhất 51,6%, nhóm bệnh nhân có số lượng T-CD4 giảm là 11/31 bệnh nhân chiếm tỉ lệ khá cao 35,5%, nhóm bệnh nhân có số lượng T-CD4 tăng là 4/31 bệnh nhân chiếm tỉ lệ thấp nhất 12,9%, có thể thấy rằng đa số bệnh nhân lao phổi mới có số lượng T-CD4 bình thường hoặc giảm. Theo tác giả Jesus Hernandez và cộng sự (2010) [28] nghiên cứu tại Mỹ trên 17 bệnh nhân lao phổi, nhóm đối chứng 17 người khỏe mạnh cho kết quả không tìm thấy sự khác biệt về số lượng tế bào T-CD4 và T-CD8 giữa nhóm bệnh và nhóm đối chứng, kết quả này hoàn toàn giống với chúng tôi. Tác giả Setareh Davoudi và cộng sự (2008) nghiên cứu

tại Iran với 26 bệnh nhân lao phổi, nhóm đối chứng 16 người khỏe mạnh cho kết quả trung bình số lượng các tế bào T-CD4 và T-CD8 nhóm bệnh giảm so với nhóm đối chứng (p < 0,02) [34], kết quả này không giống với chúng tôi. Còn theo tác giả Al Majid FM và cộng sự (2008) thực hiện tại Ả Rập Saudi, kết quả nghiên cứu có phần khác với của chúng tôi, tác giả này cho thấy số lượng tế bào T-CD4 ở bệnh nhân lao phổi giảm có ý nghĩa (p = 0,004) [19], tuy nhiên số lượng tế bào T-CD8 ở bệnh nhân lao phổi giảm không có ý nghĩa thống kê (p = 0,761), điều này phù hợp với kết quả của chúng tôi.

Kết quả của các tác giả Jesus Hernandez (2010) nghiên cứu 17 bệnh nhân lao phổi, nhóm đối chứng 17 người khỏe, thực hiện nghiên cứu tai Hoa Kỳ [28]; tác giả Aksu và cộng sự (2012) nghiên cứu ở 21 bệnh nhân lao phổi hoạt động, so sánh với nhóm đối chứng 18 người khỏe mạnh [18], tác giả Nadeem Afzal và cộng sự thực hiện tại Pakistan năm 2010, nghiên cứu trên 39 bệnh nhân lao, nhóm đối chứng 38 người khỏe mạnh [30], các tác giả này có kết quả tỉ lệ phần trăm T-CD4 và T-CD8 nhóm bệnh và nhóm đối chứng tương đương nhau. Ngoài ra sự khác biệt T-CD8 giữa nhóm bệnh và nhóm đối chứng không có ý nghĩa thống kê được đề cập đến trong các nghiên cứu của Al Majid và cộng sự (2008) nghiên cứu tại Ả Rập Saudi trên 40 bệnh nhân lao phổi, so sánh với nhóm đối chứng 25 người [19]; Bayram Kiran và cộng sự (2010) nghiên cứu trên 27 bệnh nhân lao phổi, so sánh với nhóm đối chứng 20 người, thực hiện tại Thổ Nhĩ Kỳ [20]. Figen Deveci (2006), Uppal SS (2004) cũng có kết quả tương tự [23], [38].

Một số tác giả báo cáo kết quả nghiên cứu về sự giảm tỉ lệ T-CD4 ở bệnh nhân lao là: tác giả Bayram Kiran và cộng sự (2010) [20], nghiên cứu trên 27 bệnh nhân lao phổi, nhóm đối chứng 20 người, thực hiện tao Thổ Nhĩ Kỳ; tác giả Al Majid và cộng sự (2008) nghiên cứu tại Ả Rập Saudi trên 40 bệnh nhân lao

phổi, so sánh với nhóm đối chứng 25 người [19]; tác giả Ye Wu và cộng sự (2009) thực hiện nghiên cứu ở Trung Quốc trên 21 bệnh nhân lao phổi và nhóm đối chứng 15 người [41]. Ngoài ra một số tác giả khác như Figen Deveci (2006), Jan Anderson (2007), Paulo(2006), D.S.S Rodrigues (2002) cũng có kết quả giảm có ý nghĩa tỉ lệ T-CD4 ở bệnh nhân lao phổi [21], [23], [27], [31].

Một số báo cáo nghiên cứu tỉ lệ T-CD8 ở bệnh nhân lao phổi tăng ở bệnh nhân lao phổi là nghiên cứu của các tác giả Jan Andersson và cộng sự (2007) nghiên cứu trên 19 bệnh nhân lao phổi ở Thụy Điển; Setareh Davoudi và cộng sự (2008) nghiên cứu tại Iran trên 26 bệnh nhân lao phổi và nhóm đối chứng là 16 người khỏe mạnh; Ye Wu và cộng sự (2009) báo cáo kết quả của 21 bệnh nhân lao phổi, nhóm đối chứng là 15 người, thực hiện tại Trung Quốc. Các tác giả khác như Zohreh Pessaran (2005), Thomas (2002), Mehdi Mirsaeidi (2002) cũng báo cáo kết quả tỉ lệ T-CD8 tăng có ý nghĩa ở bệnh nhân lao phổi [29], [37], [43].

Kết quả khi so sánh số lượng các tế bào miễn dịch giữa nhóm bệnh và nhóm đối chứng của chúng tôi có khác biệt với các tác giả nước ngoài khác như đã trình bày trên điều này có thể được giải thích là trong số bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi có một số bệnh nhân đã được sử dụng thuốc kháng lao, mà theo các tác giả D.S.S Rodrigues và cộng sự (2002), Paulo (2006), Uppal và cộng sự (2004), Warly Barelos và cộng sự (2006) và Zohreh Pessaran và cộng sự (2005) thì sau khi sử dụng thuốc kháng lao số lượng và tỉ lệ các tế bào trở về bình thường hoặc đảo ngược so với trước đó [21],[31],[38],[39],[43]. Đây có thể là một điểm hạn chế của đề tài này vì khi thu thập số liệu chúng tôi đã không phân loại giai đoạn điều trị của bệnh nhân.

KẾT LUẬN

1. Xác định số lượng các tế bào miễn dịch ở bệnh nhân lao phổi mới

Số lượng các tế bào miễn dịch qua xét nghiệm tổng phân tích công thức máu như sau: bạch cầu chung là 9,13 ± 2,39 (10^9/L), bạch cầu lympho 2,81 ± 1,04 (10^9/L), bạch cầu mono 0,56 ± 0,24 (10^9/L), bạch cầu hạt 5,75 ± 2,03 (10^9/L).

Số lượng các tế bào miễn dịch qua xét nghiệm đếm dòng chảy tế bào như sau: lympho T (CD3) có 1530,93 ± 650,62 (TB/µL), T-CD8 có 670,53 ± 365,84 (TB/µL), T-CD4 có 789,87 ± 414,98 (TB/µL), lympho B (CD19) có 221,19 ± 184 (TB/µL), NK (CD16/56) có 486,83 ± 229,91 (TB/µL).

2. Xác định sự thay đổi về số lượng các tế bào miễn dịch ở bệnh nhân lao phổi mới so với nhóm đối chứng

Số lượng bạch cầu chung và bạch cầu hạt ở nhóm bệnh nhân lao phổi mới cao hơn nhóm đối chứng một cách có ý nghĩa.

Số lượng bạch cầu lympho, bạch cầu mono, lympho B (CD19), lympho T (CD3), tế bào T-CD4 và T-CD8, tế bào diệt tự nhiên NK (CD16/56) giữa nhóm bệnh và nhóm đối chứng không có sự khác biệt.

KIẾN NGHỊ

Bên cạnh việc sử dụng các xét nghiệm vi sinh trong chẩn đoán giúp các bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh lao, số lượng của các tế bào miễn dịch có thể là những thông số có giá trị trong việc tìm hiểu cơ chế bệnh sinh. Dựa trên kết quả của đề tài này, bước đầu đưa ra nhiều hướng nghiên cứu ứng dụng cận lâm sàng sâu hơn về đáp ứng miễn dịch trên bệnh nhân lao phổi.

Cần có những nghiên cứu sự thay đổi các thông số miễn dịch ở bệnh nhân lao phổi với cỡ mẫu lớn hơn để có thể khẳng định sự thay đổi của các tế bào bạch cầu chung, bạch cầu hạt và các tế bào miễn dịch khác nhằm giúp cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh lao ngày càng hiệu quả.

1. Nguyễn Thị Ngọc Anh (2007), "Mối tương quan giữa AFB, X quang và IDR trong chẩn đoán lao phổi mới", Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh 11(1): Tr.2-6.

2. Phan Thị Thu Anh (2008), "Sinh lý điều hòa thân nhiệt – sốt", Sinh lý bệnh học, Nhà xuất bản y học TP Hồ Chí Minh, Tr: 230-247,

3. Bộ Y tế (2013), "Hội nghị đánh giá hoạt động phòng chống lao năm 2013 và

phương hướng kế hoạch năm 2014", Hà Nội.

4. Trần Văn Bé (1999), "Lâm Sàng Huyết Học", Nhà xuất bản Y học TP Hồ Chí Minh: Tr: 453-456.

5. Nguyễn Thanh Bảo (2009), "Vi Khuẩn Học", Nhà xuất bản Y học: Tr: 226- 235.

6. Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch (2013), "Cập Nhật Tình Hình Dịch Tễ Lao,

Chẩn Đoán, Điều Trị Lao Phổi năm 2013",chương trình chống lao TP HCM.

7. Bộ môn Lao, Trường Đại Học Y dược Hà Nội "Bệnh học Lao", Nhà xuất bản Y học: Tr: 86-92, Tr: 215.

8. Bộ môn Lao, Trường Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh "Bệnh học Lao-

Phổi”, Nhà xuất bản Đà Nẵng, Tr:172-174.

9. Bộ Y tế (2009), "Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh lao”,

Chương trình chống lao quốc gia.

10. Nguyễn Việt Cồ, Trần Văn Sáng (2006), "Bệnh Học Lao”, Nhà xuất bản Y học: Tr: 29-44.

Đại Học Y Dược Cần Thơ, Cần Thơ: Tr: 4-6.

12. Trần Văn Hưng, Nguyễn Thị Đoan Trinh (2010), "VI SINH Y HỌC”, Nhà xuất bản giáo dục: Tr: 103-106.

13. Bùi Phạm Vĩnh Lộc và cộng sự (2013), "Khảo sát nồng độ thuốc kháng lao Rifampicin trên bệnh nhân lao phổi tái trị điều trị tại Bệnh viện Lao và Bệnh

Phổi Cần Thơ" Luận văn tốt nghiệp bác sĩ đa khoa, Cần Thơ. Tr 26-30.

14. Nguyễn Thanh Long (2012), "Xét nghiệm đếm tế bào T-CD4 trong điều trị

HIV/AIDS”, Nhà xuất bản Y học. Tr: 10-33.

15. Đinh Ngọc Sỹ và cộng sự (2008), "Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm lao ở Việt Nam”, Viện Phổi Trung Ương, Tr: 17-19.

16. Huỳnh Thiện Sỹ (2005), "Những yếu tố liên quan đến bệnh lao mới mắc người lớn huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp 2003”, Tạp chí Y học thành phố Hồ

Chí Minh 9(1): Tr 3-5.

17. Trần Văn Sáng (2007), "Bệnh học Lao”, Nhà xuất bản Y học: Tr: 14-20; Tr: 22-29; Tr: 31-41.

TÀI LIỆU TIẾNG ANH

18. Aksu, et al (2012), "Lymphocyte Subgroups in Different Forms of Tuberculosis”, Tur Toraks Der: 13: 1-5.

19. Al Majid FM, Abba AA (2008), "Immunophenotypic characterisation of peripheral T lymphocytes in pulmonary tuberculosis”, J Postgrad Med 54(1): 7-11.

21. D. S. S. RODRIGUES, et al (2002), "Immunophenotypic characterization of peripheral T lymphocytes in Mycobacterium tuberculosis infection and disease”, Clin Exp Immunol 128(1): 149-154.

22. Fadwa Abdel Reheem Mohammad (2013), "Correlation between Severity of Infection and Lymphocyte Subpopulations in Mycobacterium tuberculosis

patients”, Submitted for Partial Fulfillment of Medical Doctorate in Clinical

Pathology, Cairo University, Giza, Egypt: 52-61.

23. Figen Deveci, et al (2006), "Lymphocyte Subpopulations in Pulmonary Tuberculosis Patients”, Mediators of Inflammation 2006(2): 1-6.

24. G M Ainslie, J A Solomon, E D Bateman (1992), "Lymphocyte and lymphocyte subset numbers in blood and in bronchoalveolar lavage and pleural fluid in various forms of human pulmonary tuberculosis at presentation and during recovery”, Thorax 47(7): 513-518.

25. H. Handan Akbulut Assoc. Prof. MD, et al (2011), "The Percentage Of T- Lymphocyte And NKT Cells In Peripheral Blood Of Patients With Active And Inactive Pulmonary Tuberculosis”, Nobel Medicus 7(2): 50-54.

26. H. Veenstra, et al (2006), "Changes in leucocyte and lymphocyte subsets during tuberculosis treatment; prominence of CD3, CD56+ natural killer T cells in fast treatment responders”, Clinical and Experimental Immunology

28. Jesús Hernandez, et al (2010), "Low Number of Peripheral Blood B Lymphocytes in Patients with Pulmonary Tuberculosis”, Immunological

Investigations 39(3): 197-205.

29. Mehdi Mirsaeidi, et al (2002), "Lymphocyte Sub-populations and Lymphocyte Activation Markers in Pulmonary TB Patients”, Tanaffos 1(4): 37-44.

30. Nadeem Afzal, Khursheed Javed, Saleem-uz-Zaman, Asim Mumtaz, Shahid Hussain, and I, U, Romeeza Tahir, Muhammad Akram (2010), "Percentage Of CD4+ And CD8+ T-Lymphocytes In Blood Of Tuberculosis Patients”, J

Ayub Med Coll Abbottabad 22(4): 182-186.

31. Paulo. S. (2006), "Profound Peripheral T-Lymphocyte Depletion and Activation in Disseminated Tuberculosis”, Brazilian Journal of Infectious

Diseases 10(1): 59-61.

32. R. van Crevel, B, Alisjahbana, W,C,M de Lange, F, Borst, H,Danusantoso, J,W,M van der Meer, D, Burger, R,H,H Nelwan (2000), "Low plasma concentrations of rifampicin in tuberculosis patient in Indonesia”, The

International Journal of Tuberculosis and Lung Disease 6(6): pp 497-502.

33. Rovina Ruslami, Hanneke M, J, Nijland, Bachti Alisjhbana, Ida Parwati, Reinout van crevel, and Rob E, Aanoutse (2007), "Pharmacokinetics and tolerability of a higher Rifampin does versus the standard dose in pulmonary tuberculosis patient”, Antimicrobial Agents and Chemotherapy 51(7): pp 2546-2551.

35. Susanna Brighenti and Maria Lerm (2012), "Understanding Tuberculosis -

Analyzing the Origin of Mycobacterium Tuberculosis Pathogenicity”, In

Tech: 207-234.

36. S-W. Um, S. W. Lee, S. Y. Kwon, H. I. Yoon, K. U. Park, J. Song, C-T. Lee (2007), "Low serum concenteation of antituberculosis drugs and determinants of their serum levels”, The International Journal of

Tuberculosis an Lung disease 11(9): pp 972-978.

37. Thomas C. Y. Tsao, M. FCCP; Chi-Hong Chen, MD; Ji-hong Hong, MD, PhD; and M. K.-C, T. Meng-Jer Hsieh, MSc; and Cheng-Hei Lee, MD (2002), "Shifts of T4/T8 T Lymphocytes From BAL Fluid and Peripheral Blood by Clinical Grade in Patients With Pulmonary Tuberculosis”, Chest

122(4): 1285-1291.

38. Uppal SS, Tewari SC, Verma S, Dhot PS (2004), "Comparison of CD4 and CD8 lymphocyte counts in HIV-negative pulmonary TB patients with those in normal blood donors and the effect of antitubercular treatment: hospital- based flow cytometric study”, Cytometry B Clin Cytom 61(1): 20-26.

39. Warly Barcelos, et al (2006), "Peripheral Blood Mononuclear Cells Immunophenotyping in Pulmonary Tuberculosis Patients before and after Treatment”, Microbiol Immunol 50(8): 597-605.

42. Zahran, W. A. (2006), "Human Natural Killer T Cells (NKT), NK and T Cells in Pulmonary Tuberculosis: Potential Indicators for Disease Activity and Prognosis”, The Egyptian Journal Of Immunology 13(1): 67-78.

43. Zohreh Pessaran, Freshteh SahebFosul, Farzad Oreizi, Ahmad Ghavaminejad, and a. Z. D. S. Abolfazl Kiani (2005), "Immunophenotypic Characterization of Peripheral Blood T-Lymphocytes and Their Subpopulations in Tuberculosis Patients before and after Treatments”, Iranian Journal Of Allergy, Asthma And Immunology 4(1): 23-26.

PHIẾU NGHIÊN CỨU I. Bệnh nhân: - Họ và tên bệnh nhân: ………. - Tuổi:……… ; Nghề nghiệp: ………. . - Giới:  Nam  Nữ - Địa chỉ: ……….. . - Ngày bắt đầu điều trị: ……… . - Ngày tiến hành nghiên cứu:………( ngày thứ: ………….) - Mã lưu trữ: ……….

II. Các dấu hiệu lâm sàng:

1. Thời gian ốm/mệt/bệnh:…………. ………. 2. Triệu chứng lâm sàng:  Ho khan  Ho có đàm  Ho ra máu  Sụt cân  Sốt nhẹ về chiều

 Ra mồ hôi “trộm” ban đêm

 Đau ngực

 Khó thở

 Ran ở phổi

 Kém ăn, mệt mỏi

III. Các cận lâm sàng đã thực hiện và kết quả:

1. Soi đàm trực tiếp tìm AFB

 Có  Không

Nếu có, kết quả ra sao ?

 Âm tính (-)  Dương tính (+) 2. Cấy đàm tìm BK

 Có  Không

Nếu có, kết quả ra sao ?

 Âm tính (-)  Dương tính (+) IV. Xét nghiệm: 1. Đếm dòng chảy tế bào: 1. Số lượng CD3 ... . 2. Số lượng CD4 ... . 3. Số lượng CD8 ... . 4. Số lượng CD19 ... . 5. Số lượng CD16-56 ... .

2. Xét nghiệm công thức máu: 1. Số lượng bạch cầu chung ... .

2. Số lượng lymphocytes ... .

3. Số lượng monocytes ... .

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI CÁC THÔNG SỐ MIỄN DỊCH TRÊN BỆNH NHÂN LAO PHỔI MỚI MẮC TẠI BỆNH VIỆN LAO VÀ BỆNH PHỔI CẦN THƠ (Trang 62 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)